Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO sát HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ của DỊCH TRÍCH cây THỦY XƢƠNG bồ (acorus calamus) TRÊN sâu ăn tạp (spodoptera litura) và SÙNG KHOAI LANG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ BÉ

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA DỊCH
TRÍCH CÂY THỦY XƢƠNG BỒ (Acorus calamus)
TRÊN SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura) VÀ
SÙNG KHOAI LANG (Cylas formicarius)
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA DỊCH
TRÍCH CÂY THỦY XƢƠNG BỒ (Acorus calamus)
TRÊN SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura) VÀ
SÙNG KHOAI LANG (Cylas formicarius)


TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Lê Văn Vàng
Th.s Huỳnh Phƣớc Mẫn

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Bé
MSSV: 3093331
Lớp: TT0973A2

Cần Thơ, 12/2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã đƣợc chấp thuận luận văn với đề tài
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA DỊCH TRÍCH CÂY THỦY XƢƠNG
BỒ (Acorus camalus) TRÊN SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura)
VÀ SÙNG KHOAI LANG (Cylas fomicarius)
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Do sinh viên NGUYỄN THỊ BÉ thực hiện và đề nạp
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày

tháng


năm

Cán bộ hƣớng dẫn

Ts. LÊ VĂN VÀNG
Ths. HUỲNH PHƯỚC MẪN

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA DỊCH TRÍCH CÂY THỦY XƢƠNG
BỒ (Acorus camalus) TRÊN SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura)
VÀ SÙNG KHOAI LANG (Cylas fomicarius)
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Do sinh viên NGUYỄN THỊ BÉ thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng ngày tháng năm
Luận văn đƣợc đánh giá ở mức ……… điểm.
Ý kiến hội đồng: ...........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày

CHỦ NHIỆM KNN & SHƢD

tháng

năm

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ!
Con xin kính dâng cha, mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất, ngƣời đã hy
sinh hết lòng vì chúng con, tuy cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn, vất vả
nhƣng cha, mẹ vẫn nổ lực làm việc, hết lòng chăm sóc, động viên chúng con ăn học
thành tài.
Thành kính biết ơn!
Thầy Lê Văn Vàng và thầy Huỳnh Phƣớc Mẫn đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động
viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành biết ơn!
Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức và
những kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt quá trình học tập ở trƣờng.
Quý thầy cô và cán bộ thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi
và đóng góp ý kiến quý báo cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Nguyễn Nhựt Thanh, Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Trần Văn Hiếu, Nguyễn Thị
Ngân Giang, Phạm Bảo Lộc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn này.

Thầm cảm ơn những ngƣời bạn thân thiết nhất của tôi đã cùng tôi chia sẽ những buồn,
vui, luôn quan tâm, giúp đỡ trong học tập và trong thời gian làm luận văn. Chúc tất cả
các bạn Bảo Vệ Thực Vật K35 thành công tốt đẹp.

Nguyễn Thị Bé

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÉ
Ngày sinh: 1990
Nơi sinh: Thị Trấn Ba Chúc, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang.
Con ông NGUYỄN VĂN THIỆN và bà LÊ THỊ ĐIỀU
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trƣờng THPT thị trấn Ba Chúc, năm 2009.
Đã vào trƣờng Đại Học Cần Thơ năm 2009 học ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 35 thuộc
Khoa Nông Nghiệp & SHƢD.
Tốt nghiệp Kỹ sƣ Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2012.

iv


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kì công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Bé

v


MỤC LỤC
Danh sách hình .. ..................................................................................................... …ix
Danh sách bảng . ..................................................................................................... ….x
Tóm lƣợc ........... ....................................................................................................... .xi

MỞ ĐẦU ......... ....................................................................................................... ..1
CHƢƠNG 1: LƢỢT KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ ..3
1.1 Thủy xƣơng bồ (Acorus calamus Linn.) ......................................................... ..3
1.1.1 Phân loại và đặc điểm hình thái .............................................................. ..3
1.1.2 Phân bố .................................................................................................. ..3
1.1.3 Thành phần hóa học ............................................................................... ..4
1.1.4 Asarone và ứng dụng ............................................................................. ..7
1.2 Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius) ........................................................ 10
1.2.1 Phân loại và phân bố .............................................................................. 10
1.2.2 Ký chủ ................................................................................................... 10
1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học .............................................................. 11
1.2.4 Thời điểm gây hại .................................................................................. 13
1.2.5 Cách gây hại .......................................................................................... 13
1.2.6 Biện pháp phòng trị ................................................................................ 14
1.2.6.1 Biện pháp vật lý ............................................................................... 14
1.2.6.2 Biện pháp hóa học ............................................................................ 14
1.2.6.3 Biện pháp sinh học ........................................................................... 14
1.3 Sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) ............................................... 15
1.3.1 Phân loại ................................................................................................ 15

1.3.2 Ký chủ ................................................................................................... 15
1.3.3 Phân bố .................................................................................................. 15
1.3.4 Đặc điểm hình thái và sinh học .............................................................. 15

vi


1.3.4.1 Trứng .................................................................................................. 15
1.3.4.2 Ấu trùng ........................................................................................... 15
1.3.4.3 Nhộng .............................................................................................. 16
1.3.4.4 Thành trùng ...................................................................................... 16
1.3.5 Tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại ............................................. 17
1.3.6 Biện pháp phòng trị ................................................................................ 18

