Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

đề cương nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.26 KB, 14 trang )

1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống tất bật hiện nay thì đi trễ là vấn đề đang cần được quan tâm
nhiều nhất.Vậy đi trễ là gì?Đi trễ có thể hiểu là tình trạng các cá nhân có mặt tại
điểm hẹn sau thời điểm đã thỏa thuận hoặc quy định trước đó. Ví dụ điển hình là
trường đại học Sài Gòn quy định thời gian bắt đầu tiết 1 là 7 giờ sáng mỗi ngày thế
nhưng một sinh viên đến lớp vào lúc 7 giờ 30 phút, đó có thể gọi là đi trễ. Đi trễ có
thể có nhiều trường hợp: trễ một cuộc hẹn, trễ giờ làm, hoặc đến lớp trễ… Trong số
đó vấn đề đáng được quan tâm nhất là tình trạng đến lớp trễ của sinh viên.Tình
trạng này đã và đang ngày càng trở nên phổ biến lên đến mức báo động.Nó xảy ra
thường xuyên và ở khắp tất cả trường học từ phổ thông cho đến đại học và càng
ngày càng làm cho ý thức về vấn đề thời gian của học sinh, sinh viên Việt Nam trở
nên tồi tệ. Đi trễ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, có thể đó là do những việc cá
nhân, gia đình phát sinh đột xuất hoặc những sự cố ngoài ý muốn, cũng có thể đó
là do ý thức cá nhân, thói quen lâu dài hoặc do ảnh hưởng từ người khác. Và để
giảm thiểu cũng như khắc phục tình trạng đi trễ, mỗi cá nhân cần phải xây dựng
cho mình một ý thức tự giác, một thói quen tốt về vấn đề giờ giấc, đồng thời dự
tính trước những tình huống phát sinh và lựa chọn thời điểm xuất phát thích hợp
bởi vì nếu không có những giải pháp, hành động cụ thể thì việc trễ giờ sẽ gây rất
nhiều ảnh hưởng cho học sinh sinh viên. Những ảnh hưởng đó một lúc một thời thì
có lẽ sẽ không có gì nghiêm trọng nhưng càng về lâu với mật độ ngày càng dày đặc
sẽ gây không ít hệ lụy lớn cho việc giáo dục cũng như xã hội. Chính vì những lý do
đó, nhóm chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐẾN
LỚP TRỄ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN” nhằm lên tiếng còi
báo động cũng như cảnh tỉnh phần nào ý thức của học sinh sinh viên hiện nay về
vấn đề đi trễ đồng thời đưa ra một vài biện pháp tốt để giảm thiểu cũng như khắc
phục tình trạng này.

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài:
- Đã có rất nhiều bài viết trên các trang web cũng như các công trình nghiên
cứu về vấn đề tình trạng đến lớp trễ của sinh viên. Mỗi bài viết, mỗi công trình đều
có những điểm nhấn, điểm nổi bật riêng cần được kế thừa và phát huy.


-Sau đây là một số bài viết về vấn đề đi trễ của sinh viên:
+ “Bài viết về việc đi học trễ của học sinh” – tác giả Hồng Đăng đăng ngày
12/09/2014 trên trang web www.caodang.tdt.edu.vn. Bài viết trên đã nêu rõ được


