Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG đối KHÁNG của xạ KHUẨN đối với nấm (fusarium oxysporum f sp niveum) TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ BÍCH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA XẠ
KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM (Fusarium oxysporum
f.sp. niveum) TRONG ĐIỀU KIỆN

PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ-2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA XẠ
KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM (Fusarium oxysporum
f.sp. niveum) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ts. Nguyễn Thị Thu Nga



Lê Thị Bích
MSSV: 3073262
Lớp: BVTV K33

Cần Thơ-2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá khả năng đối kháng của xạ
khuẩn đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện phòng thí
nghiệm” do sinh viên Lê Thị Bích thực hiện và đề nạp.

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thu Nga


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ
Thực Vật với tên:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI
NẤM Fusarium oxysporum f.sp. niveum TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG
THÍ NGHIỆM
Do sinh viên Lê Thị Bích thực hiện bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .........................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá mức:.............................................................

DUYET KHOA

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Chủ tịch hội đồng


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Lê Thị Bích
Nơi sinh: Vĩnh Quới- Lạc Quới- Tri Tôn- An Giang

Họ tên cha: Lê Văn Đèo
Họ tên mẹ: Trần Thị Hỏi
Quá trình học tập:
- 1994 – 1999: học tiểu học tại trường TH Lạc Quới
- 1999 – 2003: học THSC tại trường THCS Lạc Quới
- 2003 – 2006: học THPT tại THPT Ba Chúc
- 2007 – 2011: học đại học tại trường Đại Học Cần Thơ, ngành Bảo Vệ Thực Vật
khoá 33, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận án

Lê Thị Bích


LỜI CẢM TẠ

Để có được những kết quả ngày hôm nay, con xin gởi lòng thành kính biết
ơn Cha, me! Suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Nga
đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Cần Thơ; Ban chủ nhiệm khoa
NN & SHƯD, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vât đã tạo nhiều điều kiện để em hoàn thành
luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Thầy Lăng Cảnh Phú (cố vấn học tập) và quý thầy
cô trong trường Đại Học Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong
thời gian học tại trường.
Thành thật cảm tạ,
Tất cả các anh chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã tạo cho em hoàn tất tốt
thí nghiệm.

Trân trọng!

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất

Lê Thị Bích


Lê Thị Bích, 2010.” Đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm
Fusarium oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn
tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp &
Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn
Thị Thu Nga.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm
Fusarium oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực
hiện tại phòng thí nghiệm bệnh cây, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011.
Thí nghiệm gồm 3 phần:
- Phần 1: Đánh giá khả năng đối kháng của những chủng xạ khuẩn phân lập từ
đất trồng rau của ĐBSCL lên sự phát triển của khuẩn lạc nấm Fusarium
oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Kết quả đánh giá nhanh có 8 chủng trong tổng số 42 chủng thể hiện khả

năng đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum (chiếm 19,05 %). So sánh
khả năng đối kháng của 8 chủng với nhau (5 lần lặp lại), có 3 chủng 4, 19, 21 thể
hiện khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm cao với BKVK trung bình
từ 5,80 mm – 6,79 mm, được chọn ra để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
- Phần 2: Đánh giá khả năng ức chế sự nẩy mầm của bào tử nấm Fusarium
oxysporum f.sp. niveum của dịch trích nuôi cấy từ 3 chủng xạ khuẩn đối kháng.
Kết quả cho thấy dịch trích nuôi cấy từ xạ khuẩn 4, 19, 21 có hiệu quả ức
chế bào tử nấm nẩy mầm ở thời điểm 9 GSXL. Tại thời điểm 12 GSXL, không
còn hiệu quả ức chế bào tử nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum nẩy mầm.
- Phần 3: Đánh giá khả năng giết chết bào tử nấm Fusarium oxysporum f.sp.
niveum của dịch trích từ 3 chủng xạ khuẩn đối kháng.
Kết quả cho thấy chỉ có dịch trích từ xạ khuẩn 21 thể hiện giết chết bào tử
nấm với log (mật số bào tử sống cfu/ml) là 5,90 thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so
với đối chứng (6,11 cfu/ml).
Qua kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
đối với nấm F. oxysporum f.sp. niveum cho thấy: ba chủng xạ khuẩn 4, 19, 21 đều là
những xạ khuẩn có triển vọng trong phòng trừ sinh học bệnh cây trồng, trong đó xạ
khuẩn 21 có khả năng đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum cao nhất


