Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng thương mại một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.24 KB, 36 trang )

BÀI LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

Sinh viên thực hiện: Vương Trọng Thành
Mã sinh viên: 14108100554
Lớp: ĐHTN 8A3HN
Stt: 71


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.........................................................................
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................1
1.1 Khái quát về nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Thương mại............................1
1.1.1. Khái niệm và vai trò về nghiệp vụ cho vay.....................................................1
1.1.2. Các nghiệp vụ cho vay.....................................................................................4
1.1.3. Quy trình cho vay............................................................................................5
1.2. Hiệu quả cho vay và các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng
Thương mại................................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................6
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay..........................................................8
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay......................................................8
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn.............................................................9
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời....................................................10
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng Thương
Mại...........................................................................................................................11


1.2.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng..................................................................11
1.2.3.2. Các nhân tố về phía khách hàng................................................................13
1.2.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô..........................................................13
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay...................................................14
1.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại.....................................................................14
1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân.........................................................................15
1.3.3. Đối với Cán bộ Ngân hàng............................................................................15


PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG..........................................................16
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
thành phố Tuyên Quang..........................................................................................16
2.1.1.Đặc điểm kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT chi nhánh phành phố Tuyên Quang.................................................16
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh............................................19
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang........................................................20
2.2. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh thành phố Tuyên Quang..........................................................................22
2.2.1. Tình hình huy động vốn.................................................................................22
2.2.2. Tình hình cho vay..........................................................................................25
2.2.3. Kết quả kinh doanh........................................................................................27
2.3. Thực trạng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh thành phố Tuyên Quang................................................................................28
2.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn...................................................................................28
2.3.2. Tình hình nợ quá hạn....................................................................................29
2.3.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay.....................................................................30
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh thành

phố Tuyên Quang....................................................................................................30
2.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................................30
2.4.2. Tồn tại............................................................................................................31
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.............................................................................32
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG..........................................................34


3.1. Định hướng công tác cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Tuyên
Quang......................................................................................................................34
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh
thành phố Tuyên Quang..........................................................................................35
3.2.1. Thẩm định chặt chẽ các khoản tiền cho vay..................................................35
3.2.2. Đảm bảo quy trình giải ngân........................................................................35
3.2.3. Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của các đơn vị vay lớn.............36
3.2.4. Xây dựng nhóm khách hàng chiến lược........................................................36
3.2.5. Nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng............37
KẾT LUẬN............................................................................................................38

DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1


NHNo & PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

NHNN

Ngân hàng nhà nước

3

NHTM

Ngân hàng Thương mại

4

TCTD

Tổ chức tín dụng

5

TSCĐ

Tài sản cố định

6


ĐBBTS

Đảm bảo bằng tài sản

7

SXKD

Sản xuất kinh doanh

8

HQCV

Hiệu quả cho vay

9

DNCV

Dư nợ cho vay

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


Bảng biểu
Sơ đồ 2.1

Bảng 2.1


Bảng 2.2

Nội dung
Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố
Tuyên Quang
Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng No & PTNT chi nhánh thành
phố Tuyên Quang
Dư nợ cho vay tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh thành phố
Tuyên Quang

Trang
20

22

25

Bảng 2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh

27

Bảng 2.4

Hiệu suất sử dụng vốn

28

Bảng 2.5


Tình hình dư nợ quá hạn, nợ xấu

29

Bảng 2.6

Thu nhập từ hoạt động cho vay

30

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 Khái quát về nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Khái niệm và vai trò về nghiệp vụ cho vay
Khái niệm: Cho vay trong hoạt động của NHTM là cam kết giữa ngân hàng và khách
hàng, theo đó ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản vốn cùng với các điều kiện
đi kèm.
Cho vay là quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tế khi một bên
tạm thời có vốn nhàn rỗi, còn một bên thiếu vốn. Nói cách khác cho vay là một bên có vốn
nhàn rỗi bán quyền sử dụng nhưng không bán quyền sở hữu cho bên đang thiếu vốn. Giá
phải trả cho quyền sử dụng vốn chính là lãi phải trả của bên đi vay đối với bên cho vay sau
khoảng thời gian sử dụng đã quy định. Để đạt được thỏa thuận vay vốn, bên đi vay phải đáp
ứng được những điều kiện do bên cho vay đưa ra, nhằm chứng minh khả năng có thể hoàn trả
cả gốc và lãi đúng thời hạn của mình.
Vai trò của hoạt động cho vay: Cho vay là một hoạt động tín dụng điển hình của
NHTM có vai trò quan trọng trọng hoạt động của NHTM nói riêng, khách hàng và nền kinh

tế nói chung.
- Đối với ngân hàng:
Cho vay là hoạt động cơ bản của NHTM, là hoạt động chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Thông qua hoạt động cho vay,Ngân hàng có thể điều hòa vốn, hạn chế rủi ro về vốn,
rủi ro thanh khoản… Hoạt động cho vay cũng góp phần củng cố mối quan hệ giữa khách
hàng và Ngân hàng, hộ trợ và cùng nhau phát triển.
Hoạt động cho vay còn góp phần nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng, nâng cao trình
độ quản lý, khả năng của cán bộ, nhân viên Ngân hàng, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Hoạt động cho vay đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài
chính của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản mục mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân
hàng. Do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và
phát triển của NHTM.
- Đối với khách hàng:


Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp luôn đòi hỏi
phải có một lượng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vốn tự có (vốn chủ) và tín dụng thương mại,
nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn thường xuyên và quan trọng
cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp.
- Đối với nền kinh tế:
Hoạt động cho vay của NHTM tạo ra thu nhập chủ yếu vả rất lớn cho Ngân hàng, đem
lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (Thông qua thuế thu nhập..) Qua đó Nhà nước có
them nguồn lực để thực hiện các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.
Nhờ quá trình cho vay đã giúp các doanh nghiệp đáp ứng đủ các nhu cầu thiếu hụt về
vốn, chuyển hướng kinh doanh phù hợp với điều kiện mới trong môi trường cạnh tranh, đẩy
nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận trong nền
kinh tế quốc dân. Ngoài ra, cho vay giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị
gián đoạn, tức là góp phần ổn định công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết

vấn đề xã hội.
Hoạt động cho vay của NHTM góp phần nâng cao mức sống cho xã hội dưới các hình
thức cho vay như cho vay trả góp và các loại hình cho vay khác. Qua hình thức cho vay trả
góp, người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa trước khi thanh toán hết tiền mua hàng. Việc
này vừa làm cho người tiêu dùng có điều kiện sử dụng thêm nhiều hàng hóa dịch vụ mà họ
chưa có điều kiện thanh toán ngay. Mặt khác lại tích cực thúc đẩy việc tiêu dùng hàng hóa,
tăng sản lượng bán hàng cho doanh nghiệp, kích thích phát triển kinh tế.
Cho vay góp phần tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ. Thông qua hoạt động cho vay,
Ngân hàng cso thể kiểm soát được khối lượng tiền tệ cung ứng trong lưu thông, thực hiện
thay đổi lượng tiền trong lưu thông bằng chính sách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc các hạn
mức cho vay đối với các NHTM. Qua đó nhà nước có thể thưc hiện chinh sách tiền tệ của
mình, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đồng tiền cũng như nền kinh tế.
Thông qua chính sách của Nhà nước, hoạt động cho vay sẽ góp phần cơ cấu lại nền
kinh tế quốc dân, bằng viễ NHTM thực hiện các chính sách về lãi suất, thời hạn cho vay đối
với từng ngành, từng vùng kinh tế… Tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước thực hiện những
mục tiêu khác nhau như ưu tiên đầu tư phát triển những nghành kinh tế trọng điểm bảo đảm
ổn định và phát triển cho đất nước,mặt khác, cho vay góp phần làm tăng cường chế độ hoạch
toán của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


Vai trò của hoạt động cho vay đối với mối quan hệ quốc tế: đàu tư vốn ra nước ngoài
và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa đang là hai lĩnh vực hợp tác kinh tế thông dụng và
phát triển giữa các nước. Ngân hàng với khả năng đặc biệt của mình là nơi cung cấp vốn cho
các hoạt động này và thông qua đó góp phần mở rộng mối quan hợp tác kinh tế văn hóa với
các nước.
Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính và tạo tiền, đã chuyển nguồn vốn từ tay
người chưa có nhu cầu sang người có nhu cầu sử dụng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân
hàng đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế để biết tiết kiệm thành đầu tư. Qua đó
góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.
Với chức năng cơ bản là tích tụ và tập trung vốn rồi tiến hành các hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay cảu NHTM ngày càng trở thành hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh
kinh tế dối với một đất nước.
1.1.2. Các nghiệp vụ cho vay
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay được diễn ra thường xuyên với nhiều
chủ thể khác nhau,hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, các mục đích xin vay vốn
cũng khác nhau. Vì lẽ đó đã xuất hiện rất nhiều hình thức cho vay khác nhau. Sau đây là một
số cách phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng theo các hình thức đặc trưng:
- Phân loại theo thời hạn cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
+ Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
Loại tín dụng này chủ yếu được doanh nghiệp sử dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi
mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô vốn nhỏ
thu hồi vốn nhanh.
+ Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay thời hạn trên 60 tháng. Loại tín dụng này
được sử dụng chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu dài hạn của doanh nghiệp như: xây dựng nhà
xưởng, các trang thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
- Phân theo mục đích:
+ Cho vay kinh doanh: Là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp và cá nhân. theo hình thức này thì thời hạn cho vay thường kéo
dài.


+ Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống
tiêu dùng của khách hàng như: sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản hoặc các nhu cầu tiêu dùng
khác.
Ngoài hình thức cho vay trên tùy vào tình hình kinh doanh và năng lực của NH mà các
NH còn cung cấp các khoản vay nhằm phục vụ các mục đích khác như: cho vay đầu tư chứng
khoán, cho vay đầu tư bất động sản, cho vay mua nhà, mua xe hơi...
- Phân theo mức độ tín nhiệm với khách hàng: Theo cách phân loại này thì cho vay

được chia làm hai loại.
+ Cho vay không có đảm bảo: Là hình thức cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của khách hàng vay.
+ Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại vay dựa trên cơ sở các tài sản đảm bảo, thế chấp
hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.
Ngoài ra cho vay còn được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
Theo xuất xứ có: Cho vay gián tiếp, cho vay trực tiếp.
Theo đối tượng vay: Cho vay các doanh nghiệp, cho vay nhà nước, cho vay người tiêu
dùng.
Thông qua việc phân loại cho vay các nhà quản lý có thể biết được kết cấu, tỷ trọng
của tổng loại cho vay, so sánh với kết cấu huy động vốn, nhu cầu của nền kinh tế, khả năng
hướng đi của NH mình để xem xét tính phù hợp của việc cho vay và đưa ra những giải pháp
phù hợp hiệu quả nhất.
1.1.3. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là tập hợp các bước, các chuẩn mực mà ngân hàng thiết lập nhằm
hướng dẫn cán bộ tín dụng khi thực hiện cấp một khoản tín dụng.
Việc xây dựng một quy trình cho vay hoàn thiện có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
cho vay nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng.
Một quy trình cho vay hợp lý và chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro tín dụng từ đó
nâng cao chất lượng khoản vay và hiệu quả cho vay.
Quy trình cho vay bao gồm các bước:
- Phân tích trước khi cho vay.


Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của khoản tín dụng. Nội dung chủ
yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm thông tin về: năng
lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn trả nợ, quyền sở hữu các
tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay nhằm xác định ý chí và khả
năng trả nợ của khách hàng.
- Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi lại thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, với nội
dung chính: thông tin khách hàng, mục đích vay vốn, quy mô, thời hạn, lãi suất, phí, các loại
đảm bảo và điều kiện cần thiết khác.
- Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Ngân hàng thực hiện cấp vốn cho khách hàng theo đúng cam kết. Đồng thời ngân hàng
theo dõi bám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo cho khoản vốn của mình
được sử dụng đúng theo thỏa thuận và sinh lời.
- Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.
Ngân hàng thực hiện thu lại khoản vốn đã cấp cho khách hàng khi quan hệ tín dụng kết
thúc.
Tùy theo quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng mà ngân hàng đưa ra các phán quyết
tín dụng mới.
1.2. Hiệu quả cho vay và các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng
Thương mại
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả cho vay là tập hợp các tiêu chí, chỉ số sự tăng trưởng bền vững của daonh số
cho vay và sự ổn định của dư nợ, với nợ quá hạn và các rủi ro khác ít nhất. Hay mối quan hệ
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra được gọi là hiệu quả. Hiệu quả cho vay là tập hợp
những tiêu chí chỉ rõ lợi ích kinh tế mang lại cho NHTM từ khoản vốn cho vay trong một
thời gian nhất định.
Hiệu quả cho vay được đánh giá là tốt khi Ngân hàng đó thu hồi được cả gốc và lãi
đúng hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng sảy ra rủi ro có thể sảy ra. Đồng thời phạm vi và
mức độ giới hạn cho vay phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản
thân Ngân hàng và phải đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc thu hồi


đúng

hạn


cả

gốc



lãi.

Theo

đó

khoản

vay mang lại hiệu quả là khoản vay mang kaij khả năng sinh lời cao nhất cho
Ngân hàng.
Để đánh giá hiệu quả cho vay chúng ta cần đánh giá trên 3 góc độ:
- Đối với khách hàng
Hiệu quả cho vay được thể hiện ở chỗ số tiền mà ngân hàng cho vay phải có lãi suất,
phương pháp tính lãi, phương pháp giải ngân và thu hồi nợ phù hợp với nhu cầu vốn, mục
đích sử dụng vốn và đặc điểm kinh doanh của khách hàng, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, nhanh
chóng, tiện lợi cho khách hàng. Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng nhiệt tình quan tâm đến
nhu cầu lợi ích của khách hàng, tư vấn giúp khách hàng các phương thức tiến hành sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.
- Đối với NHTM
Hiệu quả cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn cho vay phù hợp với định
hướng kinh doanh và khả năng tài chính của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh
trên thị trường và nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Hiệu quả cho vay còn thể hiện ở sự
cân đối với nguồn huy động và mức độ rủi ro cho vay thấp nhất.
- Đối với nền kinh tế

Hiệu quả cho vay được thể hiện ở chỗ nó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế,
thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín
dụng và tăng trưởng kinh tế.
Như vậy hiệu quả cho vay là một khái niệm tương đối rộng, là một tiêu chí tổng hợp.
Hiểu đúng được bản chất của chất lượng cho vay sẽ giúp NHTM phân tích đánh giá đúng
được hiệu quả cho vay hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn
tại để đưa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng,
hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lượng.
* Doanh số cho vay


- Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ
thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
- Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ
kinh tế, môi trường pháp lý.
* Dư nợ cho vay
- Dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với kinh tế tại một thời điểm.
- Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng
nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó.
- Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng và khách
hàng trên.
- Dư nợ còn là cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay.
- Dư nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho
vay.v.v...

