Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Kiểm nghiệm thuốc đặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.97 KB, 28 trang )

Kiểm nghiệm thuốc đặt

Trường Đại học Duy Tân
Khoa Dược
Bộ môn
Hóa phân tích – Kiểm nghiệm

1


Mục tiêu bài học

1

Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật chung và phương
pháp thử để đánh giá chất lượng thuốc đặt.

2

Phân tích được tính thích hợp của từng loại chỉ tiêu
đối với các dạng thuốc đặt.

3

Đánh giá được kết quả kiểm nghiệm đối với một
mẫu thành phẩm cụ thể.

2


Nội dung bài học



1
2

3

• Đại cương
• Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
• Ví dụ về kiểm nghiệm thành phẩm thuốc đặt cụ thể

3


I. Đại cương
Khái niệm
 Dạng thuốc rắn
 Chứa một hoặc nhiều
dược chất
 Đặt vào các hốc tự
nhiên của cơ thể
 Thuốc có thể có tác
dụng tại chỗ hoặc toàn
thân.

Thuốc đặt
4


I. Đại cương
 Phân loại:

• Thuốc đặt trực tràng: hình dạng

giống như đầu viên đạn (hình nón
cụt) hoặc hình thủy lôi, khối
lượng khoảng 1 - 3 g.

• Thuốc đặt âm đạo: hình trái
xoan, khối lượng khoảng 3 - 10 g.
• Thuốc đặt niệu đạo: Đường kính

1 - 4 mm, chiều dài 6 - 20 cm, khối
lượng 0,5 - 4,0 g.
5


II. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
1.Tính chất
2. Độ rã
3. Độ đồng đều khối lượng
4. Độ đồng đều hàm lượng
5. Định tính

6. Định lượng
7. Các yêu cầu kĩ thuật khác (nếu có)
- Tạp chất

6


1. Tính chất

 Yêu cầu
• Hình dạng:

+ Thuốc đạn có hình nón hoặc hình con suốt, khối lượng
1 - 3 g, dài 3- 4 cm.
+ Thuốc trứng có hình cầu hoặc hình trái xoan, khối lượng

2 - 4 g.
• Thể chất, màu sắc, mùi đạt theo chuyên luận riêng.
 Cách thử
• Bằng cảm quan.
7


2. Độ rã
 Mục đích: xác định xem trong điều kiện quy định, thuốc
đạn và thuốc trứng có rã hoặc mềm đi trong khoảng thời gian
quy định hay không.

 Phương pháp thử:
- Thử và đánh giá theo "Phép thử độ rã của thuốc đạn và
thuốc trứng“ phụ lục 11.5 DĐVN IV.

8


2. Độ rã

Thiết bị


PTS3E - Suppository Disintegration Tester
9


2. Độ rã

Thiết bị

Thiết bị thử độ rã của
viên nén đặt âm đạo

A. Viên nén đặt âm đạo
Thiết bị thử độ rã của thuốc

B. Tấm kính

đạn và thuốc trứng (mm)

C. Mặt nước

10


2. Độ rã

Tiến hành

Đối với thuốc đạn

- Thực hiện với 3 viên.


- Đặt một viên lên đĩa dưới của bộ phận kim loại, đưa bộ phận
này vào ống bao và gắn chặt vào thành ống.
- Đặt thiết bị thử vào một bồn chứa ít nhất 4 lít nước ấm (36 -

37 °C) có gắn dụng cụ khuấy chậm và giữ thiết bị thử ở vị trí
thẳng đứng, ngập 90 mm so với mặt nước.
- Xoay ngược thiết bị thử 10 phút/lần, tránh không để nhô lên

khỏi mặt nước.
- Lặp lại toàn bộ thử nghiệm với 2 viên khác.
11


2. Độ rã

Đánh giá

Đối với thuốc đạn

 Thuốc được coi là rã, khi đáp ứng một trong những yêu cầu

sau:
o Tan hoàn toàn.
o Phân tách ra các thành phần tạo thành, rồi tập trung trên bề

mặt (các chất mỡ nóng chảy) hay chìm xuống đáy (bột không
tan) hay hòa tan trong nước (các thành phần hòa tan).
o Trở nên mềm, có thể biến dạng đáng kể, không nhất thiết bị


phân tách hoàn toàn ra các thành phần tạo thành, nhưng
không có nhân rắn chịu được sức ép của đũa thủy tinh.
12


2. Độ rã

Tiến hành

Đối với viên nén đặt âm đạo

- Thực hiện với 3 viên.
- Đặt thiết bị thử vào bồn có đường kính phù hợp, chứa nước
ấm (36 °C đến 37 °C).
- Thêm dần nước ấm (36 °C đến 37 °C) cho đến khi mặt lỗ của
đĩa kim loại vừa được phủ bằng một lớp nước.
- Đặt viên thuốc lên đĩa trên và đậy thiết bị bằng tấm kính để
giữ các điều kiện ẩm thích hợp.
- Lặp lại toàn bộ thử nghiệm với 2 viên khác.
13


2. Độ rã

Đánh giá

Đối với viên nén đặt âm đạo

 Thuốc được coi là rã, khi đáp ứng một trong những yêu cầu


sau:
o Không còn cắn trên đĩa.
o Nếu cắn vẫn còn, đấy chỉ là khối mềm hay rỗng xốp, không có

nhân rắn chịu được sức ép của đũa thủy tinh.

