Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vỉa hè tuyến phố trần hưng đạo quận hoàn kiếm thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRỊNH ĐỨC HUY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA
HÈ TUYẾN PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO –
QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRỊNH ĐỨC HUY

KHÓA 2014-2016

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA
HÈ TUYẾN PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO –


QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LƯƠNG TÚ QUYÊN

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu
độc lập của cá nhân tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới
các thầy cô trong Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý đô thị, trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội đã truyền đạt cho em kiến thức trong suốt quá trình học cao
học tại nhà trường. Ngoài ra tác giả cảm ơn lãnh đạo các phòng, Ban thuộc
UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả
tìm hiểu số liệu phục vụ cho việc làm đề tài luận văn. Đặc biệt, tác giả gửi lời

cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Lương Tú Quyên đã cho tác giả nhiều
kinh nghiệm, kiến thức quý báu và tận tâm hướng dẫn tác giả hoàn thành đề
tài luận văn này.
Thời gian làm luận văn 4 tháng chưa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm
của tác giả còn hạn chế nên chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng
nghiệp. Đó là sự giúp đỡ quý báu để tác giả cố gắng hoàn thiện hơn nữa trong
quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Trân trọng cảm ơn !


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
*Lý do chọn đề tài
*Mục đích nghiên cứu
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Phương pháp nghiên cứu
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Giải thích các khái niệm, thuật ngữ
*Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG ........................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 . THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ TUYẾN PHỐ
TRẦN HƯNG ĐẠO - QUẬN HOÀN KIẾM – TP HÀ NỘI………………….8
1.1. Giới thiệu chung về tuyến phố Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn kiếm –
Thành Phố Hà Nội ....................................................................................... 8

1.1.1. Vai trò, vị trí và mối liên hệ........................................................................ 8
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tuyến phố Trần Hưng Đạo ............ 12
1.1.3. Đặc điểm kinh tễ - xã hội ......................................................................... 15


1.1.4. Đặc điểm không gian, cảnh quan kiến trúc ............................................... 15
1.2. Thực trạng sử dụng vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo ............................ 16
1.2.1. Thực trạng sử dụng vỉa hè cho mục đích sinh hoạt, đi lại ......................... 16
1.2.2. Thực trạng sử dụng vỉa hè cho mục đích kinh doanh buôn bán................. 17
1.2.3. Thực trạng sử dụng vỉa hè cho mục đích đỗ xe cơ giới ............................. 17
1.2.4. Thực trạng công tác lắp đặt và duy tu, sửa chữa các tiện ích trên vỉa hè .. 18
1.2.5. Thực trạng công tác trồng và chăm sóc cây xanh trên vỉa hè .................... 23
1.3. Thực trạng công tác quản lý sử dụng vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo Quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội. ..................................................... 23
1.3.1. Các công cụ quản lý ................................................................................. 23
1.3.2. Phân cấp đơn vị quản lý sử dụng vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo - Quận
Hoàn Kiếm –Hà Nội............................................................................................. 25
1.4. Các vấn đề cần nghiên cứu ........................................................................ 26
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ TUYẾN PHỐ TRẦN HƯNG
ĐẠO .................................................................................................................... 30
2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý sử dụng vỉa hè ............................................. 30
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy ...................................................................... 30
2.1.2. Quy hoạch đã được phê duyệt .................................................................. 32
2.2. Cơ sở lý luận trong quản lý sử dụng vỉa hè............................................... 37
2.2.1. Chức năng vai trò vỉa hè ........................................................................... 37
2.2.2. Các yếu tố tác động đến việc quản lý sử dụng vỉa hè ................................ 42
2.2.3. Nội dung quản lý sử dụng vỉa hè .............................................................. 45


