Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động rừng huyện duyên hải, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG GIS VÀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
RỪNG HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH

Họ và tên sinh viên: HỒ NGỌC HIẾU NHƠN
Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý
Niên khóa: 2013 – 2017

Tháng 6/2017


ỨNG DỤNG GIS VÀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
RỪNG HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH

Tác giả
HỒ NGỌC HIẾU NHƠN

Tiểu luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kĩ sƣ ngành Hệ thống Thông tin Địa lý

Giáo viên hƣớng dẫn:
TS. Trần Thống Nhất

Tháng 6 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến cha mẹ của em bậc sinh thành đã


nuôi dƣỡng và luôn ủng hộ tinh thần và cũng nhƣ vật chất cho em trong suốt khoảng thời
gian học tập tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, em xin chân thành
cảm ơn Thầy T.S Trần Thống Nhất, Phó Trƣởng Khoa Hệ Thống Thông Tin Và Viễn
Thám, Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Thành Phố Hồ Chí Minh, ngƣời đã
hƣớng dẫn, góp ý để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin cám ơn thầy
PGS.TS Nguyễn Kim Lợi cùng các thầy cô trong bộ môn Hệ thống Thông tin Địa lý và
Tài nguyên cũng nhƣ toàn thể quý thầy cô trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình chỉ dạy em trong suốt những năm qua. Em chân thành cám ơn các anh
chị trong Bộ môn Hệ thống Thông tin Địa lý và Tài nguyên, các bạn trong tập thể lớp
DH13GI luôn tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt những năm qua.

Hồ Ngọc Hiếu Nhơn
Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên
Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 093 999 68 56
Email:

i


TÓM TẮT
Tiểu luận tốt nghiệp mang tên “Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá
biến động rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh ” đã đƣợc thực hiện trong khoảng thời
gian từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng là công nghệ viễn
thám kết hợp với ứng dụng GIS. Nội dung đề tài quan tâm về các vấn đề:
- Nghiên cứu về lý thuyết của các loại thực phủ, viễn thám và GIS.
- Thu thập các dữ liệu thực địa, ảnh vệ tinh, các số liệu báo cáo, thống kê.
- Nghiên cứu tổng quan phƣơng pháp viễn thám trong nghiên cứu biến động lớp phủ
mặt đất.
- Nghiên cứu cơ sở phản xạ của các đối tƣợng.

- Xử lý dữ liệu trên máy tính kết hợp điều tra thực địa.
- Kết luận về kết quả đạt đƣợc và đánh giá phƣơng pháp thực hiện.
Sau quá trình thực hiện, đề tài đã thu đƣợc một số kết quả sau:
- Bản đồ phân loại rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh năm 1995.
- Bản đồ phân loại rừnghuyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh năm 2014.
- Bản đồ biến động rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn năm 1995- 2015.
Với những kết quả đã đạt đƣợc, có thể nhận thấy việc ứng dụng công nghệ viễn
thám trong nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất là phƣơng pháp đem lại hiệu quả cao,
rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i
TÓM TẮT.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................vii
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 1
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................... 2
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 2
2.1. Giới thiệu về vệ tinh Landsat ........................................................................................ 2
2.1.1. Giới thiệu về vệ tinh Landsat 5 .............................................................................. 2
2.1.2. Giới thiệu về vệ tinh Landsat 8 .............................................................................. 3
2.2. Các khái niệm khác ....................................................................................................... 4

2.2.1. Khái niệm về lớp phủ ............................................................................................. 4
2.2.2. Khái niệm chung về lớp phủ mặt đất và biến động lớp phủ .................................. 4
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 5
2.3.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................................ 5
2.3.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 6
2.3.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ...................................................................................... 11
2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.............................................. 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................... 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 14
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 15
iii


3.1. Phƣơng pháp ................................................................................................................ 15
3.2. Dữ liệu ......................................................................................................................... 16
3.2.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh ............................................................................................... 16
3.2.2. Dữ liệu GIS .......................................................................................................... 17
3.2.3. Dữ liệu thực địa .................................................................................................... 17
3.3. Phân tích ảnh và nắn chỉnh tọa độ ............................................................................... 21
3.4. Cắt ranh giới vùng nghiên cứu .................................................................................... 21
3.5. Lựa chọn đối tƣợng và chọn mẫu huấn luyện ............................................................. 21
3.5.1. Lựa chọn đối tƣợng .............................................................................................. 21
3.5.2. Chọn mẫu huấn luyện........................................................................................... 22
3.6. Lựa chọn phƣơng pháp phân loại ................................................................................ 24
3.7. Đánh giá độ chính xác, tính chỉ số Kappa ................................................................... 26
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................... 27
4.1. Kết quả tính toán chỉ số thực vật ................................................................................. 27
4.2. Bản đồ phân loại rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh năm 1995 ............................ 28
4.3. Bản đồ phân loại rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh năm 2014 ............................ 29
4.4. Kết quả đánh giá độ chính xác và thống kê biến động ................................................ 29

4.5. Bản đồ biến động rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995- 2014 ......... 31
4.6. Thảo luận ..................................................................................................................... 31
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................... 33
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 33
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 34

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐPGKG: Độ phân giải không gian
FAO: Food and Agriculture Organization
GIS: Geographycal Information System
GPS: Global Position System
MLC: Maximum Likelihood Classifier
NDVI: Normalized Difference Vegetation Index

