Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của một số LOẠI THUỐC bảo vệ THỰC vật lên bọ rùa sáu vệt ĐEN và THỨC ăn NHÂN tạo NUÔI ấu TRÙNG bọ rùa TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TÔ TRUNG NGHĨA

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT LÊN BỌ RÙA SÁU
VỆT ĐEN (Menochilus sexmaculatus Fab.) VÀ
THỨC ĂN NHÂN TẠO NUÔI ẤU TRÙNG BỌ RÙA
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 06/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT LÊN BỌ RÙA SÁU
VỆT ĐEN (Menochilus sexmaculatus Fab.) VÀ
THỨC ĂN NHÂN TẠO NUÔI ẤU TRÙNG BỌ RÙA
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


Ths. Phạm Kim Sơn

Tô Trung Nghĩa
MSSV: 3083809
Lớp: BVTV K34

Cần Thơ, 06/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
--------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên bọ rùa sáu vệt đen
(Menochilus sexmaculatus Fab.) và thức ăn nhân tạo nuôi ấu trùng bọ rùa trong phòng
thí nghiệm”
Do sinh viên Tô Trung Nghĩa thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ngày……tháng……năm 2012
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012

DUYỆT KHOA


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

.................................................

....................................................

.................................................

....................................................

.................................................

....................................................

.................................................

....................................................


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
-------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với tên đề
tài: “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực lên bọ rùa sáu vệt đen
(Menochilus sexmaculatus Fab.) và thức ăn nhân tạo nuôi ấu trùng bọ rùa trong phòng
thí nghiệm”

Do sinh viên Tô Trung Nghĩa thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Ngày…….tháng………năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ths. Phạm Kim Sơn


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi dạy con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Phạm Kim Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn Trần Vũ Phến đã quan tâm và dìu dắt em hoàn thành tốt khóa học.
Quý thầy, cô trường Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cám ơn:
Các bạn Mai, Ý, Chiến, Bá, Ngọc Nghĩa, Yến Nhi, anh Tùng, anh Nghĩa, chị
Yến và tập thể lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 34, 35 đã quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài
Thân gửi đến các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K34 lời chúc thành đạt trong tương
lai.

Tô Trung Nghĩa


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:


Họ và tên: Tô Trung Nghĩa
Ngày, tháng, năm sinh: 16/08/1990
Nơi sinh: huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
Con ông: Tô Vạn Triết
Và bà: Tống Thị Phiếm
Chổ ở hiện nay: ấp Vĩnh Thạnh A, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
II.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
1. Tiểu học:
Thời gian: 1996-2001
Trường: Tiểu học “ D” Vĩnh Hòa.
Địa chỉ: xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian: 2001-2005
Trường: Trung học cơ sở Vĩnh Xương
Địa chỉ: xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian: 2005-2008
Trường: Trung học phổ thông Vĩnh Xương
Địa chỉ: xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
4. Đại học:
Thời gian: 2008-2012
Trường: Đại Học Cần Thơ, sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 34
Địa chỉ: đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả

trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

TÔ TRUNG NGHĨA


Tô Trung Nghĩa, 2012. “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên
bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) và thức ăn nhân tạo nuôi ấu trùng
bọ rùa trong phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật, Bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Kim Sơn.

TÓM LƯỢC
Đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên bọ rùa sáu vệt
đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) và thức ăn nhân tạo nuôi ấu trùng bọ rùa trong
phòng thí nghiệm” được thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012 tại phòng thí
nghiệm phòng trừ sinh học, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ
thực vật lên bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) để từ đó biết được
những loại thuốc nào có hoặc không có ảnh hưởng đến bọ rùa thiên địch cũng như
bước đầu nghiên cứu thức ăn nhân tạo cho việc nuôi nhân bọ rùa sáu vệt đen làm cơ sở
cho công tác phòng trừ sinh học theo hướng bền vững và an toàn môi trường sinh thái.
Với phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên bọ rùa sáu vệt đen ngoài đồng về thực hiện 2 thí
nghiệm là nuôi ấu trùng bọ rùa bằng 8 công thức thức ăn nhân tạo khác nhau bao gồm
thức ăn dạng nhão và dạng thạch và thí nghiệm với 20 loại thuốc BVTV là: Anco
600DD, Onecide 15EC, Tungmaxone 20SL, Lyphoxim 41SL, Ridomil Gold 68WP,

Topan 70WP, Antracol 70WP, Aliette 800WG, Coc 85WP, Kasumin 2L, Dithan M-45
80WP, Binhnomyl 50WP, Comite 73EC, Nissorun 5EC, Ortus 5SC, Takare 2EC, Tỏi
Tỏi 12.5DD, Map Green 6AS, Neem-Nim 0.3EC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC
trong phòng thí nghiệm với cách tác động là phun trực tiếp lên thành trùng bọ rùa. Kết
quả thu được như sau:
Đối với thuốc trừ cỏ, thuốc Anco 600DD có tác động lên bọ rùa ở mức rất thấp,
các loại thuốc còn lại là Onecide 15EC, Tungmaxone 20SL, Lyphoxim 41SL hầu như
không có ảnh hưởng lên bọ rùa.
Đối với thuốc trừ nhện, thuốc Takare 2EC, Comite 73EC, Ortus 5SC có tác
động rất ít đến bọ rùa. Thuốc Nissorun 5EC không có ảnh hưởng lên bọ rùa sáu vệt
đen.
i


