Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO sát HIỆU lực của một số THUỐC bảo vệ THỰC vật đối với ấu TRÙNG bọ xít nước MICROVELIA DOUGLAGSI ATROLINEATA TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



HUỲNH QUỐC HUY

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG BỌ XÍT
NƯỚC MICROVELIA DOUGLAGSI ATROLINEATA
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG BỌ XÍT
NƯỚC MICROVELIA DOUGLAGSI ATROLINEATA
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM



Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Lăng Cảnh Phú

Huỳnh Quốc Huy
MSSV: 3083859
Bảo Vệ Thực Vật K34

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



HUỲNH QUỐC HUY

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG BỌ XÍT
NƢỚC MICROVELIA DOUGLAGSI ATROLINEATA
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cán bộ hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Ths. Lăng Cảnh Phú

Huỳnh Quốc Huy
Bảo Vệ Thực Vật K34
MSSV: 3083859

Cần Thơ - 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



Chứng nhận chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:

“KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG BỌ XÍT NƢỚC
MICROVELIA DOUGLAGSI ATROLINEATA
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM”

Do sinh viên Huỳnh Quốc Huy thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Cán bộ hƣớng dẫn


Th.S Lăng Cảnh Phú

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ
chuyên nghành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG BỌ XÍT NƢỚC MICROVELIA DOUGLAGSI ATROLINEATA
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM”
Do sinh viên Huỳnh Quốc Huy thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………….
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức………………………………

DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Chủ tịch Hội đồng

ii


LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Huỳnh Quốc Huy
Ngày sinh: 02/10/1990
Nơi sinh: Phú Tân – An Giang
Họ và tên Cha: Huỳnh Văn Bảo sinh năm:1967
Họ và tên Mẹ: Hồ Thị Kim Hoa sinh năm:1966
Địa chỉ: ấp Hƣng Thới 2, xã Phú Hƣng, huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang.
Tóm tắt quá trình học tập của bản thân:
1996 – 1997: là học sinh Trƣờng Tiểu Học “A” Bình Mỹ.
1997 – 2001: là học sinh Trƣờng Tiểu Học “A” Phú Hƣng.
2001 – 2005: là học sinh Trƣờng Trung Học Cơ Sở Phú Mỹ.
2005 – 2008: là học sinh Trƣờng Trung Học Phổ Thông Chu Văn An.
2008 – 2012: là sinh viên nghành Bảo Vệ Thực Vật khóa 34, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn

Huỳnh Quốc Huy

iv


LỜI CẢM TẠ
Trân trọng biết ơn!
Cha mẹ ngƣời đã sinh ra con và huy sinh vì tƣơng lai chúng con.
Ths. Lăng Cảnh Phú, giảng viên hƣớng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp. Thầy đã
tận tình chỉ bảo cũng nhƣ đƣa ra những lời khuyên chân thành để giúp em hoàn
thành luận văn này.
Ts. Trần Vũ Phến cố vấn học tập. Thầy đã giúp đỡ em rất nhiều ngay từ những
ngày đầu bƣớc chân vào trƣờng Đại học Cần Thơ.

Chân thành biết ơn!
Quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tâm dạy
dỗ và truyền dạy những kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình học tập.
Bạn Phạm Minh Toàn và Ngô Thị Kim Ngân đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình làm luận văn tại phòng thí nghiệm và chia sẻ cho em những kinh nghiệm
quý báu và giúp em hoàn thành luận văn này.
Các bạn sinh viên Bảo Vệ Thực Vật K34 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc!

Huỳnh Quốc Huy

v



Huỳnh Quốc Huy, 2013. “Khảo sát hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật
đối với ấu trùng bọ xít nƣớc Microvelia douglasi atrolineata trong điều kiện
phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ.
_______________________________________________________________________