2

các tình huống đi trễ như “trễ một cuộc hẹn, một cuộc đi chơi”, đồng thời cũng đưa
ra được nguyên nhân của tình trạng đi trễ cũng như là hậu quả xấu của nó. Đó là
những điểm nổi bật của bài viết cần được kế thừa.Song ở đây ta có thể thấy bài viết
còn chưa đề cập đến việc làm sao để khắc phục, hạn chế tình trạng này. Chính vì
vậy cần phải bổ sung rõ hơn nữa những giải pháp cho vấn đề.
+ Bài viết “Sinh viên đi học muộn như một thói quen” – theo TTVN đăng
ngày 06/10/2012 trên trang web zing news thì đi sâu hơn về việc nêu rõ những
nguyên nhân của việc đi trễ. Cụ thể như là: “Đổ lỗi cho việc tắc đường, hỏng xe,
đau chân, giảng viên không điểm danh...”, “Đi học muộn vì “không ai đi sớm””
hoặc có thể do “thức khuya chơi game, xem phim, đi chơi... dẫn đến tình trạng mệt
mỏi, uể oải”… Tuy bài viết đã nêu và phân tích rất cụ thể rõ những nguyên nhân
của tình trạng đi trễ nhưng vẫn còn đó là những thực trạng, những minh chứng hay
những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này vẫn còn chưa được đề cập đến.
+ Bài viết “'Bắt bài' 5 lý do đi học muộn kinh điển”- Theo: Vnexpress.Ione.Có
lẽ đọc xong tựa đề bài biết nhiều người đã biết được bài viết này tìm hiểu sâu về
những nguyên nhân và có phần chi tiết hơn những bài viết đã đề cập bên trên và
thiếu sót vẫn là hướng giải quyết.
+ Nhìn chung những bài viết, những bài nghiên cứu về tình trạng đi học trễ rất
hay, bổ ích, cung cấp cho ta những thông tin cần thiết quan trọng nhưng vẫn còn đó
một thiếu sót chung đó là quá tập trung vào nguyên nhân và để thiếu sót những vấn
đề cũng không kém phần quan trọng như ảnh hưởng cũng như chưa đề xuất được
những giải pháp tốt cho vấn đề này. Trên tinh thần đó, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu,
chứng minh trên nền tảng những bài viết trên với sự sang tạo không trùng lắp và bổ

sung những mảng thiếu sót để hoàn thiện hơn.

3. Mục đích:
Rút ra được nguyên nhân vì sao sinh viên Đại học Sài Gòn lại có tình trạng đi
trễ và đề xuất giải pháp khách quan, khả thi để giải quyết vấn đề này.

4. Nhiệm vụ:
- Khảo sát,điều tra, thu thập, xử lý và phân tích thực trạng đi trễ của sinh viên
Đại học Sài Gòn.


3

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc đi trễ.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của việc đi trễ đến kết quả học tập cũng như tiếp thu
kiến thức của sinh viên.
- Tham khảo lý thuyết từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy.
- Tìm hiểu và đánh giá ý thức của sinh viên về vấn đề đi trễ hiện nay.
- Nắm rõ, đánh giá được tình hình đi trễ của sinh viên đại học Sài Gòn từ
những thống kê, số liệu cụ thể.

5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên của trường Đại học Sài Gòn.
- Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường Đại học Sài Gòn
+ Thời gian: Trong 2 năm trở lại đây (2014-2016)
+ Khách thể: 100 sinhviên ngẫu nhiên ở trường Đại học Sài Gòn

6. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trên nền tảng cơ sở lý luận:

- Quy chế học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐBGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Nội quy trường Đại học Sài Gòn.

7. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để hiểu rõ đề tài đang nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu
như: sách, báo, Internet,…có liên quan đến thực trạng đi trễ trong nhà trường.


4

b. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi có tham khảo ý kiến của giảng
viên bộ môn Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học – TS Phạm Đào Thịnh, nhằm
hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách chính xác và chỉnh chu.
c. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
- Phương pháp thực hiện: làm phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát một cách
ngẫu nhiên.
- Đối tượng khảo sát: 100 sinh viên của trường Đại học Sài Gòn.
- Thiết kế phiếu khảo sát: gồm 15 câu hỏi:
+4 câu đầu sẽ hỏi về thông tin cá nhân.
+ 11 câu còn lại sẽ hỏi về đề tài nghiên cứu.
Trong số 11 câu hỏi này, sẽ có 8 câu được chọn nhiều hơn 1 đáp án, 3 câu cuối sẽ
là câu hỏi nhằm thu thập ý kiến, nguyên nhân và giải thích (nếu có).

