Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi ổi (Psidium L.) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 44 trang )

Header Page 1 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và da dạng. Trên thế giới cũng nhƣ
ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật.
Trong đó, chuyên ngành phân loại Thực vật đóng vai trò nền tảng. Nghiên
cứu phân loại thực vật một cách chính xác là vấn đề rất cần thiết vì đó là cơ sở
khoa học cho các lĩnh vực khác nhƣ sinh thái học, sinh lý thực vật, tài nguyên
thực vật, y học, dƣợc học....
Chi Ổi (Psidium) thuộc họ Sim (Myrtaceae). Ở Việt Nam, chi này là chi
nhỏ hiện biết có 3 loài và một loài đang nghiên cứu, là loài cây nhập trồng
nên có khá nhiều giống. Tuy nhiên chúng có giá trị làm thuốc chữa một số
bệnh nhƣ viêm ruột cấp và mãn tính, kiết lị, trẻ em ăn uống không tiêu, chữa
chấn thƣơng bầm giập, vết thƣơng chảy máu và vêt loét, một số loài cho gỗ
làm dụng cụ gia đình, cho quả ăn và làm cây cảnh. Cho nên bên cạnh các giá
trị về mặt khoa học, chi này còn có giá trị về mặt kinh tế. Để chuẩn bị cho
việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Ổi ở Việt Nam và góp
phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết và sử dụng các loài thuộc chi này,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu phân loại và
giá trị tài nguyên chi Ổi (Psidium) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Ổi (Psidium) ở Việt
Nam một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae)
phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu
có liên quan.
Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu hệ thống phân loại và vị trí phân loại chi Ổi (Psidium) trong
họ Sim (Myrtaceae).



Nguyễn Thị Xuân

1

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 1 of 128.


Header Page 2 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái chi Ổi (Psidium) qua các đại diện có ở
Việt Nam, qua đó xây dựng khóa định loại tới loài.
- Mô tả đặc điểm hình thái của các loài thuộc chi Ổi (Psidium) ở Việt
Nam cùng các thông tin liên quan.
- Tìm hiểu giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Ổi (Psidium) ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân loại chi Ổi
(Psidium) ở Việt Nam, góp phần bổ sung thêm vốn kiến thức cho chuyên
ngành phân loại thực vật, tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về mặt phân loại cho họ
Sim nói chung và chi Ổi nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài phục vụ cho việc sử dụng trực tiếp các loài của chi
vào trong sản xuất.

Nguyễn Thị Xuân


2

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 2 of 128.


Header Page 3 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Chi Ổi (Psidium) có khoảng 100 loài, có nguồn gốc ở miền nhiệt đới
Châu Mĩ, sau đƣợc nhập trồng sang Châu Á, Châu Phi. Ngƣời đầu tiên đề cập
tới chi này là Linnaeus-nhà thực vật học ngƣời Thụy Điển-trong công trình
nổi tiếng “Species Plantarum” xuất bản năm 1753 [23]., ông đã đặt tên cho rất
nhiều chi và loài thực vật trong đó có chi Ổi (Psidium) với 1 loài đƣợc công
bố là P. guajava. Về hệ thống, ông xếp chi này trong lớp 12 “Icosandria
monogynia” - 12 nhị 1 vòi nhụy”.
Sau Linnaeus, có một số tác giả nghiên cứu và công bố thêm một số loài
mới nhƣ: N. L. Burman (thƣờng đƣợc viết tắt là Burm. f. - con trai của
Burman Johannes) công bố loài Psidium cujavillus năm 1768; Loureirro công
bố loài P. pomiferum năm 1793 [24].; Vahl công bố loài Psidium pumilum
năm 1791,.... Về hệ thống, các tác giả đều sắp xếp theo hệ thống của Linnaeus
(1753).
Năm 1789, khi công bố công trình về họ Sim (Myrtaceae), Jussieu đã
xếp chi Psidium vào họ này cùng với 19 chi khác. Trong công trình này, chi
Psidium đƣợc xếp gần với chi Myrtus và Guapurium.
Bentham & Hooker (1865) [15]. khi nghiên cứu về thực vật trên thế giới,

các tác giả đã xếp chi Psidium vào họ Sim (Myrtaceae) cùng với 19 chi khác.
Trong các hệ thống của Takhtajan (1997,2009) [25,26]., Heywood
(1993) [19]., vị trí và giới hạn của chi Psidium tƣơng đối rõ ràng và thống
nhất. Các tác giả đều xếp chi Psidium vào họ Myrtaceae. Quan điểm này
đƣợc hầu hết các tác giả trên thế giới thừa nhận.
Ở các nƣớc lân cận với Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu chi
Psidium dƣới dạng các công trình thực vật chí, nhƣ công trình của C. A.
Backer and R. C. Bakhuizen (1963) [14]. trong Flora of Java đã xếp chi

Nguyễn Thị Xuân

3

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 3 of 128.