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ......................................... 20
2.1 Phƣơng tiện ................................................................................................. 20
2.1.1 Địa điểm ................................................................................................ 20
2.1.2 Vật liệu .................................................................................................. 20
2.2 Phƣơng pháp................................................................................................ 21
2.2.1 Thu thập và ly trích mẫu asarone từ thân rễ cây TXB ............................. 21
2.2.2 Xác định asarone trong mẫu ly trích ....................................................... 23
2.2.3 Chuẩn bị dung dịch thử nghiệm ............................................................. 25
2.2.4 Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB trên SAT
(Sdopotera litura) trong điều kiện phòng thí nghiệm ....................................... 26
2.2.5 Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB, alphaasarone và DNT của TXB trên ấu trùng SAT (Spodoptera litura) trong điều kiện
phòng thí nghiệm ............................................................................................ 27
2.2.6 Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB trên thành
trùng SKL (Cylas formicarius) trong điều kiện phòng thí nghiệm ................... 28
2.2.7 Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB, alphaasarone và alpha phân lập trên thành trùng SKL trong điều kiện phòng thí
nghiệm .... ....................................................................................................... 29

2.3 Xử lý số liệu ............................................................................................. 30

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 31
3.1 Xác định mẫu asarone trong dịch trích ......................................................... 31
3.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB trên ấu trùng
SAT (Spodoptera litura) trong điều kiện thí nghiệm .......................................... 31
vii


3.2.1 Hiệu lực của dịch trích TXB trên ấu trùng SAT ..................................... 31
3.2.2 Khả năng hóa nhộng của ấu trùng SAT .................................................. 34
3.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB, alpha-asarone
và DNT của TXB trên ấu trùng SAT trong điều kiện phòng thí nghiệm ............. 35
3.3.1 Hiệu lực của dịch trích TXB, DNT của TXB và alpha-asarone trên ấu
trùng SAT ....................................................................................................... 36
3.3.2 Khả năng hóa nhộng của ấu trùng SAT .................................................. 37
3.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB trên thành trùng
SKL (Cylas formicarius) trong điều kiện phòng thí nghiệm............................... 38
3.5 Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích TXB, alpha-asarone
và asarone phân lập trên thành trùng SKL (Cylas formicarius) trong điều kiện
phòng thí nghiệm............................................................................................... 40

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
4.1 Kết Luận...................................................................................................... 42
4.2 Đề nghị ....................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 44

viii



DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình

Trang

1.1

Công thức hóa học của α-asarone và β-asarone

6

1.2

Vị trí của Acorus calamus L. dùng làm thí nghiệm

7

1.3

Trứng Spodoptera litura

11

1.4

Ấu trùng Spodoptera litura


12

1.5

Nhộng của Spodoptera litura

12

1.6

Thành trùng Spodoptera litura

13

1.7

Trứng của Cylas formicarius

15

1.8

Ấu trùng Cylas formicarius

16

1.9

Nhộng của Cylas formicarius


16

1.10

Thành trùng Cylas formicarius

17

2.1

Máy cô quay RE300 và lọ chất alpha-asarone

21

2.2
fff

Bƣớc 1: cắt phần thân rễ cây TXB thành khoanh nhỏ (A), phần thân
22 g
rễ cây TXB đã đƣợc xay nhuyễn (B)
ff

2.3

Bƣớc 2: ngâm mẫu trong 24 giờ với dung môi ethyl acetate

2.4
g

Bƣớc 3: phễu phân tách chứa hỗn hợp dịch lỏng sau khi ngâm 24

22
giờ
jjj

2.5

Bƣớc 4: cho phần hữu cơ đi qua cột Na2SO4

23

2.6

Bƣớc 5: cô đặc dung dịch bằng máy cô quay RE300

23

2.7

Bƣớc 6: dung dịch đã cô đặc đƣợc chứa trong lọ thủy tinh

23

2.8

Cách tiến hành kỹ thuật sắc ký lớp mỏng

24

2.9


Các khoảng cách di chuyển của mẫu và sản phẩm

25

3.1

Sắc ký mỏng của dịch trích và asarone

31

ix

22


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

2.1
gg

Bảng bố trí các nghiệm thức khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích
TXB trên ấu trùng SAT

27
ggg

2.2

ff

Bảng bố trí các nghiệm thức khảo sát hiệu lực của dịch trích TXB,
alpha-asarone và DNT của TXB trên ấu trùng SAT

28
ggg

2.3
gg

Bảng bố trí các nghiệm thức khảo sát hiệu lực của dịch trích TXB trên
29
thành trùng SKL trong thí nghiệm
hhg

2.4
gg

Bảng bố trí các nghiệm thức khảo sát hiệu lực của dịch trích TXB,
alpha-asarone và asarone phân lập trên thành trùng SKL

30
fggg

3.1
gg

Độ hữu hiệu của dịch trích TXB trên ấu trùng SAT trong điều kiện
phòng thí nghiệm


32
ggg

3.2
gg

Tỷ lệ % số ấu trùng SAT hóa nhộng thành công sau khi xử lý dịch
trích TXB trong điều kiện phòng thí nghiệm

34
ggg

3.3
gg

Độ hữu hiệu của dịch trích TXB, alpha-asarone và DNT của TXB
trong điều kiện phòng thí nghiệm

35
ggg

3.4
gg

Tỷ lệ % số ấu trùng SAT hóa nhộng thành công sau khi xử lý dịch
trích TXB, alpha-asarone và DNT của TXB trong điều kiện phòng thí
nghiệm

37


3.5

Độ hữu hiệu của dịch trích TXB trên thành trùng SKL trong điều kiện
phòng thí nghiệm