Đối với thuốc trừ sâu thảo mộc, hai loại thuốc có ảnh hưởng gây chết thấp lên
bọ rùa là Map Green 6AS và dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC. Hai loại thuốc còn lại
là Neem-Nim 0.3EC và Tỏi Tỏi 12.5DD rất ít tác động lên bọ rùa sáu vệt đen.
Đối với thuốc trừ bệnh cây, các loại thuốc Ridomil Gold 68WP, Topan 70WP,
Binhnomyl 50WP, Antracol 70WP, Coc 85WP, Kasumin 2L, Dithan M-45 80WP được
sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng nhẹ lên bọ rùa. Thuốc Aliette 800WG hầu như
không có tác động và rất an toàn cho bọ rùa sáu vệt đen.
Qua kết quả thí nghiệm 8 loại thức ăn nhân tạo nuôi bọ rùa sáu vệt đen cho thấy:
Với 4 công thức thức ăn dạng nhão thì loại thức ăn CT1 được kết hợp giữa bột
nhộng tằm, mật ong và nước cất là thích hợp hơn, đạt tỷ lệ thành trùng là 23,3% và thời
gian trung bình từ ấu trùng tuổi 1 đến thành trùng là 21,31 ngày, chiếm ưu thế.
Còn 4 công thức thức ăn nhân tạo dạng thạch cho thấy loại thức ăn CT7 được
phối trộn giữa bột nhộng tằm, bột gan gà, nấm men, đường sucrose, vitamin C, agar và
nước cất là chiếm ưu thế hơn, đạt tỷ lệ thành trùng là 30% và thời gian trung bình từ ấu
trùng tuổi 1 đến thành trùng là 20,32 ngày.


ii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC..................................................................................................................i
MỤC LỤC.....................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................................vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab. (Coleoptera: Coccinellidae)2
1.1.1. Sự phân bố và kí chủ .....................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học .....................................................................2
1.1.2.1. Trứng........................................................................................................2
1.1.2.2. Ấu trùng ...................................................................................................3
1.1.2.3. Nhộng.......................................................................................................4
1.1.2.4. Thành trùng..............................................................................................5
1.1.2.5. Chu kỳ sinh trưởng...................................................................................6
1.1.2.6. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.....................................................................6
1.1.2.7. Khả năng thiên địch của bọ rùa sáu vệt đen ...........................................6
1.1.2.8. Khả năng tự vệ .........................................................................................7
1.2. Rầy mềm..............................................................................................................7
1.3. Một số nghiên cứu về thức ăn nhân tạo nuôi nhân bọ rùa thiên địch trên thế giới
.......................................................................................................................................8
1.4. Giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm dùng trong thí nghiệm ......................10
1.5. Ảnh hưởng của việc nhân nuôi liên tiếp các thế hệ đến khả năng sinh sản, tỷ lệ
nở của trứng và trưởng thành bọ rùa sáu vệt đen trong phòng thí nghiệm ........ 11
1.6. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến bọ rùa ..................................................12
1.7. Đặc tính của một số thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thí nghiệm.....................13
1.7.1. Đặc tính của một số loại thuốc trừ cỏ dùng trong thí nghiệm .......................13

1.7.1.1. Thuốc Anco 600DD .................................................................................13
iii


1.7.1.2. Thuốc Onecide 15EC ...............................................................................13
1.7.1.3. Thuốc Tungmaxone 20SL.........................................................................14
1.7.1.4. Thuốc Lyphoxim 41SL .............................................................................14
1.7.2. Đặc tính của một số loại thuốc trừ bệnh cây dùng trong thí nghiệm ............15
1.7.2.1. Thuốc Ridomil Gold 68WP ......................................................................15
1.7.2.2. Thuốc Topan 70WP .................................................................................15
1.7.2.3. Thuốc Antracol 70WP..............................................................................16
1.7.2.4. Thuốc Aliette 800WG...............................................................................16
1.7.2.5. Thuốc Coc 85WP .....................................................................................17
1.7.2.6. Thuốc Kasumin 2L ...................................................................................17
1.7.2.7. Thuốc Dithan M-45 80WP.......................................................................18
1.7.2.8. Thuốc Binhnomyl 50WP ..........................................................................18
1.7.3. Đặc tính của một số loại thuốc trừ nhện dùng trong thí nghiệm ...................18
1.7.3.1. Thuốc Comite 73EC.................................................................................18
1.7.3.2. Thuốc Nissorun 5EC................................................................................19
1.7.3.3. Thuốc Ortus 5SC......................................................................................19
1.7.3.4. Thuốc Takare 2EC ...................................................................................20
1.7.4. Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc dùng trong thí nghiệm......20
1.7.4.1. Thuốc Tỏi Tỏi 12.5DD .............................................................................20
1.7.4.2. Thuốc Map Green 6AS.............................................................................21
1.7.4.3. Thuốc Neem-Nim Xoan Xanh Green 0.3EC ............................................21
1.7.4.4. Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC.........................................................22
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................23
2.1. Phương tiện.......................................................................................................23
2.2. Phương pháp .....................................................................................................23
2.2.1. Thời gian và địa điểm .................................................................................23

