Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP NGHĨA vụ cấp DƯỠNG của CHA mẹ đối với CON KHI LY hôn TRONG LUẬT hôn NHÂN và GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.76 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Niên khóa: 2006-2010)

Đề tài:
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI
CON KHI LY HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH

&
?

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

HUỲNH THỊ TRÚC GIANG

NGUYỄN THỊ THÚY
MSSV: 5062363
LỚP: LUẬT TƯ PHÁP 2 K32

Cần Thơ, tháng 04/2010


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN ..............................................................................4
1.1 Tìm hiểu chung về quan hệ cấp dưỡng ........................................................... 4

1.1.1 Khái niệm cấp dưỡng................................................................................. 4
1.1.2 Các mối quan hệ cấp dưỡng cụ thể ............................................................ 5
1.1.2.1 Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ....................................... 5
1.1.2.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em ................................................ 6
1.1.2.3 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu ................ 7
1.1.2.4 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn ............................... 8
1.2 Khái niệm và đặc điểm về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly
hôn ...................................................................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm .................................................................................................. 9
1.2.2 Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn...... 10
1.3 Phân biệt nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng ................................ 13
1.4 Lịch sử hình thành chế định cấp dưỡng ........................................................ 16
1.4.1 Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong hệ thống pháp luật Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.................................................... 16
1.4.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong hệ thống pháp luật Việt
Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay............................................ 18
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000 VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI
LY HÔN ...............................................................................................................22
2.1 Những điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly
hôn .................................................................................................................... 22
2.2 Những quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
khi ly hôn .......................................................................................................... 27
2.2.1 Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với
con khi ly hôn .................................................................................................. 27
2.2.2 Mức cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn .............................................. 28
2.2.3 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly
hôn ................................................................................................................... 32
2.2.3.1 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ .................. 32
2.2.3.2 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần.......................... 33

2.2.3.3 Hình thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng........................................... 36
2.2.4 Chế tài trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ..................................... 36
2.3 Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha
mẹ đối với con khi ly hôn .................................................................................. 40


2.3.1 Thay đổi chế độ cấp dưỡng ...................................................................... 40
2.3.2 Cấp dưỡng bổ sung .................................................................................. 41
2.3.3 Tạm ngừng cấp dưỡng ............................................................................. 41
2.4 Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn ................ 42
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM CÒN VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN ............................................................................ 44
3.1 Một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về cấp dưỡng
cho con khi cha mẹ ly hôn ................................................................................. 44
3.1.1 Vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly
hôn ................................................................................................................... 45
3.1.2 Vướng mắc về thời điểm kết thúc việc cấp dưỡng nuôi con ..................... 47
3.1.3 Vướng mắc trong vấn đề tạm ngừng cấp dưỡng nuôi con ........................ 48
3.1.4 Vấn đề liên quan đến thỏa thuận mức cấp dưỡng và ấn định mức cấp
dưỡng nuôi con ................................................................................................ 51
3.2 Những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con khi cha, mẹ ly hôn ................................................................................ 55
3.2.1 Cách tính số tiền bồi thường cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn mà một
người bị tai nạn ................................................................................................ 57
3.2.2 Vấn đề cấp dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc
chồng ............................................................................................................... 59
3.2.3 Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật .................................. 59
KẾT LUẬN ..........................................................................................................61



Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội. Muốn cho xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là
phải xác lập được một quan hệ vợ chồng hạnh phúc, vì đó là hạt nhân quan trọng tạo
nên tế bào của xã hội. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường
nhằm xác lập nên tế bào của xã hội thì ly hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường
nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ. Ở nước ta, trong
những năm gần đây tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng phức tạp. Khi quan hệ hôn
nhân chấm dứt theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo
nhưng quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con không
hẳn đã chấm dứt.
Cấp dưỡng là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và
gia đình ở nước ta và vấn đề này ngày càng được sự chú ý củ

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

1

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Việc hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng cho con trong
trường hợp cha, mẹ ly hôn nói riêng là vấn đề lâu dài. Quá trình này đòi hỏi sự nghiên

cứu sâu và rộng hơn. Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn, mục đích của đề tài là
làm sáng tỏ các vấn đề về cấp dưỡng cho con trong trường hợp cha, mẹ ly hôn. Qua
đó, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về
nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn để từ đó đưa ra một số kiến
nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Tạo
cơ sở pháp lý cho các Tòa án cũng như những người có nhiệm vụ thực thi pháp luật
giải quyết vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả, giúp người dân có liên quan về việc
cấp dưỡng mạnh dạn nộp đơn yêu cầu cấp dưỡng để tự bảo vệ quyền và lợi ích của
mình một cách thích đáng và đặc biệt giúp người viết có kiến thức pháp luật vững
chắc hơn về vấn đề này.
Xuất phát từ mục đích trên mà đề tài có nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu những vấn đề chung về cấp dưỡng làm rõ các vấn đề về cấp dưỡng
cho con khi cha, mẹ ly hôn, tập trung vào những quy định tiến bộ của luật hiện hành
so với những văn bản pháp luật trước đó. Qua đó, khẳng định vai trò và ý nghĩa của
quan hệ này trong lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, đề tài còn phân tích một
số hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình vận hành và áp dụng pháp luật về
cấp dưỡng cho con trong trường hợp cha mẹ ly hôn, từ đó trình bày hướng hoàn thiện
thông qua việc đưa ra các kiến nghị cụ thể.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Do thời gian quá ngắn, vấn đề cấp dưỡng được nhiều người nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau, trong khuôn khổ khóa luận với khả năng còn hạn chế, người
viết không đề cập tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ cấp dưỡng mà đề tài chủ
yếu xoay quanh các vấn đề về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn,
tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của con chung và
những vấn đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ này trên thực tế.
Qua đó đưa ra các phân tích, đánh giá nhằm góp phần xây dựng đề tài khoa
học và hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng.


GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

2

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác- lênin, trong đó các phương pháp cụ thể được vận dụng gồm: So sánh, đối
chiếu, phân tích, tổng hợp,… và các phương pháp nghiên cứu luật viết như phân tích
câu chữ, suy lý mạnh…

5. Cơ cấu đề tài
Lời nói đầu
Phần nội dung gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con khi ly hôn
Chương 2: Những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về nghĩa
vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn.
Chương 3: Những điểm còn vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật hiện hành và những kiến nghị hoàn thiện các quy định về cấp dưỡng của
cha mẹ đối với con khi ly hôn
Kết luận
Dù đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Cô Huỳnh Thị Trúc
Giang, quý thầy cô, bạn bè, các cơ quan đoàn thể, dù đã cố gắng thận trọng trong việc
nghiên cứu, song do thời gian quá ngắn cùng với sự hiểu biết còn hạn chế của người
viết nên chắc chắn khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu xót,… Do đó,

người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng từ giáo viên hướng dẫn,
quý thầy cô, bạn bè để người viết hoàn thành tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

3

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN
1.1 Tìm hiểu chung về quan hệ cấp dưỡng
1.1.1 Khái niệm cấp dưỡng
Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, lần đầu tiên các quan hệ cấp
dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được điều chỉnh tương đối toàn diện và các
quy phạm điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng được quy định thành một chương độc lập
của đạo luật.
Trước đây, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 chỉ điều chỉnh
quan hệ cấp dưỡng giữa các bên đã từng là vợ chồng sau khi ly hôn có bên lâm vào
tình trạng túng thiếu. Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định: “Khi ly
hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng
của mình…”. Việc cấp dưỡng của cha mẹ đối với con được quy định dưới hình thức
“đóng góp phí tổn nuôi dưỡng” (chia sẻ phí tổn nuôi dưỡng) chứ không gọi đích danh
là cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng giữa anh, chị, em trong gia đình, giữa ông bà và cháu

chưa được quy định cụ thể. Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy
định: “Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường
hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà
trong trường hợp ông bà không còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau
trong trường hợp không còn cha mẹ”. Thêm vào đó, tuy các Luật hôn nhân và gia
đình năm 1959 và 1986 có nhắc tới cụm từ “cấp dưỡng” nhưng thuật ngữ này cũng
chưa được định nghĩa cụ thể.
Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chế định cấp dưỡng được quy định
tương đối hoàn thiện. Theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 thì: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản
khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan
hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa
thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Như vậy, quan hệ cấp dưỡng bao giờ cũng là quan hệ giữa các cá nhân với nhau
(không thể có quan hệ cấp dưỡng giữa hai tổ chức hoặc giữa tổ chức với cá nhân)
trong đó, các bên (người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng) có quan hệ rất gần
gũi, thân thiết với nhau thể hiện ở một trong ba mối quan hệ sau:

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

4

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

+ Quan hệ hôn nhân: giữa vợ và chồng hoặc giữa những người đã từng là vợ
hoặc chồng.

+ Quan hệ huyết thống: cha, mẹ (đẻ) với con (đẻ); ông, bà (nội, ngoại) với cháu;
anh chị em ruột (bất kể trong giá thú hay ngoài giá thú).
+ Quan hệ nuôi dưỡng: cha mẹ nuôi với con nuôi.
Tuy nhiên, nghĩa vụ cấp dưỡng bao giờ cũng là loại quan hệ có điều kiện, tức là
không phải cứ các bên có một trong ba mối quan hệ kể trên là đương nhiên giữa các
bên tồn tại nghĩa vụ cấp dưỡng mà chỉ trong những trường hợp cụ thể thì mới phát
sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể là:
- Người chưa thành niên;
- Người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình hoặc là người gặp khó khăn túng thiếu.

1.1.2 Các mối quan hệ cấp dưỡng cụ thể
Trong gia đình nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa
anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng
1.1.2.1 Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 đều chưa quy định rõ nghĩa
vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy
định một cách cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ chỉ đặt ra khi có đủ hai điều kiện
sau đây:
Thứ nhất, con đã thành niên và không sống chung với cha mẹ.
Việc cấp dưỡng của con đối với cha mẹ không đặt ra đối với mọi người con,
mà chỉ những người đã thành niên. Nếu người con chưa thành niên, dù có tài sản
riêng, có thu nhập cao (chẳng hạn, đứa con này là một lập trình viên hoặc một diễn
viên nổi tiếng…), thì người con này cũng không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ đặt ra đối với người con không sống chung
với cha mẹ. Nếu như người con đã thành niên hiện đang sống chung với cha mẹ thì
vấn đề thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đương nhiên là không đặt ra. Vì trong quan hệ
giữa người con này với cha mẹ là nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc, chỉ khi người con

này trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng
mới đặt ra đối với họ như một chế tài bắt buộc do vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

5

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

Thứ hai, cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình. Không có khả năng lao động được hiểu là cha mẹ có những nguyên nhân như
già yếu, ốm đau, bệnh tật nên không đủ sức khỏe để làm việc có thu nhập nuôi sống
bản thân mình1. Không có tài sản để tự nuôi mình được hiểu là cha mẹ hoàn toàn
không có một chút tài sản nào hoặc tuy có tài sản nhưng đó là những vật dụng thiết
yếu không thể bán đi để lấy tiền sinh sống được (như đồ thờ cúng, quần áo thiết
yếu,…).
1.1.2.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Cùng với quy định tại Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về nghĩa
vụ và quyền của anh, chị, em, khoản 1 Điều 58 đã xác định rõ nghĩa vụ cấp dưỡng
của anh, chị, em trong hoàn cảnh đặc biệt. Nghĩa vụ này phát sinh khi thỏa mãn đồng
thời các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, điều kiện đối với người được cấp dưỡng (em)
+ Là người chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình;
+ Là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình.

