Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Vai trò của chính phủ mỹ trong phát triển thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.27 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN
Khoa Kinh Tế Phát Triển


Nhóm 2

VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TẠI MỸ

Hà Nội, năm 2018


TÊN THÀNH VIÊN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Tạ Thị Ngọc Mai
Phạm Thị Ánh
Lê Thị Bảo
Hoàng Thị Thanh Hoài
Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Phương Khánh
Phạm Hồng Như



MỤC LỤC


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1 Cơ sở lí luận về hệ thống tài chính.
Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt động trong lĩnh
vực đó.
Hệ thống tài chính bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài chính
trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lí kĩ thuật và các tổ chức quản lí giám sát và điều
hành hệ thống tài chính để tổ chức phân bổ gắn kết các nguồn cung cầu về vốn
nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế.
Dòng luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính:
Trung gian tài chính

Người đi vay:

Người cho vay:

Cá nhân, gia

Cá nhân, gia

đình, doanh

đình, doanh

nghiệp, Chính


nghiệp, Chính

phủ

phủ

Thị trường tài chính

4


Tài chính là thước đo của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hệ thống tài chính
hoạt động hiệu quả sẽ góp phần khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội.
1.2 Hệ thống tài chính của Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia điển hình được đánh giá là có hệ thống tài
chính dựa vào thị trường: thị trường chứng khoán có vai trò tích cực hơn ngân hàng
trong việc tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lí rủi ro cho nền kinh tế. Thị
trường chứng khoán Mỹ là một trong những thị trường chứng khoán phát triển bậc
nhất trên thế giới. Khối lượng tín dụng ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là rất
nhỏ trong khi lượng cổ phiếu, trái phiếu mới phát hành trên thị trường tài chính của
các doanh nghiệp chiếm khoảng 15-20%.
Mặc dù hệ thống tài chính dựa vào thị trường là chính nhưng cũng thể phủ
nhận vai trò của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính trung gian đối với hoạt
động của hệ thống tài chính.
Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (PED) có thể hiểu như là ngân hàng trung ương
thực hiện các nhiệm vụ chính như :





Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Giám sát hệ thống tài chính
Duy trì sự ổn định và kiềm chế các rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài



chính
Cung cấp các dịch vụ tài chính, vận hành hệ thống chi trả của quốc gia

Hiệp hội cho vay và tiết kiệm (S&L): các nguồn vốn hàng đầu của các hiệp hội
này là các tiền gửi tiết kiệm (thường còn gọi là các cổ phần), tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi viết séc được. Những hiệp hội này là nhóm tổ chức trung gian tài chính lớn
hàng thứ hai sau nhóm ngân hàng thương mại, gồm khoảng 2500 hiệp hội.
5


Công ty bảo hiểm nhân thọ: Các công ty bảo hiểm cũng mua cổ phiếu nhưng bị
hạn chế về tổng số. Gần đây với hơn 1,4 ngàn tỉ đô-la tài sản có, các công ty bảo
hiểm nhân thọ là tổ chức lớn nhất trong những tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng.
Sau ngân hàng thương mại thì các công ty bảo hiểm cũng được nhắc tới như
những trung gian tài chính, có khả năng huy động lượng vốn nhàn rỗi từ người dân,
từ đó cấp vốn cho nền kinh tế. Các công ty bảo hiểm cũng được coi là những tổ
chức đầu tư chuyên nghiệp, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, giúp thị
trường tài chính hoạt động ổn định và hiệu quả.
Các ngân hàng thương mại giúp vận hành dòng vốn đầu tư trên toàn thị trường.
Một số NHTM tại Mỹ như: Bank of America, Citibank, Usbank, Arvest bank,
associated bank…
1.3 Vai trò của chính phủ trong phát triển hệ thống tài chính

Ngoài việc là một bộ phận trong hệ thống tài chính, Chính phủ còn giữ vai
trò quan trọng trong điều tiết, thúc đẩy hệ thống tài chính hoạt động một cách hiệu
quả thông qua việc tác động đến các nhân tố khác trong hệ thống tài chính.
1.3.1 Vai trò của chính phủ trong phát triển thị trường tài chính
Chính phủ tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát triển của thị
trường tài chính. Cụ thể:
Tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính,
đồng thời thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của thị trường tài chính. Từ
đó bảo đảm cho sự an toàn trong môi trường đầu tư trên thị trường tài chính, hạn
chế được các mặt tiêu cực của thị trường, tạo ra sức hút đối với nguồn tài chính
không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
ở phạm vi rộng hơn.
6