2.2.2. Phương pháp ...............................................................................................23

iv


2.2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ
rùa sáu vệt đen qua phun thuốc trực tiếp lên bọ rùa trong điều kiện
phòng thí nghiệm..................................................................................23
2.2.2.2. Khảo sát thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện
phòng thí nghiệm..................................................................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................28
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa sáu vệt
đen qua phun thuốc trực tiếp lên bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm ...28
3.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm .................................................28
3.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm .................................................31
3.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa
sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm...........................................33
3.1.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa
sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm...........................................35
3.1.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc đối với
bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm................................37
3.2. Khảo sát thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí
nghiệm .............................................................................................................40
3.2.1. Đánh giá một số loại thức ăn nhân tạo dạng nhão đến sự sống sót và phát
triển của bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm.................40
3.2.2. Đánh giá một số loại thức ăn nhân tạo dạng thạch đến sự sống sót và phát
triển của bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm.................45
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................53

4.1. Kết luận.............................................................................................................53
4.2. Đề nghị .............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................55
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................60
v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
2.1 Thành phần của một số công thức thức ăn dạng thạch

Trang
26

3.1

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều
kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

28

3.2

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều
kiện phòng thí nghiệm , ĐHCT, tháng 03/2012

31

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa sáu vệt đen trong

điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

33

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa sáu vệt đen trong
điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 04/2012

35

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc đối với bọ rùa sáu vệt đen
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 04/2012

37

Thời gian phát triển (ngày) của bọ rùa sáu vệt đen đối với các loại thức ăn dạng
nhão trong điều kiện phòng thí nghiệm

40

Tỉ lệ sống sót (%) của bọ rùa sáu vệt đen qua các giai đoạn ấu trùng, nhộng và
thành trùng đối với thức ăn dạng nhão trong điều kiện phòng thí nghiệm

42

Thời gian phát triển (ngày) của bọ rùa sáu vệt đen đối với các loại thức ăn dạng
thạch trong điều kiện phòng thí nghiệm

45

Tỉ lệ sống sót (%) của bọ rùa sáu vệt đen qua các giai đoạn ấu trùng, nhộng và

thành trùng đối với thức ăn dạng thạch trong điều kiện phòng thí nghiệm

47

3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Trứng bọ rùa sáu vệt đen

3

1.2


Ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen

4

1.3

Nhộng bọ rùa sáu vệt đen

5

1.4

Thành trùng bọ rùa sáu vệt đen

6

1.5

Quần thể rầy mềm Aphis craccivora

8

3.1

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa sáu vệt đen
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

29

3.2


Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu vệt
đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

31

3.3

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

33

3.4

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 04/2012

36

3.5

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc đối với bọ rùa
sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 04/2012

38

3.6

Hộp nhựa làm thí nghiệm đối với bọ rùa sáu vệt đen


50

3.7

Máy phun thuốc (của Nhật) tại phòng thí nghiệm

50

3.8

Ruộng đậu có thu mẫu thành trùng bọ rùa sáu vệt đen

51

3.9

Các nguyên liệu dạng bột trước khi phối trộn

51

3.10

Công thức thức ăn dạng thạch dùng để nuôi ấu trùng bọ rùa

52

3.11

Hộp nhựa nuôi ấu trùng bọ rùa trong phòng thí nghiệm


53

vii


MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp đã làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và làm tăng khả năng kháng
thuốc của các loài dịch hại trong khi số lượng của các loài thiên địch trong tự nhiên
giảm đi đáng kể. Theo xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn sinh thái
thì biện pháp bảo tồn, phát huy mật số và sự phong phú của các loài thiên địch, tạo sự
cân bằng sinh thái trong tự nhiên là việc làm hết sức cấp thiết và quan trọng. Vì thế
việc sử dụng thiên địch để khống chế dịch hại đã được thực hiện khắp nơi trên thế giới
và ở Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới một nền nông nghiệp sạch, thân
thiện với môi trường sinh thái, trong đó biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) làm
nồng cốt. Do đó, nhiều loài thiên địch được nuôi nhân với số lượng lớn để sử dụng
trong công tác phòng trừ sinh học các loại dịch hại cây trồng.
Đồng bằng sông Cửu Long, một địa bàn nông nghiệp lớn nhất cả nước, trong
quá trình canh tác đã từng bước áp dụng phương pháp sinh học trong phòng trừ dịch
hại, đa số nông dân vẫn còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến nhiều
loài thiên địch trên đồng ruộng.
Trong các loài thiên địch ăn mồi thì bọ rùa (Coccinellidae) thuộc bộ Cánh cứng
rất quan trọng và phổ biến có thể ăn thịt nhiều loại côn trùng phá hại cây trồng. Trong
đó, bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fabricius hiện diện phổ biến trên nhiều
loại cây trồng là thiên địch chính của rầy mềm. Để có thể sử dụng bọ rùa một cách có
hiệu quả, việc nuôi nhân với số lượng lớn là cần thiết và cũng là một trong những yếu
tố cơ bản quyết định sự thành công của biện pháp phòng trừ sinh học. Nhằm có thể nuôi
nhân với khối lượng lớn bọ rùa, ngoài yếu tố tạo nơi cư trú phù hợp theo công nghệ