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.4 Bản đồ vị trí địa lý huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh……………………………. 5
Hình 2.5 Bản đồ địa hình huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh……………………………….. 6
Hình 3.1 Sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………….......15
Hình 3.2: Các điểm mẫu khảo sát thực địa………………………………………………. 17
Hình 4.1: Bản đồ phân loại rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh năm 1995…………... 28
Hình 4.2: Bản đồ phân loại rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh 2014………………... 29
Hình 4.3 Bản đồ biến động rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995- 2014 31


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nguyên lý hoạt động……………………………………………………………3
Bảng 2.3: Đơn vị hành chính và diện tích theo địa giới…………………………………...5
Bảng 3.1: Sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 15
Bảng 3.2: Các điểm mẫu khảo sát thực địa ........................................................................ 17
Bảng 3.3: Phƣơng pháp phân loại gân đúng nhất .............................................................. 25
Bảng 4.3: Kết quả tính toán chỉ số thực vật của huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh ............. 27

vii


CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh có 55 km bờ biển và 12 km bờ cửa sông,
2.640 ha sông, rạch và hơn 100 ha đất ven biển. Theo báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng Trà Vinh giai đoạn 2011- 2020 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 2343/QĐUBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Trà Vinh cho thấy tổng diện tích đất quy hoạch
lâm nghiệp là 1.342 ha (huyện Châu Thành: 1.388 ha, huyện Cầu Ngang: 1.045 ha, huyện
Duyên Hải: 16.909 ha). Với bờ biển dài 55km và diện tích rừng ở huyện Duyên Hải tỉnh
Trà Vinh chiếm diện tích lớn nhất toàn tỉnh. Trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều nguy
cơ làm giảm diện tích đất rừng trên địa bàn huyện Duyên Hải, trong đó có nguyên nhân
do ảnh hƣởng của BĐKH mà đặc biệt là hiện tƣợng mực nƣớc biển dâng.
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ viễn thám đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực từ khí tƣợng – thủy văn, địa chất, môi trƣờng cho đến nông – lâm – ngƣ
nghiệp,… Trong đó việc theo dõi biến động các loại lớp phủ mặt đất với kết quả mang lại
có độ chính xác khá cao bằng việc ứng dụng công nghệ viễn thám, từ đó có thể giúp cho
các nhà quản lý có thêm nguồn tƣ liệu để giám sát việc biến động sử dụng đất. Chính vì
vậy xuất phát từ lý do trên đề tài “Ứng dụng Gis và Viễn Thám Đánh Giá Biến Động

Rừng huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh” đƣợc thực hiện. Từ kết quả của nghiên cứu này có
thể đƣợc sử dụng hỗ trợ cho công tác quy hoạch sử dụng đất rừng cũng nhƣ kế hoạch sử
dụng một cách hợp lý hơn, đồng thời là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng kế
hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Trà Vinh trong những năm tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Thành lập bản đồ biến động rừng huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 1995-2014 trên công nghệ viễn thám, với mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Thành lập bản đồ phân loại rừng năm 1995.
- Thành lập bản đồ phân loại rừng năm 2014.
- Thành lập bản đồ bản đồ biến động rừng giai đoạn 1995- 2014.

1


1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu về đối tƣợng là rừng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về vệ tinh Landsat
2.1.1. Giới thiệu về vệ tinh Landsat 5
Ảnh Landsat 5 gồm 6 kênh phổ nằm trên dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại với độ
phân giải không gian 30mx30m và một giải phổ hồng ngoại nhiệt ở kênh 6, độ phân giải
120mx120m để đo nhiệt độ bề mặt. Kênh hồng ngoại nhiệt (Thermal) có độ phân giải cao
hơn (60mx60m) và có thêm kênh toàn sắc (Pan) với độ phân giải không gian là
15mx15m.
Ảnh Landsat 5 đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu của nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu
hiện trạng đến giám sát biến động và đƣợc sử dụng phổ biến nhất, với giá thành thấp,

dƣới đây đề tài thống kê những ứng dụng chính của ảnh Landsat 5 trong nghiên cứu:
- Kênh phổ xanh lam (0,45μm -0,52μm) đƣợc ứng dụng nghiên cứu đƣờng bờ, phân
biệt thực vật và đất, lập bản đồ về rừng và xác định các đối tƣợng khác.
- Kênh phổ xanh lục (0,52μm -0,60μm), đƣợc dùng để đo phản xạ cực đại phổ lục
của thực vật, xác định trạng thái thực vật, xác định các đối tƣợng khác.
- Kênh phổ đỏ (0,63μm -0,69μm), dùng xác định vùng hấp thụ chlorophyl giúp phân
loại thực vật, xác định các đối tƣợng khác.
- Kênh phổ cận hồng ngoại (0,76μm -0,90μm), dùng xác định các kiểu thực vật,
trạng thái và sinh khối, độ ẩm của đất.