Tạo môi trường kinh tế cho thị trường tài chính hình thành và phát triển. bằng
việc ban hành, thực thi các chính sách tài chính: chính sách thuế, tiền tệ, lãi suất,
chính sách chi tiêu công…Bên cạnh đó, chính phủ cũng vạch ra các kế hoạch dài
hạn cho thị trường. Đối với thị trường tài chính hình thành không theo con đường
tự phát, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho
thị trường, tạo ra hệ thống máy móc, thiết bị, trụ sở làm việc, nơi giao dịch của thị
trường tài chính.
Chính phủ đào tạo con người cung cấp cho thị trường tài chính: Thị trường tài
chính hình thành và phát triển không thể thiếu yếu tố con người. Với cơ chế hoạt
động phức tạp, thị trường tài chính đòi hỏi đội ngũ nhân viên ưu tú, được trang bị
đẩy đủ kiến thức chuyên môn, kinh tế, thương mại, luật pháp, ngoại ngữ, thành thạo
thực hành… Để có được đội ngũ nhân viên như vậy thì cần có chi phí đào tạo lớn,
kế hoạch đào tạo bài bản, khoa học. Mà những kế hoạch này lại ro nhà nước lập ra,
tổ chức thực hiện và chi phí đó được lấy từ các nguồn tài chính mà chủ yếu là ngân
sách nhà nước.

1.3.2. Vai trò của chính phủ đối với các trung gian tài chính.
Chính phủ đưa ra các chính sách thông qua các trung gian tài chính để can thiệp
vào nền kinh tế với mục tiêu ổn định nền kinh tế (chính sách tiền tệ, các quy định
về lãi suất… để kích thích đầu tư hoặc làm giảm độ nóng của thị trường, hạn chế
lạm phát). Nhờ có Chính phủ, giữa các tổ chức tài chính trung gian, các ngân hàng
có sự cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy vốn đầu tư, phát triển hệ thống tài chính cả
nước.
1.3.3 Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính
Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính
ổn định, có nền tảng vững chắc; hay nói khác hơn là tạo ra khung pháp lý – Cơ sở
7


hạ tầng pháp lý cho sự phát triển của hệ thống tài chính, bao gồm ban hành các văn
bản pháp luật, tổ chức kiểm tra giám sát, đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ
đến các chủ thể tài chính….
Đây chính là nền tảng để qua đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân lập kế
hoạch và thực hiện các giao dịch tài chính với các định chế tài chính và thị trường
tài chính. Từ đó, hỗ trợ và thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tài chính.
1.3.4 Vai trò của chính phủ trong việc phát triển hệ thống giám sát tài chính.
Chính phủ gia tăng quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức giám sát tài chính
đồng thời thông qua hệ thống pháp luật cùng các cơ quan chuyên trách thực hiện
chức năng quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động của thị trường tài chính, hạn
chế tối đa các sự cố có thể xảy ra.
• Thanh tra những điểm nghi vấn hoặc sai lệch trong hoạt động phát hành,
niêm yết chứng khoán và công bố thông tin.
• Thanh tra các hoạt động giao dịch tại trụ sở giao dịch chứng khoán
• Thanh tra về khả năng tài chính vá các hoạt động của các tổ chức tài chính,
các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán…
II. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI

CHÍNH TẠI MỸ
2.1 Vai trò của chính phủ Mỹ trong phát triển thị trường chứng khoán.
Chính phủ Mỹ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết, ổn định, và phát triển thị
trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Chính phủ ban hành các văn bản pháp lí, đạo luật liên quan đến thị trường
chứng khoán, tạo môi trường pháp lí cho sự phát triển.

8


2.1.1 Diễn biến trên thị trường chứng khoán
Ngày 15/9: Lehman Brothers – tập đoàn chứng khoán và tập đoàn đầu tư lớn
thứ 4 ở Mỹ tuyên bố phá sản làm một trong những quỹ thị trường tiền tệ lâu đời
nhất là Reserve Primary Fund gần như lâm vào tình trạng phá sản với giá trị tài sản
chỉ còn 97 cent đối với mỗi đồng USD đầu tư. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số ở Mỹ bao
gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự
kiện 11/9/2001.
Trong 5 ngày giảm điểm liên tiếp từ (1/10-7/10), chỉ số Dow Jones đã mất
1.400 điểm, tương đương mức sụt giảm 13% giá trị và xuống dưới ngưỡng 9.500
điểm. Chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq cũng có mức trượt giảm trên 10% sau 5
ngày – mức giảm đi vào lịch sử ở thị trường phát triển nhất thế giới này.
Giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán (cổ phiếu) Mỹ mất khoảng 7.500
tỷ USD - mức giảm lớn nhất trong lịch sử thị trường này.
Giá trị cổ phiếu trong 9 ngành cơ bản của chỉ số S&P 500 cũng sụt giảm mạnh,
với mức giảm kỷ lục của ngành tài chính, nguyên vật liệu...
Xét riêng 30 cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones, 28/30 cổ phiếu đều
giảm mạnh, chỉ có hai mã chứng khoán của Tập đoàn McDonalds (NYSE-MCD)
và Wal Mart Stores (WMT) là có sự tăng trưởng.
Thị
trường

