Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của hóa CHẤT tín HIỆU đến KHẢ NĂNG ĐỊNH vị ký CHỦ của ONG ký SINH ASECODES HISPINARUMBOUCEK đối với bọ CÁNH CỨNG hại dừa BRONTISPA LONGISSIMAGESTRO TRONG điều KIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.4 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ THÚY AN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT TÍN HIỆU ĐẾN
KHẢ NĂNG ĐỊNH VỊ KÝ CHỦ CỦA ONG KÝ SINH
ASECODES HISPINARUM BOUCEK (HYMENOPTERA:
EULOPHIDAE) ĐỐI VỚI BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA
BRONTISPA LONGISSIMA GESTRO (COLEOPTERA:
CHRYSOMELIDAE) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
\

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT TÍN HIỆU ĐẾN
KHẢ NĂNG ĐỊNH VỊ KÝ CHỦ CỦA ONG KÝ SINH
ASECODES HISPINARUM BOUCEK (HYMENOPTERA:
EULOPHIDAE) ĐỐI VỚI BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA
BRONTISPA LONGISSIMA GESTRO (COLEOPTERA:


CHRYSOMELIDAE) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

Cán bộ hướng dẫn:
Ts. Lê Văn Vàng
Ths. Huỳnh Phước Mẫn

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Thúy An
MSSV: 3083841
Lớp: Bảo vệ thực vật khóa 34

Cần Thơ, 2012


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật với đề tài:
“KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT TÍN HIỆU ĐẾN KHẢ NĂNG
ĐỊNH VỊ KÝ CHỦ CỦA ONG KÝ SINH ASECODES HISPINARUM
BOUCEK (HYMENOPTERA: EULOPHIDAE) ĐỐI VỚI BỌ CÁNH CỨNG
HẠI DỪA BRONTISPA LONGISSIMA GESTRO (COLEOPTERA:
CHRYSOMELIDAE) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM”
Do sinh viên Lê Thị Thúy An thực hiện và đề nạp
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày …… tháng ..… năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
“KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT TÍN HIỆU ĐẾN KHẢ NĂNG
ĐỊNH VỊ KÝ CHỦ CỦA ONG KÝ SINH ASECODES HISPINARUM
BOUCEK (HYMENOPTERA: EULOPHIDAE) ĐỐI VỚI BỌ CÁNH CỨNG
HẠI

DỪA

BRONTISPA

LONGISSIMA

GESTRO

(COLEOPTERA:

CHRYSOMELIDAE) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM”
Do sinh viên LÊ THỊ THÚY AN thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.......................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:...............................................


DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

………………………………………

……………………………………

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn đại học nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thúy An

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Lê Thị Thúy An
Ngày, tháng, năm sinh: 03/10/1989

Dân tộc: Kinh
Họ và tên cha: Lê Văn Mười
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Hồng
Quê quán: ấp An Hưng, Thị Trấn An Phú, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang
Quá trình học tập:
Năm 1995 -2000: cấp 1 tại Trường Tiểu Học A An Phú.
Năm 2000-2004: cấp 2 tại Trường Trung Học Cơ Sở An Phú.
Năm 2004-2007: cấp 3 tại Trường THPT An Phú.
Năm 2008-2012: là sinh viên ngành Bảo vệ Thực vật khóa 34, Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người!
Thành kính biết ơn đến!
Thầy Lê Văn Vàng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình;
hướng dẫn khắc phục những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt cảm ơn!
Anh Huỳnh Phước Mẫn đã trực tiếp giúp đỡ, động viên, truyền đạt kinh
nghiệm trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng như hỗ trợ giúp đỡ trong suốt
quá trình thực hiện bố trí thí nghiệm.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Dương, Khanh, Hạnh, Thiện, Linh, Nghĩa, Liễu, Cúc đã giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm.
Các em Hằng, Khanh, Sương, Thanh, Bé lớp Bảo Vệ Thực Vật K35 đã giúp
đỡ trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm.
Các anh chị nhà lưới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã luôn động viên giúp đỡ

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân ái gửi về!
Tập thể lớp Bảo vệ Thực vật khóa 34, lời chúc tất cả sức khỏe, thành đạt.

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc

Lê Thị Thúy An

v


Lê Thị Thúy An. 2012. Khảo sát ảnh hưởng của hóa chất tín hiệu đến khả năng định
vị ký chủ của ong ký sinh Asecodes hispinarum Boucek (Hymenoptera: Eulophidae)
đối với bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro (Coleoptera:
Chrysomelidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trường Đại học Cần Thơ, 47
trang. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Văn Vàng và Ths. Huỳnh Phước Mẫn.
TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của hóa chất tín hiệu đến khả năng định vị ký chủ của ong ký
sinh Asecodes hispinarum Boucek (Hymenoptera: Eulophidae) đối với bọ cánh cứng hại
dừa Brontispa longissima Gestro (Coleoptera: Chrysomelidae) trong điều kiện phòng thí
nghiệm” được thực hiện từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012 tại bộ môn Bảo

Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Kết quả khảo sát số lượng ong A. hispinarum vũ hóa từ mummy khi cho ký sinh ở ấu
trùng B. longissima tuổi 4 cho số lượng ong vũ hóa cao, trung bình khoảng 66,1 con.
Kết quả về sự hấp dẫn của hóa chất tín hiệu lên khả năng định hướng của ong A.
hispinarum cho thấy thành trùng cái của ong A. hispinarum bị hấp dẫn cao hơn so với
thành trùng đực.

