Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO sát HIỆU lực của nấm hirsutellasp THU THẬP tại cần THƠ, ĐỒNG THÁP, TIỀN GIANG, sóc TRĂNG, TRÀ VINH TRÊN rầy nâu TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM và NHÀ lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM TRUNG TRỰC

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA NẤM Hirsutella sp.
THU THẬP TẠI CẦN THƠ, ðỒNG THÁP, TIỀN GIANG,
SÓC TRĂNG, TRÀ VINH TRÊN RẦY NÂU (Nilaparvata
lugent Stal) TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
VÀ NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA NẤM Hirsutella sp.
THU THẬP TẠI CẦN THƠ, ðỒNG THÁP, TIỀN GIANG,
SÓC TRĂNG, TRÀ VINH TRÊN RẦY NÂU (Nilaparvata
lugent Stal) TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
VÀ NHÀ LƯỚI

Cán bộ hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

PGs. Ts. Trần Văn Hai
Ks. Nguyễn Thị Diệu Hương

Phạm Trung Trực
MSSV: 3064984

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật với tên ñề tài:

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA NẤM Hirsutella sp. THU THẬP TẠI
CẦN THƠ ðỒNG THÁP, TIỀN GIANG, SÓC TRĂNG, TRÀ
VINH TRÊN RẦY NÂU (Nilaparvat lugens Stal) TRONG ðIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Do sinh viên Phạm Trung Trực thực hiện.
Kính trình lên hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hai


Ks. Nguyễn Thị Diệu Hương

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Bảo vệ thực vật với tên ñề tài:

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA NẤM Hirsutella sp. THU THẬP TẠI
CẦN THƠ, ðỒNG THÁP, TIỀN GIANG, SÓC TRĂNG, TRÀ
VINH TRÊN RẦY NÂU (Nilaparvat lugens Stal) TRONG ðIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Do sinh viên Phạm Trung Trực thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng
Ý kiến của hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...............................................
............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội ñồng ñánh giá ở mức: .................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năn 2010

DUYỆT KHOA

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

Chủ tịch hội ñồng

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

-----o 0 o-----

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Phạm Trung Trực
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/ 03/ 1988
Dân tộc: Kinh
Con ông Phạm Văn Kẻn và bà Huỳnh Thị Kiệp
Nguyên quán: Ấp 7A, xã An Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
II. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1995 – 2000: học tại trường Tiểu học An Trường A, Ấp 7A, xã An
Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Từ năm 2000 – 2004: học tại trường Trung học cơ sở An Trường A, Ấp 7A,
xã An Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Từ năm 2004 – 2006: học tại trường Trung học phổ thông Nguyễn ðáng,
khóm 6, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Từ năm 2006 ñến 2010 học tại trường ðại học Cần Thơ.
Tốt nghiệp Kỹ sư Bảo vệ thực vật năm 2010.

iii



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là kết quả nghiên cứu của chính bản thân. Các số liệu
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa ñược
công bố.
Tác giả luận văn

Phạm Trung Trực

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ông, bà, cha, mẹ một ñời tận tụy vì con, dành cho con những gì tốt ñẹp
nhất.
Thành kính biết ơn!
Thầy Trần Văn Hai, PGs. Ts. Côn trùng học, cô Nguyễn Thị Diệu Hương
ñã dành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ trong suốt thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Thầy Lê Văn Vàng, cố vấn học tập, cùng tất cả quý thầy cô ñã truyền ñạt
kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập.
ðặc biệt biết ơn!
Chị Trịnh Thị Xuân, anh Bùi Xuân Hùng, ... ñã có những giúp ñỡ và chỉ
bảo trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Long, Thanh, Diễm, Giang, Hồng, Tuấn, ... cùng tất cả bạn bè ñã
có những giúp ñỡ trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất!


Phạm Trung Trực

v


Phạm Trung Trực. 2010. “Khảo sát hiệu lực của nấm Hirsutella sp. thu
thập tại Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh trên rầy
nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và nhà
lưới”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học ứng dụng, Trường ðại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
ðề tài “Khảo sát hiệu của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng
Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh trên rầy nâu (Nilaparvata lugens
Stal) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới” ñược thực hiện tại phòng
thí nghiệm NEDO và nhà lưới bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, trường ðại học Cần Thơ từ tháng 06 năm 2009 ñến tháng
04 năm 2010.
ðề tài ñược thực hiện nhằm mục ñích tìm ra dòng nấm Hirsutella sp. có hiệu
lực giết rầy nâu mạnh trên cơ sở thực hiện thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của
nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh,
Sóc Trăng trên thành trùng rầy nâu. Bằng cách sử dụng dung dịch huyền phù
bào tử nấm Hirsutella sp. phun lên thành trùng rầy nâu cánh dài, thành trùng
rầy nâu cánh ngắn trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và thành trùng rầy nâu
(cánh ngắn và cánh dài) trong ñiều kiện nhà lưới, kết quả thí nghiệm cho thấy
mẫu nấm Hirsutella sp. ở Cần Thơ có hiệu lực phòng trị rầy nâu mạnh nhất.
Hirsutella sp. ở Tiền Giang, Trà Vinh cũng thể hiện hiệu lực phòng trị rầy nâu
khá cao, dòng nấm Hirsutella sp. ở ðồng Tháp có hiệu lực thấp nhất. Ở thời
ñiểm 11NSKP, hiệu lực của các dòng Hirsutella sp. trên thành trùng rầy nâu

trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới là: Hirsutella sp. thu thập tại
Cần Thơ (69,7% - 72,8%), Hirsutella sp. thu thập tại ðồng Tháp (38,8% 42,5%), Hirsutella sp. thu thập tại Tiền Giang (65,0% - 77,4%), Hirsutella
sp. thu thập tại Trà Vinh (58,8% - 70,3%), Hirsutella sp. thu thập tại Sóc
Trăng (45,8% - 51,8%).