Header Page 4 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Psidium thuộc họ Myrtaceae dựa trên các đặc điểm: thùy đài mở không đều,
gồm 2- 5 lá đài, hoa đơn độc hoặc tập hợp 2-3 hoa thành cụm hoa hình xim.
Tác giả đã công bố chi Ổi (Psidium) tại vùng nghiên cứu với 3 loài: P.
guineense Swartz, P. guajava L., P. cujavillus Burm. f.
Jie Chen & Lyn A. Craven (2007) [21]. trong Flora of China (Thực vật
chí Trung Quốc), khi nghiên cứu về chi Psidium đã xếp chi Psidium thuộc họ
Myrtaceae dựa trên các đặc điểm: cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, lá mọc đối, gân lá
hình mạng lông chim, quả có một vài tới nhiều hạt, phôi cong, lá mầm ngắn

và noãn nhiều ô. Tác giả đã ghi nhận chi Psidium ở Trung Quốc có 2 loài: P.
cattleyanum Sabine và P. guajava L.
John Parnell & C. Pranom (2002) [22]. khi nghiên cứu về chi Psidium ở
Thái Lan đã mô tả 2 loài: P. guajava L. và P. littorale Raddi., tác giả xếp chi
này vào họ Sim (Myrtaceae) dựa theo đặc điểm: cánh hoa dài hơn 5 mm, đế
hoa hình cốc ngắn hơn 6 mm.
1.2. Ở Việt Nam
Ngƣời đầu tiên đề cập đến chi Ổi (Psidium) là Loureirro trong công trình
Thực vật Nam bộ (Flora Cochinchinensis) năm 1793 [24]., tác giả đã đề cập
đến 5 loài là P. pyriferum-cây ổi, P. pomiferum-Ổi rừng nhỏ, P. canium-Pã
hòa, P. nigrum-Cây nen, P. rubrum-cây trâm, trong đó có một loài (P.
pomiferum) là loài mới đƣợc công bố. Về hệ thống phân loại, tác giả vẫn
thống nhất với Linnaeus. Công trình này đƣợc tái bản năm 1793. Về sau loài
P. pyriferum-cây ổi và loài P. pomiferum-Ổi rừng nhỏ trở thành tên đồng
nghĩa của loài Psidium guajava L. [23].
F. Gapnepain (1912) [18]. khi nghiên cứu về hệ thực vật của các nƣớc ở
Đông Dƣơng đã mô tả chi Ổi (Psidium) ở Việt Nam với 1 loài là P. guajava
L.. Mặc dù đây là công trình thực vật chí tƣơng đối đầy đủ về phân loại họ
này thời bấy giờ nhƣng đây là công trình đã đƣợc nghiên cứu cách đây đã 1

Nguyễn Thị Xuân

4

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 4 of 128.


Header Page 5 of 128.