39
ffgb

3.6

Độ hữu hiệu của dịch trích TXB, alpha-asarone và asarone phân lập
trên thành trùng SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm

x

Trang

41


Nguyễn Thị Bé, 2012. “Khảo sát hiệu quả phòng trừ của dịch trích từ cây thủy
xương bồ (Acorus calamus) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sùng khoai lang
(Cylas formicarius)” trong phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành
Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát hiệu quả phòng trừ của dịch trích từ cây thủy xương bồ
(Acorus camalus) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sùng khoai lang (Cylas

formicarius)” trong phòng thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm phòng trừ
sinh học, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2012, đã đạt được những kết
quả sau:
Kết quả phân tích sắc ký lớp mỏng (TLC) ghi nhận dịch trích từ thân rễ thủy
xương bồ có chứa thành phần α-asarone.
Khảo sát hiệu quả phòng trị của dãy nồng độ dịch trích thủy xương bồ 10 ppm,
100 ppm, 1000 ppm, 2000 ppm trên ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 3 cho thấy, khả năng
phòng trị của dịch trích thủy xương bồ tương đối cao với độ hữu hiệu của dịch trích
thủy xương bồ nồng độ 2000 ppm đạt 73% ở thời điểm 1 ngày sau khi xử lý. Hiệu lực
gây chết sâu ăn tạp (Spodoptera litura) tỉ lệ thuận với nồng độ của dịch trích từ thủy
xương bồ. Dịch trích thủy xương bồ vừa gây độc và gây ngán ăn đối với ấu trùng sâu
ăn tạp.
Dịch trích của thủy xương bồ và alpha-asarone có hiệu lực diệt sâu tương đương
nhau và lớn hơn so với dịch nghiền thô của thủy xương bồ.
Khảo sát hiệu quả phòng trị của dãy nồng độ dịch trích thủy xương bồ 10 ppm,
100 ppm, 1000 ppm, 2000 ppm trên sùng khoai lang cho thấy, khả năng phòng trị của
dịch trích thủy xương bồ tương đối thấp với độ hữu hiệu của dịch trích thủy xương bồ
2000 ppm đạt 14,4% và dịch trích thủy xương bồ 10 ppm không có hiệu lực diệt sùng ở
thời điểm 15 ngày sau khi xử lý.
Dịch trích của thủy xương bồ, α-asarone và asarone phân lập đều có hiệu lực diệt
sùng tương đương nhau ở nồng độ 1000 ppm và 2000 ppm.

xi


MỞ ĐẦU
Hơn 2000 loài thực vật đã được ghi nhận có khả năng phòng trị côn trùng gây hại
(Klocke, 1989) như Hedera nepalensis (Sabir et al., 1995), Berberis lycium (Sharma et
al., 2003), Acorus calamus (Motley, 1994), Zanthoxylum armatum (Ramidi và Ali,

1998) và Valeriana jatamansi (Prakash, 1999). Trong đó, thủy xương bồ (TXB)
Acorus calamus là loài cây thuộc chi xương bồ (Acorus) họ Ráy (Araceae) được trồng
phổ biến như là một loại dược thảo dùng để giải độc và sát trùng ở đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), và nhiều khu vực nhiệt đới trên thế giới như Đông Á, châu Mỹ,
và châu Âu (Raina et al., 2003). Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, dịch trích từ TXB
Acorus calamus thể hiện nhiều hoạt tính của thuốc trừ sâu (Pal et al., 1996; Ranaweera
et al., 1996; Nair và Thomas, 2001; Tewary et al., 2005), nổi bậc là khả năng trừ mọt
(Paneru et al., 1997; Tare, 2000), khả năng xua đổi côn trùng (Behl, 1998; Pati et al.,
1996) và nhện hại (Suliman et al., 2003). Tinh dầu của TXB Acorus calamus được ghi
nhận có khả năng ức chế các hoạt động sinh sản (antigonadal activity) của nhiều loài
côn trùng thuộc bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh nữa cứng (Hemiptera), bộ cánh cứng
(Coleoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera) (Mathur and Saxena, 1975; Koul et al.,
1977a; Saxena et al., 1977; Schmidt and Brochers, 1981); ức chế sự sinh trưởng của
nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) và cánh đều (Homoptera)
(Suliman et al., 2003); và gây ngán ăn đối với ấu trùng của bộ cánh vảy (Lepidoptera)
(Koul, 1987). Bên cạnh đó, dịch trích cây TXB Acorus calamus có khả năng kháng
nhiều loài nấm như nấm Phytopthora sp. (Lee, 2007; Lê Chí Hùng, 2010), Fusarium
sp. (Singh et al., 2010) và vi khuẩn như Pseudomona aeruginosa, Salmonella
parathypi (Asha and Deepak, 2009).
Theo Ferry et al. (2004), năng suất cây trồng bị thất thoát bởi côn trùng gây hại
ước tính khoảng từ 10-30%. Trong đó, sâu ăn tạp (SAT) Spodoptera litura và sùng
khoai lang (SKL) Cylas formiciraus lần lượt là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên
rau cải (Trần Thị Ba và ctv., 1999) và khoai lang (Hà Quang Hùng, 2005) ở ĐBSCL.
Để bảo vệ năng suất rau màu, hầu hết nông dân ở ĐBSCL phải hoàn toàn dựa vào các
loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc trừ sâu (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002). Theo
Negahban (2006), việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu hóa học gây ra nhiều rủi
ro và tác động xấu đối với môi trường sinh thái cũng như sức khỏe cây trồng và con
người, côn trùng gây hại dễ kháng thuốc, dễ bùng nổ dịch hại thứ cấp và xuất hiện
nhiều dịch hại mới. Whalon et al. (2011), đã ghi nhận SAT Spodoptera litura đã kháng
với 34 loại thuốc trừ sâu trong 237 trường hợp. Mặt khác, do sự phát triển của tính

