Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP cơ cấu tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của sở tư PHÁP TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.1 KB, 63 trang )

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
( Niên Khóa 2006-2010)

ĐỀ TÀI: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TƯ

PHÁP TỈNH SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn:
TH. S. VÕ DUY NAM
BỘ MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

Sinh viên thực hiện:
LAI TUẤN LONG
MSSV: 5062335
LỚP: LUẬT TƯ PHÁP 2- K32

Cần Thơ, Tháng 4, Năm 2010

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
1
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhận Xét Của Giáo Viên
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm.....
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
2
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
Lời nói đầu ............................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của ngành tư pháp Việt Nam......... …..4
1.1.1. Ngành tư pháp giai đoạn 1945-1960 .............................................................. 4
1.1.2. Tổ chức tư pháp (pháp chế) trong giai đoạn 1960-1981 ............................... 5
1.1.3. Ngành Tư pháp giai đoạn từ 1981 đến nay .................................................... 5

1.1.4. Những đóng góp cơ bản và thành tựu của ngành tư pháp hơn 60 năm qua... 6
1.2. Mục tiêu và thực trạng đổi mới ......................................................................... 6
1.2.1. Mục tiêu đổi mới ............................................................................................ 6
1.2.2. Thực trạng đổi mới ......................................................................................... 7
1.3. Quá trình hình thành, vị trí, chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn của sở tư pháp tỉnh Sóc Trăng ................................................................ 7
1.3.1. Khái quát chung về tỉnh Sóc Trăng ............................................................... 8
1.3.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của sở tư pháp tỉnh Sóc Trăng.......... 9
1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp Tỉnh Sóc Trăng... 10
1.3.3.1.Vị trí ........................................................................................................... 10
1.3.3.2. Chức năng.................................................................................................. 10
1.3.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn............................................................................. 12
1.3.3.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung ............................................................... 12
1.3.3.3.2. Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ......................................................... 17
Chương 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
SỞ TƯ PHÁP TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Cơ cấu tổ chức của sở Tư pháp tỉnh Sóc trăng hiện nay................................. 19
2.1.1. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 19
2.1.2. Biên Chế ....................................................................................................... 19
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của các phòng đơn vị thuộc Sở ........................................... 19
2.1.3.1. Ban lãnh đạo Sở........................................................................................ 19
2.1.3.2. Văn phòng Sở ........................................................................................... 20
2.1.3.3. Thanh tra Sở ............................................................................................. 22
2.1.3.4. Phòng hành chính tư pháp ......................................................................... 22
2.1.3.5. Phòng tuyên truyền pháp luật................................................................... 23
2.1.3.6. Phòng Văn bản .......................................................................................... 24
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
3
SVTH: Lai Tuấn Long



Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.3.7. Phòng công chứng số 1 ............................................................................ 25
2.1.3.8. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ....................................................... 26
2.1.3.9. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản ..................................................... 27
2.1.4. Dự kiến cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Sóc Trăng trong thời gian tới....... 28
2.2. Hoạt động của sở tư pháp tỉnh Sóc Trăng trong năm 2009 ............................ 29
2.2.1. Công tác văn bản quy phạm pháp luật ......................................................... 29
2.2.2. Công tác thi hành án dân sự ......................................................................... 30
2.2.3. Công tác hành chính tư pháp....................................................................... 30
2.2.4. Công tác bổ trợ tư pháp ................................................................................ 31
2.2.5. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ......................................................... 32
2.2.6. Công tác trợ giúp pháp lý ............................................................................. 32
2.2.7. Công tác kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo.............................. 33
2.2.8. Công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ, xây dựng ngành................................... 33
2.2.9. Công tác thi đua khen thưởng ...................................................................... 34
2.2.10. Công tác khác ............................................................................................. 35
2.3. Kế hoạch công tác tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng năm 2010 ..........35
2.3.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .........................................35
2.3.2. Công tác kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật .......... 36
2.3.3. Công tác hành chính tư pháp........................................................................ 37
2.3.4. Công tác bổ trợ tư pháp ................................................................................ 37
2.3.5. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ......................................................... 37
2.3.6. Công tác trợ giúp pháp lý ............................................................................. 39
2.3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo .............. 39
2.3.8. Công tác văn phòng...................................................................................... 39
2.3.8.1. Công tác tổ chức xây dựng ngành, đào tạo ............................................... 40
2.3.8.2. Công tác hành chính quản trị và cải cách hành chính ............................... 40