Kết quả khảo sát khả năng định vị ký chủ của ong Asecodes hispinarum bằng hệ

thống sử dụng luồng khí để đo khứu giác (airflow olfactometer) trong điều kiện
phòng thí nghiệm cho thấy kairomone phân của bọ cánh cứng hại dừa là nguồn hấp
dẫn chính đến sự định vị bọ cánh cứng B. longissima của ong A. hispinarum.
Từ khoá: Asecodes hispinarum, Brontispa longissima, kairomone, olfactometer

vi


MỤC LỤC
Trang
Tóm lược ........................................................................................................ vi
Mục lục ......................................................................................................... vii
Danh sách bảng............................................................................................... xi
Danh sách hình .............................................................................................. xii
Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt ..................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................... 2
1.1 Ong ký sinh Asecodes hispinarum Boucek.............................................. 2
1.1.1 Đặc điểm hình thái............................................................................ 2
1.1.2 Đặc điểm sinh học............................................................................. 3
1.1.3 Đặc điểm ký sinh .............................................................................. 3
1.2 Bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro ................................ 4
1.2.1 Ký chủ .............................................................................................. 4
1.2.2 Phân bố............................................................................................. 4
1.2.3 Đặc điểm hình thái........................................................................... 5
1.2.4 Vòng đời........................................................................................... 6
1.2.5 Tập quán sinh sống và cách gây hại ................................................. 7
1.3 Kairomone.............................................................................................. 8
1.3.1 Định nghĩa ........................................................................................ 8
1.3.2 Phân loại........................................................................................... 8

1.4 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng kairomone trong phòng thí nghiệm ...... 9
1.5 Sự tự vệ của cây trồng dưới tác động của côn trùng gây hại.................. 10
1.6 Phương pháp đánh giá khả năng định vị của ong ký sinh ...................... 12
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................. 14
2.1 Phương tiện .......................................................................................... 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
2.2.1 Thời gian và địa điểm ..................................................................... 15

vii


2.2.2 Phương pháp thực hiện ................................................................... 15
2.2.3 Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng kairomone ấu trùng BCCHD tuổi
4 lên khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều
kiện phòng thí nghiệm (T0: 30-330C; RH%: 46-68%) ............................ 16
2.2.4 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của nguồn tín hiệu từ lá dừa non
lên khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện
phòng thí nghiệm (T0: 30-340C; RH%: 46-62%).................................... 17
2.2.5 Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hưởng của nguồn tín hiệu từ lá dừa non
và ấu trùng bọ dừa tuổi 4 lên khả năng định hướng của ong ký sinh A.
hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 31-320C; RH%: 5262%)...................................................................................................... 18
2.2.6 Thí nghiệm 4: khảo sát ảnh hưởng của hợp chất bay hơi từ lá dừa bị
hại lên khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều
kiện phòng thí nghiệm (T0: 31-330C; RH%: 52-56%) ............................ 18
2.2.7 Thí nghiệm 5: khảo sát ảnh hưởng hợp chất bay hơi từ lá dừa bị hại
so với nguồn hóa chất tín hiệu từ lá dừa non lên khả năng định hướng
của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0:
30-320C; RH%: 58-60%) .............................................................................19
2.2.8 Thí nghiệm 6: khảo sát ảnh hưởng của hợp chất bay hơi từ lá dừa bị
hại so với kairomone ấu trùng BCCHD tuổi 4 lên khả năng định hướng

của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0:
31- 330C; RH%: 52-62%) ............................................................................20
2.2.9 Thí nghiệm 7: khảo sát ảnh hưởng của hợp chất bay hơi từ lá dừa bị
hại so với nguồn tín hiệu từ lá dừa non và ấu trùng BCCHD tuổi 4 lên
khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện
phòng thí nghiệm (T0: 30-330C; RH%: 58-60%) .......................................20
2.2.10 Thí nghiệm 8: khảo sát ảnh hưởng của nguồn tín hiệu từ lá dừa bị
hại đã loại bỏ phân lên khả năng định hướng của ong ký sinh A.
hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 30-320C; RH%: 4662%)...................................................................................................... 21
2.2.11 Thí nghiệm 9: khảo sát ảnh hưởng kairomone phân của BCCHD
so với hợp chất bay hơi từ lá dừa bị hại (không có phân ấu trùng) lên
khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện
phòng thí nghiệm (T0: 30-320C; RH%: 46-62%)................................... 22
2.2.12 Thí nghiệm 10: khảo sát ảnh hưởng kairomone phân của BCCHD

so với kairomone ấu trùng tuổi 4 lên khả năng định hướng của ong ký

viii


sinh A. hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 31-330C;
RH%: 48-54%)...................................................................................... 23
2.2.13 Thí nghiệm 11: khảo sát ảnh hưởng kairomone phân của BCCHD
so với kairomone lá dừa non lên khả năng định hướng của ong ký sinh
A. hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 30-330C; RH%:
46-60%) ................................................................................................ 24
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 25
3.1 Khả năng hoạt động của ong A. hispinarum trong các thí nghiệm khảo
sát về khả năng định vị ký chủ của ong A. hispinarum........................... 25
3.2 Khảo sát tỷ lệ đực cái của ong A. hispinarum trong các thí nghiệm đánh