sinh thái đồng ruộng, yếu tố thức ăn giữ vai trò rất quan trọng.
Vì vậy, đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên bọ
rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) và thức ăn nhân tạo nuôi ấu trùng bọ
rùa trong phòng thí nghiệm” đã được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động gây ngộ độc của
một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa sáu vệt đen ngoài tự nhiên, nhằm chọn
lọc được những loại thuốc ít gây ảnh hưởng đến bọ rùa thiên địch, đồng thời bước đầu
tìm hiểu về cách thức nuôi bọ rùa sáu vệt đen trong phòng thí nghiệm, làm cơ sở cho
việc xây dựng quy trình nuôi nhân thiên địch ăn thịt phòng trừ dịch hại theo hướng sinh
học bền vững, thân thiện và an toàn môi trường sinh thái.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 . Bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab. (Coleoptera: Coccinellidae)
1.1.1. Sự phân bố và kí chủ
Bọ rùa Coccinellidae là một họ phổ biến khắp thế giới. Ba mươi sáu loài đầu
tiên thuộc họ bọ rùa đã được mô tả vào năm 1758 và xếp vào giống Coccinella. Số
lượng loài đã được phát hiện ngày càng nhiều, hiện nay đã biết được khoảng 4.5005.000 loài (Liu, 1965; Sasaji, 1971; Hodek, 1973). Bọ rùa thuộc nhóm côn trùng cánh
cứng, đa số là bọ rùa có lợi, chúng ăn rầy, rệp và những sinh vật nhỏ khác hại thực vật.
M. sexmaculatus là thiên địch chủ yếu của Aphis craccivora tại Phi Luật Tân gây hại
trên đậu Vigna unguiculata (Ulrichs và ctv, 2001). Tại Mã Lai, loài này cũng được ghi
nhận phổ biến trên rầy mềm Aphis craccivora gây hại trên bắp (Jangi và ctv, 1991).
Khảo sát của Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa (2005) cũng ghi nhận M.
sexmaculatus hiện diện khá phổ biến trên các ruộng thuốc lá tại Sóc Sơn – Hà Nội.
Theo Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh (2002), bọ rùa phân bố nhiều ở các nước
trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Việt
Nam, bọ rùa phân bố khắp nơi, hiện diện phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
Một trong các loài bọ rùa thiên địch có bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus

Fab. là loài phổ biến nhất (Hoàng Đức Nhuận, 1983). Chúng hiện diện trên nhiều loại
cây trồng như các cây họ đậu, rau cải, cây có múi… chúng ăn các loại rầy mềm Aphis
craccivora, Aphis glycines, Aphis citricola, Aphis brassicae,…
1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Bọ rùa sáu vệt đen có chu kỳ sinh trưởng ngắn, thời gian phát triển từ trứng đến
thành trùng của bọ rùa kéo dài trung bình khoảng 15 ngày, tỷ lệ trứng nở rất cao có thể
lên đến 98%. Chúng thường bắt cặp sau khi vũ hóa 1 giờ và đẻ trứng lần đầu tiên sau
vũ hóa 8-9 ngày. Tuổi thọ trung bình của bọ rùa sáu vệt đen kéo dài khoảng 3,5 tháng.
1.1.2.1. Trứng
Một bọ rùa cái trưởng thành có thể đẻ trung bình 114-130 trứng (đẻ ít nhất
khoảng 97 trứng, đẻ nhiều nhất khoảng 139 trứng).
Bọ rùa sáu vệt đen đẻ trứng thành từng cụm, dựng đứng, một đầu gắn dính vào
giá thể. Trứng thường được đẻ gần nơi có con mồi (Phạm Văn Lầm, 1997).

2


Trứng bọ rùa sáu vệt đen có dạng hình thoi, màu vàng sáng, lúc sắp nở chuyển
thành màu nâu xám đến màu xám đen.
Giai đoạn trứng kéo dài 2 ngày. Trứng thường được xếp thành từng cụm
khoảng từ 5 đến 20 trứng/cụm ở mặt dưới của lá và được xếp thẳng đứng với mặt dưới
lá nhờ một chất keo dính giúp cho một đầu của trứng dính được vào mặt dưới của lá.
Khi trứng nở ấu trùng tuổi 1 chui ra khỏi vỏ trứng thì vỏ trứng lúc này có màu trắng
đục. Thời gian đẻ một ổ trứng kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Trứng nở tương đối đồng
loạt, có tỉ lệ nở rất cao khoảng 95 -98% (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).

Hình 1.1. Trứng bọ rùa sáu vệt đen

1.1.2.2. Ấu trùng
Ấu trùng mới nở dính với vỏ trứng, thường có màu sáng đục, sau đó có màu nâu

tối. Màu sắc cơ thể thay đổi theo độ tuổi của chúng.
Ấu trùng tuổi lớn có màu xám tối với các vệt loang lổ màu sáng. Đầu thường có
màu vàng sáng, 2 mép bên đầu màu tối. Rìa mép trước của tấm lưng ngực trước sáng
màu. Dọc chính giữa mặt lưng 3 đốt ngực có đường chỉ nhỏ sáng màu. Giữa mép bên
mảnh lưng của các đốt ngực có gai thịt dài. Chính giữa mãnh lưng đốt ngực 2 và 3 có
đốm sáng màu với các gai thịt ngắn cũng sáng màu. Trên mặt lưng phần bụng có 6
hàng gai thịt. Ở 2 mép bên dưới sát mặt bụng có hàng gai thịt sáng màu. Riêng mặt
lưng đốt bụng có hàng gai thịt đều sáng màu. Thời gian phát triển và trạng thái ấu trùng
còn tùy thuộc vào loại mồi. Chúng ăn con mồi và để lại những phần cứng (Hodek,
1973).

