Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

LUẬN văn sư PHẠM sử ĐƯỜNG lối độc lập, tự CHỦ của ĐẢNG TA TRONG CUỘC đấu TRANH NGOẠI GIAO với mỹ từ năm 1965 đến ký HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐƯỜNG LỐI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ
CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC ĐẤU TRANH
NGOẠI GIAO VỚI MỸ TỪ NĂM 1965 ĐẾN
KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện :

Th.s: KHOA NĂNG LẬP

ĐẶNG MINH HOÀNG
MSSV: 6095939
LỚP:SD0918A1

Cần Thơ, tháng 5 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Đại học và viết luận văn, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Thầy Cô trong Bộ môn sư phạm lịch
sử, những người đầy nhiệt huyết và bản lĩnh trong nghề nghiệp. Em kính gửi lời
cảm ơn chân thành nhất của mình đến tất cả các Thầy Cô!!


Trước hết em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình
đến Thầy Khoa Năng Lập đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu và giúp cho em hoàn thành đề tài này.
Em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Hữu
Thành, Cô Lê Thị Minh Thu, Thầy Phạm Đức Thuận đã giúp đỡ, truyền lửa rất
nhiều cho em những khi gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn quí anh, chị thủ thư Thư viện tỉnh Cần
Thơ đã tạo điều kiện cho em đọc và mượn tài liệu để hoàn thành luận văn.
Mặc dù em muốn viết bài luận văn thật hay, nhưng với bàn tay nhỏ bé và
bộ óc tầm thường thì chắn chắn còn nhiều sai sót, cho nên em rất mong nhận
được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 10- 4 - 2013.
Đặng Minh Hoàng


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................

............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lý do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Bố cục đề tài

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CƠ SỞ HÌNH
THÀNH ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA ĐẢNG TA
1.1 Tác động của tình hình quốc tế đến Việt Nam ............................................................... 1
1.1.1. Sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Xô những năm đầu thập niên 60 ......................... 1
1.1.2. Việt Nam trở thành một tâm điểm của Chiến tranh lạnh .......................................... 2

1.1.3. Mỹ là cường quốc số 1 trên thế giới, có tham vọng lãnh đạo toàn thế giới................ .5
1.2 Cơ sở hình thành đường lối ngoại giao độc lập tự chủ của Đảng ta ................. ............. 7
1.2.1 Kế thừa truyền thống của dân tộc. ................................................................ ............. 7
1.2.2. Bài học từ Hội nghị Geneva về Đông Dương .............................................. ........... 10
1.2.3 .. Sự lựa chọn và quyết tâm của Đảng ....................................................................... 12

CHƯƠNG 2:ĐƯỜNG LỐI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA ĐẢNG TA TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TỪ 1965 ĐẾN TRƯỚC HỘI NGHỊ
PARIS.
2.1 Đường lối độc lập, tự chủ của Đảng ta với Liên Xô, Trung Quốc và các nước
Đông Dương. .................................................................................................................... 14
2.1.1 Đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ với Liên Xô. ................................................... 14
2.1.2. Đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ với Trung Quốc. ............................................ 19
2.1.3. Cân bằng quan hệ Xô- Trung, tăng cường đoàn kết với Lào, Campuchia ............ .21
a. Cân bằng quan hệ Xô – Trung. ..................................................................................... 21
b. Tăng cường đoàn kết với Lào và Cambodia. ................................................................ 23
2.2. Các đòn tiến công ngoại giao của ta với Mỹ từ 1965 đến trước Hội nghị Paris. .......... 24
2.2.1. Giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, làm thất bại các chiến dịch hòa bình của
Mỹ. ................................................................................................................................... 24
a. Làm thất bại chiến dịch hòa bình mang mật danh Hoa tháng năm: .............................. 24
b. Làm thất bại chiến dịch hòa bình mang mật danh X.Y.Z ............................................ 25
c. Làm thất bại chiến dịch hòa bình mang mật danh Kế hoạch Pinta .............................. 26
d. Làm thất bại chiến dịch hòa bình mang mật danh Hoa hướng dương .......................... 28
2.2.2. Mở các đòn ngoại giao trực tiếp tiến công Mỹ: ....................................................... 30
a. Chủ động ra Tuyên bố 4 điểm và Tuyên bố 5 điểm: .................................................... 30
b. Mở rộng mạng lưới ngoại giao, vạch trần các thủ đoạn lừa dối của Mỹ. ...................... 31
- Vạch trần các chính sách mị dân ................................................................................. 32
- Vạch trần thủ đoạn lôi kéo thêm Đồng minh ............................................................... 33



c. Từng bước tiến tới thỏa thuận mở Hội nghị Paris. ......................................................... 33

CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA ĐẢNG TA TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH TẠI HỘI NGHỊ PARIS.
3.1 Đường lối độc lập tự chủ của Đảng ta trước tác động của Liên Xô- Trung
Quốc trong quá trình đàm phán ở Paris. ............................................................................ 38
3.1.1. Với Liên Xô................................................................................................... 38
3.1.2. Với Trung Quốc ............................................................................................. 40
3.2 Ta giữ vững thế tiến công ngoại giao từ 1968 đến 1971.............................................. 41
3.2.1. Bày tỏ quan điểm, thăm dò đối phương: ......................................................... 41
3.2.2. Tiến công địch trên những điểm mấu chốt. ..................................................... 45
3.3 Những đòn tiến công ngoại giao của ta trong năm 1972 và đi đến ký kết Hiệp định ... .47
3.3.1. Những cuộc đàm phán đi vào thực chất .......................................................... 48
3.3.2. Dự thảo Hiệp định – đòn bứt phá ngoạn mục.................................................. 52
3.3.3 Những cuộc đấu tranh cuối cùng dẫn tới ký kết Hiệp định Paris ...................... 53

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 55
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72


PHẦN MỞ ĐẦU

1.
Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống lịch sử mấy ngàn năm, trong suốt quá
trình lịch sử đó, tổ tiên ta vừa dựng nước mà cũng phải giữ nước, chống lại âm mưu
bành trướng xâm lược của phong kiến phương Bắc, sau này là kẻ thù đến từ
phương Tây. Trong những cuộc chạm trán đó ông cha ta cũng đã phải chấp nhận
những thất bại cay đắng, nhưng nổi trội hơn là những chiến công vang dội lưu danh

mãi đến ngàn thu, với những chiến công Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện
Biên Phủ.
Nhưng, khi lật lại cũng những trang sử đó đôi lúc ta vẫn thấy sự trăn trở, ông
cha ta đã chiến thắng vẻ vang nhưng vẫn phải xưng thần, cống nạp bọn phong kiến
phương Bắc, nhắc đến món nợ Liễu Thăng thử hỏi ai không hận? Bản Hiệp định
Geneva vẫn là bài học vô giá cho các nhà ngoại giao Việt Nam, và mãi là nỗi đau
không phải của một thế hệ.
Từ nhỏ tôi đã rất say mê những câu chuyện trong Việt Sử giai thoại, Đại Việt
Sử ký, Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí. Đó là những cảnh ứng đối xuất thần
của cụ Lê Văn Thịnh, cụ Mạc Đĩnh Chi, cụ Giang Văn Minh, hay những cảnh Tào
Tháo tán Quan Công, Trương Nghi du thuyết các nước, những chuyện đàm phán
của Lê Đức Thọ, của Nguyễn Thị Bình với các đại diện Mỹ được ông tôi kể lại.
Cùng với thời gian đó niềm say mê đó cũng lớn dần lên. Khi bước vào mái trường
Đại học Cần Thơ được những giảng viên giàu bản lĩnh và tâm huyết của bộ môn Sư
phạm Lịch sử hướng dẫn và đặc biệt sau khi học xong học phần “Lịch sử ngoại
giao Việt Nam” tôi lại thêm sự đam mê và quyết tâm khám phá những điều thú vị
trong những câu truyện đó, nhưng với cách viết nghiêm túc và khoa học chứ không
phải theo một loại chuyện dã sử nào đó.
Cũng vẫn trên những trang sử đó ta thấy chiến thắng rực rỡ của ngoại giao
ta, lần này trước một đối thủ sừng sỏ “Hoa Kỳ”, ta đã không thua họ trong thời gian