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Tóm lược................................................................................................................... vi
Mục lục .................................................................................................................... viii
Danh sách hình ......................................................................................................... ix
Danh sách bảng.......................................................................................................... x
Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DƯA HẤU .................................................... 2
1.1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng ..................................................................... 2
1.1.2. Tình hình sản xuất ........................................................................................... 2
1.1.3. Dịch hại quan trọng trên dưa hấu .................................................................... 2
1.2. BỆNH HÉO VÀNG TRÊN CÂY DƯA HẤU DO NẤM (Fusarium
oxysporum f.sp. niveum) ............................................................................................ 3
1.2.1. Lịch sử xuất hiện và thiệt hại........................................................................... 3
1.2.2. Triệu chứng...................................................................................................... 3
1.2.3. Tác nhân........................................................................................................... 5
1.2.3.1. Phân loại ................................................................................................. 5
1.2.3.2. Phổ ký chủ ............................................................................................... 5
1.2.3.3. Đặc điểm hình thái nấm. ......................................................................... 6
1.2.3.4. Lưu tồn .................................................................................................... 6
1.2.4. Con đường lan truyền ...................................................................................... 6
1.2.5.Sự xâm nhiễm, sự phát sinh bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại
cảnh lên sự phát sinh bệnh......................................................................................... 7
1.2.5.1. Sự xâm nhiễm .......................................................................................... 7
1.2.5.2. Sự phát sinh bệnh .................................................................................... 7
1.2.5.3. Những điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự phát sinh của bệnh ..... `7
1.2.6. Biện pháp quản lý bệnh ................................................................................... 8
1.2.6.1. Biện pháp hóa học................................................................................... 8
1.2.6.2. Biện pháp sinh học .................................................................................. 8
1.2.6.3. Biện pháp canh tác.................................................................................. 9


1.3. PHÒNG TRỪ SINH HOC (PTSH) BỆNH CÂY TRỒNG............................... 9
1.1.1. Khái niệm phòng trừ sinh học................................................................... 9
1.1.2. Vai trò của vi sinh vật có lợi trong phòng trừ sinh học. ........................... 10
1.4. GIỚI THIỆU VỀ XẠ KHUẨN ......................................................................... 10

1.4.1. Phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên ............................................................ 10
1.4.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của xạ khuẩn .............................. 11
1.4.3. Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn.................................................................... 11
1.4.4. Cấu tạo của xạ khuẩn...................................................................................... 12
1.4.5. Sinh sản........................................................................................................... 12
1.4.6. Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học .............................................. 12
1.5. ỨNG DỤNG CỦA NHÓM XẠ KHUẨN STREPTOMYCES TRONG PHÒNG
TRỊ SINH HỌC ........................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương tiện...........xạ khuẩn cần có thời gian thích hợp để giết chết bào tử
nấm.
Vi khuẩn Pseudomonas sp. phân lập từ vùng rễ của cây chickpea có hiệu quả
đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. ciceris bằng cách trực tiếp ức chế tăng
trưởng sợi nấm và dịch trích của nó cũng vừa có khả năng ức chế bào tử nẩy mầm
vừa ức chế tăng trưởng sợi nấm trong điều kiện in-vitro (Landa và ctv., 1997)
(trích Trần Thị Kim Đông, 2010). Từ kết quả bảng 3.4 có thể cho rằng trong quá
trình sống, có thể xạ khuẩn tiết ra những chất như chất kháng sinh, enzym có tác
dụng ức chế bào tử nấm F. oxysporum f.sp. niveum nẩy mầm hoặc có thể giết chết
bào tử nấm.
Xạ khuẩn actinomycetes tổng hợp nhiều loại men phân giải như: chitinases
(Blaak và ctv., 1993; Gupta và ctv., 1995; Mahadevan và Crawford, 1996),
glucanases (Harchand và Singh, 1997; Thomas và Crawford, 1998), peroxidases
(Ramachandra và ctv., 1998) và những men phân giải khác có thể phân hủy nấm hại
(trích Đặng Thị Kim Uyên, 2010).
Theo Campbell (1989), một loài vi sinh vật có khả năng cạnh tranh mạnh và
lấy được chất dinh dưỡng nhiều hơn thì phát triển tốt, trong khi đó loài khác với khả
năng cạnh tranh yếu hơn sẽ chết (trích Trần Bảo Châu, 2010).
Đánh giá tổng kết khả năng đối kháng của 3 chủng xạ khuẩn có triển
vọng đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum TV2
Qua bảng tổng hợp khả năng đối kháng (bảng 3.5) của 3 chủng xạ khuẩn đối

