Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phân tích diễn biến nhiệt độ bề mặt đất tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2013 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2013- 2017

Họ và tên sinh viên: HỒ NHẬT LINH
Ngành: Hệ thống Thơng tin Địa lý
Niên khóa: 2013 – 2017

Tháng 6/2017


PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2013- 2017

Tác giả
HỒ NHẬT LINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu
cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý

Giáo viên hướng dẫn:
KS. Nguyễn Duy Liêm

Tháng 6 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy KS. Nguyễn Duy Liêm, giảng viên


tại trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, thầy vừa là thầy vừa là người anh
đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện để tơi có thể hồn thành
tốt báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời tri ân đến thầy PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi cùng tất cả quý thầy cô tại
trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu và
dạy tôi những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn đến tập thể lớp DH13GI đã là những người bạn đồng hành cùng tơi
trong q trình học tập và giúp đỡ tơi trong những lúc khó khăn.
Cuối cùng con xin cảm ơn ba mẹ và anh hai đã ln bên cạnh, chăm sóc, dạy bảo,
chia sẻ, động viên để con yên tâm trong suốt quá trình học tập xa nhà.

Hồ Nhật Linh
Khoa Môi trường và Tài ngun
Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 01664979978
Email:

i


TĨM TẮT
Đề tài “Phân tích diễn biến nhiệt độ bề mặt đất tại Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn 2013- 2017” đã được thực hiện từ 3/2017 đến 6/2017. Phương pháp tiếp cận của
đề tài là ứng dụng công nghệ viễn thám trích xuất nhiệt độ bề mặt đất, từ đó phân tích
diễn biến nhiệt độ bề mặt đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013- 2017
với các bước bao gồm: (1) thu thập dữ liệu, (2) xử lý dữ liệu, (3) chuyển giá trị số DN
sang bức xạ phổ, xác định nhiệt độ sáng cho kênh hồng ngoại nhiệt, (4) chuyển giá trị số
DN sang phản xạ phổ cho kênh nhìn thấy và cận hồng ngoại, (5) xác định NDVI của thực
vật và đất, (6) xác định độ phát xạ của thực vật và đất, (7) xác định hợp phần thực vật, (8)
xác định độ phát xạ cho kênh nhìn thấy và cận hồng ngoại, (9) xác định nhiệt độ bề mặt

đất, (10) chồng lớp dữ liệu nhiệt độ bề mặt đất, (11) phân tích diễn biến nhiệt độ bề mặt
đất.
Kết quả đạt được của khóa luận là bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất theo các năm
2013, 2014, 2015, 2016, 2017 và bản đồ diễn biến nhiệt độ bề mặt đất địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2013- 2017. Cụ thể:
- Năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, nhiệt độ bề mặt đất dao động lần lượt là 2449°C, 18- 41°C, 21- 46°C, 22- 42°C, 22- 45°C. Mức nhiệt độ 25- 30°C chiếm diện tích
lớn nhất (trên 40%) trong các năm 2013, 2014, 2016, 2017, riêng năm 2015 nhiệt độ 3035°C chiếm diện tích lớn nhất (trên 50%). Mức nhiệt độ trên 40°C chiếm diện tích nhỏ
nhất khoảng 0,003- 0,04% trong các năm 2015, 2016, 2017, riêng năm 2013 nhiệt độ trên
45°C chiếm diện tích nhỏ nhất khoảng 0,01% và năm 2014 nhiệt độ trên 35°C chiếm diện
tích nhỏ nhất khoảng 0,14%.
- Trong giai đoạn 2013- 2017, xu thế không rõ rệt chiếm diện tích lớn nhất (trên
70%), tập trung tại các quận trung tâm thành phố. Xu thế chủ yếu giảm chiếm diện tích
trên 24%, tập trung tại các huyện vùng ven thành phố như Củ Chi, Hóc Mơn, Bình
Chánh, Nhà Bè, quận 2, 9. Xu thế chủ yếu tăng chiếm trên 4%, phân bố ở một số quận
huyện như quận 9, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Củ Chi. Xu thế giảm liên tục chiếm diện
tích khoảng 0,16%, tập trung chủ yếu tại các ruộng lúa, rừng thuộc các huyện Củ Chi,
Hóc Mơn, Bình Chánh. Xu thế tăng liên tục chiếm diện tích nhỏ nhất khoảng 0,03%, tập
ii


trung chủ yếu tại các khu công nghiệp, đất trống thuộc các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình
Chánh, quận 9, quận 12.

