Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn dạy học THƠ mới GIAI đoạn 1932 1942 TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn lớp 11 tập HAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 118 trang )

Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN KIM KHOA

DẠY HỌC THƠ MỚI GIAI ĐOẠN
1932 -1942 TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN LỚP 11 TẬP HAI

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: TRẦN ĐÌNH THÍCH
Cần Thơ, 5-2012

SVTH: Trần Kim Khoa

1

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương I TÌM HIỂU CHUNG VỀ THƠ MỚI VÀ PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC THƠ MỚI
1.Tìm hiểu chung về thơ mới
1.1. Khái niệm về thơ mới
1.2. Đặc điểm của thơ mới
1.3. Vài nét về thơ ca trung đại trong cái nhìn so sánh với thơ ca hiện đại
1.4. Vị trí, ý nghĩa của thơ mới
2. Các xu hướng dạy học hiện đại
2.1. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học
2.2. Những định hướng trong quá trình dạy học của Marzano
2.2.1. Thái độ nhận thức tích cực về việc học
2.2.2. Thu nhận và tổng hợp kiến thức
2.2.3. Mở rộng và tinh lọc kiến thức
2.2.4. Sử dụng kiến thức có hiệu quả
2.2.5. Rèn luyện thói quen tư duy
3. Dạy học hợp tác
3.1. Khái niệm dạy học hợp tác
3.2. Cách chia nhóm
3.3. Loại hình nhóm

SVTH: Trần Kim Khoa

2


GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2

3.3.1. Nhóm cố định
3.3.2. Nhóm không cố định
3.4. Vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong dạy học hợp tác
3.5. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm
3.6. Các dạng bài tập thảo luận nhóm
3.7. Quy trình tổ chức thảo luận nhóm
3.8. Tác dụng của học hợp tác
3.8.1. Đối với học sinh
3.8.2. Đối với giáo viên
4. Các phương pháp dạy học ngữ văn
4.1. Phương pháp đọc
4.2. Phương pháp đàm thoại
4.3. Phương pháp trực quan
4.4. Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Chương II THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÁC TÁC PHẨM THƠ
MỚI GIAI ĐOẠN 1932-1942 TRONG SGK NGỮ VĂN LỚP 11
1. Lý thuyết soạn giáo án.
2. Giới thiệu thơ mới trong chương trình môn Ngữ văn ở THPT.
3. Thiết kế giáo án các tác phẩm thơ mới giai đoạn 1932-1942 trong SGK
Ngữ văn lớp 11.
- Vội vàng _ Xuân Diệu (1 tiết )
- Tràng giang _ Huy Cận ( 1 tiết )
- Đây thôn Vĩ Dạ_ Hàn Mặc Tử (2 tiết )
- Chiều tối _ Hồ Chí Minh (1 tiết )

- Từ ấy _ Tố Hữu (1 tiết )

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

SVTH: Trần Kim Khoa

3

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn chương là vẻ đẹp của tâm hồn. Và tôi chắc hẳn rằng những ai có tâm hồn
yêu văn chương lại không phải là một người dạt dào tình cảm, yêu cái đẹp, đặc biệt
hơn đó là tình yêu quê hương, đất nước. Từ thưở còn nằm nôi chúng ta đã được nghe
mẹ ru những bài ca mộc mạc, cho đến khi lớn lên, lúc chúng ta có thể ý thức rằng:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
( Bài học đầu cho con_Đỗ Trung Quân)
Là khi đó ta đã trưởng thành, biết được những gì quý giá của cuộc sống. Và tất
cả những tình cảm thiêng liêng đó chỉ có thể bắt đầu từ một con người biết trân trọng,
biết yêu quý cuộc sống, biết rằng cuộc sống đã mang đến cho chúng ta một cuộc đời.
Chỉ có người biết nâng niu, quý trọng cuộc sống mới có được một tâm hồn yêu cái

đẹp. Và văn chương chính là vẻ đẹp của tâm hồn. Không gì hơn, đó cũng chính là vẻ
đẹp đáng trân trọng nhất ở mỗi con người. Bởi vì vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp vĩnh hằng,
bất biến. Và chỉ có thơ văn mới thật sự là một món quà xứng đáng, tuyệt vời nhất đáp
lại vẻ đẹp ấy. Chính vì thế thơ văn đã nghiễm nhiên đi vào tâm hồn tôi để dạy cho tôi
biết được nhiều điều trong cuộc sống , mang đến cho tôi nhiều bài học giá trị về cuộc
đời, giúp cho tôi có được tâm hồn thanh cao hơn và một tấm lòng biết chia sẻ hơn.
Thơ văn còn giúp tôi có được những tình cảm với cuộc sống, có được những cái nhìn
thánh thiện với đời, với người. Tôi yêu thơ văn bởi vì nó giúp tôi biết quý trọng cuộc
sống, biết yêu quê hương, yêu đất nước, biết nhìn ngắm cái đẹp và biết hưởng thụ cái
đẹp, cũng như biết trân trọng và biết gìn giữ cái đẹp. Quan trọng hơn đó chính là việc
truyền thụ cái đẹp, mang đến vẻ đẹp tâm hồn cho mọi người. Và giai đoạn quan trọng
sắp tới đó là một nhà giáo như tôi phải biết làm sao đào tạo ra những tâm hồn biết yêu
cái đẹp, cũng như biết nhận thức sâu sắc về cuộc sống. Đó không là ai khác, mà chính
là những thế hệ trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Để hiện thực hóa ước mơ của
mình, từ việc yêu thơ văn ở bản thân, thì học sinh chính là mầm sống tươi tốt nhất để
đáp ứng cho việc truyền thụ kiến thức, trau dồi tình yêu đối với thơ văn. Và đó cũng là
lí do để tôi quyết định gắn bó làm luận văn, với đề tài “ Dạy học thơ mới giai đoạn
1932-1942 trong sách giáo khoa lớp 11, tập hai (bộ cơ bản)”.
Ngoài lí do chọn đề tài nêu trên thì qua đề tài này người viết còn muốn giới thiệu
cho học sinh biết được sự thay đổi rực rỡ của thơ ca dân tộc, cũng như là những tác
phẩm thơ mới giai đoạn (1932-1942). Mỗi chặng đường đi qua, thơ ca điều mang mỗi
màu sắc riêng, cái hay riêng. Và điều quan trọng là, qua mỗi vần thơ đó nó sẽ giúp ích
cho ta có được một tâm hồn cảm nhận thơ văn và tình yêu thơ văn.
SVTH: Trần Kim Khoa

4

GVHD: Trần Đình Thích



Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2

2. Lịch sử vấn đề
Văn học Việt Nam đã có những bước thăng trầm đáng kể cùng với sự biến
thiên của lịch sử. Có thể nói văn học đã vận động một cách nhanh chóng để đạt đến
thành tựu của nó, đó là sự thay đổi và sự kế thừa truyền thống của văn học nói chung
và lĩnh vực thơ ca nói riêng. Tác giả Trần Đình Sử đã nhìn nhận sự thay đổi ấy bằng
cái bắt gặp “ từ một nền văn học mang tính chất tri thức quý tộc, chuyển sang một nền
văn học đại chúng bình dân. Từ văn chương chữ Hán chủ yếu chuyển sang nền văn
học tiếng Việt hiện đại” [22; tr 35]. Hay tác giả Đặng Thai Mai cũng nhận xét rằng
các tác giả “ chưa hề nhận thức rõ mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, giữa hình
thức cũ và nội dung mới. Họ chưa hề tính đến việc giải quyết vấn đề đại chúng hóa tư
tưởng cách mạng, họ đã viết văn làm thơ cách mạng nhưng họ không nghĩ đến chuyện
cần thiết phải làm cách mạng văn học, một công việc mà phong trào thơ Mới và sáng
tác tiểu thuyết giai đoạn 1930-1945 sẽ làm” [18; tr37] chính vì thế mà “phong trào
Thơ mới dấy lên từ những năm ba mươi đã thực sự là một phong trào cách mạng văn
học không chỉ dẫn đến bước ngoặt trong đổi mới thi ca Việt Nam, còn thúc đẩy sự
hình thành một chất lượng mới trong ngôn từ và hình thức của cả nền văn học”. Hay
“ sự đổi mới văn học cách mạng đó đòi hỏi một cá tính văn học có khái niệm khuynh
hướng tư tưởng, tình cảm cách mạng với hình thức văn học mới” [ 18; tr37]. Có thể
nói tác giả đã khẳng định được sự thay đổi của nền văn học là tất yếu, hiển nhiên, và
thơ mới cũng thế, nó cũng có quy luật vận động và phát triển của riêng nó. Hay “ có
thể nói, với tôi, cả phong trào thơ mới với những diễn biến phong phú, phức tạp,
những thành tựu to lớn của nó luôn được nhìn qua con mắt của các tác giả “ Thi
Nhân Việt Nam”. Cùng với Hoài Thanh và Hoài Chân, tôi được sống lại những ngày
đầu của cuộc cách mạng thơ ca rầm rộ và giàu kịch tính bậc nhất thế kỉ này” [21; tr
108]. Có thể thấy rằng dòng văn học lãng mạn ở giai đoạn 1930-1945 nói chung và
mười năm thịnh vượng của phong trào thơ mới nói riêng 1932-1942 là một bước đáng
kể cho nền văn học của dân tộc, nó đánh dấu một màu sắc mới, một dáng dấp mới cho
tiến trình lịch sử phát triển của văn học nước nhà. Có thể nói đây là giai đoạn rực rỡ