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

Tên bảng
ðộ hữu hiệu (%) của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần
Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, TràVinh, Sóc Trăng ký sinh
trên thành trùng rầy nâu cánh dài trong ñiểu kiện phòng thí
nghiệm
Tỷ lệ nhiễm nấm trở lại của nấm Hirsutella sp. thu thập tại
Cần Thơ, ðồng Tháp,Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng trên

thành trùng rầy nâu cánh dài trong ñiểu kiện phòng thí
nghiệm
ðộ hữu hiệu (%) của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần
Thơ, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký sinh trên thành
trùng rầy nâu cánh ngắn trong ñiểu kiện phòng thí nghiệm.
Tỷ lệ nhiễm nấm trở lại của nấm Hirsutella sp. thu thập tại
Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng trên
thành trùng rầy nâu cánh ngắn trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm.
ðộ hữu hiệu (%) của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần
Thơ, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký sinh trên thành
trùng rầy nâu (cánh ngắn và cánh dài) trong ñiểu kiện nhà
lưới.
Tỷ lệ nhiễm nấm trở lại của nấm Hirsutella sp. thu thập tại
Cần Thơ, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng trên thành trùng
rầy nâu (cánh dài và cánh ngắn) trong ñiểu kiện nhà lưới.

vii

Trang

19

21

22

24

25


26


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Bào tử ñính của Hirsutella citriformic

9

1.2

Cấu trúc phân tử của hirsutellin A (HtA)

11

3.1

Biến ñộng ñộ hữu hiệu của nấm Hirsutella sp. thu thập tại
Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký
sinh trên thành trùng rầy nâu cánh dài qua các thời ñiểm
quan sát lấy chỉ tiều trong ñiều kiện phòng thí nghiệm


3.2

3.3

Biến ñộng ñộ hữu hiệu của nấm Hirsutella sp. thu thập tại
Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký
sinh trên thành trùng rầy nâu cánh ngắn qua các thời ñiểm
quan sát lấy chỉ tiều trong ñiều kiện nhà lưới
Biến ñộng ñộ hữu hiệu của nấm Hirsutella sp. thu thập tại
Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký
sinh trên thành trùng rầy nâu (cánh ngắn và cánh dài) qua các
thời ñiểm quan sát lấy chỉ tiều trong ñiều kiện nhà lưới

20

23

26

3.4

Thu nấm Hirsutella sp. nhiễm trên rầy nâu ngoài ñồng

27

3.5

Nấm Hirsutella sp. nhiễm trên rầy nâu ngoà ñồng

27


3.6

Nấm Hirsutella sp. phân lập trên môi trường YDA

28

3.7

Thực hiện thí nghiệm trong tủ cấy.

28

3.8

Bố trí thí nghiệm trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.

28

3.9

Bố trí thí nghiệm trong ñiều kiện trong nhà lưới.

29

3.10

Quan sát, lấy chỉ tiêu thí nghiệm trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm.


29

3.11

Quan sát, lấy chỉ tiêu thí nghiệm trong ñiều kiện nhà lưới.

29

3.12

Rầy nâu nhiễm nấm Hirsutella sp. trở lại A: thí nghiệm trong
ñiều kiện phòng thí nghiệm, B: thí nghiệm trong ñiều kiện nhà
lưới

29

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
YDA: môi trường Yeast extract – Dextrose – Agar
NSKP: ngày sau khi phun
Hi-CT: Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ
Hi-ðT: Hirsutella sp. thu thập tại ðồng Tháp
Hi-TG: Hirsutella sp. thu thập tại Tiền Giang
Hi-TV: Hirsutella sp. thu thập tại Trà Vinh
Hi-ST: Hirsutella sp. thu thập tại Sóc Trăng

ix



MỤC LỤC
TÓM LƯỢC………………………………………………………………….vi
DANH SÁCH BẢNG…………………………………………...…………...vii
DANH SÁCH HÌNH……………………...………………………………...viii
DANH SÁCH CHƯC VIẾT TẮT…………………...……………………….ix
MỞ ðẦU…………………...………………………………………………….1
Chương 1 ....................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 2
1.1 ðẶC TÍNH SINH HỌC, SINH THÁI, CÁCH GÂY HẠI VÀ CÁCH
PHÒNG TRỪ RẦY NÂU .............................................................................. 2
1.1.1 ðặc ñiểm sinh thái và sinh học........................................................... 2
1.1.1.1 Trứng.......................................................................................... 2
1.1.1.2 Ấu trùng ..................................................................................... 3
1.1.1.3 Thành trùng ................................................................................ 3
1.1.2 Khả năng gây hại ............................................................................... 4
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến mật số ...................................................... 5
1.1.3.1 Thức ăn ...................................................................................... 5
1.1.3.2 Thiên ñịch ................................................................................... 6
1.1.3.3 Thời tiết ...................................................................................... 6
1.1.4 Phòng trị rầy nâu bằng phương pháp sinh học.................................... 6
1.2 ðẶC ðIỂM PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI HỌC CỦA NẤM TUA
Hirsutella sp. ................................................................................................. 8
1.2.1 Phân loại............................................................................................ 8
1.2.2 Nguồn gốc và sự phân bố................................................................... 8
1.2.3 Sự phát triển của nấm trên rầy nâu ..................................................... 8
1.2.4 ðặc ñiểm hình thái............................................................................. 8
1.2.5 Khả năng biến ñổi các cơ chất khác nhau nhờ hệ enzym .................. 10
1.2.6 Khả năng sinh ñộc tố giết côn trùng ................................................. 10
1.2.7 Phương thức lây nhiễm .................................................................... 11

1.2.8 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển và sinh trưởng của nấm
Hirsutella sp. ............................................................................................... 12
1.2.8.1 Chất dinh dưỡng ........................................................................ 12
1.2.8.2 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy .......................................... 12
1.2.8.3 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ............................................................. 12
1.2.8.4 Ảnh hưởng của ẩm ñộ ................................................................ 13
1.2.8.5 Ảnh hưởng của ánh sáng ............................................................ 13
1.2.9 Thành tựu và ứng dụng của nấm Hirsutella sp. ................................ 13
x