TÓM LƢỢC
Đề tài “Khảo sát hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với ấu trùng bọ
xít nƣớc Microvelia douglasi atrolineata trong điều kiện phòng thí nghiệm”.
đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ từ tháng 10/2012
đến tháng 3/2013.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực
vật lên bọ xít nƣớc Microvelia douglasi atroneata để từ đó biết đƣợc những loại
thuốc nào có hoặc không ảnh hƣởng đến bọ xít nƣớc (thiên địch) bằng phƣơng pháp
thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với 20 loại thuốc bảo vệ thực vật: Bassa 50EC,
Chess 50WG, Cyperan 10EC, Vitako 40WG, Amate 150SC, Regent 5SC, Beam
75WP, Kasumin 2L, Whip’s 7,5EW, Sofit 300EC. Thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
+ Đối với thuốc trừ rầy, thuốc Bassa 50EC có khả năng gây chết cao nhất, kế
đến là Cyperan 10EC, và thuốc Chess 50WG có khả năng gây chết ít nhất. Các loại
thuốc rầy nâu thử nghiệm cho hiệu quả đối với ấu trùng tuổi 1 cao hơn so với ấu
trùng tuổi 5.
+ Đối với thuốc trừ sâu cuốn lá, cả 3 loại thuốc (Vitako 40WG, Amate 150SC và
Regent 5SC) đều có tác động đối với cả 2 loại ấu trùng bọ xít nƣớc nhƣng không
cao. Các loại thuốc trừ sâu cuốn lá thử nghiệm tác động lên ấu trùng tuổi 5 kém hơn
so với ấu trùng tuổi 1
+ Đối với thuốc bệnh, thuốc Beam 75WP có tác động không cao lên ấu trùng
tuổi 1 của bọ xít nƣớc. Cả hai loại thuốc trừ bệnh (Beam 75WP và Kasumin 2L) đều
không tác động và rất an toàn cho ấu trùng tuổi 5 của bọ xít nƣớc.

+ Đối với thuốc cỏ, đối với ấu trùng tuổi 1 cả hai loại thuốc (Whip’s 7,5EW và
Sofit 300EC) đều có tác động và hiệu lực xấp xỉ 50%. Đối với ấu trùng tuổi 5 chỉ có
thuốc Sofit tác động, thuốc Whip’s rất ít độc với ấu trùng tuổi 5.

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Liều lƣợng sử dụng các loại thuốc trong thí nghiệm 1

17

2.2

Liều lƣợng sử dụng các loại thuốc trong thí nghiệm 2

17

2.3

Liều lƣợng sử dụng các loại thuốc trong thí nghiệm 3


18

2.4

Liều lƣợng sử dụng các loại thuốc trong thí nghiệm 4

18

3.1
3.2
3.3
3.4

Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ rầy nâu lên AT1 trong điều kiện PTN,
ĐHCT
Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ rầy nâu lên AT5 trong điều kiện PTN,
ĐHCT
Độ hữu hiệu của một số thuốc sâu cuốn lá lên AT1 trong điều kiện PTN,
ĐHCT
Độ hữu hiệu của một số thuốc sâu cuốn lá lên AT5 trong điều kiện PTN,
ĐHCT

20
22
24
26

3.5

Độ hữu hiệu của một số thuốc bệnh lên AT1 trong điều kiện PTN, ĐHCT


28

3.6

Độ hữu hiệu của một số thuốc bệnh lên AT5 trong điều kiện PTN, ĐHCT

30

3.7

Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ cỏ lên AT1 trong điều kiện PTN, ĐHCT

31

3.8

Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ cỏ lên AT5 trong điều kiện PTN, ĐHCT

33

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


1.1

TT có cánh, TT không cánh, AT BXN Microvelia douglasi atrolineata.

3

2.1

Những ruộng thu mẫu ấu trùng bọ xít nƣớc.

19

3.1

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ rầy nâu lên AT1

21

3.2

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ rầy nâu lên AT5

23

3.3

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ sâu cuốn lá lên AT1

25


3.4

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ sâu cuốn lá lên AT5

27

3.5

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ bệnh lên AT1

29

3.6

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ bệnh lên AT5

31

3.7

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ cỏ lên AT1

32

3.8

Biểu đồ hiệu lực thuốc trừ cỏ lên AT5

34


viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

BXN

Bọ Xít Nƣớc

AT1

Ấu Trùng tuổi 1

AT5

Ấu Trùng tuổi 5

TT

Thành trùng

NSKS

Ngày sau khi sạ


BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐHH

Độ hữu hiệu

PTN

Phòng thí nghiệm

ĐHCT

Đại Học Cần Thơ

ix


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 2
1.1. Bọ Xít Nước .................................................................................................. 2
1.2. Rầy Nâu......................................................................................................... 4
1.3. Thuốc Trừ Rầy .............................................................................................. 7
1.3.1. Bassa 50EC (Fenobucarb) ........................................................................... 7
1.3.2. Chess 50 WG (Pymetrozine) ....................................................................... 8
1.3.3. Cyperan 10EC (Cypermethrin) ................................................................... 8