huy hoàng cho một sự chuyển mình đáng kể của văn học, từ một nền văn chương
mang thi pháp trung đại sang một nền văn chương mang thi pháp hiện đại. Và thơ mới
là một sự ươm mầm làm sống dậy “ Cả một thời đại thi ca”, nó mang một màu áo
mới xanh tươi và giàu sức sống cho văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Có thể thấy
rằng sự ra đời của thơ mới không chỉ bởi nhu cầu của xã hội mà còn do nhu cầu nội
sinh từ bên trong nền thơ ca dân tộc. Trong khi thơ cũ đang lâm vào tình trạng bế tắc,
bị đóng kén trong một hình thức cổ điển gò bó, tẻ nhạt, không lối thoát thì thơ mới
xuất hiện. Sự xuất hiện của thơ mới đã đem lại sinh khí mới cho nền thơ ca hiện đại
của dân tộc. Phong trào thơ mới đã thanh xuân hóa nền thơ ca dân tộc. Nó đã “ đứng
lên” gánh vác sứ mệnh thiêng liêng mà lịch sử văn chương giao phó, để vực dậy nền
thơ ca Việt Nam để nền thơ ca Việt Nam trở thành một con tuấn mã băng mình trên
đường thiên lý: hiện đại hóa. Do vậy, có thể khẳng định thơ mới đã phục sinh và phục
SVTH: Trần Kim Khoa

5

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
hưng cho nền thơ ca dân tộc. Phan Khôi là tác giả đầu tiên định danh cho thơ mới.
Trong bài viết “ một lối thơ trình chánh giữa làng thơ”, tác giả phát biểu “ đó là bài
thơ tôi làm trước đây mấy tháng (bài: Tình Già) mà tôi kêu là một lối “ thơ mới”, sở
dĩ ông đi theo “Con đường thơ mới” bởi “ chẳng phải vì tôi thiếu sự nhưng và tôi hết
chỗ lãnh đạo trong thơ cũ, tôi phải đi kiếm miếng đất mới mà miếng đất tôi kiếm đó
chẳng biết có được không nên mới đem ra trình chánh giữa làng thơ…nhưng tôi tin
rằng cái lối thơ cũ ta đã hết chỗ hay rồi, chẳng khác một chế độ mà vượng khí đã tiêu
trầm, ta phải kiếm nơi khác mà đóng đô. Tôi cầm chắc việc đề xướng của tôi sẽ thất
bại nhưng tôi tin rằng sau nàỳ có người làm như tôi mà thành công” [02; tr 7]. Thơ
mới như là một thể thơ tự do : “ đem ý thật ở trong tâm khảm mình tả ra bằng những

câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết”, [02 ; tr 49]. Không những thế vẫn
còn có ý kiến nhìn nhận về thơ mới theo một cách khác, theo tác giả “ Thi nhân Việt
Nam”- Hoài Thanh thì thơ mới đã trải qua “ những bước thăng trầm”. Ngay từ khi ra
đời cho đến nay thơ mới vẫn là một hiện tượng phức tạp. Và tác giả còn nhận định về
thơ mới rằng “ tình chúng tôi đổi mới thì thơ chúng ta phải đổi mới. Vậy cái khát vọng
đổi mới cho thơ ca chỉ là khát vọng nói rõ những điều tín nhiệm, u uất, cái khát vọng
được thành thật, một khát vọng khẩn thiết, đau đớn” [23; tr 14], tác giả cũng nhận
định thêm rằng“ thơ cũ hoặc là tinh hoa của mấy ngàn năm văn học, hoặc là cặn bã
một lối thơ đến lúc tàn” còn tên gọi thì tác giả khẳng định “ danh từ này vốn mới đặt
ra, người ta trao cho nó nghĩa gì thì nó sẽ có nghĩa ấy” và “ phong trào thơ mới
trước hết là một cuộc thí nghiệm để định lại giá trị những khuôn phép xưa” và tác giả
còn khẳng định tiếp “ tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có
một thời đại phong phú như thời đại này, chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng
một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như
Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên…và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu”, [23; tr 29]. Không bỏ qua, tác giả Phan Cư Đệ thì bày tỏ ý kiến về thơ mới,
theo tác giả “ Thơ mới ở đây là phong trào thơ ca lãng mạn 1932-1945, mang ý thức
hệ tư sản và quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật( chứ không bao gồm thơ mới cách
mạng như thơ Tố Hữu)” [05; tr 33]. Dù thơ mới đã được nhìn nhận như thế nào đi
chăng nữa thì một điều rằng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng và vị trí của
nó trong phong trào thơ ca của dân tộc, “ đã thế không thể xem phong trào thơ mới là
một chuyện lập dị do một bọn dốt nát bày đặt ra để tìm kiếm chỗ ngồi trong làng thơ.
Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại” [ 23; tr 22]. Và
“1935, cái năm đại náo trong làng thơ đi qua bước sang 1936 sự toàn thắng thơ mới
đã rõ rệt” [23;tr 30]. Và để có thể thấy được rõ hơn tầm quan trọng của thơ mới trong
nhà trường hiện nay, chúng ta không thể bỏ qua việc xem xét phương pháp giảng dạy
thơ mới trong nhà trường phổ thông cũng như cách rèn luyện cho học sinh ý thức
được việc học và tiếp nhận thơ mới một cách tốt hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó là
việc áp dụng phương pháp giảng dạy của người giáo viên sao cho hiệu quả.

SVTH: Trần Kim Khoa

6

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
Trải qua từng chặng đường phát triển của lịch sử nước nhà cùng với những đổi
mới của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa thì việc đổi mới giáo dục càng trở nên là
một nhu cầu tất yếu, hiển nhiên. Chính vì thế phương pháp cải cách giáo dục được đặt
ra hàng đầu. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới vẫn còn nhiều bắt cập, thiếu sót chưa
thật sự đi vào quỹ đạo chung của sự phát triển đất nước. Có nhiều công trình nghiên
cứu đã vạch ra nguyên nhân của việc sa sút trong giảng dạy như trong quyển “ văn
chương nhìn từ góc sân trường” của tác giả Nguyễn Minh Hùng đã khẳng định “ thầy
giáo dạy văn chưa thu hút học sinh vào bài học là một trong những nguyên nhân chủ
yếu biến tiết học văn thành nhàm chán” [08; tr:147]. Và cũng có nhiều công trình
nghiên cứu đề ra phương án giải quyết, cuối cùng các vấn đề đó vẫn còn nằm ở tình
trạng lý thuyết, khó có thể áp dụng. Cho đến cuối thập niên 60 thì hàng loạt những
nghiên cứu mới được nâng lên một bước về chất lượng, nhiều chuyên luận ra đời như
: Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học (1969) của Phan Trọng Luận; Vấn đề giảng
dạy văn học theo thể loại (1970) của Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn,
Huỳnh Lý, Đàm Gia Cẩn; Phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường (1977)
của Phan Trọng Luận; Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn (1978) của Phan Trọng
Luận; Tu từ học với vấn đề giảng dạy ngữ văn (1979) của Đinh Trọng Lạc; Dạy văn
dạy cái hay cái đẹp (1983) của Nguyễn Duy Bình; Cảm thụ văn học giảng dạy văn
học(1983) của Phan Trọng Luận… khi viết quyển “ xã hội văn học nhà trường” tác
giả Phan Trọng Luận đã nêu lên tầm quan trọng của việc giảng dạy văn chương, tác
giả đã bày tỏ “ dạy văn, học văn không còn là công việc riêng của nhà giáo và nhà
trường. Nó trực tiếp liên quan đến chiến lược con người, đến sinh mệnh của chế độ ta