Khóa luận tốt nghiệp

thế kỉ nên đến nay đã bộc lộ một số thiếu sót nhƣ về số lƣợng loài ngày nay
đã có sự thay đổi, chƣa trích dẫn đầy đủ các tài liệu, mẫu chuẩn (Typus), mẫu
nghiên cứu, danh pháp và còn đƣợc viết bằng tiếng Pháp nên cho đến nay đã
không còn phù hợp nữa và gây khó khăn cho những ngƣời nghiên cứu tiếp
theo.
Lê Khả Kế (1971) [11]. trong nghiên cứu các loài cây cỏ thƣờng thấy ở
Việt Nam đã mô tả 1 loài thuộc chi Ổi (Psidium) là P. guajava L.-Cây ổi và
một thứ P. guajava L. var. pumilum Vahl-Cây ổi tàu.
Công trình của Phạm Hoàng Hộ (1991, 2000) [9]. là “Cây cỏ Việt Nam”
đã công bố chi Ổi (Psidium) ở Việt Nam gồm có 3 loài: P. guajava L.-Ổi, P.
cujavillus Burm.f.-Ổi kiểng và P. littorale Raddi.-Ổi sẻ với bản mô tả ngắn
gọn và hình vẽ đơn giản. Công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế
nhƣ danh pháp, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu. Nhƣng
cho đến nay, đây vẫn là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ những loài
thực vật có ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003) [2]. trong “Danh lục các loài thực vật Việt
Nam” tập II-họ Sim-Myrtaceae, tác giả đã chỉnh lý danh pháp và đƣa ra danh
lục của 3 loài thuộc chi Ổi (Psidium): P. cattleianum Sabine, P. cujavillus
Burm.f., P. guajava L. hiện biết ở Việt Nam. Tác giả đã cung cấp 1 số dẫn
liệu về vùng phân bố, cũng nhƣ giá trị sử dụng các loài trong chi Ổi.
Ngoài các công trình mang tính phân loại đã trình bày ở trên, còn có một
số ít các công trình khác đề cập đến giá trị sử dụng của các loài cây trong chi
Ổi (Psidium) ở Việt Nam nhƣ Võ Văn Chi (2004) trong “Từ điển thực vật
thông dụng” tập II đã mô tả ngắn gọn về đặc điểm của 2 loài trong chi Ổi
(Psidium): P. cujavillus Burm.f. (P. pumiilum Vahl)-Ổi cảnh, ổi lùn và P.
guajava L.-Ổi. Ông đã đƣa ra một số dẫn liệu về vùng phân bố, đặc điểm sinh
thái và giá trị sử dụng các loài trong chi Ổi (Psidium); hay công trình của Đỗ


Nguyễn Thị Xuân

5

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 5 of 128.


Header Page 6 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Tất Lợi (1969) trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Lê Đình
Thăng (1991) trong “Chuyên đề-Dược tính Nam Bắc”, Trần Công Khánh và
Phạm Hải (1992) trong “Cây độc ở Việt Nam”, Đỗ Tất Lợi (1995) “Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Đỗ Huy Bích (1995) “Thuốc từ cây cỏ và
động vật”,...
Nhƣ vậy, có thể nói rằng cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và có hệ thống, cập nhật về họ Sim (Myrtaceae) nói
chung và chi Ổi (Psidium) nói riêng ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Xuân

6

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 6 of 128.



Header Page 7 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Ổi (Psidium) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và
tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Ổi (Psidium) trên thế giới và của
Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu thực vật thuộc chi Ổi (Psidium) ở Việt Nam, hiện đƣợc
lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật nhƣ phòng Tiêu bản thực vật - Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật (HN), phòng Tiêu bản thực vật - Viện Dƣợc liệu Hà
Nội (HNPM) và các mẫu vật tƣơi sống đƣợc thu thập từ thực địa.
Tổng số mẫu nghiên cứu là 28 tiêu bản 13 số hiệu. Việc phân tích mẫu
vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện sinh thái và tài nguyên
sinh vật). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các mẫu ở trạng thái sống trong
khi điều tra thực địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Khắp cả nƣớc.
2.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2011 đến tháng 5/2013.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Ổi (Psidium), chúng tôi sử dụng phƣơng
pháp hình thái so sánh. Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là
phƣơng pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện
nghiên cứu ở nƣớc ta. Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài
các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của
nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi

trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng
với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh với
cây cây trƣởng thành, nụ so với nụ, hoa so sánh với hoa,…)

Nguyễn Thị Xuân

7

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 7 of 128.


Header Page 8 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành
đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nôi nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các
mẫu vật khó đƣợc tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật
đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc
và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của
Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu chi Ổi (Psidium) đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:
+ Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về chi Ổi
(Psidium). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi

này ở Việt Nam.
+ Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Ổi (Psidium) hiện có.
+ Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu
thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố, giá trị sử dụng và các
thông tin có liên quan khác.
+ Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của
chi, xây dựng khóa định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lí phần
danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung
khoa học khác của đề tài.
Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy tắc quốc tế và soạn thảo thực vật
và Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam (2008), thứ tự nhƣ sau:
+ Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả
công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố
tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài

Nguyễn Thị Xuân

8

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 8 of 128.


Header Page 9 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), tên Việt Nam khác
(nếu có), mô tả, loài typus của chi, ghi chú (nếu có).

+ Thứ tự soạn thảo loài và dƣới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), mô
tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc.class), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi
bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên
cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc
truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành,
lá,…) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã
phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu
typus (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài.
Bản mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài
trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu
khác (thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có
ghi chú bổ sung.
Xây dựng khóa định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa
chọn cách xây dựng khóa lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành
nhƣ sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các đặc
điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn định,
dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon. Trong mỗi nhóm,
lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm khác, cứ
tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các taxon).
Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện
hành và theo quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
Nguyễn Thị Xuân

9


K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 9 of 128.


