Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI và đặc TÍNH SINH học của NHỆN VÀNG (phyllocoptruta oleivora (ashmead)) gây hại TRÊN cây có múi ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH NGỌC TRỌNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA
NHỆN VÀNG (Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)) GÂY HẠI
TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ – 2012



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NHỆN
VÀNG (Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)) GÂY HẠI TRÊN CÂY
CÓ MÚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Th.s Lăng Cảnh Phú

Huỳnh Ngọc Trọng
MSSV: 3073360

Cần Thơ – 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
“ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NHỆN VÀNG
(Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)) GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”

Do sinh viên Huỳnh Ngọc Trọng thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

(Ký tên)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA
NHỆN VÀNG (Phyllocoptruta


oleivora (Ashmead)) GÂY HẠI

TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Do sinh viên Huỳnh Ngọc Trọng thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ngày……..tháng…….năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức………
Ý kiến của hội đồng:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………

DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

Cần thơ, ngày……tháng…..năm 2012.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả

trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

Huỳnh Ngọc Trọng

i


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên: Huỳnh Ngọc Trọng.
Ngày sinh: 1988.
Nơi sinh: Thanh Mỹ, Tháp Mười, Đồng Tháp.
Ho và tên Cha: Huỳnh Văn Thơ.
Họ và tên Mẹ: Hồ Thị Hoa.
Quê quán: Lợi An, Thanh Mỹ, Tháp Mười, Đồng Tháp.
Quá trình học tập:
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2006, tại Trường trung học phổ thông Tháp
Mười, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
2007 - 2011: Là sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, ngành Bảo vệ Thực vật, khóa
33, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng.


ii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng Cha Mẹ lòng biết ơn thiêng liêng nhất của con. Con luôn ghi nhớ
công ơn vô bờ bến của Cha Mẹ suốt đời tận tuỵ vì các con, sự hi sinh cao cả đó là
động lực giúp con vượt qua mọi khó khăn. Con kính dâng cha mẹ lòng biết ơn sâu
sắc nhất của con.
Em xin kính gởi đến Thầy cố vấn học tập, giảng viên hướng dẫn lòng biết ơn
sâu sắc nhất, nhờ có sự động viên, dìu dắt và chỉ dạy tận tình của Thầy mà em đã
hoàn thành tốt luận văn này.

Em thành thật biết ơn Cô Nguyễn Thị Thu Nga, Thầy Phạm Kim Sơn đã
động viên và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Nông nghiệp & Sinh học
Ứng dụng và quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt
những kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Thành thật cảm tạ!
Các bạn sinh viên lớp Bảo vệ Thực vật khóa 33, đặc biệt là các em Dương
Thị Hồng Quyên, Nguyễn Thị Cẩm đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!!!


Huỳnh Ngọc Trọng

iii


Huỳnh Ngọc Trọng, 2012. “Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nhện
vàng (Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)) gây hại trên cây có múi ở Đồng bằng
sông Cửu Long”. Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú.

TÓM LƯỢC


Đề tài “Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nhện vàng
(Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)) gây hại trên cây có múi ở Đồng bằng sông
Cửu Long”. Được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2011 tại phòng thí
nghiệm, bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ.
Qua quá trình nghiên cứu và nhân nuôi trong phòng thí nghiệm, đã ghi nhận
được các đặc điểm hình thái và sinh học của nhện vàng Phyllocoptruta oleivora
(Ashmead) như sau:
Trứng có kích thước rất nhỏ, hình oval, có màu trắng hơi vàng, rất dễ vỡ. Ấu
trùng có 2 tuổi. Thành trùng và ấu trùng có màu vàng và hình dạng tương tự nhau,
có dạng hình củ cà rốt, hơi dẹp, có 2 cặp chân, thon nhọn dần về phía đuôi, có nhiều

ngấn trên lưng.
Ở điều kiện T = 30,80C và RH = 73,5%, vòng đời của nhện vàng
Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) là 8,5 ± 0,5 ngày; trong đó giai đoạn trứng là
3,2 ± 0,3 ngày; ấu trùng tuổi 1 là 2,2 ± 0,3 ngày; ấu trùng tuổi 2 là 1,5 ± 0,2 ngày và
thời gian phát dục của thành trùng (tiền đẻ trứng) là 1,6 ± 0,3 ngày.

iv


MỤC LỤC

TÓM LƯỢC...........................................................................................................iv

MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG...........................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................2
1.1

VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA NHỆN NHỎ (ACARINA) HẠI

CÂY TRỒNG......................................................................................................2
1.1.1 Vai trò của nhện nhỏ hại cây trồng..........................................................2
1.1.2 Vị trí phân loại của nhện nhỏ hại cây trồng.............................................2

1.2

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA BỘ VE BÉT ...............................................3

1.3

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA NHỆN NHỎ .......................................3

1.3.1 Đặc điểm sinh sản...................................................................................3
1.3.2 Sự phát triển của phôi .............................................................................4
1.3.3 Sự đẻ trứng .............................................................................................4
1.3.4 Vòng đời ................................................................................................4

1.3.5 Đặc điểm gây hại ....................................................................................5
1.4 CÁC YẾU TỐ SINH THÁI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN GÂY HẠI CỦA NHỆN
NHỎ....................................................................................................................5
1.4.1 Yếu tố thời tiết........................................................................................5
1.4.1.1 Nhiệt độ............................................................................................6
1.4.1.2 Ẩm độ...............................................................................................6
1.4.1.3 Mưa .................................................................................................6
1.4.2 Sự lựa chọn ký chủ .................................................................................6
1.4.3 Yếu tố canh tác.......................................................................................7
1.5 ĐẶC ĐIỂM CHUNG PHÂN BIỆT CÁC TỔNG HỌ NHỆN NHỎ .................7
1.5.1 Tổng họ Tetranychoidea .........................................................................7
1.5.1.1 Họ Tetranychidae.............................................................................7