Chương 2 ..................................................................................................... 14
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................ 14
2.1 PHƯƠNG TIỆN ..................................................................................... 14
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm ....................................................................... 14
2.1.2 Dụng cụ và vật liệu ........................................................................... 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................... 15
2.2.1 Khảo sát hiệu lực của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng
Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký sinh trên thành trùng rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ......................... 16
2.2.2 Khảo sát hiệu lực của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng
Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký sinh trên thành trùng rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) trong ñiều kiện nhà lưới ........................................ 17
2.2.3 Cách lấy chỉ tiêu và tính ñộ hữu hiệu ............................................... 18
Chương 3 ..................................................................................................... 19
KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................................. 19
3.1 TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM ....................................... 19
3.1.1 Hiệu lực của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng Tháp,
Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký sinh trên thành trùng rầy nâu cánh dài
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ................................................................. 19

3.1.2 Hiệu lực của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền
Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký sinh trên thành trùng rầy nâu trong ñiều kiện
nhà lưới ........................................................................................................ 22
3.2 TRONG ðIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI.......................................................... 25
3.2.1 Hiệu lực của nấm Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng Tháp,
Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng ký sinh trên thành trùng rầy nâu trong ñiều
kiện nhà lưới ................................................................................................ 25
Chương 4 ..................................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .......................................................................... 30
4.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 30
4.1.1Trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ...................................................... 30
4.1.2 Trong ñiều kiện nhà lưới.................................................................... 30
4.2 ðỀ NGHỊ ............................................................................................... 30
TÀI LIỆU THẠM KHẢO ............................................................................ 31
PHỤ BẢNG

xi


MỞ ðẤU
Việt Nam là một trong những nước diện tích sản xuất lúa xếp hạng năm và
xuất khẩu gạo ñứng thứ hai trên thế giới. Gạo Việt Nam ñã ñược xuất khẩu sang
120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 15% thị phần gạo toàn cầu (Festival Lúa Gạo
Việt Nam lần thứ I tại Hậu Giang). Việc làm thế nào ñể có sản lượng và chất lượng
tốt luôn là câu hỏi ñối với những nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta.
Do việc sản xuất lúa gạo tăng ñáng kể, cây lúa dường như có mặt quanh năm trên
ñồng ruộng nên các nhà khoa học còn phải ñối mặt với vấn ñề sâu bệnh ngày càng
nghiêm trọng. ðặc biệt trong những năm gần ñây dịch rầy nâu ñã bùng phát lại, gây
thiệt hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp.
Rầy nâu chính là côn trùng truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nguy hiểm,

ngoài ra còn gây ra hiện tượng cháy rầy trên diện rộng làm thất thu năng suất
nghiệm trọng. Việc thâm canh, tăng vụ và ñưa vào canh tác những giống lúa có sản
lượng cao, ngắn ngày ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển và gây hại.
Không chỉ có thành trùng mà cả ấu trùng của rầy nâu cũng gây hại. Song vấn ñề nan
giải hơn ñó chính là tính kháng thuốc và sinh nòi mới của rầy nâu. ðã có không ít
những giống lúa có khả năng kháng lại rầy nâu tuy nhiên chỉ sau một thời gian cho
ứng dụng ñại trà thì nó cũng bắt ñầu nhiễm nòi sinh học mới của rầy nâu.
Thêm vào ñó là truyền thống sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông
dân. Người nông dân vô cùng nóng ruột khi thấy ruộng lúa bị sâu bệnh hại nhiều,
cách họ giải quyết là sử dụng thuốc hóa học với liều lượng vượt quá giới hạn cho
phép hoặc phối trộn các loại thuốc lại với nhau. Việc làm ñó ñã làm cho côn trùng
hình thành tính kháng thuốc và sinh loài mới. Thuốc bảo vệ thực vật không chỉ gây
ñộc cho con người, súc vật, ô nhiễm môi trường sinh thái mà con lưu tồn rất lâu,
tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác. Vấn ñề ñặt ra là làm sao giải quyết ñược vấn ñề
dịch hại rầy nâu và không gây hại với con người và môi trường.
Như vây cần phải có chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và ñẩy mạnh
nghiên cứu theo hướng phòng trừ sinh học ñặc biệt là sử dụng các dòng nấm ký sinh
ñể phòng trị dịch hại. Trong ñó việc sử dụng nấm tua (Hirsutella sp.) ký sinh trên
ñối tượng rầy nâu là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và phù hợp với xu hướng
thực hành nông nghiệp sạch - GAP. Vì vậy, ñề tài “Khảo sát hiệu lực của nấm
Hirsutella sp. thu thập tại Cần Thơ, ðồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc
Trăng trên rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm
và nhà lưới.” ñã ñược thực hiện nhằm tìm ra dòng nấm Hirsutella sp. có khả năng
phòng trị rầy nâu hiệu quả nhất.

1


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 ðẶC TÍNH SINH HỌC, SINH THÁI, CÁCH GÂY HẠI VÀ CÁCH
PHÒNG TRỪ RẦY NÂU
Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal, họ Delphacidae, bộ
Homoptera (Nguyễn Xuân Hiển, 1979).
Rầy nâu xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa như: Ấn ðộ, Bangladesh, ðài
Loan, ñảo Solomon, Indonesia, Fiji, Malaysia, Nhật, Thái Lan, Sri Lanka, Triều
Tiên, Trung Quốc (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Ký chủ chính của rầy nâu là cây lúa, ngoài ra rầy nâu còn có thể sống trên
một số loài cỏ dại như: Cỏ chân vịt Eleusine coracana, cỏ môi Leersia hexaandra,
cỏ lồng vực nước Echinochloa colona, lúa hoang Oryza nivara và Oryza rufipogon,
v.v... và một số cây họ hòa thảo khác như: mía, kê, cao lương, v.v... (Nguyễn Văn
Luật và ctv., 2002)
1.1.1 ðặc ñiểm hình thái và sinh học
Trong vòng ñời phát triển rầy nâu có 3 giai ñoạn: trứng, ấu trùng và thành
trùng. Sự phát triển của từng giai ñoạn phụ thuộc vào nhiệt ñộ và thức ăn (Mochida
và Heinrichs, 1982; Lê Lương Tề, 2005).
1.1.1.1 Trứng
Trứng rầy nâu hình hạt gạo. Trứng mới ñẻ có màu trắng trong. Khi trứng
nở có màu vàng. Phía trên có bộ phận che lại gọi là nắp trứng. Rầy nâu ñẻ trứng
thành hàng vào bên trong bẹ cây lúa. Vết ñẻ trên bẹ thường là những ñốm nâu
hình bầu dục. Trứng xếp thành từng ổ, ít nhất là một trứng, ñôi khi 43 trứng,
thường gặp là 2 – 5 trứng, là những hàng ñơn hay hàng ñôi so le. Thời gian ủ
trứng từ 5 – 14 ngày (Lê Thị Sen, 1999; Nguyễn Văn Hùynh và Lê Thị Sen,
2004; Phạm Văn Lầm, 2006). Thời gian ủ trứng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt ñộ
môi trường và ít phụ thuộc vào ẩm ñộ. Trứng có thể nở cả ngày lẫn ñêm nhưng
tương ñối ít nở về chiều. Tất cả trứng của một ổ sẽ nở xong trong khoảng 1
ngày. Rầy cám cần chừng 30 phút ñể thoát khỏi vỏ trứng. Tỷ lệ nở khoảng
93,7% (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1979).
1.1.1.2 Ấu trùng