Header Page 10 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Ổi (Psidium L.)
Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam các nhà khoa học đã nghiên cứu và
đều xếp chi Ổi (Psidium) vào họ Sim (Myrtaceae) nhƣ Takhtajan (1997,
2009), J. F. Duthie (1876-1879), F. Gapnepain (1912), Phạm Hoàng Hộ
(2000), Nguyễn Tiến Bân (2003),…cùng với các chi khác nhƣ chi Sim
(Rhodomyrtus), chi Trâm (Syzygium), chi Vối (Cleistocalyx),…
Về hệ thống phân loại, các tác giả đều thống nhất quan điểm chi Psidium
đƣợc phân loại trực tiếp đến loài mà không có các bậc trung gian nhƣ phân
chi (subgenus) hay nhánh (section).
Trong khi nghiên cứu chi Psidium ở Việt Nam, chúng tôi dựa vào quan
điểm của hầu hết các tác giả nhƣ Baker

Bakh f. (1963), H. Heywood

(1993), A. Takhtajan (1997, 2009),… thống nhất xếp chi Psidium vào họ
Myrtaceae, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm
(Dicotyledons), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín
(Angiospermae).
3.2. Đặc điểm hình thái chi Ổi (Psidium L.) qua các đại diện ở Việt Nam

Psidium L. - Ổi
L. 1753. Gen. Pl. 1: 470; Gagnep. in Lecomte, Fl. Gén. Indo-Chine, 1920, 2:
848; Backer & Bakh. f. 1963. Fl. Java, 1: 335; Jie Chen & Lyn A. Craven,
2007. Fl. China, 13: 331.
3.2.1. Dạng sống
Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi. Vỏ cây màu xám, nhẵn. Cành cây có lông tơ.
Nhánh non vuông, có lông mềm sau hình trụ và nhẵn, khi già vỏ cây thƣờng
bong vảy làm thân trở nên nhẵn (Psidium guajava, Psidium cujavillus).

Nguyễn Thị Xuân

10

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 10 of 128.


Header Page 11 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

3.2.2. Lá
Lá đơn, nguyên(P. guajava, P. cattleianum, P. cujavillus), xẻ thành
những thùy nhỏ không đều nhau (Psidium sp.), mọc đối, xanh cả 2 mặt.
Cuống lá dài 5-8 mm. Phiến lá có lông ở mặt dƣới (P. guajava), không lông
(P. cattleianum). Phiến lá hình thuôn (P. guajava, P. cujavillus, Psidium sp.),
hình bầu dục (P. guajava, P. cattleianum), hình trứng ngƣợc (P. cattleianum).
Cuống lá dài (P. guajava) hay cuống lá ngắn (P. cujavillus). Gân hình mạng
lông chim, thƣờng nổi rõ ở mặt dƣới. Gốc lá tròn hay tù, chóp lá nhọn hay tù.


Ảnh 1. Cấu tạo lá của Psidium

3.2.3. Cụm hoa: Hoa mọc đơn độc hay mọc thành chùm dạng xim ở nách
lá, hay đỉnh cành.
3.2.4. Hoa
Nụ hoa hình trứng ngƣợc, chóp tròn, có lông tơ.
Hoa lƣỡng tính, hoa đều, bao hoa mẫu 4-5, đế hoa thƣờng loe rộng có
dạng hình chuông tới dạng gần thẳng. Lá bắc 2, thƣờng rụng sớm. Đài 4-5, rời

Nguyễn Thị Xuân

11

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 11 of 128.


Header Page 12 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

đến tận gốc, không đều nhau, có dạng hình trứng, gốc đài rộng. Cánh hoa 4-5,
rời nhau, thƣờng có màu trắng đục, hình bầu dục (P. guajava), hình trứng (P.
cujavillus), có lông mềm ở 2 mặt. Nhị nhiều, màu trắng, xếp nhiều dãy; chỉ
nhị rời nhau, mảnh; bao phấn 2 ô, đính lƣng, khi chín mở theo đƣờng nứt dọc.
Bầu hạ, 4 ô (P. cattleianum) hay 5 ô (P. guajava) đính vào nhau; vòi nhụy
dài, nhỏ; núm nhụy phình to.