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i
TÓM TẮT.............................................................................................................................ii

MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
2.1. Tổng quan về nhiệt độ bề mặt đất ................................................................................. 4
2.2. Tổng quan về địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 4
2.2.1. Vị trí địa lí .............................................................................................................. 4
2.2.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 5
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 8
2.2.4. Tình hình sử dụng đất ............................................................................................ 9
2.3. Viễn thám hồng ngoại nhiệt ........................................................................................ 10
2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 10
2.3.2. Nguyên lý bức xạ nhiệt của vật chất .................................................................... 10
2.3.3. Các ảnh hưởng của khí quyển đến việc quét tạo ảnh hồng ngoại ........................ 12
2.4. Vệ tinh Landsat 8 ......................................................................................................... 13
2.4.1. Một số đặc trưng cơ bản của Landsat 8 ............................................................... 13
2.4.2. Quy trình trích xuất nhiệt độ bề mặt đất trên Landsat 8 ...................................... 14
2.5. Tình hình nghiên cứu................................................................................................... 16
2.5.1. Nghiên cứu trên thế giới....................................................................................... 16
2.5.2. Nghiên cứu trong nước......................................................................................... 19
iv


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 23
3.1. Phương pháp ................................................................................................................ 23

3.2. Thu thập dữ liệu ........................................................................................................... 25
3.3. Xử lý dữ liệu ảnh ......................................................................................................... 25
3.4. Chuyển giá trị số DN sang bức xạ phổ ........................................................................ 25
3.5. Xác định nhiệt độ sáng ................................................................................................ 26
3.6. Chuyển giá trị số DN sang phản xạ phổ ...................................................................... 27
3.7. Xác định NDVI của thực vật và đất ............................................................................ 28
3.8. Xác định độ phát xạ của thực vật và đất ...................................................................... 30
3.9. Xác định hợp phần thực vật ......................................................................................... 31
3.10. Xác định độ phát xạ ................................................................................................... 31
3.11. Xác định nhiệt độ bề mặt đất ..................................................................................... 31
3.12. Chuyển nhiệt độ bề mặt đất sang °C ......................................................................... 32
3.13. Chồng lớp dữ liệu ...................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................... 34
4.1. Bản đồ phân bố chỉ số thực vật NDVI ........................................................................ 34
4.2. Bản đồ phân bố hợp phần thực vật .............................................................................. 37
4.3. Bản đồ phân bố độ phát xạ .......................................................................................... 40
4.4. Bản đồ nhiệt độ bề mặt đất .......................................................................................... 43
4.4.1. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất theo năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 .... 43
4.4.2. Bản đồ diễn biến nhiệt độ bề mặt đất giai đoạn 2013- 2017................................ 50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................... 59
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 59
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 64

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
DN


Digital Number (Giá trị số)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

NDVI

Normalized Difference Vegetation Index (Chỉ số khác biệt thực vật được
chuẩn hóa)

TVDI

Temperature Vegetation Dryness Index (Chỉ số khô hạn nhiệt độ- thực vật)

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất 2011- 2015 ....................................................................... 9
Bảng 2.2. Sự phát xạ của một số đối tượng tự nhiên điển hình trong dải sóng 8- 14 µm .. 12
Bảng 2.3. Đặc trưng của ảnh vệ tinh Landsat 8.................................................................. 14
Bảng 2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 16
Bảng 2.5. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................... 19
Bảng 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 25
Bảng 3.2. Thông số thống kê kênh 10 cho bức xạ phổ ...................................................... 26
Bảng 3.3. Thông số thống kê kênh 11 cho bức xạ phổ ...................................................... 26
Bảng 3.4. Thông số thống kê kênh 10 cho nhiệt độ sáng ................................................... 26
Bảng 3.5. Thông số thống kê kênh 11 cho nhiệt độ sáng ................................................... 27

Bảng 3.6. Thông số thống kê kênh 4 cho phản xạ phổ....................................................... 27
Bảng 3.7. Thông số thống kê kênh 5 cho phản xạ phổ....................................................... 27
Bảng 3.8. Bước sóng trung tâm của kênh phát ra bức xạ ................................................... 32
Bảng 3.9. Tổ hợp diễn biến nhiệt độ bề mặt đất giai đoạn 2013- 2017 ............................. 32
Bảng 4.1. Hình ảnh thực tế xu thế giảm liên tục và tăng liên tục của nhiệt độ bề mặt đất
giai đoạn 2013- 2017 .......................................................................................................... 55