Ấu trùng của rầy nâu (hay còn gọi là rầy cám) có 5 tuổi, khi mới nở có
màu trắng sữa, càng lớn rầy chuyển màu vàng nhạt (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).
2


Theo Phạm Văn Lầm (2006) thì hình dạng ñặc ñiểm các tuổi của ấu trùng
rầy nâu như sau:
Rầy non tuổi 1: Lưng có màu ñen xám, có ñường thẳng trên lề ngực sau, thân
dài khoảng 1,1mm
Rầy non tuổi 2: Lưng màu nâu vàng lẫn lộn, lề ngực sau lõm ra phía trước,
thân dài 1,5mm
Rầy non tuổi 3: Lưng màu nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh xuất hiện rõ, thân dài
2,0mm
Rầy non tuổi 4: Màu nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh sau nhọn, thân dài 2,4mm
Rầy non tuổi 5: Màu nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh trước dài hơn mầm cánh
sau thân dài 3,2mm
Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống thành trùng cánh ngắn nhưng cánh ngắn
hơn và ñục, trong khi thành trùng cánh ngắn thì trong suốt và các gân cánh màu
nâu ñậm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.1.1.3 Thành trùng
Thành trùng rầy nâu có 2 dạng cánh: cánh dài và cánh ngắn (Lê Lương Tề,
2005). Dạng cánh dài có cánh che phủ cả thân và chủ yếu dùng ñể bay ñi tìm thức
ăn. Dạng cánh ngắn có cánh che phủ ñến ñốt thứ sáu của thân mình, dạng cánh
này chỉ phát sinh khi thức ăn ñầy ñủ, thời tiết thích hợp và có khả năng ñẻ trứng
cao (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Trưởng thành dạng cánh dài có
kích thước cơ thể lớn hơn trưởng thành dạng cánh ngắn, chân và máng ñẻ cũng
dài hơn (Phạm Văn Lầm, 2006).
Thành trùng dạng cánh dài có chiều dài thân 4,5 – 5,0mm (kể cả cánh). Mặt
lưng cơ thể màu nâu vàng hoặc nâu tối, óng ánh dạng dầu. ðỉnh ñầu nhô ra phía

trước, phần gốc râu có 2 ñốt nở to, ñốt roi râu dài và nhỏ. Trên mảnh lưng ngực
trước và phiến thuẫn ñều có ba ñường gở rõ nét, màu vàng xám. Cánh trong suốt,
giữa cạnh sau mỗi cánh trước có một ñốm ñen, khi hai cánh xếp lại, hai ñốm này
chồng lên nhau tạo thành một ñốm ñen trên lưng. Phần bụng nở rộng, cuối bụng
có rãnh, có bộ phận ñẻ trứng bén nhọn màu ñen (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004; Phạm Văn Lầm, 2006).
ða số thành trùng ñực có cơ thể màu nâu tối, phần cuối bụng có dạng loa kèn
(Phạm Văn Lầm, 2006).
Dạng cánh dài xuất hiện khi mật số cao, ký chủ thiếu chất dinh dưỡng hay
già vào cuối vụ, rầy nâu xuất hiện dạng cánh dài ñể di trú ñi tìm nguồn thức ăn
xanh tốt hơn (Dyck và ctv., 1979).
3


Thành trùng dạng cánh ngắn có thân dài 3,5 – 4,0mm. Phiến thuẫn màu nâu
vàng, cánh trước dài bằng nửa chiều dài cánh trước của dạng cánh dài, kéo dài ñến
ñốt bụng thứ sáu. Trưởng thành ñực dạng cánh ngắn có thân dài 2 - 2,5mm, ña số
có cơ thể màu nâu ñen. Phiến mâu thuẩn màu nâu ñậm, cánh trước kéo dài tới 2/3
chiều dài phần bụng (Phạm Văn Lầm, 2006).
Rầy nâu thường vũ hóa vào buổi sáng và giao phối ngay sau khi lột xác vũ
hóa. Rầy cái dẫn dụ rầy ñực bằng cách rung bụng ngay cả khi xa nhau khoảng
80cm. Khả năng giao phối của rầy ñực tăng ñến ngày thứ năm sau ñó giảm. Một
rầy ñực có thể giao phối với rầy cái trong 24 giờ. Trong suốt ñời rầy cái có thể
giao phối trên hai lần (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1979)
Một ñặc ñiểm nổi bật của rầy nâu cánh dài là sự di trú, giữa các quần thể rầy
nâu ñược thu thập từ vùng cận nhiệt và ñông á ôn hòa, cận nhiệt Indochina, và bán
ñảo Malay. Khả năng chịu ñói của rầy nâu chịu ảnh hưởng bởi vùng khí hậu nơi
mà chúng có sự chọn lọc và ñiều kiện thức ăn suốt thời gian sau khi rầy nở. Sau
khi nuôi 24 giờ trên lúa, thì quần thể rầy cánh dài có nguồn gốc từ ñông á sống lâu
hơn quần thể rầy nâu cánh dài vùng nhiệt ñới. Sự khác nhau trong sự sống lâu