Hình 1. Cấu tạo hoa của Psidium
3.2.5. Quả
Quả mọng; rất đa dạng về hình dáng, hình cầu, hình trứng ngƣợc hoặc
hình trứng, thƣờng mang lá đài còn tồn tại. Quả khi chín có màu vàng hay
hồng (P. guajava, P. cattleianum, P. cujaviullus), màu tím (P. cattleianum);
thịt quả màu trắng hay vàng, đỏ.

Hình 2. Cấu tạo quả của Psidium
3.2.6. Hạt
Hạt nhiều, nhỏ, vỏ hạt cứng, màu vàng đậm hay nâu sáng khi già, phôi
thƣờng cong, trụ dƣới lá mầm dài, lá mầm ngắn.
Typus: Psidium guajava L.

Nguyễn Thị Xuân

12

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 12 of 128.


Header Page 13 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Chi Ối (Psidium) khoảng 100 loài phân bố ở nhiều nơi trên thế giới,
nhiều loài có nguồn gốc ở miền nhiệt đới Châu Mĩ, sau đƣợc nhập trồng sang
châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam hiện biết 3 loài (P. cattleyanum, P. guajava, P.
cujavillus).

Ngoài ra, trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi phát hiện một số
mẫu vật thuộc chi Ổi (Psidium) không thuộc 3 loài kể trên. Việc so sánh hình
thái đƣợc triển khai với các mẫu vật đƣợc lƣu trữ tại một số phòng tiêu bản
trên thế giới (qua hệ thống internet và ảnh chụp) nhƣ Herbarium in Museum
National d' Histoire Naturalle, Paris, France (P); The New York Botanical
Garden, New York, USA (NY); South China Botanical Garden Herbarium
(IBSC); Herbarium Kunming Institute of Botany (KUN); Kwangxi Institute
of Botany (KIB),… nhƣng không tìm thấy sự tƣơng đồng phù hợp, khả năng
đây là loài mới ghi nhận ở nƣớc ta. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi vẫn
giới thiệu loài này dƣới tên khoa học chƣa đƣợc đặt (Psidium sp.).

Nguyễn Thị Xuân

13

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 13 of 128.


Header Page 14 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Ổi (Psidium L.) ở Việt Nam
1A. Lá không có dạng thuôn dài, thƣờng hình bầu dục, trứng hay trứng
ngƣợc; nguyên, không xẻ thùy.
2A. Cành non hình trụ tròn; phiến lá hình bầu dục rộng tới trứng ngƣợc,
gân phụ mờ; bầu 4 ô ................................................... 1. P. cattleyanum
2B. Cành non có góc cạnh; phiến lá hình thuôn tới bầu dục hay hình trứng,

gân phụ rõ; bầu 5 ô.
3A. Cây bụi lớn đến cây gỗ nhỏ, cao 4-9 m (có khi tới 13 m); phiến lá
kích thƣớc 8-14 x 4-6 cm; bao hoa mẫu 5, rất hiếm khi thấy mẫu 4 . ....
........................................................................................ 3. P. guajava
3B. Cây bụi nhỏ, cao 2-3 m; phiến lá kích thƣớc 3-5 x 1-1,8 cm; bao
hoa luôn luôn mẫu 4 .................................................... 2. P. cujavillus
1B. Lá hình thuôn dài; xẻ thành những thùy nhỏ không đều nhau.4. Psidium sp.

Nguyễn Thị Xuân

14

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 14 of 128.


Header Page 15 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

3.4. Đặc điểm các loài trong chi Ổi (Psidium L.) ở Việt Nam
3.4.1. Psidium cattleianum Sabine - Ổi sẻ
Sabine, 1821. Trans. Hort. Soc. London, 4: 317. t. 111; N. T. Ban,
2003, Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 126; Jie Chen & Lyn A. Craven, 2007. Fl.
China, 13: 331.
- P. littorale Raddi, 1821. Opusc. Sci. 4: 254. t. 7, nom. Illeg.; Phamh.
2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 644 ; John Parnell & C. Pranom, 2002. Fl. Thail.
7(4): 778.
- P. variable Berg. in Mart. 1857. Fl. Bras. 14(1): 400.