14


2. Độ rã
Dạng thuốc

Thuốc đạn

Nang đặt trực
tràng

Tiến hành

Yêu cầu - Thời gian rã

- Không quá 30 phút đối với các thuốc
đạn có tá dược thân mỡ
Theo thuốc đạn
- Không quá 60 phút đối với thuốc đạn
tan trong nước

Như thuốc đạn

- Đánh giá: rã khi vỏ gelatin vỡ ra, giải

phóng các chất chứa bên trong
- Không được quá 30 phút

Như thuốc đạn

- Đánh giá: như Thuốc đạn
- Không quá 60 phút

Nang đặt âm đạo

Như thuốc đạn

- Đánh giá: Như Nang đặt trực tràng

Viên nén đặt âm
đạo

Theo viên nén
đặt âm đạo

- Không quá 30 phút

Thuốc trứng

15


3. Độ đồng đều khối lượng
 Phương pháp: tiến hành thử và đánh giá theo "Phép thử độ
đồng đều khối lượng" phụ lục 11.3 DĐVN IV.


 Tiến hành: với 20 đơn vị
- Phần trăm chênh lệch cho phép so với mtb là: 5%
- Đánh giá:
+ Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới
hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình

+ Không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới
hạn đó.
16


4. Độ đồng đều hàm lượng
 Áp dụng: Thuốc đặt đơn liều có hàm lượng hoạt chất dưới
2mg hoặc dưới 2% (kl/kl).
 Phương pháp: thử theo "Phép thử độ đồng đều hàm lượng"
phụ lục 11.2 DĐVN IV.
 Lưu ý:
- Thuốc đặt đã thử độ đồng đều về hàm lượng với tất cả các
dược chất có trong thành phần thì không phải thử độ đồng đều
khối lượng.

17


4. Độ đồng đều hàm lượng
 Tiến hành: với 10 viên nang, xác định hàm lượng hoạt chất
từng viên, tính hàm lượng trung bình và so sánh, đánh giá.
 Đánh giá:


• Đạt: nếu có không quá 1 đv nằm ngoài giới hạn 85 - 115 %
và không có đv nào nằm ngoài giới hạn từ 75 - 125 % của
hàm lượng trung bình.
• Không đạt: nếu có quá 3 đv nằm ngoài giới hạn 85 - 115%
hoặc có một hay nhiều đv nằm ngoài giới hạn từ 75 - 125 %

của hàm lượng trung bình.
18


4. Độ đồng đều hàm lượng
 Lưu ý:
- Nếu 2 hoặc 3 đv có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 - 115
%, nhưng ở trong giới hạn từ 75 - 125 % của hàm lượng trung

bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên.
→ Kết quả đạt yêu cầu nếu có không quá 3 trong tổng số 30 đv
đem thử có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85-115% và không
có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75-125% của
hàm lượng trung bình.

19


5. Định tính
 Phương pháp:
Thử theo quy định trong chuyên luận riêng

 Yêu cầu: phải đáp ứng những tính chất lý hóa đặc trưng của
loại hoạt chất cụ thể có trong chế phẩm.


20


6. Định lượng
 Phương pháp:
Thử theo quy định trong chuyên luận riêng

 Yêu cầu: Thuốc đạn, thuốc trứng phải đáp ứng yêu cầu
giới hạn cho phép về hàm lượng trong Phụ lục 11.1 DĐVN IV.
Lượng hoạt chất ghi trên nhãn

Giới hạn cho phép (%)

Mọi hàm lượng

± 10 %

21


7. Các yêu cầu kỹ thuật khác
→ Quy định trong chuyên luận riêng
 Bảo quản:
- Trong bao bì kín, thích hợp (hộp, màng nhôm, polymer), để
nơi mát (nhiệt độ dưới 30 °C).

22



III. Kiểm nghiệm viên đặt Paracetamol 500mg
1. Tính chất:
- Viên đặt có hình dạng thích hợp để đặt trực tràng.
2. Định tính:
A. Cân một lượng thuốc tương ứng khoảng 50 mg
paracetamol, cắt nhỏ, thêm 1 ml acid hydrocloric (TT) và đun
đến sôi trong 3 phút, thêm 10 ml nước, để nguội không tạo kết
tủa. Thêm 0,05 ml dung dịch kali dicromat (TT), xuất hiện màu
tím không chuyển sang đỏ.

23


III. Kiểm nghiệm viên đặt Paracetamol 500mg
2. Định tính:
B. Sắc ký lớp mỏng

24


III. Kiểm nghiệm viên đặt Paracetamol 500mg
3. Định lượng: với viên đặt có chứa hoạt chất nhỏ hơn hoặc
bằng 150 mg
- Lấy một viên thêm 10 ml nước và 30 ml dd acid sulfuric loãng.
- Đun hồi lưu trong 1 giờ, để nguội, thêm 40 ml nước, 40 g
nước đá (đông lạnh từ nước cất), 15 ml dd acid HCl loãng và
0,1 ml dd feroin sulfat.
- Chuẩn độ bằng dd amoni ceri sulfat 0,1 M (CĐ) cho đến khi
xuất hiện màu vàng.
- 1 ml dung dịch amoni ceri sulfat 0,1 M (CĐ) tương ứng với

7,56 mg C8H9NO2.
Lặp lại phép thử trên bốn viên khác. Tính hàm lượng trung bình
của một viên.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×