giữa những nhóm quần thể trở nên nổi bật hơn khi rây nâu xuất hiện dạng cánh
dài nuôi trên lúa 48 giờ hay 72 giờ tăng khả năng chịu ñựng ñói trong quần thể
ñông á hơn quần thể vùng nhiệt ñới (Takashi Wada và ctv., 2008).
Wada và ctv (2007), cũng cho rằng những quần thể vùng cận nhiệt ñới và ôn
hòa có thời kỳ trước ñẻ trứng dài hơn so với những quần thể nhiệt ñới.
Tuổi thọ trung bình của rầy nâu trưởng thành khoảng 10 – 20 ngày. Trong
ñiều kiện mùa ñông nhiệt ñộ thấp ở các tỉnh phía Bắc (15 – 17oC) chúng có thể
sống tới 40 – 50 ngày (Nguyễn Văn Luật, 2002; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004).
1.1.2 Khả năng gây hại
Cả rầy non và rầy trưởng thành ñều chích hút cây lúa bằng cách dùng vòi
chích chọc vào cây lúa và hút nhựa ñể sống (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen,
1993). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), trong khi chích hút nhựa
cây, rầy còn tiết ra nước bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao xung quanh vòi
chích hút, cản trở nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị
héo, gây nên hiện tượng “cháy rầy”. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ,
nhưng mật số cao có thể gây hại mọi giai ñoạn tăng trưởng của cây lúa.
Rầy nâu phát sinh gây hại ñầu tiên xuất hiện thành từng vạt giữa ruộng sau
ñó lan dần ra xung quanh ruộng. Khi mật số cao, trong ruộng thường xuất hiện
“váng rầy” là váng mỏng lan tỏa khắp ruộng (Nguyễn ðức Khiêm, 2006).
4


Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), ngoài ảnh hưởng trực tiếp
như trên, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa như:
- Các vết chích hút và nơi ñẻ trứng của rầy nâu trên thân cây lúa bị hư do sự
xâm nhiễm của nấm bệnh và vi khuẩn.
- Phân rầy tiết ra các chất ñường thu hút các nấm ñen tới ñóng quanh gốc lúa,
cản trở sự quang hợp ảnh hưởng ñến sự phát triển của cây lúa.
- Rầy nâu thường truyền các bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá cho cây lúa, trầm trọng

nhất là bệnh lùn xoắn lá:
+ Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm, trong tháng ñầu sau khi sạ, bụi lúa lùn
hẳn và thất thu hoàn toàn.
+ Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, bụi lúa bị lùn ít và có thể trổ bông
nhưng rất ít hoặc ñòng không thoát ra ñược, hạt bị lép nhiều, năng suất thất
thu khoảng 70%.
+ Nếu ruộng lúa nhiễm bệnh muộn hơn nữa, từ kho lúa tròn mình trở về sau,
bụi lúa sẽ không lùn và có thể trổ bông nhưng bông lúa bị lép nhiều và có
thể thất thu ñến 30%.
Rầy nâu trở thành loài sâu hại quan trọng nhất ở Nhật Bản và các nước nhiệt
ñới (Sogawa, 1982). Những trận dịch rầy xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới
như: Nhật Bản, Ấn ðộ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, ... ñã gây nhiều thiệt hại
(Phạm Văn Lầm, 2006).
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến mật số
1.1.3.1 Thức ăn
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thức ăn là yếu tố quan
trọng, ñóng vai trò quyết ñịnh ñối với việc tăng hoặc giảm mật số rầy nâu trên
ñồng ruộng.
- Giống lúa: Các giống lúa ngắn ngày, ñáp ứng với phân ñạm nhiều, lá xanh,
thân mềm, năng suất cao nhưng không kháng rầy cao ñược trồng nhiều là nguồn
thức ăn ưa thích của rầy.
- Mùa vụ: Lúa cao sản ñược trồng liên tục 2 – 3 vụ trong một năm nên trên
ñồng ruộng luôn có thức ăn thích hợp cho rầy nâu.
- Phân bón: Việc bón nhiều phân, nhất là ñạm, làm cho cây lúa xanh tốt, nhiều
dưỡng chất, thân mềm, dễ thu hút rầy tới sinh sống và phát triển mật số.
- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi càng phát triển và hoàn chỉnh giúp cây lúa phát
triển tốt, ñây cũng là ñiều kiện thuận lợi cho rầy tới sinh sống và phát triển mật số.
5



1.1.3.2 Thiên ñịch
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), có nhiều nấm ký sinh, ăn
thịt và nấm bệnh gây hại mọi giai ñoạn tăng trưởng của rầy nâu. Các loài thiên
ñịch quan trọng của rầy nâu như: Kiến ba khoang Paederus fuscipes (Curtis),
Ophionea indica; Bọ xít nước Microvelia atrolineata Bergroth, Mesovelia sp.; Bọ
xít mù xanh Cytorhinus lividipennis Reuter; Nhện Lycosa pseudoannulata; Ong
ký sinh; Bọ rùa và một số loài vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virut gây chết rầy
nâu ñáng kể. Ba loài nấm gây chết rầy nâu thường thấy trên ñồng ruộng là
Metarrhizium sp., Hirsutella sp. và Beauveria bassiana.
1.1.3.2 Thời tiết
- Nhiệt ñộ thích hợp ñể rầu nâu phát triển là từ 25 – 30 oC (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2004). Theo thí nghiệm của Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế,
rầy nâu cái nuôi ở 20oC có thời gian ñẻ trứng kéo dài 24 ngày, trong khi ở 30 oC
thời kỳ này kéo dài 3 ngày.
- Ẩm ñộ thích hợp cho rầy nâu là từ 80 – 86%. Trong ñiều kiện mưa lớn và
liên tục nhiều ngày sẽ làm rầy trưởng thành bị suy yếu, rầy cám bị rửa trôi, ñồng
thời rầy cám cũng dễ bị nấm bệnh tấn công; trong khi mưa nhỏ hoặc mưa nắng
xen kẻ, trời âm u rất thích hợp ñể rầy phát triển mật số (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004)
1.1.4 Phòng trị rầy nâu bằng biện pháp sinh học
Trong tự nhiên rầy nâu bị một số nấm ký sinh gây bệnh như: nấm xanh
Metarhizium anisopliae, Metarrhizium flavoviride; nấm trắng Beauveria
bassiana; nấm tua Hirsutella sp.; nấm tím Paecilomyces sp.; nấm bột Nomuraea
atypicola,…Các loại nấm này ñã và ñang tiếp tục nghiên cứu trong phòng trừ sinh
học (Nguyễn Công Thuật, 1995).
Trứng rầy còn bị ong ký sinh Anagrus optabilas, Anagrus flaveolus,
Oligosita naias, Oligosita aesopi, Gonatocerus. Tỷ lệ ký sinh từ 30 – 50%, một
ông ký sinh khoảng 10 – 20 trứng rầy. Chúng có vai trò quan trọng trong việc hạn
chế số lượng rầy nâu trên ñồng ruộng. Trứng rầy bị ăn bởi bọ xít mù xanh
Cyrtorhinus lividipenis. ðây là loài thiên ñịch quan trọng của rầy nâu và có tác