và cả dời sống văn học của xã hội” [ 15; tr 10]. Tác giả còn nhấn mạnh việc dạy và
học văn là một chiến lược vô cùng to lớn “ vì đây không phải là chuyện văn chương
đơn thuần mà là chuyện đời, càng không phải chỉ là câu chuyện về những cậu học trò
thơ ngây mà là chuyện của những con người sắp thay thế cha anh làm chủ thế kỉ XXI;
đây không phải là chyện chữ nghĩa mà là linh hồn của chiến lược con người” [15;tr
13]. Vì thế đã đến lúc chúng ta cần nhìn ra thực tế trước mắt là “ đã đến lúc, dù quá
muộn cần có một cái nhìn toàn diện tổng thể về thực trạng dạy học văn trong nhà
trường theo đòi hỏi gay gắt, cấp bách của bản thân đời sống xã hội, và đời sống sư
phạm để tìm ra một hướng giải quyết bài toán cực kì phức tạp có nhiều nghịch lý và
nhiều lời giải khác nhau nhưng vẫn chưa tìm ra được đáp số tối ưu” [15;tr 13]. Thấy
được nhu cầu cấp thiết của việc giảng dạy văn ở nhà trường hiện nay, vấn đề đặt ra là
phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả tốt hơn. Điều đó có nghĩa
là người giáo viên cần thấy rõ “ cái khuôn mẫu khô cứng của giờ giảng văn cần được
phá vỡ để giải phóng cho sự tiếp nhận sáng tạo của học sinh, để cho giờ văn thực sự
là một giờ văn đúng nghĩa của nó, và cũng để cho tác phẩm văn chương vào tay giáo
viên không biến thành “ bát canh nhạt nhẽo”( Tvadopki)” [15;tr 22]. Và thực tế ngày
nay chúng ta thấy “ tình trạng học sinh học văn một cách ít hứng thú đã trở thành khá
phổ biến. Tiếng phàn nàn về việc giảng văn trong nhà trường từ các giới xã hội cho
SVTH: Trần Kim Khoa

7

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
đến nay hầu như đã trở thành một dư luận, một nhận định tương đối phổ biến và nhất
trí [ 12; tr 29]. Hay trong quyển “ con đường nâng cao hiệu quả dạy văn” tác giả Phan
Trọng Luận cũng đã nêu ra nhận định “ phương pháp dạy của thầy, có buộc học sinh
suy nghĩ, có tạo điều kiện phát triển trí tuệ học sinh hay không là tiêu chuẩn cơ bản

phân biệt phương pháp tích cực hay thụ động, tiến bộ hay lạc hậu” [ 09; tr 44]. Có thể
thấy để cho việc học tốt hơn thì người giáo viên cần phải đặt ra tiêu chí và định hướng
đúng đắn hơn trong quá trình giảng dạy, phải nhận thức được rằng “ giáo viên không
cảm thụ hộ mà là người đứng ra tổ chức quá trình học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh kiến
thức” [12;tr 46]. Chính vì thế mà vấn đề giảng dạy ngày càng trăn trở hơn, suy ngẫm
hơn sao cho phù hợp, và trong quyển “ phương pháp dạy học văn” tác giả đã đưa ra ý
kiến “ chất lượng học văn trong nhà trường phổ thông đang giảm sút nghiêm trọng.
Nhiều vấn đề có ý nghĩa thời sự đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu phương pháp
cũng như đông đảo anh chị em giáo viên ngữ văn cùng giải đáp” [ 11; tr 11]. Chính
điều này buộc ta phải bắt kịp giáo dục phải đi đôi, song song với thời đại và thấy được
rằng “ nhịp độ phát triển của khoa học - kĩ thuật hiện đại đòi hỏi một sự đổi mới cao
độ phương pháp dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, đồng thời có thể
xây dựng được những con người sáng tạo làm chủ khoa học - kĩ thuật hiện đại” [ 13;
tr 271]. Điều đó có nghĩa là đòi hỏi sự linh động, sáng tạo ở vai trò của người thầy
trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng đường, đó nhằm mục đích phục vụ
cho việc giảng dạy được tốt hơn, hiện đại hơn mang lại hiệu quả hơn. Mặc khác đó
còn là tiêu chí đánh giá phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hóa vai trò của
người thầy. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là khoa học công nghệ chiếm lĩnh
toàn bộ vai trò của người thầy mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy
được tiện lợi và tốt hơn. Bởi trong quyển “ văn học giáo dục thế kỉ XXI”, tác giả Phan
Trọng Luận đã khẳng định rằng “ mục đích giờ dạy học tác phẩm văn chương theo
phương pháp mới không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình. Mục đích
cao nhất là làm sao cho chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của thầy, cảm nhận,
khám phá chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó tạo được sự phát triển toàn diện về vị trí tâm
hồn, nhân cách và năng lực” [ 14; tr 291], và tác giả cũng khẳng định giáo viên chính
là người “ tạo cho học sinh trao đổi, bộc lộ những cảm nghĩ của mình về bài văn hoặc
một nhà văn” và cũng “ khêu gợi, kích thích và nuôi dưỡng phát triển ở học sinh nhu
cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua các hình tượng, tính cách nhân
vật” [ 12; tr 31]. Tiếp đó, trong quyển “ con đường nâng cao hiệu quả dạy văn” Phan
Trọng Luận lại khẳng định vai trò của người giáo viên “ người giáo viên không thể

không vận dụng quy luật nhận thức vào trong quá trình giảng dạy của mình vốn là
một quá trình vận động theo quy luật” và cũng “ có thể nói người giáo viên có tài
năng sư phạm là người biết xử lí một cách khéo léo những mối quan hệ mâu thuẫn
trong quá trình nhận thức của học sinh để truyền thụ kiến thức,làm cho kiến thức hình
thành một cách sinh động và vững chắc” [ 09; tr 13], hơn thế tác giả còn đề cao vai trò
của người giáo viên trong việc đào tạo thế hệ trẻ “ văn học là vũ khí, người giáo viên
SVTH: Trần Kim Khoa

8

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
dạy văn là người đào tạo con người bằng vũ khí văn học. Quan điểm dạy văn là dạy
người đã trở thành nguyên tắc khoa học và tình cảm nghề nghiệp” [ 09; tr 27]. Hay
trong quyển “ phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế xã
hội” , tác giả Phạm Minh Hạc cũng đưa ra ý kiến “ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội phụ thuộc phần lớn vào kết quả giáo dục trong những năm tới” [ 07; tr 64]. Quả
thật công việc “trăm năm trồng người” là một trọng trách vô cùng to lớn đối với
người giáo viên, bởi lẽ ngừơi giáo viên không chỉ đảm nhận trách nhiệm dạy chữ mà
còn dạy người, và đó không phải là một công việc đơn giản, điều này đã được khẳng
định ngay trong quyển “ con đường nâng cao hiệu quả dạy văn” là “ nói đến văn học
là nói đến khoa học về con người” [ 09; tr 21] hay trong quyển “ phương pháp dạy
học văn” tác giả cũng khẳng định “ dạy văn là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi nhiều
tìm tòi sáng tạo của cá nhân người lên lớp” [10; tr 97]. Từ những lí luận trên ta thấy
rằng vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng và quan trọng hơn nữa đó chính là
phương pháp giảng dạy được áp dụng trong nhà trường. Và để đạt được điều đó không
chỉ đòi hỏi ở người giáo viên về năng lực sư phạm mà còn phải có tâm huyết và yêu
nghề. Trong quyển “ bàn về giáo dục việt nam” năm 2002 tác giả Nguyễn Cảnh Toàn

đã khẳng định vai trò của người giáo viên “ người giáo viên giỏi phải là người yêu
nghề” và “ lòng yêu nghề” sự giác ngộ chính trị về nghề, lòng hứng thú đối với khoa
học nghề nghiệp và hiệu quả lao động sư phạm” [ 26; tr 397], ngoài ra tác giả còn cho
rằng đó là vấn đề phụ thuộc vào phương pháp của người giảng dạy, bởi “ dạy giỏi là
làm sao cho ngừơi học phát huy tính chủ động tìm tòi, tự học một cách thông minh
sáng tạo, biết gắn với hành” [ 26; tr 72].
Từ các lí luận trên cho ta thấy để dạy giỏi người giáo viên không chỉ trang bị
cho mình kiến thức mà quan trọng là phải biến vận dụng kiến thức đó như thế nào để
tác động vào đối tượng tiếp nhận một cách tốt nhất. Và để làm được điều đó đòi hỏi
người giáo viên phải có khả năng truyền đạt kiến thức sao cho học sinh chiếm lĩnh
nhanh chóng và có thể áp dụng vào thực tiễn một cách năng động, sáng tạo và khả
quan hơn. Từ thực tiễn đó tác giả Phan Trọng Luận đã chỉ ra sự khác nhau giữa cách
dạy học truyền thống và cách dạy học hiện đại, cơ bản là “ đổi mới về vị trí chức năng,
người giáo viên cũng như học sinh trong cơ chế giảng văn, đổi mới về phương pháp
truyền thụ thụ động sang tích cực, sáng tạo trong tiếp nhận và tiếp nhận tác phẩm ở
học sinh trong quá trình giảng văn” [ 13; tr 267], tác giả còn cho biết “ cái quan trọng
nhất trong giảng dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức của mình” [ 13; tr 24].
Ta thấy rõ ràng trong bất cứ môi trường giáo dục nào, thì việc đào tạo học sinh có thể
tư duy, phát triển trí tuệ là một điều được xem trọng đặc biệt khi phương pháp giáo
dục đang dần đổi mới thì vấn đề này càng được xem trọng hơn và trở thành một trong
những tiêu chí hàng đầu trong quá trình giảng dạy, vai trò chủ đạo đúng hướng của
người giáo viên là làm sao có thể khẳng định “ học sinh chính là chủ thể tích cực tham
gia vào quá trình khám phá tác phẩm bài văn” [ 13; tr:267]. Trong quyển “ văn học
SVTH: Trần Kim Khoa