2.3.9. Công tác thi đua khen thưởng ...................................................................... 41
2.3.10. Hoạt động chỉ đạo điều hành...................................................................... 42
Chương 3: NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1. Những khó khăn còn tồn tại chung trong việc triển khai và hoạt động
của các cơ quan tư pháp địa phương (sở tư pháp) trên phạm vi cả nước.............. 44
3.1.1. Các thể chế hành chính về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
tư pháp còn chưa được cụ thể, chưa được sữa đổi, bổ sung kịp thời .................... 44
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
4
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.1.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ còn có những điểm bất cập,
chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ của ngành được giao ......................... 44
3.1.3. Khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ công tác tư pháp ................................. 45
3.2. Những thành tựu đạt được và những khó khăn trong tổ chức và
hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng ................................................................. 45
3.2.1. Những thành tựu đạt được trong những năm qua ............................................ 45
3.2.2. Những khó khăn hiện tại của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng ............................... 46
3.2.2.1. Đối với văn phòng Sở.................................................................................... 46
3.2.2.2. Đối với Thanh tra Sở ..................................................................................... 46
3.2.2.3. Đối với phòng tuyên truyền pháp luật........................................................... 46
3.2.2.4. Đối với phòng hành chính tư pháp ................................................................ 47
3.2.2.5. Đối với trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước................................................. 47
3.2.2.6. Đối với phòng công chứng số 1 .................................................................... 47
3.2.2.7. Đối với trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản .............................................. 48

3.3.1. Giải pháp và hướng hoàn thiện ........................................................................ 49
3.3.1. Giải pháp và hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động
nói chung của các cơ quan tư pháp địa phương (Sở Tư pháp).................................. 49
3.3.1. Cần đổi mới thể chế trong lĩnh vực quản lý hành chính ngành tư pháp .......... 49
3.3.2. Cũng cố kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương............... 49
3.3.3. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp .............................................. 50
3.4. Phương hướng hoàn thiện về tổ chức và hoạt động
của Sở Tư Pháp tỉnh Sóc Trăng ................................................................................. 51
3.4.1. Về cơ sở vật chất .............................................................................................. 51
3.4.2. Về tổ chức biên chế .......................................................................................... 51
3.4.3. Về tổ chức hoạt động của các phòng, đơn vị trong Sở..................................... 51
3.4.3.1. Đối với văn phòng Sở.................................................................................... 51
3.4.3.2. Đối với Thanh tra Sở ................................................................................... 52
3.4.3.3. Đối với phòng tuyên truyền pháp luật......................................................... 52
3.4.3.4. Đối với phòng hành chính tư pháp .............................................................. 52
3.4.3.5. Đối với trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.............................................. 53
3.4.3.6. Đối với phòng công chứng số 1 .................................................................. 53
3.4.3.7. Đối với trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản ............................................ 53
Kết Luận ................................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 57
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
5
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển và
trong những năm qua, đất nước ta được xem là những quốc gia có nền kinh tế phát triển,
chính trị ổn định nhất trong khu vực. Để thực hiện điều đó, Đảng và nhà nước ta đã và
đang cố gắng xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với chế độ chính trị của đất nước và
tình hình mới của toàn cầu, và điều quan trọng không kém đó là việc phổ biến chính sách
pháp luật của Đảng và nhà nước cho toàn thể nhân dân và bạn bè quốc tế. Ngành Tư pháp
được nhà nước vinh dự giao cho trọng trách này, trong đó Sở Tư pháp là một bộ phận
trong hệ thống tổ chức của ngành, là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư
pháp trong phạm vi tỉnh và chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư
pháp.
Do vậy, tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp được tiến hành có khoa học không, có
phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội không và có đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ
mà nhà nước giao cho hay không luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Chính vì
vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu một cách toàn diện để làm rõ vai trò, hiệu quả hoạt động
của Sở Tư pháp, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động trong thực tiễn để tìm ra những
ưu, nhược điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân đưa đến các hạn chế trên. Từ đó đề
xuất ra những giải pháp, những kiến nghị khoa học để tăng cường hiệu quả hoạt động của
Sở Tư pháp nhằm phục vụ nhân dân, góp phần cải cách thủ tục hành chính.
Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng được thành lập từ năm 1992 đến nay, qua hơn 15 năm thành
lập và hoạt động, nhưng nhìn chung tổ chức và hoạt động của sở vẫn còn nhiều điểm chưa
phù hợp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình.
Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng cần được
nghiên cứu một cách toàn diện để làm rõ vai trò, hiệu quả hoạt động của cơ quan này, đánh
giá thực trạng tổ chức và hoạt động trong thực tiễn để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm
và hạn chế cũng như nguyên nhân đưa đến các hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp, những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của cơ quan này
nên tác giả đã chọn đề tài “CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TƯ
PHÁP TỈNH SÓC TRĂNG” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Trên cơ sở sưu tầm, phân tích, thống kê các số liệu cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại
Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, tác giả mong muốn đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
6
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, phân tích rõ những ưu và khuyết điểm để mạnh dạn đề ra
những kiến nghị khoa học nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc trong tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp ở địa phương nói chung, Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng nói riêng,
phân tích rõ những ưu điểm, khuyết điểm mạnh dạn đề xuất ra những kiến nghị khoa học
nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc trong tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc
Trăng để từ đó giúp cơ quan này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách có
hiệu quả.
3. Giới hạn của đề tài
Đề tài bắt đầu được viết vào những tháng cuối năm 2009 trên cơ sở thu thập những tài
liệu hiện có lúc đó nhằm nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc
Trăng.
Đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật hiện
hành về cơ cấu tổ chức và hoạt động của một cơ quan tư pháp chuyên môn ở địa phương là
Sở Tư pháp trong những năm gần đây cũng như việc áp dụng các quy định đó trên thực tế.
Tác giả chú trọng tìm hiểu thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc
Trăng và tham khảo cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Sở Tư pháp khác từ đó đánh giá
hiệu quả hoạt động của cơ quan này và đề xuất ra một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện để
cơ quan này thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nhằm hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu tổ chức và hoạt