đầu và thắng trong những khoảng thời gian sau, và những chiến thắng đó mang tính
quyết định. Tại sao lại như vậy? Các nhà đàm phán ta đã làm gì, con đường đi đến
chiến thắng đó như thế nào? Đảng ta đã làm gì trong thắng lợi chung của dân tộc?
Đó là những điều sẽ được giải đáp trong luận văn này.
Trong cuộc đấu tranh ngoại giao gian khổ, nhiều lúc chúng ta đã phải chấp
nhận những hy sinh, nhân nhượng cần thiết, những mất mát đau đớn và cho đến
hôm nay các thế lực phản động, bọn chống đối vẫn vin vào đó để xuyên tạc, bôi
đen tuyên truyền những luận điệu sai trái. Thêm vào đó trong thời đại công nghệ

thông tin phát triển như vũ bão hiện nay những thông tin độc hại này xuất hiện trên
internet rất nhiều, để phân biệt đúng sai là không dễ. Với luận văn này tôi hy vọng
rằng góp thêm được chút gì đó để chuyển tới những ai còn băn khoăn có cái nhìn
gần hơn với sự thật.
Đó là tất cả những lý do để tôi đi tới quyết định chọn đề tài “Đường lối độc
lập, tự chủ của Đảng ta trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Mỹ từ 1965 đến
ký Hiệp định Paris 1973 ” làm luận văn tốt nghiệp.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, ngoại
giao Việt Nam đã đứng trước những thử thách vô khắc nghiệt là cuộc đối đầu với
hai nền ngoại giao sừng sỏ của Pháp và sau này là Mỹ để bảo vệ chế độ, bảo vệ nền
độc lập dân tộc do vậy để tổng kết cuộc đấu tranh đó dưới sự chỉ đạo của Đảng, Bộ
ngoại giao đã cùng với những nhân chứng lịch sử và các nhà sử học đã tiến hành
biên soạn những công trình lớn, có giá trị lịch sử và bài học thực tiễn cao:
Năm 2002, Dưới sự chủ trì của Đại sứ Nguyễn Đình Bin (Thứ trưởng
thường trực bộ ngoại giao, nguyên ủy viên Trung ương) đã xuất bản tác phẩm
“Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000” đây là một tác phẩm tập hợp trí tuệ của những
nhân vật tiếng tăm của ngành ngoại giao nên đã tạo nên một tác công trình khắc
họa đậm nét, tổng kết cả một chiều dài lịch sử hơn năm mươi năm của ngoại giao
Việt Nam với sự phân chia theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với nội dung, biện
pháp của cuộc đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ đó. Đây là tài liệu tham khảo gốc
mà bất cứ một tác phẩm viết về lịch sử ngoại giao đều sử dụng.
Hai năm sau đó, Lưu Văn Lợi một nhà ngoại giao lão thành đã tham gia hầu


hết vào các sự kiện quan trọng của ngoại giao Việt Nam Từ Hội nghị Quân sự
Trung Giã, cho đến cuộc đàm phán Hòa Bình giữa Lê Đức Thọ và Kissinger, soạn

thảo những quy định về biển và trời, làm công tác biên giới ở tuổi 72… và rất nhiều
công việc quan trọng khác trong hành trình dài của đất nước đã xuất bản tác phẩm
“Ngoại giao Việt Nam (1945- 1995)” đã khắc họa những nét cơ bản của cuộc đấu
tranh ngoại giao của ta trong suốt hai cuộc kháng chiến và đưa ra những nhận định
quý báu và sâu sắc về công cuộc đấu tranh ngoại giao đó.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ngoại giao Việt Nam không chỉ mang ý
nghĩa quốc gia đơn thuần nữa mà đó còn là một cuộc đấu tranh phản ánh bình diện
quốc tế do vậy, năm 2004, Bộ ngoại giao nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã, tập hợp những bài viết, bài nghiên cứu của các vị lãnh đạo Đảng nhà nước,
những nhân chứng lịch sử cho ra đời công trình “Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm
phán Paris về Việt Nam” xoay quanh các vấn đề: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước với
hội nghị Paris, nghệ thuật đàm phán ký kết hiệp định, đòi đấu tranh thi hành Hiệp
định Paris, mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam sau đó tổng kết lại những
nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học của hiệp định đỉnh cao này.
Năm 2000, Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ đã xuất bản cuốn “Tiếp xúc bí
mật Việt Nam- Hoa Kỳ trước hội nghị Paris” trong tác phẩm này tác giả đã viết rất
chi tiết về các cuộc tiếp xúc bí mật giữa ta và Mỹ trước khi hội nghị Paris chính
thức diễn ra.
Đó là những tác phẩm mang tính đại cương chung và phổ quát.
Về vấn đề tính độc lập tự chủ của ngoại giao Việt Nam trong cuộc đối đầu
với Mỹ thì tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh năm 2010 đã cho in tác phẩm “Cuộc kháng
chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam tác động của những nhân tố quốc tế” trong
tác phẩm này ta sẽ thấy được những mối quan hệ chằng chéo nhau trong quan hệ
quốc tế, trong quan hệ Việt- Xô, Việt- Trung, Xô- Trung... và sự độc lập tự chủ của
Việt Nam trong các mối quan hệ đó.
Trong bài viết “Liên Xô với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam” đăng trên “Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4- 2012” Nguyễn Khắc Huỳnh đã đưa
ra một cái nhìn mới về quan hệ Việt Nam- Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ nói chung và trên mặt trận ngoại giao nói riêng.