3


Ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen có 4 tuổi và trãi qua 3 lần lột xác (Iwata, 1965) và
phát triển trong thời gian từ 9 – 10 ngày. Ở mỗi tuổi sẽ có đặc điểm phân biệt khác
nhau. Đặc điểm rõ nhất để phân biệt các tuổi của ấu trùng là dựa vào kích thước và
màu sắc. Ấu trùng khi mới nở có màu nâu, cơ thể có 10 đốt và trên các đốt này đều có
gai nhỏ màu nâu mọc thẳng góc với da. Miệng nhô về phía trước, có 3 đôi chân ngực,
mặt lưng nhô lên, mặt bụng phẳng. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) thì ấu trùng tuổi
1 (T1) kéo dài từ 1 – 4 ngày (Tb: 1,58±0,77 ngày) (tuổi này ấu trùng có tập tính ăn thịt
lẫn nhau), ấu trùng tuổi 2 (T2) kéo dài từ 1 – 2 ngày (Tb: 1,75±0,44 ngày), ấu trùng
tuổi 3 (T3) kéo dài từ 2-3 ngày (Tb: 2,83±0,37 ngày), ấu trùng tuổi 4 (T4) có thời gian
kéo dài hơn các tuổi khác, từ 4-5 ngày (Tb: 4,06±0,22 ngày).

Hình 1.2. Ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen

1.1.2.3. Nhộng
Nhộng của bọ rùa sáu vệt đen là nhộng trần, cuối bụng đính vào giá thể. Giai
đoạn nhộng không hoàn toàn bất động, nếu chạm vào đến đầu nhộng sẽ hơi ngúc

ngoắc. Xác ấu trùng tuổi 4 làm thành đám nhăn nhúm ở đuôi nhộng. Nhộng có màu
nâu xám với các vân màu tối. Các vân đen này thường xếp thành 2 hàng dọc ở giữa
mặt lưng nhộng. Mép sau mầm cánh có dãi màu đen khá rộng. Nhộng phát triển trong
khoảng thời gian từ 3-4 ngày, trung bình 3,83±0,37 ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc,

2010).

4


Hình 1.3. Nhộng bọ rùa sáu vệt đen

1.1.2.4. Thành trùng
Bọ rùa sáu vệt đen có kích thước trung bình, hình trứng ngắn, gồ cao gần như
hình bán cầu. Đầu vàng nhạt, mép sau đầu màu đen. Vân vệt đen nằm trên mặt lưng
ngực trước và cánh cứng rất thay đổi. Tấm lưng ngực trước đen, nhưng 2 phần mép
bên và mép trước có màu vàng nhạt. Trong mãng đen giữa tấm lưng ngực trước thường
có 2 chấm màu vàng sáng thông với phần vàng mép bên, tạo cho tấm lưng ngực trước
có hình mỏ neo. Hai cánh cứng có 3 đôi vệt đen ngang. Đường giáp cánh có dãi đen
rộng. Mặt dưới cơ thể có màu vàng đỏ.
Theo Trần Nguyễn Thanh Tâm (2007) thành trùng cái có kích thước trung bình
dài 61,8±2,16 mm, rộng 46,78±1,93 mm. Cơ thể hình trứng ngắn, gần bán cầu, nhẵn
bóng, mặt bụng phẳng. Mắt kép màu đen, mãnh lưng ngực trước có màu vàng xen lẫn
màu đen (mảnh lưng ngực trước đen, nhưng hai phần bên và phần trước có màu vàng
nhạt) phủ kín đầu. Mãnh mai đen, có chiều rộng gần bằng 1/7 chiều rộng mãnh lưng
ngực trước. Râu đầu 11 đốt hình dùi trống. Râu đầu hơi ngắn hơn khoảng cách giữa hai
mắt, chùy râu rõ và khớp chắc, đốt thứ 9 ngang. Đốt đỉnh của chùy râu đầu thon nhỏ về
phía trước, đốt gốc râu phình to vào phía trong. Mãnh lưng ngực trước nhỏ hơn 2/3
chiều ngang của cơ thể, bờ bên hơi cong và thót lại phía trước, góc sau lượn tròn. Hai
cánh cứng màu đỏ (đôi khi màu vàng da cam), mỗi bên có 3 đôi vệt đen (dãy vân đen ở

giữa dài nhất hình lượn sóng, kế đến là dãy đen thứ nhất và ngắn nhất là dãy đen cuối
cùng có dạng hình trứng dài). Rìa cánh và đường giáp cánh màu đen. Bàn chân có 4
đốt, đốt thứ 3 nhỏ. Chân và đùi màu nâu, ống chân và bàn chân cũng có màu nâu. Chân
giữa và chân sau có cựa. Gờ đùi trên tấm bụng thứ nhất hở và dài.
Thành trùng đực có hình thái giống với con cái. Tuy nhiên, có một vài điểm
khác biệt giúp chúng ta phân biệt giữa con đực và con cái là con đực có kích thước cơ
5


thể luôn nhỏ hơn con cái: chiều dài trung bình 46,5±2,55 mm, chiều rộng 39,5±2,08
mm và màu sắc hơi đậm hơn. Trong khi bắt cặp thì con đực luôn nằm phía trên con cái.