2.2.4. Lý thuyết thiết kế đô thị............................................................................ 47

2.2.5. Sự tham gia của cộng đồng....................................................................... 55
2.3. Bài học kinh nghiệm................................................................................... 58
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................ 58
2.3.2. Kinh nghiệm trong nước........................................................................... 62
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
VỈA HÈ TUYẾN PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO - QUẬN HOÀN KIÉM- TP HÀ
NỘI ..................................................................................................................... 67
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc .............................................................. 67
3.1.1. Quan điểm. ............................................................................................... 67
3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 67
3.1.3. Nguyên tắc. .............................................................................................. 68
3.2. Xác định đối tượng quản lý và phân chia trách nhiệm quản lý ............... 69
3.2.1. Xác định đối tượng quản lý ...................................................................... 69
3.2.2. Phân chia trách nhiệm quản lý .................................................................. 69
3.3. Xây dựng các quy định quản lý ................................................................. 74
3.3.1 Quy định quản lý sử dụng các công trình hạ tầng kĩ thuật trên tuyến phố Trần
Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội ................................................ 74
3.3.2 Quy định quản lý sử dụng cây xanh trên tuyến phố Trần Hưng Đạo - quận
Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội ............................................................................ 76
3.3.3 Quy định quản lý sử dụng biển hiệu, quảng cáo trên tuyến phố Trần Hưng
Đạo - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.......................................................... 76
3.3.4 Quy định quản lý môi trường đô thị trên tuyến phố Trần Hưng Đạo - quận
Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội ............................................................................ 77


3.3.5 Quy định quản lý sử dụng các công trình tiện ích phục vụ xã hội trên tuyến
phố Trần Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội................................. 78
3.3.6 Quy định quản lý hoạt động xã hội trên tuyến phố Trần Hưng Đạo - quận
Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội ............................................................................ 78
3.4. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý ....................................................... 74

3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ........................................................................ 74
3.4.2. Bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ............ 82
3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện ....................................................................... 85
3.5.1. Xây dựng kế hoạch ................................................................................... 85
3.5.2. Triển khai thực hiện ................................................................................. 86
3.5.3. Huy động các nguồn vốn .......................................................................... 87
3.5.4. Huy động sự tham gia cộng đồng ............................................................. 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 94
Kết luận .............................................................................................................. 94
Kiến nghị: ........................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

CSCC

Cảnh sát cơ động.

2

BGTVT


Bộ Giao thông vận tải.

3

CSTT

Cảnh sát trật tự

4

GTCC

Giao thông công chính.

5

XHCN

Xã hội chủ nghĩa.

6

GTVT

Giao thông vận tải.

7

GTVTĐT


Giao thông vận tải đô thị.

8

BXD

Bộ Xây dựng.

9

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

10



Quyết định.

11

UBND

Ủy ban nhân dân.

12

TTATGT


Trật tự an toàn giao thông.

13

TP

Thành phố.

14

TTGT

Thanh tra giao thông

15

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng.

16

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.

17

NĐ - CP


Nghị định chính phủ.

18

CSHT

Cơ sở giao thông.


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Vị trí trục đường Trần Hưng Đạo trong quận nội thành

Hình 1.2

Vị trí trục đường Trần Hưng Đạo trong quận Hoàn Kiếm

Hình 1.3

Bản đồ vị trí khu vực Trần Hưng Đạo

Hình 1.4

Hiện trạng cống thoát nước trên tuyến đường Trần Hưng Đạo


Hình 1.5

Hiện trạng quản lý CTR trên tuyến đường Trần Hưng Đạo

Hình 2.1

Lý thuyết về không gian đô thị của Roger Trancik

Hình 2.2

Cảm nhận phụ thuộc vào góc nhìn

Hình 2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhận

Hình 2.4

Lý thuyết về không gian đô thị của Kevin Lynch

Hình 2.5

Trung tâm ẩm thực Maxwell

Hình 2.6

Những tuyến phố lý tưởng cho người đi bộ

Hình 2.7


Không gian đi bộ lý tưởng bên bờ vịnh Vancouver, British
Columbia

Hình 3.1

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý không gian vỉa hè tuyến phố
Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm – Thành Phố Hà Nội

Hình 3.2

Đề xuất tăng cường tuyển dụng thêm cán bộ vào các bộ phận
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Số hiệu bảng, biểu