Thứ hai, điều kiện đối với cha mẹ người được cấp dưỡng (em).
+ Cha mẹ không còn, hoặc:
+ Cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản
để cấp dưỡng cho con.
Như vậy, pháp luật đã khẳng định nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người chưa
thành niên hoặc người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi sống mình trước hết thuộc về cha mẹ. Chỉ trong trường hợp cha mẹ không
còn hoặc cha mẹ còn, nhưng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, thì
nghĩa vụ đó mới thuộc về các anh chị trong gia đình.
Thứ ba, điều kiện đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng (anh, chị): là người đã
thành niên và không sống chung với em. Trong trường hợp người đang nuôi dưỡng
đứa em có khả năng nuôi dưỡng thì đây vẫn không phải là điều kiện miễn trừ nghĩa
vụ cấp dưỡng đối với những người anh, chị khác.

1

Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa Học Pháp Lý. Đinh Thị Mai
Phương (chủ biên) – NXB Chính trị Hà Nội – 2004.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

6

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

Người em có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với anh, chị của mình khi đầy đủ các
điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người được cấp dưỡng (anh, chị) là người không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thứ hai, người có nghĩa vụ cấp dưỡng (em) phải là người đã thành niên và
không sống chung với anh, chị.
Trong trường hợp người em đã thành niên mà thuộc diện được cấp dưỡng từ
người khác (do người em không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
sống mình), thì đương nhiên nghĩa vụ cấp dưỡng của người em đối với các anh, chị
của mình cũng không tồn tại.
1.1.2.3 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng
giữa ông bà (nội, ngoại) với cháu (nội, ngoại). Đây cũng là quy định hoàn toàn mới
so với các Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của ông, bà đối với cháu chỉ phát sinh trong những điều
kiện nhất định. Cụ thể, người cháu chỉ có thể nhận được cấp dưỡng từ phía ông, bà
nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người cháu phải là người chưa thành niên; hoặc đã thành niên
nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, đối
với những người đã thành niên mà có khả năng lao động, thì dù có túng thiếu thì cũng
không phải đối tượng mà pháp luật chấp nhận được hưởng cấp dưỡng từ phía ông, bà
của mình.
Thứ hai, người cháu không có tài sản để tự nuôi mình. Điều này có nghĩa là,
nếu như người cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao
động, nhưng có tài sản để tự nuôi mình, thì người này không được hưởng cấp dưỡng
từ phía ông, bà của mình2.
Thứ ba, phải là đối tượng không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều
58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng của ông, bà cho cháu có thể chỉ coi là ở hàng thứ ba
(sau hàng thứ nhất là cha mẹ, hàng thứ hai là anh, chị, em).

2


Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa Học Pháp Lý. Đinh Thị Mai
Phương (chủ biên) – NXB Chính trị Hà Nội – 2004.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

7

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

Tương tự nghĩa vụ cấp dưỡng của cháu đối với ông, bà cũng được đặt ra khi
đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, điều kiện đối với người cấp dưỡng (cháu): đã thành niên và không
sống chung với ông, bà nội, ông bà ngoại.
Thứ hai, ông, bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi
mình và không có người khác cấp dưỡng (không còn con hoặc có con nhưng con
không có khả năng lao động, không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng). Quy
định này thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
1.1.2.4 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng đã được quy định trong Luật hôn nhân và
gia đình năm 1959 (Điều 30) và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 43). Hai
điều luật này quy định giống nhau là:
“Khi ly hôn, nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp
dưỡng tùy theo khả năng của mình.
Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận; trường hợp
hai bên không thỏa thuận với nhau được thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định. Khi
người được cấp dưỡng lấy vợ, chồng khác, thì sẽ không được cấp dưỡng nữa”.

Tiếp tục ghi nhận truyền thống đạo đức của người Việt Nam và quan hệ vợ
chồng là “một ngày nên nghĩa”, dù hiện tại họ không còn là vợ, chồng nữa, Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa có phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm
1959 và 1986, thể hiện ở chỗ khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng hoàn toàn do
bên cấp dưỡng quyết định tùy theo khả năng kinh tế của mình, chứ không cần phải có
sự thỏa thuận của người được cấp dưỡng 3.
Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn là:
Thứ nhất, bên được cấp dưỡng có khó khăn, túng thiếu và chưa kết hôn với
người khác, trong trường hợp người được cấp dưỡng kết hôn với người khác sẽ là
một trong những căn cứ chấm dứt việc được cấp dưỡng. Trái lại, nếu bên được cấp
dưỡng không kết hôn với người khác thì nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ (chồng) cũ
không đương nhiên được miễn trừ.
Thứ hai, bên được cấp dưỡng phải có yêu cầu. Như vậy, nếu vợ, chồng sau
khi ly hôn có rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn mà không có yêu cầu, tức là

3

Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa Học Pháp Lý. Đinh Thị Mai
Phương (chủ biên) – NXB Chính trị Hà Nội – 2004.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

8

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

không bày tỏ nguyện vọng yêu cầu bên kia cấp dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng

không phát sinh.
Có thể thấy, khác với những trường hợp cấp dưỡng khác, việc cấp dưỡng giữa
vợ chồng đã ly hôn mang tính mềm dẻo và ít cưỡng chế hơn. Điều này thể hiện ở
việc: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định về việc xác định phương
thức và mức cấp dưỡng mà do người cấp dưỡng tự quyết định theo khả năng của
mình.