9

GVHD: Trần Đình Thích



Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
giáo dục thế kỉ XXI”, tác giả Phan Trọng Luận đã nhấn mạnh “ vai trò của người
giáo viên cực kì quan trọng, khi giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến những tình huống
có vấn đề không kém phần phức tạp” [ 14; tr 378], và tác giả còn nói thêm rằng “ con
đường đổi mới phương pháp giảng dạy văn học từ thông tin - tiếp thu sang phương
pháp sáng tạo là một quá trình tìm tòi thể nghiệm khá phức tạp và công phu” [ 14; tr
319], điều đó có nghĩa là dù người giáo viên có đạt về chuyên môn nhưng nếu “ một
khi chưa nắm được tư tưởng chiến lược của phương pháp dạy văn học mới thì không
thể tránh khỏi tình trạng vận dụng một cách máy móc, mù mờ một số thủ pháp, biện
pháp trong giảng dạy” [ 14; tr 287], khi “ không lĩnh hội được những tinh hoa của
giáo dục tiên tiến sẽ rất khó để thực hiện nhiệm vụ phát triển và hội nhập mà chúng ta
đang theo đuổi” vì thế một yêu cầu cấp thiết đặt ra là “ cải cách giáo dục là cải tiến
phương pháp dạy” [ 19; tr 07], và có một điều chúng ta không thể chối cãi về nhận
thức “ tính sư phạm được thể hiện trong nội dung và phương pháp dạy học theo mục
đích chung của chương trình môn học. Giáo viên là người chịu trách nhiệm khởi động
tổ chức và hoàn thiện quy trình sư phạm đó trong từng giờ học, bài học cụ thể” [ 16;
tr 73].
Chúng ta thấy rằng từ những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra phương pháp
dạy học của người giáo viên đóng một vai trò không thể phủ nhận. Bởi việc đào tạo
con người là một quá trình miệt mài, tìm tòi và sáng tạo. Nó đòi hỏi người giáo viên
phải đầy đủ bản lĩnh và tri thức trên con đường định hướng “ con thuyền tri thức” đến
được với “bến bờ tri thức”. Có như thế người giáo viên phải định hướng rõ ràng và
chỉ dẫn nhiệt tình để “con thuyền” có được kiến thức vững vàng thì từ đó mới có thể
vững chãi, năng động tiến đến “bến bờ”. Vì thực chất ngày nay trong việc dạy và học
cả hai điều đòi hỏi cả ngừơi giáo viên lẫn học sinh phải không ngừng sáng tạo, đặc
biệt là “ vai trò chủ động, tích cực, năng động của học sinh trong quá trình học tập có
ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển trí tuệ, lĩnh hội kiến thức và hoàn thiện nhân
cách của bản thân với ý nghĩa là chủ thể sáng tạo không thể thay thế” [ 01; tr 50] và
chúng ta có thể thấy rằng “ trong giờ văn học nhiều nhiệm vụ về mặt sư phạm và mặt

phương pháp hệ hòa lẫn với nhau” [ 27; tr 05]. Vì thế yêu cầu đặt ra là “ giáo viên kết
hợp vừa trình bày tài liệu hoặc phân tích một hiện tượng, sự kiện văn học, một tác
phẩm; vừa lưu ý nhấn mạnh phương pháp trình bày, phương pháp phân tích, cần
hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp phân tích đó đối với hiện tượng văn học
hoặc tác phẩm tương tự để các em có dịp rèn luyện kỹ năng” [ 16; tr 91]. Ngoài ra
giáo viên cần phải xác định rõ ràng từng phương pháp để đưa vào ứng dụng cho phù
hợp, bởi vì “ vai trò của một phương pháp có được xác nhận và đề cao hay không
trước hết phải do hiệu lực riêng của bản thân phương pháp, nhưng phương pháp bao
giờ cũng gắn liền với người sử dụng phương pháp” [ 16; tr 158]. Bên cạnh đổi mới
phương pháp giảng dạy, đổi mới tư duy ở người giáo viên đó là việc phải đổi mới
cách nhìn về sách giáo khoa. Điều đó có nghĩa là chúng ta hãy nên gạt đi suy nghĩ
sách giáo khoa là tài liệu duy nhất đúng cung cấp thông tin trong quá trình học. Bởi vì
SVTH: Trần Kim Khoa

10

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
thực tế từ lâu trong nhà trường điều xem sách giáo khoa là phương tiện cố hữu duy
nhất đúng để bám lấy mà quên đi việc phát triển mở rộng vốn tri thức sẵn có trong suy
nghĩ. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến việc giảng dạy của giáo viên và làm hạn chế tư
duy của học sinh. Vì vậy mà trong quyển “ văn học giáo dục thế kỉ XXI ” tác giả đã
kêu gọi “ cần nâng cao chất lượng phương pháp tổ chức học sinh tự chiếm lĩnh tri
thức lên một bước để sách giáo khoa thực sự trở thành công cụ cho học sinh tự học
tập và phát triển nhân cách” [14; tr 125], ngoài ra tác giả còn nhắc “ tác giả sách
giáo khoa phải bước xa hơn ra ngoài địa hạt khoa học cơ bản, để nắm bắt được đầy
đủ yêu cầu sư phạm của một cuốn sách giáo khoa đúng với ý nghĩa đích thực của nó”
[ 14; tr 125]. Bên cạnh đó việc soạn giáo án của người giáo viên giữ vai trò không

kém phần quan trọng. Bởi vì, dù nguồn sách giáo khoa có phong phú đa dạng đến đâu
hay khoa học kĩ thuật có tiến bộ cách mấy thì vẫn không thay thế được vai trò của
người giáo viên trong việc tạo ra “ đứa con tinh thần” của mình. Giáo án chính là sản
phẩm cuối cùng, và không chỉ là bằng tâm huyết, bằng cả trái tim của người giáo viên
trong việc biên soạn mà nó còn là “ thước đo mức độ chuyển biến nhận thức của giáo
viên về nhiệm vụ phát triển tư duy của học sinh đồng thời giáo án lại là điều kiện giúp
giáo viên thể hiện quan niệm của mình về giảng dạy”, ngoài ra “ giáo án tập dượt cho
giáo viên thành thục cho việc vận dụng quan niệm tiến bộ về vấn đề tư duy cho học
sinh” chính vì thế chúng ta cần đặt “ vấn đề cải tiến cách soạn giáo án cho phù hợp
với yêu cầu phát triển và rèn luyện tư duy cho học sinh một công việc cần thiết và hữu
ích” [17; tr 29].
Không thể bỏ qua, cùng quan tâm đến những vấn đề trên nhóm tác giả: Nguyễn
minh Chính, Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Đình Thích, Hà Hồng Vân, thuộc bộ môn
Ngữ văn khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ cũng đã đóng góp hết sức thiết thực
và hữu ích trong việc biên soạn giáo án bài giảng “ Lí luận dạy học Ngữ văn”, nhằm
đưa ra một số xu hướng dạy học hiện đại cùng với các phương pháp dạy học Ngữ văn
để có thể giúp ích cho những giáo viên trong tương lai có được kiến thức vững vàng
trong sự nghiệp giảng dạy nói chung và môn văn nói riêng.

3. Mục đích yêu cầu
- Mục đích : khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài “ dạy học thơ mới giai đoạn 19321942 trong SGK Ngữ văn 11 tập hai” mục đích của người viết là:
+ Có thể truyền đạt mảng kiến thức về thơ mới ( giai đoạn 1932-1942) đến người
học.
+ Có thể thiết kế một giáo án đảm bảo đầy đủ về nội dung môn học mà lại ngắn
gọn, súc tích, hấp dẫn.
+ Rèn luyện cho học sinh cách đánh giá và tiếp nhận một tác phẩm văn chương
nói chung và mảng thơ ca nói riêng.