- Mức độ phát triển của dư nợ cho vay
Mức tăng tuyệt đối của dự nợ cho vay

=

Dư nợ cho vay kỳ
N

-

Dư nợ cho vay kỳ
N-1

DNCV kỳ này - DNCV kỳ trước
Tỷ lệ tăng trưởng của DNCV

=
DNCV kỳ trước

* Tiêu chí hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động
Tỷ lệ này phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng, tỷ lệ này
nhỏ hơn 1 nên tỷ lệ này gần bằng 1 thì Ngân hàng phải chú ý đề phòng mất khả năng thanh
khoản, còn nếu tỷ lệ này thấp Ngân hàng cần tăng cường dư nợ hoặc giảm nguồn vốn huy
động nhằm hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng.


1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn
* Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu
Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn

=
Tổng dư nợ

Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu

=
Tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết tỷ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và
lãi trong tổng dư nợ.
- Qua đó phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng các khoản vay
càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp.
Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chưa phản ánh
chính xác độ an toàn của các khoản vay.
* Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản
Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản = dư nợ cho vay có ĐBBTS/Tổng dư nợ
- Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân
hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và bảo toàn vốn cho ngân hàng.
Do vậy, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay.
- Tỷ lệ này cao hay thấp là phụ thuộc vào chính sách tín dụng của NHNN nói chung và
của NHTM nói riêng trong từng thời kỳ.
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời
Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với độ an toàn
trong hoạt động cho vay, ngân hàng chỉ có thể thu được lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo được
độ an toàn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ tổn thất nào mà ngân hàng gặp phải cũng
ảnh hưởng đến thu nhập hay lợi nhuận của ngân hàng.

* Tỷ lệ thu từ lãi cho vay / Tổng thu của ngân hàng


- Cho biết tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng nguồn thu của ngân hàng.
- Các nguồn thu của ngân hàng bao gồm: thu từ lãi cho vay, thu từ tiền gửi tại các
TCTD, thu từ dịch vụ, thu từ hoạt động đầu tư, và các khoản thu khác.
* Tỷ lệ thu nhập lãi từ cho vay / Dư nợ bình quân
- Cho biết một đồng cho vay bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay của ngân hàng và mức
độ sinh lời từ cho vay.
Thu nhập từ lãi là phần chênh lệch giữa thu từ lãi trừ chi phí trả lãi huy động
Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao, do kiểm soát
tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận.
* Chênh lệch lãi suất bình quân
Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động
bình quân.
Chênh lệch lãi suất bình quân = Lãi suất cho vay bình quân - Lãi suất huy động bình
quân.
Hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường vốn, dẫn đến các
cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động. Do vậy, khoảng cách chênh lệch này ngàng càng bị thu
hẹp.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng Thương Mại
1.2.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng
* Một là, chính sách tín dụng
- Khái niệm vai trò:
Chính sách tín dụng là hệ thống các văn bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân
hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường
chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín
dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ

cấu tài sản, và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều
rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền


vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất
quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các
thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
Chính sách tín dụng là cơ sở cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng ra các
quyết định cho vay và danh mục cho vay.
Từ vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay.
Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm
thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món cho vay được nâng
cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào
tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản.
Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó được xây dựng phù hợp
với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kỳ, thực hiện được vai trò định hướng
cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Hai là, quy trình thẩm định cho vay
Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay và là cơ sở để cán
bộ tín dụng và cơ quan quản lý ra quyết định cho vay hay không.
Do vậy, chất lượng thẩm định cho vay là cơ sở đầu tiên để đánh giá chất lượng một
khoản vay, từ đó sẽ quyết định tính hiệu quả của khoản vay.
Ba là, đội ngũ nhân sự
Đối với hoạt động cho vay yếu tố con người chiếm vị trí quan trọng. Nó quyết định đến
chất lượng cho vay, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Cán bộ tín dụng tốt hội đủ
những phẩm chất cần thiết, sẽ đánh giá, phân tích tài chính của khách hàng một cách chính
xác, thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh một cách khoa học. Từ đó sẽ tìm ra
khách hàng tốt cho ngân hàng.
Bốn là, chất lượng hệ thống thông tin

Thông tin là đầu vào cho mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng thì thông tin mang
ý nghĩa sống còn. Do vậy chất lượng thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác định tính
chính xác của các phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định.