1.2 Khái niệm và đặc điểm về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với
con khi ly hôn
1.2.1 Khái niệm
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Xuất phát từ những quan hệ đó, mà giữa các thành viên
trong gia đình có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm trách nhiệm đối với nhau.
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình, đòi hỏi giữa các thành viên trong gia
đình phải có sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Sự chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau giữa các
thành viên trong gia đình tồn tại một cách tự nhiên như là một nhu cầu tất yếu về mặt
tình cảm và đạo đức.
Khi nhà nước và pháp luật xuất hiện, quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của
nhà nước, của giai cấp cầm quyền. Sự chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên
trong gia đình không chỉ là yêu cầu về đạo đức mà còn là nghĩa vụ về pháp lý được
pháp luật quy định.
Theo Điều 64 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “cha mẹ có trách nhiệm nuôi
dạy con thành những công dân tốt. Cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông,
bà, cha mẹ”.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau vừa là quyền vừa là trách nhiệm của các
thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng
thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có
thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng như họ phải đi công tác xa, bị
bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù hay trong trường hợp ly hôn. Để đảm

bảo cuộc sống bình thường của người được nuôi dưỡng, trong những trường hợp này
nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra. Trước đây, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và
1986 có đề cập đến việc cấp dưỡng của cha mẹ đối với con được quy định dưới hình

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

9

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

thức “đóng góp phí tổn nuôi dưỡng” (chia sẻ phí tổn nuôi dưỡng) chứ không gọi đích
danh là cấp dưỡng.
Đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời nghĩa vụ cấp dưỡng đã được
điều chỉnh rõ ràng hơn, tại Điều 56 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối
với con khi ly hôn được quy định khá cụ thể.
Quan hệ cha, mẹ - con không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ giữa cha và
mẹ. Bởi vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn luôn có nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, trong điều kiện cha, mẹ ly hôn và con phải
sống chung với một trong 2 người, người không trực tiếp nuôi dưỡng con thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng dưới hình thức cấp dưỡng và người trực tiếp nuôi con có quyền
yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện việc cấp dưỡng, thay cho việc nuôi
dưỡng theo những thể thức bình thường được áp dụng lúc cha mẹ còn duy trì quan hệ
hôn nhân. Cần nhấn mạnh rằng con được cấp dưỡng phải là con chung của vợ và
chồng; luật không phân biệt con chung ấy là con ruột hay con nuôi 4.
Từ những phân tích trên, người viết rút ra khái niệm: Nghĩa vụ cấp dưỡng của
cha mẹ đối với con khi ly hôn là việc cha hoặc mẹ có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài
sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con khi không trực tiếp nuôi con chưa

thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Cũng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 17 khoản 2: “Trong
trường hợp việc kết hôn giữa cha mẹ bị hủy, thì quyền lợi của con được giải quyết
như trong trường hợp cha mẹ ly hôn”. Bởi vậy, việc kết hôn bị hủy, người không trực
tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Ngoài ra, khi cha
mẹ ly hôn thì con đã thành thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân
chấm dứt mà còn sống cũng được cấp dưỡng.

1.2.2 Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn
Qua sự phân tích khái niệm của nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
khi ly hôn ta có thể thấy nghĩa vụ cấp dưỡng này có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn phát sinh
trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Quan hệ huyết thống đó là quan hệ
giữa cha, mẹ (đẻ) với con (đẻ), còn quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa cha mẹ nuôi
với con nuôi.
4

Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Ts Luật học Nguyễn Ngọc Điện, NXB Trẻ TPHCM.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

10

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam


Đây là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình. Cũng chính quan hệ
này là nền tảng cho những tình cảm cao đẹp giữa các thành viên trong gia đình thêm
gắn bó.
Trong đó tinh thần tương trợ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là điều kiện tiên quyết
cho gia đình tồn tại và phát triển, đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ vừa mang tính đạo đức vừa mang
tính pháp lý. Trong phạm vi quan hệ cấp dưỡng, họ có quyền và nghĩa vụ tương trợ,
chăm sóc lẫn nhau, đùm bọc về vật chất và tinh thần cho người cần được cấp dưỡng.
Tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Nghĩa vụ cấp dưỡng
được thực hiện giữa cha, mẹ và con,…”. Như vậy, ngoài phạm vi những chủ thể trên,
quan hệ giữa chú, bác, cô, dì với các cháu không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau,
mặc dù họ là những người thừa kế ở hàng thứ ba của nhau theo pháp luật. Quan hệ
cấp dưỡng giữa họ với nhau thường do quy phạm đạo đức điều chỉnh. Chính từ đặc
điểm này mà quan hệ cấp dưỡng thường hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở đạo
đức và nhu cầu tình cảm ruột thịt giữa con người với con người theo phong tục tập
quán. Sau đó, quan hệ cấp dưỡng mới được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và
trở thành quan hệ pháp luật 5.
Phạm vi quan hệ cấp dưỡng tại Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Nhưng
Luật hôn nhân và gia đình hiện hành tại Điều 56 đã quy định khá cụ thể nghĩa vụ cấp
dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn với quy định này thì chỉ trong phạm vi quan
hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi
ly hôn mới phát sinh và được pháp luật bảo vệ.
Có thể thấy, Luật hôn nhân và gia đình hiện hành đã mở rộng phạm vi cấp
dưỡng so với những văn bản pháp luật trước đó. Đây là một điểm tiến bộ, thể hiện
trình độ lập pháp của nhà làm luật Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc so với trước
đây.
Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ
cấp dưỡng cũng như người được cấp dưỡng, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác
và không thể chuyển giao cho người khác.

Tính nhân thân thể hiện ở chỗ “không thể chuyển giao” của nghĩa vụ này, nếu
như một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác thì không thể chuyển giao
nghĩa vụ này cho người thứ ba cấp dưỡng thay cho mình, ngay cả người được cấp
5

Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam – Trường ĐH Luật Hà Nội. NXB CAND Hà Nội – 2006.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