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn, cao từ 3-6(7) m. Vỏ cây màu nâu xám,
nhẵn. Cành non hình trụ tròn. Phiến lá hình bầu dục rộng tới hình trứng ngƣợc,
kích thƣớc 5-10 x 2-4 cm; gốc lá gần tròn, chóp lá nhọn; gân phụ hình lông
chim, gân phụ mờ không rõ, gân cấp ba hình mạng; cả hai mặt nhẵn. Cuống lá
ngắn. Nụ hoa hình trứng ngƣợc, gốc nhọn, chóp gần tròn. Hoa mọc đơn độc ở
nách lá. Lá bắc nhỏ, hình trứng hay hình bầu dục, sớm rụng. Lá đài 4-5, rời
nhau, hình trứng hay trứng rộng, có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 4, rời nhau,
màu trắng, hình trứng ngƣợc, dài 0,9-1,2 cm, chóp tròn, mép nhăn nheo. Nhị
nhiều, xếp nhiều vòng; chỉ nhị rời, ngắn hơn cánh hoa; bao phấn đính lƣng, 2 ô.
Bầu hạ, đính trên đế hoa loe rộng, 4 ô dính với nhau; vòi nhụy đơn, nhỏ, mảnh,
có lông; đầu nhụy hình đầu. Quả mọng, hình trứng ngƣợc dạng quả lê tới hình
cầu tròn; đƣờng kính 2,5-4 cm, khi chín quả có màu tím. Hạt nhiều, nhỏ, hình
thận, kích thƣớc 0,8-1 x 0,4-0,6 mm, vỏ hạt cứng, màu nâu đậm.
Loc. class: Brazil.
Sinh học và hình thái: Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả chín tháng 6-9. Cây
ƣa sáng, chịu đƣợc khô hạn, thích hợp nhiều loại đất khác nhau.
Phân bố: Nguyên sản ở Braxin. Đƣợc nhập vào nƣớc ta trồng ở miền
Trung và Nam bộ Việt Nam chủ yếu để làm cảnh.

Nguyễn Thị Xuân

15

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 15 of 128.


Header Page 16 of 128.


Khóa luận tốt nghiệp

Mẫu nghiên cứu: Loài đƣợc ghi nhận có ở Việt Nam bởi Phạm Hoàng
Hộ (2000), Nguyễn Tiến Bân (2003). Trong quá trình nghiên cứu chi Psidium
ở Việt Nam, chúng tôi chƣa thu thập đƣợc mẫu vật của loài này.
Giá trị sử dụng: Quả ăn đƣợc. Lá và nụ hoa làm thuốc. Cây làm cảnh
(Nguyễn Tiến Bân, 2003).
Ghi chú: Những thông tin về loài Psidium cattleianum Sabine chỉ đƣợc
biết thông qua công trình của Phạm Hoàng Hộ (2000) và Nguyễn Tiến Bân
(2003). Cho tới nay chúng tôi chƣa tìm đƣợc mẫu vật nào phù hợp với loài
này ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Xuân

16

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 16 of 128.


Header Page 17 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hình 3. Psidium cattleianum Sabine
1. cành mang hoa, 2. hoa bỏ nhị, 3. quả.
(Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 2000).

Nguyễn Thị Xuân


17

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 17 of 128.


Header Page 18 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

1. Dạng sống

2. Cành mang hoa

3. Cành mang hoa và quả

4. Cành mang quả

Ảnh 2. Psidium cattleianum Sabine
(nguồn ảnh: google.com.vn)

Nguyễn Thị Xuân

18

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 18 of 128.