Bài viết “Đường lối quốc tế đúng đắn và sáng tạo của Đảng trong thời kỳ
chống Mỹ, cứu nước” của Trần Quang Cơ cũng đa chỉ ra những nét độc đáo và
nghệ thuật ứng phó của Đảng ta trong các mâu thuẫn của đồng minh, việc chung
hòa lợi ích giữa các bên để bảo vệ quyền lợi cho dân tộc mình.
Như vậy, Ngoại giao Việt Nam đã được nghiên cứu và tổng kết bằng những
công trình lớn, nhưng riêng về vấn đề độc lập tự chủ của ngoại giao Việt Nam thì
chưa chưa thấy có riêng một công trình nào viết riêng, thể hiện một cách cụ thể. Có
thể là vấn đề nhạy cảm nên những chuyện đấu tranh của ta với Liên Xô, Trung
Quốc để bảo vệ lập trường quyền lợi dân tộc chỉ thấy xuất hiện trên các hồi ký trên
internet, các bài báo mạng....
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu: Luận văn khai thác những cuộc đấu tranh

ngoại giao giữa ta và Mỹ trước khi hội nghị bốn bên chính thức diễn ra và trong
quá trình đàm phán dẫn tới ký kết Hiệp định. Với các kế hoạch hòa bình mà thực
chất đó là những thủ đoạn ngoại giao của Mỹ để buộc ta chấp nhận đàm phán theo
ý đồ của Mỹ. Những sức ép, thủ đoạn ngoại giao của Mỹ khi đàm phán chính thức
và những chủ trương biện pháp mà Đảng ta đề ra để đánh bại, phá vỡ các kế hoạch
hòa bình giả tạo,buộc Mỹ đến Paris đàm phán và chấp nhận ký kết Hiệp định Paris.
Qua đó chỉ ra tính độc lập tự chủ của ngoại giao Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian


từ năm 1965 đến khi Hiệp định Paris được ký kết (1973). Coi trọng xem xét các
mối quan hệ chủ yếu Việt-Trung, Việt-Xô, Việt-Mỹ và với một vài nước khác.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả đã tập trung sưu tầm, tổng hợp, phân tích các
tài liệu để tìm ra những phần cần thiết để làm tư liệu từ nhiều nguồn sách báo, tạp
chí, internet, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tham khỏa ý kiến Thầy Cô, bạn bè.
Trong quá trình thực hiện tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp lịch sử và
phương pháp logic để thể hiện đề tài. Song song với đó là những nhận xét suy nghĩ
diễn dải của bản thân.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung được chia làm ba chương:


- Chương 1: Tác động của tình hình quốc tế và cơ sở hình thành đường lối ngoại
giao độc lập tự chủ của Đảng ta
- Chương 2: Đường lối độc lập, tự chủ của Đảng ta trong giai đoạn đấu tranh ngoại
giao trước hội nghị Paris (1965- 1968).
- Chương 3: Đường lối độc lập, tự chủ của Đảng ta trong cuộc đấu tranh ngoại giao
tại Hội nghị Paris (1968 - 1973).
Chương 2, 3 là sự thể hiện tâm huyết của tác giả và cũng là sự cố gắng cao nhất
trong quá trình thực hiện đề tài. Đường lối ngoại giao độc lập tự chủ của ta với Liên
Xô, Trung Quốc và với đối thủ chủ yếu Hoa Kỳ là cội nguồn cho mọi thắng lợi của
Cách mạng VN.
Phần kết luận: Là sự tổng kết lại những vấn đề đã trình bày và bày tỏ những
suy nghĩ cá nhân.



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CƠ SỞ HÌNH
THÀNH ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA ĐẢNG TA
1.1.

Tác động của tình hình quốc tế đến Việt Nam

1.1.1. Sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Xô những năm đầu thập niên 60
Liên Xô có bước phát triển thần kỳ về khoa học kỹ thuật (phóng vệ tinh nhân
tạo, đưa người lên vũ trụ). Khrushchov đang ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực. Ở Mỹ
Kennedy lên nắm quyền với kế hoạch xây dựng một nước Mỹ hùng mạnh. Trong
quá trình phát triển đó, Xô- Mỹ lại đụng chạm đến quyền lợi của nhau, làm cuộc
chiến tranh lạnh nóng dần lên với biểu hiện là:
Thứ nhất: cuộc khủng hoảng Berlin lần thứ hai. Liên Xô tiếp tục đưa ra yêu
cầu các cường quốc phương Tây rút khỏi thành phố này, đặt dưới quyền quản lý
của Liên hợp quốc và đe dọa ký một hiệp ước hoà bình riêng rẽ với Đông Đức.
Việc này sẽ dẫn tới chấm dứt các thoả thuận bốn cường quốc đảm bảo quyền tiếp
cận của Mỹ, Anh và Pháp với Tây Berlin. Ba cường quốc đáp trả rằng không một
hiệp ước đơn phương nào có thể thủ tiêu các quyền lợi và trách nhiệm của họ ở Tây
Berlin, gồm cả quyền tiếp cận không bị giới hạn với thành phố này. Bức tường
Berlin được xây dựng để ngăn cản sự di cư của người dân từ Đông Đức sang Tây
Đức. Cuộc khủng hoảng cuối cùng được dàn xếp sau những cuộc đàm phán trực
tiếp giữa Ulbricht và Kennedy.
Thứ hai: cuộc khủng tên lửa tại Cuba. Sau khi chế độ độc tài Batista được sự
hậu thuẫn của Mỹ bị lật đổ, Fidel Castro đưa Cuba theo chế độ cộng sản. Liên Xô
có được một đồng minh chỉ cách Mỹ vài chục dặm biển. Không yên tâm với mũi
giáo ngay bên sườn này, Mỹ đã dùng những người Cuba di tản mở cuộc đổ bộ lên
vịnh Con Lợn (15-4-1961) nhưng thất bại, Mỹ tăng cường bao vây cấm vận Cuba.
Lấy cớ bảo vệ đồng minh, Liên Xô đặt căn cứ tên lửa tầm trung tại Cuba, chĩa
thẳng vào Mỹ. Kennedy báo động quân đội, phong tỏa Cuba, nguy cơ đụng đầu

trực tiếp Xô-Mỹ. Đến nay, ta thấy rõ được rằng cuộc khủng hoảng tên Cuba thực
chất là cuộc đối đầu, thử sức của Xô- Mỹ trong bối cảnh chiến tranh lạnh để giải
1


quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Đây chỉ là một trận “bão táp trong ly
nước”, một cuộc căng thẳng khiến cho cả thế giới phải nín thở được giải quyết qua
các cuộc điện đàm giữa hai vị lãnh đạo quyền lực hàng đầu thế giới. Hai nước đều
có những mục đích của riêng mình để mặc cả với đối phương. Liên Xô đưa tên lửa
hạt nhân vào Cuba với lý do bảo vệ đồng minh, nhưng thực chất là sự đe dọa to lớn
tới an ninh nước Mỹ. Với các tên lửa R-14 và R-12 có thể mang đầu đạn hạt nhân
mạnh gấp 80 lần quả bom mà Mỹ nén xuống Nhật Bản và với tầm bắn 2500 km
khiến Mỹ lo sợ. Cả Mỹ và Liên Xô đều được xem là đã chiến thắng trong cuộc đối
đầu này với việc Liên Xô rút các khí tài ra khỏi Cuba để đổi lại việc Mỹ hứa không
xâm lược nước này và rút các tên lửa Jupiter ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Bên chịu thiệt
duy nhất lúc này là Cuba, họ chỉ nhận được lời cam kết “không xâm lược” “bằng
miệng” của Tổng thống Hoa Kỳ thông qua Thủ tướng Liên Xô. Trong khi đó Cuba
vẫn bị bao vây cấm vận và bị phong tỏa chặt chẽ. Độc lập chủ quyền của một quốc
gia, dân tộc bị “người ta” mặc cả, trả giá đó là điểm không lạ trong chiến tranh lạnh
và tác động của nó tới những chủ trương chính sách của bất cứ nước nào cũng là
không nhỏ. Đây là bài học xương máu mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
1.1.2. Việt Nam trở thành một tâm điểm của Chiến tranh lạnh
Với sự lựa chọn ngả hẳn vào phe cộng sản của Đảng ta và sự dính líu ngày càng
sâu của Mỹ vào cuộc chiến tranh Đông Dương thì cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta dần trở thành tâm điểm cuộc đụng đầu Đông-Tây. Việt Nam trở
thành người lính tiên phong của phong trào hòa bình dân chủ chống nguy cơ chiến
tranh đe dọa loài người, của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chủ nghĩa
thực dân cũ. Do dặc điểm đó mà nhiều nước lớn như Anh, Ấn Độ, Nhât Bản và
nhiều nước có vị trí quốc tế khác đều có dính líu và tìm kiếm lợi ích trong vấn đề
Việt Nam. Sau cuộc cuộc đụng độ chưa phân thắng bại giữa 2 phe xã hội chủ nghĩa

