Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Kiểm nghiệm thuốc bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 35 trang )

Kiểm nghiệm thuốc bột

Trường Đại học Duy Tân
Khoa Dược
Bộ môn
Hóa phân tích – Kiểm nghiệm

1


Mục tiêu
Trình bày các yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp thử để đánh giá chất
lượng của thuốc bột
Đánh giá được kết quả kiểm nghiệm
đối với một thành phẩm dạng
thuốc bột

2


Nội dung bài học

1

• Đại cương

2

• Các yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử


3

• Một số dạng thuốc bột và yêu cầu kỹ thuật

4

• Kiểm nghiệm thuốc bột tại các xí nghiệp dược

5

• Ví dụ về kiểm nghiệm thuốc bột ….

3


I. Đại cương
Định nghĩa:
Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn

xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất. Ngoài dược chất,
thuốc bột còn có thể thêm các tá dược như tá dược độn, tá dược
hút, tá dược màu, tá dược điều hương, vị ...
Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để dùng ngoài

4


I. Đại cương
Các loại thuốc bột
Thuốc bột để uống

• Thuốc bột để uống có thể dùng nuốt trực tiếp hoặc được sử dụng sau khi đã hòa
tan hay phân tán trong nước hoặc chất lỏng thích hợp..
• Thuốc bột sủi bọt để uống thường chứa tá dược sủi bọt, gồm các acid hữu cơ và

muối carbonat hoặc hydrocarbonat, phản ứng khi có nước để giải phóng khí carbon
dioxyd

Thuốc bột dùng ngoài
• Thuốc bột dùng ngoài thường đóng gói nhiều liều, có thể dùng để đắp, rắc trực tiếp
lên da, vết thương hoặc được hòa tan, phân tán trong dung môi thích hợp để nhỏ
mắt, rửa hoặc thụt

Thuốc bột pha tiêm

5


I. Đại cương
Kiểm nghiệm
theo tiêu
chuẩn nào?

Có 2 cấp tiêu chuẩn:
• Dược điển Việt Nam (DĐVN)
• Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

6


II. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử

Các yêu cầu chất lượng chung
Tính chất
Độ ẩm
Độ mịn
Độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2)
Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3)
Định tính
Định lượng
Giới hạn nhiễm khuẩn(Phụ lục 13.6).
Ghi nhãn
Bảo quản

7


1. Tính chất
 Yêu cầu

Bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất.
Mùi vị tùy theo từng loại chế phẩm của các nhà sản xuất.
 Cách thử

Trải một lượng bột vừa đủ thành một lớp mỏng trên một
tờ giấy trắng mịn. Quan sát màu sắc bằng mắt thường,
dưới ánh sáng tự nhiên.

8


2. Độ ẩm

 Yêu cầu:

Các thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá

9,0%, trừ chỉ dẫn khác.
 Phương pháp thử:

• Theo “Xác định mất khối lượng do làm khô” - Phụ lục
9.6 – DĐVN IV.
• Hoặc định lượng nước bằng thuốc thử Karl - Fischer

(Phụ lục 10.3), tùy theo chỉ dẫn trong chuyên luận
riêng.
9


3. Độ mịn
Thuốc bột phải đạt độ mịn quy định trong chuyên luận.
Nếu không có chỉ dẫn khác, độ mịn của thuốc bột được xác
định qua phép thử Cỡ bột và rây (Phụ lục 3.5).
Bảng 1: Quy định về số rây

10


3. Độ mịn
Cách thử:
Chọn cỡ rây thích hợp theo qui định của tiêu chuẩn. Cân một lượng
thuốc bột, đem rây qua rây có cỡ qui định.
Cho vào rây thích hợp, lắc rây theo chiều ngang quay tròn ít nhất

20 phút (bột thô /nửa thô), 30 phút (bột nửa mịn, mịn, rất mịn)

 cân chính xác số lượng còn lại trên rây và số thu được trong hộp
hứng.
•Đối với bột thô hoặc nửa thô: lấy 25g -100 g.