1.5.1.2 Họ Tenuipalpidae.............................................................................7
v


1.5.1.3 Họ Tarsonemidae .............................................................................8
1.5.2 Tổng họ Eriophyoidea ............................................................................8
1.5.2.1 Họ Nalepellidae ...............................................................................9
1.5.2.2 Họ Eriophyidae ................................................................................9
1.5.2.3 Họ Rhyncaphytopidae .................................................................... 10
1.5.2.4 Họ Phytoptidae .............................................................................. 10
1.6


NHỆN VÀNG HẠI CAM CHANH PHYLLOCOPTRUTA OLEIVORA

(ASHMEAD); HỌ ERIOPHYIDAE .................................................................. 10
1.6.1 Ký chủ.................................................................................................. 10
1.6.2 Phân bố................................................................................................. 11
1.6.3 Đặc điểm hình thái................................................................................ 11
1.6.4 Tập quán sinh sống và cách phát sinh ................................................... 11
1.6.5 Triệu chứng và mức độ gây hại............................................................. 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 14
2.1

PHƯƠNG TIỆN ....................................................................................... 14


2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 14
2.1.1.1 Thời gian........................................................................................ 14
2.1.1.2 Địa điểm ........................................................................................ 14
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ............................................................................... 14
2.1.2.1 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................... 14
2.1.2.2 Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................ 14
2.2

PHƯƠNG PHÁP ...................................................................................... 15

2.2.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................... 15

2.2.2 Thực hiện thí nghiệm............................................................................ 15
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................... 15
2.3

XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................................... 16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 17
3.1

KẾT QUẢ................................................................................................. 17

3.1.1 Đặc điểm hình thái của nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) 17

3.1.1.1 Trứng ............................................................................................. 17
3.1.1.2 Nhện non........................................................................................ 17
vi


3.1.1.3 Thành trùng.................................................................................... 20
3.1.2 Đặc điểm sinh học của nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) 20
3.2

THẢO LUẬN ........................................................................................... 21

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 24

4.1

KẾT LUẬN .............................................................................................. 24

4.2

ĐỀ NGHỊ.................................................................................................. 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 25

vii



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Dụng cụ thí nghiệm


14

2.2

Bố trí thí nghiệm

15

3.1

Trứng nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) đẻ trên gân chính lá Bưởi


17

5 Roi. (phóng đại 100 lần)

3.2

Ấu trùng tuổi 1 của nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) lúc mới nở.
(phóng đại 100 lần)

3.3

18


A

Ấu trùng tuổi 1 của nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) (phóng đại

19

100 lần); A: Ấu trùng sắp lột xác qua tuổi 2; B: Ấu trùng đang lột xác qua

tuổi 2
3.4


Ấu trùng tuổi 2 của nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead). (phóng đại

19

100 lần); A: Ấu trùng sắp lột xác qua thành trùng; B: Ấu trùng đang lột

xác qua thành trùng.
3.5

Thành trùng của nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) lúc mới lột xác.

20


(phóng đại 100 lần)

3.6

Xác nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) sau khi lột. (phóng đại 100

20

lần)

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
3.1

Tên bảng
Kích thước các giai đoạn sinh trưởng của nhện Phyllocoptruta

Trang
18

oleivora (Ashmead) trong điều kiện phòng thí nghiệm, (T = 30,80C
và RH = 73,5%).
3.2


Chu kỳ sinh trưởng của nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)

20

trong điều kiện phòng thí nghiệm, (T = 30,80C và RH = 73,5%).
3.3

Sự sinh sản của nhện Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) trong điều
kiện phòng thí nghiệm, (T = 30,80C và RH = 73,5%).

viii


21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cam quýt là loại cây ăn quả quan trọng, chiếm sản lượng 107 triệu tấn trên
toàn Thế giới (FAO, 2001). Ở Việt Nam, diện tích trồng cam quýt của cả nước
khoảng 16.062 ha (Vũ Công Hậu, 2000), đến năm 2002 diện tích trồng cam quýt
của cả nước là khoảng 60.000 ha (Hoàng Ngọc Thuận, 2002), (Trích dẫn bởi Hồ
Tùng Phương, 2010).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh cây lúa thì cây ăn quả cũng là một
trong những loại cây trồng mang lại lợi nhuận khá lớn cho người dân, góp phần

giúp người dân ổn định cuộc sống. Là loại cây cho năng suất và giá trị kinh tế cao
có thể gấp 10 đến 20 lần so với trồng lúa thì cây cam, quýt là một trong số những
loại cây ăn quả được nhiều nhà vườn lựa chọn để trồng. Trong quá trình thâm canh
và phát triển một diện tích lớn cây cam quýt, trong thời gian lâu dài, đã phát sinh
nhiều dịch hại phức tạp làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sản
phẩm một trong số đó là dịch hại do nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)
gây ra, làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm của sản phẩm gây thiệt hại rất
lớn cho nhà vườn. Vì những lý do trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đặc
điểm hình thái và đặc tính sinh học của nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora
(Ashmead)) gây hại trên cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Nhằm hiểu
rõ những đặc tính hình thái và sinh học của loài nhện này, để tìm ra biện pháp quản
lý và phòng trừ nhện vàng một cách hiệu quả nhất.