và tư bản chủ nghĩa ở Triều Tiên dẫn tới hệ quả để mất Trung Quốc về phe cộng
sản. Trong một thời gian dài, vì chuyện này mà phái Cộng hòa chỉ trích phái Dân
chủ, không muốn đi theo vết xe đổ của đối thủ chính trị của mình là tiếp tục để mất
Đông Dương. Chính quyền Eisenhower đánh giá khu vực Đông Nam Á là nơi có vị
trí xung yếu trong cuộc xung đột với cộng sản. Họ vẽ ra viễn cảnh nếu để Việt Nam
nói riêng và Đông Dương nói chung rơi vào tay cộng sản, sẽ dẫn tới phản ứng dây
2


chuyền của hiệu ứng Đominos thì cả vùng Đông Nam Á sẽ cộng sản hóa, dẫn tới sự
uy hiếp các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á, tạo lá chắn an toàn cho
Liên Xô, Trung Quốc. Mỹ cũng quyết tâm không để chiến tranh chống Pháp của
nhân dân Đông Dương có thể trở thành cơ hội tốt để Trung cộng có thể gây ảnh
hưởng của mình vào khu vực này. Bản thân Mỹ cũng không bao giờ muốn có một
cuộc chiến tranh trên bộ nữa với người Trung Quốc, nếu có xảy ra do sự can thiệp
vào Việt Nam và Đông Dương thì Mỹ chỉ chấp nhận chi viện hỏa lực của không
quân và hải quân còn bộ binh thì Pháp cam kết tiến hành. Cho nên Mỹ đã tăng
cường viện trợ quân sự cho Pháp thể hiện qua gánh nặng chi phí cho cuộc chiến
tranh Đông Dương ngày càng chuyển sang phía Mỹ. Quân đội Pháp ngày càng cần
sự viện trợ của Mỹ để duy sức mạnh trên chiến trường. Song song với việc viện trợ
cho Pháp, Mỹ cũng chuẩn bị những con bài để thay thế Pháp và làm tay sai phục vụ
ý đồ của họ sau này bằng việc nuôi dưỡng Ngô Đình Diệm, rồi ép Pháp trao cho
Diệm chức Thủ tướng, thay thế Bửu Lộc và từng bước gạt Pháp khỏi Đông Dương.
Thêm vào đó, cái nhìn của Mỹ về vấn đề Đông Dương luôn gắn liền với vấn đề
Trung Quốc. Thậm chí Bộ trưởng ngoại giao, kiến trúc sư của chính sách đối ngoại
dưới thời Eisenhower còn gắn liền các vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam
theo cách rất riêng và nhấn mạnh :
Triều Tiên và Đông Dương là hai bên sườn. Lực lớn Trung Cộng nằm ở trung
tâm. Nếu như lực lượng ở trung tâm có thể duy chuyển sang một bên sườn, rồi lai
sang sườn bên kia mà không gặp sự cản trở gì thì không một nền hòa bình nào mà

chúng ta mong đợi có thể được thiết lập ở Triều Tiên và Đông Dương. Tôi tin là
phải uy hiếp vùng trung tâm để giữ gìn và dìm chúng xuống và khi đó chúng ta sẽ
có cơ hội tốt hơn giành thắng lợi ở hai bên sườn1.
Theo những quy định của hội nghị Yalta và Postđam, Liên Xô đã im lặng trước lời
kêu gọi công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ. Trong chuyến thăm
Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1949), Stalin và Bộ chính trị nước này vẫn rất
e dè trong việc bộc lộ công khai quan hệ với chính quyền Việt Minh. Nhưng sau khi
cách mạng Trung Quốc thắng lợi thì Liên Xô,Trung Quốc và các nước Đông Âu lần
lượt công nhận và ủng hộ chúng ta. Họ toan tính cách mạng Việt Nam thành công
1

Lưu Văn Lợi, Nguyễn Hồng Thạch, Pháp tái chiếm Đông Dương và chiến tranh lạnh, NXB Công an nhân dân, 2002. tr 191

3


sẽ là điều kiện tốt để chủ nghĩa xã hội phát triển xuống khu vực Đông Nam Á và uy
hiếp trực tiếp đến các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á.
Về phía nước láng giềng Trung Quốc thì với tư tưởng Đại Hán lâu đời, không lúc
nào người phương Bắc bỏ mộng thôn tính nước ta nhưng trong hoàn cảnh lịch sử
lúc bấy giờ họ phải chấp nhận và công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để
có thêm đồng minh, đồng thời đảm bảo cho các tỉnh phía nam Trung Quốc. Đặc
biệt sau chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc bị tổn thất nặng nề, kinh tế thì nghèo
nàn lạc hậu, tiếp tục khắc phục hậu quả của nội chiến, bên ngoài thì bị Mỹ bao vây
cấm vận, rơi vào thế cô lập.
Trong hoàn cảnh đó, dù xét về mặt nào đi chăng nữa Chính phủ Hồ Chí
Minh và lực lượng kháng chiến Việt Nam cũng là đồng minh của Trung Quốc. Vì
thế họ công nhận và viện trợ vũ khí đạn dược, đào tạo cán bộ, cử cố vấn sang giúp
chúng ta. Hơn nữa trong nước cờ cao của Mao Trạch Đông thì viện trợ cho Việt
Nam đánh thắng Pháp về mặt quân sự thì nhất định các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ,

Liên Xô phải triệu tập hội nghị giải quyết và phải mời Trung Quốc tham dự. Họ sẽ
dùng Việt Nam làm con tốt thí, làm vật ngã giá với các nước phương Tây. Với
những toan tính phức tạp của các cường quốc, vô hình chung cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam lại trở thành cuộc đối đầu trực tiếp của hai
phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Nhưng sự can dự của Mỹ và Xô- Trung
vào tình hình Việt Việt Nam lại phụ thuộc vào tình trạng quan hệ và đối đầu của hai
nước này. Sau hiệp định Genève, trong quá trình hòa hoãn thì Mỹ chỉ mới giúp
chính quyền Ngô Đình Diệm kinh tế, vũ khí và hậu cần, trong khi Liên Xô và
Trung Quốc đề nghị hai miền thực thi hiệp định đã ký kết.
Giữa những năm 60, Xô - Mỹ gằm ghè nhau khắp nơi. Mỹ nhảy vào Việt
Nam với hơn 50 vạn quân và nhiều loại vũ khí tối tân. Liên Xô, Trung Quốc tuy
mâu thuẫn nhưng cơ bản đồng lòng viện trợ Việt Nam chống Mỹ với các loại vũ
khí mạnh, máy bay, xe tăng, tên lửa, các loại pháo lớn và lương thực, ngoại tệ.
Đồng thời, họ cũng tích cực giúp ta xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững
chắc để chi viện cho miền Nam. Đến đầu những năm 70, chiến tranh lạnh dịu đi
phần nào, xu thế hòa hoãn xuất hiện phổ biến, Mỹ lợi dụng Xô, Trung nhằm giải
quyết vấn đề Việt Nam nhưng không đi tới đâu, cuối cùng chấp nhận ký kết hiệp
4