Tên bảng

Bảng 2.1

Các chỉ tiêu quy hoạch đạt được

Bảng 2.2

Quy hoạch sử dụng đất tuyến phố Trần Hưng Đạo

Biểu đồ 1


Biểu đồ sử dụng vỉ hè tại một góc phố Tp.HCM


1

MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh
chóng, đặc biệt là ở các đô thị, dẫn đến nhu cầu đi lại gia tăng nhanh chóng
gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cả hệ
thống giao thông động và giao thông tĩnh tĩnh đô thị, trong đó vỉa hè cũng
không là trường hợp ngoại lệ…
Vỉa hè có 2 chức năng chính là chức năng giao thông và chức năng
không gian cảnh quan. Đối với giao thông vỉa hè đóng vai trò là (i) không
gian giao thông cho người đi bộ, (ii) tiếp cận các công trình ven đường, không
gian đỗ phương tiện. Về không gian vỉa hè góp phần (iii) hình thành và tạo
cảnh quan đô thị, (ii) Ngăn ngừa thảm họa, (iii) cải thiện môi trường, (iv)
cung cấp không gian cho các hoạt động công cộng.
Tuy nhiên trên thực tế các tuyến phố tại TP Hà Nội nói chung và tuyến
phố Trần Hưng Đạo nói riêng do thiếu các công trình bãi đỗ phù hợp, vỉa hè
thường bị chiếm dụng vào các hoạt động đỗ xe, kinh doanh, buôn bán và các
hoạt động khác gây cản trở việc đi lại của người đi bộ.Thậm chí trong một số
trường hợp xe máy còn đi trên vỉa hè. Do đó người đi bộ phải đi xuống lòng
đường và vì thế rất nguy hiểm có thể gây tai nạn, cản trở luồng giao thông của
các phương tiện, gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến hình ảnh của thủ đô Hà
Nội.
Hiện tại Hà Nội đã ban hành các quyết định về quản lý sử dụng lòng
đường hè phố.Tuy nhiên do rất nhiều lý do mà hiện trạng quản lý vỉa hè của
thành phố còn chưa được tốt, việc sử dụng vỉa hè lộn xộn diễn ra phổ biến ở
các khu vực, đặc biệt Tuyến phố Trần Hưng Đạo, một tuyến phố Pháp có

nhiều dấu ấn lịch sử trong đô thị, cần phải có các giải pháp quản lý sử dụng


2

tốt để tạo nên một tuyến phố văn minh lịch sự, đọng lại trong lòng Thủ đô Hà
Nội.
Do đó việc nghiên cứu“Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng
vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội”làđiều rất
cần thiết nhằm phản ánh một cách tổng thể nhất hiện trạng quản lý sử dụng
vỉa hè tại tuyến phố nói riêng cũng như quận Hoàn Kiếm nói chung, đồng thời
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vỉa hè cho
Tuyến phố Trần Hưng Đạo. Mang lại cho tuyến phố Trần Hưng đạo hình ảnh
văn minh - sạch đẹp , xứng đáng là một tuyến phố kiểu mẫumang nhiều ý
nghĩa quan trọng với thủ đô Hà Nội.
*Mục đích nghiên cứu
Luận án đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng
vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội nhằm đảm
bảo các yêu cầu tuân thủ theo các qui định pháp luật đã ban hành, phù hợp với
điều kiện hiện trạng nơi nghiên cứu, ngoài ra các giải pháp phải mang tính
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của
người dân trong hoạt động đi lại và lao động sản xuât hàng ngày.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của nghiên cứu: Không gian vỉa hè tuyến đường Trần Hưng Đạo,
Quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội .
- Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp quản lý sử dụng hè phố tuyến phố Trần
Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội trong giai đoạn nghiên cứu từ năm
2010 đến nay (2016)