động của các cơ quan tư pháp ở địa phương từ đó góp phần nâng cao nhận thức lý luận về
vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp ở địa phương.
Tuy đây không phải là một đề tài mới, nhưng qua việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt
động của cơ quan tư pháp địa phương cụ thể là Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng để xem cơ quan
này hoạt động có hiệu quả không, có đáp ứng được những nhu cầu đặt ra của xã hội không
luôn được sự quan tâm rất lớn của toàn thể nhân dân nói chung và nhân dân tỉnh Sóc Trăng
nói riêng.
Đề tài này có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong việc nghiên cứu tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp ở địa phương. Các cơ quan tư pháp ở địa phương có thể
tham khảo đề tài này để từ đó có những so sánh, đánh giá góp phần hoàn thiện hơn nữa về
mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan mình.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mac-Lênin, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê một cách khoa học các số
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
7
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

liệu hiện có. Dựa trên các quy định hiện hành về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư
pháp Sóc Trăng kết hợp với việc tìm hiểu thực tế tại Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng tác giả
đưa ra những so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn cùng với những khía cạnh pháp lý
khác để từ đó làm rõ hơn về tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng. Đồng
thời với đó là việc đề xuất ra một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những mặt yếu kém
còn tồn tại trong tổ chức và hoạt động của cơ quan này, tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt
động của cơ quan này và đưa ra những giải pháp định hướng để tiếp tục hoàn thiện.
6. Kết cấu của đề tài

Nội dung đề tài được trình bày theo những nội dung chính như sau:
- Mục lục
- Lời nói đầu
- Chương 1: Lý luận chung về sự hình thành và phát triển của ngành Tư pháp
- Chương 2: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
- Chương 3: Những khó khăn còn tồn tại và những giải pháp hoàn thiện về cơ cấu tổ
chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
Qua đây người viết bài luận văn này xin chân thành cảm ơn ông Lê Thanh Hải Giám đốc
sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, người đã tạo điều kiện để cho tôi đến với Sở Tư pháp thực tập,
tìm hiểu thực tế và cung cấp cho các tài liệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư
pháp tỉnh Sóc Trăng. Xin chân thành cảm ơn thầy Võ Duy Nam, cán bộ giảng dạy bộ môn
Luật Hành Chính, Khoa luật, trường Đại học Cần Thơ người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu bài luận văn này và giúp tôi hoàn thành bài luận văn
này một cách tốt nhất. Người viết cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô của Khoa
luật trường đại học Cần Thơ cùng toàn thể các bạn sinh viên đã giành cho tôi sự ủng hộ
quý báo và giúp đỡ trong suốt thời gian qua để hoàn thành tốt bài luận văn này. Xin chân
thành cảm ơn!.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
8
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH TƯ PHÁP

1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của ngành tư pháp Việt Nam
1.1.1. Ngành tư pháp giai đoạn 1945-1960
Có thể nói ngành tư pháp là một trong những ngành được Đảng và nhà nước ta quan tâm
ngay từ khi ngày thành lập, và vinh dự được chính chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo và
hướng dẩn những bước đi đầu tiên trong khi chính quyền còn non trẻ. Ngày 28/8/1945 tại
Hà Nội, Chính Phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tuyên cáo công bố danh sách nội
các thống nhất quốc gia với 13 bộ trưởng do chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch trong đó
có bộ trưởng Bộ Tư pháp do ông Vũ Trọng Khánh làm bộ trưởng bộ Tư pháp.
Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tháng 01/1946, nghị viện (Quốc hội) bầu ra Chính phủ
liên hiệp kháng chiến, ông Vũ Đình Hòe được tín nhiệm giữ chức vụ bộ trưởng Bộ Tư
pháp.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do
dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương mại, thương sự và thủ tục tố tụng; tổ chức và quản
trị các nhà lao và giáo dục tù nhân; quản lý các viên chức tòa án, viên chức ngạch tư pháp,
luật sư, đại trung viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc tịch; thực hiện
các hiệp định tương trợ tư pháp, luật sư, đại trung viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách
công việc quốc tịch; thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp với nước
ngoài.
Trong lúc này tại địa phương có 3 Sở Tư pháp được đặt tại Ủy ban hành chính 3 kỳ (Bắc
Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ). Khi bước vào kháng chiến (29/12/1946) tại mỗi khu hoặc liên
khu có một trụ sở tư pháp để trông coi việc tư pháp và giúp ý kiến cho Ủy ban bảo vệ khu,
liên khu.
Ở cơ sở, Ban tư pháp xã gồm Ban thường vụ của ủy ban hành chính cấp xã; Ban thường
vụ của ủy ban hành chính cấp xã kiêm cả việc tư pháp, có thẩm quyền hòa giải các vụ dân
sự, thương sự, phạt vi cảnh …
Trong suốt 15 năm đầu của nhà nước dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Trung
ương Đảng và chính phủ, đặc biệt là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành tư pháp đã đoàn
kết, tập trung nổ lực vào việc xây dựng nền tảng pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân
và xây dựng, tổ chức nền tư pháp nhân dân theo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ, góp phần
quan trọng vào thành công của công cuộc kháng chiến, trường kỳ của dân tộc vào đường