giá khả năng định vị ký chủ của ong A. hispinarum ............................... 26
3.3 Thí nghiệm 1: ảnh hưởng của kairomone ấu trùng BCCHD tuổi 4 lên
khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện
phòng thí nghiệm .................................................................................. 27
3.4 Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của nguồn tín hiệu từ lá dừa non lên khả
năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện phòng
thí nghiệm ............................................................................................ 28
3.5 Thí nghiệm 3: ảnh hưởng của nguồn tín hiệu từ lá dừa non và ấu trùng
bọ dừa tuổi 4 lên khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum
trong điều kiện phòng thí nghiệm .......................................................... 29
3.6 Thí nghiệm 4: ảnh hưởng của hợp chất bay hơi tiết ra từ lá dừa bị hại
lên khả năng định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện
phòng thí nghiệm................................................................................... 31
3.7 Thí nghiệm 5: ảnh hưởng hợp chất bay hơi từ lá dừa bị hại so với
nguồn tín hiệu từ lá dừa non lên khả năng định hướng của ong ký sinh
A. hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm ................................... 32
3.8 Thí nghiệm 6: ảnh hưởng của hợp chất bay hơi từ lá dừa bị hại so với
kairomone ấu trùng BCCHD tuổi 4 lên khả năng định hướng của ong
ký sinh A. hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm ....................... 33
3.9 Thí nghiệm 7: ảnh hưởng của hợp chất bay hơi từ lá dừa bị hại so với
nguồn tín hiệu từ lá dừa non và ấu trùng BCCHD tuổi 4 lên khả năng
định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện phòng thí
nghiệm .................................................................................................. 34
3.10 Thí nghiệm 8: ảnh hưởng của hợp chất bay hơi từ lá dừa bị hại (không
có phân ấu trùng) lên khả năng định hướng của ong ký sinh A.
hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm........................................ 35

ix



3.11 Thí nghiệm 9: ảnh hưởng kairomone phân của BCCHD so với hợp
chất bay hơi từ lá dừa bị hại (không có phân ấu trùng) lên khả năng
định hướng của ong ký sinh A. hispinarum trong điều kiện phòng thí
nghiệm ...........................................................................................................37
3.12 Thí nghiệm 10: ảnh hưởng kairomone phân của BCCHD so với
kairomone ấu trùng tuổi 4 lên khả năng định hướng của ong ký sinh A.
hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm........................................ 38
3.13 Thí nghiệm 11: ảnh hưởng kairomone phân của BCCHD so với nguồn
tín hiệu từ lá dừa non lên khả năng định hướng của ong ký sinh A.
hispinarum trong điều kiện phòng thí nghiệm........................................ 39
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 41
4.1 Kết luận ................................................................................................ 41
4.2 Đề nghị................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 42

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Nghiệm thức của thí nghiệm 1

16


2.2

Nghiệm thức của thí nghiệm 2

17

2.3

Nghiệm thức của thí nghiệm 3

18

2.4

Nghiệm thức của thí nghiệm 4

18

2.5

Nghiệm thức của thí nghiệm 5

19

2.6

Nghiệm thức của thí nghiệm 6

20


2.7

Nghiệm thức của thí nghiệm 7

21

2.8

Nghiệm thức của thí nghiệm 8

22

2.9

Nghiệm thức của thí nghiệm 9

22

2.10

Nghiệm thức của thí nghiệm 10

23

2.11

Nghiệm thức của thí nghiệm 11

24


3.1

Kết quả về sự hoạt động của ong A. hispinarum trong quá trình khảo sát
khả năng định vị ký chủ của ong A. hispinarum ở các thí nghiệm trong điều
kiện nhiệt độ phòng (T0: 24 – 260C; RH%: 60 – 83%)

24

3.2

Kết quả về tỷ lệ đực cái của ong A. hispinarum tiếp xúc trong quá trình
khảo sát khả năng định vị ký chủ của ong A. hispinarum ở các thí nghiệm
trong điều kiện nhiệt độ phòng (T0: 30 – 330C; RH%: 46 – 68%)

25

3.3

Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 30330C; RH%: 46-68%)

27

3.4

Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 30340C; RH%: 46-62%)

28

3.5


Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 31320C; RH%: 52-62%)

30

3.6

Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 31330C; RH%: 52-56%)

31

3.7

Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 30320C; RH%: 58-60%)

32

3.8

Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 31330C; RH%: 52-62%)

33

xi


3.9

Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 30330C; RH%: 58-60%)


35

3.10

Số lượng ong A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 30-320C;
RH%: 46-62%)

36

3.11

Số lượng ong A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 30-320C;
RH%: 46 -62%)

37

3.12

Số lượng ong (con) A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 31330C; RH%: 48-54%)

39

3.13

Số lượng ong A. hispinarum tiếp xúc với nguồn tín hiệu (T0: 30-330C;
RH%: 46-60%)