dụng rất lớn ñể hạn chế số lượng rầy nâu trên ñồng ruộng ( Sở Nông nghiệp An
Giang, 1991).
Các côn trùng có khả năng ăn rầy như bọ xít nước Microvelia atrolineara,
Mesovelia vittigera, Limonogous fostarum; bọ rùa tám chấm Harmonia

6


octomaculata; bọ rùa ñỏ, kiến ba khoang, chuồn chuồn kim, nhện sói, nhện linh
miêu, nhện hàm to (Sở Nông nghiệp An Giang, 1991).
Biện pháp thả vịt con từ 4 – 5 tuần tuổi vào ruộng lúa khoảng 100 – 150 vịt
con/hecta hoặc thả cá rô phi, cá mè vinh trong ruộng lúa có thể góp phần làm
giảm mật số rầy nâu (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Ngoài ra có thể áp dụng một số biện pháp khác như:
- Dùng thuốc thảo mộc, theo ðỗ Minh Nhật (1985), các kết qua thí nghiệm
cho thấy, nước trích từ hạt bình bát, lá xoan, rễ dây thuốc cá ñều có ñộ ñộc cao, có
khả năng giết chết rầy nâu sau 4 – 6 giờ. Theo kinh nghiệm của nông dân Long
An, sử dụng 2 kg lá bình bát giả nhỏ lấy nước, pha thêm 8 lít nước, 3 muỗng bột
giặt, 150 ml dầu lửa phun vào gốc lúa theo lượng 600 lít nước/hecta, hiệu quả diệt
rầy có thể ñạt ñến 90% (Nguyễn Xuân Hiển và ctv, 1979).
- Dùng dầu gasoil: cho dầu lên mặt nước ruộng xong dùng cây quơ lên lá lúa,
rầy rớt xuống nước sẽ dính vào dầu bị chết. Lượng dầu sử dụng là 5 – 7 lít/hecta.
- Bẫy ñèn: khi có rầy nâu cánh dài xuất hiện nên làm bẫy ñèn ñể thu hút rầy
tới. Hàng ñêm có thể ñốt ñèn từ 7 – 10 giờ tối. Bẫy ñèn nên làm ñồng loạt

- Biện pháp hóa học: khi sử dụng thuốc hóa học trừ rầy nâu phải theo nguyên
tắc bốn ñúng (ñúng loại thuốc, ñúng liều lượng, ñúng lúc và ñúng cách).

- Biện pháp canh tác: vệ sinh ñồng ruộng, thời vụ, mật ñộ sạ, phân bón, giống
khán.

1.2 ðẶC ðIỂM PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI HỌC CỦA NẤM
Hirsutella sp.
1. 2.1 Phân loại
Theo Trần Văn Mão (2002), nấm Hirsutella thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn
(Deuteromycotina), họ cuống bó (Stilbaceae), lớp nấm bào tử sợi trần.
Nấm Hirsutella citriformis Speare thuộc lớp Hyphomycetes, bộ Moniliales, họ
Stibaceae, chi Hirsutella. (Humber, 1997).
1.2.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Giống Hirsutella có khoảng 65 loài (Hodge, 1998, trích dẫn bởi
).
Nấm Hirsutella citriformis phân bố ở Châu Phi, Châu Á, New Zealand,
Hawaii, ñảo Solomon ().

7


Nấm Hirsutella spp. ñược tìm thấy trong ñất có pH tương ñối thấp và giàu chất
hữu cơ ( Rui và ctv., 2005).
Nấm Hirsutella citriformic phân tán rộng rãi trên các cánh ñồng lúa trên khu
vực Châu Á. ðây là một tác nhân gây tử vong cao qua các thời kỳ phát triển của rầy
nâu và vào lúc mật số rầy cao. Những dòng rầy ñã bị nhiễm nấm bó lại trên thân
lúa. (Shepard, Barrion và Litsinger, 1987).
Loại nấm này có lúc nhiễm tới 90 – 95% rầy nâu trên ruộng lúa
().
1.2.3 Sự phát triển của nấm trên rầy nâu
Hirsutella citriformis mọc ra nhiều sợi tua dài trên ký chủ. Chúng thường dài
1-10mm. Các sợi tua có màu xám hay nâu với nhiều cành bên ngắn. Tế bào sản sinh
bào tử ñính dài 45 µm. Chúng cơ bản có dạng hình cầu tới elip và dài, cuống dẹp.
Bào tử dính ñược chứa ñựng bên trong những tế bào là (5 - 8.5) X (2 – 3) µm.
Chúng có dạng thuyền với hai ñầu tròn hay elip. Chúng ñược bao bọc trong nước