kháng thuốc, việc phòng trừ sâu ăn tạp bằng thuốc hoá học không mang lại hiệu quả
1


cao và không mang tính bền vững (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Gần đây,
yêu cầu về sản phẩm an toàn và sự mở rộng của các vùng canh tác rau theo tiêu chuẩn
GAP đòi hỏi công tác bảo vệ thực vật phải thực hiện theo hướng của quản lý dịch hại
tổng hợp. Các nổ lực nghiên cứu và áp dụng các nguồn vật liệu có nguồn gốc tự nhiên,
ít độc và thân thiện với môi trường sinh thái như TXB để luân phiên hoặc thay thế cho
nông dược hóa học tổng hợp trong bảo vệ thực vật là rất cần thiết để đáp ứng với yêu
cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp.
Trên cở sở đó đề tài “Khảo sát hiệu quả phòng trừ của dịch trích từ cây thủy
xƣơng bồ (Acorus calamus) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sùng khoai lang
(Cylas fomicarius) trong thí nghiệm” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu
lực phòng trừ của asarone trong dịch trích thủy xương bồ trên hai đối tượng là sâu ăn
tạp và sùng khoai lang.

2


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Thủy xƣơng bồ (Acorus calamus Linn.)
1.1.1 Phân loại và đặc điểm hình thái
Thủy xương bồ còn gọi là thạch xương bồ, xương bồ (Đỗ Tất Lợi, 2004). Có tên
khoa học Acorus calamus L. thuộc họ Ráy (Araceae).
Họ Araceae có khoảng 110 chi, với 1800 loài, đa số trong đó lá cây có rễ ngầm và
thân hóa củ (căn hành) có thể sống lưu niên (Rohr et al., 1997).
Thành phần loài gồm có 3 loài là Acorus Calamus; Acorus gramineus và Acorus
tatarinowii, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ (Võ Văn Chi, 2002; Đỗ Tất Lợi, 2004) và ở

nước ta đều có cả 3 loài trên (Võ Văn Chi, 2002). Trong đó, loài Acorus gramineus còn
có tên tiếng việt là thạch xương bồ nhỏ có căn hành to khoảng 1,5-2,0 mm, lá đứng
hình gươm cao 6-10 cm; loài Acorus tatarinowii có tên tiếng việt là bồ bồ núi, có căn
hành to khoảng 5-8 mm, lá đứng hình gươm cao 20-50 cm; Acorus calamus có tên
tiếng việt là thạch xương bồ hay thủy xương bồ, bồ bồ có căn hành to khoảng 8-12
mm, lá đứng hình gươm cao khoảng 1 m đôi khi cao hơn (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Cây
Acorus calamus còn được biết đến với tên gọi khác là cỏ ngọt hay Waan-Nam, nó được
biết đến như là một cây thuốc (dược liệu), rễ dùng để chữa bệnh ở các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ, khu vực sống của người Mỹ bản địa... Nó được trồng như những cây
trồng khác và được sử dụng cho đến ngày hôm nay (Motley, 1994).
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), lá bắc của thủy xương bồ dài tới 45 cm, cụm hoa mọc
thành bông mẫm, dài 4-8 cm, đường kính 0,6-0,12 cm, mùa hoa tháng 5-7, mùa quả
tháng 6-8.
1.1.2 Phân bố
Theo Ogra et al. (2009), cây Acorus calamus thuộc lớp có nhiều giống với bộ
nhiễm sắc thể khác nhau, như giống nhị bội (2n=24) phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, giống
tam bội (3n=36) phân bố chủ yếu ở châu Âu, giống tứ bội (4n=48) phân bố chủ yếu ở
Đông Âu, Ấn Độ và Nhật Bản, giống lục bội (6n=72) phân bố chủ yếu ở vùng Kashmir
(Ấn Độ). Theo Meena et al. (2010), cây được trồng khá phổ biến ở khu vực
Hymalayas.
Acorus calamus được trồng phổ biến ở châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu, thích sống ở
vùng đầm lầy, có 3 giống: giống nhị bội (2n=24) phát triển ở Bắc Mỹ, một số vùng của

3


châu Á (Siberia), β-asarone chiếm tỷ lệ thấp trong thân rễ cây TXB; giống tam bội
(3n=36) phân bố ở Trung Âu và Kashmir (Ấn Độ), β-asarone chiếm khoảng 9-13%;
giống tứ bội (4n=48) phân bố ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Nhật Bản, β-asarone chiếm
khoảng 96% trong thân rễ cây TXB (Streloke et al., 1989).