lối xây dựng kinh tế trong những năm đầu lập lại hòa bình ở miền Bắc.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
9
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.2. Tổ chức tư pháp (pháp chế) trong giai đoạn 1960-1981.
Vụ pháp chế Thủ tướng chính phủ (văn phòng chính phủ sau này) được thành lập năm
1960, thay thế hình thức Bộ Tư pháp do ông Phạm Khắc Hòe làm Vụ trưởng.
Ngày 14/09/1972 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn thành lập Ủy ban pháp chế.
Từ khi thành lập Ủy ban pháp chế cho tới khi tái lập Bộ tư Pháp, Ủy ban pháp chế chủ yếu
tập trung vào việc giúp Chính phủ xây dựng pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật;
xây dựng hệ thống pháp chế ở các Bộ, Tổng cục, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, quản lý một số tổ chức bổ trợ tư pháp và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp
luật.
Hệ thống pháp chế ở địa phương sau năm 1976 đã lần lượt được thành lập ở hầu hết các
tỉnh, hoạt động đến năm 1981 thì chuyển sang hình thức Sở Tư pháp.
1.1.3. Ngành Tư pháp giai đoạn từ 1981 đến nay
Ngày 22/11/1981; Bộ Tư pháp được tái lập theo nghị định 143/HĐBT của hội đồng Bộ
trưởng, với chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng quản lý thống nhất các việc về tư pháp
trong phạm vi cả nước bao gồm xây dựng văn bản pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp
luật; quản lý về mặt tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương; đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ pháp luật trong cả nước và quản lý nhà nước các công tác tư pháp khác.
Hệ thống cơ quan tư pháp địa phương bao gồm: Sở Tư pháp cấp tỉnh; Ban Tư pháp1 cấp
huyện; Ban tư pháp cấp xã.
Theo quy định của Hiến pháp 1992, năm 1993 – Chính phủ ban hành nghị định số
38/CP ngày 04 tháng 06 năm 1993 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Bộ Tư pháp trong thời kỳ đổi mới.
Từ năm 1993 – 2002 ngành Tư pháp được tiếp tục giao thêm nhiều trọng trách mới như
quản lý công tác thi hành án dân sự, thẩm định các dự án luật, các pháp lệnh, nghị quyết,
nghị định của Chính phủ; đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác;
trợ giúp pháp lý; công tác hòa giải, bán đấu giá tài sản …
Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2003/NĐ-CP (nay được thay thế bằng
nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008) quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp cho phù hợp với vị trí của Bộ trong tiến trình
cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan tư pháp địa phương cũng
được quy định lại tại thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT – BTP – BNV ngày 28 tháng 4
1

Sau đó chuyển thành Phòng Tư pháp cấp huyện

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
10
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

năm 2009. Theo đó, các cơ quan tư pháp địa phương gồm: Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, Phòng
Tư pháp ở cấp huyện và Ban Tư pháp ở cấp xã.
1.1.4. Những đóng góp cơ bản và thành tựu của ngành tư pháp hơn 60 năm qua.
Nhìn lại chặng đường hơn 60 năm qua, chúng ta có thể khẳng định rằng, tuy mức độ,
thành tích đạt được có khác nhau, nhưng ngành tư pháp luôn bám sát tập trung sức lực, trí
tuệ để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, thể hiện qua các công tác: xây dựng và tham

gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý và bàn giao
việc tổ chức các tòa án địa phương về mặt tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật;
quản lý các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như: trợ giúp pháp lý, dịch vụ bán đấu giá tài
sản, thi hành án dân sự, luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp.
Trên lĩnh vực xây dựng pháp luật ngành Tư Pháp đã có những đóng góp đáng kể trong
các giai đoạn của cách mạng nước ta. Từ những ngày đầu của chính quyền nhân dân, với
tư cách là thành viên của chính phủ và là cơ quan tham mưu cho chính phủ về mặt pháp
luật, Bộ Tư pháp đã sớm có những kiến nghị về xây dựng và thực hiện pháp luật góp phần
tích cực vào việc đặt nền móng cho hệ thống pháp luật mới thể hiện bản chất dân chủ nhân
dân của nhà nước ta.
Trong thời gian qua, công tác xây dựng, rà soát hệ thống hóa pháp luật và chủ trì soạn
thảo, thẩm định nhiều dự án luật quan trọng đánh dấu một bước phát triển về lập pháp, tạo
đà cho việc soạn thảo các văn bản luật tiếp theo.
Trong những năm gần đây công tác này được quan tâm nhiều hơn; Ngành Tư pháp đã
hình thành được Hội đồng phối hợp từ Trung ương đến cơ sở để giúp Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật và còn phối hợp với nhiều
ngành, các đoàn thể phổ biến những nội dung phù hợp pháp luật phù hợp cho từng đối
tượng, địa bàn kết hợp với việc khai thác tính năng các phương tiện thông tin đại chúng đã
chuyển tải được tất cả các nội dung pháp luật thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đến
các tầng lớp nhân dân.
Ngành Tư pháp của chế độ mới chính thức ra đời từ đó và ngày 28 tháng 8 hàng năm sẽ
là ngày quy tụ, đoàn kết các thế hệ cán bộ tư pháp nhằm phấn đấu vì sự nghiệp chung của
đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh.
1.2. Mục tiêu và thực trạng đổi mới
1.2.1.Mục tiêu đổi mới
Theo phương châm phải đổi mới toàn diện nhưng phải giữ đúng chính sách đường lối
của Đảng, từ đó mục tiêu lâu dài của ngành tư pháp nói chung và của các cơ quan tư pháp
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
11

SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong cả nước nói riêng là phải xây dựng một hệ thống Tư pháp hoàn thiện, thống nhất từ
Trung ương đến địa phương với một đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu
cầu quản lý ngày một nâng cao của xã hội. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật hiện nay, đòi hỏi ngành
tư pháp phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng một dội ngũ
cán bộ tư pháp có phẩm chất chính trị, đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy trong
công việc đồng thời phải vững vàng trong trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm tháo gở
những khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng trong tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu
và nhiệm vụ ngày một tăng của ngành hiện nay và trong tương lai.
Tóm lại mục tiêu đổi mới của ngành Tư pháp do Đảng và Nhà nước ta đặt ra là phải rút
ngắn các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả của các công tác chuyên môn như công tác
thẩm định văn bản, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác Thi hành án dân sự,
công tác chứng thực, quản lý hộ tịch … Việc thực hiện các mục tiêu đổi mới trên vừa thể
hiện tính phục vụ nhân dân của chế độ vừa thể hiện tính tính quản lý nhà nước một cách có
hiệu quả và có khoa học.
1.2.2. Thực trạng đổi mới
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới đất nước, ngành tư pháp Tỉnh Sóc Trăng đã có
nhiều cố gắng khắc phục những khó khăn chung đang tồn tại để hoàn thành mục tiêu và
nhiệm vụ trong tình hình mới với những thành tích đáng kể được Bộ tư pháp tặng nhiều cờ
thi đua xuất sắc. Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng là cơ quan hành chính nhà nước làm tham
mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về lĩnh vực hoạt động tư pháp nói chung trong
phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ Tư Pháp, được
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quản lý về mặt tổ chức, hoạt
động của các công tác khác như công tác Thi hành án dân sự, công tác quản lý đoàn luật

sư…
Qua những việc được và chưa được, trong thời gian vừa qua, ngành tư pháp tỉnh Sóc
Trăng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình góp phần vào việc quản lý nhà
nước trong lĩnh vực tư pháp ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do chức năng nhiệm vụ
được giao ngày càng tăng thêm và số lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều, trong khi
biên chế cán bộ phải giảm nên việc thực hiện nhiệm vụ có những khó khăn nhất định,và
trong tương lai ngành tư pháp Sóc Trăng còn phải trải qua nhiều thử thách hơn nữa để
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.3. Quá trình hình thành, vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của sở tư pháp tỉnh
Sóc Trăng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
12
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.3.1. Khái quát chung về tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới
thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba
Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng. Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành
lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo
chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu
Giang.
Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc và Tây
Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc
Liêu, phía Nam giáp biển Đông.
Sóc trăng có dân số 1.295.0641 người, Mật độ dân cư hành chính trung bình hiện nay là
393 người/ km2, thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, số dân

thành thị chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, trong đó nữ chiếm 51,29%. Dân số phân bổ
không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và ở các dòng đất cao, nơi có điều kiện
thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh
chiếm tỷ lệ khoảng 65,2% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó
người Khơmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%. Thêm vào đó còn có người Nùng,
Thái, Chăm ... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và
phong phú.
Sóc Trăng có vị trí khá thuận lợi, diện tích tự nhiên 331.176,29 ha; có 10 đơn vị hành
chính cấp huyện gồm thành phố Sóc Trăng và 9 huyện là: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ
Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Ngã Năm, Cù Lao Dung, Châu Thành, và có 106 đơn vị
hành chính cấp xã (gồm 10 phường, 09 thị trấn, 87 xã) và 773 ấp, khóm.
Với sự phân chia đơn vị hành chính như trên, mỗi một đơn vị hành chính có vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng ngày càng cao trong sự
nghiệp đổi mới đất nước. Sóc Trăng có những lợi thế nhất định về kinh tế như có lợi thế về
diện tích đất tự nhiên lớn, rộng 3.223,30 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm đến
2.490,88 km2, rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2008,
diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đạt trên 57.065 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là
50.341 ha. Tổng sản lượng thuỷ hải sản khai thác đạt 65.120 tấn, trong đó tôm chiếm
1

Số liệu được thống kê năm 2009

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
13
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