định Paris rút quân về nước. Cuộc chiến Việt Nam là một bộ phận, chịu tác động
nhiều chiều của chiến tranh lạnh, đòi hỏi Đảng ta phải có đường lối đúng đắn để
giữ được độc lập tự chủ, đáp ứng tối đa lợi ích dân tộc.
1.1.3. Mỹ là cường quốc số 1 trên thế giới, có tham vọng lãnh đạo toàn thế giới
- Về Kinh tế:
Sau một thời gian phát triển nhanh chóng, kinh tế Mỹ vươn lên đứng đầu thế
giới, trở thành siêu cường số một. Mỹ nắm 75% lượng vàng dự trữ của thế giới và
hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mỹ. Trong hai thập kỷ đầu sau chiến
tranh thế giới thứ hai Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính mạnh nhất thế giới
thế giới.

Sang đến thập niên 50, 60 và 70 kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển nhanh, sự phát
triển kinh tế này trong những năm 50 được gọi là thời kỳ ưng ý, các thập niên 60,
70 là thời kỳ có sự thay đổi lớn. Tỷ lệ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp trong
những năm năm mươi, sáu mươi đạt từ 4,5-5%, năm 1970 đã tăng 1.24 lần so với
năm 1950. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng nhanh:
Năm

1945

1953

1960

1970

GNP (tỉ 353.2
112.2
503.7 971.1
USD)
Bảng tăng trưởng GNP của Mỹ từ 1945-19701

Thu nhập bình quân đầu người đạt 2579 USD.(1970)
Nền nông nghiệp đạt được sự phồn thịnh to lớn từ sau thế chiến II. Tuy số
người lao động giảm đi rất nhiều, từ 1/6 số nhân khẩu (1947) xuống còn 1/20 vào
năm 1970, nhưng năng suất không ngừng tăng lên do được đầu tư kỹ thuật và hiện
đại hóa sản xuất. Năm 1950 mỗi người nông dân Mỹ nuôi sống được 15.5 người thì
vào năm 1970 con số này tăng lên 47.1 người. Cũng vào năm 1970, người nông
dân Mỹ sản xuất 43% và 74% sản lượng ngô và đậu nành toàn thế giới.
Mậu dịch đối ngoại và xuất khẩu tư bản của Mỹ ra nước ngoài cũng tăng lên
nhanh chóng:


1.Đỗ Thanh Bình, Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển 1, NXB Đại học sư phạm, 2008, trang 241, 243

5


Năm
1950
1970

Xuất khẩu (tỉ
USD)

Nhập khẩu (tỉ
USD)

11.83

6.66

43.22
39.95
Cán cân thương mại của Mỹ (từ 1950-1970)2

Thặng dư (tỉ
USD)
5.17
3.27

Từ 1960-1970 chỉ tính riêng đầu tư ra nước ngoài, các nhà tư bản Mỹ đã thu

về 62.3 tỉ USD lợi nhuận.
- Về tiềm lực khoa học- kĩ thuật và quân sự
Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai nên Mỹ đã
đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khoa học cơ bản, sáng tạo ra các vật liệu
mới, tư liệu sản xuất mới. Nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đó đã được ứng dụng
vào nền khoa học quốc phòng làm cho tiềm lực quân sự của Mỹ mạnh lên nhanh
chóng. Lục quân từ vị trí thứ 17 trước chiến tranh đã vươn lên hàng đầu thế giới.
Với chính sách phát triển sau hội nghị Washington, Hải quân Hoa Kỳ vươn lên
hàng đầu thế giới và đã chứng tỏ sức mạnh trong thế chiến thứ hai ở mặt trận Thái
Bình Dương. Sau chiến tranh, Hải quân tiếp tục phát triển với các hàng không mẫu
hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã duy trì vị thế bá chủ trên mặt biển của họ.
Không quân của Mỹ cũng đứng ở vị trí số một thế giới với số lượng nhiều các loại
máy bay tính năng chiến đấu cao, trong chiến tranh Việt Nam đã được sử dụng với
các loại máy bay Thần sấm, Con ma, F111 (cánh cụp cánh xòe), F4, và pháo đài
bay B52...
Là nước đầu tiên có bom nguyên tử và phương tiện chuyên chở vũ khí
nguyên tử (các máy bay chiến lược hoạt động tầm xa) với hệ thống căn cứ quân sự
dày đặc trên thế giới với hơn 3000 căn cứ là điều kiện thuận lợi để họ chuyển khai
chiến lược của mình. Do đó, tổng thống nào của Mỹ lên cầm quyền cũng đề ra cho
mình một chủ trương, chiến lược riêng nhằm phục vụ cho mưu đồ đưa nước Mỹ trở
thành bá chủ, nắm quyền chi phối thế giới.
Từ thời tổng thống Truman người Mỹ dần xác định vai trò quan trọng của
Đông Nam Á đối với lợi ích của mình do đó họ đã gánh lấy với xu hướng ngày
càng lớn chi phí của cuộc chiến tranh Việt Nam cho Pháp. Khi bước vào Nhà Trắng
2