40

xii



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Hình dạng ong A. hispinarum đực (trái) và ong cái (phải) (Thitraporn
Pundee, 2009)

3

1.2

Các giai đoạn phát triển của ong A. hispinarum (Thitraporn Pundee,
2009)

3

1.3

Vòng đời của B. longissima (Thitraporn Pundee, 2009)

6

1.4


Triệu chứng gây hại của bọ cánh cứng hại dừa

8

1.5

Thiệt hại của cây trồng và HIPVs. Cây trồng bị gây hại bởi côn trùng
và thải ra các hợp chất bay hơi trong hệ sinh thái, cả trên bề mặt và
dưới mặt đất. HIPVs có thể chọn lựa các ảnh hưởng khác nhau đến
các thành phần trong hệ sinh thái gây ra áp lực cho cây trồng (Marcel
Dicke et al., 2010)

11

1.6

Hệ thống olfactometer hình chữ Y (Hori và ctv., 2006) và hệ thống
olfactometer theo thiết kế của Pettersson (Vet et al., 1983)

13

2.1

Hệ thống ống Airflow Olfactormeter chữ T

14

2.2


Ấu trùng B. longissima tuổi 4

15

2.3

Mummy được nuôi riêng trong ống nghiệm

16

3.1

Ong A. hispinarum vũ hóa từ mummy ấu trùng tuổi 4

25

3.2

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm ảnh hưởng của
ATT4 lên khả năng định vị ký chủ của ong A. hispinarum

28

3.3

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm ảnh hưởng của lá
dừa non lên khả năng định vị ký chủ của ong A. hispinarum

29


3.4

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm ảnh hưởng của lá
dừa non kết hợp với ATT4 lên khả năng định vị ký chủ của ong A.
hispinarum

30

3.5

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm ảnh hưởng của
LDBH lên khả năng định vị ký chủ của ong A. hispinarum

32

3.6

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm so sánh ảnh hưởng
của LDBH so với LDN lên khả năng định vị ký chủ của ong A.
hispinarum

33

3.7

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm so sánh ảnh hưởng
của LDBH so với ATT4 lên khả năng định vị ký chủ của ong A.

34


xiii


hispinarum

3.8

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm so sánh ảnh hưởng
của LDBH so với LDN kết hợp với ATT4 lên khả năng định vị ký
chủ của ong A. hispinarum

35

3.9

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm ảnh hưởng của
LDBH (không chứa phân) lên khả năng định vị ký chủ của ong A.
hispinarum

36

3.10

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm so sánh khả năng
hấp dẫn của phân BCCHD so với LDBH lên khả năng định vị ký chủ
của ong A. hispinarum

38

3.11


Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm so sánh khả năng
hấp dẫn của phân BCCHD so với ATT4 lên khả năng định vị ký chủ
của ong A. hispinarum

39

3.12

Số lượng ong tiếp xúc ở các thời điểm thí nghiệm so sánh khả năng
hấp dẫn của phân BCCHD so với LDN lên khả năng định vị ký chủ
của ong A. hispinarum

40

xiv


DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

BCCHD:

Bọ cánh cứng hại dừa

ATT4:

Ấu trùng tuổi 4

LDN:


Lá dừa non

LDBH:

Lá dừa bị hại

xv


MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, diện tích trồng dừa (Cocos nucifera L.) khoảng 155.800 ha tập trung ở
đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ven biển miền Trung; sản lượng dừa đạt
khoảng 892.000 tấn/năm (Nguyễn Sinh Cúc, 2003). Cây dừa và các nghề có liên
quan đến dừa mang lại giá trị kinh tế cao (Wales and Sanger, 2001), bên cạnh
nguồn thu trực tiếp từ sản lượng dừa tươi, sản phẩm từ dừa rất đa dạng: dầu dừa, thủ
công mỹ nghệ từ thân và gáo dừa, xơ dừa, than hoạt tính, kẹo dừa, thạch và nước
dừa đóng hộp…(Panwar, 1990) góp phần lớn cải thiện thu nhập cho người dân, đặc
biệt cho các lao động ở nông thôn.
Nhiều năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro
(Coleoptera: Chrysomelidae) là một trong những dịch hại quan trọng nhất trên cây
dừa và một số loài họ cau dừa (Palmae) (Howard et al., 2001; Liebregts and
Champman, 2004; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Các biện pháp sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả quản lý B.
longissima chưa cao do dừa là cây trồng có chiều cao lớn và bọ cánh cứng
Brontispa longissima tập trung trong các đọt non chưa bung ra hoặc gốc lá.
Hiện nay, các nổ lực nghiên cứu và áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật ít độc, ít
tác động đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái đang được phát triển
mạnh mẽ. Từ năm 2003, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations) hỗ trợ việc phòng
trị lâu dài cho Việt Nam bằng cách du nhập loài ong ký sinh ấu trùng Asecodes