nhầy. (Humber, 1997).
1.2.4 ðặc ñiểm hình thái
ðặc ñiểm cơ bản của nấm Hirsutella là sợi nấm xếp thành bó, cuống bào tử
mọc trên bó sợi, phía trên và phía dưới phình to, cuống không màu. Bào tử mọc ñơn
trên cuống, ñơn bào hình thoi hơi uống cong, có dịch nhầy che phủ (Trần Văn Mão,
2002).
Hirsutella citriformis Speare , sợi nấm mọc dày ñặc trên cơ thể rầy nâu bị
nhiễm nấm. Sợi nấm lúc ñầu có màu trắng, sau biến dần sang màu trắng xám, có bề
rộng 1,7-3,3 mm. Sợi thường kết lại thành bó sợi ñơn hoặc bó sợi phân nhánh
vuông góc (Bó sợi như các tua nấm nên gọi là “Nấm tua”). Cành bào tử phân sinh
mọc quanh bó sợi, một tế bào, trong suốt, thể bình phồng to ở phần gốc, ñột ngột
hoặc dần dần vuốt hẹp thành cành mảnh dài, ở ñỉnh cành hình thành các bào tử
phân sinh. Bào tử phân sinh một tế bào, hình cầu hay hình que ngắn, trong suốt, có
lớp nhầy bao bọc chung quanh, kích thước khoảng 2,1 x 3,3 mm
( />D=107)

8


co: conidium
ph: phialide

Hình 1.1: Bào tử ñính của Hirsutella citriformic (Ahmad Said Sajap, 1993)

Theo Murali và Aka (2001) khuẩn ty Hirsutella thompsonii phát triển trên môi
trường sabourauds dextrose (SDA), potato dextrose, bột bắp và agar thì có ñặc ñiểm
bằng phẳng, tạo thành lớp mỏng trên bề mặt môi trường, lớp lông tơ mịn phát triển
nền màu hơi nâu tới xám xanh. Sợi nấm trơn nhẳn, ñường kính sợi nấm 1,5 – 2 µm.
Sợi nấm có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh ở vách ngăn ngang trên sợi nấm
và ñơn bào tử ñính trên ñầu mỗi nhánh.

Nấm Hirsutella ucinata có cuống bào tử ñính dài từ 200 – 400 µm, các thể
bình trong suốt dạng móc ((21 – 36) x (2,5 – 4,0)) µm. Bào tử ñính không vách,
trong suốt ((5,5 – 7,0) x (3 – 4)) µm, dạng hình thoi méo
().
Nấm Hirsutella sinensis có bào tử ñính dạng thận dài khoảng 14 µm
().
Bào tử nấm Hirsutella ñược bao phủ bởi chất dịch nhầy, giúp nó gắn chặt vào
lớp biểu bì của vật chủ. Bào tử nảy mầm và có thể thâm nhập vào những bộ phận
của cơ thể, sự thâm nhập thông thường nhất là qua chân vật chủ
().
Theo Trần Thị Minh Thư (2009), Hirsutella sp. thu ở tinh Cần Thơ khi phân
lập trên môi trường YDA có ñặc ñiểm tơ nấm màu trắng, có những chấm vàng nhỏ
và nhiều khía xung quanh tâm khuẩn lạc, bề mặt nấm dạng thảm. Mặt ñáy có màu
vàng cam và có nhiều khía xoay thành vòng tròn quanh trung tâm khuẩn lạc, các
khía tạo thành một vòng tròn nhỏ chứ không kéo dài hết ñường kính khuẩn lạc
Dòng nấm Hirsutella sp. thu ở tỉnh Sóc Trăng tơ nấm có màu trắng và phát
triển dày hơn dòng nấm Hirsutella sp. ở Cần Thơ, bề mặt có khía và không có chấm
màu vàng. Mặt ñáy có màu vàng cam nhạt hơn Hirsutella sp. ở Cần Thơ và các khía
9


xoay xung quanh khuẩn lạc nhưng không ñều như nấm Hirsutella sp. ở Cần Thơ và
các khía cũng nhỏ hơn và kéo dài hơn nấm Hirsutella sp. Cần Thơ. (Trần Thị Minh
Thư, 2009)
Cũng theo Trần Thị Minh Thư ( 2009), dòng nấm Hirsutella sp. ở Hậu Giang
khi phân lập trên môi trường YDA thì tơ nấm màu trắng, bề mặt nấm phát triển
giống với dòng nấm Hirsutella sp. Sóc Trăng. Mặt ñáy có màu vàng cam nhạt hơn
Hirsutella sp. Cần Thơ nhưng ñậm hơn Hirsutella sp. thu ở Sóc Trăng, các khía nhỏ
và xoay quanh khuẩn lạc hơn nấm Hirsutella sp. Cần Thơ, các khía kéo dài khoảng
2/3 ñường kính của khuẩn lạc nấm.

Bào tử do các dòng nấm Hirsutella sp. thu ở tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu
Giang sinh ra trên cùng một môi trường cũng như trên các môi trường khác nhau
ñều có dạng giống nhau
1.2.5 Khả năng biến ñổi các cơ chất khác nhau nhờ hệ thống enzym
Các enzym trên mặt ngoài của thành tế bào và ở ngoài tế bào như cenlulase,
amylase, lipase, kitinase, …là thành phần cấu tạo những hợp chất hoặc những sản
phẩm trao ñổi chất của tế bào vi nấm. Từ hệ enzym trên, người ta ñã phát hiện tuyến
mỡ và các mô bị hòa tan la do các protease tiết ra trong quá trình nuôi cấy nấm cũng
như trong cơ chế gây bệnh côn trùng. Thông qua ñặc ñiểm này có thể phân biệt côn
trùng bị bệnh do ñộng vật nguyên sinh hay do nấm bậc thấp gây ra. Các nhà khoa
học cũng chứng minh ñược vai trò của hệ enzym trong quá trình phân hủy các cơ
chất hữu cơ ở lớp biểu bì, lớp mô, lớp mỡ, lympho và ruột của côn trùng (trích dẫn
Phạm Thị Thùy, 2004).
Các nhà khoa học ñã phân lập ñược một số enzym có nguồn gốc từ nấm
Hirsutella sp. như protase, hitinolytic amylase, α-esterase, proteolytic, elastase,
chitinase, chitinase dificiencies ().
1.2.6 Khả năng sinh ñộc tố giết côn trùng
ðộc tố là một trong những sản phẩm thứ cấp không ổn ñịnh, sản phẩm thứ cấp
là một loại hợp chất ñược sinh ra từ các chất trao ñổi sơ cấp nhờ quá trình chuyển
hóa sinh hóa ñặc biệt. Các sản phẩm thứ cấp ñó thường ñược trích lũy vào cuối giai
ñoạn sinh trưởng của nấm khi các nguồn thức ăn và năng lượng ñã cạn dần (Phạm
Thị Thùy, 2004).
Một trong nhiều loại protein của Hirsutella sp. là hirsutellin A (HtA), nó ngăn
chặn sự phát triển của tế bào côn trùng và là nguyên nhân làm cho tế bào trở nên
suy dinh dưỡng, phá vỡ các nội quan bên trong tế bào và màng tế bào (nguồn
Boucias and Pendland, 1998, trích dẫn bởi ). Hirsutella
10