22.756 tấn. Năm 2003, sản lượng chế biến tôm đông lạnh đạt khoảng 30.450 tấn. Kim
ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản đạt khoảng 278,7 triệu đồng. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có
72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề, Định An)
và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có
nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp
biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu,
du lịch và vận tải biển.
Nhìn chung, so với các tỉnh khác trong cả nước, Sóc Trăng vẫn còn là một tỉnh còn gặp
nhiều khó khăn, mức độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn chưa cao. Tuy nhiên với
những gì có được cho thấy Sóc Trăng là một tỉnh có khá nhiều tiềm năng để phát triển hài
hòa tổng hợp trên hầu hết các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.3.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của sở tư pháp tỉnh Sóc Trăng
Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất.
Khởi đầu là ban pháp chế của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, được thành lập năm 1976.
Sở Tư Pháp tỉnh Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 367/QĐ-UBT-81 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Sở được thành lập với 6 cán bộ từ ban pháp chế của UBND
tỉnh. Lúc này sở Tư Pháp chưa có cán bộ trung cấp và dại học pháp lý. Đến năm 1992 tỉnh
Hậu Giang được chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Từ đó sở tư pháp Hậu Giang
được chia tách ra thành Sở Tư pháp Sóc Trăng và Sở Tư pháp Cần Thơ.
Sở Tư pháp tỉnh Sóc trăng được thành lập theo quyết định số 01/QĐ.UBT.92 ngày
10/4/1992 của UBND tỉnh Sóc Trăng. Trụ sở Sở Tư pháp trong những năm đầu mới thành
lập vẫn còn chòi tranh, vách lá, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thô sơ. Hòa cùng với xu
thế phát triển của xã hội, trụ sở làm việc của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng đã được nâng cấp,
mỡ rộng thêm, ngày càng đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Ngay từ những năm đầu hoạt
động, Sở Tư pháp được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ 29 biên chế (không kể biên chế của
thi hành án dân sự địa phương có biên chế riêng) gồm Phòng Công chứng số 1, Phòng Tổ
chức hành chính, Phòng Nghiên cứu pháp luật, Phòng Hộ Tịch, Phòng quản lý tòa án.
Ngày 07/6/2005, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số

523/2005/QĐ.TCCB.05 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ
máy của Sở Tư pháp Sóc Trăng. Theo đó tổng số biên chế được Ủy ban nhân dân tỉnh
phân bố cho Sở Tư pháp là gần 50 biên chế (không kể cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương do có biên chế riêng). Cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn thuộc Sở như
sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
14
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-

Văn phòng Sở;
Phòng Tuyên truyền pháp luật;
Phòng Văn bản pháp quy;
Phòng Hành chính – Bổ trợ tư pháp;
Thanh tra Sở;
Ngoài ra còn có các đơn vị thuộc Sở như: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, Phòng
Công chứng số 1, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; thực hiện việc quản lý hành chính
tư pháp như: Giám định tư pháp, Luật sư .…
1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp Tỉnh Sóc Trăng
1.3.3.1.Vị trí
Từ khi ra đời cho đến nay, ngành tư pháp đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình
trong hệ thống các cơ quan nhà nước cũng như trong đời sống xã hội, theo quy định của
pháp luật hiện hành thì ngành tư pháp được tổ chức thành 4 cấp.
- Cấp trung ương có Bộ Tư pháp
- Cấp tỉnh có Sở Tư pháp

- Cấp huyện có Phòng Tư pháp
- Cấp xã có Ban Tư pháp
Nếu xét theo chiều ngang thì tổ chức của mỗi cấp cơ quan tư pháp là cơ quan chuyên
môn của cơ quan hành chính cùng cấp. Như vậy Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng là cơ quan
chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân
thực hiện quản lý nhà nước về công tác tư pháp tại địa phương, chịu sự chỉ đạo hướng dẫn
về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp là cầu nối hết sức quan trọng trong
hệ thống cơ quan Tư pháp, nếu không có Sở Tư pháp thì hoạt động của ngành tư pháp gặp
rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra chủ trương, chính sách pháp luật xuống cơ sở để
người dân biết và thực hiện theo pháp luật vì thế có thể xem Sở Tư pháp có vị trí hết sức
quan trọng trong việc thực hiện công tác tư pháp.
1.3.3.2. Chức năng
Như chúng ta đã biết chức năng của Bộ Tư pháp là thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các mặt công tác như: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp;
bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các
dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của
pháp luật.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
15
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sở Tư pháp là cơ quan cấp dưới theo chiều dọc của Bộ tư pháp nên cũng có những chức
năng như trên nhưng chỉ quản lý trong phạm vi của tỉnh hoặc thành phố của địa phương đó.
Với chức năng được giao, và với gần hơn 50 cán bộ công chức thì công việc trong Sở Tư
pháp tỉnh Sóc Trăng hiện nay luôn bị quá tải, nhưng tập thể cán bộ công nhân viên chức vẫn

cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt thời gian qua, đó là nhờ sự cố gắng hết
mình của tập thể cán bộ công nhân viên trong suốt thời gian qua.
Theo quy định của nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính
phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, thông tư liên tịch
số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã và điều 1 của quyết định số
38/2009/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng thì Sở Tư pháp tỉnh Sóc
Trăng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, có chức năng giúp Ủy
ban nhân dân thực hiện quản lý chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý nhà nước về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Vì vậy Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng có chức năng rất
lớn, quản lý nhà nước về tư pháp ở phạm vi một tỉnh, thực hiện quản lý nhà nước về các mặt
công tác như: công tác xây dựng và thi hành văn bản pháp luật, kiểm tra xử lý văn bản quy
phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, trọng tài
thương mại, tư vấn pháp luật, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, công chứng, thi hành án
dân sự, quản lý đoàn luật sư, hòa giải ở cơ sở, bán đấu giá tài sản và các công tác khác theo
quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, chủ trì việc soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các
văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Ủy ban nhân dân; thẩm định về mặt
pháp lý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân
dân soạn thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân quyết định ban hành; tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân và Bộ Tư pháp;
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện
và giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn
bản theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của
Chính phủ.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
16

SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.3.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.3.3.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng là rất lớn. Theo quy định tại điều
2 quyết định số 38 ngày 28/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng quy định rõ
nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng như sau:
+ Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân trong lĩnh vực tư pháp;
- Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;
- Dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản và các nghề tư
pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc Sở Tư pháp;
- Dự thảo quyết định, văn bản cá biệt khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về quản lý công tác tư pháp ở địa phương.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc
phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được giao.
+ Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt,
điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh;
phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương trình xây dựng nghị

quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân theo
quy định pháp luật;
- Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành
của Ủy ban nhân dân tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ
trì soạn thảo;
- Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành theo quy định pháp luật;

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
17
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
+ Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
- Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý
đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương và kiến
nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy
phạm pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
+ Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành;
- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp
huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định pháp luật;
- Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định
pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương
sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh;
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;
- Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ
quan, đơn vị khác theo quy định pháp luật.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
18
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các Sở có liên quan giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của ấp, khóm, tổ dân phố,
khu phố và một số hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
+ Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh

trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định pháp luật.
+ Về công chứng, chứng thực:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa
phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng;
- Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và Văn phòng
công chứng ở địa phương;
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, thu hồi quyết
định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của
Văn phòng công chứng. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập, giải thể Phòng công
chứng khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên;
- Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấp
bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
+ Về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp:
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với
Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ
làm công tác hộ tịch;
- Trực tiếp giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền
theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các việc về hộ tịch, nuôi con nuôi
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật;
- Đề nghị Ủy ban nhân tỉnh quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy
ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định pháp luật;
- Quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định pháp luật;
cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
19

SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp
luật;
- Thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đề xuất
hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các hồ sơ về quốc tịch.
+ Về luật sư và tư vấn pháp luật:
- Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt Điều
lệ Đoàn luật sư;
- Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn
pháp luật, Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật;
- Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật cho
cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định pháp luật; yêu cầu tổ chức
hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết;
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương
sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương;
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật; hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.
+ Về trợ giúp pháp lý:
- Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng luật sư,
Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định pháp luật;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thực hiện trợ giúp pháp lý

trong phạm vi địa phương;
- Cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của Văn phòng luật sư,
Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Về bán đấu giá tài sản:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương sau khi được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các
biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương;
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
20
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương
theo thẩm quyền.
+ Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, trọng tài
thương mại theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn, kiểm tra công tác hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước; tổ chức
thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật.
+ Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi
quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng,
lãng phí và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định của pháp
luật.

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
+ Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của Ủy ban
nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức trực
thuộc Sở Tư pháp; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi
ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
giao hoặc theo quy định của pháp luật.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
21
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.3.3.3.2. Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể
Căn cứ quyết định số 186/QĐ-STP ngày 25/12/2009 về việc ban hành quy chế làm việc
của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng thì quyền hạn cụ thể của Tư pháp tỉnh Sóc Trăng được quy
định như sau:
+ Giám đốc sở

- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh uỷ, Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp; chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
- Giám đốc trực tiếp giải quyết các công việc sau đây: Công tác chung và các công việc
thuộc lĩnh vực công tác và của các Phòng, đơn vị do giám đốc trực tiếp phụ trách; Những
vấn đề giữa các phó giám đốc hoặc giữa phó giám đốc phụ trách với trưởng phòng, thủ
trưởng đơn vị còn có ý kiến khác nhau; Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải
quyết của các phó giám đốc; Các công việc theo sự phân công trực tiếp của Ủy ban nhân
dân tỉnh và chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; những công việc khác mà Giám đốc thấy cần
thiết phải trực tiếp giải quyết.
- Giám đốc phân công các Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chỉ đạo sự
phối hợp giữa các phó giám đốc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khi giám đốc vắng mặt, giám đốc ủy quyền cho một phó giám đốc điều hành hoạt động
và giải các công việc của sở.
+ Các phó giám đốc:
- Các phó giám đốc sở giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác được
Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ
công tác được phân công.
- Khi giải quyết công việc được phân công, Phó Giám đốc nhân danh Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về việc giải quyết công việc đó. Phó Giám đốc có trách
nhiệm:
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị trong việc tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao;
- Báo cáo Giám đốc về tình hình giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân
công.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
22
SVTH: Lai Tuấn Long



Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Trưởng phòng, thủ trưởng các đơn vị thuộc sở (gọi
tắt là trưởng phòng)
- Làm việc theo chế độ thủ trưởng, giúp giám đốc Sở và chịu trách nhiệm trước giám đốc,
các phó giám đốc được phân công phụ trách và trước pháp luật về tổ chức để thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
+ Phó trưởng phòng, phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (gọi tắt là phó trưởng
phòng)
- Là người giúp việc Trưởng phòng, được trưởng phòng phân công phụ trách một số mặt
công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ
được phân công.
- Khi trưởng phòng vắng mặt thì Trưởng phòng ủy quyền cho một Phó Trưởng phòng ủy
quyền giải quyết các công việc của phòng.