kháng triển vọng cho thấy cả 3 chủng xạ khuẩn cho hiệu quả đối kháng với nấm F.
oxysporum f.sp. niveum cao biểu hiện ở các chỉ tiêu BKVK, HSĐK, khả năng ức
chế bào tử nẩy mầm, khả năng giết chết bào tử. Các chủng xạ khuẩn này có BKVK
trung bình cao (5,8 mm - 6,79 mm), HSĐK trung bình khá cao (24,93% - 29,77%)
và có khả năng ức chế sự nẩy mầm của bào tử nấm nhưng ở mức độ thấp (6 GSXL
và 9 GSXL) đồng thời xạ khuẩn 21 có khả năng giết chết bào tử nấm với log (mật
số bào tử sống cfu/ml) là 5,90.


Bảng 3.5. Khả năng đối kháng của 3 chủng xạ khuẩn triển vọng đối với nấm Fusarium
oxysporum f.sp. niveum TV2
STT

Code

BKVKtb
(mm)

HSĐKtb
(%)

Khả năng ức chế bào tử nẩy
mầm (6 GSXL, 9 GSXL)

Khả năng giết chết
bào tử (12 GSXL)

1

4


6,40

24,93

+

_

2

19

6,79

27,43

+

_

3

21

5,80

29,77

+


+

Ghi chú:
BKVKtb: Bán kính vô khuẩn trung bình
HSĐKtb: Hiệu suất đối kháng trung bình
+: Có khả năng ức chế bào tử nấm nẩy mầm hoặc giết chết bào tử nấm
- : Không có khả năng ức chế bào tử nấm nẩy mầm hoặc giết chết bào tử nấm.

Nhìn chung 3 chủng xạ khuẩn 4, 19, 21 đều là những xạ khuẩn có triển vọng
trong phòng trừ sinh học bệnh héo rũ trên cây dưa hấu do có nhiều cơ chế đối
kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum.
Streptomyces được nghiên cứu rộng rãi và sử dụng như biện pháp sinh học
phòng trừ những mầm bệnh nấm trong đất bởi vì những hoạt động đối kháng
mạnh mẽ thông qua những sản phẩm hữu cơ diệt nấm đa dạng (trích Shimizu và
ctv., 2008).
Xạ khuẩn đối kháng được ứng dụng trong phòng trị sinh học bệnh cây có khả
năng kháng nấm tốt bằng một hoặc nhiều cơ chế. Theo Crawford và ctv. (2005),
báo cáo xạ khuẩn Streptomyces lydicus WYEC 108 có 5 đặc tính liên quan đến
phòng trừ nấm bệnh: (1) có tiềm năng ở vùng rễ, (2) sự kháng sinh, (3) kí sinh lên
nấm, (4) tạo men phân giải celulose và chitin và (5) tạo vùng siderophore cô lập
phân tử lượng của sắt (ion), giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh, đồng thời
cạnh tranh về thức ăn, nơi ở (trích Đặng Thị Kim Uyên, 2010).
Thật vậy, từ kết quả ở bảng 3.5 cho ta thấy: mỗi chủng xạ khuẩn có thể có
nhiều cơ chế đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum. Cả 3 chủng đều có
khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty, sự nẩy mầm bào tử, riêng chủng 21 còn có
thể tiêu diệt bào tử nấm.


CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN

Kết quả đánh giá nhanh 42 chủng xạ khuẩn đối kháng với nấm F. oxysporum
f.sp. niveum ghi nhận được 8 chủng xạ khuẩn có khả năng ức chế sự tăng trưởng
của khuẩn ty nấm F. oxysporum f.sp. niveum chiếm 19,05%.
So sánh khả năng đối kháng của 8 chủng xạ khuẩn với nấm F. oxysporum
f.sp. niveum thì có 3 xạ khuẩn có khả năng ức chế sự tăng trưởng sợi nấm F.
oxysporum f.sp. niveum cao là xạ khuẩn 4, 19, 21 với bán kính vòng vô khuẩn trung
bình từ 5,8 mm - 6,79 mm và có hiệu suất đối kháng trung bình từ 24,93% 29,77%.
Cả 3 dịch trích từ xạ khuẩn 4, 19, 21 có hiệu quả ức chế bào tử nấm nẩy
mầm ở thời điểm 6 và 9 GSXL. Chỉ có dịch trích từ xạ khuẩn 21 có khả năng giết
chết bào tử nấm F. oxysporum f.sp. niveum vào thời điểm 12 GSXL.
Qua kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
đối với nấm F. oxysporum f.sp. niveum cho thấy : ba chủng xạ khuẩn 4, 19, 21 đều
là những xạ khuẩn có triển vọng trong phòng trừ sinh học bệnh héo rũ trên dưa hấu,
trong đó xạ khuẩn 21 có khả năng đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum
cao nhất.
4.2. ĐỀ NGHỊ

Nghiên cứu đánh giá khả năng phòng trị bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm F.
oxysporum f.sp. niveum của 3 chủng xạ khuẩn 4, 19, 21 trong điều kiện nhà lưới và
ngoài đồng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Agrios, G. N. (2005). Plant pathology. 5th edition. San Diego, California: Elsevier Academic Press.
Burgess, L.W., Knight, T E., Tesoriero, L. and Phan H.T., (2008). Diagnostic manual for plant diseases
in Viet Nam. Australian Centre for International Agricultural Research: Canberra. 210 trang.

Bùi Thị Hà, 2010. Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây
bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ sinh học. Trường Đại học Sư phạm. Đại
học Thái Nguyên.
CABI (2001). Crop Protection Compendium. Wallingford, UK: CAB International.
Cao, L., Qiu, Z., You, J., Tan, H., Zhou, S. (2004). Isolation and characterization of endophytic
Streptomyces strains from surface-sterilized tomato (Lycopersicon esculentum) roots. Letters in
Applied Microbiology 39: 425-430
Cao, L., Qiu, Z., You, J., Tan, H., Zhou, S. (2005). Isolation and characterization of endophytic
streptomycete antagonists of fusarium wilt pathogen from surface-sterilized banana roots.
FEMS Microbiology Letter 247 : 147-152
Chen, X., Chen, H.K. and Zhu, Z.X. (1993). Watermelon diseases anh their control. Shanghai, China:
Shanghai Science and Technology Press.
Core, J. 2005. Grafting watermelon onto squash or gourd rootstock makes firmer, healthier fruit.
Agricultural Research Magazine, July 2005. USDA, ARS.
Đào Thị Lương, Phạm Văn Ty, Trịnh Thành Trung, Nguyễn Thị Anh Đào, 2002. Nghiên cứu đặc
điểm sinh học của xạ khuẩn kháng vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây héo cây
trồng. Trung tâm Công nghệ Sinh học- ĐHQGHN
Đặng Thị Kim Uyên (2010). Khảo sát môi trường nuôi cấy và hiệu quả của xạ khuẩn streptomyces
– SOFRI 1 đối với bệnh do nấm Fusarium solani trên chanh VOLKA (citrus
volkarmeriana). Luận văn thạc sĩ ngành bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng. Đại học Cần Thơ.
Decal, A., Sztejnberg, A., Sabuquillo, P., Melgarejo, P., (2009). Management Fusarium wilt on melon
and watermelon by Penicillium oxalicum. Biological Control 51: 480–486.
Egel, D.S. và Martyn, R.D., (2007). Fusarium wilt of watermelon and other cucurbits. Online. The Plant
Health Instructor.
FAOstat (Food Agricultural Organization). 2008. Online
/>FAO, (2005). Production of watermelon and area for cultivation of watermelon in the world
and Viet Nam in 2005. FAOstat (Food Agricultural Orgainzation).
/>Horlock, C. (2004). Fusarium wilt of melons (Watermelon and honeydew). Agency for Food and Fibre
Sciences: Horticulture. pFile No:H0235