11

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

dưỡng cũng không được chuyển giao quyền của mình cho người khác. Ví dụ: cha
hoặc mẹ cấp dưỡng cho con khi ly hôn thì người con này không được chuyển giao
quyền nhận cấp dưỡng cho bạn của mình.
Tính nhân thân của nghĩa vụ cấp dưỡng còn thể hiện ở đặc điểm “không thể
thay thế” của nghĩa vụ này. Điều này có nghĩa bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể
cam kết sẽ dùng nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tính không thể chuyển giao và không thể thay thế của nghĩa vụ cấp dưỡng
được ghi nhận tại Điều 385 và 387 Bộ luật dân sự 1995 về việc không thể chấm dứt
nghĩa vụ cấp dưỡng bằng việc thay thế nghĩa vụ khác và không thể bù trừ nghĩa vụ
trong trường hợp nghĩa vụ định bù trừ là nghĩa vụ cấp dưỡng. Còn ở Bộ luật dân sự
2005 thì nghĩa vụ cấp dưỡng không thể được thay thế và không thể được bù trừ bằng
nghĩa vụ khác được ghi nhận tại Điều 379 và Điều 381. Điều 379 quy định chấm dứt
nghĩa vụ dân sự được thay thế bằng nghĩa vụ khác tại khoản 3: “Trong trường hợp
nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ gắn liền với nhân thân không
thể chuyển giao cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác”,
Điều 381 những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ tại khoản 3 là: “Nghĩa vụ
cấp dưỡng”.
Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng không những là nghĩa vụ mang tính nhân thân
thuần túy mà còn mang tính tài sản. Vì nó liên quan đến những lợi ích về tài sản, tính
tài sản thể hiện ở chỗ: khi tham gia quan hệ cấp dưỡng bên được cấp dưỡng trước hết
phải hướng tới việc thụ hưởng một lượng vật chất nào đó 6. Khi thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng, luôn có sự chuyển giao một lượng lợi ích nào đó từ phía người phải cấp
dưỡng sang người được cấp dưỡng. Chẳng hạn, khi cha mẹ ly hôn thì cha hoặc mẹ
không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cho con, khi ấy cha hoặc mẹ phải chuyển
một số tiền hoặc tài sản cho người trực tiếp nuôi con để chăm sóc con. Trường hợp
bên có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không thể thực
hiện việc cấp dưỡng thì tuy nghĩa vụ cấp dưỡng chưa chấm dứt, nhưng ý nghĩa thực
tế của nghĩa vụ này cũng hầu như không có.
Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định, xét về
bản chất nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra nhằm mục đích tương trợ. Bản thân “tương
trợ” bao hàm sự không đầy đủ của một bên về phương diện vật chất, kinh tế. Chính vì
vậy mà nghĩa vụ tương trợ mới có cơ sở phát sinh. Do vậy, quan hệ cấp dưỡng cũng
6

Đinh Thị Mai Phương. Bình luận khoa học Luật HN&GĐ năm 2000. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa Học Pháp Lý.
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 2004

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

12

SVTH: Nguyễn Thị Thúy



Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

chỉ phát sinh khi người cần được cấp dưỡng rơi vào trường hợp là người chưa thành
niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình như trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn.
Trong gia đình, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con của
mình. Quyền và nghĩa vụ này không chỉ xuất phát từ phương diện đạo đức mà còn
được pháp luật quy định. Nếu như cha, mẹ cố tình không thực hiện nghĩa vụ nuôi
dưỡng thì quyền và lợi ích của con sẽ bị ảnh hưởng, cuộc sống của người con đó sẽ bị
đe dọa do không nhận được sự chu cấp đầy đủ. Do vậy, nhất thiết cần phải đặt ra
nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong thực tế, không chỉ do người có nghĩa vụ nuôi dưỡng
nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh.
Mà chỉ khi người đó có sự thiếu hụt vật chất, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của họ thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới được đặt ra. Điều này biểu hiện ở chỗ người đó
gặp khó khăn túng thiếu hay không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình. Trong quan hệ cấp dưỡng này, chủ thể không chỉ là thành viên trong gia
đình mà còn phải thỏa những điều kiện nhất định về tuổi, tình trạng nhân thân, tài
sản,… Chẳng hạn trường hợp con được cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn. Về nguyên tắc,
con chưa thành niên luôn được hưởng trợ cấp. Trong trường hợp con đã thành niên
mà bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì
nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được đặt ra.

1.3 Phân biệt nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ
nuôi dưỡng. Xét dưới góc độ luật học thì hai nghĩa vụ này có mối quan hệ với nhau.
Xuất phát từ mối quan hệ với nhau đó mà trong những điều kiện nhất định hai nghĩa
vụ này có thể thay thế cho nhau và cũng chính điều đó khiến cho nhiều người nhầm
lẫn cấp dưỡng là nuôi dưỡng và nuôi dưỡng là cấp dưỡng 7.
Chúng ta cũng biết nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng có cùng chủ

thể, đó là những người có mối quan hệ đặc biệt. Trước tiên là những người có quan
hệ huyết thống với nhau sau đó là những người có quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ
hôn nhân. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại các Điều 36, Điều 38,
Điều 47, Điều 48 những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau bao gồm: Cha mẹ và
con, bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng cùng sống chung với nhau
có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau, anh chị em với nhau, ông bà và cháu. Bên cạnh đó,
theo Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng
7

Ths. Ngô Thị Hường bài “Mối quan hệ giữa nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng trong Luật hôn nhân
và gia đình” Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 4/2005.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

13

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

cũng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội,
ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng. Về điều kiện phát sinh hai nghĩa vụ này
cũng có nét tương đồng như: một hoặc nhiều người trong số những người có quan hệ
gia đình với nhau nhưng không có khả năng để tự nuôi mình và những người khác có
khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng.
Về cấp dưỡng ta đã biết qua khái niệm tại khoản 11 Điều 8 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 và hiểu rõ hơn qua phân tích các đặc điểm tại mục 1.2.2.
Còn nghĩa vụ nuôi dưỡng tuy Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không có
khái niệm chính thức nhưng nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng được nhắc nhiều trong các