SVTH: Trần Kim Khoa


11

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
+ Giúp học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của mảng thơ ca hiện đại.
+ Bồi dưỡng cho học sinh có cái nhìn tích cực và thích thú với mảng thơ ca hiện
đại.
-Yêu cầu :
+ Người viết phải trang bị cho mình đầy đủ về mặt kiến thức cũng như kỹ năng.
+ Vận dụng những phương pháp dạy học tích cực và hiện đại theo xu hướng hiện
đại hóa việc học.
+ Áp dụng quan điểm lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.
+ Áp dụng những định hướng dạy học của Marzano một cách hiệu quả.

4. Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu của đề tài và giới hạn của thời gian nên người viết chỉ chú trọng đi
sâu vào tìm hiểu những phương pháp dạy học tích cực vào việc thiết kế giáo án những
tác phẩm thơ giai đoạn 1932-1942 trong SGK Ngữ văn lớp 11 tập hai. Cụ thể gồm các
bài:
- Vội vàng _ Xuân Diệu (1 tiết)
- Tràng giang _ Huy Cận (1 tiết)
- Đây thôn Vĩ Dạ _ Hàn Mặc Tử (2 tiết)
- Chiều tối _ Hồ Chí Minh (1 tiết)
- Từ ấy _Tố Hữu (1 tiết)

5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu
Phương hướng: để đạt được sự hoàn thiện, trước tiên đi vào nghiên cứu đề tài
người viết đã tìm tòi, tham khảo, sưu tầm những tài liệu có liên quan đến đề tài. Tiếp

theo người viết tiến hành soạn đề cương tổng quát, đề cương chi tiết và cuối cùng là
chỉnh sửa để hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện, mỗi bước người viết điều suy
nghĩ, cân nhắc và chọn lọc kiến thức. Điều quan trọng là mỗi bước thực hiện người
viết đều thông qua sự chỉ dẫn cũng như sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
Phương pháp: Từ phương hướng trên, để góp phần hoàn thành tốt đề tài luận
văn người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như : tham khảo,
sưu tầm, chọn lọc, hệ thống hóa tài liệu. Từ cơ sở đó người viết đi vào vận dụng
những phương pháp như: phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp…

PHẦN NỘI DUNG

SVTH: Trần Kim Khoa

12

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2

Chương I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ THƠ MỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC THƠ MỚI
1. Tìm hiểu chung về thơ mới
1.1. Khái niệm thơ mới
“ Thơ mới ở đây là phong trào thơ ca lãng mạn 1932-1945 mang ý thức hệ tư
sản và quan điểm “ nghệ thuật vị nghệ thuật” (chứ không bao gồm thơ mới cách
mạng như thơ Tố Hữu)” [06; tr 33]. Hay đơn giản thơ mới được xem là một thể thơ tự
do “ đem ý thật trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc
bởi niêm luật gì hết” [02; tr 49]. Hay trong “ Thi nhân Việt Nam” thì tác giả lại nhận

định “ phong trào thơ mới trước hết là một cuộc thí nghiệm để định lại giá trị những
khuôn phép xưa” [23; tr 29].
Đó là một số quan điểm, nhận định về thơ mới. Tuy nhiên khi nói đến phong
trào thơ mới thì chúng ta không thể chỉ nghĩ đến thơ ca lãng mạn. Điều đó có nghĩa là
thơ mới ở đây bao gồm cả thơ ca lãng mạn và thơ ca cách mạng. Bởi lẽ nói về thơ mới
thì tác giả “ Thi nhân Việt Nam” nhận định “ danh từ này vốn mới đặt ra, người ta
trao cho nó nghĩa gì thì nó sẽ có nghĩa ấy” [23; tr 29].

1.2. Đặc điểm thơ mới
Thơ mới là một sự vận động và phát triển từ nền thơ ca truyền thống. Bước
nhảy vọt của thơ mới đã đưa nền thơ ca Việt Nam đi đến một đỉnh cao của nghệ thuật.
Tuy nhiên bên cạnh việc kế thừa và phát triển ở thơ ca truyền thống thì thơ mới còn có
những đặc điểm riêng của nó.
Nếu ở giai đoạn 1932-1936 thể thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh, gần với lối cổ
phong. Một số bài thơ của Hàn Mặc Tử trong tập “ gái quê” hay của Phan Văn Dật
trong “buâng khuâng” vẫn còn giữ nhạc điệu lối ngũ ngôn cổ phong xưa, nghệ thuật:
bằng, trắc, đối ý, đối chữ vẫn được duy trì, thì ở thể thơ mới tuy vẫn còn sử dụng lối
ngũ ngôn, thất ngôn nhưng đã mềm mại và uyển chuyển hơn so với thơ cổ phong.
Thể thơ lục bát được nâng niu. Một số tác giả như Huy Cận, Nguyễn Bính đã
mang đến cho lục bát một khuôn khổ mới, đó chính là sự cách tân. Có thể nói nhờ ảnh
hưởng của thơ Pháp, thơ mới đã sử dụng những hình ảnh khá phong phú và linh hoạt.
Thơ mới có khả năng diễn đạt sinh động hơn lối thơ cũ bằng việc sử dụng cách hiệp
vần phong phú, lối ngắt nhịp sinh động, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình tượng, nhạc điệu
dồi dào. Nếu ở thơ cũ ta thường bắt gặp cách gieo vần ở cuối câu đầu và câu chẵn,
hiệp vần bằng hình thức độc vận và chỉ dùng một loại vần thì ở thơ mới cách thể hiện
khác hơn ở cuối mỗi câu đều có gieo vần và có nhiều cách hiệp vần chịu ảnh hưởng

SVTH: Trần Kim Khoa

13


GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
của thơ Pháp. Số câu chữ trong thơ mới không nhất định, thường mỗi bài chia làm
nhiều khổ, đoạn.
Ngoài ra thơ mới còn cách tân về nhạc điệu. Song song bên cạnh vừa duy trì
nhạc điệu quen thuộc của dân tộc vừa tiếp thu, học tập những thành tựu về nhạc điệu
trong thơ Đường và thơ Pháp. Ta thường bắt gặp trong thơ cổ của dân tộc cũng có
cách gieo vần lưng nhưng đến thơ mới thì vần lưng được sử dụng nhiều hơn.
“ Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo

Thơ cổ :

Đường đi thiên thẹo quán cheo leo”
Hai câu thơ trên trong bài “ Quán sứ ” của nữ sĩ Xuân Hương diễn tả sự chông
chênh, gập ghềnh, heo hút của con đường dẫn đến chùa Quán Sứ, nhưng cái buồn hiu
hắt đó chỉ thiên về cảnh vật. Nhà thơ miêu tả cảnh để ngạo người, ngạo đời mà thôi.
Thì đến thơ mới ta còn có thể bắt gặp được tâm trạng của nhà thơ:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.
Vần lưng trong hai câu thơ trên của Xuân Diệu cũng diễn tả nỗi buồn heo hút,
lạnh lẽo, song có một sắc thái riêng, mang đầy tâm trạng của nhà thơ.
Thơ mới mặc dù phá vỡ khuôn khổ của thơ Đường song ít nhiều vẫn còn lối
đối thanh ( bằng, trắc) của thơ Đường giữa những chữ trong hai câu thơ. Chẳng hạn
thơ Đường:
“ Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
Nhất hoàng bạch lộ thướng thanh thiên”
( Tuyệt cú_Đỗ Phủ )

Thì ở thơ mới vẫn có sự tương đồng:
“ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
( Đây thôn Vĩ Dạ_Hàn Mặc Tử )
Thơ mới thường diễn tả những tình cảm buồn, sâu kín nên thường nghiêng về
thanh bằng:
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
( Tràng giang _Huy Cận )
Hay :
“ Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng

SVTH: Trần Kim Khoa

14

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”
( Tinh huyết _ Bích Khê )
Ở thơ mới ta thường thấy cách phối âm đặc biệt, nhất là thường sử dụng những
phụ âm vang: a, an, ang, ưng…
Ở thơ cũ, cách ngắt nhịp nói chung không thay đổi, thường : ngũ ngôn ngắt
theo nhịp 2/3 hoặc 1/3, thất ngôn thì ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/5 còn trong thơ mới có
lối ngắt nhịp linh hoạt và độc đáo hơn :
“Thu lạnh/ càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê như nước/lạnh trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi/vang vang hận,
Trăng nhớ Tầm Dương/ nhạc nhớ người”
( Nguyệt cầm _ Xuân Diệu )
Bên cạnh những nét trên thì phương tiện xây dựng ngôn từ trong thơ mới giàu
hình tượng và gợi cảm khác với lối nói ước lệ, sáo rỗng trong thơ cũ. Bằng cách sử
dụng tính từ, hình dung từ, các biện pháp tu từ mới mẻ theo phong cách của phương
Tây, thơ mới đã mang vào thơ Việt Nam một lối thơ giàu hình tượng và khả năng gợi
cảm cao. Sự xuất hiện khả năng kết hợp giữa các từ rất mới:
“ Hãy tuôn âu yếm lùa mơn trớn
Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió”
(Xuân Diệu)
Rất nhiều hình dung ngữ xuất hiện:
“ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
( Vội vàng _ Xuân Diệu )
Hay:
“Nắng nhỏ buâng khuâng chiều lỡ thì”
( Thu _ Xuân Diệu )
Sử dụng lối nhân cách hóa:
“ Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”
( Sang thu _Anh Thơ )
Ngoài ra còn sử dụng lối nói ví von:
“ Ta vừa thấy bóng nàng trên cỏ biếc
Suối tóc dài êm chảy giữa dòng trăng”
( Mộng _ Chế Lan Viên )