1.4. Thuốc trừ sâu cuốn lá..................................................................................... 9
1.4.1. Vitako 40WG (Chlorantraniliprole + Thiamethoxam) ............................. 9
1.4.2. Regent 5SC (Fipronil) ............................................................................. 11
1.4.3. Ammate 150SC (Indoxacarb) .................................................................. 11
1.5. Thuốc trừ bệnh .............................................................................................. 13
1.5.1. Beam 75WP (Tricyclazole) ..................................................................... 13
1.5.2. Kasumin 2L (Kasugamycin) ................................................................... 13
1.6. Thuốc trừ cỏ .................................................................................................. 14
1.6.1. Sofit 300EC (Pretilachlor) ....................................................................... 14
1.6.2. Whip’S 7,5 EW (Fenoxaprop-P-Ethyl).................................................... 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................... 16
2.1. Phương tiện ................................................................................................... 16
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 16
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm.................................................................................. 16
2.2. Phương pháp.................................................................................................. 16
2.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng gây chết của một số thuốc trừ rầy lên
AT1 và AT5 bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolineata) bằng cách phun trực tiếp
lên AT1 và AT5 bọ xít nước trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................ 16
2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng gây chết của một số thuốc trừ sâu đối với
AT1 và AT5 của loài bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolineata) bằng cách phun
trực tiếp lên AT1 và AT5 bọ xít nước trong điều kiện phòng thí nghiệm .............. 17
2.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng gây chết của một số thuốc bệnh đối với
AT1 và AT5 của loài bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolineata) bằng cách phun
trực tiếp lên AT1 và AT5 bọ xít nước trong điều kiện phòng thí nghiệm .............. 18
2.2.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng gây chết của một số thuốc cỏ đối với
AT1 và AT5 của loài bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolineata) bằng cách phun
trực tiếp lên AT1 và AT5 bọ xít nước trong điều kiện phòng thí nghiệm .............. 18


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 20

3.1. THÍ NGHIỆM 1: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY CHẾT CỦA MỘT SỐ
THUỐC TRỪ RẦY LÊN ẤU TRÙNG TUỔI 1 (AT1) VÀ ẤU TRÙNG TUỔI 5
(AT5) BỌ XÍT NƯỚC (MICROVELIA DOUGLASI ATROLINEATA) BẰNG
CÁCH PHUN TRỰC TIẾP LÊN AT1 VÀ AT5 BỌ XÍT NƯỚC TRONG ĐIỀU
KIỆN PHŨNG THỚ NGHIỆM ............................................................................ 20
3.1.1. Khảo sát hiệu lực của 1 số thuốc rầy lên AT1.......................................... 20
3.1.2. Khảo sát hiệu lực của 1 số thuốc rầy lên AT5.......................................... 21
3.2. THÍ NGHIỆM 2: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY CHẾT CỦA MỘT SỐ
THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI AT1 VÀ AT5 CỦA LOÀI BỌ XÍT NƯỚC
(MICROVELIA DOUGLASI ATROLINEATA) BẰNG CÁCH PHUN TRỰC TIẾP
LÊN AT1 VÀ AT5 BỌ XÍT NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
............................................................................................................................. 23
3.2.1. Khảo sát hiệu lực của 1 số loại thuốc sâu lên AT1 .................................. 23
3.2.2. Khảo sát hiệu lực của 1 số loại thuốc sâu lên AT5 .................................. 25
3.3. THÍ NGHIỆM 3: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY CHẾT CỦA MỘT SỐ
THUỐC BỆNH ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG TUỔI 1 (AT1) VÀ ẤU TRÙNG TUỔI 5
(AT5) CỦA LOÀI BỌ XÍT NƯỚC (MICROVELIA DOUGLASI ATROLINEATA)
BẰNG CÁCH PHUN TRỰC TIẾP LÊN AT1 VÀ AT5 BỌ XÍT NƯỚC TRONG
ĐIỀU KIỆN PHŨNG THÍ NGHIỆM ................................................................... 27
3.3.1. Khảo sát hiệu lực của 1 số loại thuốc bệnh lên AT1 ................................ 28
3.3.2. Khảo sát hiệu lực của 1 số loại thuốc bệnh lên AT5 ................................ 29
3.4. THÍ NGHIỆM 4: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY CHẾT CỦA MỘT SỐ
THUỐC CỎ ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG TUỔI 1 (AT1) VÀ ẤU TRÙNG TUỔI 5
(AT5) CỦA LOÀI BỌ XÍT NƯỚC (MICROVELIA DOUGLASI ATROLINEATA)
BẰNG CÁCH PHUN TRỰC TIẾP LÊN AT1 VÀ AT5 BỌ XÍT NƯỚC TRONG
ĐIỀU KIỆN PHŨNG THỚ NGHIỆM .................................................................. 31
3.4.1. Khảo sát hiệu lực của 1 số loại thuốc cỏ lên AT1 .................................... 31
3.4.2. Khảo sát hiệu lực của 1 số loại thuốc cỏ lên AT5 .................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 35
4.1. Kết Luận ........................................................................................................ 35