3

*Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tập hợp các nhân tố có quan hệ
tương tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, thiết lập nhãn quan, xem xét và
phân tích sự việc, hiện tượng tại khu vực không gian vỉa hè tuyến phố Trần
Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội.
- Phương pháp tiếp cận định tính và định lượng: với mục tiêu là nhận
thức bản chất định tính của khu vực không gian vỉa hè tuyến phố Trần Hưng
Đạo - quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội, qua đó triển khai phương pháp
điều tra, khảo sát, tập hợp các đối tượng để định lượng và xử lý thông tin cho
các phạm trù nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin: thuộc nhóm phương pháp thu thập
thông tin với mục đích nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu
nghiên cứu.Sử dụng phương pháp này nhằm xác định nội dung tổng quan lịch
sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các số liệu thống kê tổng hợp, chủ
trương và chính sách liên quan nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề
nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu, xác lập cơ sở nghiên cứu
khoa học đến chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp điều tra xã hội học đô thị
(điều tra bằng bảng hỏi) bao gồm cả phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi.
Điều tra bằng bảng hỏi thực hiện theo quy trình công việc: chọn mẫu, thiết kế
bảng câu hỏi và xử lý kết quả điều tra dựa trên cơ sở thống kê. Sử dụng
phương pháp này để xác định diễn biến thực trạng của đối tượng khảo sát,
tâm lý nguyện vọng của cư dân tại địa bàn. Đặc biệt để làm nổi tâm lý cộng
đồng và hiểu được những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý sử dụng
không gian vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm – thành phố
Hà Nội.



4

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận: Bằng các kiến thức đã
học , thực tế công tác và lý luận logic để nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp lấy ý kiến của cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý : phương pháp này đòi hỏi cộng đồng tham gia vừa mang tính
chất chiều rộng (đa dạng về cách tiếp cận, các vấn đề đô thị gặp phải), tính
chất chiều sâu (thể hiện việc “ cộng đồng “ được hiểu bao gồm không chỉ dân
cư khu vực mà còn cả các tổ chức trong, tổ chức lân cận khu vực cần tham
vấn, các chuyên gia, các thành phần lứa tuổi khác nhau, từ đó cùng có nhiều
cách tiếp cận một vấn đề.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý sử
dụng vỉa hè tuyến phố
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp đề xuất của đề tài luận văn là những
gợi ý tham khảo cho chính quyền quận Hoàn Kiếm và các địa phương khác
tham khảo sử dụng trong công tác quản lý sử dụng vỉa hè tuyến phố trên địa
bàn mình.
* Giải thích các khái niệm, thuật ngữ
1. Vỉa hè
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông vỉa hè được định nghĩa là:” phần dọc hai
bên đường phố, thường được xây lát, dành riêng cho người đi bộ “
2. Không gian vỉa hè
Không gian vỉa hè là phần diện tích có khoảng không phía trên bề mặt của vỉa
hè (được gọi là phần nổi) và khoảng không gian chìm dưới bề mặt của diện
tích đó được bố trí chạy dọc hai bên đường phố hoặc một bên đường phố và
có cao độ cao hơn mặt đường từ 10 đến 20 cm với bề mặt được lát gạch


5


chống trơn trượt hoặc các vật liệu tương đương, phục vụ cho người đi bộ bình
thường, người già và người khuyết tật.
3. Hoạt động xã hội là các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên
đường bộ nhằm phục vụ cộng đồng, chào mừng lễ hội sự kiện lớn.
4. Công tác quản lý không gian vỉa hè:
Khái niệm quản lý là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở nhiều
khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và
phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện
kiểm soát các quá trình hoạt đông, đối tượng được quản lý nhằm thực hiện
một cách có hiệu quả các mục tiêu phát triển.
Khái niệm quản lý không gian vỉa hè là một phần không thể tách rời trong hệ
thống quản lý một đô thị, có nội dung bao hàm từ công tác quản lý đầu tư qui
hoạch, thiết kê, xây dựng và vận hành, sử dụng, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng
cấp và theo dõi thu thập số liệu để đánh giá kết quả hoạt động. Mặt khác quản
lý không gian vỉa hè cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề
nghiệp, tổ chức chính phủ và cộng đồng. Tuy nhiên quản lý không gian vỉa hè
thể hiện bản chất và vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý các hệ thống hạ
tầng kĩ thuật như các hệ thống phục vụ tiện ích xã hội được lắp dựng nổi cũng
như được xây dựng chìm dưới mặt đất thuộc phần diện tích không gian được
giới hạn từ ranh giới xây dựng của công trình xây dựng tới mép đường giao
thông cơ giới.
Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực chuyên nghành hay được giới hạn trong
lĩnh vực không gian vỉa hè là sự can thiệp bằng quyền lực của Nhà nước vào
các hoạt động sử dụng không gian vỉa hè của con người và các hệ thống hạ
tầng kĩ thuật, các công trình phục vụ tiện ích xã hội và cho sự phát triển chung