1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA NHỆN NHỎ (ACARINA) HẠI
CÂY TRỒNG
1.1.1 Vai trò của nhện nhỏ hại cây trồng
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), cho tới những năm cuối thế kỹ XX, nhện nhỏ
hại cây trồng và côn trùng, được xác định là 2 nhóm đối tượng quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp.

Riêng ở nước ta khoảng 20 năm trở lại đây, rất nhiều loại cây trồng bị nhện
nhỏ hay còn gọi là bét hại cây (Phytophagous), gây hại khá nặng như bông, chè,
cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vãi….
Ngoài tác hại trực tiếp, một số loài nhện nhỏ còn truyền các bệnh virus nguy
hiểm cho cây, ngoài ra nhện còn tấn công gây hại nông sản sau thu hoạch và chế
biến, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
Theo Lăng Cảnh Phú (2007), nhiều loài Ve bét có ý nghĩa lớn đối với y học,
thú y, chăn nuôi. Nhiều loài Ve bét tấn công trực tiếp trên cơ thể động vật (Ve Bò,
Ve Chó) và là vật chủ trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật nuôi.
Tuy nhiên phần lớn nhóm nhện sống ngoại ký sinh, trong đó nhóm nhện sống
tự do là nhóm nhện ăn thịt, chúng ăn nhện, côn trùng và nấm hại cây trồng như nhện
nhỏ bắt mồi Phytoseiidae và một số nhện có thể sử dụng như một nhân tố trong

phòng trừ sinh học dịch hại. Một số nhện giúp phân hủy chất hữu cơ, làm tăng độ
phì nhiêu của đất, chúng đóng vai trò quan trọng trong tuần hoàn của vật chất,
(Lăng Cảnh Phú, 2007).
1.1.2 Vị trí phân loại của nhện nhỏ hại cây trồng
Nhện nhỏ hại cây là những động vật nhỏ nằm trong bộ Ve bét (Acarina), lớp
nhện (Arachnida), nghành chân khớp (Arthropoda), (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Theo Lăng Cảnh Phú (2007), lớp nhện (Arachnida) với khoảng 74.000 loài
được chia thành 11 bộ và khoảng 550 họ. Bộ ve bét là bộ lớn nhất trong lớp nhện,
có số lượng rất lớn, có trên 30.000 loài với gần 400 họ được miêu tả (tính đến năm
2005) và còn khoảng nửa triệu chưa được mô tả. Trong đó, bộ phụ Acariformes

2



chứa phần lớn nhóm nhện nhỏ hại cây trồng, chủ yếu thuộc hai tổng họ
Tetranychoidea và Eriophyoidea.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA BỘ VEBÉT
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), cho thấy đặc trưng của bộ ve bét là cơ thể tập
trung thành một khối, không có phần bụng riêng rẽ, mặt lưng có tấm mai kitin phát
triển, phần phụ miệng phức tạp, thành trùng có 4 đôi chân (một số giai đoạn chỉ có
2 hoặc 3 đôi chân (riêng nhóm nhện u sần (Eriophid) chỉ có 2 đôi chân)). Không có
râu.
Cơ thể nhện hại chia làm 2 phần là đầu giả (gnathosoma) phía trước và phần
sinh dưỡng hay còn gọi là thân (idiosoma) ở phía sau. Phần idiosoma chia ra làm 2

phần là thân trước (propodosoma) và thân sau (hysterosoma), (Nguyễn Văn Đĩnh,
2005).
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA NHỆN NHỎ
1.3.1 Đặc điểm sinh sản
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002), nhóm ve bét nói chung chủ yếu sinh sản hữu
tính, hình thức sinh sản này là sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và cái. Một số loài
có kiểu sinh sản đơn tính. Tuy nhiên nhóm nhện hại cây có 2 kiểu sinh sản khác nữa
là kiểu Arrhenotoky và Thelytoky. Kiểu Arrhenotoky là hình thức sinh ra con đực
khi trứng không được thụ tinh, hình thức này phổ biến trong các bộ phụ
Mesostigmata và Prostigmata. Kiểu Thelytoky là hình thức sinh ra con cái từ trứng
không được thụ tinh, hình thức này khá phổ biến trong bộ phụ Prostigmata và một
số nhóm khác.

Hình thức giao phối của nhện nhỏ được thực hiện trực tiếp theo 2 kiểu bụng –
bụng và bụng – lưng, có một số loài không giao phối. Quá trình thụ tinh của nhện
nhỏ cũng được thực hiện thông qua 2 cách là tinh trùng được đưa vào tử cung trực
tiếp nhờ dương cụ và túi tinh sau khi được con đực thải ra, con cái tìm gặp rồi dùng
kìm chuyển vào âm đạo, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
Thông thường các cơ quan chuyển và tiếp nhận túi tinh này phát triển và đặc
trưng cho con đực và con cái. Đối với nhóm con đực có cấu tạo dương cụ thì tinh
dịch được chuyển qua âm đạo hoặc chuyển đến tận túi chứa tinh, túi này có cấu tạo
dạng ống nằm ở phần thân idiosoma, phía trong nối với cơ quan sinh dục hoặc có
3



thể là một lỗ riêng nằm ở phần sau thân. Đối với nhóm con cái chuyển túi tinh vào
cơ thể, con đực thường đặt túi tinh dịch có màng bao phủ trên một cuống đỡ ngoài
tự nhiên, con cái tìm được và chuyển túi tinh dịch này vào âm đạo, (Trích dẫn bởi
Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
1.3.2 Sự phát triển của phôi
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004), phôi phát triển theo trình tự: sự phân chia
hoàn toàn tế bào chất không xảy ra mà nhân được phân chia trong tế bào chất rồi di
chuyển đến bề mặt. Sau đó nhân tiếp tục phân chia và hình thành bì phôi, phía trong
là noãn hoàn. Một số nhân bì phôi đi vào trong noãn hoàn, hóa lõng noãn hoàn làm
cho phôi phát triển hoàn chỉnh.
Khi đó, đỉnh cực xuất hiện và hệ thống thần kinh phát triển, tiếp đó dải mầm
phôi phát triển và đồng thời xuất hiện đầu và các phần phụ cơ thể, sau đó hình thành