Hình 1.4. Thành trùng bọ rùa sáu vệt đen

(Nguồn http: www.aphidweb.com/aphidbioagents/cheilomenes1.jpg)
1.1.2.5. Chu kỳ sinh trưởng
Ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen có 4 tuổi. Vòng đời kéo dài trung bình khoảng 20,320,5 ngày.
Thời gian trứng kéo dài khoảng 3 ngày. Ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 4, mỗi tuổi có
thời gian trung bình khoảng 2 ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 5 ngày.
1.1.2.6. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau
Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau phổ biến khi môi trường sống của bọ rùa khan hiếm
thức ăn. Thành trùng ăn thịt lẫn nhau và ngay cả ấu trùng cũng ăn thịt lẫn nhau hoặc ăn
trứng nếu chúng thiếu thức ăn (Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002; Hoàng Đức
Nhuận, 1982).
1.1.2.7. Khả năng thiên địch của bọ rùa sáu vệt đen
Bọ rùa sáu vệt đen là loài côn trùng bắt mồi thường xuất hiện trên các cây họ
đậu, cây có múi… chúng ăn các loài sâu hại, rầy, rệp… ngay cả giai đoạn trưởng thành
và ấu trùng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Mỗi ngày ấu trùng tuổi 1 có thể ăn 18-20 con rầy mềm. Tuổi 2 có thể ăn 25-27
con rầy mềm. Tuổi 3 có thể ăn 40-42 con rầy mềm. Ấu trùng tuổi 4 có thể ăn 45-47 con

rầy mềm. Thành trùng có khả năng ăn 49-52 con rầy mềm. Ngoài ra, chúng còn có thể

6


ăn rầy chổng cánh, rệp muội, sâu tơ, sâu ăn tạp, sâu xanh da láng… (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010).
Các ruộng đậu, rau cải, mía thường bị nhiều loài rầy mềm và nhện gây hại. Khi
quần thể rầy và nhện tương đối phát triển thì thấy có nhiều loài bọ rùa xuất hiện ăn thịt
chúng, thường xuyên nhất là bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus (Hoàng Đức
Nhuận, 1982).
Triển vọng sử dụng bọ rùa sáu vệt đen trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng
ở Việt Nam rất lớn. Trên phạm vi đất đai không lớn như Việt Nam có rất nhiều loài bọ
rùa có ích đồng thời phát triển (Hoàng Đức Nhuận, 1982).
1.1.2.8. Khả năng tự vệ
Kẻ thù của bọ rùa có thể là chim, ếch nhái, bò sát… để tự vệ đặc biệt là để
chống lại kiến, bọ rùa có khả năng xịt ra chất dịch màu vàng (máu) từ các lổ nhỏ ở
khớp chân (Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002).
Bọ rùa trưởng thành và cả ấu trùng của nhiều loài tự vệ bằng những chất dịch
màu vàng có tác dụng xua đuổi kẻ thù bằng mùi hắc, sự bốc hơi nhanh và vị đắng của
nó. Những đặc tính ấy có thể là do chất cantharidin gây ra làm phõng rát thịt con vật
khác (Mc Indoo, 1916).
1.2. Rầy mềm (Aphididae):
Rầy mềm thuộc họ Aphididae, bộ cánh đều Homoptera. Họ Aphididae gồm các
loài có cơ thể rất mềm, kích thước nhỏ, cơ thể thường có dạng trái lê, có một đôi ống
bụng ở phía cuối bụng. Râu đầu gồm nhiều đốt. Tại vùng nhiệt đới, chu kỳ sinh trưởng
ngắn, từ 5-7 ngày. Sinh sản đơn tính và hữu tính xen kẽ nhau. Trên cây họ đậu thường
hiện diện hai loài rầy mềm: Aphis glycines Matsumura và Aphis craccivora Koch
(Aphis medicaginis Koch). Hai loài này, mỗi loài đều có 2 dạng là có cánh và không có
cánh. Rầy thường tập trung vào phần non nhất của cây, nhất là trái non, đọt non. Trên

đọt non chúng chích hút nhựa làm chậm sự tăng trưởng của cây. Đối với đậu phộng,
rầy mềm tập trung nhiều trên lá non, đọt non, hoa, hút dịch cây và thu hút nấm bồ hóng
tới làm cho thân, lá có màu đen.
Rầy mềm Aphis glycines có khả năng làm thất thu năng suất một cách đáng kể
trên đậu nành, nghiên cứu của Wang và ctv (1996) ghi nhận tại Châu Á, năng suất bị
thất thu khoảng 27,8% và chiều cao cây giảm 20,2 cm trên cây nhiễm rầy mềm so với
đối chứng. Tại Hoa Kỳ, khi mật số rầy mềm A. glycines vượt quá 1300 con/cây, đậu

7


nành bị thất thu năng suất 49% chỉ số quang hợp của lá bị giảm 50% trên các lá bị
nhiễm A. glycines (Macedo và ctv, 2003).
Aphis glycines còn là tác nhân truyền nhiều bệnh virus cho cây trồng như khảm
đậu nành, khảm đậu xanh, khảm củ cải đỏ…, tại Indonesia A. glycines còn truyền bệnh
đốm virus trên cây đậu phộng (Fletcher and Desbourough, 2006).
Trên rau đậu tại vùng châu Á Nhiệt đới, A. craccivora được ghi nhận là loài gây
hại quan trọng trên nhiều loại rau và đậu phộng, loài này có khả năng truyền trên 30
loại virus cho cây trồng, trong đó có nhiều loài gây hại cho các loại đậu và bầu, bí, dưa
(Shepard và ctv,1999).