4.2. Đề Nghị ......................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 36


MỞ ĐẦU
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và các nước trên thế giới, đặc
biệt là các dân tộc ở Châu Á. Ở nước ta lúa gạo là một loại thực phẩm chính quan
trọng trong bữa ăn hàng ngày và cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan
trọng nhất. (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Hiện nay còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm đó là áp lực sâu, bệnh hại ngày
càng nhiều và ngày càng quan trọng hơn do việc thâm canh, tăng vụ liên tục của
người dân. Ngày càng nhiều dịch hại xuất hiện với tần suất cao và gây hại nghiêm
trọng trong vụ lúa như sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh đạo ôn, … (Nguyễn Ngọc Đệ,
1998). Bên cạnh đó, Bọ Xít Nước (Microvelia douglasi atrolineata) là loài thiên
địch hữu dụng và phổ biến trên đồng ruộng của chúng ta hiện nay
(www.knowledgebank.irri.org), nhưng mặt khác nông dân lại xem biện pháp phun
thuốc hóa học như một công cụ không thể thay thế và là biện pháp chủ lực. Thêm
vào đó, dưới áp lực diệt mạnh và phổ rộng của nhiều loại thuốc trừ sâu đã gây ra
thiệt hại không đáng có cho loài này và đã vô tình làm mất đi nguồn tài nguyên tự
nhiên này do sử dụng thuốc BVTV.
Từ thực trạng đó đề tài “Khảo sát hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật
đối với bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolineata) trong điều kiện phòng thí
nghiệm” được thực hiện nhằm mục đích: Chọn lọc một số thuốc bảo vệ thực vật ít
ảnh hưởng đến bọ xít nước nhằm củng cố và phát triển quần thể thiên địch bọ xít
nước (Microvelia douglasi atrolineata). Bên cạnh đó tránh tình trạng làm mất cân
bằng sinh thái trên đồng ruộng.

1



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. BỌ XÍT NƯỚC:
Bọ xít nước có tên khoa học là Microvelia douglasi atrolineata.
Thuộc họ: Veliidae.
Thuộc bộ: cánh nửa cứng (Hemiptera).
Thuộc lớp: insecta.
Theo Fusao and Dyck (1984), khả năng săn mồi và ảnh hưởng của Microvelia
douglasi atrolineata đã được nghiên cứu và đánh giá vai trò của nó như là một động
vật ăn thịt của rầy nâu ở Philippines.
Đặc điểm sinh học:
Trứng:
Bọ xít nước đẻ trứng hình thoi màu trắng đục như gạo đặt ở trên mặt nước, 2 đến
3 ngày sau khi đẻ thì trứng nở.
Thời gian ủ trứng của Microvelia douglasi atrolineata là 2,8 ngày.
Thành trùng cái đẻ 25 trứng nếu được cung cấp với đủ thức ăn, số lượng trứng
của các cá nhân thành trùng có cánh và không có cánh không khác nhau đáng kể
(Fusao and Dyck, 1984).
Ấu trùng:
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng trung bình 18,5 ngày (Fusao and Dyck,
1984).
Thành trùng:
Tuổi thọ của thành trùng đực lớn hơn thành trùng cái khi có hoặc không có cung
cấp thức ăn.
Khi thành trùng bị bỏ đói hoặc cạn kiệt thức ăn thì chỉ tồn tại được trong 3-5
ngày.
Microvelia douglasi atrolineata là một loài bọ xít nước nhỏ và ngắn, màu đen
xen lẩn những đốm nhỏ màu xám. Thành trùng có hai dạng là có cánh và không
cánh. Những thành trùng không cánh không có những mảng màu đen và trắng trên
cổ và cánh trước.

( />Microvelia douglasi atrolineata có thể được phân biệt bởi vai rộng, thân hình
nhỏ và bàn chân trước chỉ có 1 đốt ( />Vai trò thiên địch
Hành vi săn mồi đơn lẻ và việc săn mồi theo số đông đã được nghiên cứu để
đánh giá vai trò của nó như là một động vật ăn thịt rầy nâu Nilaparvata lugens ở
2