6


của đô thị với mục đích làm cho đô thị trở nên văn minh hơn, sạch đẹp hơn,
thân thiện với môi trường hơn.
Về thực chất quản lý Nhà nước là sự điều hành mọi công việc qua hệ thống
hành chính từ các cấp như Ủy ban nhân dân Thành phố đến các cấp chính
quyền Quận - Huyện, Phường – Xã mà bộ máy quản lý này là những con
người được giao nhiệm vụ thực thi những nghị quyết, những chính sách của
Nhà nước đã được thể chế hóa bằng các công cụ pháp lý thông qua các quyết
định, các văn bản, thông tư hướng dẫn... để quản lý có hiệu quả từ quá trình
xây dựng đến quá trình sử dụng không gian vỉa hè vì lợi ích cộng đồng và của
toàn xã hội.
5. Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành,
nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
6. Cơ quan quản lý đường đô thị: là cơ quan thực hiện phức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân
dân cấp quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp xã).
7. Đơn vị trực tiếp quản lý đường đô thị: là tổ chức, cá nhân được nhận đặt
hàng, giao kế hoạch, trúng thầu công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
8. Sử dụng chung hệ thống đường đô thị: là việc các tổ chức, cá nhân bố trí,
lắp đặt đường dây, cáp, đường ống v.v vào công trình đường đô thị 10


7

*Cấu trúc luận văn.
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
- Chương 1. Hiện trạng quản lý sử dụng vỉa hè tuyến phố Trần Hưng

Đạo Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội.
- Chương 2. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
sử dụng vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội.
- Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vỉa hè tuyến
phố Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đô thị, giao thông đô thị
cũng phát triển nhanh chóng. Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng gia

tăng, gây ra quá tải đối với hệ thống cơ sở hạ tầng vốn không thể thay đổi
trong thời gian ngắn. Hiện tượng trên càng rõ ràng đối với các thành phố lớn
đặc biệt là TP Hà Nội. và hè phố đô thị cũng không nằm ngoại lệ.
Ngày nay, vỉa hè giữ một vai trò quan trọng trong đời sống cư dân đô
thị, đó là một không gian dành riêng cho người đi bộ, đó cũng là một nơi tô
điểm thêm vẻ đẹp đô thị và là nơi hít thở không gian trong lành của cư dân đô
thị. Tuy nhiên, tại thành phố Hà Nội nói chung và tuyến phố Trần Hưng Đạo
nói riêng, vỉa hè đô thị đang bị xà xẻo và mất đi công năng vốn có của nó, trở
thành nơi để kinh doanh, buôn bán, nơi để xe, nơi để cây kiểng, vật liệu xây
dựng…của đại bộ phận cư dân đô thị. Thực tế này đòi hỏi chính quyền các
cấp phải có những giải pháp hết sức hữu hiệu để quản lý việc sử dụng vỉa hè
cũng như phát triển triển vỉa hè thành một không gian công cộng thân thiện
với môi trường và thân thiện với tất cả cư dân đô thị. Để làm được điều này,
chúng ta phải thực hiện đồng bộ từ khâu thiết kế, xây dựng, quản lý và phát
triển vỉa hè.
Trong hoàn cảnh cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông không theo kịp sự
phát triển của nhu cầu tham gia giao thông, các biện pháp tổ chức quản lý
giao thông tốt tỏ ra có nhiều ưu điểm: đơn giản, ít tốn kém, dễ điều chỉnh
phương án tổ chức, không đòi hỏi kỹ thuật cao,…
Qua quá trình nghiên cứu về quản lý vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo,
luận án đã đạt được những kết quả sau:
 Làm rõ khái niệm – vai trò – chức năng của hè phố đường đô thị.