2


- Kênh hồng ngoại sóng ngắn (1,55-1,75μm; 2,08-2,35μm), đƣợc sử dụng để xác
định độ ẩm của thực vật và đất, nghiên cứu về đá khoáng, tách tuyết và mây.
- Kênh hồng ngoại nhiệt (10,4μm -12,5μm), đƣợc dùng để xác định thời điểm thực
vật bị sốc, độ ẩm của đất và thành lập bản đồ nhiệt.
- Kênh toàn sắc 0,52-0,9: vói độ phân giải thấp và giải phổ liên tục, ảnh của kênh
này đƣợc sử dụng để chồng ghép với các kênh ảnh khác, từ đó đo vẽ chính xác các đối
tƣợng.
Bảng 2.1: Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat 5
Kênh ảnh

Bƣớc sóng( µm) Độ phân giải
(m)
0.450 - 0.515
30
0.525 - 0.600
30
0.630 - 0.680

30
0.760 - 0.90
30

Kênh 1- Xanh nƣớc biển (blue)
Kênh 2- Xanh lục (green)
Kênh 3- Đỏ (red)
Kênh 4- Cận hồng ngoại (NearInfrared)
Kênh 5- Sóng ngắn hồng ngoại
(SWIR 1)
Kênh 7- Nhiệt hồng ngoại
(TIRS 1)
Kênh 8- Sóng ngắn hồng ngoại
(SWIR 2)

1.550 - 1.75

30

10.4 12.5

120

2.100 - 2.300

30

2.1.2. Giới thiệu về vệ tinh Landsat 8
Landsat 8 mang theo 2 bộ cảm: bộ thu nhận ảnh mặt đất (OLI - Operational Land
Imager) và bộ cảm biến hồng ngoại nhiệt (TIRS - Thermal Infrared Sensor). Những bộ

cảm này đƣợc thiết kế để cải thiện hiệu suất và độ tin cậy cao hơn so với các bộ cảm
Landsat trƣớc.
So với Landsat 7, Landsat 8 có cùng độ rộng dải chụp, cùng độ phân giải ảnh và chu
kỳ lặp lại (16 ngày). Tuy nhiên, ngoài các dải phổ tƣơng tự Landsat 7, bộ cảm OLI thu
nhận thêm dữ liệu ở 2 dải phổ mới nhằm phục vụ quan sát mây ti và quan sát chất lƣợng
nƣớc ở các hồ và đại dƣơng nƣớc nông ven biển cũng nhƣ sol khí. Bộ cảm TIRs thu nhận
dữ liệu ở 2 dải phổ hồng ngoại nhiệt, phục vụ theo dõi tiêu thụ nƣớc, đặc biệt ở những
vùng khô cằn thuộc miền tây nƣớc Mỹ.

3


2.2. Các khái niệm khác
2.2.1. Khái niệm về lớp phủ
Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát đƣợc khi nhìn từ mặt đất hoặc thông
qua vệ tinh viễn thám, bao gồm thực vật (mọc tự nhiên hoặc đƣợc trồng cấy) và các cơ sở
xây dựng của con ngƣời (nhà cửa, đƣờng sá…) bao phủ bề mặt mặt đất. Nƣớc, băng, đá lộ
hay các dải cát cũng đƣợc coi là lớp phủ mặt đất.
Lớp phủ là một phần của lớp phủ bề mặt nói chung, chủ yếu là cây rừng sinh trƣởng
trên một khoảng đất đai nhất định bao gồm các đặc điểm sau: Nguồn gốc, trƣởng thành,
mật độ, tầng thứ, độ tán che, độ che phủ, chiều cao trung bình, đƣờng kính bình quân,
tổng thiết diện ngay, độ dày của rừng, tăng tƣởng, trữ lƣợng cấp đất, diện tích, biến động.
2.2.2. Khái niệm chung về lớp phủ mặt đất và biến động lớp phủ
Theo FAO (1998): Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát đƣợc khi nhìn từ
mặt đất hoặc thông qua vệ tinh viễn thám, bao gồm thực vật (mọc tự nhiên hoặc đƣợc
trồng cấy) và các cơ sở xây dựng của con ngƣời (nhà cửa, đƣờng sá…) bao phủ bề mặt
mặt đất. Nƣớc, băng, đá lộ hay các dải cát cũng đƣợc coi là lớp phủ mặt đất.
Biến động lớp phủ mặt đất là sự thay đổi về hiện trạng lớp phủ mặt đất thể hiện qua
hai thời điểm khác nhau.


4


2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý:

Hình 2.4 Bản đồ vị trí địa lý huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh
Huyện Duyên Hải nằm ở tận cùng về phía nam của tỉnh Trà Vinh. Phía Đông: giáp
biển Đông, phía tây: giáp huyện Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng, phía Nam: giáp biển
Đông, phía Bắc: giáp huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú. Tổng diện tích tự nhiên là
385,077 km2 chiếm 16.79% diện tích tự nhiên của tỉnh Trà Vinh. (Nguồn: Chi cục thống
kê huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh)
Bảng 2.3: Đơn vị hành chính và diện tích theo địa giới
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đơn vị hành chính
Toàn huyện
Thị trấn Duyên Hải
Xã Long Toàn
Xã Long Hữu

Xã Ngũ Lạc
Xã Hiệp Thạnh
Xã Long Khánh
Xã Long Vĩnh
Xã Dân Thành
Xã Đông Hải
Xã Trƣờng Long Hòa

Diện tích( km2)

Diện tích(%)