Mỹ

Chỉ số

Giá trị đóng
cửa ngày 30/12

Dow Jones
Nasdaq
S&P 500

8.668,39
1.550,70
890,64

Tăng giảm so
với năm 2007
(Điểm)
4.375,57
1.058,93
556,52

Tăng giảm so
với năm 2007
(%)
34,6
41,5
39,3

Ngày 23/11 trong một động thái chưa từng có, cả 3 cơ quan quản lý tài chính

quan trọng nhất của Mỹ đồng thuận đưa ra gói giải pháp trị giá 20 tỷ USD và bảo
9


lãnh toàn bộ nợ của Citigroup, nhằm kéo tập đoàn có ảnh hưởng toàn cầu này khỏi
nguy cơ sụp đổ.
2.1.2 Biện pháp đối phó của chính phủ Mỹ trong khủng hoảng
Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì
chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28
đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá.
18/9/2008, Ủy ban chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống.
Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang
gặp khó khăn, giúp làm thanh sạch hệ thống tài chính. Điều này đã làm cho thị
trường chứng khoán tăng vọt.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã
trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ đô la. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do
Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để cứu
không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn.
29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài
chính Mỹ với 205/228. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công
nghiệp Dow Jones tụt giảm 778 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ
trước tới nay.
1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ
74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế
thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD);
tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ
100.000 USD lên 250.000 USD. 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục
nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ
10



phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức
chuyển kế hoạch thành đạo luật. Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic
Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này.
Sáu điểm chính của kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ
• Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số
tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số
tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào
ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1
năm nữa.
• Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban
Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao
dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang,
Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban
này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực
hiện kế hoạch. Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi
tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài
chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này
bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định.
• Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản
xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức
độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ
đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch.
• Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay
để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà
Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các
điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản
có thể giữ lại được ngôi nhà của họ.
11



• Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ
cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ
Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng
thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này
thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực
• Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các
doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù
vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải
cứu.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and
Reinvestment Act (ARRA) – đạo luật tái đầu tư và phục hồi. Đạo luật này cho phép
Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích
thích này trị giá 787 tỷ đô la.
ARRA 2009 được ban hành vào thời điểm GDP của Mỹ đã sụt giảm ở mức hơn
6% một năm và số lượng người có công ăn việc làm đã giảm hơn 750.000 mỗi
tháng.Cùng với các chính sách để ổn định thị trường tài chính, tăng tính thanh
khoản và củng cố niềm tin, ARRA là một phần của chính sách phản ứng lại với
cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ. ARRA mang tính tác động tổng thể đến kinh
tế, xã hội, gồm 7 nội dung chính: cắt giảm thuế, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng năng
lượng thay thế và bảo vệ môi trường, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, an sinh xã
hội, chăm sóc y tế và cải thiện giáo dục.
Các số liệu đã chỉ ra rằng chương trình ARRA đã đóng một vai trò quan trọng
trong việc thay đổi quỹ đạo của nền kinh tế. Nó đã nâng mức GDP của Mỹ lên và
đã tạo ra khoảng 2.5 đến 3.6 triệu việc làm trong quý 2 của năm 2010.1Đến cuối
tháng 6 năm 2010, hơn 60% của khoản cứu trợ 787 tỷ đô la đã được cấp cho các hộ
gia đình và doanh ngiệp dưới dạng cắt giảm thuế.
12



2.1.3 Định hướng chính sách phát triển thị trường tài chính và kết quả.
Sau khủng hoảng, chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ cân bằng hơn giữa điều
tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước; sự can thiệp, điều tiết kinh tế của nhà
nước đối với nền kinh tế nhiều hơn; sự giám sát của nhà nước đối với các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với hệ thống tài chính, ngân hàng,
thị trường chứng khoán chặt chẽ hơn.
2.1.4 Tình hình chứng khoán Mỹ từ sau khủng hoảng.
Sau khủng hoảng, chứng khoán có lẽ là lĩnh vực cho thấy sự phục hồi rõ nét
nhất của nền kinh tế Mỹ. Nhìn chung, 4 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều có
sự hồi phục và tăng trưởng.
Chỉ số Dow Jones