Đỗ Thanh Bình, sđd. Tr 241, 243

6



Eisenhower đã đề ra học thuyết mang tên mình với mục đích “lấp lỗ trống” trong
tình hình mà các nước Anh, Pháp dần phải rút khỏi các khu vực mà họ đang thống
trị và nâng cao tầm quan trọng của “sự sụp đổ dây chuyền” của các quân bài
Đomino và sự lan tràn mạnh mẽ của “làn sóng đỏ” xuống Đông Nam Á. Đe dọa uy
hiếp các đồng minh chiến lược của của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á và một số khu
vực khác, do đó Mỹ tiếp tục việc thành lập các khối quân sự Anzus (1951), Seato
(1950), Cento (1959), học thuyết này được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam với sự
lấp lỗ trống khi Pháp buộc phải rút quân khỏi Đông Dương và Việt Nam cũng trở
thành điểm mấu chốt để ngăn chặn sự sụp đổ dây chuyền Đominos. Nó được thực
hiện trên thực tế bằng chiến lược chiến tranh đơn phương với hệ thống cố vấn Mỹ,
nên họ đã viện trợ để đưa Ngô Đình Diệm trở thành người thống trị miền Nam.
Tuy chỉ đảm nhận vai trò Tổng thống Hoa kỳ trong một khoảng thời gian
không dài nhưng Kenedy cũng đã kịp dựa trên kinh nghiệm từ những thất bại ở
Việt Nam, Cu Ba, Trung Quốc và một số thành công của Mỹ, Anh khi đàn áp
phong trào cách mạng Mã Lai, Philippines đề ra một học thuyết mang tên mình với
nội dung là chống nổi dậy để chống lại phong trào cách mạng đang dâng cao trên
thế giới và để ứng phó với cái ô độc quyền hạt nhân đang mất dần đi. Học thuyết
này là sử dụng bộ máy chính quyền và quân đội bản xứ do Mỹ đào tạo để chống lại
lại nhân dân dưới sự yểm trợ của hỏa lực và sự chỉ huy của cố vấn Mỹ. Kế hoạch
này cũng được tiến hành ở Việt Nam với tên gọi chiến tranh đặc biệt.
Sau cái chết của Kenedy, Jonhson trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đứng trước
những khó khăn của tình hình Việt Nam. Ông đã lựa chọn leo thang chiến tranh và
tiến hành một loạt biện pháp ngoại giao nhằm đưa nước Mỹ ra khỏi những khó
khăn ở Việt Nam, nhưng những cố gắng đó không thành công đã chôn vùi sự
nghiệp chính trị của Jonhson và để lại khá nhiều vấn đề nan giải cho người kế tục.
Tóm lại, vô hình chung các học thuyết, các chiến lược của Mỹ tuy phục vụ
cho mưu đồ bá chủ, tham vọng ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa nhưng hầu hết
được thực hiện ở Việt Nam khi Việt Nam trở thành tâm điểm của cuộc chiến tranh
lạnh.

1.2 Cơ sở hình thành đường lối ngoại giao độc lập tự chủ của Đảng ta.
1.2.1 Kế thừa truyền thống của dân tộc.
7


Dân tộc ta có truyền thống yêu nước từ ngàn xưa. Đó là điều không ai có thể
chối cãi được. Trong suốt ngàn năm Bắc thuộc đó nhân dân ta đã không cam chịu
mà họ liên tục đấu tranh. Khi thì công khai mạnh mẽ, khi thì âm ỉ vô hình. Những
cuộc đấu tranh vô hình đó là sự đấu tranh bảo tồn bản sắc, tập tục dân tộc như tiếng
nói, của tổ tiên chống lại quá trình đồng hóa lâu dài và thâm độc của các viên quan
cai trị phương Bắc. Cuộc đấu tranh đó ông cha ta đã không phủ nhận hoàn toàn
những gì thuộc về tinh túy, tinh hoa của kẻ cai trị mà họ đã tiếp thu một cách có
chọn lọc để bổ sung vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Đó là Nho Giáo đã được từ bỏ
nguyên lý Hoa di. Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã mang tính quần chúng
hơn nhiều, điều này vô hình chung đã làm cho các vị Sỹ Nhiếp, Nhâm Diên, Cao
Biền lao tâm khổ tứ uổng công vô ích vì họ đã không thể đồng hóa dân ta mà lại
giúp nước ta có thêm những dấu ấn đặc sắc.
Các cuộc đấu tranh công khai thì quyết liệt và mạnh mẽ hơn nhiều. Vì đó là
những cuộc khởi nghĩa vũ trang có quy mô, có tổ chức và đương nhiên có sức
mạnh không thể xem thường. Đầu tiên là cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng làm cho
Tô Định phải cắt tóc cạo râu trốn về Trung Quốc và tiếp sau đó Người Việt tiếp tục
hâm nóng giữ vững tinh thần chống sự đô hộ ý chí kháng cự mạnh mẽ bằng những
cuộc đấu tranh của Bà Triệu (248), của Lí Bí- Triệu Quang Phục với nhà nước Vạn
Xuân (542-602. Những cải cách quan trọng của họ Khúc giành quyền tự chủ đó là
cơ sở vững chắc để sau này Tiền Ngô Vương đem quân mới hợp của nước Việt ta
để dẹp tan trăm vạn quân của Hoằng Thao, đem lại kỷ nguyên độc lập tự chủ cho
dân tộc.
Những vị vua tiếp theo của các triều đại Đinh, Tiền Lê, các vua đầu triều Lý
đã củng cố tiềm lực đất nước một cách vững trãi để tạo ra nền móng cơ bản nhất
cho thế hệ con cháu mai sau có được thế và lực nhất định để tiếp tục đánh bại quân

Tống lần thứ hai (1076-1077). Nhà Trần ba lần đánh bại giặc Nguyên (1258, 1285,
1288). Khởi nghĩa Lam Sơn dẹp tan sự thống trị của nhà Minh (1427). Quang
Trung đánh bại quân Xiêm (1785), quân Thanh (1789), đó là những trang sử vàng
hùng tráng bất diệt của dân tộc, đó còn là niềm tự hào dân tộc lớn lao để nuôi
dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ mai sau.
Đấu tranh để giành lấy quyền độc lập tự chủ cho đất nước trên chiến trường
8


thì rõ ràng rằng ai cũng có thể nhận thấy, nhưng trên mặt trận ngoại giao những
đóng góp của các nhà ngoại giao và công cuộc đấu tranh ngoại giao cũng không
nhỏ chút nào. Trong thời đại phong kiến quan hệ ngoại giao của các triều đại phong
kiến Việt Nam chủ yếu diễn ra với Trung Quốc mà những biểu hiện là những cuộc
đi sứ và tiếp sứ. Đi sứ vào thời đó chủ yếu là nộp cống, cầu phong, hoặc thương
nghị các vấn đề quan trọng trong bang giao giữa hai nước, chọn người đi sứ có học
vấn uyên bác, khả năng ứng phó tốt với các tình huống, và các sứ thần phải tuyệt
đối tôn trọng nguyên tắc hàng đầu là lợi ích dân tộc đặt lên hàng đầu, hay đó là
không làm nhục mệnh vua, hoàn thành sứ mệnh của chuyến đi. Trong lịch sử nước
ta mãi ghi dấu chuyến đi sứ đòi đất của Lê Văn Thịnh, lý lẽ biện luận không chấp
nhận gọi dân Việt là man di của Lê Quý Đôn, hay sự dũng cảm bảo vệ quốc thể của
Giang Văn Minh. Những cuộc tiếp sứ cũng đã đi vào lịch sử như cuộc tiếp sứ giả
nhà Tống của Lê Hoàn, hay những cuộc tiếp đón các sư thần của nhà Nguyên, các
vua ta không bao giờ chấp nhận các yêu sách vi phạm đến lợi ích đất nước, vinh
nhục quốc gia.
Để chống lại những điều hạch sách, lí lẽ thiên triều của bọn phong kiến
phương Bắc ông cha ta đã có một chủ trương rất sáng suốt đó là chấp nhận sự nhún
nhường theo phương châm “trong đế ngoài vương”. Trong các văn bản qua lại
chính thức giữa hai nước chúng ta vẫn phải xưng thần, khi lập vua mới thì đều phải
cầu phong, theo định kỳ phải nộp cống. Nhưng như vậy không có nghĩa là sợ chúng
mà chẳng qua là một sự nhún mình cần thiết vì nếu xét cho cùng họ vẫn mạnh hơn