Philippines (Fusao and Dyck, 1984).
Tỉ lệ phần trăm của các cuộc tấn công con mồi thành công trung bình 5 - 8%,
càng giảm khi con mồi càng lớn. Là loài có tính cộng đồng có khả năng đi săn theo
bầy đàn, khi cùng hợp tác săn mồi thì xác suất con mồi bị bắt nhiều gấp 2,5 lần so
với săn bắt cá nhân. Thời gian ăn con mồi hoàn thành trong 12 - 36 phút, con mồi
lớn thì mất nhiều thời gian hơn (Fusao and Dyck, 1984).
Trong thời gian sống của mình từ 1 đến 2 tháng, một bọ xít nước duy nhất
thường chỉ ăn con mồi nhỏ, trong khi một nhóm của chúng sẽ tấn công con mồi lớn
hơn. Bọ xít nước sử dụng các bộ phận miệng để tiêm nọc độc làm tê liệt con mồi và
sau đó hút dần chất dinh dưỡng trong con mồi để nuôi cơ thể
(www.knowledgebank.irri.org).
Phân bố:
Một số loài Microvelia được phân bố khắp vùng Đông Nam Á. Trong đó
Microvelia douglasi atrolineata chiếm ưu thế ở Laguna, Philippines, là một phân
loài khác với M. douglasi douglasi tìm thấy tại Nhật Bản (Yano và cộng tác viên,
1981). Các bọ xít nước là động vật ăn thịt của rầy nâu (đặc biệt là ấu trùng nhỏ) tại
Philippines (IRRI, 1978, 1979, 1981, 1982).
Trên cơ sở mật độ cao của động vật ăn thịt họ Veliidae trong ruộng lúa ngập
nước ở vùng nhiệt đới châu Á, Microvelia douglasi atrolineata được xem là một
trong những kẻ thù tự nhiên quan trọng nhất của rầy nâu (Fusao and Dyck, 1984).
Microvelia douglasi atrolineata là một loài côn trùng nước nhỏ nhưng phân bố
rộng (www.knowledgebank.irri.org).
Nhưng chúng chỉ sống được trong những ruộng có đủ nước.

( />
I

III

II

Hình 1.1 Thành trùng có cánh (I), không cánh (II), ấu trùng của bọ xít nước (III)
(Phạm Minh Toàn, 2013)

3


1.2. RẦY NÂU:
Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal
Giống: Nilaparvata.
Họ: Delphacidae.
Bộ: Homoptera.
Phân bố
Rầy nâu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nước vùng nhiệt đới
Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Sri-Lanka, Thái Lan, Ấn Độ,
Philipines,…..(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)
Ở Việt Nam, rầy nâu đã được ghi nhận như một loài sâu hại lúa quan trọng từ
những năm 1931-1932 (Chiu, 1979).
Ký chủ
Lúa là ký chủ chính, ngoài ra rầy nâu còn có thể sống trên một số ký chủ phụ
khác như lúa hoang và lúa cỏ. Cỏ Leersia japonica, cỏ gấu, đôi khi cũng bị rầy nâu
tấn công nhưng các quần thể rầy này không phát triển được trên cây lúa (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Vòng đời

Vòng đời của rầy nâu chia làm 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và thành trùng kéo
dài 20-30 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Đặc điểm hình thái
Thành trùng rầy nâu có cơ thể màu vàng nâu, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Cánh
trong suốt giữa hai cánh sau của mỗi cánh trước có một đốm đen, khi xếp cánh lại
hai đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm đen to trên lưng.
Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6 – 4,0 mm. Rầy cái dài từ 4 – 5 mm, màu nâu nhạt,
bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén nhọn màu đen
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Rầy nâu là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn gồm 3 giai đoạn:
Trứng
Thành trùng cái của rầy nâu thường đẻ trứng vào ban đêm. Trứng được đẻ trên
thân, bẹ lá, gân chính của lá lúa hoặc trên cỏ lồng vực có trong ruộng (Phạm Văn
Lầm, 2006).
Trứng rầy nâu được đẻ theo hàng, mỗi hàng 8-30 trứng ở các gốc lúa cách mặt
nước khoảng 10-15 cm. Trứng rầy nâu hình hạt gạo, hình trụ dài, cong một đầu,
thon dài từ 0,3-0,4 mm, mới đẻ có màu trắng trong, sắp nở có màu vàng. Phía trên
đầu trứng có bộ phận che gọi là nắp trứng, thời gian ủ trứng từ 5-14 ngày (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).

4


Ấu trùng
Ấu trùng rầy nâu còn được gọi là rầy cám, mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, khi
lớn chuyển dần sang màu vàng nhạt, trải qua 5 lần lột xác (5 tuổi) kéo dài 12-14
ngày, mỗi tuổi 2-3 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Theo Phạm Văn Lầm (2006) đặc điểm hình thái cơ bản các tuổi ấu trùng rầy nâu
như sau:
Rầy nâu tuổi 1: thân dài 1,1 mm, màu đen xám có đường thẳng trên lề ngực sau.