Theo Đỗ Tất Lợi (2004), TXB mọc hoang ở vùng núi miền Bắc và Trung nước ta.
Thường thấy ở những nơi khe đá, khe suối và chổ mát. Có thể thu hái quanh năm,
nhưng tốt nhất vào mùa thu ở các tháng 8-9. Hái về cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch cát đất
và phơi khô.
1.1.3 Thành phần hóa học
TXB là loại cây trồng khá đặc biệt bởi hàm lượng các chất bên trong cây trồng
phụ thuộc vào mùa trong năm. Cụ thể, khi tiến hành phân tích thành phần tinh dầu của
lá và rễ cây Acorus calamus bằng kỹ thuật sắc kí khí (GC) và GC/MS (Gas
chromatographic and mass spectrometric), kết quả cho thấy β-asarone [(Z)-asarone]
hiện diện chủ yếu trong lá, chiếm khoảng 27,4-45,5% và trong rễ chiếm khoảng
12,75%. Một số hợp chất béo và chất oxy hóa hiện diện trong tinh dầu lá với tỷ lệ cao
vào tháng 5, trong khi β-asarone thì lại thấp (Venskutonis, 2003). Trong tinh dầu của
cây TXB có chứa khoảng 100 hợp chất khác nhau, chủ yếu là phenylpropane,
monoterpene và sesquiterpenoid (Ernest và Paul, 1999).
Theo Bertea et al. (2005) khi tiến hành phân tích tinh dầu của rễ cây Acorus
calamus thể nhị bội và tam bội bằng kỹ thuật GC/MS thu được nhiều hợp chất khác
nhau, trong đó có một số chất có hàm lượng cao như: β-asarone (11%) là hợp chất
chính, camphene (2,27%), β-ocimene (3,28%), camphor (1,54%), calarene (1,42%), αselinene (5,02%) và tau-cadinol (2,00%). Theo Singh et al. (2010) khi phân tích bằng
kỹ thuật GC và GC/MS thu được bên trong cây TXB có chứa (Z)-asarone (15,7-25,5%)
và (Z)-methyl isoeugenol (2,0-4,9%).
Theo Giacomo (1985) khi tiến hành phân tích tinh dầu của cây Acorus calamus ở
khu vực châu Âu bằng kỹ thuật GC/MS thì ông phân tích được 184 hợp chất dễ bay hơi
hiện diện. Trong đó, có 67 hợp chất hydrocarbon, 35 hợp chất carbonyl, 56 hợp chất
alcohol, 8 hợp chất phenol, 2 hợp chất furan và 4 hợp chất oxy hóa, trong khi đó tinh
dầu của cây Acorus calamus sinh sống ở Ấn Độ khi phân tích bằng kỹ thuật GC/MS thì
thấy tinh dầu gồm có 93 hợp chất dễ bay hơi hiện diện và β-asarone là hợp chất chính
yếu. Theo Raina et al. (2002) khi tiến hành nghiên cứu về thành phần các chất trong
tinh dầu của rễ và lá cây Acorus calamus ở khu vực Himalayas bằng kỹ thuật GC và
GC/MS thì trong tinh dầu của rễ khô có khoảng 29 chất khác nhau, trong đó α-asarone


4


chiếm 83,2% và β-asarone chiếm 9,7%. Theo Oprean et al. (1998) khi tiến hành dùng
kỹ thuật GC/MS phân tích tinh dầu ly trích từ rễ tươi thì thấy hàm lượng α-asarone 5,26,7 mg/ml và β-asarone 91-98 mg/ml, khi tiến hành trích rễ khô bằng alcoholic thì hàm
lượng α-asarone 2,7-5,7 mg/ml và β-asarone 88-97 mg/ml.
Theo Ogra et al. (2009), qua kết quả nghiên cứu thấy rằng có sự tương quan giữa
mức bội thể với chất β-asarone, đối với những cây tam bội thì β-asarone chiếm khoảng
82-89,4% tinh dầu, thể nhị bội thì β-asarone chiếm khoảng 7,39-11,6%. Cây Acorus
calamus ở Hymalayas dạng tứ bội thể thì hàm lượng cao β-asarone không phụ thuộc về
mặt tế bào học, hầu hết các kiểu hình của cây vào đầu mùa thu và cuối mùa xuân thì
hàm lượng β-asarone sẽ xuống thấp, trên các bộ phận của cây thì hàm lượng β-asarone
thấp ở trên lá.
Theo Gyawali và Kim (2009) khi tiến hành phân tích những hợp chất dễ bay hơi
bằng kỹ thuật ngưng tụ (SDE) và sau đó phân tích bằng kỹ thuật GC/MS ghi nhận được
có 63 chất dễ bay hơi, với hàm lượng chất dễ bay hơi trong rễ cây Acorus calamus
chiếm khoảng 7493,59 mg/kg, các chất chủ yếu gồm: β-asarone (46,78%), [E,Z]-2,4decadienal (14,15%), linalool (0,41%), farnesol (11,09%), methyleugenol (6,10%),  pinene và β-pinene (0,06%), [E]-caryophyllene (0,11%), β-elemene (0,39%), ocimene
(0,7%), aromadendrene (0,26%), camphor (0,03%).
Khi tiến hành phân tích tinh dầu của cây Acorus calamus ở khu vực Ấn Độ bằng
kỹ thuật GC/MS thu được nhiều hợp chất khác nhau trong đó β-asarone là thành phần
chủ yếu chiếm 77,7-83,2%, α-asarone chiếm 6,8-9,7%, ngoài ra còn chứa một số hợp
chất khác như α-pinene, β-ocimene, linalool, δ-elemene, β-caryophyllene, (Z)-methyl
isoeugenol, ar-curcumene, (Z)-α-bisabolene, β-bisabolene, elemicin, α-calacorene, (Z)isoelimicin và caryophyllene oxide. Khi phân tích tinh dầu cây Acorus calamus ở
Trung Quốc thì xác định được β-asarone (85,6%) và linalool (4,7%), có trong tinh dầu
từ thân rễ, còn tinh dầu trong lá chứa (Z)-methyl isoeugenol (36,4%), aristolen (6,6%),
β-caryophyllene (4,1%), acoragerm crone (4,1%), δ-cadinene (4,1%), isocolamone
(3,6%), (E)-methyl isoeugenol (3,4%), epi-α-muurolol (3,2%), shyobunone (3,2%) và
α-muurolol (2,6%), ngoài ra còn có một số hợp chất khác như linalool (3,1%),
terpinene-4-ol, α-calacorene, α-terpineol, linalyl acetate, δ-elemene, β-cubebene, βcaryophyllene, (Z)-methyl isoeugenol, β-bisabolene… (Raina, 2002).
Theo Asif et al. (1984), thành phần hóa học từ lá, rễ và thân của Acorus calamus