Chất lượng thông tin được đánh giá qua khả năng thu thập thông tin, độ chính xác của
nguồn tin.
Năm là, Công tác tổ chức và quản lý
Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động
tín dụng của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và
hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm
giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.
1.2.3.2. Các nhân tố về phía khách hàng
Khách hàng chính là đối tác hay là con nợ của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Do
vậy khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ của
khách hàng.
- Khả năng trả nợ bao gồm: Tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động kinh
doanh của khách hàng.
- Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng sử dụng vốn vay
có đúng mục đích không? khách hàng có trung thực, thiện chí trong việc cung cấp các thông
tin cho ngân hàng.
1.2.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách pháp luật được ban hành nhằm
tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động của các tổ chức.
Đối với ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế, do
vậy hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật.
Môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, như các quy định

về các tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay.v.v...
* Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay
thành công đối với người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của một chu kỳ kinh doanh


ảnh hưởng đến lợi nhuận của người đi vay. Trong giai đoạn hưng thịnh của nền kinh tế, người
đi vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao, nhưng trong giai đoạn khủng
hoảng khả năng trả nợ của người đi vay giảm sút tùy vào mức độ nghiêm trọng và cường độ
của cuộc khủng hoảng mà việc ảnh hưởng lên các cá nhân và doanh nghiệp sản xuất lưu
thông cũng như lên khả năng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức khác nhau.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay
1.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại
Khác với tổ chức tài chính, NHTM là một tổ chức kinh tế, chủ yếu kinh doanh trên vốn
của người khác: vay của công chúng trong một cộng đồng, trong nhiều cộng đồng, của các
Ngân hàng bạn, của Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng… Hơn nữa, huy động
vốn tốt nhưng còn phải sử dụng vốn làm sao có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận tránh rủi ro. Bởi
vậy, nâng cao hiệu quả cho vay vó ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với NHTM
Nâng cao hiệu quả cho vay góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động NH
như: rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động. Đây
là một vấn đề nóng bỏng mà các ngân hàng đang quan tâm để tìm ra giải pháp quản lý rủi ro.
Nâng cao hiệu quả cho vay sẽ phần nào giảm được nợ xấu đến mức thấp nhất, đảm bảo
an toàn vốn của ngân hàng.
Ngân hàng cho vay có hiệu quả còn thể hiện sự phát triển mối quan hệ lâu dài với
khách hàng, cả đối với khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng thị
phần cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước cũng như quốc tế.
1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân
Hoạt động cho vay của Ngân hàng có hiệu quả sẽ tác động tốt tới mọi lĩnh vực kinh tế chính trị - xã hội, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, ổn định tiền tệ, Ngân hàng là
trung gian tín dụng “đi vay để cho vay”, tín dụng Ngân hàng góp phần đẩy mạnh quá trình
tích tụ và tập trung vốn của nền kinh tế. Vì thế hiệu quả cho vay của Ngân hàng mà còn tác

động đến nền kinh tế dễ dàng gây nên phản ứng dây truyền trong kinh tế.
Nâng cao hiệu quả cho vay, góp phần ổn định tiền tệ, tránh được lạm phát, tăng trưởng
kinh tế. Thông qua nghiệp vụ cho vay bằng hình thức chuyển khoản (không dùng tiền mặt)
Ngân hàng đã mở rộng tiền ghi sổ lên rất nhiều lần tiền thực hiện (tạo tiền). Đồng thời, việc


đảm bảo hiệu quả cho vay sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng cung cấp các loại hình thanh toán
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
1.3.3. Đối với Cán bộ Ngân hàng
Nâng cao hiệu quả cho vay có nghĩa rằng các quy trình, thẩm định cảu cán bộ tín dụng
đã đảm bảo đúng quy định của Pháp luật và đảm bảo an toàn chặt chẽ.
Không chỉ có vậy,nều nâng cao được hiệu quả cho vay vốn, nghĩa là chất lượng chuyên
môn của cán bộ tín dụng được trau dồi, đào tạo tốt, góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế
trong xã hội được diễn ra liên tục, hiệu quả và an toàn.

PHẦN 2
THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TUYÊN
QUANG
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
thành phố Tuyên Quang
2.1.1.Đặc điểm kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT chi nhánh phành phố Tuyên Quang
*Điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang
Tuyên quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý 21 030’-22040’ vĩ độ Bắc và
104053’-105040’ Kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 166Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
5.868km2, chiếm 1.78% diện tích cả nước. Về mặt địa lý, Tuyên Quang là tỉnh nằm sâu trong
nội địa, việc thông thương ra nước ngoài hoặc sang các tỉnh khác phải nhờ vào hệ thống
đường bộ (chủ yếu là quốc lộ 2 và quốc lộ 37) và đường song, hệ thống đường liên huyện,
liên xã tuy còn có chỗ chưa hoàn thiện nhưng vẫn đảm bảo giao thông thong suốt, tiện lợi cho

việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân trong tỉnh.


Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều núi cao
và sông suối, mang lại đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục
địa Bắc Á Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa
nhiều; mưa bão taoaj trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện
tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão, hay cso sương muối.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã đem lại cho tỉnh Tuyên Quang nhiều lợi thế: là
trao đổi sản phẩm nông – lâm sản, có nhiều khu di tích như: Tân Trào (Sơn Dương), Kim
Bình (Chiêm Hóa), Đá Bàn (Yên Sơn),… Đây chính là điều kiện thuận lợi để Tuyên Quang
mở mang và phát triene ngành dịch vụ - du lịch đem lại nguồn thu cho ngân sách.
Tuyên Quang là một tỉnh có đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên phong phú, tiềm
năng còn nhiều cho phép tỉnh có thể klhai thác một nền kinh tế đa dạng và giàu mạnh.
* Điều kiện xã hội tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh gồm có 1 thành phố và 6 huyện như sau:
1. Thành phố Tuyên Quang: 7 phường và 6 xã
2. Huyện Chiêm Hóa: 1 thị trấn và 25 xã
3. Huyện Hàm Yên: 1 thị trấn và 17 xã
4. Huyện Na Hang: 1 thị trấn và 11 xã
5. Huyện Sơn Dương: 1 thị trấn và 32 xã
6. Huyện Yên Sơn: 1 thị trấn và 30 xã
7. Huyện Lâm Bình: 8 xã
Tỉnh Tuyên Quang có 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã với 73 vạn
dân. Mật độ dân số bình quân là 124 người/km 2 phân bố rải rác không đều giữa các vùng
trong tỉnh. Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc kinh chiếm 50,75%, các dân
tộc ít người chiếm 49,25%. Như vậy có thể nói một nửa dân số là đồng bào các dân tộc ít
người. Đây là một đặc thù cần được quan tâm trong hoạch định các chính sách kinh tế - xã
hội cảu tỉnh.
Nguồn nhân lực của tỉnh Tuyên Quang khá dồi dào, có xu hướng tăng dần qua các năm

và đang phát triển tăng với tỷ lệ lực lượng lao động. Trong đó: độ tuổi lao động từ 15-63 tuổi
chiếm 65,30% dân số. Cơ cấu lao động trong ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang 344.950


người, với một cơ chế lao động mà ngành nông nghiệp là chủ yếu.148 người chiếm 82%, tập
trung phần lớn ở thành phần kinh tế hộ.
Trong toàn tỉnh có 146.134 hộ, riêng hộ sản xuất nông nghiệp là 108.139 hộ, chiếm
74% tổng số hộ, hiện nay chính quyền và nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã đánh giá đúng đắn
nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh té, nhasatlaf đối vovwis hộ sản cuất nông nghiệp và
nông thôn. Tích cực tìm tòi, phát huy sáng kiến để đưa công nghệ sinh học vào sản xuất, trên
cơ sở đó đề ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn để phát huy tốt nhất tiềm năng sẵ có của
tỉnh.
*Điều kiện kinh tế của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông – lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình
kinh tế trang trại kết hợp nông lâm.
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, khoai, sắn. Cây công
nghiệp gồm có: chè (Nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười), cây sả làm tinh dầu, lạc, đậu
tương. Cây ăn quả có: Cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, dê, lợn, gia cầm…
Công nghiệp có: quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác
awntimoan… Sản xuất giấy, bột, xi măng, vôi.
Có nhà máy Thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng
01 năm 2008, cồn suất thiết kế đạt 342MW.
Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa - Thủy điện xanh đầu tiên của Việt Nam đã khánh thành
và đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2013. Nhà máy được ICT khởi công vào ngày 12 tháng
10 năm 2009, sử dụng công nghệ Tuabia chạy thẳng kiểu bóng đèn, với 03 tổ máy có tổng
công suất 48MW.
Tuyên Quang là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế cả về vị trí địa lý, tài
nguyên khoáng sản và ngồn nhân lực, có tiềm năng kinh tế dồi dào nên trong những năm tới
Tuyên Quang chắc chắn sẽ vương lên thành một tỉnh giàu mạnh, khẳng định được vị trí của
mình trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực vượt qua những khó khăn của điều kiện tự nhiên và xã hội
như thời tiết khô hạn, bão lụt và dịch bệnh trên nhiều địa bàn trong cả nước. Giá cả một số
mặt hàng thiết yếu tăng cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân để có
bước phát triển khá, đạt mức tăng trưởng 6,7%. Cao hơn so với mục tiêu đề ra… Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp các ngành tập trung triển khai


đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Vì vậy, kinh tế- xã hội của tỉnh năm 2016 đã đạt được những kết quả đáng khich lệ.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh
Ngày 01/04/2003, thực hiện chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
việc sát nhập Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam vào NHNo&PTNT Việt Nam. Do đó
tại tỉnh Tuyên Quang, công ty Vàng bạc đá quý tỉnh Tuyên Quang có trụ sở tại số nhà 64,
đường Chiến thắng Sông Lô đã được sát nhập vào NHNo&PTNT tỉnh Tuyên Quang.
Sau đó một số phòng nghiệp vụ, một số bộ phận liên quan đã được tách từ
NHNo&PTNT tỉnh Tuyên Quang kết hợp với công ty Vàng bạc đá quý tỉnh Tuyên Quang để
thành lập NHNo&PTNT chi nhánh Thành phố Tuyên Quang, từ tháng 08/2003.
Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ: phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán ngân
quỹ, phòng hành chính tổ chức, và 03 phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Tân
Quang, Phòng giao dịch An Tường, Phòng giao dịch Tân Bình An trực thuộc chi nhánh với
tổng số cán bộ ban đầu là 48 đồng chí.
Về tổ chức Đảng, có chi bộ NHNo&PTNT chi nhánh Thành phố Tuyên Quang trực
thuộc Đảng bộ NHNo&PTNT tỉnh Tuyên Quang.
Về tổ chức Công đoàn có Công đoàn cơ sở thành viên trực thuộc Công đoàn cơ sở
NHNo&PTNT tỉnh Tuyên Quang.
Về tổ chức Đoàn Thanh niên có chi đoàn Thanh niên trực thuộc Đoàn thanh niên cơ sở
NHNo&PTNT tỉnh Tuyên Quang.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi

nhánh thành phố Tuyên Quang.


Giải thích:

Sự chỉ đạo trực tiếp
Sự tham mưu, tư vấn
Sự tác động, phối hợp qua lại
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của chi nhánh)

Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và một số phòng chủ yếu
- Chức năng nhiệm vụ của NHNN&PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản tiền
gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu.
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền trong nước và
dịch vụ chuyển tiền sang nước ngoài.
- Làm đại lý và dịch vụ ủy thác các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân để tiếp nhận và
triển khai dự án dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ tín dụng.
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay, cầm cố các giấy tờ có giá.
- Thực hiện các dịch vụ khác
- Chức năng các phòng ban
Ban giám đốc


Gồm 1 giám đốc 3 phó giám đốc, điều hành, chỉ đạo và điều phối mọi hoạt động có
liên quan đến kinh doanh tài sản nợ và tài sản có trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng
hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng kế toán ngân quỹ (p.KTNQ)
Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy

định của NHNN. Hạch toán thu chi tài chính, quỹ tiền lương. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán
trong và ngoài nước, quản lý sử dụng quỹ chuyên dụng...
Phòng kinh doanh (p.KHKD)
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng. Mở tài khoản tiền gửi, thực hiện
tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội tệ ngoại tệ của khách hàng. Huy động
vốn, thực hiện nhiệm vụ cầm cố, bảo lãnh đơn vị kinh tế...
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động và quy
chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định. Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn kiến
nghị các biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Phòng hành chính nhân sự (p.HCNS)
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi việc
thực hiện nội quy lao động, tổ chức theo dõi kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Các phòng giao dịch
Các phòng giao dịch thực hiện đầy đủ nhiệm vụ: huy động vốn, cho vay, cung cấp các
dịch vụ ngân hàng.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chức năng của Ngân hàng thương mại.
2.2. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh thành phố Tuyên Quang
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng NNo & PTNT chi nhánh thành phố
Tuyên Quang
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn

Năm 2014
Số tiền
TT (%)
838.359

100,00

Năm 2015
Số tiền
1.060.409

TT (%)
100,00

Năm 2016
Số tiền
1.522.701

TT (%)
100,00

2015/2014
Số tiền
222.050

TL (%)
20,94

2016/2015
Số tiền
462.292

TL (%)
30,36



huy động
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn <12
tháng
Có kỳ hạn từ 12
đến 24 tháng
Có kỳ hạn >24
tháng

387.154

46,18

308.791

Theo thời gian
40,55
412.957

27,12

42.841

11,07

-17.039

-3,96


196.763

23,47

142.095

29,12

859.260

56,83

112.028

56,94

550.469

178,27

24.312

2,90

179.527

13,40

244.850


16,08

117.782

484,45

102.756

72,31

230.130

27,45

179.527

16,93

5.634

0,37

-50.602

-21,99

-173.893

-96,86


Theo thành phần kinh tế57,00
Huy động tiền
gửi cá nhân
Tiền các tổ chức
Tiền gửi chuyên
dùng
Các nguồn khác
VNĐ
Ngoại tệ (quy đổi
VNĐ)