SVTH: Trần Kim Khoa

15


GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
Tóm lại ta thấy trong thơ mới đã có những thay đổi đáng kể. Cùng kế thừa
những tinh hoa thơ ca của dân tộc thì song song đó là sự vận động, phát triển và đổi
mới bắt kịp với thời đại . Có thể nói “ phong trào thơ mới là một cuộc đánh giá lại các
thể thơ cũ, tiếp thu những cái tốt đẹp của truyền thống cũ, đồng thời học tập một cách
có sáng tạo thơ ca nước ngoài nhất là thơ Pháp”[04; tr 263], và “ Thơ mới trước hết
là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa” [03; tr 227]

1.3. Vài nét về thơ ca trung đại trong cái nhìn so sánh với thơ ca hiện đại
Để có thể thấy rõ hơn về đặc điểm của thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại trong
cái nhìn so sánh thì người viết đã tiếp tục nghiên cứu thêm một vài nét cơ bản, tuy
nhiên do giới hạn đề tài và thời gian nghiên cứu nên người viết chỉ sơ lược đôi nét về
nội dung cũng như nghệ thuật của mảng thơ ca hiện đại trong cái nhìn so sánh với thơ
ca trung đại để thấy rõ sự thay đổi đáng chú ý ở mảng thơ ca hiện đại giai đoạn (
1930-1945) nói chung và khoảng mười năm đáng nói ( 1932-1942) nói riêng.
Có thể thấy rằng “ trong thơ mới lãng mạn, chúng ta bắt gặp chủ đề “nỗi cô
đơn” trong hàng loạt bài thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,
Vũ Hoàng Chương…dưới những sắc thái khác nhau” [05: tr 20].
Cái tôi trong thơ mới thể hiện rất cụ thể và rõ ràng, trong Lửa Thiêng của Huy
Cận tác giả thổ lộ :
“ Trước thượng đế hiền từ tôi sẽ đặt
Trái tim đau khô héo thuở trần gian
Tôi sẽ nói:
Này đây là nước mắt
Ngọc đau buồn, nguyên khối vẫn chưa tan…”
Và Huy Cận còn nói tiếp “ cái buồn của các nhà thơ là cái buồn yếu đuối

nhưng không trốn dân tộc, một thứ yếu đuối có mang tinh thần dân tộc. Họ có những
nỗi niềm cần nói chứ sung sướng gì mà làm nghề thơ mới. Đó là nỗi niềm của một
anh trí thức mất nước, tâm trạng của một thế hệ thanh niên đau xót vì mất nước ( rất
có ý thức chứ không phải mơ màng)”, [05 : tr 21], và tác giả còn khẳng định “ không
phải nỗi buồn nào trong thơ mới cũng mang ý nghĩa thoát ly cuộc sống”, [05; tr 22].
Bởi vì “ các nhà văn lãng mạn Việt Nam cũng mang tâm trạng cô đơn, họ là kẻ lữ
khách “ lẽo đẽo đi trong gió bụi đời”, ( Nguyễn Bính) là “ một kẻ bộ hành ngơ ngác”
(Thế Lữ) trên con đường xa vắng, một “con nai vàng ngơ ngác” ( Lưu Trọng Lư),
trong rừng thu, “ một con nai bị chiều đánh lưới” ( Xuân Diệu), “không biết đi đâu
đứng sầu một tối”. Nỗi buồn cô đơn như dàn trải bao khắp một vùng trời thơ mới, cái
tôi lúc nào cũng phơi bày trần trụi với cuộc đời để mong tìm được sự đồng điệu, sự
giao cảm và ước mơ một điều gì tươi sáng hơn. Có thể thấy rằng “ cái tôi trong thơ

SVTH: Trần Kim Khoa

16

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
mới là một bước tiến quan trọng so với cái ta của văn học trung đại. Trong xã hội
phong kiến cái tôi cá nhân hầu như không có địa vị trong đời sống xã hội. Cá nhân bị
hòa tan trong cái chung, trong cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhắc đến tính phi
ngã gần như chiếm ưu thế trong những tác phẩm văn học trung đại lệ thuộc vào ý
thức hệ phong kiến. Những tài năng như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát không được chính quyền phong kiến trọng dụng, thậm chí có người
bị tru di tam tộc ( Cao Bá Quát). Những năm 30 của thế kỉ trước, có thể nói là thời kỳ
đổi mới tư duy, từ cái ta cộng đồng của văn học trung đại sang “ cái tôi” cá nhân của
văn học hiện đại, chuyển từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản. Thời kỳ

này đã dẫn đến một “ cuộc cách mạng trong thi ca” ( Hoài Thanh) góp phần đẩy
nhanh nền văn học trên con đường hiện đại hóa” [23: tr 25].
Có thể thấy sự sáng tạo nghệ thuật là công việc chủ yếu của những cá nhân,
mang phong cách riêng biệt của từng cá nhân. Cho nên cái tôi của chủ thể sáng tạo
được giải phóng sẽ làm xuất hiện hàng loạt phong cách nghệ thuật độc đáo trong thi ca
hiện đại “ tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại
phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một
hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy
Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nảo như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”
[23; tr 25]. Cái tôi xuất hiện cũng dẫn đến một màu sắc cá thể hóa trong cảm thụ thẫm
mỹ, trước đó ta bắt gặp trong thơ đường nhiều vầng trăng chung chung, vĩnh cửu:
“ Trăng vẫn năm năm sông nước giãi:
Soi ai nào biết được lòng trăng
Chỉ thấy sông dài như nước chảy”
(Trương Nhược Hư _ Xuân giang hoa nguyệt dạ)
Nhưng trong thơ mới thì chỉ có những vầng trăng cá thể hóa: “trăng mờ thổn
thức” trong thơ Lư Trọng Lư, hay “ vầng trăng tự ngẩn ngơ”, “ trăng vú mộng muôn
đời thi sĩ” trong thơ Xuân Diệu, “trăng ghì trăng siết cả làn da” trong thơ Chế Lan
Viên..”[23; tr 25]. Có thể nói các nhà thơ mới đã ý thức rằng “ đời chúng ta đã nằm
trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu” [23; tr 27].
Và, nếu“ trong thơ ca trung đại con người được coi là một thành viên có mối
quan hệ hài hòa đối với các thành viên khác trong vũ trụ. Các nhà thơ cổ điển luôn
vương tới sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, cá nhân với cộng đồng [23; tr
27] thì ở “ các nhà thơ mới không chỉ là kẻ bộ hành ngơ ngác, là kẻ “lạc loài” ngay
giữa quê hương của mình mà họ còn mang tâm trạng cô đơn, rợn ngợp của một cá thể
trước không gian mênh mông và thời gian xa thẳm” [23 ; tr 28]

SVTH: Trần Kim Khoa


17

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
Thơ mới ra đời bên cạnh sự xuất hiện của cái tôi mang sức sống mới còn có
những cách tân về mặt phương tiện sáng tạo nghệ thuật. Các thi sĩ thơ mới tìm tòi,
sáng tạo những thể thơ mới, cách gieo vần, cách ngắt nhịp mới.
Thể thơ lục bát được nhiều thi sĩ thơ mới sử dụng nhưng thành công hơn cả là
thơ lục bát của Huy Cận và Nguyễn Bính. Câu thơ lục bát cũ thường dòng lục là một
mệnh đề, dòng bát là một mệnh đề, cả hai dòng lục bát mới tạo thành một câu:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
(Truyện kiều_Nguyễn Du)
Câu thơ lục bát của thơ mới thường mỗi dòng lục là một câu:
“Lòng tôi như chiếc thuyền nan
Tình cô như khách sang ngang một chiều”
(Sang ngang _ Nguyễn Bính)
Câu thơ thất ngôn, ngũ ngôn không còn độc tôn, thơ mới không hạn chế số câu
trong mỗi bài thơ, không quy định số từ bắt buộc cho mỗi dòng thơ. Có những câu thơ
chỉ có hai chữ:
“Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu…”
(Sương rơi_Nguyễn Vỹ)
Hay có những câu thơ có bốn chữ:
“Xuân gọi tràn đầy
Giữa lòng hoan lạc