điều luật. Trong từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh thì nuôi là cho ăn uống chăm sóc để duy trì và phát triển sự
sống, chăm sóc để cho tồn tại và cho phát triển. Còn dưỡng là tạo điều kiện, thường
bằng cách cung cấp những thứ cần thiết giúp cho (cơ thể yếu ớt) có thể duy trì và phát
triển tốt hơn.
Xét về nội dung, nghĩa vụ nuôi dưỡng có phạm vi rộng hơn cấp dưỡng. Nuôi
dưỡng là quan hệ mang nhiều tính chất tự nhiên, đạo đức nên cha, mẹ, con… phải
nuôi dưỡng lẫn nhau bằng tất cả những khả năng của mình có thể. Trong quan hệ
nuôi dưỡng thì người được nuôi dưỡng và người có nghĩa vụ nuôi dưỡng sống trong
cảnh “đói cùng chịu, no cùng hưởng” không lệ thuộc vào các điều kiện khác. Ví dụ:
cha, mẹ dù có khó khăn, túng thiếu cũng nuôi dưỡng con cái của mình. Còn nghĩa vụ
cấp dưỡng phải xét đến nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng, khả năng kinh
tế của người cấp dưỡng,… Chẳng hạn, nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con ở
phạm vi rộng, cha mẹ nuôi con tức là phải chu cấp cho con, đáp ứng các nhu cầu thiết
yếu của con trong việc ăn, mặc, học, khám chữa bệnh,…Trong khi nghĩa vụ cấp
dưỡng chỉ được đặt ra trong trường hợp khi cha mẹ ly hôn thì người cha hoặc người
mẹ không sống chung với con hay nói cách khác là người không trực tiếp nuôi con
chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, phải thực hiện cấp dưỡng
cho con; con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Để phân biệt hai nghĩa vụ này còn phải dựa vào yếu tố quan trọng là không
gian giữa chủ thể của quan hệ cấp dưỡng và quan hệ nuôi dưỡng. Luật hôn nhân và
gia đình quy định khi người có quan hệ nuôi dưỡng không cùng chung sống với nhau

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

14

SVTH: Nguyễn Thị Thúy



Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

thì giữa họ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây chính là điểm mấu chốt có thể phân
biệt nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng 8.
Nếu trong quan hệ nuôi dưỡng, người được nuôi dưỡng và người có nghĩa vụ
nuôi dưỡng sống chung với nhau thì ngược lại trong quan hệ cấp dưỡng người được
cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau. Vấn đề đặt ra
là cần hiểu thế nào là “sống chung” và thế nào là “không sống chung”. Hiện nay, có
ba quan điểm khác nhau về “sống chung”.
Quan điểm thứ nhất, những người sống chung là những người có cùng nơi
đăng kí hộ khẩu thường trú.
Quan điểm thứ hai, chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh sống thường xuyên
dưới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thường trú.
Quan điểm thứ ba, việc xác định thế nào là những người sống chung với nhau
không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú mà căn cứ vào
nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ. Do đó, những người
được coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng.
Từ những quan điểm khác nhau về “sống chung”, theo người viết thì quan
điểm thứ ba đầy đủ hơn vì trong thực tế có những người có cùng nơi đăng kí hộ khẩu
thường trú nhưng lại không cùng ăn chung, ở chung. Ví dụ: Cha mẹ cho con ăn riêng
trong khi họ vẫn cùng ở chung một nhà với nhau. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp
những người có nơi đăng kí hộ khẩu khác nhau lại “ăn chung, ở chung” với nhau. Ví
dụ: Anh A và chị B là vợ chồng. Hai anh chị có nơi đăng kí hộ khẩu khác nhau nhưng
sống chung với nhau ở Cần Thơ.
Như vậy, theo quan điểm thứ ba thì những người “không cùng chung sống” là
những người không có quỹ tiêu dùng chung. Điều đó có nghĩa là khi xem xét một
quan hệ có phải là quan hệ cấp dưỡng hay quan hệ nuôi dưỡng cần xác định giữa các
chủ thể này có quỹ tiêu dùng chung hay không. Khi họ không có quỹ tiêu dùng chung

thì quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dưỡng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù
sống chung một nhà, dù có quỹ tiêu dùng chung nhưng người có nghĩa vụ nuôi dưỡng
lại không quan tâm đến người được nuôi dưỡng. Ví dụ: Vợ hoặc chồng ở xa không
đóng góp thu nhập vào khối tài sản chung để đảm bảo nuôi con. Lúc này nghĩa vụ
nuôi dưỡng được chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều 50 khoản 2 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng

8

Ths. Ngô Thị Hường bài “Mối quan hệ giữa nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng trong Luật hôn nhân
và gia đình “Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 4/2005

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

15

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định
của Luật này”.
Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng ranh giới để xác định đâu là nghĩa vụ
cấp dưỡng đâu là nghĩa vụ nuôi dưỡng thật khó. Tuy vậy, không phải vì khó mà
chúng ta có thể đánh đồng cấp dưỡng và nuôi dưỡng. Cần phải xác định khi nào thì
nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh, khi nào thì nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh để đảm bảo
quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ đó. Đặc biệt, là những chủ thể chưa thành
niên, hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình.