có chứa các axit béo và đường bao gồm este, myristic (1,3%), palmitic (18,2%),
palmitoleic (16,4%), stearic (7,3%), oleic (29,1%), linoleic (24,5%) và arachidic
(3,2%). Thành phần đường maltose (0,2%), glucose (20,7%) và fructose (79,1%). Phân
5


tích tinh dầu của Acorus calamus bằng phương pháp GC và GC/MS, cho thấy βasarone [(Z)-asarone] là thành phần quan trọng trong lá (27,4-45,5%), trong khi
acorenone là hợp chất chiếm ưu thế trong thân rễ (20,86%) và tiếp theo isocalamendiol
(12,75%) (Venskutonsis et al., 2003).
Ngoài hydrocarbons monoterpene, sequestrine xeton, (trans-alpha) asarone (2,4,5trimethoxy-1-propenylbenzene), β-asarone (đồng phân dạng cis) và eugenol cũng được
xác định (Kindscher và Kelly, 1992).
Theo Asha và Deepak (2009) khả năng kháng khuẩn của dịch trích từ rễ và lá cây
Acorus calamus bằng những dung môi khác nhau như: petroleum ether, chloroform,
hexane và ethyl acetate, thì thấy dung môi ethyl acetate cho khả năng kháng khuẩn và
nấm cao nhất, với nhiều lượng 2-4 mg/ml dịch trích kháng lại nhiều loại nấm trừ
Penicillium chrysogenum.
Theo Phongpaichit et al. (2005) khi ly trích cây Acorus calamus bằng methanol
thì thu được thành phần chủ yếu là β-asarone.
Khi nghiên cứu về rễ cây Acorus calamus, Rajkumar et al. (2009), cây Acorus
calamus là một cây có chứa chất gây ảo giác cho con người, theo trung tâm độc chất
học ở Thụy Điển thì cây Acorus calamus tạo ra khoảng 30 độc chất (Bjornstad et al.,
2009).
Theo Đỗ Tất Lợi (2004) thì trong TXB có 1,5-3,5% tinh dầu, trong đó thành phần
chủ yếu là asarone C12H16O3 (4 propenyl 1-3-5 trimetoxybenzol), rồi đến asarylandehyt
C10H12O4. Ngoài ra còn một glucoside đắng gọi là acorin và chất tanin.
Công thức hóa học của asarone:
H3 C

CH3


H3 C O

H3 C O

H3 C O

H3 C O

OCH3

OCH3

β-asarone

α-asarone

Hình 1.1 Công thức hóa học của α-asarone và β-asarone

6


Căn hành

Hình 1.2 Vị trí của Acorus calamus L. dùng làm thí nghiệm

1.1.4 Asarone và ứng dụng
Asarone (1,2,4 trimethyoxy-5-(1-propenel)benzene; 2,4,5 trimethoxy-1-propenylbenzene; asarin và asarum camphor) là một chất có độc tính cao, tinh thể của chúng có
thể gây ung thư, là hợp chất phenolic ether không hòa tan trong nước. Asarone là hợp
chất của 2 dạng đồng phân (α-asarone và β-asarone) được chiết tách từ căn hành và rễ
của cây thuộc giống Asarum, đặc biệt là Asarum europaeum (họ Arifolium) và Acorus

calamus (họ Araceae), nó được dùng để xông hơi hạt và phòng trị côn trùng. Hợp chất
asarone được tìm thấy nhiều nhất ở trong dầu cây Acorus calamus (Lewis, 1989).
Theo Bjornstad et al. (2009), khi tiến hành nghiên cứu về thành phần asarone
được ly trích từ cây Acorus calamus thì ông nhận thấy đây là chất có khả năng gây ảo
giác cho con người nếu dùng liều lượng cao. Theo Ernest và Paul (1999), β-asarone có
trong Acorus calamus là hợp chất có khả năng gây ung thư và có nhiều trong cây tứ
bội. Nhưng theo Ogra et al. (2009) thì β-asarone có nhiều nhất trong giống tam bội và
chúng không phải là một chất gây ung thư. Tuy nhiên, trong nông nghiệp thì hợp chất
asarone có nhiều ứng dụng từ việc phòng trừ nấm bệnh đến việc phòng trị côn trùng
gây hại cho nông nghiệp.
Theo Asha và Deepak (2009), β-asarone kháng nấm nhiều hơn α-asarone. βasarone có hiệu lực trên nấm với MIC 0,5-8,0 mg/ml cao hơn α-asarone với MIC 2,08,0 mg/ml.Tinh dầu từ thân rễ cây TXB cho khả năng chống khuẩn cao hơn những bộ
phận còn lại.