Trên mình hoa cây
Đâm trồi hy vọng
Ôi duyên tốt lành”
(Chiều xuân_ Huy Cận)
Đột xuất câu thơ có thể kéo dài đến 9,10 chữ:
“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng buồn hét núi”

SVTH: Trần Kim Khoa

18

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
(Nhớ rừng _Thế Lữ)
Với thơ tự do đi từ 3,4,5 đến 8,9 chữ
“ Tiếng địch thổi đâu đây
Cớ sao nghe réo rắt
Lơ lửng cao đưa tận chân trời xanh ngắt
Mây bay gió quyến mây bay
………………………..
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ
Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc
Rặng lau già xao xác tiếng reo khô”
( Tiếng trúc tuyệt vời_Thế Lữ)
Về cách hiệp vần thì so với thơ cũ, thơ mới đã có sự thay đổi trong cách gieo
vần. Nếu như thơ cũ chỉ gieo vần ở cuối câu đầu và cuối câu chẵn thì thơ mới thường

gieo vần ở từ cuối mỗi câu thơ. Các nhà thơ đã kết hợp sáng tạo giữa nghệ thuật gieo
vần truyền thống với cách gieo vần mới để tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc
trong thơ
Có khi những câu thơ sử dụng vần liên tiếp:
“Đường trong làng : hoa dại với mùi rơm
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng
Đất thiêu nắng bóng tre rồi bóng phượng”
(Đi giữa đường thơm_Huy Cận)
Vần gián cách thường được sử dụng ở những bài thơ nhiều khổ và mỗi khổ có
bốn câu:
“ Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách
Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách
Ông lái buồn để gió lén mơn râu”
(Bến My Lăng_Yến Lan)
Vần ôm cũng là vần thường gặp trong thơ mới:

SVTH: Trần Kim Khoa

19

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
“ Em là gái trong khung cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa”

( Một mùa đông_ Lưu Trọng Lư)
Vần chân được sử dụng phổ biến trong thơ mới, theo một số biểu hiện như trên
nhưng cũng có khi thi sĩ sử dụng kết hợp cách gieo vần trong cùng một đoạn thơ hay
cả bài thơ:
“Xuân vừa chớm tuổi
Bướm vừa quen hoa
Em nhỏ hơn ta
Tình như áo mới
Hôm nay ngày cưới
Của đôi chim khuyên
Hôm nay mùa duyên
Của đôi làng nhỏ”
(Xuân ở quê em_ Hồ Dzếnh)
Vần lưng ít thấy trong thơ mới nhưng vẫn có sức sống:
“Ôi những cánh hồng thơm rung rinh điệu ngọc
Những cánh hồng đơm, những cánh hồng đơm
Nhẹ nhàng, nhịp nhàng thở điều trong sương
Màu trắng không gian như gờn gợn sóng”
(Nhạc_Bích Khê)
Một trong những thành tựu to lớn khá nổi bật của thơ mới là vận dụng nhịp
điệu để diễn tả tình cảm. Tính đối và luật bằng trắc đã bị phá vỡ nhường chỗ cho sự
phối thanh linh hoạt, đa dạng tùy theo phong cách và trạng thái cảm xúc của nhà thơ.
Thơ mới ưa diễn tả những tình cảm buồn, sâu kín nên thường dùng nhiều thanh bằng:
“ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
(Nhị hồ_ Xuân Diệu)

SVTH: Trần Kim Khoa

20


GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
Ngoài ra thơ mới còn vận dụng lối ngắt nhịp diễn tả tình cảm, ngắt nhịp tạo nên
tiết tấu thơ, tức là một phần tạo nên tiết tấu của nhạc thơ. Trong thơ cũ cách ngắt nhịp
nhìn chung không thay đổi. Ngũ ngôn thường ngắt theo nhịp 2/3 hoặc 1/3, thất ngôn
thì ngắt 4/3 hoặc 2/5. Nhưng trong thơ mới, cách ngắt nhịp linh hoạt hơn, tùy theo tình
cảm diễn tả trong câu thơ, chẳng hạn nhịp thơ chậm là để ứng với cái dài rộng, trống
vắng của không gian và của nỗi lòng:
“ Gió theo trăng / từ biển thổi qua non
Buồn theo gió / lan xa từng thoáng rợn”
(Lời kĩ nữ_Xuân Diệu)
Có khi nhịp thơ trở nên dồn dập, giục giã, hối thúc:
“Anh nhớ tiếng / anh nhớ hình / anh nhớ ảnh”
(Tương tư chiều_Xuân Diệu)
Hay có khi nhịp thơ ngắt quãng thật ngắn như thể hiện bước chân vội vã trong
trạng thái nồng nhiệt tha thiết:
“Yêu / yêu / yêu mãi thế này
Ta như một kẻ / sa lầy trong yêu
Cao bao nhiêu / thấp bao nhiêu
Một/ hai/ ba / bốn/ năm chiều rồi thôi”
(Lòng yêu đương _ Nguyễn Bính)
Về phương diện xây dựng ngôn ngữ dân tộc, thơ mới đã có nhiều đóng góp.
Khác với lối nói ước lệ, sáo rỗng của thơ cũ, ngôn ngữ thơ mới giàu hình tượng và
cảm xúc. Thơ mới đã mang đến khả năng kết hợp giữa các từ rất mới:
“ Long lanh tiếng sỏi vang vang hận”
(Nguyệt cầm_Xuân Diệu)
Thơ mới đã có những thành công trong việc sử dụng nghệ thuật hòa âm, láy

âm:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá”
(Đây mùa thu tới_Xuân Diệu)
Nếu trước kia trong thơ ca Việt Nam các thi sĩ vận dụng các biện pháp tu từ
nhưng chưa ý thức rõ rệt về vai trò và tác dụng của chúng, thì thơ mới đã kế thừa
những thủ pháp nghệ thuật thơ ca trung đại để mang lại những giá trị nghệ thuật độc
đáo mới mẻ cho thơ mới.

SVTH: Trần Kim Khoa

21

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
Nghệ thuật so sánh đạt đến độ điêu luyện và đầy tính sáng tạo. Ta bắt gặp ở thơ
Nguyễn Bính lối so sánh hiện đại nhưng cũng gần gũi với ca dao:
“Ví chăng nhớ có đủ như tơ vậy
Em thử quay xem được mấy vòng
Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ
Em thử bào xem được mấy thư”
(Nhớ_Nguyễn Bính)
Đặc biệt trong thơ mới nghiêng về tả cảm xúc, rất nhiều trạng thái cảm xúc
trừu tượng so sánh trở nên cụ thể:
“Lòng ta trắng lắm, lòng ta sụp
Như túp nhà không bốn vách xiêu”
(Bên ấy, Bên này_Xuân Diệu)
Ngoài ra nghệ thuật nhân hóa trong thơ mới không còn rơi vào sáo mòn như
trong thơ ca giai đoạn trước. Thiên nhiên mang cả tâm hồn nhà thơ:

“ Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất hương đồng chẳng ngớt tuôn”
(Lời con đường quê_Tế Hanh)
Trong thơ mới còn xuất hiện những hình ảnh ẩn dụ mang tính chất chuyển đổi
cảm giác tạo nên những câu thơ tuyệt vời:
“ Này lắng nghe em khúc nhạc thơm”
(Huyền diệu_Xuân Diệu).
Ở đây đã có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang khứu giác.
Đảo ngữ cũng là một nét mới trong thơ mới, thường bắt gặp ở những tính từ,
động từ, trạng từ chỉ cảm giác, cảm xúc để gây ấn tượng:
“Đêm qua mưa gió lạnh lung trời
Anh ơi, em đi lạnh lẽo người”
(Hết ngày - hết tháng_Xuân Diệu)
Tóm lại sự cách tân trong thơ mới nói chung và giai đoạn (1932-1942) nói
riêng là cả một hệ thống gồm nhiều yếu tố. Trên đây chỉ là một vài yếu tố cách tân
trong thơ mới về nội dung và nghệ thuật để nhằm thấy được những điểm đổi mới của
thơ mới so với thơ ca trung đại trước đó. Nhìn chung, thành tựu của phong trào thơ
mới là kết quả của cuộc cách mạng toàn diện trong thơ ca. Cuộc cách mạng ấy vừa

SVTH: Trần Kim Khoa

22

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
mang lại cho nền thơ ca Việt Nam một diện mạo mới, vừa làm nền tảng cho sự phát
triển của thơ ca ở những giai đoạn tiếp theo.