ta rất nhiều, nếu có chiến tranh dù thắng cũng có chết chóc đau thương mà thôi.
Tuy là bên ngoài ta vẫn xưng thần như vậy nhưng thực tế trong nước thì các vị vua
nước ta vẫn có danh xưng hoàng đế rõ ràng, vẫn sử dụng các ấn tín riêng mà không
dùng các loại ấn tín mà Trung Quốc làm cho.
Nói tóm lại, độc lập tự chủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà bất cứ dân
tộc độc lập nào cũng không thể thiếu được. Đối với dân tộc ta tinh thần độc lập tự
chủ đã có từ lâu và trở thành truyền thống. Những cuộc đấu tranh vũ trang, đấu
tranh ngoại giao, đấu tranh trên lĩnh vực ý thức tư tưởng xét đến cùng thì chẳng qua
cũng là vì bốn chữ độc lập tự chủ này thôi. Cho nên chính từ những yếu tố xuất
phát từ truyền thống đó, những bề dày văn hóa, chiều sâu của lịch sử đó đã là cơ sở
9


vững chắc cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.
1.2.2. Bài học từ Hội nghị Genève về Đông Dương
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là một cuộc chiến đấu
phi thường khi mà một quân đội mới hợp của một nước thuộc địa, nhỏ bé mà đập
tan đội quân viễn chinh hùng mạnh của một trong những đế quốc thực dân mạnh
hàng đầu thế giới. Với chiến thắng Điện Biên Phủ ta bước vào hội nghị Genève với
tư cách người chiến thắng nhưng đó chỉ là danh nghĩa mang tính chất cổ vũ tinh
thần thôi, đàm phán trên thực tế còn đồi hỏi thực lực nữa. Ai cũng biết Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng tuyên bố rằng: “Nếu có những nước trung lập nào muốn xúc tiến
việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam bằng cách thương lượng thì
sẽ được hoan nghênh nhưng việc thương lượng đình chiến chủ yếu sẽ là việc của
chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chính phủ Pháp3” Nhưng tình hình
quốc tế và toan tính của các nước đồng minh đã không cho ta có cơ hội thực hiện
quyền tự quyết của mình.
Thứ nhất, tham dự hội nghị có chín đoàn đại biểu: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô,
Trung Quốc,Việt Nam dân chủ cộng hòa, Vương quốc Laos, Vương quốc
Cambodia, và Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại). Như vậy trong thành phần tham dự

chia làm hai phe rõ rệt ta ba, địch sáu. Trong nội bộ phe ta cũng không phải là hoàn
toàn nhất trí với nhau. Liên Xô và Trung Quốc đều có những tính toán riêng, ta thì
có quân tình nguyện chiến đấu tại Laos và Cambodia như vậy tương quan lực
lượng là một chọi sáu, vô cùng bất lợi cho ta. Liên Xô ủng hộ ta cũng chẳng có gì
là mạnh mẽ khi họ vẫn đang kiên trì chủ trương duy trì hòa bình, hòa hoãn với các
nước phương Tây. Trong cương vị Chủ tịch hội nghị, Liên Xô đã đứng ra dàn hòa
những vấn đề gay cấn, quan trọng, nhưng với một thái độ rất kín kẽ và luôn tỏ ra
cân bằng. Như vậy trong hoàn cảnh ta còn yếu về lực lượng, chưa có kinh nghiệm
đàm phán quốc tế, thiếu thông tin thì sự ủng hộ của những nước lớn là rất quan
trọng. Xét trên tình thế lúc đó thì ta cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác, việc cần
làm chỉ là cố gắng giành được nhiều nhất những gì có thể mà thôi.
Thứ hai, Trung Quốc đã lợi dụng chiến thắng của nhân dân Việt Nam để mặc
3

Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, NXB Công An nhân dân, 2004, tr 149

10


cả với các nước phương Tây, Hội nghị Genève là một sự tính toán từ lâu của Mao
Trạch Đông. Nhân cơ hội này họ thực hiện cùng lúc ba mục tiêu lớn: Giải quyết
vấn đề Đông Dương lấy vùng tập kết của Laos và Việt Nam là lá chắn an ninh cho
Trung Quốc, đề cao vị thế quốc tế của Trung Quốc, mở rộng quan hệ với các nước
phương Tây phá vỡ thế bao vây cấm vận của Mỹ. Với tư cách là người giúp đỡ
nhiều nhất cho ba nước Đông Dương nên họ tự đứng ra giành lấy vai trò mặc cả, là
người đối thoại chính và vì quyền lợi của mình, họ sẵn sàng bán rẻ những ai không
liên quan. Trên một loạt các vấn đề: giới tuyến quân sự, thời hạn tổng tuyển cử, vấn
đề Cambodia. Đúng như lời nhận xét “Như vậy trên tất cả các vấn đề quan trọng
chính là Trung Quốc và Liên Xô đã ép Phạm Văn Đồng có những sự nhân nhượng
cần thiết để đạt được những thỏa thuận mà họ mong muốn 4”.

Bị chèn ép như vậy là do lực ta chưa mạnh, thế ta chưa có: Về binh lực phải
khẳng định rằng quân đội ta đã có sự lớn mạnh vượt bậc so với hồi cách Mạng
Tháng 8 mới thành công nhưng vẫn chưa áp đảo được Pháp. Về vị thế quốc tế lúc
này ta chưa có được là bao bạn bè. Thế giới chỉ mới biết đến dân tộc Việt Nam
bằng chiến thắng Điện Biên còn lại cụ thể như thế nào thì thông tin còn hạn chế.
Đứng trong vòng vây, sự thỏa thuận của các nước lớn tiếng nói của chúng ta bị át đi
và cũng không thể làm người ta chú ý hơn.
Khi đó quân Pháp còn rất mạnh (30 vạn quân trang bị tốt), Mỹ sẵn sàng nhảy
vào Đông Dương. Quân ta tuy chiến thắng ở Điện Biên Phủ nhưng cũng bị tổn thất
nhiều, thế chẻ tre chưa có mặc dù ở Nam Bộ địch đang tan rã hàng loạt (yếu tố tâm
lí), quân ta cũng chưa phải là bất khả chiến bại khi trung đoàn Bắc- Bắc đã thất bại
và tổn thất nặng nề khi tiến công cứ điểm Vĩnh Yên và Cầu Lồ. Chu Ân Lai thì
tuyên bố sẽ không thể viện trợ cho ta nữa. Chấp nhận ký hiệp định là một sự lựa
chọn tốt nhất lúc bấy giờ, đó là bài học lớn cho nền ngoại giao non trẻ nước nhà khi
mà cuộc chiến gay go với đế quốc Mỹ là không tránh khỏi. Cuộc đàm phán ở
Geneve đã để lại những bài học đắt giá:
Thứ nhất: Trong quan hệ quốc tế sẽ chẳng có sự cho không lợi ích, không có
một nhà chính trị nào làm những việc vô nghĩa, chỉ có một yếu tố lợi ích là cùng
tồn tại do vậy ta phải tìm ra được mẫu số chung trong lợi ích của những đồng minh
4

Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam - Phương sách và nghệ thuật đàm phán, NXB Chính trị Quốc gia, 2006. tr 188

11


và lợi ích của chúng ta. Trong kháng chiến chống Mỹ yếu tố này đã được tận dụng
rất tốt khi ta tìm đúng được mối quan hệ chung giữa lợi ích cơ bản của cuộc chiến
trang chống Mỹ của nhân dân Việt Nam với lợi ích dân tộc, đường lối chiến lược
của Liên Xô, Trung Quốc.