95

 Đưa ra và phân tích được các văn bản hiện hành được áp dụng vào việc
quản lý sử dụng hè phố Quận Hoàn Kiếm nói chung và cho tuyến phó
Trần Hưng Đạo nói riêng
 Khảo sát và phân tích hiện trạng vỉa hè và quản lý vỉa hè của tuyến phố

Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội
 Phân tích những điểm tồn tại trong các văn bản luật hiện hành, cơ cấu
quản lý trong việc quản lý sử dụng vỉa hè.
Kiến nghị:
Để hoàn thiện nghiên cứu của luận văn về quản lý sử dụng vỉa hè, đồ
án kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo hoặc nghiên cứu cao hơn sẽ tập trung
giải quyết các vấn đế sau:
- Phát triển cơ sở hạ tầng Quận, đặc biệt là hệ thống giao thông tĩnh.
- Quản lý nhu cầu đi lại.
 Lấy phát triển GTCC làm khâu trung tâm trong phát triển GT đô thị.
 Hạn chế các loại phương tiện cá nhân.
- Hoàn thiện các văn bản hiện hành được áp dụng vào việc quản lý sử
dụng hè phố.
- Có phương án hỗ trợ giúp đỡ người bán hàng rong, kinh doanh vỉa
hè chuyển đổi nghề nghiệp.

------------  ------------


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Bá (2007), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB
Xây dựng.
2. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kì chuyển đổi, NXB Xây
dựng.
3. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng với sự tham gia của cộng đồng ,
NXB Xây dựng.
4. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
5. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng.
6. Nguyễn Xuân Hinh (2009), Thiết kế đô thị - Tài liệu giảng dạy Trường

Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
7. Nguyễn Công Hưng (2002), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây
dựng đô thị ở cấp phường tại Hà Nội. Luận văn thạc sĩ quản lý đô thị,
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
8. Nguyễn Tâm Lan, Quản lý không gian vỉa hè tuyến phố Bà TriệuQuận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ quản lý đô thị,
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
9. Nguyễn Tố Lăng. Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số bài học
kinh nghiệm- Cổng thông tin điện tử Hội quy hoạch phát triển đô thị
Việt Nam – www.ashui.com, Hà Nội.
10. Nguyễn Tố Lăng. Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển. Tài liệu
giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2004.


11. Lương Tú Quyên, Phân tích đô thị - Tài liệu giảng dạy Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội.
12. Đàm Thu Trang, Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải
pháp hình thái không gian các khu ở mới của Hà nội, 2013
13. Vũ thị Vinh(2005), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, NXB Xây
dựng Hà Nội.
14. Nghị định số 02/2005/NĐ – CP ngày 05/01/2005 của chính phủ về
việc ban hành quy chế đô thị mới.
15. Kế hoạch số 60/ KH – UBND ngày 23/04/2009 về việc triển khai thực
hiện Quyết định số 46/2009/QĐ – UBND ngày 15/01/2009 của UBND
thành phố Hà Nội quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa
bàn Thành Phố Hà Nội.
16. Quyết định phê duyệt bản vẽ thiết kế và bản vẽ thiết kế thi công tuyến
phố Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội.
17. Quyết định số 20/2008/ QĐ – UBND ngày 16 tháng 4 năm 2008 của
UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý sử
dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

18. Quyết định số 2064/2008/ QĐ – UBND ngày 27 tháng 5 năm 2008 của
UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt các tuyến phố không được
kinh doanh buôn bán trên hè phố.
19. Quyết định số 23/2009/ QĐ – UBND ngày 09/01/2009 của UBND
thành phố Hà Nội về việc thu phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi, mặt
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.


20. Quyết định số 25/2009/QĐ – UBND ngày 09/01/2009 của UBND
thành phố Hà Nội về việc trôn xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
21. Quyết định số 46/2009/ QĐ – UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009 của
UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định quản lý hoạt động bán
hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội.
22. Trang wed bách khoa toàn thư mở : về đặc
điểm, vị trí tuyến phố Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn Kiêm – Thành Phố
Hà Nội.


PHẦN PHỤ LỤC

1. Bảng thống kế các điểm đỗ xe cho xe con đỗ dưới lòng đường thuộc Quận
Hoàn Kiếm (không quá 15 phút/1 lần)
2. Thống kê các điểm và diện tích đỗ xe của Quận Hoàn Kiếm ( 2009- 2010)
3. Mẫu thiết kế hè đường đô thị trên đại bàn thành phố Hà Nội”
4. Quyết định số: 15/2013/QĐ-UBND về Quy định về quản lý, vận hành, khai
thác, sủ dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn TP Hà Nội.



×