1.4 Lịch sử hình thành chế định cấp dưỡng
1.4.1 Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong hệ thống pháp luật
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trong mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử, pháp luật đều có sự thay đổi cùng
với sự biến đổi của xã hội. Dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam, pháp luật là bức tranh
thời đại, ghi rõ tổ chức xã hội và gia đình trong mỗi giai đoạn. Dưới triều Lý, Trần đã
ban hành nhiều đạo luật nhưng các đạo luật này đã bị thất lạc trong các cuộc chiến
tranh chống xâm lược phương Bắc. Tiêu biểu cho pháp luật thời phong kiến còn lại
đến ngày nay là các đạo luật được ban hành dưới triều Lê và triều Nguyễn.
Dưới triều Lê, nho học ở thời kỳ này cực thịnh. Nho giáo đã được đề cao như
hệ tư tưởng chính thống của Nhà nước 9. Vì vậy, tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử
có ảnh hưởng sâu sắc đối với pháp luật thời kỳ này. Pháp luật thời kỳ này là sự kết
hợp tư tưởng Nho giáo với khung cảnh xã hội Việt Nam để tạo nên thuần phong mỹ
tục độc đáo. Các quan hệ gia đình được Nho giáo coi trọng, gia đình có vững mạnh
thì nền tảng xã tắc mới ổn định. Các quy định của pháp luật về gia đình liên quan mật
thiết đến quyền lợi của quốc gia. Chính vì vậy, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã khẳng
định: “Vua tôi, cha con, vợ chồng là ba cương lớn trong đạo luân lý của người, ngoài
ra không có gì lớn hơn”. Cha con là một trong ba cương lớn của đạo làm người nên
quyền lợi của con và bổn phận của cha mẹ là điều được quan tâm trong đạo lý gia
đình và trong pháp luật. Điều này có lẽ cũng xuất phát từ sự ảnh hưởng của Nho giáo:
hôn nhân là sự giao hiếu giữa hai họ, trước hết là để thờ phụng tổ tiên sau là để sinh
con đẻ cái nối dõi tông đường. Vì vậy, cha mẹ sinh con, nuôi nấng, dạy dỗ con nên
người là hoàn toàn hợp với lẽ tự nhiên. Trên nền tư tưởng đó trong sách Hồng Đức
thiện chính thư đã ghi rõ điều răn: “Làm người phải coi trọng sự giáo dưỡng, cha
9

Xem: Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên). “Tiến trình lịch sử Việt Nam”. Nhà xuất bản Giáo dục

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang


16

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

hiền con hiếu làm đầu. Làm cha mẹ người ta, phải cấp dưỡng cho cơm áo, không nên
vì đứa con một buổi sớm dỗi không ăn, mà cha mẹ giận đổ bỏ đi.”.10 Nhìn lại pháp
luật dưới thời Lê cũng như pháp luật thời phong kiến cho thấy chỉ duy nhất điều răn
trên là nói về nghĩa vụ của cha mẹ nuôi nấng con cái.
Trong Quốc triều hình luật có sự ảnh hưởng rất lớn của thuyết Nhân trị nên đã
có đan xen giữa đạo đức và pháp luật. Quy định của pháp luật cũng là quy tắc đạo
đức. Cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng con; con phụng dưỡng cha mẹ là một nghĩa vụ về
đạo đức.
Dưới triều Nguyễn, nhà Nguyễn rất coi trọng pháp luật. Bộ Hoàng Việt luật lệ
được ban bố vào năm 1815 và được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của vua
và triều đình, nội dung chủ yếu là hình luật và hình phạt được quy định hết sức hà
khắc. Ngay trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng được luật quy định
dưới các điều khoản về hình luật. Tại quyển 16 về hình luật, trong mục 15 quy định
về tội con cháu vi phạm lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ: con cháu vi phạm lời dạy
bảo của ông bà, cha mẹ hoặc phụng dưỡng mà cố ý làm thiếu xót thì phạt 100 trượng.
Có thể nói rằng đây là thời kỳ suy thoái của nền pháp lý nước ta và những quy định
của bộ Hoàng Việt luật lệ. Vì lẽ đó mà quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa vợ chồng,
giữa cha mẹ và con và giữa các thành viên trong đại gia đình vẫn được ứng xử như
thuần phong mỹ tục.
Như vậy, pháp luật thời phong kiến đã đặc biệt quan tâm đến nghĩa vụ phụng
dưỡng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ
nuôi dưỡng mà không quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con. Bởi vì,

pháp luật thời kỳ này quy định vợ chồng có nghĩa vụ đồng cư. Khi vợ sinh con, đứa
con được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong
trường hợp cha mẹ ly hôn, các con được ở lại với cha. Tất cả tài sản được coi là tài
sản riêng của người mẹ được gộp vào tài sản của người cha thành một khối do người
cha nắm giữ và dùng để nuôi con. Trong trường hợp hai vợ chồng chia nhau nuôi
dưỡng con thì thông thường họ cũng chia nhau tài sản. Và như vậy, vấn đề cấp dưỡng
của cha, mẹ cho con khi ly hôn không cần được đặt ra.
Dưới thời Pháp thuộc, với chính sách chia để trị thực dân Pháp đã chia nước ta
thành ba miền Bắc, Trung, Nam. Ở miền Bắc có Bộ dân luật thi hành tại các Tòa
Nam án Bắc kỳ, thường gọi là Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931. Miền Trung có Hoàng
Việt Trung kỳ hộ luật, thường gọi là Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936. Miền Nam có

10

Xem: Điều 161 “Hồng Đức thiện chính thư”, Đại học viện Sài Gòn – Đại học Luật khoa, Sài Gòn 1959

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

17

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

Bộ dân luật giản yếu năm 1883. Bộ dân luật giản yếu năm 1883 chịu ảnh hưởng rất
lớn của bộ dân luật Pháp nên nhìn chung là nội dung của nó khác hẳn với truyền
thống của Việt Nam. Vấn đề về gia đình không được coi trọng trong Bộ dân luật giản
yếu năm 1883, vấn đề cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình hầu như không
được ghi nhận trong Bộ luật này. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu các quan hệ

về gia đình nói chung và quan hệ về cấp dưỡng nói riêng chủ yếu là dựa vào các quy
định của Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936.
Pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ và con, giữa vợ
và chồng và giữa các thành viên trong gia đình một cách rõ nét hơn so với pháp luật ở
thời phong kiến. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con, pháp luật quy định cha mẹ có
nghĩa vụ nuôi nấng, cưu mang con. Điều đó được thể hiện trong quy định về nghĩa vụ
của vợ chồng tại Điều 91 Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ: “vợ chồng
phải cùng nhau làm cho gia đình hưng thịnh và lo toan việc nuôi nấng dạy dỗ con
cái”. Xuất phát từ nghĩa vụ nuôi nấng con mà trong đó đã chứa đựng nghĩa vụ cấp
dưỡng cho con.
Tóm lại, pháp luật trước Cách mạng tháng Tám đã quy định các thành viên
trong gia đình có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Mặc dù, chưa có sự phân biệt rõ ràng
giữa nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng trong từng hoàn cảnh khác
nhau đã cho ta thấy rõ nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định và tồn tài song song với
nghĩa vụ nuôi dưỡng. Do vậy, ở thời kỳ này án lệ được áp dụng khá rộng rãi trong
quá trình giải quyết các quan hệ về hôn nhân và gia đình. Vấn đề cấp dưỡng giữa cha
mẹ và con bên cạnh việc áp dụng các quy định của pháp luật còn có sự vận dụng hợp
lý các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