- Câu hỏi nghiên cứu dự kiến:
+ Thực trạng đi học trễ của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.
+ Tần suất đi trễ trung bình của một cá thể trong tuần.
+ Ý thức của sinh viên về việc đi học đúng giờ.

+ Đánh giá, nhận xét của sinh viên về việc đi trễ của bản thân và
của người khác.
+ Thái độ của giảng viên khi bắt gặp sinh viên đi trễ.
+ Tầm quan trọng của việc đến lớp đúng giờ.
- Số phiếu khảo sát: 100 phiếu.
d. Phương pháp phân tích tổng hợp:
- Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau: từ khái niệm đi trễ ta có
thể phân tích các vấn đề sau:


5

+Phân tích từng loại đi trễ để tìm ra điểm chung, điểm riêng để từ đó đề
ra giải pháp thích hợp.
+ Phân tích vấn đề đi học trễ có nguyên nhân do đâu và ảnh hưởng như
thế nào đến đời sống của mỗi người từ những nguồn tài liệu (tạp chí và báo
cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi
nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích rõ lời khuyên tiếp nhận được từ chuyên gia: Nên và không
nên làm gì để khắc phục tình trạng đi trễ trong sinh viên hiện nay, đồng thời
nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau.
+ Phân tích nội dung (theo phiếu khảo sát thu nhận được).
- Tổng hợp lý thuyết bao gồm:
+ Bổ sung, chỉnh sửanội dung nghiên cứu nếu sau khi phân tích phát
hiện việc cập nhật tài liệu còn thiếu hoặc sai lệch.
+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
+ Sắp xếp tài liệu theo trình tự thời gian hợp lí, phù hợp với luận cứ diễn
giải nhằm đưa ra giải pháp thích hợp.
+ Tổng hợp và giải thích kết quả từ việc khảo sát. Công việc này đòi hỏi
phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các

quy luật của vấn đề: tình trạng đi học trễ của sinh viên trường Đại học Sài
Gòn hiện nay.

8. Cái mới của đề tài:
- Từ những số liệu và phân tích cụ thể, nhóm rút ra được nguyên nhân của vấn
đề đi trễ hiện nay bao gồm:
+ Nguyên nhân chủ quan: ý thức, thói quen điểm danh của thầy, cô
cũng như là thái độ của sinh viên đối với môn học.
+ Nguyên nhân khách quan: thời tiết, khoảng cách từ nhà đến trường


6

- Từ những nguyên nhân đó, đề ra các giải pháp khắc phục vấn đề đi trễ của
sinh viên:
+ Thầy, cô thường xuyên thay đổi thói quen điểm danh
+ Tạo hứng thú cho sinh viên đối với môn học
+ Tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức sinh viên

9. Bảng câu hỏi:
1) Họ và tên:..…………………………………………………………………...
2) Giới tính:……………………………………………………………………..
3) Khoa: ...………………………………………………………………………
4) Bạn là sinh viên năm mấy ?
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
5) Khoảng cách từ nhà bạn tới trường :
Dưới 1 km

Từ 1 đến 3 km
Từ 3 đến 5 km
Trên 5 km
6) Bạn đến trường bằng phương tiện nào ?


7

Đi bộ
Xe máy
Xe đạp
Xe bus
Phương tiện khác
7) Bạn có thường xuyên đi học muộn không?
Chưa bao giờ
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn
8) Thời gian đi học muộn trung bình của bạn là:
Dưới 10 phút
Từ 10 đến 15 phút
Từ 15 đến 20 phút
Trên 20 phút


8

9) Thời tiết có ảnh hưởng đến việc đi học đúng giờ của bạn không?