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 5
Hình 2.2. Dải hấp thụ bởi khí, nước và cửa sổ khí quyển trong miền hồng ngoại nhiệt.... 10
Hình 2.3. Đặc điểm phát xạ nhiệt của vật chất ................................................................... 11
Hình 2.4. Tác động của hệ số phát xạ tới nhiệt độ bức xạ được ghi nhận tại bộ cảm biến
(Kuenzer and Dech, 2013) .................................................................................................. 12
Hình 2.5. Quá trình truyền bức xạ trong vùng hồng ngoại (Tang and Li, 2014) ............... 13
Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
Hình 3.2. Ảnh sau khi cắt của năm 2013 (a), 2014 (b), 2015 (c), 2016 (d), 2017 (e) ........ 25
Hình 3.3. Vị trí điểm lấy mẫu đất phủ đầy thực vật (a) và đất trống (b) năm 2013 ........... 28
Hình 3.4. Vị trí điểm lấy mẫu đất phủ đầy thực vật (a) và đất trống (b) năm 2014 ........... 29
Hình 3.5. Vị trí điểm lấy mẫu đất phủ đầy thực vật (a) và đất trống (b) năm 2015 ........... 29
Hình 3.6. Vị trí điểm lấy mẫu đất phủ đầy thực vật (a) và đất trống (b) năm 2016 ........... 30
Hình 3.7. Vị trí điểm lấy mẫu đất phủ đầy thực vật (a) và đất trống (b) năm 2017 ........... 30
Hình 4.1. Bản đồ phân bố chỉ số thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 ................. 34
Hình 4.2. Bản đồ phân bố chỉ số thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 ................. 35
Hình 4.3. Bản đồ phân bố chỉ số thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 ................. 35
Hình 4.4. Bản đồ phân bố chỉ số thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 ................. 36
Hình 4.5. Bản đồ phân bố chỉ số thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 ................. 36
Hình 4.6. Bản đồ phân bố hợp phần thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 ........... 37

Hình 4.7. Bản đồ phân bố hợp phần thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 ........... 38
Hình 4.8. Bản đồ phân bố hợp phần thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 ........... 38
Hình 4.9. Bản đồ phân bố hợp phần thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 ........... 39
Hình 4.10. Bản đồ phân bố hợp phần thực vật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 ......... 39
Hình 4.11. Bản đồ phân bố độ phát xạ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013...................... 40
Hình 4.12. Bản đồ phân bố độ phát xạ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014...................... 41
Hình 4.13. Bản đồ phân bố độ phát xạ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015...................... 41
Hình 4.14. Bản đồ phân bố độ phát xạ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016...................... 42
Hình 4.15. Bản đồ phân bố độ phát xạ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017...................... 42
viii


Hình 4.16. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013........ 45
Hình 4.17. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014........ 46
Hình 4.18. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015........ 47
Hình 4.19. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016........ 48
Hình 4.20. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017........ 49
Hình 4.21. Biểu đồ xu thế khơng rõ rệt nhiệt độ bề mặt đất TP.HCM .............................. 50
Hình 4.22. Biểu đồ xu thế chủ yếu giảm nhiệt độ bề mặt đất TP.HCM ............................ 51
Hình 4.23. Biểu đồ xu thế chủ yếu tăng nhiệt độ bề mặt đất TP.HCM.............................. 51
Hình 4.24. Biểu đồ xu thế giảm liên tục nhiệt độ bề mặt đất TP.HCM ............................. 52
Hình 4.25. Biểu đồ xu thế tăng liên tục nhiệt độ bề mặt đất TP.HCM .............................. 53
Hình 4.26. Bản đồ diễn biến nhiệt độ bề mặt đất Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 20132017 .................................................................................................................................... 54

ix


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,01 km2 là trung tâm kinh tế, văn hóadu lịch, giáo dục- khoa học kỹ thuật- y tế lớn của cả nước, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các