1.4.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong hệ thống pháp luật
Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam nói chung
và phụ nữ nói riêng ra khỏi ách thống trị hết sức hà khắc và đối xử thậm tệ của chế độ
thực dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhà nước và gia đình
Việt Nam. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Tám nhà nước ta chưa ban hành đạo luật
cụ thể nào về hôn nhân và gia đình. Đến ngày 10 tháng 10 năm 1945 Sắc lệnh 90-SL
của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được ban hành, theo tinh thần của
Sắc lệnh 90-SL thì những quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng của con cái đối với ông
bà, cha mẹ và nghĩa vụ nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ đối với con cháu trong pháp
luật phong kiến vẫn được kế thừa.


GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

18

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

Năm 1946, bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra
đời, kế đến là sự ra đời của những văn bản pháp lý đầu tiên về dân luật, hôn nhân và
gia đình như Sắc lệnh số 159-SL ngày 17 tháng 1 năm 1950, Sắc lệnh số 97-SL ngày
22 tháng 05 năm 1950 là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến, tạo cơ sở cho việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân
chủ và tiến bộ hơn trước. Sắc lệnh số 159-SL quy định như sau: “Tòa án sẽ căn cứ
vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy
dỗ chúng; hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn cho việc nuôi dạy con”.
Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đất nước ta tạm thời bị chia
cắt làm 2 miền. Ở miền Bắc cuộc Cách mạng ruộng đất đã căn bản hoàn thành, quan
hệ sản xuất phong kiến cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến bị xóa bỏ.
Hai sắc lệnh 97-SL và số 159-SL đã hoàn thành vai trò lịch sử, tuy góp phần vào việc
xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến nhưng không còn đáp ứng được tình
hình phát triển của cách mạng.
Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội khóa I kỳ họp 11 chính
thức thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố
ngày 13 tháng 1 năm 1960 theo sắc lệnh số 02-SL. Quan hệ hôn nhân và gia đình
năm 1959 gồm có 6 chương chia thành 35 Điều. Vấn đề cấp dưỡng đã được quy định
tại các Điều 30, 31, 32, 33 Luật hôn nhân gia đình năm 1959. Quan hệ cấp dưỡng
giữa các thành viên trong gia đình chưa được quy định một cách cụ thể mà nó được

đồng nhất với nghĩa vụ nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ đối với con và nghĩa vụ
phụng dưỡng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Điều 17 quy định: “Cha mẹ có
nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn
sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 còn nhắc đến vấn đề
đóng góp phí tổn nuôi con khi vợ chồng ly hôn tại Điều 32 và 33. Tại Điều 32 quy
định: “Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con chưa thành
niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặc của con cái. Về nguyên tắc, con còn bú
phải do mẹ phụ trách. Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con.
Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con,
mỗi người tùy theo khả năng của mình. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết có thể
thay đổi việc nuôi giữ và việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái”. Và
theo Điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì: “Việc trông nom nuôi
nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng và giáo dục con cái sẽ
do hai bên thỏa thuận biểu quyết.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

19

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam

Trường hợp hai bên không thỏa thuận với nhau được hoặc trong sự thỏa thuận
xét thấy có chỗ không hợp lý, thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định”.
Sau năm 1975 đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội. Đến năm 1980 Hiến pháp chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng
12 năm 1980 đã quy định chế độ chính trị, kinh tế văn hóa - xã hội; quyền nghĩa vụ
cơ bản của công dân đồng thời các Điều 38, 47, 63, 64 đã quy định các nguyên tắc

của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội
nước ta thời kỳ này đã thay đổi căn bản so với năm 1959, một số quy định của Luật
hôn nhân và gia đình không còn phù hợp nữa, việc ban hành Luật hôn nhân và gia
đình mới là một đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển chủ
nghĩa xã hội.
Ngày 25 tháng 10 năm 1982, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định về việc thành
lập ban dự thảo Luật hôn nhân và gia đình mới. Sau một thời gian tiến hành điều tra,
khảo sát, tham khảo ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội, dự Luật hôn nhân và gia đình mới đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12
chính thức thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy tắc liên
quan đến nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, khác với Luật hôn nhân và gia
đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 coi nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
là quan hệ nghĩa vụ tương hỗ, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha
mẹ. Việc cấp dưỡng của cha mẹ đối với con được quy định dưới hình thức “đóng góp
phí tổn nuôi dưỡng”.
Theo quy định ở Điều 19, 20, 21 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986: cha mẹ
có nghĩa vụ nuôi dưỡng con, các con có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ. Nghĩa vụ nuôi
dưỡng giữa cha mẹ - các con là nghĩa vụ pháp lý đồng thời nó còn mang tính chất
tình cảm tự nhiên. Trước hết nghĩa vụ này được thực hiện một cách tự giác đối với cả
cha mẹ cũng như đối với các con.
Trường hợp vợ chồng đã ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải đóng góp
phí tổn cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật. Tại Điều 45 Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 quy định: “Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền
thăm nom, chăm sóc con và đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn
hoặc lẫn tránh việc đóng góp thì Tòa án quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc
phải nộp những khoản phí tổn đó”. Quy định trên một mặt xác định nghĩa vụ buộc
cha mẹ phải nuôi con mình đồng thời vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc nuôi
dạy con mà chỉ xác định là “căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con” (Điều 45).
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang


20

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


×