hispinarum vào để nuôi thả, tái lập sự cân bằng mật số của bọ dừa Brontispa
longissima với thiên địch. Kết quả bước đầu cho thấy có triển vọng tốt (Hồ Văn
Chiến, 2009; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Đối với ong ký sinh, để
định vị được ký chủ thành trùng cái phải vận dụng kết hợp nhiều cơ quan cảm giác
(Wackers and Lewis, 1994), trong đó, sự tiếp nhận hoá học (chemoreception) bằng
khứu giác đóng vai trò quan trọng nhất giúp loài ký sinh định vị ký chủ (Turling et
al., 1993). Do đó, việc xác định các chất hấp dẫn giúp ong Asecodes hispinarum
định vị ký chủ B. longissima là cần thiết để góp phần tăng cường hiệu quả quản lý
bọ cánh cứng B. longissima bằng cách sử dụng ong ký sinh A. hispinarum.
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của hóa chất tín hiệu đến khả năng định vị ký chủ
của ong ký sinh Asecodes hispinarum Boucek (Hymenoptera: Eulophidae) đối
với bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro (Coleoptera:
Chrysomelidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện nhằm góp
phần tìm ra những tiền đề sơ khởi để phát triển những chiến lược mới trong quản lý
dịch hại tổng hợp loài B. longissima theo hướng thân thiện với môi trường.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Ong ký sinh Asecodes hispinarum Boucek
- Phân loại:
+ Bộ: cánh màng (Hymenoptera).
+ Họ: ong nhỏ râu ngắn (Eulophidae).
+ Giống: Asecodes.
+ Loài: hispinarum.
- Tên khoa học: Asecodes hispinarum Boucek.

- Ký chủ: Asecodes hispinarum Boucek là loài ong ký sinh chuyên tính, chỉ được
ghi nhận ký sinh trên ấu trùng của hai loài bọ cánh cứng thuộc phân họ Hispinae
(Coleoptera: Chrysomelidae) là Brontispa longissima (Trần Tấn Việt, 2003; Hồ Văn
Chiến, 2009) và Plesispa reichei Chapuis (Thitraporn pundee, 2009).
1.1.1 Đặc điểm hình thái
Thành trùng A. hispinarum rất nhỏ (chiều ngang khoảng 0,19-0,31 mm, chiều dài
khoảng 0,74-1,14 mm), màu đen. Râu đầu ngắn, 7 đốt, đốt cuối nhọn, có lông bao
phủ. Bàn chân có 5 đốt. Cánh trước rộng, cánh sau hẹp, lông mép cánh tương đối
dài, trên mặt cánh có lớp lông mịn không xếp thành hàng (Hồ Văn Chiến, 2009).
- Trứng: trứng có hình bầu dục, trong suốt, không màu (Hồ Văn Chiến, 2009),
ong cái có thể đẻ nhiều trứng/lần và đẻ hơn 100 trứng bên trong ấu trùng B.
longissima (Thitraporn Pundee, 2009).
- Ấu trùng: cơ thể ấu trùng của ong A. hispinarum có hình bầu dục, trong suốt,
không chân, di chuyển nhờ sự co giãn của cơ giữa các đốt. Ấu trùng phát triển bên
trong cơ thể ký chủ (Hồ Văn Chiến, 2009).
- Nhộng: nhộng của ong A. hispinarum có dạng nhộng trần, không có lớp tơ hay
áo bao phủ. Nhộng phát triển trong cơ thể ký chủ. Màu sắc của nhộng biến đổi trong
quá trình phát dục, từ vàng nhạt, nâu nhạt đến màu đen (Hồ Văn Chiến, 2009).
- Thành trùng: ong ký sinh cái có kích thước lớn hơn ong đực, bụng tròn hoặc
tù, phình to ở các đốt giữa, phía cuối đốt bụng có máng đẻ trứng; ong ký sinh đực
có bụng thon nhỏ, nhọn phía cuối đốt bụng (Hình 1.1) (Hồ Văn Chiến, 2009).

2


Hình 1.1 Hình dạng ong A. hispinarum đực (trái) và ong
cái (phải) (Thitraporn Pundee, 2009)

1.1.2 Đặc điểm sinh học


Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của ong A. hispinarum (Thitraporn Pundee, 2009)

Vòng đời của ong A. hispinarum biến động từ 17-22 ngày tùy vào điều kiện nhiệt
độ và ẩm độ (Liebregts et al., 2006; Hồ Văn Chiến, 2009). Ở điều kiện T0: 24 ±
20C; RH%: 72 ± 10%, thời gian phát triển của trứng là 2,5 ngày, ấu trùng là 6,7
ngày và giai đoạn nhộng 7,5 ngày. Ở điều kiện T0: 28-300C và RH%: 74-82%, thời
gian phát triển từ trứng đến thành trùng của ong A. hispinarum khoảng 15-18 ngày,
trong đó giai đoạn nhộng kéo dài 6-7 ngày. Ở điều kiện T0: 30-340C và RH%: 62 –
68%, giai đoạn nhộng kéo dài là 7-9 ngày (Hồ Văn Chiến, 2009). Ở điều kiện ẩm độ
cao, lớp biểu bì của các “mummies” bị khô nên ong A. hispinarum sau khi vũ hóa sẽ
khó khoét lổ để chui ra ngoài (Hồ Văn Chiến, 2009), với số lượng từ 3-5 lổ/mummy
(Lu et al., 2008). Thời gian sống của thành trùng khoảng 5-7 ngày (Hồ Văn Chiến,
2009; Thitraporn pundee, 2009) và trung bình 2,3 ngày khi không cung cấp thức ăn
(Yueguan, 2007).
1.1.3 Đặc điểm ký sinh