385,077
2,005
51,651
36,610
30,610
22,170
53,213
65,959
41,344
43,850
37,406

100
0,5
13,4
9,6
8,0
5,8

13,8
17,1
10,7
11,4
9,7

Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, 2010

5


2.3.2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Địa hình huyện Duyên Hải mang tính chất đặc thù của vùng đồng bằng ven biển với
những giồng cát hình cánh cung chay song song theo hƣớng bờ biển. Những giồng cát
này tập trung chủ yếu ở phía Bắc của huyện Duyên Hải( Giồng Long Hữu- Ngũ Lạc,
giồng Hiệp Thạnh- Trƣờng Long Hòa, giồng Long Vĩnh.
Do sự phân cắt của các dòng và hệ thống sông rạch chằng chịt đã làm cho địa hình
huyện Duyên Hải trở nên đa dạng và phức tạp.

Hình 2.5 Bản đồ địa hình huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh
Nhìn chung, địa hình Duyên Hải khá thấp và tƣơng đối bằng phẳng, với cao trình
bình quân phổ biến là 0,4 đến 1,2 m.

6


b) Khí hậu
Huyện Duyên Hải chịu ảnh hƣởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang
tính chất hải dƣơng đặc trƣng. Huyên có hai mùa mƣa và mùa khô phân chia rõ rệt. Nhiệt

độ trung bình năm rơi vào khoảng 24- 26oC.
- Năng lƣợng bức xạ trung bình khá lớn từ 5300 -8400 cal/cm2/tháng.
- Độ ẩm không khí trujng bình từ 80- 90%, tăng cao vào các tháng 8,9,10 và thấp ở
các tháng 1,2,3,4.
- Mƣa:
+ Thời gian mƣa từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 10
+ Lƣơng mƣa tƣơng đối thấp: 1.000- 1.200 mm/năm
+ Mƣa phân bố không đều theo thời gian, tập trung vào tháng 8,9.
- Gió: có 2 mùa trong năm
+ Mùa mƣa: gió Tây Nam
+ Mùa khô: gió Đông Bắc, gió Đông Nam
- Lƣơng bốc hơi trung bình từ 3,5- 5,5 mm/ngày
Tóm lại, điều kiện tự nhiên ở huyện Duyên Hải mang lại khá nhiều khó khăn trong
việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất vì do lƣợng mƣa thấp và lƣợng bốc hơi cao, năng
lƣợng bức xạ cao... nên việc cung cấp đủ nƣớc cho canh tác nông nghiệp là vấn đề khó
khăn mà huyện gặp phải.
c) Thổ nhƣỡng
Bảng 2.4 Sự phân bố các nhóm đất huyện Duyên Hải
Các nhóm đất
I.Đất cát giồng
II. Đất phù sa
1. Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát
2. Đất phù sa nhiễm mặn ít
3. Đất phù sa nhiễm mặn trung bình
4. Đất phù sa nhiễm mặn nhiều
III. Đất phèn tiểm tàng
1.Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn trung bình
2. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn nhiều
IV. Đất sông rạch và đất khác


Diện tích (ha)
2.861,43
16.806,76
917,73
2.025,53
8.253,04
5.610,48
15.970,56
387,74
15.519,82
2.931,88

Tỉ lệ (%)
7,43
43,65
2,38
5,26
21,41
14,60
41,31
1,00
40,31
7,61

Phòng tài nguyên môi trường huyện Duyên Hải,2010
7


- Đất cát giồng có diện tích 2.861,43 ha chiếm 7,43% diện tích đất tự nhiên.
- Đất phù sa có diện tích lớn nhất toàn huyện là 16.806,78 ha chiếm 43,63% diện

tích đất tự nhiên.
- Đất phèn tiềm tàng có diện tích khá lớn là 15.907,56 ha chiếm 41,31% diện tích
đất tự nhiên.
- Còn lại chiếm 7,61% đất tự nhiện là đất sông rạch và đất khác với diện tích là
2.931,88 ha.
d) Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.5 Tình hình sử dụng đất của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000- 2009
Các loại đất
Diện tích đất tự nhiên
1.Đất nông nghiệp
% so diện tích đất tự nhiên
2. Đất lâm nghiệp
% so diện tích đất tự nhiên
3. Đất chuyên dùng
% so diện tích đất tự nhiên
4. Đất ở
% so diện tích đất tự nhiên
5. Đất chƣa sử dụng
% so diện tích đất tự nhiên

Đơn
vị
Ha
Ha
%
Ha
%
Ha
%
Ha

%
Ha
%

2000

2003

2006

2009

38.405,75
27.691,44
72,1
5.840,15
15,2
1.348,59
3,5
342,87
0,9
3.182,70
8,3

38.405,75
27.583,4
71,8
5.920,15
15,4
1.456,63

3,8
342,87
0,9
3.182,70
8,1

38.507,65
27.999,44
72,7
5.937,89
15,4
1.608,22
4,2
450,95
1,2
2.511,15
6,5

38,507,65
27.999,44
72,7
5.937,89
15,4
1.608,22
4,2
450,95
1,2
2.511,15
6,5


Phòng tài nguyên môi trường huyện Duyên Hải,2010
Trong những năm trở lại đây diện tích đất tự nhiên của huyện có sự biến động
nhƣng không lớn. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2000 so với năm 2009 tăng nhƣng
không nhiều, từ 38.4.5,75 ha lên 38.507,65 ha ( tăng 101,90 ha trong 10 năm). Nguyên
nhân chính là do một phần diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển đƣợc bồi tụ thêm mỗi
năm.
- Đất nông nghiệp: chiếm tỉ trong lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên( chiếm
72,7%). Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 diện tích đất nông nghiệp tăng thêm đƣợc
308 ha, điều này cho ta biết đƣợc ngành nông nghiệp vẫn là nghành sản xuất chính của
huyện
- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp tính đến năm 2009 là 5.937,89 ha chiếm
15,4% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung từ năm 2000 đến năm 2009 diện tích đất lâm
8