con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực
Đông Nam Á, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế
(Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2011a). Đây là thành phố tập trung đông dân
cư nhất cả nước với mật độ dân số trung bình năm 2015 là 3.397 người/km2 (Cục Thống
kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2016). Q trình đơ thị hóa trên địa bàn thành phố diễn ra
mạnh mẽ biểu hiện qua sự mở rộng diện tích đất đơ thị và sự gia tăng dân số thành thị. Cụ
thể trong giai đoạn 2011- 2015, diện tích đất đơ thị tăng từ 55.499 ha lên 67.101 ha
(Chính phủ, 2014); dân số thành thị tăng từ 6.295.286 người lên 6.730.676 người (Cục
Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2016). Hệ quả của đơ thị hóa tại Thành phố Hồ Chí
Minh làm thay đổi cấu trúc bề mặt, kéo theo ảnh hưởng đến khí hậu nói chung và nhiệt độ
bề mặt đất nói riêng.
Khí hậu hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại bởi những tác
động tích cực cũng như tiêu cực của nó đến hệ sinh thái tự nhiên và con người. Nghiên
cứu sự thay đổi các yếu tố khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, là cơ sở để cảnh báo những ảnh
hưởng đến hệ sinh thái, quần xã, quần thể, loài, bởi lẽ một đơn vị của hệ sinh thái có một
ngưỡng nhiệt nhất định, nếu có những thay đổi bất thường sẽ dẫn đến xáo trộn nhất định,
gây nguy cơ mất cân bằng và bị hủy diệt (Võ Văn Trí và cộng sự, 2015). Dựa trên số liệu
quan trắc nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm Tân Sơn Hòa trong năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015 lần lượt là 28,1oC, 28,6oC, 28,4oC, 28,4oC, 28,7oC (Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016), có thể thấy nhiệt độ khơng khí của thành phố có xu
hướng gia tăng.
Nhiệt độ bề mặt đất được tính từ ảnh vệ tinh là yếu tố chỉ thị quan trọng về sự cân
bằng năng lượng ở bề mặt Trái đất (Trần Thị Vân và cộng sự, 2009), nó phản ánh tình
trạng nhiệt độ tại một khu vực. Tuy nhiên trong thực tế, quá trình trao đổi nhiệt diễn ra
suốt ngày đêm. Vào ban ngày, mặt đất nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời nên
1


nhiệt độ tăng cao. Còn vào ban đêm, mặt đất bức xạ mạnh, mặt đất mất nhiệt dần dần và
có nhiệt độ bề mặt thấp (Đoàn Văn Điếm và cộng sự, 2008).

Cho tới nay, với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, kỹ thuật viễn thám
đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình trong các ứng dụng về quản lý tài nguyên thiên
nhiên và giám sát môi trường. Dữ liệu viễn thám đa thời gian ghi nhận trên các bước sóng
khác nhau đã trở thành một kho dữ liệu quan trọng để đánh giá tác động môi trường, đánh
giá chất lượng nước, trữ lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như những diễn biến
hiện trạng bề mặt đất. Nếu như dữ liệu được ghi nhận ở bước sóng vùng ánh sáng khả
kiến trong viễn thám quang học và bước sóng siêu cao tần trong viễn thám radar phục vụ
cho những ứng dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hay giám sát tài nguyên mơi
trường…thì dữ liệu được ghi nhận trong vùng hồng ngoại, nhất là hồng ngoại nhiệt là cơ
sở quan trọng để tính tốn nhiệt độ bề mặt đất (Phạm Thế Hùng và Nguyễn Thành Được,
2010). Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tính nhiệt độ bề mặt đất sử dụng kênh
hồng ngoại nhiệt từ các dữ liệu khác nhau như nghiên cứu về sự thu hồi nhiệt độ trên cơ
sở dữ liệu viễn thám của Sun et al., (2005) tại phía Bắc Trung Quốc sử dụng ảnh vệ tinh
MODIS; hay nghiên cứu về ước tính nhiệt độ bề mặt đất của Rajeshwari and Mani (2014)
tại huyện Dindigul thuộc Ấn Độ sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8. Tại Việt Nam, những
năm gần đây một số nghiên cứu sử dụng ảnh hồng ngoại nhiệt đã được thực hiện như
nghiên cứu biến đổi nhiệt độ đô thị dưới tác động của q trình đơ thị hóa bằng phương
pháp viễn thám và GIS, trường hợp khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Trần Thị Vân
(2011) sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 5- TM, Landsat 7- ETM+, ASTER, hay nghiên cứu
theo dõi nhiệt độ bề mặt đất và tình hình khơ hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long của
Huỳnh Thị Thu Hương và cộng sự (2012) sử dụng ảnh vệ tinh MODIS. Điều đó chứng tỏ
rằng phương pháp viễn thám ngày càng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu
nhiệt độ bề mặt đất.
Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “Phân tích diễn biến nhiệt độ bề mặt đất tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013- 2017” đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là ứng dụng công nghệ viễn thám phân tích diễn biến
nhiệt độ bề mặt đất tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
2





Trích xuất nhiệt độ bề mặt đất tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên ảnh vệ tinh

Landsat 8 qua từng năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017,


Phân tích diễn biến nhiệt độ bề mặt đất cho Thành phố Hồ Chí Minh trong giai

đoạn 2013- 2017.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhiệt độ bề mặt đất.
Phạm vi nghiên cứu: các quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngoại
trừ huyện Cần Giờ.