Chỉ số S&P 500

13


Chỉ số Nasdaq

(nguồn: macrotrends.net )

14


2.2 Vai trò chủa chính phủ đối với các tổ chức tài chính trung gian
2.2.1. Vai trò của FED với các ngân hàng thương mại
FED – Federal Reserve System – Cục dự trữ liên bang Mỹ, là ngân hàng trung
ương của Mỹ
Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là Ngân hàng của các ngân
hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED được xây dựng để đảm bảo

duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn và ổn định
hơn.
a) Vai trò của FED đối với các ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương không tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực tiếp với
các chủ thể trong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các
ngân hàng trung gian. Bao gồm:
• Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian
NHTW nhận tiền gửi từ các ngân hàng trung gian dưới hai dạng sau:
Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Là khoản tiền dự trữ mà các ngân hàng trung gian bắt
buộc phải gửi tại NHTW để nhằm đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng này
trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán trên
cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ tại ngân hàng trung gian nhân với
tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHTW quy định trong từng thời kỳ. Khoản tiền gửi này
không được NHTW trả lãi. Chức năng ban đầu của khoản dự trữ bắt buộc này là
nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro mất khả năng thanh toán của hệ thống ngân
hàng. Nhưng theo thời gian, ý nghĩa của chức năng này giảm dần. Cùng với sự phát
triển của thị trường tài chính và xu hướng chứng khoán hoá trong hoạt động ngân
15


hàng, khả năng thanh khoản của các tài sản có do ngân hàng nắm giữ và do đó khả
năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiền mặt của các ngân hàng tăng lên. Bên cạnh
đó, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã làm yên lòng những người gửi tiền và
nhờ vậy làm giảm bớt khả năng xảy ra nhu cầu rút tiền bất thường. Vì những lý do
đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm ở hầu hết các quốc gia, tới mức nó không
còn ý nghĩa đảm bảo an toàn nữa. Hiện nay, dự trữ bắt buộc được nói đến với tư
cách là một công cụ của NHTW trong điều hành chính sách tiền tệ nhiều hơn. Trên
thực tế, các ngân hàng có thể duy trì mức dự trữ lớn hơn yêu cầu của NHTW, do
điều kiện kinh doanh cụ thể của ngân hàng, do không cho vay hết hoặc không tìm
kiếm được cơ hội đầu tư an toàn. Phần dự trữ này gọi là dự trữ vượt mức và có thể

gửi tại NHTW hoặc để ở két sắt của ngân hàng trung gian. Sự tăng lên hay giảm
xuống của lượng dự trữ vượt mức này phản ánh tình trạng thừa hay thiếu vốn khả
dụng của hệ thống ngân hàng và là chỉ tiêu định hướng điều hành chính sách tiền tệ
của NHTW.
Tiền gửi thanh toán: Ngoài khoản dự trữ bắt buộc, các ngân hàng trung gian
còn phải duy trì thường xuyên một lượng tiền gửi trên tài khoản tại NHTW cho các
nhu cầu chi trả trong thanh toán với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống hoặc
đáp ứng các nhu cầu giao dịch với NHTW, chẳng hạn các khoản chi trả liên quan
đến các khoản vay từ NHTW.
• Cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới hình thức chiết khấu lại
(tái chiết khấu) các chứng từ có giá ngắn hạn do các ngân hàng trung gian nắm giữ.
Thông qua hành vi mua lại này, NHTW đã làm tăng lượng vốn khả dụng cho hoạt
động của ngân hàng trung gian, tạo điều kiện cho các ngân hàng này mở rộng các
hoạt động tín dụng. Việc cấp tín dụng của NHTW cho các ngân hàng trung gian
không chỉ giới hạn ở nghiệp vụ tái chiết khấu các chứng từ có giá mà còn bao gồm
16


cả các khoản cho vay ứng trước có đảm bảo bằng các chứng khoán đủ tiêu chuẩn,
các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại NHTW.
Do việc cấp tín dụng của NHTW gắn trực tiếp với việc phát hành ra một lượng
tiền giấy mới nên các điều kiện tín dụng thường là chặt chẽ, được giới hạn bởi hạn
mức tái chiết khấu, thời hạn và chủng loại chứng từ có giá được chấp nhận chiết
khấu.
Ngoài ra, NHTW còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho sự an toàn
của hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động cấp tín dụng khi đóng vai trò "Người
cho vay cuối cùng" của các ngân hàng. Trong trường hợp một ngân hàng có nguy
cơ phá sản, NHTW có thể sẽ cung cấp những khoản tín dụng không hạn chế nhằm
giúp cho ngân hàng đó tránh khỏi sự đổ vỡ. Tuy nhiên không phải mọi ngân hàng