3 đôi phần phụ bên rìa (một số loài 4 đôi được hình thành nhưng đôi thứ 4 thu bé lại
khi xúc biện hình thành), (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
1.3.3 Sự đẻ trứng
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), quá trình đẻ trứng được thực hiện theo trình
tự: khi trứng phát triển đầy đủ, trứng đi qua ống dẩn trứng, qua van sinh dục và ra
ngoài.
Trứng có thể được đẻ đơn lẽ hay đẻ thành từng cụm. Trứng có dạng hình cầu,
hình oval trơn nhẵn, thường có màu trắng nhạt, đôi khi có màu khác như xanh, đỏ,
hồng. Phía ngoài trứng phủ một lớp sáp chống thấm nước. Trứng có thể được đẻ
ngay trên nơi có thức ăn thích hợp (đối với nhóm nhện hại cây) hoặc đẻ vào chỗ ít
bị nhện bắt mồi khác tấn công (đối với nhóm nhện bắt mồi hay nhện đất), (Nguyễn
Văn Đĩnh, 2005).

1.3.4 Vòng đời
Chu kỳ phát triển của ve bét gồm: trứng, ấu trùng (nhện non) các tuổi và
trưởng thành. Giai đoạn nhện tuổi 1 có 3 đôi chân, sau đó giai đoạn tiền trưởng
thành có 4 đôi chân (nhóm nhện họ Eriophyidea chỉ có 2 đôi chân). Giai đoạn nhện
non thường có thể có 2 – 3 tuổi, có loài có 4 tuổi (Tuổi 1 – Larva, Tuổi 2 –
Protonymph, Tuổi 3 – Deutonymph và Tuổi 4 – Tritonymph). Qua mỗi tuổi nhện lột
4


xác 1 lần giống như côn trùng. Chỉ ở giai đoạn trưởng thành chúng mới có đầy đủ
các cơ quan hoàn chỉnh và tiến hành sinh sản, (Lăng Cảnh Phú, 2007).
1.3.5 Đặc điểm gây hại

Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002) ghi nhận các tác hại do nhện gây ra cho cây
trồng thường là: làm mất màu của lá, trái và cây, làm biến dạng cây và các bộ phận
bị hại, là môi giới truyền bệnh cho cây. Hiện tượng khảm nhẹ là bước đầu tiên của
quá trình gây hại. Đa số các loài nhện nhỏ hại khi hút dịch trên cây tạo nên các vết
chăm nhỏ li ti, ban đầu những vết chăm có màu sáng vàng. Khi mật độ nhện hại
tăng, nhiều vết chăm gọp lại với nhau tạo nên diện tích lá hoặc quả màu vàng nhạt,
mất màu xanh đặc trưng.
Nhện gây hại cây bằng cách dùng kìm chích vào mô cây, tiết nước bọt vào
trong mô và nhờ sức căng bề mặt mà dịch cây trào ra qua vết chích, bơm hút phía
kìm hút dịch cây vào ống tiêu hóa. Vết chích to hay nhỏ, sâu hay cạn phụ thuộc vào
độ lớn của kìm và tập tính gây hại của từng loài. Vết thương cơ giới do nhện gây ra
làm cây bị mất nước và héo, quá trình dinh dưỡng của cây bị xáo trộn. Nhiều vết

thương liền kề nhau làm cho mô lá hoặc mô cây bị biến màu, đa số chuyển sang
màu trắng nhạt hơi vàng hoặc hơi nâu rồi chết tạo nên các vết nứt trên cây hoặc lỗ
thủng ở lá, các vết chích này còn là nơi để các loại bệnh dễ dàng xâm nhập, (Lăng
Cảnh Phú, 2007).
1.4 CÁC YẾU TỐ SINH THÁI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN GÂY HẠI CỦA NHỆN
NHỎ
1.4.1 Yếu tố thời tiết
Nhện nhỏ hại cây sống phụ thuộc vào điều kiện thời tiết kể cả ở vùng ôn đới
và vùng nhiệt đới nóng ẩm. Nhiều loài nhện đã có những phản ứng thích nghi tốt
với những thay đổi bất lợi thông qua việc ngủ nghỉ (diapause), thông qua việc di trú
đến nơi thuận lợi, làm tăng cường sự phát triển của mô cây như tạo nên các u sần và
cư trú trong đó. Nhiều loài sống sót nhờ sự thích nghi với thay đổi của thời tiết bằng

cách thay đổi tập tính sinh sống và cấu tạo. Trong những ngày hè, khi cảm thấy
nóng chúng di chuyển tới chỗ thấp râm mát, dưới các búp non hoặc sinh ra các thể
mới với cấu tạo ngoài biến đổi để chống chịu được với nóng và ẩm, (Lăng Cảnh
Phú, 2007).
5