3


Khả năng ký sinh của ong A. hispinarum cái biến động từ 1 đến 3 ký chủ. Trưởng
thành cái có khả năng đẻ từ 37-148 trứng. Số ong vũ hóa khoảng 26-137
con/mummy (Hồ Văn Chiến, 2009). Khả năng sinh sản của ong chỉ tập trung trong
những ngày đầu tiên sau khi vũ hóa, đặc biệt là ngày thứ nhất, và giảm dần về sau
(Liebregts et al., 2006). Ong ký sinh đẻ trứng theo dạng đơn phôi, trứng được đẻ
rời nhau. Ong A. hispinarum có thể đẻ trứng ở bất cứ vị trí nào trên thân của ấu
trùng BCCHD (Hồ Văn Chiến, 2009).
Trong điều kiện tự nhiên, ong A. hispinarum có khả năng ký sinh từ ấu trùng tuổi 1
đến nhộng, nhưng thích hợp nhất là ở ấu trùng tuổi 4 (Thitraporn Pundee, 2009),
làm cho ấu trùng của bọ cánh cứng hại dừa khó chuyển qua giai đoạn trưởng thành
và nếu có thì với số lượng rất ít. Ong thường vũ hóa tập trung vào buổi sáng và buổi

trưa trong ngày (Hồ Văn Chiến, 2009).
1.2 Bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro
- Phân loại:
+ Bộ: cánh cứng (Coleoptera).
+ Họ: ánh kim (Chrysomelidae).
+ Giống: Brontispa
+ Loài: longissima
- Tên khoa học: Brontispa longissima Gestro (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011).
1.2.1 Ký chủ
Bọ cánh cứng hại dừa B. longissima là một trong những loài dịch hại nguy hiểm
nhất trên dừa Cocos nucifera L. và các loài cau dừa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011). Theo Nguyễn Văn Đức Tiến (2000); Phạm Thị Thùy Oanh và ctv.
(2003) và Rethinum và Singh (2005), ký chủ của BCCHD bao gồm khoảng 18 loại
cây thuộc họ cau dừa và thiên tuế, trong đó ký chủ chính: dừa Cocos nucifera và các
ký chủ phụ: cau ăn trầu Areca catechu, cọ dầu Elaesis guineensis, thiên tuế
Cycaspectinata…
1.2.2 Phân bố
Bọ cánh cứng B. longissima có nguồn gốc từ đảo Aru (Indonesia) và sau đó được
phát hiện ở nhiều đảo của châu Đại Dương như Salomon (1929), Vanuatu (1937),
Tahiti (1961) và Samoa (1974), ở Úc (1984), Đài Loan (1982), Trung Quốc (1988)
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Bọ cánh cứng B. longissima được ghi
nhận ở Việt Nam vào năm 1999, và lan rộng nhanh chóng ở một số nước Đông
Nam Á như Thái Lan, Campuchia và Philippin (Liebregts and Chapman, 2004).
4


1.2.3 Đặc điểm hình thái
- Trứng: hình bầu dục, hơi dẹt, màu nâu, chiều dài trung bình 1,4 mm, chiều
rộng trung bình 0,5 mm (Froggatt and O’Connor, 1941; Lever, 1969; Hồ Văn

Chiến, 2009). Vỏ trứng không trơn láng mà lỗ chổ như tổ ong (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000), được bao phủ bằng lớp dịch giống như mùn cưa có màu trắng đục (Hồ
Văn Chiến, 2009). Khi ấu trùng chui ra khỏi vỏ trứng, ấu trùng sử dụng phần đuôi
vẫy mạnh làm cho vỏ trứng rơi ra khỏi bề mặt của lá dừa (Hồ Văn Chiến, 2009).
Khi đẻ trứng, thành trùng cái BCCHD di chuyển tới dọc theo phiến lá song song với
gân chính đẻ thành từng nhóm từ 1-5 trứng, trứng nằm nối liền nhau và được gắn
trên rãnh nhỏ do chúng cạp theo mặt của lá. Sau đó, chúng bò sang vị trí khác để đẻ
các nhóm trứng khác (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000; Hồ Văn Chiến, 2009). Trứng của
bọ dừa có thể được đẻ ở vị trí bên trong hay bên ngoài hai mặt lá đơn của lá kép
chưa bung ra (đọt non). Khi ấu trùng chui ra khỏi vỏ trứng, ấu trùng sử dụng phần
đuôi vẫy mạnh làm cho vỏ trứng rơi ra khỏi bề mặt của lá dừa (Hồ Văn Chiến,
2009).
- Ấu trùng: ấu trùng có thể có từ 4-6 tuổi (O’Connor, 1940; Froggatt and
O’Connor, 1941; Hồ Văn Chiến, 2009). Ấu trùng ở tuổi nhỏ có màu trắng nhạt về
sau chuyển sang màu vàng nhạt.
+ Ấu trùng tuổi 1 có đầu hơi lớn hơn thân mình. Bên ngoài cơ thể ấu trùng bọ
dừa có lớp cutin bao bọc dầy đặc, lông mọc từ giữa đến gần cuối dọc theo hai bên
hông; dọc theo trên lưng mép rìa trên bụng có khoảng 5-6 lông (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000). Chiều dài trung bình của ấu trùng tuổi 1 khoảng 1,8 mm và chiều rộng
khoảng 0,8 mm (Hồ Văn Chiến, 2009).
+ Ấu trùng tuổi 2 phát triển đầy đủ hơn ấu trùng tuổi 1. Phần cuối của bụng
dài hơn, mỗi bên mang 4 lông dài và phát triển đầy đủ hơn ấu trùng tuổi 1, và có
những điểm khác nhau ở phần da của lưng. Có 8 lông trước ngực (4 lông ở mỗi bên)
và 3 lông ở giữa ngực và 3 lông phía sau ngực, phần bài tiết có 1 lông ở cuối. Kích
thước trung bình của ấu trùng tuổi 2 là 2,8 mm chiều dài và 0,8 mm chiều rộng. Ấu
trùng tuổi 2 đến tuổi 5 có màu vàng nhạt (Hồ Văn Chiến, 2009).
+ Ấu trùng từ tuổi 3 đến tuổi 5 dường như không có thay đổi về hình dạng, chỉ
có thay đổi về kích thước. Ấu trùng tuổi 5 đã phát triển đầy đủ có thân mình hơi
phẳng, các cạnh thân mình song song nhau, dạng hình dẹp dần từ trước ngực kéo
dài đến đích. Ấu trùng có 13 đốt: 1 đốt là phần đầu, 3 đốt ở phần ngực và 9 đốt ở