7


 Phòng trừ côn trùng hại cây trồng
Qua kết quả thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm thì dịch
trích của cây Acorus calamus có khả năng phòng trừ được ruồi đục quả Bactrocera
cucurbitae (Nair và Thomas, 2001).
Theo Koul et al. (1990), trong dịch trích của cây TXB, β-asarone có khả năng
phòng trị Ceratitis capitata, Bactocera dorsalis, Dacus cucurbitae; α-asarone có hiệu
quả phòng trị trên Psila rosae và Peridroma saucia.
Theo Hossain et al. (2008), ly trích tinh dầu từ rễ cây Acorus calamus bằng dung
môi petroleum ether tiêu diệt được thành trùng của 2 loài mọt thóc đỏ (Tribolium
castaneum, Tribolium confusum) và cả loài mọt gạo (Sitophilus oryzae). Khi ly trích
tinh dầu từ thân rễ cây Acorus calamus bằng dung môi ethanol thì có khả năng phòng
trị Sitophilus zeamais (Changiu Yang, 2008).
Balakumbahan et al. (2010), asarone (2,4,5-trimethoxypropenyl-benzenes) cô lập
từ tinh dầu của Acaorus calamus từ thân và rễ có khả năng ức chế lên sự tăng trưởng,

gây chán ăn ở một số loài ngài đêm. Khi cho α-asarone vào chế độ ăn nhân tạo của ấu
trùng tuổi 1 đến tuổi 4 thì nó có khả năng ức chế đáng kể lên sự tăng trưởng của chúng.
Theo Schmit và Streloke (1994), Acorous calamus có tiềm năng kiểm soát một
số sâu hại khi có mặt trong sản phẩm thuốc trừ sâu. α-sarone ức chế lên hoạt động của
côn trùng gây hại qua ức chế chế độ ăn, ảnh hưởng đến sự bắt cặp và vòng đời của
chúng (Streloke et al., 1989).
Su (1991), β-asarone có hiệu quả phòng trị một số côn trùng gây hại thuộc bộ
cánh cứng như Callosobruchus maculatus, Sitophilus oryzae và Lasioderma
serricorne, Prostephanus truncatus…
Risha et al. (1990), tinh dầu cây TXB có hiệu quả phòng trị được một số côn
trùng gây hại trên hạt bằng phương pháp xông hơi có thể tiêu diệt được thành trùng và
trứng trên bề mặt của hạt, tuy nhiên, ấu trùng và nhộng sống bên trong hạt thì ít chịu
ảnh hưởng vì chất xông hơi chưa xâm nhập vào trong hạt (Schmidt et al., 1997).

 Phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng
Asarone là một hợp chất ức chế khá mạnh sự phát triển của một số loài nấm như
Trichophyton rubrum, Microsporum gypseum và Penicillium marneffei với liều gây
chết LC50 khoảng 0,2-0,4 mg/ml, nhưng khả năng kháng khuẩn thấp với liều gây chết
IC50 lớn hơn 10 mg/ml (Phongpaichit et al., 2005). Khả năng ức chế nấm của dịch trích
từ lá và rễ đều kháng được một số loài nấm như Aspergillus niger, Aspergillus flavus,
8


Penicillium chrysogenum và nhận thấy rằng khả năng ức chế nấm của β-asarone mạnh
hơn α-asarone (Mehrota et al., 2003). Thêm vào đó, dịch trích còn ức chế sự phát triển
của một số loài nấm và vi khuẩn cao như: Mycobacterium sp., Bacillus subtilis,
Fusarium avenacium và Rhizomucor pusillus (Radusiene et al., 2006).
Theo Thobunluepop (2009), với nồng độ 0,5% engenol thì dịch trích từ cây
Acorus calamus ức chế sự phát triển của sợi nấm Colletotrichum sp., nồng độ 1%
engenol thì dịch trích từ cây Acorus calamus ức chế 100% sự phát triển của nấm

Fusarium moniliforme, đồng thời ở nồng độ 1% engenol thì ức chế sự nảy mầm của
bào tử nấm Colletotrichum sp. và Fusarium moniliforme trong điều kiện in vitro. Đồng
thời theo Singh et al. (2010), với nồng độ 5000 μg/ml dịch trích của cây Acorus
calamus thì ức chế được sự phát triển của nấm Fusarium sp.
Khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về dịch trích của cây Acorus calamus với
dung môi là dichloromethane thì kháng được 6 loại nấm là Alternaria brassicicola,
Colletotrichum gloeosporioides, Fusarium oxysporum, Phytophthora palmivora,
Pythium sp. và Sclerotium sp. (Pattara et al., 2005).
Theo Lee (2007) dùng dung môi n-hexane ly trích rễ cả cây Acorus gramineus,
với nồng độ 2000 mg/L thì ức chế mạnh sự phát triển của nấm Phytopthora.

 Phòng trừ vi khuẩn
Theo Phongpaichit et al. (2005), chiết xuất tinh dầu từ Acorus calamus cho hiệu
quả kháng khuẩn khác nhau bao gồm vi khuẩn, nấm men và ức chế sự phát của nấm
sợi, có hiệu quả cao với sợi nấm Trichophyton rubrum, Microsporum gypseum, và
Penicillium marneffei với IC50 giá trị tương ứng 0,2; 0,2 và 0,4 mg/ml. Nó có hiệu quả
tương đối với nấm men: Candida albicans, Cryptococcus neoformans và
Saccharomyces cerevisiae (MIC 0,1-1,0 mg/ml) và hiệu quả thấp hơn đối với vi khuẩn
(MIC 5-10 mg/ml).
Theo Asha et al. (2009) khi tiến hành thí nghiệm đánh giá hoạt động kháng sinh
của dịch trích Acorus calamus thì một số dung môi ly trích như dầu khí ether,
chloroform, hexane và ethyl acetate đều ức chế nấm, trong đó dung môi ly trích ethyl
acetate cho khả năng kháng nấm rõ rệt nhất với vùng đường kính ức chế dao động từ
20-28 mm và 18-25 mm. Các nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ thân, rễ và chất chiết
xuất từ lá cho hoạt động kháng nấm là 2-4 mg/ml, ngoại trừ Penicillium chrysogenum,
ức chế sự phát triển của nấm men là tương đối cao, 4-5 mg/ml và 6-8 mg/ml. MIC giá
trị cho hoạt động kháng khuẩn tương đối cao khoảng 16-42 mg/ml. Ngoài ra thí