thompsonii var. thompsonii, Hirsutella thompsonii var. vinacea và Hirsutella

thompsonii synnematosa ñều sinh ra ñộc tố hirsutellin A. (McCoy, 1994).
Theo Elías Herrero-Galán (2007), Hirsutella thompsonii sản sinh hirsutellin A
là một chuỗi ñơn polypeptite bao gồm 130 acid amin, ñược xem là protein có tính
trừ sâu.
Tuy nhiên, nấm Hirsutella là loài nấm rất an toàn ñối với ñộng vật máu nóng
(Trần Văn Mão, 2002).

Hình 1.2: Cấu trúc phân tử của hirsutellin A (HtA) (Masahiko Isaka và ctv, 2005)

1.2.7 Phương thức lây nhiễm
Nấm Hirsutella cần ít nhất 4 giờ ñể một bào tử có thể xâm nhập vào lớp biểu
bì của vật chủ trong khi thời gian từ sự truyền nhiễm ñến quá trình hình thành bào
tử mới trong vòng 4 ngày ở nhiệt ñộ từ 25 – 30oC ().
Sau khi nấm xâm nhập vào cơ thể ký chủ và tiêu hủy các mô bên trong , chúng
mọc ra bên ngoài cơ thể của côn trùng tạo thành những sợi dài, lúc ñầu màu trắng
bẩn rồi chuyển màu. Những sợi nấm này sản xuất ra các bào tử phát tán gây bệnh.
Nấm tiêu diệt ký chủ bằng cách sử dụng những chất dịch trong con rầy ñể phát
triển. Nấm trên rầy xuất hiện phổ biến nhất khi mật ñộ rầy lên cao. Trong thời gian
rầy bộc phát, một lượng lớn rầy có thể tiêu diệt bởi nấm Hirsutella sp. ký sinh,
trong ñó toàn bộ sâu hại trên nhiều bụi lúa ñã bị nấm tiêu diệt
().
1.2.8 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Hirsutella sp.
ðiều kiện cần thiết cho quá trình hình thành bào tử cũng như thể sợi nấm côn
trùng ñó là chất dinh dưỡng, nhiệt ñộ, ñộ pH trong môi trường, cũng như phương
pháp nuôi cấy.
11


1.2.8.1 Chất dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của nấm Hirsutella sp. có thể thay ñổi tùy vào loài và tùy
thuộc vào thể phân lập của nó.
Trong môi trường nuôi cấy thì sự có mặt của hàm lượng dextrose góp phần
cho sự tạo bào tử ñược dễ dàng và sự hình thành thể sợi nấm ñược tốt hơn
().
1.2.8.2 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy là yếu tố quan trọng cho nấm sinh trưởng và phát triển,
nếu môi trường không tốt, nấm mọc yếu hoặc không mọc (Phạm Thị Thùy, 2004).
Theo Trần Thị Minh Thư (2009) môi trường YDA (Yeast extract – Dextrose –
Agar) là thích hợp nhất cho sự phát triển của ñường kính khuẩn lạc và sự tạo bào tử
của nấm Hirsutella sp. Trên môi trường YDA, dòng nấm Hirsutella sp. thu ở tỉnh
Cần Thơ có khả năng sinh bào tử cao nhất ở thời ñiểm 31 ngày sau khi cấy, ñạt mật
số 59,08x10 6 bảo tử/ñĩa. Ở thời 30 ngày sau khi cấy ñường kính khuẩn lạc là
8.80cm. ðối với dòng nấm Hirsutella sp. thu ở tỉnh Sóc Trăng thì vào thời ñiểm 30
ngày sau khi cấy ñường kính khuẩn lạc 7.94cm và khả năng sinh bào tử cao nhất ở
thời ñiểm 19 ngày sau khi cấy, ñạt 6,77x106.
1.2.8.3 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ ñã ñược xác ñịnh cho sự sinh trưởng của nấm Hirsutella trong
khoảng từ 5 – 40oC. Nhiệt ñộ tối hảo là 25oC ().
Ở mỗi loài nấm khác nhau thì ngưỡng nhiệt ñộ cũng khác nhau.
Bán kính phát triển của khuẩn lạc nấm Hirsutella uncinata sau 4 tuần trên môi
trường CMA: ở 5oC là 1 mm, ở 10 oC là 2 ñến 3 mm, ở 15oC là 4 ñến 5 mm, ở 20 oC
là 8 ñến 9 mm, ở 25 oC là 9 ñến 10 mm, nó không phát triển ở 30, 35 hoặc 40oC. Sự
hình thành bào tử xảy ra ở tất cả nhiệt ñộ mà nấm phát triển ñược
().
ðối với nấm Hirsutella sinensis thì nhiệt ñộ tối hảo cho sự phát triển là từ 15 –
20 C, còn nhiệt ñộ gây ức chế là 25oC ().
o

1.2.8.4 Ảnh hưởng của ẩm ñộ

Bào tử nấm Hirsutella sp. có thể phát triển và lây lan trong cả ñiều kiện ẩm
ướt và khô hạn ().
1.2.8.5 Ánh sáng

12


×