phần bụng. Đầu mang 2 râu, hàm dưới của miệng có một cặp răng ở chóp. Phần
bụng từ đốt thứ 8 và thứ 9 có dạng giống nhau, cuối cùng là phần đuôi và hậu môn.
Phần lưng của ngực trước có một mảnh đệm khá cứng. Ấu trùng có 3 đôi chân phát
triển hoàn chỉnh ở phần ngực trước, cuối chân được giới hạn bởi một vuốt đơn và
5


một mảnh đệm vuốt. Toàn bộ bề mặt bên ngoài của da được che phủ bởi nhiều gai
nhỏ. Ấu trùng ở tuổi 5 dài trung bình 9,6 mm và rộng 2,3 mm (Hồ Văn Chiến,
2009).
- Nhộng: nhộng mới thành lập có màu vàng trắng, có chiều dài trung bình 9 - 10
mm, chiều rộng 2 mm (Waterhouse and Norris, 1987; O'Connor, 1940). Nhộng của
bọ cánh cứng hại dừa cũng nằm trong các lá dừa đơn. Cơ thể nhộng gồm có 3 phần:
đầu có 3 phần: phần giữa và 2 phần ở 2 bên, trước đầu có mang gai nhỏ không bén.
Ngực mỗi bên có mang một đôi cánh. Bụng có 9 đốt, đốt thứ 8 và đốt thứ 9 gần như
dính chung vào. Mỗi đốt bụng có mang những gai nhỏ không bén (Hồ Văn Chiến,
2009).
- Thành trùng: bề mặt của cánh trước có nhiều chấm nhỏ phân bố đều khắp
cánh. Thành trùng có ba đôi chân, chân có giác bám. Đầu, cánh, râu có màu nâu
đen, mảnh lưng ngực và phần tiếp giáp với mảnh lưng ngực màu vàng cam (Hồ Văn
Chiến, 2009). Trưởng thành có chiều dài trung bình là 9,7 mm và chiều rộng
khoảng 2,2 mm. Thành trùng đực thì hơi nhỏ hơn thành trùng cái. Thành trùng cái
có thể đẻ hơn 430 trứng trong suốt quá trình sống (O'Connor, 1940; Waterhouse and
Norris, 1987; Liebregts et al., 2006).
1.2.4 Vòng đời

Hình 1.3 Vòng đời của B. longissima (Thitraporn Pundee, 2009)

Chu kỳ sinh trưởng của BCCHD kéo dài từ 43-67 ngày, giai đoạn trứng 4-5 ngày,
giai đoạn ấu trùng 20-30 ngày, giai đoạn nhộng 4-6 ngày, thành trùng bắt đầu đẻ

trứng trong giai đoạn 17 đến 20 ngày sau khi vũ hóa ở điều kiện nhiệt độ 26-27,50C
(Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh, 2000 trích dẫn bởi Nguyễn Thị
6