đều nhận được sự hỗ trợ của NHTW để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Chỉ khi sự sụp
đổ của ngân hàng đó có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và an toàn của cả hệ thống
ngân hàng thì NHTW mới can thiệp. Mức lãi suất cho vay của NHTW khi đó cũng
thường là lãi suất phạt và ngân hàng nhận hỗ trợ phải chịu nhiều qui định ngặt
nghèo của NHTW.
• Là trung tâm thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng trung gian
Vì các ngân hàng trung gian đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ bắt
buộc và dự trữ vượt mức tại NHTW nên chúng có thể thực hiện thanh toán không
dùng tiền mặt qua NHTW thay vì thanh toán trực tiếp với nhau. Khi đó, NHTW
đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng trung gian.
Thông qua dịch vụ thanh toán bù trừ, NHTW góp phần tiết kiệm được chi phí
thanh toán cho các ngân hàng trung gian và toàn xã hội, đảm bảo vốn luân chuyển
nhanh chóng trong hệ thống ngân hàng và phản ánh chính xác quan hệ thanh toán
giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội. Mặt khác, thông qua hoạt động này NHTW
17


có thể kiểm tra sự biến động vốn khả dụng của từng ngân hàng trung gian, là cơ sở
để có những kiến nghị kịp thời.
b) Vai trò của FED đối với các ngân hàng thương mại trong cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008
Đặc điểm của khủng hoảng kinh tế
• NHTM mất khả năng thanh khoản do cầu tiền tệ quá lớn
• Không thể thu hồi nợ cho vay
• Chính phủ từ bỏ chế độ ổn định tỷ giá
Sự can thiệp của FED
• Thi hành chính sách nới lỏng tiền tệ
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi
suất và tăng mua MBS (Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp)
Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm tự 5.25% qua 6

đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/09/2007 đến 30/04/2008).
Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0.25%.
Để ổn định thị trường và ngăn chặn cuộc khủng hoảng có nguy cơ lan rộng hơn
nữa, FED đã ngay lập tức bơm vốn cho thị trường. Cụ thể, Citigroup (Tập đoàn
ngân hàng hàng đầu nước Mỹ) 2.200 tỷ USD, Merrill Lynch 2.100 tỷ USD, Morgan
Stanley 2.000 tỷ USD, Bear Stearns 960 tỷ USD, Bank of America (Ngân hàng lớn
nhất của Mỹ) 887 tỷ USD, Goldman Sachs 615 tỷ USD, JPMorgan Chase 178 tỷ
USD và Well Fargo 154 tỷ USD.
2.2.2. Vai trò của chính phủ đối với các tổ chức tài chính trung gian
a) Kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ lãi suất, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
18


Trong từng thời kỳ cụ thể, chính phủ có thể tăng lãi suất (thắt chặt tiền tệ ) để
hạn chế nền kinh tế trở nên phát triển quá nóng hoặc sẽ giảm lãi suất (nới lỏng tiền
tệ) để khuyến khích các tổ chức tài chính trung gian cho doanh nghiệp vay vốn mở
rộng sản xuất khi nền kinh tế trở nên khó khăn.
Năm 2009, nền kinh tế thế giới chính thức rơi vào khủng hoảng với sự bắt đầu
ở Mỹ khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng và sự phá sản của hàng loạt Ngân
hàng lớn. Cơn bão khủng hoảng lập tức lan nhanh ra khắp thế giới. Tất cả Chính
phủ các quốc gia đều rất nỗ lực trong công cuộc cứu vãn, đối phó với cơn bão
khủng hoảng. Ở các nước này, chính phủ chủ trương bơm thêm tiền vào thị trường
tài chính thông qua hệ thống Ngân hàng: Cho các doanh nghiệp vay ưu đãi sản
xuất, hỗ trợ cho vay xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng.
b) Tái cơ cấu, nâng cao sự cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tháng 2/2009, Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng toàn
diện (Kế hoạch ổn định tài chính - Kế hoạch Geithner). Kế hoạch này đầu tiên cố
gắng đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống
thông qua việc kiểm tra cụ thể các rủi ro tài sản của chúng (Chương trình đánh giá
vốn giám sát). Điều này bắt buộc đối với 19 ngân hàng lớn nhất. Sau đó là kế hoạch

kết hợp tái cơ cấu vốn (Chương trình hỗ trợ vốn) và mua tài sản sử dụng tiền tư
nhân (Chương trình đầu tư công - tư). Đây là những chương trình về nguyên tắc là
tự nguyện nhưng trong thực tế là bán tự nguyện vì các ngân hàng phải đáp ứng các
tiêu chuẩn vốn cần thiết. Ngoài ra, kế hoạch này bao gồm nhiều điều kiện để ngăn
chặn việc lạm dụng tiền công và để tạo điều kiện cho vay. Thêm vào đó, kế hoạch
khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, đặc biệt là các DN nhỏ và cộng
đồng, và để hỗ trợ những người mua nhà trả góp, đặc biệt là những người phải đối
mặt với việc nhà bị tịch thu.