Hình 1.5. Quần thể rầy mềm Aphis craccivora

1.3. Một số nghiên cứu về thức ăn nhân tạo nuôi nhân bọ rùa thiên địch trên thế
giới
Theo Makhrani Sari Ginting (2002) ghi nhận thức ăn nhân tạo để nuôi bọ rùa
sáu vệt đen được phát triển dựa trên kĩ thuật nhỏ giọt. Chế độ ăn nhân tạo được pha
loãng theo tỉ lệ 1:3 (1 phần thức ăn và 3 phần nước) được sử dụng để làm thức ăn cho
ấu trùng tuổi 1 (T1), trong khi đó thức ăn được pha loãng theo tỉ lệ 1:1 dùng để nuôi ấu
trùng T2, T3, T4 và thành trùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 7 gram nấm men thủy

phân sẽ cải thiện khả năng sống sót, tăng trưởng và tuổi thọ của bọ rùa Menochilus
sexmaculatus. Thành phần nấm men sẽ được trộn chung với 2 gram casein thủy phân,
5,5 gram sucrose và 15 ml nước cất để hình thành chế độ ăn nhân tạo cơ bản. Khi
nghiên cứu về nhu cầu axit amin đối với bọ rùa thì 0,2 gram của 10 loại axit amin thiết
yếu được bổ sung vào thành phần thức ăn cơ bản, 0,2 gram vitamin cũng được thêm
vào. Kết quả cho thấy methionine và histidine cho tuổi thọ dài nhất và acid pantothenic
8


cho khả năng sống sót cao nhất. Các chế độ ăn nhân tạo tốt nhất khi methionine,
histidine, thiamin (vitamin B1) và pantothenic axit (vitamin B5) được thêm vào. Tuy
nhiên, chỉ có 60% ấu trùng phát triển được đến giai đoạn trưởng thành, trong khi đó
đến 90% ấu trùng phát triển đến trưởng thành khi ăn rầy mềm sống. Ngoài ra, khi ăn
thức ăn nhân tạo thì ấu trùng mất khoảng 15,6 ngày để hoàn thành vòng đời và dài hơn
5 ngày so với ăn rầy mềm sống, trọng lượng trung bình của nhộng khi ăn thức ăn nhân
tạo là 8,6 gram nhẹ hơn so với nhộng khi ăn thức ăn là rầy mềm tới 2,5 gram. Không
thu được trứng từ thành trùng bọ rùa khi ăn thức ăn nhân tạo.
Theo kết quả nghiên cứu của Kunlayaa Boonsa-nga et al. (2009) ghi nhận thức
ăn được sử dụng để nuôi bọ rùa sáu vệt đen phát triển thành 2 loại, thức ăn dạng bột và
dạng thạch. Trong số những loại thức ăn dạng bột thì bột của ấu trùng ong là thích hợp
nhất để nuôi ấu trùng bọ rùa và chúng có thể phát triển đến giai đoạn trưởng thành với
tỉ lệ 75%, thời gian phát triển từ ấu trùng đến thành trùng là ngắn nhất, trung bình
9,5±1,32 ngày. Ngoài ra, bột gan gà có thể sử dụng để nuôi ấu trùng nhưng chỉ có 25%
thành trùng xuất hiện. Trong khi đó trứng gà, lòng đỏ trứng gà và bột gan heo không
phù hợp với chế độ ăn cho Menochilus sexmaculatus. Chế độ ăn dạng thạch bao gồm 4
công thức: 1) Bột ấu trùng ong + đường glucose + nấm men; 2) Bột ấu trùng ong +
đường sucrose + nấm men; 3) Bột gan gà + đường sucrose + nấm men; 4) Bột ấu trùng
ong + bột gan gà + đường sucrose + nấm men. Kết quả cho thấy công thức thức ăn 1,
2, 3, 4 nuôi ấu trùng thì tỉ lệ phần trăm phát triển đến thành trùng lần lượt là 20, 25, 15
và 65. Thời gian phát triển từ ấu trùng tuổi 1 đến thành trùng tương ứng là 13,75±0,96;

13,4±1,52; 12,67±1,53; 11,62±0,96 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Muhammad Rahim Khan và Muhammad Rafique Khan
(2002) ghi nhận qua năm giai đoạn phát triển của Menochilus sexmaculatus thì số
lượng rầy mềm sống (Myzus persicae) được tiêu thụ trung bình lần lượt là 7, 35, 42,
105 và 240 con mỗi ngày. Bọ rùa có tỉ lệ sống cao hơn và phát triển nhanh hơn, gia
tăng trọng lượng trung bình cao hơn khi được cho ăn rầy mềm sống. Tuy nhiên, tỉ lệ đẻ
trứng thấp hơn khi cho ăn rầy được sấy khô hay được đông lạnh. Không thu được trứng
của bọ rùa khi nuôi trên thức ăn là bột gan gà. Tuổi thọ trung bình là 166 ngày khi cho
ăn chế độ ăn tự nhiên (rầy mềm) so với chế độ ăn nhân tạo là 63 ngày. Chế độ ăn nhân
tạo có thể sử dụng để vượt qua thời kì khan hiếm nguồn thức ăn tự nhiên nhưng không
phù hợp cho sự sinh sản.
Theo nghiên cứu của H. Dong (2001) ghi nhận các loại thức ăn sử dụng để nuôi
Harmonia axridis Pallas gồm các thành phần cơ bản như: Gan gà, đường mía, mật ong,
nấm men, casein thủy phân. Bổ sung vào các thành phần cơ bản này để hình thành 4
9