•Đối với bột nửa mịn, mịn hay rất mịn: lấy không quá 25 g.
11


3. Độ mịn
Thuốc bột đạt tiêu chuẩn về độ mịn nếu:
- Khi dùng 1 rây để xác định cỡ bột thì không được có dưới 97% khối lượng
thuốc bột qua được cỡ rây đó.
- Khi dùng 2 rây để xác định cỡ bột thì để một rây lên trên rây kia và tiến
hành rây; không được có dưới 95% khối lượng thuốc bột qua rây có số rây
cao hơn và không được quá 40% khối lượng thuốc bột qua rây có số rây
thấp hơn.
• Bột thô (1400/355)
• Bột nửa thô (710/250)
• Bột nửa mịn (355/180)
• Bột mịn (180/125)
• Bột rất mịn (125/90)

12


3. Độ đồng đều khối lượng
Những thuốc bột không quy định thử độ đồng đều hàm
lượng thì phải thử độ đồng đều khối lượng.


Riêng thuốc bột để pha tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, nếu
khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 40 mg thì không phải thử độ
đồng đều khối lượng nhưng phải đạt yêu cầu độ đồng đều
hàm lượng.

13


3. Độ đồng đều khối lượng
Cách thử: Cân từng đơn vị trong số 5 đơn vị đóng gói nhỏ
nhất được lấy bất kỳ. Khối lượng thuốc phải nằm trong giới

hạn cho phép theo bảng 2.
Bảng 2: Giới hạn cho phép chênh lệch khối lượng đối với thuốc bột

14


4. Độ đồng đều khối lượng
Yêu cầu:
Tất cả các đơn vị phải đạt qui định trong bảng trên.

Nếu có một đơn vị có khối lượng lệch ra ngoài quy định này thì thử lại với 5
đơn vị khác, nếu lần thử lại có quá một đơn vị không đạt thì lô thuốc không
đạt yêu cầu.
Đối với các chế phẩm đóng gói trong hộp, lọ thì sau khi cân cả vỏ phải bỏ
hết thuốc ra, dùng bông lau sạch thuốc, cân vỏ rồi tính theo lượng thuốc
trong từng hộp hoặc lọ.
Độ chênh lệch được tính theo tỉ lệ phần trăm so với khối lượng trung bình

bột thuốc trong một đơn vị đóng gói.
15


4. Độ đồng đều khối lượng
Bảng quy định độ đồng đều khối lượng cho chế phẩm đơn liều
Dạng bào chế

Viên nén
Viên bao phim
Thuốc nang; Thuốc bột (đơn
liều); Thuốc cốm (không bao,
đơn liều)
Thuốc bột để pha tiêm (đơn
liều)
Viên nén bao đường
Thuốc đạn
Thuốc trứng
Cao dán

Khối lượng trung bình
(KLTB)

Nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg
Lớn hơn 80 mg và nhỏ hơn
250 mg
Bằng hoặc lớn hơn 250 mg
Nhỏ hơn 300 mg
Bằng hoặc lớn hơn 300 mg


% chênh lệch so với
KLTB
10
7,5
5
10
7,5

Lớn hơn 40 mg

10

Tất cả các loại

10

Tất cả các loại

5

16


5. Độ đồng đều hàm lượng
Trừ khi có chỉ dẫn khác, phép thử này áp dụng cho thuốc bột để
uống, để tiêm, được trình bày trong các đơn vị đóng gói 1 liều,
trong đó có các dược chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc dưới 2 %
(kl/kl) so với khối lượng bột đóng gói trong 1 liều.
Phép thử đồng đều hàm lượng được tiến hành sau phép thử định


lượng và hàm lượng dược chất đã đạt trong giới hạn qui định.

Cách thử: Lấy 10 đơn vị đóng gói nhỏ nhất bất kỳ, xác định
hàm lượng hoạt chất từng gói theo phương pháp định lượng
chỉ dẫn trong chuyên luận
17


5. Độ đồng đều hàm lượng
Cách đánh giá:
- Chế phẩm đem kiểm tra đạt yêu cầu phép thử nếu không
quá một đơn vị có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 115% của hàm lượng trung bình và không có đơn vị nào nằm
ngoài giới hạn 75 - 125% của hàm lượng trung bình.
- Chế phẩm không đạt yêu cầu phép thử nếu quá 3 đơn vị có

giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 - 115% của hàm
lượng trung bình hoặc 1 đơn vị trở lên nằm ngoài giới hạn 75
- 125% của hàm lượng
18


6. Định tính
Yêu cầu: Tiến hành định tính theo các phương pháp được
qui định trong tiêu chuẩn, thuốc bột phải cho các phản ứng

của các hoạt chất có trong chế phẩm.