Rầy nâu tuổi 2: thân dài 1,5 mm, màu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra trước.
Rầy nâu tuổi 3: thân dài 2,0 mm, màu nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ.
Rầy nâu tuổi 4: thân dài 2,4 mm, mầm cánh sau nhọn, màu nâu vàng lẫn lộn.
Rầy nâu tuổi 5: thân dài khoảng 3,2 mm, mầm cánh trước dài hơn mầm cánh
sau, màu nâu vàng lẫn lộn.
Thành trùng
Rầy nâu trưởng thành có hai dạng cánh ngắn và cánh dài.
Dạng cánh ngắn: con cái dài 3,5-4 mm, thô lớn, cánh trước kéo dài đến giữa đốt
bụng thứ 6 bằng 1/2 chiều dài cánh trước của dạng cánh dài. Con đực dài 2-2,5 mm,
gầy nhỏ, cánh trước kéo dài tới 2/3 chiều dài bụng (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Dạng cánh dài: con cái dài 4-5 mm (cả phần cánh). Phần gốc râu có hai đốt
phình to, đốt roi râu dài nhỏ. Mặt bụng màu nâu vàng, bụng rộng phía cuối dạng
rãnh, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Con đực dài 3,4-4 mm, màu nâu tối, gầy hơn con
cái, cuối bụng dạng loa kèn.
Sự xuất hiện thành trùng rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào điều
kiện ẩm độ, nhiệt độ, dinh dưỡng. Ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, thức ăn phong phú thì
dạng cánh ngắn xuất hiện nhiều, ngược lại thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều. Dạng
cánh ngắn có thời gian sống dài, tỷ lệ cái/đực cao, đẻ trứng sớm số lượng nhiều hơn
so với dạng cánh dài. Vì vậy, hiện tượng cháy rầy dễ xãy ra khi số lượng rầy cánh
ngắn nhiều (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Sự thay đổi tỷ lệ giữa hai dạng rầy trong quá trình phát triển của cây lúa như
sau: đầu vụ 90-100% rầy cánh dài, lúc bắt đầu đẻ nhánh 15-20% rầy cánh ngắn,
ngậm sữa 70-80% rầy cánh ngắn, giai đoạn chín 20-25% rầy cánh ngắn (Nguyễn
Đức Khiêm, 2006).
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu đều thích sống ở gốc lúa. Có tập quán bò
quanh thân cây lúa, lúc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn tránh khi bị
khuấy động. Thích tấn công ở giai đoạn cây lúa còn nhỏ nhưng khi mật số cao thì
cũng gây hại các giai đoạn tăng trưởng khác của cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2011).


5


Thành trùng rầy cánh dài bị thu hút bởi ánh sáng đèn, vào đèn nhiều nhất lúc 2023giờ và những đêm trăng tròn. Rầy cánh dài có thể di chuyển rất xa nương theo
chiều gió lên đến hàng trăm cây số. Đây là đặc tính quan trọng để đưa ra dự tính dự
báo kịp thời khi quan sát mật số rầy vào đèn.
Rầy nâu chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích hút vào bó libe để hút nhựa.
Trong khi chích hút, rầy còn tiết nước bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao xung
quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển của chất dinh dưỡng và nước lên phần
trên của cây lúa, làm cây lúa bị khô héo và gây nên hiện tượng “cháy rầy” (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Ngoài ra, tại các vết chích hoặc đẻ trứng sẽ tạo điều kiện cho một vài loài nấm
và vi khuẩn xâm nhập. Phân rầy tiết ra có chất đường góp phần cho nấm đen phát
triển cản trở quang hợp. Và rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh như: vàng lùn và
lùn xoắn lá….
Phòng trừ rầy nâu
Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng, phác gốc rạ, cỏ bờ, cày vùi lúa còn sót sau khi thu hoạch
không để chét phát triển
Gieo sạ đồng loạt theo lịch né rầy, mật độ thích hợp từ 15-18 kg/1000m2. Nên sử
dụng giống kháng rầy, bón phân cân đối tránh để thừa đạm.
Biện pháp hóa học:
Là biện pháp hữu hiệu nhất để dập dịch khi mật số rầy nâu bùng phát trên diện
rộng.
Khi phát hiện trên ruộng lúa có rầy cám không nên phun thuốc ngay mà phải
chờ con rầy đầu tiên lên tuổi 3, nghĩa là đảm bảo các ổ trứng của một thế hệ rầy đã
nở hết mới phun thuốc thì lứa rầy mới đều chết. Khi phun thuốc trễ tuổi rầy đã lớn
khả năng kháng thuốc sẽ cao hơn. Ưu tiên thuốc đặc hiệu, ít độc cho thiên địch, thời
gian tác động ngắn, hạn chế sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng (Phạm Văn Lầm,