Không
10) Thói quen điểm danh của cô giáo bộ môn mà bạn hay đi muộn ?
Đầu giờ
Giữa giờ
Cuối giờ
Không cố định
11) Đánh số độ ưa thích tăng dần các môn học của bạn ( từ 1 đến 4):
Môn học xã hội

Môn khoa học

(Tư tưởng HCM, đường (Toán, Tin, Lý,
lối đảng Cộng sản…)

Giáo dục
thể chất

Hóa,…)

Các môn chuyên ngành
( Ngoại ngữ, kinh tế,
quản trị văn rủi ro,…)

12) Mức độ đi học muộn các môn học : (Đánh dấu “x”)
Tần suất

Chưa bao
giờ

Môn học

Các môn học xã
hội
Các môn khoa

Hiếm khi

Thỉnh

Thường

thoảng

xuyên


9

học
Giáo dục thể chất
Các môn học
chuyên ngành

13) Kết quả học tập của bạn kì trước?
Dưới 2,0
Từ 2,0 đến 3,0
Từ 3,1 đến 3,5
Từ 3,6 đến 4
14) Thái độ của bạn đối với việc đi học muộn :
Chuyện bình thường
Không tốt lắm nhưng cũng không quá kinh khủng

Thật tồi tệ
15) Theo bạn, làm thế nào để hạn chế vấn đề đi học muộn của sinh viên?
Điểm danh đầu giờ học
Đổi giờ học
Thực hiện hình phạt nghiêm khắc
Ý kiến khác:…………………………………………………

Rất cảm ơn sự chia sẻ và giúp đỡ của các bạn!


10

10. DỰ KIẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Nội dung chính dự kiến bao gồm 3 chương:
 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về việc đi trễ:
1.1.
Khái niệm về việc đi trễ
1.2.
Nguyên nhân của việc đi trễ
1.3.
Ảnh hưởng, tác hại của việc đi trễ
1.4.
Một số qui định/nội quy đề cập đến vấn đề đi trễ
 Chương 2: Thực trạng đến lớp trễ của sinh viên trường Đại học Sài Gòn:
2.1. Tổng quan tình trạng đến lớp trễ của sinh viên ở các trường Đại học:
2.1.1.
Các trường Đại học nước ngoài
2.1.2.
Các trường Đại học trong nước
2.2. Thực trạng đến lớp trễ của sinh viên trường Đại học Sài Gòn

 Chương 3: Đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng đến lớp trễ cho sinh viên
trường Đại học Sài Gòn
- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức sinh viên
- Đưa ra ý tưởng để giải quyết thực trạng
- Khuyến nghị với Ban giám hiệu trường Đại học Sài Gòn, Ban chấp
hành Đoàn- Hội để cùng đưa ra giải pháp tối ưu
 PHẦN PHỤ LỤC:
- Bảng câu hỏi khảo sát điều tra xã hội học
- Kết quả khảo sát

11. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn:
- Ý nghĩa lý luận:
Đề tài nghiên cứu cho ta cái nhìn tổng quan về thực trạng đi trễ của sinh viên
đại học Sài Gòn và hướng giải quyết tình trạng này.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận, ta có thể rút ra được những ý nghĩa thực tiễn của
đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐẾN LỚP TRỄ CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN” là:
+ Đánh giá được thái độ học tập của sinh viên Đại học Sài Gòn.


11

+ Đánh giá được ý thức của sinh viên Đại học Sài Gòn về vấn đề đi trễ
cũng như ý thức tự giác khắc phục vấn đề này.
+ Giúp sinh viên nhận thức được rõ hơn về tác hại của việc đi trễ
+ Đưa ra các biện pháp cụ thể giúp cho sinh viên Đại học Sài Gòn khắc
phục được thói quen xấu là đi trễ.

12. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Thị Phương Trinh -nguồn: Internet - “Giờ cao su’ – Bệnh khó chữa
của giới trẻ” -15/11/2013
/>2. Nguồn: Internet – “Đúng giờ - Nét đẹp văn hóa của người Nhật Bản”
/>3. Theo: Vnexpress.Ione – “ ‘Bắt bài’ 5 lý do đi học muộn kinh điển”19/04/2014
/>4. Theo TTVN - “Sinh viên đang đi học muộn như một thói quen”-06/10/2012
/>5. Nguồn: Internet – “Nên tránh xa những người hay đi trễ”
/>6. Nội quy trường Đại học Sài Gòn
7. Sổ tay sinh viên trường Đại học Sài Gòn