• Ví dụ: - Các cực đại hấp thu tử ngoại
- Các đỉnh chính hồng ngoại
- Nhiệt độ nóng chảy

- Các phản ứng hóa học
- Sắc kí lớp mỏng…

19


7. Định lượng
 Phương pháp:
Thử theo quy định trong chuyên luận riêng
Lấy thuốc của 5 đơn vị đóng gói nhỏ nhất bất kỳ, trộn đều. Tiến hành

định lượng theo các phương pháp được qui định trong tiêu chuẩn.

 Yêu cầu: hàm lượng của từng hoạt chất trong chế phẩm phải nằm
trong giới hạn cho phép theo bảng

20


8. Các yêu cầu kĩ thuật khác
Thuốc bột có nguồn gốc dược liệu phải đạt yêu cầu “Giới hạn nhiễm khuẩn”.

Cách thử: Nếu không có qui định riêng thì tiến hành thử và đánh giá theo "Thử
giới hạn nhiễm khuẩn" – Phụ lục 13.6 - DĐVN IV.

Ghi nhãn
• Đối với thuốc bột trong một đơn vị đóng gói 1 liều phải ghi tên và hàm lượng
dược chất.
• Thuốc bột đóng gói nhiều liều phải ghi tên, lượng dược chất trên tổng khối
lượng.

• Trên nhãn phải ghi tên và lượng chất bảo quản chống vi khuẩn, hạn dùng,
điều kiện bảo quản.
Bảo quản
Thuốc bột phải được bảo quản trong đồ đựng kín. Để nơi khô mát.
21


Nhận định kết quả

→ Chế phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn
… nếu tất cả các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu.

22


Mẫu: Phiếu kiểm nghiệm dùng cho mẫu lấy kiểm tra, thanh tra về chất lượng thuốc
Tên đơn vị chủ quản
Tên cơ sở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phiếu kiểm nghiệm
Số:

Mẫu để kiểm nghiệm:
Nơi sản xuất:
Số lô, hạn dùng:
Số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu:
Nơi lấy mẫu:
Người lấy mẫu:

Yêu cầu kiểm nghiệm: (ghi rõ nội dung, số, ngày, tháng, năm của biên bản lấy mẫu):
Ngày tháng năm nhận mẫu:
Số đăng ký kiểm nghiệm:
Người nhận mẫu:
Thử theo:
Tình trạng mẫu khi nhận và khi mở niêm phong để kiểm nghiệm:
Yêu cầu
Kết quả

Kết luận:
........ , ngày
tháng
năm ... ...
Người đứng đầu đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

23


III. Các dạng thuốc bột và yêu cầu kỹ thuật
•Thuốc bột để uống
•Thuốc bột dùng ngoài
•Thuốc bột để pha tiêm

Ngoài tuân theo các yêu cầu kỹ thuật chung của thuốc bột
→ theo chuyên luận riêng

24



1. Thuốc bột để uống
 Yêu cầu:
Thuốc bột để uống phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng chung của thuốc

bột. Thuốc bột sủi bọt phải đạt thêm yêu cầu về độ tan.
Cách thử: Thả một lượng thuốc bột tương ứng
với một liều vào một cốc thuỷ tinh có chứa 200 ml
nước ở nhiệt độ 15 -20oC, xuất hiện nhiều bọt khí
bay ra. Khi hết bọt khí bay ra, thuốc phải tan
hoàn toàn. Thử như vậy với 6 liều đơn. Mẫu thử

đạt yêu cầu nếu mỗi liều thử đều tan trong vòng 5
phút, trừ khi có chỉ dẫn riêng
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×