+ Cán bộ, công chức, viên chức
- Công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải tuân thủ và thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Chấp hành nghiêm túc thời gian làm việc
theo quy định của pháp luật, đảm bảo ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả. Trường
hợp làm thêm giờ, thêm ngày thì được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định của pháp
luật.
- Hoàn thành nhiệm vụ theo phân công của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị; chấp hành
sự chỉ đạo của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị và của lãnh đạo Sở; chịu trách nhiệm
trước Trưởng phòng, lãnh đạo Sở và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Chủ động xây dựng chương trình công tác, đề xuất phương án giải quyết các công việc
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác theo đúng thẩm quyền, trình tự,

thủ tục của pháp luật.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
23
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH
SÓC TRĂNG
2.1. Cơ cấu tổ chức của sở Tư pháp tỉnh Sóc trăng hiện nay
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Để Sở Tư pháp hoạt động ngày càng có hiệu quả và phù hợp với những nhu cầu của xã
hội. Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành sắp xếp cơ cấu tổ chức của cơ quan để thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương. Theo quyết định số 523/QĐ.TCCB.05 ngày 07/06/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Sóc trăng, Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng được phân bổ ra từng phòng, từng đơn vị
thuộc Sở, cụ thể được phân chia ra các phòng đơn vị sau:
Khối quản lý nhà nước:
- Ban lãnh đạo
- Văn phòng sở
- Phòng tuyên truyền pháp luật
- Phòng hành chính tư pháp
- Phòng văn bản
- Phòng công chứng số 1
- Thanh tra sở
Khối sự nghiệp:
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
2.1.2. Biên Chế
Tổng số biên chế được giao là 49 biên chế. Trong đó biên chế chính thức là 43, hợp đồng
trong biên chế là 6.
Ngoài ra ở các bộ phận còn hợp đồng dài hạn gồm 2 người trong đó:
Phòng công chứng số 1 có 1 đồng chí.
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản có 1 đồng chí.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của các phòng đơn vị thuộc Sở
2.1.3.1. Ban lãnh đạo Sở (3 biên chế)
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng bảo đảm sự chỉ đạo điều
hành thống nhất, thông suốt của giám đốc đối với các lĩnh vực công tác của Sở, Phân công,
phân cấp rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính dân chủ sáng tạo của các phòng
nghiệp vụ, tổ chức thuộc Sở. Giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và phạm vi trách
nhiệm được giao; cấp trên không làm thay công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của cấp
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
24
SVTH: Lai Tuấn Long


Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

dưới; cấp dưới không được chuyển công việc thuộc chức năng, trách nhiệm của mình lên
cấp trên hoặc đơn vị khác. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo
qui định của pháp luật, theo chương trình kế hoạch công tác của Sở và sự chỉ đạo của giám
đốc. Đảm bảo sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc.
+ Cơ cấu nhân sự gồm có:
- Một Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực

hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp; chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
- Hai phó Giám đốc:
Các phó giám đốc giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác được giám
đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ công
tác được thi công.
2.1.3.2. Văn phòng Sở (12 biên chế)
Văn phòng Sở là tổ chức thuộc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của Sở, Ngành; xây dựng, tổng hợp,
đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình công tác của Sở; thực hiện quản lý về tổ
chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, đào tạo và bồi dưỡng, công tác thi
đua khen thưởng; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở
vật chất kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc
phục vụ chung cho hoạt động của Sở và công tác quản trị nội bộ.
+ Cơ cấu nhân sự gồm có:
- Một chánh văn phòng:
Là người có thẩm quyền cao nhất trong lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của văn
phòng; là người tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của văn phòng và chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo Sở về việc thực hiện nhiệm vụ của văn phòng.
- Hai phó văn phòng:
Một phó văn phòng phụ trách công tác hành chính tổng hợp bao gồm công tác văn thư
lưu trữ; báo cáo; thống kê; tổng hợp; thi đua khen thưởng; điều hành bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả; soạn thảo văn bản của Văn phòng và soạn thảo văn bản của Sở khi được lãnh
đạo Sở phân công.
Một phó văn phòng phụ trách công tác quản trị bao gồm công tác kế toán- tài vụ phục vụ
các cuộc họp, hội nghị của Sở; quản lý điều hành xe công; kiểm tra quản lý tài sản công;
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.s Võ Duy Nam
25
SVTH: Lai Tuấn Long



×