1.4.1.1 Nhiệt độ
Là yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất và có ảnh hưởng to lớn đến nhện hại.
Khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông hay lên cao vào mùa hè có thể làm nhện
chết hàng loạt. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ sinh sống và nhiệt độ tối thích khác
nhau. Sự gia tăng quần thể tỷ lệ thuận với nhiệt độ tăng trong phạm vi nhiệt độ thích

hợp, (Lăng Cảnh Phú, 2007).
1.4.1.2 Ẩm độ
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) ghi nhận sự phát sinh gây hại mạnh mẽ của đại
đa số nhện chăng tơ là ở trong điều kiện nhiệt độ cao kèm theo khô hạn. Ẩm độ cao
sẽ kìm hãm sự phát triển của quần thể nhện. Chúng bị chết nhiều trong lúc lột xác.
Khi ẩm độ không khí cao chúng ăn ít đi, vòng đời dài hơn và tuổi thọ ngắn lại.
1.4.1.3 Mưa
Mưa nhỏ thường không ảnh hưởng đáng kể tới đời sống của nhện. Khi mưa,
nhện thường di chuyển xuống tán lá hay trú ở những nơi mà nước mưa không tới
được. Lông trên cây là điểm bám lý tưởng của nhện trong suốt thời gian mưa bão.
Nhưng khi mưa nặng hạt kèm theo gió có thể rửa trôi hầu hết nhện ra khỏi cây,
(Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).

1.4.2 Sự lựa chọn ký chủ
Theo Lăng Cảnh Phú (2007), nhện hại cây thường sống ở mặt dưới lá, mặt
dưới cuốn lá, trái, trong chồi non hay trong khối u sần. Một số loài nhện sau một
thời gian sinh sống thường làm nhiễm bẩn và gây hại tới nơi ở của chúng.
Các bước của quá trình xâm nhập nơi ở hoặc nơi gây hại của nhện:
 Phát tán nhờ gió hoặc côn trùng rơi xuống cây ký chủ.
 Thử độ thích hợp của cây ký chủ.
 Di chuyển tới vị trí thích hợp.
 Phát triển mạnh quần thể, nơi ở bị ảnh hưởng xấu.
 Phát tán/di chuyển sang nơi khác.
Nhóm nhện hại nông sản, kho vựa thường di chuyển chậm chạp. Một số loài
ăn phôi hạt thường có cơ thể nhỏ, có thể chui vào tới nội nhũ.


6


Nhóm nhện ăn nấm có cơ thể nhỏ, di chuyển chậm chạp, sống trên các loại
nấm phát triển quanh nơi cư trú như mầm cây, hạt nông sản, trong đất, trong gỗ hay
tại nơi cư trú của nhóm côn trùng phá gỗ.
Nhóm nhện nhỏ hại cây có tính chọn lọc cao với cây ký chủ, một số loài chỉ
sống trên một hoặc một vài loài thực vật có quan hệ gần gũi. Nhóm hình thành u sần
có tính chuyên biệt rất cao, (Lăng Cảnh Phú, 2007).
1.4.3 Yếu tố canh tác
Những thao tác nông nghiệp trong nữa thế kỷ qua có đóng góp đáng kể vào

việc tăng số lượng loài này giảm số lượng loại khác, bởi vì các kỹ thuật tiên tiến
như cải tạo giống, tăng mật độ cây trồng, sử dụng nhiều loại chất hóa học (phân
bón, thuốc trừ dịch hại, chất điều hòa sinh trưởng…) một mặt gia tăng sản lượng
đáng kể, nhưng mặt khác làm cho môi trường sống biến đổi theo hướng giảm đa
dạng sinh học, kéo theo hàng loạt mối quan hệ ký sinh, vật mồi, cạnh tranh biến đổi,
điều này có khả năng tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài côn trùng và nhện nhỏ
phát sinh và gây hại, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
1.5 ĐẶC ĐIỂM CHUNG PHÂN BIỆT CÁC TỔNG HỌ NHỆN NHỎ
1.5.1 Tổng họ Tetranychoidea
1.5.1.1 Họ Tetranychidae
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), họ này có chân xúc giác phát triển, có kìm di
động dài trong đầu giả hoặc kìm có các đốt nhập chung ở gốc, đốt xúc biện thứ 4 có

một vuốt to, đốt bàn I, II và đôi khi đốt ống (tibia) có các đôi lông đặc trưng, bàn
chân có các lông nhỏ, đệm vuốt (empodium) có hoặc không có lông mịn, lỗ sinh
dục cái đặc trưng cho họ và cho loài, vị trí lông: 3 đôi lông phía trước lưng, 4 đôi
lông mép lưng, 5 đôi lông lưng và 1 đôi lông mép ngang giữa lưng.
Các loài phổ biến: Panonychus citri gây hại trên cam chanh, Tetranychus sp.
gây hại trên bầu bí dưa…(Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
1.5.1.2 Họ Tenuipalpidae
Cơ thể phẳng dẹp và không có cuống, có rảnh phân biệt thân trước và thân sau
khá rõ, xúc biện cấu tạo đơn giản, đốt cuối không có vuốt. Các đốt xúc biện tiêu
giảm. Vị trí lông: thân trước có 3 đôi lông, thân sau có 1 – 3 đôi lông, 1 đôi lông
7



mép lưng, bên lưng có 5 – 7 đôi lông, có thể có 1 – 4 đôi lông cạnh mép lưng hoặc
không, 2 đôi lông giữa bụng, nhưng có thể có nhiều hay ít hơn lượng lông này,
(Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
Theo Lăng Cảnh Phú (2007), họ này khác với họ Tetranychidae ở chổ các
lông thường to, dài, trên lưng thường thấy một rãnh tương đối rõ chia cơ thể thành 2
phần ở gần chính giữa.
Có 4 loài phổ biến trên thế giới là Brevipalpus phoenicis, B. californicus, B.
obovatus, B. lewisi. Sự gây hại nghiêm trọng là khi nhện là môi giới truyền các
bệnh virus, (Lăng Cảnh Phú, 2007).
1.5.1.3 Họ Tarsonemidae
Theo Lăng Cảnh Phú (2007), nhện có cơ thể rất nhỏ, không có lông, hình êlíp, trong mờ, sáng bóng và chân có kìm giống cây kim có thể co rút.