Header Page 19 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

3.3.2. Psidium cujavillus Burm. f. - Ổi cảnh, ổi kiểng
Burm. f. 1768. Fl. Ind.: 114; Backer & Bakh. f. 1963. Fl. Java, 1: 335;
Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 644; N. T. Ban, 2003, Checkl. Pl. Sp.
Vietn. 2: 126.
- Psidium pumilum Vahl, 1791. Symb. Bot. 2: 56; Blume, 1826. Bijdr. 1093.
Cây bụi nhỏ, cao 2-3 m. Vỏ ngoài màu xám, nhẵn, sớm bong ra để lộ ra
vỏ trong màu nâu sáng. Cành non có góc cạnh gần nhƣ hình vuông, về sau
gần hình trụ tròn. Lá đơn, mọc đối, mép lá nhăn nheo. Phiến lá hình thuôn hay
bầu dục hẹp một số ít có dạng bầu dục, kích thƣớc 3-5 x 1-1,8 cm; màu lục
sáng bóng; gốc lá tròn hay tù; chóp lá nhọn; gân phụ hình lông chim, gân phụ
11-15 cặp, lõm mặt trên, lồi rõ mặt dƣới; có lông ở mặt dƣới. Cuống lá dài 12 mm. Nụ hình trứng ngƣợc, chóp tròn. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống hoa
ngắn. Lá đài 4, rời nhau, dày, hình trứng; mặt trong có lông màu trắng; mặt
ngoài nhẵn. Cánh hoa 4, rời nhau, màu trắng, hình trứng, dài 1-1,2 cm. Nhị
nhiều, xếp thành nhiều dãy; chỉ nhị rời nhau, dài 4-8 mm, mảnh; bao phấn
đính lƣng, 2 ô. Bầu hạ, mang 5 ô đính vào nhau; vòi nhụy đơn, mảnh, dài 1011 mm; núm nhụy hình đầu hay dạng điểm. Quả mọng, hình cầu tròn, khi
chín màu vàng, vỏ quả dày 2-3 mm, không lông, thƣờng mang đài tồn tồn tại.
Hạt nhiều, nhỏ, hình gần tròn hay thận, đƣờng kính 1-2 mm, vỏ hạt cứng, màu
vàng nâu.
Loc. class: Habitat in centre American; Typus: C. Linnaeus 635.6 (LINN).
Sinh học và hình thái: Mùa hoa vào tháng 4-6, mùa quả chín tháng 6-9.
Cây ƣa sáng, chịu khô cằn, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau.
Phân bố: Nguyên sản ở Trung Mỹ. Đƣợc nhập trồng vào nƣớc ta, đặc
biệt là Nam Bộ. Còn có ở Trung Quốc, Inđônêxia, Philippin,…
Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI (Vƣờn thuốc Văn Điển), Đoàn điều tra thực

vật Việt-Trung 4989 (HN); Nguyễn Quốc Hùng 459 và 464 (HN). - NINH
BÌNH (Kim Sơn), Nguyễn Khắc Khôi 748 (HN).
Giá trị sử dụng: Làm cảnh. Quả ăn đƣợc. Lá làm thuốc (Võ Văn Chi, 2004).

Nguyễn Thị Xuân

19

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 19 of 128.


Header Page 20 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hình 4. Psidium cujavillus Burm.f.
1. cành mang quả, 2. quả bổ dọc, 3. hạt
(Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 2000)

Nguyễn Thị Xuân

20

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 20 of 128.



Header Page 21 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

1

2

3

4

5

6

Ảnh 3. Psidium cujavillus Burm.f
1. dạng sống, 2. cành mang hoa và quả, 3. cành mang hoa và nụ, 4. hoa, 5. nụ, 6. lá (
ảnh 2. N.T.Xuân chụp tại trƣờng ĐH Nông Nghiệp Hà Nội 1; ảnh 1,3,4,5,6
N.T.Xuân chụp tại Nam Trực - Nam Định)

Nguyễn Thị Xuân

21

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 21 of 128.



Header Page 22 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

3.4.3. Psidium guajava L. - Ổi
L. 1753. Sp. Pl. 1: 470; Gagnep. 1912. in Lecomte, Fl. Gén. Indo-Chine,
2: 848; Backer & Bakh. f. 1963. Fl. Java, 1: 334; Phamh. 2000. Illustr. Fl.
Vietn. 2: 644; John Parnell & C. Pranom, 2002. Fl. Thail. 7(4): 778; N. T.
Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 126; Jie Chen & Lyn A. Craven, 2007.
Fl. China, 13: 331.
- P. pyriferum L. 1762. Sp. Pl. ed. 2, 1: 672; Lour. 1790. Fl. Cochinch.
1: 378.
- P. pomiferum Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 378.
Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn cao từ 4-9 (có khi cao tới 13) m; vỏ ngoài
màu xám, nhẵn, sớm bong ra để lộ ra vỏ trong màu nâu sáng; cành non có góc
cạnh gần nhƣ hình vuông, có nhiều lông tơ mềm về sau hình trụ, nhẵn. Lá
đơn, nguyên, mọc đối, phiến lá mặt trên xanh đậm, mặt dƣới sáng màu. Lá
hình bầu dục hoặc hình trứng, kích thƣớc 8-14 x 4-6 cm; gốc lá nhọn hoặc tù,
chóp lá thƣờng tù; gân phụ hình lông chim, thƣờng 12-15 cặp, gân chính và
gân phụ lõm mặt trên, lồi rõ ở mặt dƣới. Cuống lá dài 5-8 mm. Nụ hình trứng
ngƣợc, chóp tù tròn. Hoa đơn độc hay tập trung 2-3 hoa thành cụm hình xim ở
nách lá; cuống hoa dài, không lông. Lá đài (4)5, rời nhau, dày, thƣờng không
đều, hình trứng với gốc rộng, kích thƣớc (6)7-8 x 4-6 mm, thƣờng tồn tại bền
với quả. Cánh hoa (4)5, rời nhau, màu trắng, hình bầu dục hay hình trứng,
kích thƣớc 1,0-1,4 x 0,6-0,8 cm, có lông tơ mềm bao phủ. Nhị nhiều, xếp
nhiều dãy; chỉ nhị rời nhau, mảnh, dài 6-10 mm; bao phấn 2 ô, hình chữ nhật,
trung đới rộng. Bầu hạ, hình dạng thay đổi nhiều: hình cầu tròn, bầu dục,
trứng hay trứng ngƣợc, mang 5 ô dính nhau; vòi nhụy đơn, mảnh và hơi dẹt,
dài 10-11 mm; núm nhụy phình lên thành hình đĩa hay hình đầu. Quả mọng,
hình dạng và kích thƣớc phong phú nhƣ hình cầu tròn, bầu dục, trứng hay