Horlock, C. và Persley, D. (2004). Viruses affecting melons (watermelon, rockmelon and honeydew).
Agency for Food and Fibre Sciences: Horticulture. Queensland Government.
/>Ioannou, N., Poullis, C. A. and Heale, J. B. (2000). Fusarium wilt of watermelon in Cyprus and its
management with soil solarization combined with fumigation or ammonium fertilizers.
Technical Bulletin 30: 223-230.
Joo, G. (2005). Production of an anti-fungal substance for biological control of Phytophthora capsici
causing phytophthora blight in red-peppers by Streptomyces halstedii. Biotechnology Letter 27:
201-205
Ngô Đình Quang Bính (2005), Vi sinh vật học công nghiệp, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung
tâm khoa học Tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Hà Nội, tr.53 - 71.
Nguyễn Hùng Vĩ, Trần Bách Đa, 2010. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bằng vi khuẩn
vùng rễ Pseudomonas aeruginosa 231-1 trên bệnh h é o do Fusarium oxysporum f.sp.
niveum gâ y bệnh ch ạ y d â y trên dưa hấu ở điề u kiện nhà lưới và ngoài đồng.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2002), Vi sinh vật học, Nhà xuất bản Giáo
Dục, Hà Nội, tr. 39 - 41.
Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Nữ Kim Thảo, Các nhóm vi khuẩn chủ yếu, Vietsciences, 15/02/2006
Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu (1978), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học - Tập
III. NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2006). Trồng – Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây
dưa hấu (quyển 11). Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 63 trang.
Nguyễn Thái Học (2009). So sánh sự sinh trưởng, năng suất và tỉ lệ trái vuông của dưa hấu Hồng
Cúc, Sugar Baby ghép và không ghép trên giống bầu Nhật 3 tại trại nghiên cứu và thực
nghiệm trường ĐHCT, Xuân Hè 2009. Luận văn tốt nghiệp ngành trồng trọt. Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Giàu và Nguyễn Trung Long (2009). Nghiên cứu biện pháp áp dụng vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens 231-1 để phòng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân (Didymella

bryoniae) điều kiện ngoài đồng. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật. Khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ.
Nguyen Thi Thu Nga (2007). Defence responses and induced resistance in watermelon against
Didymella bryoniae. Ph.D. thesis. Faculty of Life Sciences. Denmark: Copenhagen University.
Nguyễn Thị Thu Nga (2010). Bài giảng phòng trị sinh học bệnh cây trồng. Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Măng (2008). Phòng trừ sâu hại trên cây dưa hấu Tết. Online. Trung Tâm Khuyến
Nông. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phạm Hồng Cúc, (2002). Kỹ thuật trồng dưa hấu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Thành phố Hồ Chí
Minh. 35 trang.


Phạm Thị Ánh Hồng, Lương Bảo Uyên, 2008. Xử lý mạt dừa sau trồng nấm bào ngư bằng xạ khuẩn.
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ/Journal of Science and Technology
Development. 1859-0128
Phạm Thu Thảo, (2010). Đánh giá khả năng gây hại của nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum
Fusarium oxysporum f.sp. niveum gây bệnh héo rũ dây trên dưa hấu và bước đầu nghiên cứu
biện pháp phòng trừ sinh học bằng vi khuẩn vùng rễ. Luận văn Thạc sĩ Bảo vệ thực vật.
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
Phạm Thị Hoàng Lan, (2009). Đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm gây bệnh héo dây
trên dưa hấu (Fusarium oxysporum f.sp. niveum) và hiệu quả phòng trị sinh học bằng vi
khuẩn Pseudomonas fluorescens 231-1 và Bacillus 8 trong điều kiện phòng thí nghiệm và
nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp kĩ sư Bảo vệ thực vật. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ. 40 trang.
Phạm Văn Kim, (2000). Vi sinh vật đại cương. Giáo trình trực tuyến. Đại học Cần Thơ.
Phạm Văn Kim, (2000). Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng. Đại học Cần Thơ. 182 trang.
Phạm Văn Kim, (2006). Vi sinh vật đất. Giáo trình trực tuyến. Đại học Cần Thơ.
Ren, L., Shiming, S., Xingming, Y., Yangchun, X., Qiwei, H. and Qirong, S. (2008). Intercropping with
aerobic rice suppressed Fusarium wilt in watermelon. Soil Biology and Biochemistry 40: 834 844.