532.945

63,57

604.433

57,00

620.805

40,77

71.488

3,41

16.372

2,71


150.905

18,00

195.751

18,46

277.284

18,21

44.847

29,72

81.532

3.353

0,40

3.181

0,30

495.030

32,51


-172

-5,14

491.849

41,65
15460,9

151.156

18,03

257.043

801.472

95,60

1.012.691

36.888

4,40

47.718

24,24
129.582

Theo loại tiền
95,50
1.464.838

8,51

105.887

70,05

-127.461

8
-49,59

96,20

211.219

26,35

452.148

44,65

4,50

3,80

1.831


29,36

10.144

21,26

57.863

(Nguồn: Báo cáo kết quả tài chính NH NNo & PTNT chi nhánh
thành phố Tuyên Quang)
Theo như bảng trên ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của chi nhánh thành
phố Tuyên Quang tăng dần đều trong từng năm với 838,359 tỷ đồng của năm 2014, năm 2015
đạt được 1.060.409 tỷ đồng và đến năm 2016 tăng lên đến 1.522.701 tỷ đồng. Tỷ trọng cũng
tăng đều qua các năm từ 20,94% đến 30,36% Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang còn gặp
nhiều khó khăn sau khủng hoảng, cùng với môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các nhân hàng
đang diễn ra hiện nay thì chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Trong đó ngành ngân
hàng là ngành phải chịu rủi ro lớn nhất do nợ xấu gây ra, nhưng chi nhánh vẫn cố gắng hoàn
thành mục tiêu chung. Đây là thành công lớn mà chi nhánh đạt được trong thời gian vừa qua.
Theo thời gian.
Trong năm 2014 đến năm 2016 huy động có kỳ hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng
nguồn vốn huy động chiếm gần 60% và không kỳ hạn chiếm khoảng 40%. Trong năm 2016
tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh chỉ chiếm 27,12%, giảm nhẹ về số tuyệt đối xuống
còn 412,957 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi không kỳ hạn cũng giảm từ 11,07%,
năm 2015 xuống còn -3,96% vào năm 2016, cho ta thấy đây tuy là nguồn vốn rẻ, có hiệu quả
kinh doanh cao nhưng không ổn định. Trong khi đó tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng
tăng qua các năm, nhất là những khoản tiền gửi có thời hạn ngắn <12 tháng đến năm 2016 đã
đạt 859,260 tỷ đồng chiếm hơn một nửa nguồn vốn huy động (56,43%) và có tốc độ tăng vọt
lên tới 178,27% so với năm 2015. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng cũng tăng mạnh qua



các năm, cụ thể là đến năm 2016 đạt 244,850 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng
nguồn vốn (16,08%) tuy tốc độ tăng coa giảm từ 484,45% năm 2015 xuống còn 72,31% vào
năm 2016 nhưng vẫn là tốc độ tăng nhanh, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình
tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 2 năm. Bên cạnh đó là sự giảm mạnh củ các khoản tiền gửi có
kỳ hạn >24 tháng, đến năm 2016 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn 90,37%)
giảm mạnh so với năm 2015 giảm 96,86%. Cho thấy tuy hưởng mức lãi cao hơn nhưng do sự
lo sợ rủi ro về lãi cùng với tình hình lạm phát ở Việt Nam, cùng với sự phục hồi của nền kinh
tế các khoản vốn đòi hỏi sự linh hoạt khi cần đến, dẫn đến việc để tránh rủi ro và tối ưu hóa
khoản tiền nhàn rỗi trong tay các khoản tiền gửi có thời hạn dưới 12 tháng được khách hàng
ưa chuộng.
Theo thành phần kinh tế
Huy động từ cá nhân đạt 620,805 tỷ đồng trong năm 2016 tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn
hơn trong tổng nguồn vốn huy động (40,77%) nhưng tốc độ tăng lại giảm từ 13,41% của năm
2015 xuống chỉ còn 2,71% vào năm 2016. Bên cạnh đó là xu hướng tăng nhanh của các
khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế năm 2016 đạt 277,284 tỷ đồng tốc độ tăng nhanh từ
29,72% năm 2015 lên 41,67% năm 2016. Chi nhánh cũng huy động từ các nguồn khách như
các tổ chức tài chính và liên ngân hàng cùng ngân hàng thực hiện nhằm chủ động trong việc
tránh rủi ro về nguồn vốn, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng. Nhưng đã giảm đáng kể
trong 3 năm vừa qua năm 2016 giảm 49,59%.
Theo loại tiền
Tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm trên 90% tổng số tiền huy động, chiếm ưu thế vượt trội
so với tiền gửi ngoại tệ. Tổng lượng tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng theo
từng năm, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của tiền gửi bằng nội tệ năm 2016/2015 là 44,65%
tăng hơn đến 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng năm 2015/2014 là 26,35%.
2.2.2. Tình hình cho vay
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại chi nhánh thành phố Tuyên Quang.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2014


Năm 2015
Tỷ

Chỉ tiêu

Số tiền

trọng

Số tiền

(%)
Tổng dự nợ cho
vay

530.849

100

730.622

Năm 2016
Tỷ trọng
(%)
100

2015/2014
Tỷ

Số tiền


trọng
(%)

973.488

Theo thời gian

100

2016/2015

Chênh

Tốc độ

Chênh

lệch

(%)

lệch

199.773

37,63

242.866


Tốc
độ
(%)
33,24


×