nghiệp tăng thêm đƣợc 97,74 ha. Rừng không phân bố tập trung mà phân bố dọc theo
vùng ven biển, cửa sông, nhiều nhất là trong các khu vực có sản xuất lâm - ngƣ kết hợp.
Đối với diện tích này thì rừng đƣợc trồng trên các liếp, bờ bao xen trong các đầm NTTS,
đây là đặc thù của vùng sản xuất lâm - ngƣ kết hợp của tỉnh Trà Vinh nói riêng, rừng ngập
mặn vùng ĐBSCL nói chung. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng Bần mọc ở các cửa sông
lớn, nơi giao thoa giữa nƣớc biển và nƣớc ngọt và rừng tự nhiên hỗn giao giữa các loài
Bần, Mấm tr ng, Mấm đen, Cóc, Giá, Tra lâm vồ... Rừng tự nhiên đóng vai trò tiên phong,
lấn biển, phòng hộ chắn sóng, chắn gió,… Rừng trồng chủ yếu là Bần, Mấm, Đƣớc,
Đƣng, Phi lao, Dừa nƣớc… Những loài cây này đƣợc trồng trên các bãi bồi, ven sông
rạch bố trí trồng Bần, Mấm, Đƣớc, Giá trên các cồn cát ven biển trồng Phi lao trong các
đầm nuôi thủy sản thì các loài cây trồng khá đa dạng Mấm, Đƣớc, Đƣng,… Vùng nƣớc
đất bồi phù sa ven các sông, (vùng nƣớc lợ) đất bùn mềm thì bố trí trồng Bần, bùn cứng
trồng Đƣớc, đất ven sông trồng Dừa nƣớc, hỗn giao Mắm, Bần, Tra Lâm vồ trong các
đầm, ao nuôi tôm do nền đất cao không ngập trên thƣờng xuyên thì tập đoàn cây trồng là
những cây sống trên vùng đất mặn, không ngập triều thƣờng xuyên.

- Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng năm 2009 là 1.608,22 ha, chiếm
4,2% diện tích đất tự nhiên. Từ năm 2009 đến 2009 diện tích đất chuyên dùng tăng thêm
259,63 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu tƣ xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
các công trình phúc lợi phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của ngƣời
dân nơi đây.
- Đất ở: Tổng diện tích năm 2009 là 405,95 ha chiếm 1,2% . Cùng với sự phát triển
của kinh tế- xã hội thì nhu cầu về đất ở dành cho ngƣời dân ngày càng tăng lên cụ thể là
đến năm 2009 diện tích đất ở đã tăng thêm 108,08 ha.
e) Thủy văn
- Tầng nƣớc mặt
Nƣớc mặt ở huyện Duyên Hải phải chịu sự ảnh hƣởng sâu sắc của chế độ bán nhật
triều biển Đông( nƣớc lên- xuống 2 lần/ngày) . Nƣớc mặt ở đây chủ yếu là nƣớc mặn nên
khó sử dụng đƣợc.
Mạng lƣới sông rạch chẳn chịt dày đặt gồm những hệ thống sông rạch:
9


+ Hệ thống kênh Nguyễn Văn Pho- Rạch Láng Sắt- Sông Bãi Đồn- Sông Cồn Chum
có hƣớng Đông- Tây và là hệ thống sông chính chảy qua trung tâm huyện.
+ Hệ thống sông Láng Nƣớc- Rạch Bến Giá- Rạch Sâu
+ Sông Thâu Râu
+ Sông La Ghi, Rạch Cái Cò, Rạch Cồn Lợi, rạch Giồng, sông Động Cao
Các sông rạch này có đặc điểm chung là rộng và sâu ở cửa và bắt hẹp và cạn ở nội
đồng, có chế độ bán nhật triều, biên độ triều khá cao từ 2-3m. Nƣớc trên các sông ở huyện
Duyên Hải hầu nhƣ mặn quanh năm, chỉ riêng Kênh Nguyễn Văn Pho và sông Thâu Râu
do ảnh hƣởng của lƣu lƣợng thƣợng nguồn của sông MeKong nên có thời gian ngọt từ 34 tháng của mùa mƣa.
Thời gian mặn: huyện Duyên Hải đƣợc chia làm 3 vùng nhƣ sau:
+ Phía Đông và Nam Quốc Lộ 53: mặn hầu nhƣ quanh năm(10- 24 g/l).
+ Phía Bắc Đƣờng 914: ít mặn hoặc không bị mặn do có hệ thống thủy lợi.
+ Phía Bắc Quốc Lộ 53( Đồng Láng): có thời gian ngọt 3 đến 4 tháng mùa mƣa,