Chân sau giống sợi chỉ, có lông mỏng và thưa. Chân trước và đốt cuối chân
trước có lông rậm và lông chuyên cảm giác với hình dạng và kích thước khác nhau.
Con cái lớn hơn con đực, con cái có lổ thở giả nằm giữa đốt háng (coxa) I và II.
Con đực có đĩa sinh dục, dương cụ hình kim, (Lăng Cảnh Phú, 2007).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) ghi nhận cơ thể chia thành 3 phần rõ rệt. Phần
miệng có dạng giống như hình đầu, phần này mạng 1 đôi xúc biện to, một đôi kìm
dạng trâm mỏng cùng gốc với đôi xúc biện. Phần thân trước có rãnh rõ rệt ở giữa.
Rãnh này phân biệt chân trước và chân sau, thân trước với thân sau.
1.5.2 Tổng họ Eriophyoidea
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), nhóm Eriophid có hai đôi chân, gồm đôi chân
trước và đôi chân sau, cả hai đôi đều hướng về phía trước, cơ thể hình củ cà rốt, trên
lưng có nhiều hàng gờ nhỏ nằm ngang và có 2 đôi lông trên lưng, 1 đôi lông bên.

Phía cuối cơ thể có 1 đôi lông cảm giác. Mặt bụng cũng có nhiều hàng gờ nhỏ và có
một số lông cứng khá dài. Các loài khác nhau có các tấm trước với các vạch dọc
thân khác nhau. Điểm khác biệt dễ nhận thấy là sự khác biệt về hình dáng vuốt bàn
chân. Vuốt bàn chân với lông nhỏ có nhiều hình dạng: hình cầu lông, hình răng
lược, hình chùy…
Theo wikipedia ( thì trước đây hệ
thống phân loại tổng họ này thường hay lẫn lộn. Có một số họ như họ
8


Ashieldophyidae Mohanasundaram, 1984 và họ Pentasetacidae Shevchenko, 1991
được xếp vào các nhóm lớn hơn. Nhưng ngày nay, có 3 họ là Eriophyidae,

Phytoptidae và Diptilomiopidae (Rhyncaphytopidae) là thuộc tổng họ Eriophyoidea.
Theo ghi nhận của Nguyễn Văn Đĩnh (2005) nhóm Eriophid có 3 họ là
Nalepellidae, Eriophyidae, và Rhyncaphytopidae.
1.5.2.1 Họ Nalepellidae
Có kìm ngắn, có lông và các dãy nếp nhăn tiêu giảm. Điểm đặc trưng nhất là
có 1 – 2 đôi lông phía trước đầu, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
1.5.2.2 Họ Eriophyidae
Theo Evert E. Lindquist và ctv. (1996), có khoảng 25.000 loài đã được mô tả
và thực tế trong họ này có khoảng 85% đã được nghiên cứu kỹ. Họ này gây hại chủ
yếu trên thực vật lá rộng. Nó được xem như là tác nhân truyền bệnh và gây nên hiện
tượng u sần trên cây trồng. Đặc biệt trong số khoảng 1.000 loài thuộc 2 giống
Aceria và Eriophyes là nguyên nhân gây nên các nốt sần và luôn có sự hiện diện của

chúng trên lá, chồi hoa, chồi non, (Trích dẫn bởi Amrine Jr, JW, 1996).
Đa số chúng tạo nên các u sần hoặc các lông dày trên cây. Có kìm ngắn,
nhưng khác biệt với Nalepellidae ở chổ không bao giờ có lông ở phía trước đầu.
Ống dẫn tinh ngắn và kéo dài sang bên hoặc xiên về sau, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
Theo wikipedia ( thì đây là một họ
có khoảng trên 200 giống nhện khác nhau, chúng sống ký sinh trên thực vật, tạo nên
các nốt sần hoặc làm hủy hoại các mô thực vật. Vì vậy, chúng được gọi là nhện u
sần. Có khoảng 36.000 loài đã được mô tả, nhưng thực tế chỉ có 10% được nghiên
cứu kỹ. Họ này có kích thước rất nhỏ, có màu vàng, hồng trắng, tím….Loài nhện
này chỉ có 2 cặp chân, chúng di chuyển gây hại chủ yếu là nhờ gió. Chúng gây thiệt
hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, một số loài được dùng làm
tác nhân sinh học để kiểm soát cỏ dại.