trứng ngƣợc, kích thƣớc thƣờng 3-12(15) x 2-10(12) cm, vỏ quả dày 3-5 mm;

Nguyễn Thị Xuân

22

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 22 of 128.


Header Page 23 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

khi chín màu vàng, thƣờng mang đài tồn tại. Hạt nhiều, hình bầu dục, kích
thƣớc 3-4 x 2-3 mm, vỏ hạt cứng, màu nâu sáng hay nâu sẫm.
Loc.class: Habitat in American; Lectotypus: Herb. Clifford: 184, Psidium
No. 1; (BM), designated by McVaugh, 1989. Fl. Lesser Antilles, 5: 523.
Sinh học và hình thái: Mùa hoa vào tháng 3-4, mùa quả chín tháng 8-9,
có nơi cây ra 2 vụ hoa tháng 5 và tháng 9; rụng lá vào tháng 2-3. Cây mọc
đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau từ vùng đồng bằng cho tới vùng núi cao,
cây ƣa sáng, có thể ở độ cao đến 2000 m.
Phân bố: Nguyên sản ở Trung Mỹ. Đƣợc trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam,
còn gặp cả dạng mọc hoang dại hóa. Trên thế giới có ở nhiều nƣớc nhiệt đới
thuộc châu Mỹ, châu Phi, châu Á.
Mẫu nghiên cứu: VĨNH PHÚC (Xuân Hòa), Nguyễn Xuân, 01 (HN). HÀ NỘI, Nguyễn Quốc Hùng 05 (HN), Nguyễn Xuân 02 (HN). - NÌNH
BÌNH (Cúc Phƣơng), CP sine num (HN). ĐỒNG NAI (Biên Hòa), M. T.
Nguyễn 241 (HN). - KIÊN GIANG (Phú Quốc: Đảo Hòn Thơm), Nguyễn
Tiến Bân và cộng sự 1149 (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn đƣợc. Gỗ làm gia cụ. Lá, vỏ và rễ làm thuốc trị
bệnh viêm ruột cấp và mãn tính, kiết lị, trẻ em ăn uống không tiêu. Lá non
dùng chữa chấn thƣơng bầm giập, vết thƣơng chảy máu và vết loét. Lá và quả
chữa ỉa chảy. Búp non chữa bệnh zoma (bệnh giời leo). Tại Ấn Độ, vỏ rễ
chữa ỉa chảy ở trẻ em; quả làm thuốc chữa nhuận tràng; nƣớc sắc lá dùng cầm
ỉa chảy, chữa nôn mửa (Võ Văn Chi, 2004

Nguyễn Thị Xuân

23

2012; Đỗ Huy Bích, 2004).

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 23 of 128.


Header Page 24 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hình 5. Psidium guajava L.
1. Cành mang hoa, 2. hoa, 3. quả
(hình vẽ theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004)

Nguyễn Thị Xuân

24


K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 24 of 128.


Header Page 25 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Ảnh 4. Psidium guajava L.
1. dạng sống, 2. thân cây, 3. cành mang hoa và quả, 4. lá, 5. hoa, 6.cành mang
quả, 7. quả, 8. quả bổ dọc, 9. hạt

(ảnh 7,8,9. N.T.Xuân chụp tại Xuân Hòa, Phúc Yên; ảnh 1,2,3,4,5,6. N.T.Xuân
chụp tại trƣờng ĐH Nông Nghiệp Hà Nội 1.)

Nguyễn Thị Xuân

25

K35B - Sinh

luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 25 of 128.


×