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về nhiệt độ bề mặt đất
Nhiệt độ bề mặt đất là nhiệt độ bề mặt trung bình bức xạ của một khu vực (Nguyễn
Thị Quỳnh Trang, 2013). Nhiệt độ bề mặt đất là một trong các chỉ số vật lý về quá trình
cân bằng năng lượng trên bề mặt Trái đất, là yếu tố cơ bản, quyết định các hiện tượng
nhiệt trên mặt đất. Nhiệt độ bề mặt đất được đo ngay tại bề mặt đất (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2012), đơn vị đo là °C.
Nhiệt độ bề mặt đất bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khả năng của bề mặt phát ra bức xạ,
tức là độ phát xạ bề mặt. Vì vậy, biết rõ độ phát xạ bề mặt là điều quyết định ước tính cân
bằng bức xạ trên bề mặt Trái đất. Bức xạ nhiệt từ bất kì bề mặt nào đều phụ thuộc vào 2
yếu tố (Trần Thị Vân và cộng sự, 2009): (1) Nhiệt độ bề mặt: là chỉ thị của tình trạng

nhiệt động lực gây nên bởi cân bằng nhiệt của các thơng lượng giữa khí quyển, bề mặt và
lớp đất mặt phụ; (2) Độ phát xạ bề mặt: là hiệu suất của bề mặt để truyền dẫn năng lượng
bức xạ được sinh ra trong đất đi vào khí quyển. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào thành
phần, độ nhám bề mặt và các tham số vật lý của bề mặt như độ ẩm đất.
2.2. Tổng quan về địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Vị trí địa lí
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý 10°10- 10°38 vĩ độ Bắc và 106°22106°54 kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông
và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
2011a).
Về hành chính, Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11, 12, Thủ Đức, Gị Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Tân và
5 huyện: Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ (Ủy ban Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, 2011a).

4


Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và
đồng bằng sơng Cửu Long. Địa hình tổng qt có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Đơng sang Tây. Có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình như sau (Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh, 2011b):


Vùng cao nằm ở phía Bắc và Đơng Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc

huyện Củ Chi và Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng,

độ cao trung bình 10- 25 m và xen kẽ có những đồi gị độ cao cao nhất tới 32 m, như
đồi Long Bình (quận 9).


Vùng thấp trũng ở phía Nam- Tây Nam và Đơng Nam thành phố (thuộc các

quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình trên dưới 1 m và cao nhất là 2 m, thấp nhất 0,5 m.

5




Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội

thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Mơn. Vùng
này có độ cao trung bình 5- 10 m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh khơng phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.2.2.2. Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo. Cũng như các tỉnh
ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu khu vực là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai
mùa mưa- khơ rõ ràng nên tác động đến môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều
năm của trạm Tân Sơn Hồ, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu, cho thấy những đặc trưng
khí hậu như sau (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2011b):


Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm²/năm. Số giờ nắng


trung bình/tháng 160- 270 giờ. Nhiệt độ khơng khí trung bình 27°C. Nhiệt độ tối cao
40°C, nhiệt độ tối thấp là 13,8°C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4
(28,8°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1
(25,7°C). Hằng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25- 28°C. Điều kiện
nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi
đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ
chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường đơ thị.


Lượng mưa cao, bình qn/năm 1.949 mm. Năm cao nhất là 2.718 mm (năm

1908) và năm nhỏ nhất là 1.392 mm (năm 1958). Số ngày mưa trung bình/năm là
159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, trong đó 2 tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3
mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng
mưa phân bố khơng đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam- Đông Bắc.
Đại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao
hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.

6




Độ ẩm tương đối của khơng khí bình qn/năm 79,5%, bình quân mùa mưa

80% và trị số cao tuyệt đối đến 100%, bình qn mùa khơ 74,5% và mức thấp tuyệt
đối xuống tới 20%.



Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và

chủ yếu là gió mùa Tây- Tây Nam và Bắc- Đơng Bắc. Gió mùa Tây- Tây Nam thổi
vào từ Ấn Độ Dương theo mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung
bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió BắcĐông Bắc thổi từ biển Đông vào theo mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc
độ trung bình 2,4 m/s. Ngồi ra có gió tín phong, hướng Nam- Đông Nam, khoảng
từ tháng 3 đến tháng 5, tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản Thành phố Hồ Chí
Minh thuộc vùng khơng có bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng EL- Nino
gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng nhẹ.
2.2.2.3. Thủy văn
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai- Sài Gịn, Thành phố Hồ Chí Minh có
hệ thống sơng ngịi kênh rạch rất phát triển, cụ thể (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, 2011b):


Sơng Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Đà Lạt) và hợp lưu bởi

nhiều sông khác như sông La Ngà, sông Bé nên có lưu vực lớn, khoảng 45 nghìn
km², là nguồn nước ngọt chính của Thành phố Hồ Chí Minh.