19


Đầu tháng 5/2009, Bộ Tài chính báo cáo kết quả chi tiết của đợt kiểm tra căng
thẳng toàn diện (Chương trình đánh giá vốn kiểm soát). Đây là một sự kiểm tra
hướng tới tương lai của khả năng thanh toán ngân hàng, vì nó xác định bao nhiêu
vốn là cần thiết để đối phó với những cú sốc bất lợi trong tương lai cho chất lượng
tài sản của mỗi ngân hàng. Nó đánh giá các khả năng giảm thiểu rủi ro trong tương
lai xa hơn so với sự kiểm tra ngân hàng điển hình. Kết quả xác nhận rằng các ngân
hàng lớn nhất không có khả năng chi trả và xác định bao nhiêu vốn thêm là cần
thiết, nếu có, đối với mỗi ngân hàng để vượt một cú sốc bất lợi trong tương lai.
Các ngân hàng buộc phải tăng thêm vốn được xác định qua các đợt kiểm tra
căng thẳng. Sự bắt buộc này loại bỏ vấn đề những rủi ro tiềm năng. Các ngân hàng
có thể huy động vốn thông qua thị trường tư nhân hoặc bằng cách tham gia một
chương trình của chính phủ (Chương trình hỗ trợ vốn). Trong chương trình này, các
ngân hàng sẽ nhận được vốn từ Chính phủ bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi
(mà sẽ tự động chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau 7 năm).
Một số quỹ sẽ được thành lập để mua các khoản vay cũ. Mỗi quỹ mua một
nhóm các khoản vay xấu được bán ra của các ngân hàng. Giá được xác định bằng
cách đấu thầu cạnh tranh của các quỹ. Ngoài ra, một số quỹ được thành lập để mua
chứng khoán xấu từ các ngân hàng.


2.3 Vai trò của chính phủ trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính

20


2.3.1 Xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý
Hệ thống pháp luật là các luật lệ và hệ thống các thông tin làm nền tảng để các
bên (người có vốn, người cần vốn) lập kế hoạch và thực hiện các giao dịch tài
chính.
Cơ sở hạ tầng pháp lý cung cấp các chuẩn mực kế toán, một hệ thống pháp luật
đảm bảo cho việc thưc hiện các hợp đồng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, các quy
định về phá sản, các quy định về giao dịch… cơ sở hạ tầng vững chắc mới giúp cho
hệ thống tài chính phát triển mạnh và bền vững.
Ở Mỹ, các đạo luật do Quốc hội Hoa Kỳ ban hành liên quan đến chứng khoán,
bảo hiểm, ngân hàng, hàng hóa, tài chính tương lai và các vấn đề khác để giúp nhà
nước quản lý hệ thống tài chính gồm:
• Luật Ngân hàng Liên bang Hoa Kỳ: ban ra nhằm giải quyết các vấn đề liên
quan đến ngân hàng: người kiểm soát tiền tệ, thuế, quản lý tín dụng, tội
phạm ngân hàng,…
• Luật Liên bang Hàng hóa và tương lai của Liên bang Hoa Kỳ: bao gồm các
văn bản pháp luật liên quan đến hàng hóa và các hợp đồng tương tai, cả hiện
tại và quá khứ.
• Luật chứng khoán Liên bang Hoa Kỳ: đưa ra các quy định chứng khoán tại
Hoa Kỳ
• Luật phá sản Hoa Kỳ cũng có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý với từng giai
đoạn phát triển của Hoa Kỳ: Đạo luật phá sản năm 1800, Đạo luật phá sản
năm 1898, Luật Phá sản năm 1938, Đạo luật Cải cách Phá sản năm 1978.
Luật phá sanr hiện tại của Mỹ được ban hành năm 1978, Nội dung chính của
đạo luật này là cấm kỳ thị việc làm đối với bất cứ ai tuyên bố phá sản.