2006).
Phun thuốc thẳng vào gốc lúa nơi rầy thường tập trung đông nhất. Phun khi rầy
nở rộ ở tuổi 2-3 (15-20 ngày sau khi thành trùng cánh dài vào đèn), phun đồng loạt
thì hiệu quả diệt rầy sẽ cao hơn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Biện pháp sinh học:
Bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch của rầy nâu cư trú và
phát triển. Các loài thiên địch quan trọng của rầy nâu như sau:
Bọ xít mù xanh: có tên là Cyrtohinus lividipennis Reuter, họ Miridae, bộ
Hemiptera. Ấu trùng và thành trùng chủ yếu tấn công trứng rầy nâu. Ngoài ra thành
trùng bọ xít mù xanh còn ăn ấu trùng và thành trùng rầy nâu. Một bọ xít mù xanh có
thể ăn 4-7 con rầy nâu một ngày.
Kiến ba khoang: một con kiến ba khoang có thể ăn từ 3-7 con rầy nâu một ngày.
6


Thường gặp 2 loài trên ruộng lúa là Paederus fuscipes (Cutis) thuộc họ
Staphylinidae và Ophionea indica (Schmitd-Goebel) thuộc họ Carabidae.
Bọ rùa: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp); Bọ rùa vàng (M.crocea); Bọ rùa 6 chấm
(Menochilus sexmaculatus); Bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata).
Bọ xít nước: BXN tấn công và hút chất dịch bên trong cơ thể rầy nâu (từ 4-7 con
mỗi ngày), thường thì cả nhóm ấu trùng và thành trùng cùng ăn những con mồi lớn.
Con cất vó (Limnogonus fossarum) có thân và chân (đặc biệt là hai đôi chân sau)
rất dài, cơ thể nâng cao khỏi mặt nước bởi 4 chân dài. Cả con trưởng thành và con
ấu trùng đều ăn rầy hại lúa khi chúng rơi xuống mặt nước, có thể ăn 5-10 con mồi
mỗi ngày.
Các loài nhện: phổ biến là loài Pardosa pseudoanmulata (Boesenberg-Strand)
trung bình ăn 5-15 con rầy nâu mỗi ngày. Nhện lùn (Atypena formosana) kéo màng
ở gần gốc lúa, di chuyển chậm và bắt mồi khi con mồi mắc vào màng, có thể ăn 4-5
con rầy nâu mỗi ngày.
Các loại ký sinh: có nhiều loài như: Anagrus optabilis, A. flaveolus, Oligosita

naias, O. aesopi, Gonatocerus spp...., ký sinh đẻ trứng vào trứng, ấu trùng, thành
trùng rầy nâu. Khả năng ký sinh khác nhau theo từng loài, có loại chỉ ký sinh 2-8
trứng rầy một ngày, có loại lên đến 15-30 trứng rầy một ngày.
Các loại vi sinh vật: nhiều loài nấm, vi khuẩn, virus trong tự nhiên có thể gây
chết cho rầy nâu với tỷ lệ đáng kể. Thường gặp là Metarhizium anisopliae,
Hirsutella sp., Beauveria bassiana, …, khi xâm nhập vào con rầy nâu, chúng phân
hủy “thịt” con rầy thành thức ăn cho chúng.
( />_n%C3%A2u_h%E1%BA%A1i_l%C3%BAa)).
1.3.THUỐC TRỪ RẦY NÂU:
1.3.1.Bassa 50EC (Fenobucarb)
Tên hóa học là: 2-(1-methylpropyl)phenyl N-methylcarbamate.
Tên thông thường: Fenobucarb.
Tên gọi khác: Osbac, Bassan, BPMC.
Công thức hóa học: C12H17NO2
Tính chất vật lý: thuốc ở dạng lỏng, mùi hôi, màu vàng hoặc đỏ lợt, không tan
trong nước, tan trong acetone và chloroform.
Tính chất hóa học: Thuốc dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm.
LD50: (cấp tính, đường ruột, chuột) 340-410 mg/kg, thuốc ít độc đối với cá.
Công dụng và cách dùng: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, nội hấp. Hiệu lực
của thuốc kéo dài trong 3-4 ngày.
Lưu ý: không dùng Fenobucarb chung với những thuốc có tính kiềm, thời gian
cách ly 5-7 ngày.