Shimizu, M., Yazawa, S., Ushijima, Y. (2008). A promising strain of endophytic Streptomyces sp. for
biological control of cucumber anthracnose. J Gen Plant Pathol 75:27-36
Stephen (1991). Fusarium oxysporum. University of Hawaii at Manoa.
Tạ Thu Cúc, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng rau. NXB Hà Nội.
Thomas (1998). Fusarium Diseases of Cucurbits. Department of Plant Pathology, Cornell University.
Trần Khắc Thi (1996). Kỹ thuật trồng rau sạch. Ha Nội: NXB Nông Nghiệp. 112 trang.
Trần Thị Ba, (2010). Kỹ thuật sản xuất rau sạch. NXB Đại học Cần Thơ.
Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba, Phạm Hồng Cúc, (1999). Giáo trình trồng rau. Tài liệu lưu hành nội
bộ. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Thị Kim Đông (2010). Phân lập và đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn vùng rễ
đối với nấm Colletotrichum lagenarium, Didymella bryoniae, Fusarium oxysporum f.sp.
niveum, Phytophthora capsici gây bệnh quan trọng trên dưa hấu (Citrullus lanatus) trong điều
kiện phòng thí nghiệm. Luận án Thạc sĩ Bảo vệ thực vật, bộ môn Bảo vệ thực vật. Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ
Trần Văn Hai, Trần Thị Ba, Nguyễn Lê Quỳnh Thiện, Võ Thị Bích Thủy, 2005. Rau an toàn: kỹ thuật
trồng, sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học
Cần Thơ.
Trương Thị Bích Ngân (2009). Phân lập vi khuẩn vùng rễ trên dưa hấu và đánh giá khả năng đối kháng
của các chủng vi khuẩn đối với nấm gây bệnh héo Fusarium oxysporum f.sp. niveum và nấm
gây bệnh đốm lá chảy nhựa thân Didymella bryoniae trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận


văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học
Cần Thơ
Tziros, G.T., Lagopodi, A.L. and Tzavella-Klonari, K., (2007). Reduction of Fusarium wilt in watermelon
by Pseudomonas chlororaphis PCL1391 and Pseudomonas fluorescens WCS365.
Phytopathologia Mediterranea 46: 320-323.
Waksman, S. A. (1961) The Actinomycetes. Classification, identification and descriptions of genera and
species, vol 2, The Williams & Wilkins Co., Baltimore, USA.
Valois, D., Fayad, K., Barasubiye, T., Garon, M., Dery, C., Brzezinski, R., and Beaulieu, C. (1996).

Glucanolytic Actinomycetes Antagonistic to Phytophthora fragariae var. rubi, the Causal
Agent of Raspherry Root Rot. Applied and Environmental Microbiology 62:1630-1635


PHỤ CHƯƠNG
Phụ bảng 1: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
thông qua bán kính vòng vô khuẩn ở thời điểm 3 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7
32
39

Tổng
bình phương
7,015
1,019
8,034

Trung bình
F tính
bình phương
1,002
31,4761

0,032

Xác suất
0,0000

CV: 41,12%
Phụ bảng 2: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
thông qua bán kính vòng vô khuẩn ở thời điểm 4 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7
32
39

Tổng
bình phương
4,898
1,025
5,923

Trung bình
F tính
bình phương
0,700

21,8503
0,032

Xác suất
0,0000

CV: 35,85%
Phụ bảng 3: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
thông qua bán kính vòng vô khuẩn ở thời điểm 5 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7
32
39