Trong quá trình phát triển, một số điều chỉnh chính sách và hướng tới tương lai
phù hợp:
21


Các luật liên bang được ban hành trong cuộc Đại suy thoái như 33 Đạo luật
Glass- Steagall và 34 Đạo luật Công ty Ngân hàng ngăn chặn các ngân hàng, các
nhà môi giới chứng khoán và các công ty bảo hiểm bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh
doanh của nhau. Để tạo siêu thị tài chính cung cấp mọi thứ từ kiểm tra tài khoản
đến tự động bảo hiểm, ba ngành công nghiệp vận động hành lang Quốc hội trong
nhiều năm để hợp lý hóa quy định những rào cản cản trở các hoạt động như vậy.
Việc thông qua Dịch vụ Tài chính Đạo luật hiện đại hóa đại diện cho sự bãi bỏ quy
định lớn nhất của tài chính Hoa Kỳ trong hơn nửa thế kỷ.
• 33 Đạo luật Glass-Steagall là Đạo luật Ngân hàng năm 1933 (PL 73-66, 48
STAT 162). Đạo luật này tách ra ngân hàng thương mại từ ngân hàng đầu tư,
tạo thành những dòng thương mại riêng biệt.
• 34 Đạo luật của Công ty Ngân hàng năm 1956 (PL 84-511, 70 STAT. 133)
yêu cầu Ủy ban Dự trữ Liên bang chấp thuận thành lập công ty cổ phần.
Công ty cổ phần ngân hàng bị cấm có trụ sở tại một tiểu bang từ việc mua lại
ngân hàng ở tiểu bang khác.
Năm 1999, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật hiện đại
hoá dịch vụ tài chính Gramm-Leach-Bliley năm 1999 (Tài chính Đạo luật Hiện đại
hóa Dịch vụ). Được biết đạo luật hiện đại hóa tài chính Gramm-Leach-Bliley thay
thế cho đạo luật Glass-Steagall năm 1933. Hạn chế của Act đối với các công ty
ngân hàng và công ty chứng khoán và sửa đổi Ngân hàng Công ty Holding
Company cho phép liên kết giữa các công ty dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng,
công ty đầu tư đăng ký, công ty chứng khoán và bảo hiểm các công ty. Đạo luật
Hiện đại hoá Dịch vụ Tài chính bao gồm một số sửa đổi với Đạo luật Công ty Đầu
tư và Đạo luật Cố vấn Đầu tư nhằm mục đích đảm bảo rằng SEC có toàn quyền về
các công ty đầu tư được liên kết với các ngân hàng. Nó cũng áp đặt yêu cầu bảo

mật và nghĩa vụ công bố trên tất cả các công ty tài chính, ngay cả khi họ không liên
kết với ngân hàng hoặc tiết kiệm.
22


Ban hành đạo luật mới: Đạo luật Dodd-Frank ra đời bắt nguồn từ sự nhận thức
lại của giới chính trị Mỹ về vai trò nhà nước và từ thực tiễn kinh tế tài chính của
nước Mỹ trong suốt 3 thập kỷ trước đó. Được ký thành vào ngày 21-7-2010, DoddFrank được xem như là một bước ngoặt mang tính lịch sử, khi đánh giá lại toàn bộ
các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ nhằm thực hiện các mục tiêu chính:
• Giúp đỡ dân chúng trong cuộc sống hàng ngày, ký các hợp đồng, hiểu rõ các
khoản lệ phí cho tới nhận thức các nguy cơ.
• Giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định tốt hơn, chấm dứt việc dùng tiền
nộp thuế của người dân để tung ra các gói cứu trợ.
• Cải cách thị trường, ngăn chặn nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đổ gây
ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ, kiểm soát các khoản tiền thưởng và ngăn
chặn những khoản đầu tư rủi ro. Đồng thời tạo ra một cơ chế bảo vệ người
gửi tiền tại các ngân hàng dưới sự giám sát của Cục dự trữ Liên bang Mỹ
(FED)
2.3.2 Cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin và truyền thông về hệ thống thanh
toán và hỗ trợ giao dịch trên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính,
đảm nhiệm việc huy động vốn đầu tư cho trung và dài hạn.
Năm 1978, Quốc hội Mỹ mới ban hành Đạo luật Chuyển tiền điện tử, tạo điều
kiện cho các hoạt động thanh toán bằng công nghệ tin học phát triển.
Hệ thống thanh toán ở Mỹ đa dạng. Hầu hết các tổ chức tài chính đặc biệt là
các NHTM đếu áp dụng hệ thống thanh toán tập trung. Hệ thống thanh toán liên
ngân hàng ở Mỹ phát triển khá rầm rộ. Mới đây, hệ thống thanh toán của Mỹ đã
hợp tác cới Controscan (một nhà cung cấp hàng đầu của ngành công nghiệp thanh