Nhện có cơ thể rất nhỏ (nhỏ hơn 2,5mm), mỗi loài có cách gây hại khác nhau
trên một loại cây khác nhau. Nhện phát triển từ trứng cho đến thành trùng trãi qua 2
giai đoạn ấu trùng xen kẽ với 2 giai đoạn bất động. Chúng gây hại bằng cách chọc 5
ngòi kim vào các tế bào thực vật, nhưng không làm chết hết các tế bào. Các cành
cây sẽ trở nên rậm rạp và những sợi lông hay các nốt sần có thể phát triển trên cây
9


khi bị chúng tấn công. Một số nhện thuộc nhóm nhện u sần có thể tạo nên những
lông đặc trưng trên lá. Một số trong nhóm này là vector truyền bệnh virus
( />Theo ghi nhận của Nguyễn Văn Đĩnh (2005) họ Eriophyidae có 4 họ phụ là:
Nothopodinae, Cecidophyinae, Eriophyinae, Phyllocoptinae.

Theo Evert E. Lindquist và ctv.

(1996), ngoài 4 họ phụ trên thì họ

Eriophyidae bao gồm thêm các họ phụ Aberoptinae, Ashieldophyinae,
Diptilomiopinae, (Trích dẫn bởi Amrine Jr, JW, 1996).
1.5.2.3 Họ Rhyncaphytopidae
Về mặt cấu tạo tương đối giống Eriophyidae, nhưng chiều rộng cơ thể có thể
đạt 0,50 – 0,70mm. Kìm dài hơn 2 họ trên, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
1.5.2.4 Họ Phytoptidae
Theo Evert E. Lindquist và ctv. (1996), họ Phytoptidae là họ đặc trưng sống
trên cây lá kim (hầu hết là họ phụ Nalepellinae và Phytoptinae) và cây một lá mầm

(hầu hết là thuộc họ phụ Novophytoptinae, một số ít khoảng 4 – 5 giống thuộc
Phytoptinae). Có khoảng một nửa nhóm nhện gây hại này đã được miêu tả và thống
kê chúng gây hại trên khoảng 5 họ cây lá kim, 4 họ cây một lá mầm và khoảng 6 họ
cây hai lá mầm. Phytoptidae thường ít thấy trên cây hai lá mầm so với Eriophyidae


Diptilomiopidae.

Tuy

nhiên,


những

loài

thuộc

giống

Phytoptinae

(Anchiphytoptus và Phytoptus) và Sierraphytoptinae (Austracus, Fregariocoptes và
Sierraphytoptus) thì lại thấy có sự hiện diện trên cây hai lá mầm. Họ Phytoptidae

bao

gồm

các

họ

phụ

Nalepellinae,


Novophytoptinae,

Phytoptinae



Sierraphytoptinae, (Trích dẫn bởi Amrine Jr, JW, 1996).
1.6 NHỆN VÀNG HẠI CAM CHANH PHYLLOCOPTRUTA OLEIVORA
(ASHMEAD); HỌ ERIOPHYIDAE
1.6.1 Ký chủ
Nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) gây hại trên các loài cây thuộc
giống cam chanh (Citrus), nhất là chanh, cam, bưởi, quất, quýt, (Nguyễn Văn Đĩnh,

2005).

10


Ngoài ra cũng được ghi nhận gây hại trên cây Fortunella, hoàng bì (Clausena
lansium), (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
1.6.2 Phân bố
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), nhện vàng được ghi nhận tại hầu hết các
vùng có khí hậu ấm trên thế giới như Italia, Malta, Yugoslavia, Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Cyprus, Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Jodan, Lebanon, Malaysia,
Philippines, Syria, Thái Lan, Việt Nam, Châu Phi, Bermuda, Brazil, Chile,

Colombia, Cuba, Ecuado, Guatemala, Jamaica, Mexico, Peru, Puerto Rico, Triniđa,
Tobago, Uruguay, Hoa kỳ và New Zealand...
Nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) được coi là một trong các loài
gây hại cam chanh quan trọng nhất trên thế giới (Meyer, 1981). Phân bố tại nhiều
nước châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Là loại bản địa của vùng Đông Nam Á (Meyer,
1981) – nơi là nguồn gốc của cây cam chanh (Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Đĩnh,
2004).
Theo Jeppson và ctv. (1975), phạm vi phân bố của nhện vàng Phyllocoptruta
oleivora (Ashmead) là trên toàn thế giới, (Trích dẫn bởi Vincenzo Vacante, 2010).
1.6.3 Đặc điểm hình thái
Theo ghi nhận của Keifer (1938) thì thành trùng cái của nhện vàng
Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) có hình thoi, dẹp, dài từ 150 - 165µm, rộng

53µm và có màu vàng rơm.Thành trùng đực thân hình thoi, dài 135µm, rộng 54µm,
với hình dạng bên ngoài tương tự con cái, ngoại trừ các cấu trúc sinh dục, (Trích
dẫn bởi Vincenzo Vacante, 2010).
Nhện có kích thước cơ thể rất nhỏ, màu vàng, không nhìn thấy bằng mắt
thường. Cơ thể có hình củ cà rốt và hơi dẹt, dài 0,15 - 0,17mm. Có 2 đôi chân
hướng về phía trước. Vuốt bàn chân có 5 lông. Trứng hình cầu, màu trắng hơi vàng,
trứng được đẻ rải rác trên quả hoặc gần gân chính của lá. Nhện non có 2 tuổi, xác
lột màu trắng, khi nhiều tạo nên đám trắng bạc, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), đây là loài nhện có kích
thước cơ thể nhỏ, dài khoảng 2mm, cơ thể có dạng thon dài như củ cà rốt, màu vàng
nhạt, phần đầu có 4 chân hướng về phía trước nằm khuất phía dưới đầu, phần đuôi