13. Kế hoạch tài chính:
Bảng dự trù kinh phí:
STT
1
2

Khoản chi
In đề cương, đề tài
Photo đề cương, đề tài

Đơn giá
500đ/trang
300đ/trang

Số nhân
100
100

Thành tiền
50.000
30.000



12

3
4
5

Photo tài liệu tham khảo
300đ/trang
Photo phiếu khảo sát
300đ/trang
Họp nhóm
80.000đ/1 buổi
Tổng chi phí

30
100
8

9.000
30.000
640.000
759.000

14. Kế hoạch nhân sự:
STT
1

Họ tên

Phạm Thái An

MSSV
3115330004

Khoa
Quản trị
Kinh doanh

2

Phạm Lê Thủy 3115330287
Tiên

Quản trị
Kinh doanh

3

Nguyễn Thị
Phương Trâm

3115330308

Quản trị
Kinh doanh

4

Lê Nữ Thanh

Lan

3114330135

Quản trị
Kinh doanh

5

Đoàn Phương
Anh

3115330007

Quản trị
kinh doanh

Công việc
Lập đề cương chi tiết, phân công
công việc, tổng hợp nội dung,
nhập dữ liệu, phân tích và tổng
hợp số liệu.
Chương 3 (Phương pháp nghiên
cứu đề tài),chương 4 (Kết quả
khảo sát)
Chương 2(Cơ sở lý luận), lập
phiếu khảo sát, kết luận, phụ lục,
tổng hợp tài liệu tham khảo
Chương 1 (Giới thiệu), lập phiếu
khảo sát, lời mở đầu, phân tích và

tổng hợp số liệu.
Xử lý bản biểu, vẽ biểu đồ;
chương 5 (Thảo luận và kiến
nghị)

15. Kế hoạch tiến độ:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Công việc
Lập đề cương chi tiết
Hoàn thành đề cương chi tiết
Lập bố cục chi tiết
Hoàn thành bố cục chi tiết
Thu thập dữ liệu, thông tin
Hoàn thành cơ sở lý luận
Lập phiếu khảo sát
Tiến hành khảo sát
Xử lý số liệu khảo sát
Phân tích và đưa kết luận về số
liệu thu thập được


Thời gian hoàn thành
27/09-04/10/2016
04/10-11/10/2016
11/10-14/10/2016
14/10-18/10/2016
18/10-25/10/2016
25/10-27/10/2016
27/10-01/11/2016
02/11-15/11/2016
16/11-20/11/2016
20/11-29/11/2016


13

11
12
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Hoàn thành báo cáo

Nộp báo cáo
 Tiến độ họp nhóm:

29/11-12/11/2016
13/11/2016

Nội dung họp

Thời gian

Lập đề cương chi tiết
Lập bố cục chi tiết
Phân công công việc làm báo cáo, tìm các nguồndữ liệu
và thông tin
Lập phiếu khảo sát
Xử lý số liệu
Phân tích số liệu
Chỉnh sửa các số liệu
Kiểm tra các phần của bài báo cáo

27/09/2016
11/10/2016
18/10/2016

MỤC LỤ

27/10/2016
17/11/2016
20/11/2016
26/11/2016

09/11/2016


14

1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................................
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài:..................................................................................
3. Mục đích:...............................................................................................................2
4. Nhiệm vụ:..............................................................................................................3
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:..............................................................................3
6. Cơ sở lý luận:.........................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................4
a. Phương pháp thu thập dữ liệu:.........................................................................4
b. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:...................................................4
c. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:...........................................................4
d. Phương pháp phân tích tổng hợp.....................................................................5
8. Cái mới của đề tài:.................................................................................................5
9. Bảng câu hỏi:…………………………………………………………………… 6
10. DỰ KIẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ..........................................................10
11. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn:.....................................................................10
12. TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................................................11
13. Kế hoạch tài chính:............................................................................................11
14. Kế hoạch nhân sự:.............................................................................................12
15. Kế hoạch tiến độ:...............................................................................................12



×