Sơng Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành

phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố 80 km. Hệ thống các
chi lưu của sơng Sài Gịn có rất nhiều và có lưu lượng trung bình khoảng 54 m³/s.


Bề rộng của sơng Sài Gịn tại thành phố thay đổi từ 225 m đến 370 m và độ sâu


tới 20 m. Ngồi các sơng chính kể ra, thành phố cịn có hệ thống kênh rạch chằng
chịt, như hệ thống sơng Sài Gịn có các rạch Láng The, Bàu Nơng, rạch Tra, Bến
Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc- Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gố,
Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Đơi và phần phía Nam thành phố thuộc địa bàn các huyện
Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc, cùng với hệ thống kênh cấp 3- 4 của
kênh Đông- Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho
việc tưới tiêu được hiệu quả, giao lưu thuận lợi và dần dần từng bước thực hiệc các
7


dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông
nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đơ thị lớn.


Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung khá phong phú tập trung ở

vùng nửa phần phía Bắc- trên trầm tích Pleieixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam
Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)- trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường
bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Đại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm
rất đáng kể nhưng chất lượng nước không tốt. Khu vực các quận huyện 12, Hóc
Mơn và Củ Chi có lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt. Đây là
nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố.
Nhìn chung, hầu hết các địa phận Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng của
dao động triều bán nhật của biển Đông. Mỗi ngày nước lên xuống hai lần, theo đó thủy
triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố gây nên tác động không nhỏ đối
với sản xuất nơng nghiệp và hạn chế việc tiêu thốt nước ở khu vực nội thành. Từ khi có
cơng trình thủy lợi Trị An và Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển
sang chế độ chảy điều tiết nên môi trường hạ lưu từ Bắc Nhà Bè trở lên chịu ảnh hưởng
của thượng nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dịng chảy
vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3- 6 lần so với

tự nhiên. Vào mùa mưa lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ làm giảm thiểu khả năng
úng lụt đối với những vùng trũng thấp, nhưng ngược lại nước mặn lại xâm nhập vào sâu
hơn. Tuy nhiên nhìn chung đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng mùa vụ
canh tác. Ngoài ra việc phát triển hệ thống kênh mương đã có tác động nâng cao mực
nước ngầm lên tầm 2- 3 m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của thành phố (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2011b).
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Cơ cấu kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm
kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là nơi hoạt động kinh tế năng nổ
nhất, đi đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP là 12,2%,
phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp lớn cho cả nước. Tỷ
trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 tỷ trọng GDP của cả nước. Thành phố là hạt nhân
8


trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức
đóng góp GDP là 66,1% trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đạt mức 30% trong
tổng GDP cả khu vực Nam Bộ (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2011a).
Kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2005, năng suất lao động bình qn tồn
nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu đồng/người/năm, trong đó nơng nghiệp đạt 13,66
triệu đồng (bằng 21,5% năng suất lao động bình quân tồn nền kinh tế), cơng nghiệp- xây
dựng đạt 67,05 triệu đồng (bằng 105,4%), dịch vụ đạt 66,12 triệu đồng (bằng 103,12%)
(Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2011a).
2.2.3.2. Dân số- lao động
Tổng số dân của thành phố khoảng 8.247.829 người, mật độ dân số 3.937 người/km²
(Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2016). Trong đó dân số phân theo giới tính nam
là 3.948.506 người, nữ là 4.299.323 người, dân số phân theo thành thị là 6.730.676 người,
nông thơn là 1.517.153 người.
2.2.4. Tình hình sử dụng đất

Tình hình sử dụng đất thời kì 2011- 2015 tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được
thống kê cụ thể qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất 2011- 2015
Đơn vị: ha
STT
1

Chỉ tiêu
Đất nông nghiệp

2

Đất phi nông
nghiệp
Đất chưa sử dụng
Đất đô thị
Đất khu bảo tồn
thiên nhiên
Đất khu du lịch

3
4
5
6

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
117.625
111.248
108.420
105.396

95.297
91.350

97.773

100.652

103.752

113.938

580
55.499
35.000

534
57.156
35.000

483
60.471
35.000

407
63.786
35.000

335
67.101
35.000


2.265

2.326

2.448

2.570
2.692
(Chính phủ, 2014)