11


nhọn có 2 lông dài. Chân có dạng rất đặc biệt, gồm nhiều đốt, có nhiều lông tơ và
đốt bàn có dạng răng cưa.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), thành trùng có mầu vàng tươi, cơ thể dẹp,
thon dài có hình dạng củ cà rốt, có kích thước rất nhỏ, con cái dài khoảng 0,1mm.
Nhện chỉ có 2 cặp chân. Phần đuôi nhọn có 2 lông dài. Trứng rất nhỏ, tròn, mầu
trắng. Ấu trùng nhện vàng cũng rất nhỏ, mầu vàng nhạt, có dạng củ cà rốt với 2 cặp
chân ngắn đưa ra phía trước đầu.
1.6.4 Tập quán sinh sống và cách phát sinh
Nhện thích chích hút trên trái ở ngoài trảng và có đường kính khoảng 1 –

1,5cm hay to hơn. Nhện thường thích trú ẩn trên trái, (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).
Theo Yothers và Mason (1930) và Ebeling (1959), nhện cái đẻ trứng ở các
vùng trũng của vỏ trái hay trên lá. Tại 320C trứng phát triển hoàn toàn trong 3 ngày
và thời gian phát triển của nhện non tuổi 1 là 1,8 ngày; tại 220C trứng phát triển
trong 5,5 ngày và thời gian phát triển của nhện non tuổi 1 là 4,3 ngày. Vào mùa hè,
một thế hệ phát triển trong 7 - 10 ngày và vào mùa đông trong khoảng 14 ngày. Con
cái sống ít hơn 20 ngày và đẻ tổng cộng 20 – 30 trứng, (Trích dẫn bởi Vincenzo
Vacante, 2010).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) ghi nhận sự phân bố của nhện vàng trên 2 mặt
của lá và trên các đợt lộc khác nhau là khác nhau. Mật độ của nhện có liên quan khá
chặt đối với lượng mưa. Khi cây chưa ra hoa kết trái nhện sống ở tầng lá bánh tẻ là

chính, sau khi quả đậu chúng di chuyển từ các lá dưới lên các lá trên và lên quả. Các
tuổi cam khác nhau tỷ lệ hại và chỉ số hại khác nhau rõ rệt, tuổi càng cao tỷ lệ hại và
chỉ số hại càng cao. Trên 3 loại lá, lá non, lá bánh tẻ, lá già và quả mật độ nhện hại
cao nhất ở lá bánh tẻ và quả.
Nhện vàng có thời gian các pha phát triển ngắn, tại nhiệt độ 300C thời gian
phát triển các pha ngắn hơn ở 250C (Jeppson và ctv. 1975) và Meyer (1981) cho
rằng thời gian phát triển của nhện non tuổi 1 ở 320C là 1,8 ngày và ở 220C là 4,3
ngày còn thời gian phát dục của nhện tuổi 2 ở hai nhiệt độ tương ứng là 1,3 và 6,4
ngày. Vòng đời yếu tố quyết định sức tăng quần thể nhện vàng ở 300C ngắn hơn ở
250C là 5,6 ngày, (Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).

12



Theo Swirski và Amitai (1958), nhện vàng là một loài sống lang thang, trên lá
và quả của tất cả các loài cây có múi, tái tạo nồi giống bởi sinh sản đơn tính
Arrhenotokous (sinh sản toàn đực), (Trích dẫn bởi Vincenzo Vacante, 2010).
1.6.4 Triệu chứng và mức độ gây hại
Nhện chích hút vỏ trái làm cho trái bị nám, có màu nâu sáng tới màu đồng
đen. Vết chích làm hư tế bào của vỏ trái và tạo thành mày trắng bạc trên trái chanh
và có màu đỏ hồng trên trái cam chín và màu đen trên trái cam còn xanh. Khi mật
số cao nhện chích hút làm cho trái và cả lá như có một lớp bụi bám trên mặt, trái
mất đẹp, giãm giá trị thương phẩm, (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) ghi nhận thì cả nhện non và nhện trưởng thành

tập trung chích hút dịch vỏ quả, làm cho vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn,
màu “xi măng” hoặc màu nâu đen. Triệu chứng hại điển hình là khi quả đủ lớn, vỏ
quả có màu xám bạc, mất màu xanh hoặc vàng đặc trưng, toàn bộ vỏ quả hay một
diện tích lớn phía dưới quả có màu thâm hơi nâu hoặc thâm đen, làm giảm đáng kể
giá trị thương phẩm. Nếu bị hại từ lúc nhỏ, quả không lớn được, có khi bị khô đét
và rụng. Mặt dưới lá khi bị hại thường có màu nâu hơi đen hoặc hơi vàng. Cành nhỏ
màu nâu hơi tím hoặc thâm đen.
Nhện có thể gây hại trên trái, lá và cành nhưng gây hại quan trọng nhất trên
trái. Nhện gây hại từ khi trái vừa mới tượng cho đến khi thu hoạch, tuy nhiên Nhện
tập trung mật số rất cao trên trái non. Sự ăn phá của Nhện trên vỏ trái làm trái bị
nám và có hiện tượng Da lu (mầu nâu, nâu đen, hoặc mầu đồng đen) và da cám (vỏ
hơi bị sần sùi hoặc không không trơn láng, mầu nâu xám, xám trắng hoặc xám bạc.

Khi mật số Nhện cao, vỏ trái và lá như bị phủ một lớp lông sần sùi. Trái bị gây hại
thường có vỏ dầy hơn bình thường và có kích thước nhỏ hơn các trái không bị gây
hại. Khi mật số cao, Nhện vàng cũng gây hại trên lá và cành non.
( />tm)

13


×