Tổng
bình phương
1,430
0,668
2,098

Trung bình
bình phương
0,204

0,021

F tính

Xác suất

9,7844

0,0000

CV: 56,11%
Phụ bảng 4: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
thông qua bán kính vòng vô khuẩn trung bình qua 3, 4 và 5 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7
32
39

Tổng
bình phương
4,820
0,712
5,532


Trung bình
F tính
bình phương
0,689
30,9635
0,022

Xác suất
0,0000

CV: 31,06%
Phụ bảng 5: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
thông qua hiệu suất đối kháng ở thời điểm 3 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7
32
39

Tổng
bình phương
100,822
46,757

147,579

Trung bình
bình phương
14,403
1,461

F tính

Xác suất

9,8574

0,0002


CV: 54,77%
Phụ bảng 6: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ
khuẩn thông qua hiệu suất đối kháng ở thời điểm 4 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7
32
39


Tổng
bình phương
7746,840
1955,227
9702,067

Trung bình
F tính
bình phương
1106,691
18,1125
61,101

Xác suất
0,0000

CV: 34,41%
Phụ bảng 7: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
thông qua hiệu suất đối kháng ở thời điểm 5 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7
32

39

Tổng
bình phương
10800,152
2065,192
12865,344

Trung bình
F tính
bình phương
1542,879
23,9068
64,537

Xác suất
0,0000

CV: 29,70%
Phụ bảng 8: Bảng ANOVA- Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
thông qua hiệu suất đối kháng trung bình qua 3, 4 và 5 NSKC
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

7

32
39

Tổng
bình phương
7040,292
1445,245
8491,537

Trung bình
F tính
bình phương
10006,613 22,2880
45,164

Xác suất
0,0000

CV: 56,11%
Phụ bảng 9: Bảng ANOVA- Tỷ lệ nẩy mầm của nấm Fusarium oxysporum sp. niveum
6 GSKXL
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

3

8
11

Tổng
bình phương
0,294
0,196
0,489

Trung bình
bình phương
0,098
0,024

F tính

Xác suất

4,0000

0,0519

CV: 41,91%
Phụ bảng 10: Bảng ANOVA- Tỷ lệ nẩy mầm của nấm Fusarium oxysporum sp. niveum
9 GSKXL
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức

Sai số
Tổng

3
8
11

CV: 26,59%

Tổng
bình phương
4,750
2,396
7,146

Trung bình
bình phương
1,083
0,299

F tính

Xác suất

5,2865

0,0266


Phụ bảng 11: Bảng ANOVA- Tỷ lệ nẩy mầm của nấm Fusarium oxysporum sp. niveum

12 GSKXL
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

3
8
11

Tổng
bình phương
2,887
6,230
9,116

Trung bình
bình phương
0,962
0,779

F tính

Xác suất

1,2356


0,3588

CV: 36,06%
Phụ bảng 12: Bảng ANOVA- Mật số khuẩn ty của nấm Fusarium oxysporum sp.
niveum phát triển qua 6 GSXL
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

3
8
11

Tổng
bình phương
0,032
0,103
0,135

Trung bình
bình phương
0,011
0,013

F tính


Xác suất

0,8315

0,0000

CV: 1,87%
Phụ bảng 13: Bảng ANOVA- Mật số khuẩn ty của nấm Fusarium oxysporum sp.
niveum phát triển qua 9 GSXL
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

3
8
11

Tổng
bình phương
0,255
0,604
0,859

Trung bình
bình phương
0,085

0,076

F tính

Xác suất

1,1255

0,3949

CV: 4,58%
Phụ bảng 14: Bảng ANOVA- Mật số khuẩn ty của nấm Fusarium oxysporum sp.
niveum phát triển qua 12 GSXL
Nguồn biến động

Độ tự do

Nghiệm thức
Sai số
Tổng

3
8
11

CV: 1,63%

Tổng
bình phương
0,066

0,077
0,142

Trung bình
bình phương
0,022
0,010

F tính

Xác suất

2,2743

0,1569



×