9



nghiệm còn chứng minh α-asarone và β-asarone có tính kháng khuẩn, một số loại nấm
và nấm men.
Khi tiến hành thí nghiệm về khả năng kháng lại vi khuẩn của dịch trích cây
Acorus calamus thì nhận thấy chỉ có dung môi dùng ly trích là ethyl acetate mới có khả
năng kháng lại vi khuẩn, tuy nhiên không phải vi khuẩn nào cũng bị ức chế, như
Escherichia coli không bị ức chế (Mehrotra et al, 2003).
Theo Asha và Deepak (2009), thành phần α, β-asarone được ly trích từ rễ và lá
của cây Acorus calamus có khả năng ức chế sự phát triển của đa số các loại vi khuẩn
gồm có Pseudomona aeruginosa, Salmonella parathypi, Shigella sonnei, Vibrio
cholera,... tuy nhiên, α và β-asarone không có khả năng ức chế bi khuẩn Escherichia
coli.
1.2 Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius (Lepidoptera: Noctuidae)
1.2.1 Phân loại và phân bố
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)
thuộc họ: Noctuidae, bộ: Lepidoptera.
Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) là loài có phổ kí chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi
trên thế giới như châu Á, châu Úc và cả những hòn đảo thuộc biển Thái Bình Dương
(Theo Nguyễn Thị Diệu (2002) trích dẫn bởi Feakin, 1973; Kzanz và ctv, 1997). Đây là
một trong những loại côn trùng gây hại quan trọng cho nông nghiệp vùng nhiệt đới,
chúng xuất hiện ở hầu hết các nước như Trung Quốc, Nhật, Lào, Việt Nam... (EPPO,
1996). Ở vùng Đông Nam Á, SAT được xác định là một trong những loài gây hại chủ
yếu xuất hiện nhiều ở Malaysia, Myanma và cả Việt Nam (Waterhouse, 1993).
1.2.2 Ký chủ
Sâu có thể gây hại khoảng trên 200 loại cây trồng, đặc biệt gây hại nhiều trên rau,
cải, bắp, đậu, khoai... (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Tại ĐBSCL, SAT là
đối tượng gây hại quan trọng nhất trên rau cải, sâu phá hoại vào mọi thời điểm và mọi
thời kì sinh trưởng của cây (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Nguyễn Thị Diệu (2002),
SAT có ăn được 14 loại rau gồm cải ngọt, ớt chỉ thiên, đậu bắp, cù nèo, đậu xanh, ngò
rí, cải bẹ xanh, đậu đũa, rau muống, cà chua, hành lá, đậu nành, cải trời và bắp trong đó

cải ngọt là loại thức ăn sâu ăn tạp ưa nhất vì có trọng lượng lá giảm nhiều nhất, mật số
tấn công cao và thiệt hại nặng nhất, kế đó là đậu bắp, ớt chỉ thiên và ngò rí.

10


1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học
+ Giai đoạn trứng: Theo Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thuỳ Minh (2001),
trứng có hình bán cầu, đường kính trung bình 0,54 mm. Ban đầu trứng có màu vàng, vỏ
trứng rất mềm, sau đó vỏ trứng cứng dần, trứng chuyển thành màu vàng tro. Bướm đẻ
trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng vài trăm trứng và được phủ lớp lông màu vàng nhạt
từ chóp bụng của bướm cái. Thời gian ủ trứng là 2,5±0,5 ngày.

Hình 1.3 Trứng Spodoptera litura
( />
+ Gian đoạn ấu trùng: Theo Lê Thị Sen (2011), sâu có 5-6 tuổi tùy điều kiện
môi trường, thời gian phát triển kéo dài từ 20-25 ngày. Nếu điều kiện thuận lợi sâu có
thể dài 35-53 mm, hình ống tròn. Tuổi nhỏ sâu có màu nâu, càng lớn sâu chuyển dần
thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc màu vàng sáng ở hai bên hông chạy từ đốt
thứ nhất của bụng đến đốt cuối. Dọc đường ấy có những điểm hình bán nguyệt, từ đốt
thứ nhất đến đốt thứ 8 của bụng mỗi đốt có một chấm đen rõ, đây là đặc điểm để phân
biệt sâu này với các loài sâu khác, sâu càng lớn thì 2 chấm đen ở đốt thứ nhất càng hiện
rõ và gần như giao nhau tạo thành một khoang đen trên lưng vì vậy sâu còn được gọi là
sâu khoang.

11


Hình 1.4 Ấu trùng Spodoptera litura
( />

+ Gian đoạn nhộng: Nhộng dài từ 18-20 mm, màu nâu hoặc màu nâu tối. Cuối bụng
có một đôi gai ngắn. Thời gian nhộng từ 7-10 ngày.

Hình 1.5 Nhộng của Spodoptera litura
( />
+ Gian đoạn thành trùng: Theo Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thuỳ Minh
(2001), thành trùng có đầu màu xám, có nhiều lông, hai mắt kép to màu đen, râu hình
sợi chỉ dài 8-10 mm. Miệng có một vòi hút dài 5-6 mm. Cánh trước thon dài hình tam
giác, góc cánh hơi bầu, có màu xám tro, ánh kim dọc theo gân cánh trước có màu vàng
ánh, cánh sau màu trắng, không được phủ lớp phấn, rìa cánh được bao quanh bởi màu
xám tro có phủ ánh kim màu vàng ánh. Ngực và bụng có màu xám tro, phủ nhiều lông,
cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt. Thời gian sống trung bình từ 1-2 tuần tuỳ vào
điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện
thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm
kéo dài từ 5-7 ngày.

12


×