loại công thức thức ăn: 1) Lòng đỏ trứng gà và nước cất; 2) Trứng gà và nước; 3)
Gelatin và nước cất; 4) Bột bắp và nước cất. Kết quả đạt được là thức ăn 2 có thể nuôi
bọ rùa qua 3 thế hệ, tỉ lệ sống đạt 82,5% ở thế hệ đầu tiên, thời gian phát triển từ ấu
trùng cho tới thành trùng là 23,1 ngày và trọng lượng trung bình của thành trùng là
21,9 mg. Thức ăn 4 có tỉ lệ sống sót rất cao 97,5% ở thế hệ đầu tiên, giai đoạn phát
triển từ ấu trùng đến thành trùng là 23,2 ngày và trọng lượng trung bình là 25,5 mg.
Theo kết quả ghi nhận của Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh (2002) thì có thể ấu
trùng bọ rùa được nuôi bằng men bia, gan lợn, mật ong theo tỉ lệ (0,5:5:1) hoặc nhộng
của ong 10g + trứng gà 2g + mật ong 3g + agar 0,7g + nước 30ml.
1.4. Giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm dùng trong thí nghiệm
- Nấm men: là một nhóm vi sinh vật đơn bào được loài người sử dụng từ hàng
nghìn năm nay để sản xuất nước uống có cồn và làm bánh. Ngày nay, những hiểu biết
về khoa học và công nghệ đã cho phép phân lập và sản xuất công nghiệp những chủng

nấm men có những tính chất đặc biệt, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thực phẩm của
con người. Nấm men thực phẩm bao gồm nấm men bánh mì, nấm men bia, nấm men
bia dinh dưỡng, nấm men rượu vang, nấm men rượu, nấm men probiotic, chiết xuất
nấm men, nấm men Torula,... Một số loại nấm men trên đây không những được sử
dụng trong công nghiệp thực phẩm mà còn được dùng làm nguồn bổ sung protein rất
quý cho gia súc, gia cầm và cá. Nấm men bánh mì tươi có khoảng 30-33% chất khô;
40-58% protein; 35-45% carbohydrate; 4-6% lipid và 5-7,5% chất khoáng và một số
loại vitamin như vitamin nhóm B, tiền vitamin D. Nấm men bánh mì thương phẩm bao
gồm các sản phẩm dạng lỏng, dạng kem, dạng ép và dạng men khô hoạt động và không
hoạt động. Nấm men bánh mì là các loại nấm men thuộc chủng Saccharomyces
cerevisiaes. Men khô dạng hoạt động gồm các hạt tế bào men sống có năng lực lên
men, còn men khô không hoạt động là dạng men chết, không có năng lực lên men
thường dùng làm bột nhào trong quá trình làm bánh hay tạo hương vị cho bánh. Ngành
chăn nuôi cũng sử dụng men khô dạng không hoạt động để bổ sung protein, lysine và
vitamin nhóm B cho động vật nuôi (www.viendinhduong.vn).
- Trứng gà: là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có đủ chất
đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormon. Hơn nữa, tỉ lệ các chất dinh
dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối. Trứng gồm lòng đỏ và
lòng trắng. Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng; Lòng đỏ trứng gà có 13,6%
đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các
acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có
10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng. Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là
10


Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Trứng cũng chứa lượng
cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà). Ngoài ra, trứng cũng là nguồn
cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan,
iod... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước
(B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) (www.viendinhduong.vn).

- Nhộng tằm: Phân tích thành phần hóa học, trong 100g nhộng tằm có 79,7g
nước, 13g protit, 6,5g lipit, cung cấp được 114 Kcal. Nhộng tằm cũng là thức ăn có
nhiều vitamin (A, B1, B2, PP, C...) và chất khoáng, nhất là canxi (40 mg) và photpho
(109 mg). Như vậy, so với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nhộng
tằm không thua kém. Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều
axit amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein, phenylalanin,
tyrosin, valin, arginin, alanin, glycin, serin... tương đương với các loại protein động vật
khác (www.viendinhduong.vn).
- Cá hồi: đã được biết là một trong những thực phẩm dồi dào axít béo omega-3,
một khẩu phần 120g cá hồi hấp chứa 168 calory và chỉ có 4g chất béo omega-3. Trong
cá hồi không có carbohydrat và là nguồn giàu protein (120g cá hồi có 28g protein).
Ngoài ra, cá hồi còn là nguồn phong phú các dưỡng chất thiết yếu, như tryptophan,
vitamin D, selen, vitamin B3, B6, B12, photpho và magie (www.viendinhduong.vn).
- Gan gà: cung cấp chủ yếu vitamin A và D, hàm lượng chất sắt, photpho, canxi
cao.
1.5. Ảnh hưởng của nhân nuôi liên tiếp các thế hệ đến khả năng sinh sản, tỷ lệ nở
của trứng và trưởng thành bọ rùa sáu vệt đen trong phòng thí nghiệm
Theo Nguyễn Quang Cường và Trương Xuân Lam (2011) khi nuôi bọ rùa sáu
vệt đen bằng rầy mềm A. craccivora trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy số
lượng trứng và tỉ lệ trứng nở của trưởng thành bọ rùa ở các thế hệ nhân nuôi luôn thấp
hơn so với trưởng thành sống ngoài tự nhiên và giảm dần qua các thế hệ. Việc nuôi
nhân liên tục các thế hệ của bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm đã
làm giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ nở của trứng ở các thế hệ sau. Điều này đã dẫn đến
việc giảm sút sự phát triển của quần thể (khả năng nhân mật số) của loài bọ rùa này
trong phòng thí nghiệm. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do giao phối cận
huyết.
1.6. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến bọ rùa
Sự bộc phát của rầy mềm Aphis gossypii thường xảy ra khi các loại thuốc trừ
sâu phổ rộng được sử dụng trên nhiều loại cây trồng và điều này thường liên quan đến
11



×