nhƣng không ổn định, mùa khô bị mặn (6- 18 g/l)
- Tầng nƣớc ngầm
Nguồn nƣớc ngầm tạm thời( nƣớc ngầm tích tụ ngay mặt đất sau mùa mƣa) đƣợc
khai thác phụ vụ cho hoạt động nông nghiệp và nguồn nƣớc trong sinh hoạt
Ngoài ra theo kết quả thăm dò và đã khai thác đƣợc 3 phức hệ nƣớc đƣa vào sử
dụng:
+ Holoxen( 40- 50 m) : nƣớc mặn
+ Plaisstoxen(100- 180 m): chất lƣợng nƣớc tốt với trữ lƣợng đảm bảo cho nƣớc
sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
+ Neogen(180- 220 m) : nƣớc mặn
f) Khoáng sản và sinh vật
- Khoáng sản: huyện Duyên Hải có tầng nƣớc sâu đƣợc xếp vào nhóm nƣớc khoáng
với trữ lƣợng cấp B: 240m3/ ngày nằm tại khu vực xã Long Toàn. Các khu vực ven bờ biển
của huyện có tài nguyên cát đen với hàm lƣợng quặng titan lớn. Đặc biệt một số xã nhƣ
Long Hữu, Ngũ Lạc, Hiệp Thạnh, Trƣờng Long Hòa, Long Vĩnh có những giồng cát hình
10


cánh cung chạy dài theo hƣớng song song với đƣờng bờ biển và tại các cửa sông có trữ
lƣợng cát rất lớn.
- Sinh vật: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2009, huyện Duyên Hải có 5.937,89 ha
rừng, chiếm 15,42% diện tích đất tự nhiên, tăng 423,498 ha so với năm 2000. Trong đó:
+ Đất rừng sản xuất: 4.246,58 ha, chiếm 71,52% đất lâm nghiệp.
+ Đất rừng phòng hộ: 1.691,31 ha, chiếm 28,48% đất lâm nghiệp.
Tuy diện tích rừng của huyện diễn biến theo chiều hƣớng tích cực nhƣng sự đa dạng sinh
học và chất lƣợng rừng chậm đƣợc phục hồi. Trƣớc đây các quần thể cây bần, mắm, dừa
nƣớc phát triển dày đặc nhƣng hiện nay hầu nhƣ đều ở dạng cây bụi, thấp và thƣa thớt.
2.3.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
a) Dân cƣ, lao động
Bảng 2.6 Diện tích, mật độ dân số của huyện Duyên Hải năm 2009

Xã, thị trấn

Dân số
( Ngƣời)

Diện tích
( Km2)

Mật độ dân số
( Ngƣời/ Km2)

Toàn huyện

385,077

97.727

253

1
2

Thị trấn Duyên Hải
Xã Long Toàn

2,005
51,651

5.714
11.445


2.849
236

3

Xã Long Hữu

36,869

12.207

331

4
5

Xã Ngũ Lạc
Xã Hiệp Thạnh

30,610
22,170

17.290
4.004

565
181

6


Xã Long Khánh

53,213

11.816

222

7
8

Xã Long Vĩnh
Xã Dân Thành

65.959
41,344

12.301
7.512

186
182

9

Xã Đông Hải

43,850


8.367

191

10

Xã Trƣờng Long Hòa

37,406

7.071

189

STT

Chi Cục Thống kê huyện Duyên Hải, 2011
Huyện Duyên Hải là một huyện thƣa dân nhất của tỉnh Trà Vinh. Năm 2000 dân số
huyện Duyên Hải chiếm khoảng 9,2% dân số toàn tỉnh Trà Vinh. Qua đó tỉ lệ gia tăng dân
số tự nhiên ngày càng giảm. Năm 2000 là 1, 62 % đến năm 2009 là 1,11% dân số huyện
Duyên Hải chiếm khoảng 9,2% dân số toàn tỉnh Trà Vinh. Có đƣợc qui mô này là do huyện
đã thực hiện tốt chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Qua đó tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên ngày càng giảm.
11


Bảng 2.7 Quy mô và chuyển biến dân số huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009
Chỉ tiêu
Dân số toàn huyện
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

Dân số thành thị
Dân số nông thôn
Dân số nông nghiệp
Dân số phi nông nghiệp
Nữ
Nam

Đơn vị
2000
2003
Ngƣời
86.575 89.403
%
1,62
1,50
Dân số thành thị - nông thôn
%
5,8
5,9
%
94,2
94,1
Nông nghiệp- Phi nông nghiệp
%
87,3
83,4
%
12,7
16,6
Dân số theo giới tính