7


Cấu trúc hóa học:

(Trần Văn Hai, 2012)
1.3.2. Chess 50 WG (Pymetrozine):

Tên hóa học: 4,5-dihydro-6-methyl-4-[(E)-(3-pyridinylmethylene) amino]-1,2,4triazin-3(2H)-one.
Tên thông thường: Pymetrozine.
Công thức hóa học: C10H11N5O
Dạng bên ngoài: Tinh thể màu trắng.
Độ bền: Bền trong điều kiện môi trường bình thường.
Cơ chế: Ức chế hệ tiêu hóa, rầy ngừng gây hại ngay lập tức.
Cấu trúc hóa học:

( />1.3.3. Cyperan 10EC (Cypermethrin):
Tên hóa học là: cyano (3-phenoxyphenyl) methyl 3-(2,2-dichloroethenyl)-2,2dimethylcyclopropanecarboxylate.
Tên thông thường: Cypermethrin.
8


Tên gọi khác: Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan.
Công thức hóa học: C22H19C12NO3
Cấu trúc hóa học:

Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng đặc sệt (ở 60°C chuyển thành dạng dung dịch
lỏng), hầu như không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ, tương đối
bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân trong môi trường kiềm,
quang giải yếu, không ăn mòn kim loại.
Tính độc: Nhóm độc: II.
LD50 qua miệng: 215 mg/kg.
LD50 qua da: 1.600 mg/kg.
ADI: 0,05 mg/kg.
MRL: sữa 0,01 3-4 ngày, trà khô 20 mg/kg.
PHI: rau ăn lá 7-14 ngày; rau ăn trái 3-4 ngày; bắp cải 14 ngày; rau ăn củ (nếu
tưới gốc), hành 21 ngày.
Công dụng và cách dùng: Cypermethrin tác dụng tiếp xúc và vị độc, có phổ tác

động rất rộng, trừ được nhiều loại côn trùng và nhện hại, đặc biệt là côn trùng thuộc
bộ Lepidoptera. Cypermethrin còn được dùng trừ ve, bét, chấy, rận cho vật nuôi
(100-150 mg a.i/l nước tắm cho vật nuôi), trừ ruồi, muỗi trong nhà (50-75 mg
a.i/m2, hiệu lực kéo dài 42-72 ngày). Cypermethrin có thể hỗn hợp được với nhiều
loại thuốc nhóm Clo hữu cơ, Carbamate và Lân hữu cơ để sử dụng.
( />1.4. THUỐC TRỪ SÂU CUỐN LÁ:
1.4.1. Vitako 40WG (Chlorantraniliprole + Thiamethoxam)
Chlorantraniliprole:
Tên hóa học: 3-bromo-N-[4-chloro-2-methyl-6-[(methylamino)
carbonyl]phenyl]-1-(3-chloro-2-pyridinyl)-1H-pyrazole-5-carboxamide.
Tên gọi khác: Rynaxpyr.
Công thức hóa học: C18H14BrCl2N5O2

9


Cấu trúc hóa học:

( />Thiamethoxam
Tên hóa học: 3-[(2-chloro-5-thiazolyl)methyl]tetrahydro-5-methyl-N-nitro-4H1,3,5-oxadiazin-4-imine
Tên gọi khác: Diacloden, Cruiser, Actara, Adage
Công thức hóa học: C8H10ClN5O3S
Cấu trúc hóa học:

Cơ chế tác động của Vitako 40WG:
- Lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2–3 tuần.
- Gây tê liệt hệ cơ, sâu sẽ ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm
thuốc và chết sau 1–2 ngày.
( />
10



1.4.2 Regent 5SC (Fipronil):
Tên hóa học: 5-amino-1-[2,6-dichloro-4-(trifluoromethyl) phenyl]-4[(trifluoromethyl) sulfinyl]-1H-pyrazole-3-carbonitrile.
Công thức hóa học: C12H4Cl2F6N4OS.
Tên gọi khác: Regent
Công dụng: Thuốc REGENT 5SC ngoài việc phòng trừ tốt sâu cuốn lá, sâu đục
thân, bọ trĩ hại lúa, còn dùng để xử lý hạt giống lúa trước khi gieo đồng thời thuốc
có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây lúa, làm lá lúa xanh hơn, dày hơn và
lá lúa đứng thẳng. Đây là dạng thuốc mới có tác dụng diệt trừ sâu cuốn lá lúa rất
mạnh.
Cấu trúc hóa học:

( />1.4.3 Ammate 150SC (Indoxacarb)
Tên hóa học: methyl (4aS)-7-chloro-2,5-dihydro-2-[[(methoxycarbonyl)[4(trifluoromethoxy) phenyl]amino]carbonyl]indeno[1,2-e][1,3,4]oxadiazine-4a(3H)carboxylate.
Công thức hóa học: C22H17ClF3N3O7
Độc tính: Nhóm độc II.
LD50 qua miệng: 751 mg/kg.
LD50 qua da: >2000 mg/kg

11


×