Từ Bảng 2.1, cho thấy năm 2011 diện tích đất nơng nghiệp chiếm diện tích lớn nhất
117.625 ha, tiếp theo là diện tích đất phi nơng nghiệp 91.350 ha, đất chưa sử dụng chiếm
diện tích ít nhất 580 ha. Năm 2015, diện tích đất phi nơng nghiệp chiếm diện tích lớn nhất
113.038 ha, tiếp theo là đất nông nghiệp 95,297 ha, đất chưa sử dụng chiếm ít nhất 335
ha. Điều đó chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ đơ thị hóa nhanh đã dẫn tới sự
9


chuyển đổi các loại hình sử dụng đất, diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm rõ
rệt do chuyển đổi sang diện tích đất phi nơng nghiệp, đất đô thị và đất khu du lịch.
2.3. Viễn thám hồng ngoại nhiệt
2.3.1. Khái niệm
Phương pháp viễn thám hồng ngoại nhiệt là phương pháp ghi nhận các bức xạ nhiệt
ở dải sóng hồng ngoại nhiệt 3- 14 µm (Kuenzer and Dech, 2013).
2.3.2. Nguyên lý bức xạ nhiệt của vật chất
Bức xạ mặt trời đi qua khí quyển ảnh hưởng lên các điều kiện khí tượng bằng cách
truyền năng lượng vào khơng khí và Trái đất. Năng lượng bức xạ Trái đất là hàm số của
hai thông số: nhiệt độ và độ phát xạ. Vật đen được dùng để nghiên cứu bức xạ. Đó là một
vật lý tưởng hấp thụ hồn tồn và phát xạ tồn bộ năng lượng đạt tới nó. Thực tế chỉ tồn

tại vật thể tự nhiên (vật xám) với khả năng phát xạ của vật thể tự nhiên có giá trị trong
khoảng 0- 1. Nếu vật đen và vật tự nhiên có cùng nhiệt độ bề mặt thì vật tự nhiên phát xạ
kém hơn vật đen (Trần Thị Vân và cộng sự, 2009).
Liên quan đến việc chọn kênh phổ trong nghiên cứu bức xạ nhiệt của các đối tượng
mặt đất, cần thiết phải xem xét đến cường độ bức xạ và cửa sổ khí quyển. Viễn thám hồng
ngoại nhiệt thu nhận dữ liệu trong 2 cửa sổ 3- 5 µm và 8- 14 µm. Cửa sổ khí quyển tốt
nhất là 8- 14 µm đặc biệt dải bước sóng 10,5- 12,5 µm do có sự hấp thụ vật chất của khí
quyển là thấp nhất (Trần Thị Vân và cộng sự, 2009).

Hình 2.2. Dải hấp thụ bởi khí, nước và cửa sổ khí quyển trong miền hồng ngoại nhiệt
(Kuenzer and Dech, 2013)

10


Hình 2.3. Đặc điểm phát xạ nhiệt của vật chất (Kuenzer and Dech, 2013)
Nhiệt độ bức xạ của một đối tượng được tính theo hệ số phát xạ của đối tượng đó
trong cùng nhiệt độ bức xạ của vật đen theo định luật Kirchhoff’s (Kuenzer and Dech,
2013):
T(rad) = ε(1/4)* T(kin)
(2.1)
K
Trong đó: T(rad) là nhiệt độ bức xạ của đối tượng ( ); ε là hệ số phát xạ; T(kin) là nhiệt
độ của vật đen (K).
Hệ số phát xạ ε có ảnh hưởng rất lớn trong việc xác định nhiệt độ bức xạ của một
đối tượng. Theo đó, hệ số phát xạ được định nghĩa là tỉ số giữa năng lượng phát xạ từ bề
mặt tự nhiên trên năng lượng phát xạ từ vật thể đen ở cùng bước sóng và nhiệt độ (Trần
Thị Vân và cộng sự, 2009). Trong cùng điều kiện nhiệt độ động học, nếu đối tượng nào
có hệ số phát xạ lớn hơn thì nhiệt độ bức xạ của đối tượng đó lớn hơn (xem Hình 2.4).