23



toán PCI ) để tập trung chủ yếu vào những khách hàng là những hương gia vơi
những tiện ích đặc sắc và độ bảo mật cao khi sử dụng hệ thống thanh toán này.
Tại Mỹ, Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities anh
Exchange Commision) là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực hiện
việc quản lý thị trường chứng khoán. Trước năm 1929, các bang tiến hành các hoạt
động điều tiết riêng. Nhưng thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, châm
ngòi cho cuộc Đại khủng hoảng, cho thấy cách tổ chức này chưa phù hợp. Đạo luật
về chứng khoán năm 1933 và tiếp sau đó là Đạo luật về thị trường chứng khoán
năm 1934 đã trao cho chính phủ liên bang vai trò nổi bật trong việc bảo vệ các nhà
đầu tư nhỏ tránh khỏi sự lừa gạt và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ nắm được các
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tất cả các tổ chức hoạt động trong ngành
chứng khoán đều phải đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Uỷ ban
chứng khoán và giao dịch chứng khoán, điều tiết thị trường, bảo vệ nhà đầu tư khỏi
gian lận, đảm bảo thị trường công bằng, có hệ thống và hiệu quả:


Ủy ban này đã thực thi hàng loạt luật lệ để đạt được mục tiêu đó. Các

công ty khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác phải đệ
trình báo cáo tài chính chi tiết và sẵn sàng niêm yết trước công chúng. SEC xác
định xem liệu các báo cáo công khai này đã đầy đủ và chính xác hay chưa, từ đó
các nhà đầu tư có thể đưa ra những đánh giá thực tế và dựa trên thông tin đầy đủ về
các loại chứng khoán khác nhau. SEC cũng giám sát việc buôn bán cổ phiếu và xây
dựng các qui tắc quản lý để ngăn ngừa mánh khoé vận động giá cả; Do mục đích
đó, các nhà môi giới và buôn bán trong thị trường ngoài luồng và trong các sở giao
dịch chứng khoán phải đăng ký với SEC. Hơn nữa, ủy ban chứng khoán và hối
phiếu còn yêu cầu các công ty công bố với công chúng mỗi khi các thành viên ban
quản trị công ty mua hoặc bán cổ phiếu của chính công ty mình; ủy ban tin rằng

những “người trong cuộc” này luôn nắm các thông tin mật thiết về công ty của họ
24


và việc mua bán của họ có thể cho các nhà đầu tư khác thấy mức độ tin cậy của họ
vào tương lai của công ty mình.


Ủy ban này cũng tìm cách ngăn cản những người trong cuộc buôn bán

cổ phiếu dựa vào các thông tin chưa được công bố cho công chúng. Vào cuối thập
kỷ 1980, SEC bắt đầu tập trung vào không chỉ các nhà lãnh đạo hội đồng quản trị
và giám đốc mà còn vào cả những người mua bán trong cuộc là nhân viên ở cấp
thấp hơn hoặc thậm chí cả những người ngoài cuộc như các luật sư - những người
có thể có được thông tin quan trọng về công ty trước khi chúng được đưa ra công
chúng.


SEC có năm thành viên được tổng thống chỉ định. Không có quá ba

người cùng thuộc một đảng chính trị; nhiệm kỳ 5 năm của mỗi thành viên ủy ban sẽ
hết hạn vào mỗi năm. SEC nắm giữ các quy tắc được bắt đầu từ đạo luật và tiếp tục
sửa đổi bổ sung những sai sót, những quy định cho nhà đầu tư. Bao gồm cả việc
giám sát thủ tục của công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng và đảm bảo các
thông tin liên quan cho các nhà đầu tư tiềm năng. Ngoài ra SEC cũng giám sát các
hoạt động hàng ngày của sở gian dịch chứng khoán và đảm bảo an ninh giao dịch
cho nhà đầu tư.


SEC thông qua việc công bố các rủi ro, đưa ra thông tin toàn diện và


chính xác, các nhà đầu tư có thể cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn. Mục đích
cao nhất của cách làm này là nhằm tạo điều kiện cho một thị trường vốn hoạt động
hiệu quả, minh bạch, đồng thời tạo điều kiện cho sự hình thành vốn.


Để đảm bảo rằng mục tiêu này luôn được tuân thủ, SEC liên tục làm

việc với tất cả các bên tham gia thị trường. Trong đó đặc biệt là các Nhà Đầu Tư
trên thị trường. SEC liên tục làm việc với những nhà đầu tư lớn, lắng nghe mối
quan tâm và học hỏi từ trải nghiệm của họ. Nhờ vậy, khi nhận được khiếu nại từ
các nhà đầu tư không được hoàn vốn, không được cung cấp thông tin về tình trạng
25


×