Thu Cúc, 2000). Ở điều kiện nhiệt độ 26-300C và ẩm độ 72-81%, ấu trùng có 5 tuổi,
thời gian từng tuổi từ 3,68-6,84 ngày, tiền nhộng khoảng 2,39 ngày, giai đoạn
nhộng là 5,48 ngày, thành trùng sống từ 146-198 ngày (Hồ Văn Chiến, 2009).
1.2.5 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), bọ cánh cứng hại dừa tấn công trên cây dừa ở
mọi lứa tuổi, thường tập trung và gây hại nặng trên những cây từ 2-5 năm tuổi. Bộ
phận cây bị hại là phần lá dừa non, chưa mở ra (Hồ Văn Chiến, 2001; Ngô Công
Chúng và ctv., 2003). Sự tấn công của bọ dừa tạo thành các sọc của mô lá non làm
ức chế sự tăng trưởng của lá trong thời gian dài, lá bị yếu, dễ bị nhiễm bệnh và khô
đi, những cây bị nhiễm nặng cây sẽ chết (Waterhouse and Norris, 1987).
Theo Hồ Văn Chiến (2009) cả ấu trùng và thành trùng đều phá hại trên lá của đọt
non khi chưa bung ra, nó ăn lớp biểu bì trên của lá tạo thành những đường sọc tiêu
biểu song song với gân chính. Những đường sọc này có độ rộng khác nhau, có màu
nâu đỏ. Chỗ lá bị ăn khi tàu lá bung ra có biểu hiện nhăn nheo và co dúm lại làm
cho lá có hình thù đặc trưng bởi sự gây hại của bọ cánh cứng hại dừa.
Trên những lá đơn nếu diện tích bị tấn công rộng và nhiều thì sẽ làm ảnh hưởng đến
các mô trong quá trình quang tổng hợp. Khi mà tàu lá đọt mở bung ra thì thành
trùng di chuyển xuống gốc lá (đêm tối bò lên kiếm ăn) hoặc di chuyển sang những
cây gần đó có lá non hơn để tấn công, thường thì mức độ ăn của ấu trùng nhiều hơn
thành trùng (Tothill, 1929; Hồ Văn Chiến, 2009). Tuy nhiên, theo O’Connor
(1940), thành trùng sẽ có sức ăn nhiều hơn vì chúng có thời gian sống rất dài.
Ở những cây dừa trưởng thành, thường thì một đọt lá non mới được thành lập
khoảng 4-5 tuần. Do vậy, thời gian định kỳ để đọt lá non mở ra sẽ rất ngắn; và một
khi tàu lá nở bung ra thì bọ cánh cứng hại dừa thường không thích cư trú vì sợ ánh
sáng. Do vậy, sự gây hại thường ít hơn. Tốc độ thành lập tàu lá đọt khá nhanh ở

những cây dừa có hơn 5 năm tuổi và kéo dài đến 8-10 năm tuổi, điều này cho thấy
rằng ở giai đoạn này cây rất khỏe, có đủ sức mạnh để vượt qua sự tấn công trầm
trọng của bọ cánh cứng hại dừa. Trong khi ở những cây dừa còn nhỏ, sau khi mọc
mầm một cách nhanh chóng, ở giai đoạn đầu chỉ một số lá được thành lập. Trong
khi lá đọt thỉnh thoảng mới hình thành trong 4-5 năm đầu và thường thì một lá đọt
được thành lập trung bình khoảng 6-7 tuần, có khi lên đến 8 tuần. Chính vì lý do
trên, ở những cây dừa còn nhỏ, ít có nhiều đọt bị bọ cánh cứng hại dừa tấn công
trong cùng một thời gian mà thường thì tập trung chỉ một tàu đọt nên mật số của B.
longissima càng nhiều hơn, lá đọt lại có kích thước nhỏ, sự thiệt hại càng nặng (Hồ
Văn Chiến, 2009).
Khi B. longissima tấn công lên cây dừa một thời gian ngắn thì đọt dừa có các biểu
hiện lá bị khô héo và chết, dừa cho trái ít dần, càng ngày có thêm nhiều lá bị hại
7


trên cây. Khi sự gây hại kéo dài trong nhiều năm thì dừa có các biểu hiện rụng trái,
lá còn trơ lại bộ khung, cả đọt có nhiều lá chết đen, cây sẽ yếu và chết (Hình 1.4)
(Hồ Văn Chiến, 2009).

Hình 1.4 Triệu chứng gây hại của bọ cánh cứng hại dừa

1.3 Kairomone
1.3.1 Định nghĩa
Kairomone là những hóa chất tín hiệu được phóng thích ra môi trường từ một sinh
vật sẽ tạo nên những đáp ứng tập tính hoặc sinh lý đối với một sinh vật của loài
khác và những đáp ứng này chỉ có lợi cho sinh vật nhận được tín hiệu mà không có
lợi cho sinh vật tạo ra tín hiệu (Nordlund et al., 1976; Dicke et al., 1988b).
1.3.2 Phân loại
Dựa vào tính chất tác động đối với sinh vật hưởng lợi, kairomone được chia làm
nhiều loại khác nhau như sau: kairomone tìm kiếm (foraging kairomone),

kairomone tránh né kẻ thù (enemy avoidance), kairomone sinh dục (sexual
kairomone) và kairomone tập hợp (aggregation kairomone) (Ruther et al., 2002).
- Kairomone tìm kiếm (foraging kairomone) được sử dụng bởi sinh vật được lợi
nhằm tìm kiếm thức ăn cho bản thân hoặc con cái của chúng (Cork, 2004).
- Kairomone tránh né kẻ thù (enemy avoidance) được sinh vật được lợi sử dụng
để giảm sự va chạm với các loài thiên địch của chúng trong tự nhiên (Cork, 2004).
- Kairomone sinh dục (sexual kairomone) là những hóa chất tín hiệu do một sinh
vật tạo ra và được sinh vật của loài khác sử dụng để định vị bạn tình của chúng
(Cork, 2004).

8


×