%
50,9
50,5
%
49,1
49,5

2006
92.227
1,31

2009
97.727
1,11

5,9
94,1

5,8
94,2

82,3
17,7

76,7
23,3

50,5
49,5


50,2
49,8

Chi Cục Thống kê huyện Duyên Hải, 2010

Biểu đồ 2.8 Quy mô và tỉ lệ gia tăng dân số huyện Duyên Hải thời kỳ 2000- 2009
- Về cơ cấu dân số theo giới tính: từ năm 2000 đến năm 2009 dân số của toàn huyện tăng
thêm 11.152 ngƣời. Trong đó tỉ trọng dân số nữ có xu hƣớng giảm, từ 50,9% (2000) xuống
còn 50,2% (2009) giảm 0,7%. Tỉ trọng dân số nam có xu hƣớng đang tăng lên, từ 49,1%
(2000) tăng lên 49,8% (2009) tăng thêm 0,7 %. Nhƣ vậy, mặc dù tỉ trọng nữ trong dân số
có xu hƣớng giảm nhẹ nhƣng vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn nam giới.
- Về cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Trong thời kỳ 2000 – 2009 tốc độ đô thị
hóa ở Duyên Hải diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị chỉ xoay quanh tỉ lệ 5,8%. - Về cơ cấu
dân số theo Nông nghiệp – Phi nông nghiệp: Tuy có sự chuyển biến tƣơng đối lớn nhƣng tỉ
lệ dân số sống bằng nông nghiệp vẫn còn cao. Điều này cho thấy quá trình CDCCKT trong
12


huyện còn chậm, chậm nhất là ở khu vực nông thôn. Kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế chung của huyện.
- Về cơ cấu dân số theo độ tuổi: Theo dân số năm 2009, dân số toàn huyện là 97.727 ngƣời.
Trong đó, dân số từ 0 đến 14 tuổi là 8.894 ngƣời chiếm 9,1%, dân số từ 15 đến 59 tuổi là
77.986 ngƣời chiếm 79,8%, dân số trên 60 tuổi là 10.847 ngƣời chiếm 11,1%. Với cơ cấu
nhóm tuổi trên, rất thuận lợi cho huyện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong cơ
cấu này, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao, bình quân một ngƣời lao động
nuôi 3,9 ngƣời kể cả bản thân. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Duyên Hải phát triển kinh
tế xã hội trong thời gian tới.
Số ngƣời trong độ tuổi lao động tăng dần qua các năm do tăng dân số và quá trình chu
chuyển cơ cấu dân số. Năm 2000 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 49.781 ngƣời đến năm
2009 là 57.790 ngƣời, chiếm 59,1% dân số toàn huyện. Nhƣ vậy, tốc độ tăng bình quân

năm là 1,8%.
Bảng 2.7: Dân số lao động huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009.
Đơn vị
1.Dân số toàn huyện
Ngƣời
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
%
2. Lao động
Số ngƣời trong độ tuồi lao động
Ngƣời
Số ngƣời làm trong các nghành kinh tế
Ngƣời
Khu vực I
Ngƣời
Khu vực II
Ngƣời
Khu vực III
Ngƣời

2000
86.575
1,62

2003
89.403
1,50

2006
92.227
1,31


2009
97.727
1,11

49.781
43.262
37.854
1.590
3.818

52.677
45.503
37.725
1.959
5.819

55.580
45.853
36.223
2.980
6.650

57.790
47.970
35.018
3.837
9.115

Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, 2010


Trừ số ngƣời đi học, nội trợ, bệnh tật…. số ngƣời làm việc trong các ngành kinh tế
cũng tăng hàng năm. Đây là nguồn lực quan trọng tạo cơ sở cho xã hội. Năm 2000 số
ngƣời làm trong các ngành kinh tế là 43.262 ngƣời và tăng dần qua các năm. Đến năm
2009 đạt 47.970 ngƣời. Những năm gần đây, lao động qua đào tạo của huyện ngày càng
tăng lên. Năm 2009 đạt 30% trong tổng số lao động của huyện.
b) Kinh tế
Ngành thủy sản là ngành có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
huyện Duyên Hải. Năm 2000 giá trị sản xuất đạt 477,9 tỷ đồng, giá trị này tăng liên tục qua
các năm đến năm 2009 đạt 1.462 tỷ đồng. Nhƣ vậy từ năm 2000 đến 2009 đã tăng thêm
13


984,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 13,0%/năm. Ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất
năm 2000 đạt 96,39 tỷ đồng năm 2001 chỉ đạt 89,21 tỷ đồng, sau đó tăng dần qua các năm
sau đến năm 2009 đạt 153 tỷ đồng. Nhƣ vậy sau 9 năm giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp tăng thêm đƣợc 56,61 tỷ đồng, bình quân cả thời kỳ này 128 tỷ đồng, tốc độ bình
quân năm đạt 5,5%
Ngành lâm nghiệp là ngành có giá trị sản xuất thấp nhất, năm 2000 chỉ đạt 0,6 tỷ
đồng, đến năm 2009 mặc dù đạt tới 7,8 tỷ và tốc độ tăng trƣởng rất cao (37,3%) nhƣng giá
trị sản xuất vẫn còn thấp so với các ngành còn lại trong khu vực.
2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu “Giám sát biến động rừng ngập mặn Cần Giờ sử dụng kỹ thuật Viễn
Thám và Gis” của tác giả TS. Trần Trọng Đức và Ths. Phạm Bách Việt đã sử dụng hai loại
ảnh là Landsat ETM+ và ASTER nghiên cứu biến động rừng ngập mặn. Trong đó, tác giả
đã thành lập bản đồ khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ bằng phƣơng pháp phân loại gần
đúng nhất với 14 loại thực phủ (Trần Trọng Đức và Phạm Bách Việt – 2005).
Nghiên cứu “Ứng dụng ảnh vệ tinh Radar và quang học để thành lập một số lớp
thông tin về lớp phủ mặt đất” của nhóm tác giả Chu Hải Tùng, Đặng Trƣờng Giang,

Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Minh Ngọc. Ảnh radar ERS 1, 2, ảnh Envisat Asar và ảnh
SPOT 5 XS đƣợc kết hợp với nhau và thành lập đƣợc 18 lớp thực phủ khác nhau (Chu
Hải Tùng và cộng sự – 2008).
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong nghiên cứu “Land Use/ Land Cover Changes Detection And Urban Sprawl
Analysis” (M. Harika và cộng sự, 2012) đã đánh giá sự biến động loại hình sử dụng
đất/bề mặt đất tại các thành phố Vijayawada, Hyderabad và Visakhapatnam ở vùng Đông
Nam Ấn Độ. Bên cạnh sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám để giải đoán, đề tài có kết hợp sử
dụng chuỗi Markov để dự đoán các khu vực có thể bị biến đổi trong tƣơng lai.
Nghiên cứu “Monitoring Land Use Change By Multi-temporal Landsat Remote
Sensing Imagery” (Tayyebi và cộng sự, 2008) các tác giả đã sử dụng ảnh landsat đa thời
gian để đánh giá biến động đất đô thị trong quá khứ để đƣa ra những dự đoán cho tƣơng
lai.
14


CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng pháp
Đề tài đƣợc thực hiện trãi qua 5 giai đoạn chính là xác định đề tài, thu thập dữ liệu;
phân tích xử lý dữ liệu; sau đó tiến hành giải đoan ảnh; thành lập các bản đồ phân loại
rừng năm 1995 và 2015, bản đồ biến động rừng giai đoạn 1995-2015 của huyện Duyên
Hải tỉnh Trà Vinh; tổng kết, đánh giá kết quả đạt đƣợc. Chi tiết thể hiện trong hình 3.1
Xác định đề tài, vùng
nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Thu thập, xử lý dữ liệu

Dữ liệu GIS

(ranh giới khu
vực)

Dữ liệu ảnh viễn
thám Landsat-5,

Dữ liệu điều tra
thực địa

Landsat-8)

Phân tích ảnh, nắn chỉnh
tọa độ

Cắt ranh giới vùng nghiên
cứu

Lựa chọn đối tƣợng,
chọn mẫu huấn luyện

Phân loại rừng và các lớp
phủ khác

Bản đồ biến động rừng
giai đoạn 1995- 2015

Kết quả phân loại
rừng năm 1995, 2015

Đánh giá độ chính xác,

tính chỉ số Kappa

Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
15


Về phần dữ liệu đƣợc thu thập gồm 4 nguồn là:
Dữ liệu viễn thám: dựa trên dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 5 và Landsat 8 thu nhận
đƣợc từ các năm 1995 và năm 2015, đƣợc sử dụng để giải đoán, phân loại và thành lập
bản đồ lớp phủ mặt đất , bản đồ biến động lớp phủ mặt đất.
Dữ liệu GIS: các Shapfile về ranh giới hành chính huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
Dữ liệu đƣợc thu thập từ việc điều tra thực địa: đƣợc thực hiện bằng việc lấy các
điểm mẫu bằng máy định vị cầm tay GPS Garmin nhằm mục đích cung cấp dữ liệu cho
việc giải đoán.
Dữ liệu báo cáo, thống kê: thu thập từ các báo cáo, thống kê của các sở ban ngành.
Khi đã có dữ liệu ảnh vệ tinh ta tiến hành phân tích, xử lý và cắt ranh giới khu vực nghiên
cứu. Sau đó tiến hành chọn mẫu để phân loại, sử dụng phƣơng pháp phân loại đã chọn để
phân loại .Sau khi phân loại ảnh, thực hiện xử lý sau phân loại và cuối cùng là đánh giá
độ chính xác và tính chỉ số sai số Kappa. Thống kê kết quả dƣới dạng các bản đồ lớp phủ
mặt đất, bản đồ biến động lớp phủ mặt đất, các bảng biểu. Lƣu ý trong khi giải đoán ảnh
phải dựa trên sự kết hợp giữa dữ liệu ảnh vệ tinh và kết quả khảo sát thực địa nhằm đề
đƣa ra bộ mẫu huấn luyện chính xác nhất, góp phần nâng cao kết quả phân loại ảnh. Kết
quả sau khi giải đoán phải đƣợc phân tích, so sánh, đối chiếu một lần nữa với các báo cáo,
thống kê từ các cơ quan có chuyên môn liên quan để tăng độ tin cậy của đề tài.
3.2. Dữ liệu
3.2.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh
Phạm vi đề tài sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 5 và Landsat 8 với độ phân giải
không gian là 30m đƣợc thu thập từ trang web và
với Path/Row là 125/053 trong năm 1995 và năm 2014.
Bảng 3.2 Dữ liệu ảnh vệ tinh

Năm Mã ảnh vệ tinh
1995 LT51250531995065CLT00
2014

LC81250532014104LGN00

Ngày thu nhận Độ phân giải
05/06/1995
30m
04/01/2014

16

30m

Ghi chú
Lấy từ trang:
/>Lấy từ trang:
/>

×