1.4. Vị trí ý nghĩa của thơ mới
Thơ mới chiếm giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của văn
học. Trước hết bởi vì đó là kết quả của quá trính vận động, đổi mới và phát triển của
thơ ca. Có thể nói sự ra đời của thơ mới đã đánh dấu được một thành quả vô cùng to
lớn kể từ trước tới nay “ đã thế không thể xem phong trào thơ mới là một chuyện lập
dị do một bọn dốt nát bày đặt ra để tìm kiếm chỗ ngồi trong làng thơ. Nó là kết quả
không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại” [ 23; tr 22]. Và “1935, cái năm
đại náo trong làng thơ đi qua bước sang 1936 sự toàn thắng thơ mới đã rõ rệt” [23;tr
30]. Ngoài việc có ý nghĩa kết thúc thơ ca cũ thì thơ mới còn khẳng định được vị trí
của mình trong diễn đàn văn chương. Vậy, một điều không thể phủ nhận rằng thơ mới
là kết tinh, kế thừa và phát triển của nền thơ ca cũ. Nó là sản phẩm biến đổi về chất.
Chính vì thế nhìn theo tiến trình của lịch sử văn học thì phải công nhận rằng thơ mới
giữ một vai trò thiết yếu và tất yếu của nhu cầu thời đại.
Phong trào thơ mới ra đời và phát triển là một sự kiện nổi bật của văn học lãng
mạn Việt Nam giai đoạn 1932-1942 trên con đường hiện đại hóa. Sự kiện này đã tạo
cho nền thơ ca Việt Nam một diện mạo mới. Từ đây thơ ca Việt Nam thực sự có một
bước phát triển đột biến, nhảy vọt. Trong tiến trình lịch sử văn chương dân tộc nói
chung và thơ ca nói riêng, trước khi phong trào thơ mới ra đời, trải qua hàng chục thế
kỷ, chưa hề có một sự kiện nào tạo nên được những biến đổi to lớn cho thơ ca như
phong trào thơ mới. Phong trào thơ mới là sự kiện khởi sắc của nền thơ ca dân tộc. Nó
là một bước ngoặt quan trọng, mở ra một kỉ nguyên mới cho thơ ca, nâng thơ ca Việt
Nam lên ngang tầm với nền thơ ca hiện đại thế giới, bởi lẽ “thơ mới trước hết là một
cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa” [03; tr 227] và “
trong khoảng thời gian 1932 đến 1936 thơ mới đã làm một việc định giá lại các thể
thơ cũ” [04;tr 263]
Ngoài ra thơ mới còn mang một ý nghĩa quan trọng trong việc giảng dạy trong
nhà trường. Đây là vấn đề truyền đạt kiến thức ở người giáo viên đến học sinh. Nó đòi
hỏi người giáo viên phải sơ lược và tổng hợp quá trình vận động và phát triển của nền
thơ ca, từ đó đưa ra cái nhìn về thơ mới, có như thế học sinh mới có thể thấy được tầm
quan trọng sâu sắc của thơ mới như thế nào đối với việc học tập ở nhà trường hiện

nay. Từ đó có được sự hiểu biết và trình độ nhận thức đúng đắn về thơ mới.
Việc giảng dạy văn học nói chung và mảng thơ mới nói riêng ở nhà trường
phổ thông hiện nay đòi hỏi làm thế nào để có thể cho học sinh thấy được những mặt
tích cực, những thành tựu đạt được của thơ ca trong nền văn học của dân tộc. Để hiểu
hết ý nghĩa và thấy rõ tầm quan trọng của việc lĩnh hội dòng thơ mới thì một điều chắc
chắn rằng không thể không giới thiệu mảng thơ ca hiện đại đến với học sinh. Chính vì

SVTH: Trần Kim Khoa

23

GVHD: Trần Đình Thích


Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
thế mà thơ ca hiện đại giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong nền thơ ca của dân tộc
và trong việc giảng dạy thơ ca trong nhà trường hiện nay.

2. Các xu hướng dạy học hiện đại
2.1. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học
Ngày nay việc dạy và học đã từng bước được đổi mới, phù hợp với sự phát
triển của xã hội. Chính vì thế phải đặt ra yêu cầu mới hơn về việc giảng dạy trong nhà
trường hiện nay, đó là dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Xem học
sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, chiếm lĩnh tri thức bằng cách không chỉ tiếp
nhận mà còn lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Trong khi đó, giáo viên
giờ đây chỉ giữ vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh và phát
triển kiến thức một cách tốt nhất. Như vậy giáo viên là chủ thể tổ chức điều khiển tiến
trình dạy học, học sinh vừa là đối tượng của quá trình tổ chức vừa là chủ thể tự giác và
tích cực trong quá trình nhận thức, đồng thời vừa rèn luyện kỹ năng hoạt động sống.
Giáo viên và học sinh giờ đây cùng tồn tại song song, hoạt động phối hợp nhịp nhàng

với nhau, tuy nhiên đóng vai trò trung tâm đó chính là học sinh.
Nhìn chung mô hình này chủ yếu là mô hình về phương pháp dạy học, đó là
hệ phương pháp tự học hay là phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm lấy học
sinh làm trung tâm. Hệ thống phương pháp này chính là hệ thống phương pháp tổng
hợp và tích hợp nhiều phương pháp gần gũi như nhau, như : phương pháp tích cực,
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và một phần nào đó của phương pháp chương
trình hóa.
Việc dạy, lấy học sinh làm trung tâm có nghĩa người học, chủ thể của hoạt
động học tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức bằng chính hành
động của mình. Tự đặt mình trước các tình huống, các vấn đề thực tiễn cụ thể và sinh
động của cuộc sống. Có nghĩa người học tự tìm tòi quan sát, mô tả, giải thích các vấn
đề, tự tìm ra kiến thức mới và tạo ra sản phẩm ban đầu có tính chất cá nhân (cá nhân
hóa việc học). Phương pháp dạy học tích cực còn phát huy các mối quan hệ giữa tròlớp-thầy, trong đó trò là chủ thể. Điều đó có nghĩa là trò là chủ thể tự kiểm tra, đánh
giá, tự điều chỉnh căn cứ vào sự hợp tác, trao đổi , thảo luận với các bạn và thông qua
kết luận của giáo viên. Người thầy giờ đây chỉ kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của
học sinh trên cơ sở đánh giá và điều chỉnh.
Đặc biệt phương pháp dạy học tích cực đã có sự đổi mới và hiện đại hơn bởi
người thầy không còn là người độc quyền đánh giá tiến trình học tập cũng như kết quả
học tập của học sinh mà việc đánh giá thể hiện ở ba góc độ: thầy đánh giá trò, trò đánh
giá trò, và trò tự đánh giá bản thân mình. Nhìn chung quan điểm dạy học hiện đại xem
học sinh là trung tâm nghĩa là lấy học sinh làm tiêu chuẩn phấn đấu cho sự nghiệp
giáo dục và lấy học sinh làm động lực chính để tiến hành toàn bộ quá trình dạy học.
Học sinh vừa là mục tiêu, vừa là động lực, đây cũng là bản chất của quan điểm giáo
SVTH: Trần Kim Khoa

24

GVHD: Trần Đình Thích



Dạy học thơ mới giai đoạn 1932 – 1942 trong SGK Ngữ văn 11 tập 2
dục mới, đúng đắn, hợp lí và khách quan. Là quá trình vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý
nghĩa thực tiễn to lớn và là một cách nhìn chiến lược đối với toàn bộ tiến trình tổ chức
giáo dục và đào tạo.
Tóm lại khơi dậy và phát huy tối đa khả năng tự học sáng tạo của người học
vừa là mục tiêu vừa là phương pháp giáo dục. Truyền thống tự học, học nữa học mãi,
đó là con đường tự đàện với một điều gì đó
ngọc”. Sương đêm ướt xa vời. Từ “ mướt” thể
đẫm cây cỏ hoa lá. hiện sự non tươi mơn
Màu xanh mỡ màng, mởn, mượt mà xanh
non tơ ngời lên, bóng non, và còn có thể hơn
lên dưới ánh mai hồng, thế nữa khi nó kết hợp
trông “mướt quá” một với từ “quá” diễn tả
màu xanh như ngọc được sắc thái cực mạnh
bích, diễn tả được sắc của sự mượt mà, bóng
thái cực mạnh của sự loáng. Còn từ “mượt”
mượt mà, bóng loáng. chỉ thể hiện sắc thái ở
Thiên nhiên rạo rực, trẻ sự mượt mà bình
trung và đầy sức sống. thường, ở một sắc trung
Cũng nói về màu xanh tính, vì thế nếu thay từ
ngọc bích, trước đó “mướt” thành “mượt”
(1938) Xuân Diệu đã thì sẽ không diễn tả trọn
từng viết: “Đổ trời vẹn được vẻ đẹp, sắc
xanh ngọc qua muôn thái cần miêu tả.
lá…” (“Thơ duyên).

SVTH: Trần Kim Khoa

74


GVHD: Trần Đình Thích


×