Thứ hai: Ta phải có thực lực của mình, cái gì không thể giành lấy trên chiến
trường thì cũng không thể có được trên bàn đàm phán. Đó là vấn đề hết sức sâu sắc,
cốt lõi. Vì vậy khi giải phóng miền Bắc ngay lập tức ta bắt tay vào củng cố, xây
dựng trên tất cả các mặt kinh tế, quốc phòng. Rõ ràng nếu trên chiến trường miền
Nam ta không thể thắng Mỹ, trên bầu trời miền Bắc ta không thể bắn rơi hàng loạt
máy bay của Mỹ thì đừng hòng có chuyện viện trợ.
Thứ ba: Phải tăng cường được sức ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Đây là một nguyên nhân lớn mà trong hội nghị Genève ta yếu thế. Vì vậy trong
kháng chiến chống Mỹ ta đã xây dựng hàng loạt những phòng thông tin, những sứ
quán và cử nhiều đoàn đại biểu đi thăm các nước khác để họ biết thêm về chúng ta.
Thứ tư: khi đã có thực lực, phải kiên quyết nắm lấy quyền tự chủ của mình
không để cho nước khác can thiệp, chi phối.
1.2.3. Sự lựa chọn và quyết tâm của Đảng
-

Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ 15 (1959), lựa chọn con đường

bạo lực để giải phóng miền Nam.
Trong bối cảnh lịch sử phức tạp của tình hình thế giới và áp lực bất lợi từ
phía hai nước đồng minh Xô- Trung và thực tiễn của cách mạng miền Nam, Đảng
ta phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn:
Cần đưa ra đường lối phù hợp cho cách mạng miền Nam
Hoặc là chấp nhận xu thế chung của thế giới, đơn phương tuân thủ Hiệp định
Genève trong khi những người Đảng viên, Quần chúng kiên trung đang bị tàn sát,
Cách mạng miền Nam lâm nguy.
Sau một thời gian cân nhắc kỹ lưỡng trong bộ chính trị và yêu cầu cấp thiết
của cách mạng miền Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15
chấp nhận để nhân dân miền Nam dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản
cách mạng. Hội nghị chỉ rõ “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam
ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, theo tình hình cụ thể

12


và theo yêu cầu của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng,
dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ
trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền
cách mạng của nhân dân5”. Hội nghị còn đưa ra dự đoán “Đế quốc Mỹ là đế quốc
hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân
dân miền Nam có thể chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong tình
hình cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới, đó là chiến tranh trường kỳ
giữa ta và địch, thắng lợi cuối cùng nhất định về ta 6” Nghị quyết đã đáp ứng đúng
yêu cầu của cách mạng miền Nam, là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng
về sau và cũng là nghị quyết lựa chọn cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ. Thêm vào đó
nghị quyết trung ương lần thứ 15 đã đáp ứng nhu cầu mong muốn và khát vọng của
đồng bào chiến sỹ miền Nam “Dân chấp nhận đi theo Đảng trong những hoàn
cảnh khó khăn nhất nhưng không thể buộc họ phải lấy tây không đấu với súng máy,
phải chấp nhận hy sinh khi trong tay có vũ khí mà không thể chống cự. Đó là sự hi
sinh vô nghĩa7 .Và thực tế rõ ràng đã cho thấy khi nhân dân ta có vũ khí trong tay
thì họ đã làm nên một cuộc Đồng khởi như sóng dậy, đập tan chính quyền Ngô
Đình Diệm ở nông thôn.
- Hội nghị chính trị đặc biệt, khẳng định quyết tâm chống Mỹ
Ngày 27/3/1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt để
biểu thị quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam. Trong báo cáo đọc tại Hội
nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến
những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc8” Cuối cùng Người khẳng
định “Nếu đế quốc Mỹ liều lĩnh đụng đến miền Bắc thì chắc chắn chúng sẽ thất bại
thảm hại 9”. Từ sau Hội nghị này một phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng
hai vì miền Nam ruột thịt10” đã được phát động. Hội nghị này được xem như là hội
nghi Diên Hồng của thế kỷ XX.

5

Lê Mẫu Hãn (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, T3, NXB Giáo dục, 1998, tr 165
Lê Mẫu Hãn (Chủ biên), sđd, tr 165
7
Lời kể của Đại tá, Anh Hùng LLVT Nguyễn Việt Dũng.
8
Lê Mẫu Hãn (Chủ biên), sđd, tr 177
9
Lê Mẫu Hãn (Chủ biên), sđd, 177
10
Lê Mẫu Hãn (Chủ biên), sđd, 177
6

13


CHƯƠNG 2
ĐƯỜNG LỐI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC ĐẤU
TRANH NGOẠI GIAO TỪ 1965 ĐẾN TRƯỚC HỘI NGHỊ PARIS.
2.1 Đường lối độc lập, tự chủ của Đảng ta với Liên Xô, Trung Quốc và
các nước Đông Dương.
2.1.1 Đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ với Liên Xô.
Trong các mối quan hệ quốc tế thì “chẳng có kẻ thù nào là vĩnh viễn, đồng
minh nào là lâu dài, cũng không có kẻ thù nào là vĩnh cửu, chỉ có lợi ích là cùng
nhau tồn tại11”. Vì thế đến nay khi lịch sử có độ lùi nhất định ta mới có điều kiện
để nhìn nhận lại một số vấn đề hoặc là trước đây ta đã tô hồng hoặc đánh giá quá
khắt khe mà nó đã vượt qua giới hạn cần thiết của nó. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam
nói chung và cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao nói riêng cũng cần phải có
đồng minh cho mỗi bên tham chiến. Do đó, tùy vào tương quan lực lượng, thực lực

của mỗi bên, tình hình và bối cảnh thế giới trong thời điểm đó mà sự tương tác ảnh
hưởng qua lại của mối quan hệ này cũng không đồng nhất. Nhưng tựu chung lại các
bên phải làm sao bảo vệ được quyền lợi của dân tộc mình, và tất yếu các Đồng
minh của chúng ta cũng không ngoại lệ, xét về khía cạnh tình cảm ta chân thành
biết ơn sự giúp đỡ quý báu đó, cả về vật chất và tinh thần của Liên Xô, Trung
Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước thế giới thứ ba) đã dành cho chúng ta.
Song khách quan cũng phải nói rằng, sâu sa bên trong sự giúp đỡ đó cũng là để bảo
đảm quyền lợi dân tộc của họ. Chẳng ai cho không ai cái gì và cũng chẳng có một
dân tộc nào đem mồ hôi xương máu của dân tộc mình đến cho dân tộc khác mà
không thu lại gì.
Cuộc đối đầu Việt Nam- Hoa Kỳ hội tụ đầu đủ những mâu thuẫn thời đại
những biểu hiện của cuộc chiến tranh lạnh đối đầu Đông- Tây. Thắng lợi của nhân
dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh này góp phần to lớn vào thắng lợi chung của
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đó là cuộc chiến của phe cách mạng với
11

Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ quốc tế, NXB Đại học sư phạm, 2010, trang 144

14


×