11


Hình 2.4. Tác động của hệ số phát xạ tới nhiệt độ bức xạ được ghi nhận tại bộ
cảm biến (Kuenzer and Dech, 2013)
Sự khác biệt về hệ số phát xạ giữa các bề mặt khác nhau được thể hiện như Bảng
2.2.
Bảng 2.2. Sự phát xạ của một số đối tượng tự nhiên điển hình trong dải sóng 8- 14 µm
Vật chất

Giá trị

Carbon

0,98- 0,99

Nước

0,98

Cây lá khỏe mạnh

0,96- 0,99

Cây lá khô

0,88- 0,94

Nhựa đường


0,96

Đá Bazan

0,92

Gỗ

0,87
(Kuenzer and Dech, 2013)

2.3.3. Các ảnh hưởng của khí quyển đến việc quét tạo ảnh hồng ngoại
Khí quyển có ảnh hưởng đến q trình thu nhận tính hiệu bức xạ nhiệt. Các tín hiệu
nhiệt thu được phụ thuộc vào ảnh hưởng mạnh hay yếu của khí quyển, cụ thể là tỷ lệ giữa
các thành phần: hấp thụ và truyền qua.
12


Do ảnh hưởng của các vật chất trong khí quyển mà nó có thể hấp thụ bớt một phần
tín hiệu truyền từ đối tượng đến mặt đất, trước khi các tín hiệu đó tới được bộ cảm biến.
Ngược lại, chúng cũng có thể phát ra tín hiệu bức xạ về nhiệt của chính mình rồi bổ sung
vào các tín hiệu truyền tới bộ cảm biến. Do đó, trong thực tế do ảnh hưởng của khí quyển
mà nhiều đối tượng có nhiệt độ lạnh hơn hoặc ấm hơn so với nhiệt độ thực của chúng, dẫn
đến sai lệch thông tin (Nguyễn Ngọc Thạch, 2005).
Các quá trình truyền bức xạ trong vùng hồng ngoại bao gồm: (1) Năng lượng bức xạ
của khí quyển bị phản xạ bởi bề mặt và khúc xạ bởi khí quyển đến bộ cảm; (2) Sự tán xạ
năng lượng bức xạ mặt trời đến bộ cảm; (3) Sự tán xạ năng lượng bức xạ mặt trời bị phản
xạ bởi bề mặt đến bộ cảm; (4) Năng lượng bức xạ của khí quyển bị phản xạ bởi bề mặt
lên thẳng đến bộ cảm; (5) Năng lượng bức xạ phát ra trực tiếp bởi bề mặt đến bộ cảm; (6)
Năng lượng bức xạ mặt trời bị phản xạ bởi bề mặt đến bộ cảm.


Hình 2.5. Quá trình truyền bức xạ trong vùng hồng ngoại (Tang and Li, 2014)
2.4. Vệ tinh Landsat 8
2.4.1. Một số đặc trưng cơ bản của Landsat 8
Landsat 8 là vệ tinh được Mỹ phóng thành cơng lên quỹ đạo vào ngày 11/02/2013
nhằm cung cấp những thông tin quan trọng để theo dõi, quản lý, khám phá, quan sát bề

13


mặt của Trái đất, với các đặc điểm sau (Department of the Interior U.S. Geological
Survey, 2016):


Dữ liệu liên tục



Giám sát tồn cầu



Cung cấp dữ liệu miễn phí



Hiệu chỉnh hình học và hiệu chỉnh bức xạ




Đáp ứng được nhu cầu sản phẩm đặt hàng

Bảng 2.3. Đặc trưng của ảnh vệ tinh Landsat 8
Đặc điểm

Bộ cảm

Kênh

Bước sóng

Độ phân giải

(µm)

khơng gian (m)

Quỹ đạo: Đồng OLI (thu nhận 1- Coastal/Aerosol

0,435- 0,451

30

trời ảnh mặt đất) và 2- Blue

0,452- 0,512

30

0,533- 0,590


30

4- Red

0,636- 0,673

30

Góc nghiêng:

5- NIR

0,851- 0,879

30

98,2o

6- SWIR 1

1,566- 1,651

30

7- SWIR 2

2,107- 2,294

30


8- Pan

0,503- 0,676

15

9- Cirrus

1,363- 1,384

30

10- TIR 1

10,60- 11,19

100

11- TIR 2

11,50- 12,51

100

bộ

mặt

Độ cao: 705 TIRS

km

(hồng 3- Green

ngoại nhiệt)

Chu kì: 16
ngày

(Department of the Interior U.S. Geological Survey, 2016)
2.4.2. Quy trình trích xuất nhiệt độ bề mặt đất trên Landsat 8
Để phục vụ cho việc tính tốn nhiệt độ bề mặt đất, kênh nhìn thấy, cận hồng ngoại
và hồng ngoại nhiệt được sử dụng trên ảnh Landsat 8. Theo đó, quy trình trích xuất nhiệt
độ bề mặt đất được mơ tả như Hình 2.6, cụ thể như sau:
 Sử dụng kênh hồng ngoại nhiệt (kênh 10 và kênh 11) xác định bức xạ phổ,
 Xác định nhiệt độ sáng từ bức xạ phổ,

14


×