Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

KHẢO sát KHẢ NĂNG TIẾT ENZYME ENDO CELLULASE của các CHỦNG nấm TRICHODERMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.04 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HOÀNG PHÚC

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾT ENZYME
ENDO-CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG NẤM
TRICHODERMA

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên ñề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾT ENZYME
ENDO-CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG NẤM
TRICHODERMA

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Dương Minh
Ks. ðào Thị Hồng Xuyến
Ks. Tô Huỳnh Như



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Phúc
MSSV: 3064963
Lớp: BVTV K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận ñã chấp thuận luận văn với ñề tài:
“KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾT ENZYME ENDO-CELLULASE
CỦA CÁC CHỦNG NẤM TRICHODERMA”

Do sinh viên NGUYỄN HOÀNG PHÚC thực hiện và ñề nạp.
Kính trình hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2010
Giảng viên hướng dẫn

ThS. DƯƠNG MINH

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp thuận luận văn với ñề tài:
“KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾT ENZYME ENDO-CELLULASE
CỦA CÁC CHỦNG NẤM TRICHODERMA”

Do sinh viên NGUYỄN HOÀNG PHÚC thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng
ngày ….. tháng ….. năm 2010.
Luận văn ñã ñược hội ñồng chấp thuận và ñánh giá ở mức: ...…………………
Ý kiến hội ñồng: ………………………………………………………….…….
………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….…..
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2010
DUYỆT KHOA

Chủ tịch hội ñồng

Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong
bất kì luận văn nào trước ñây.
Tác giả luận văn
(ký tên)

Nguyễn Hoàng Phúc


iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Sinh viên: NGUYỄN HOÀNG PHÚC.
Sinh ngày 12 tháng 02 năm 1988.
Tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Con Ông: Nguyễn Văn Hoàng Thúc.
Và Bà: Nguyễn Thị Dạ Thảo.
ðã tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2006, tại trường THPT Chu Văn An,
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Vào trường ðại học Cần Thơ năm 2006, theo học ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 32.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2010.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ba, mẹ những người ñã suốt ñời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của chúng
con, xin cảm ơn người thân ñã giúp ñỡ, ñộng viên con trong suốt thời gian qua.
Thành thật biết ơn!
Thầy Dương Minh, Ks. ðào Thị Hồng Xuyến, Ks. Tô Huỳnh Như, Ks. Lê
Phước Thạnh, Ks. Phan Thị Mỹ Phúc, Ks. Phan Quốc Kiệt và Ks. Trần Minh Tài ñã
tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và ñộng viên em trong suốt thời gian làm và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm tạ!
Thầy cố vấn học tập Lê Văn Vàng, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô ñã truyền ñạt
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. ðây sẽ là hành trang vững chắc giúp

em bước vào ñời.
Gửi lời cảm ơn ñến!
Anh, chị và các bạn sinh viên làm ñề tài ở Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, cùng
toàn thể các bạn sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 32, ñặc biệt là bạn Nhụy,
Xuyến, Duy, Thúy, Diện... ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện ñề tài.
Trân trọng!
Nguyễn Hoàng Phúc

v


Nguyễn Hoàng Phúc, 2010. “Khảo sát khả năng tiết enzyme endo-cellulase của các
chủng nấm Trichoderma”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo
Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ.
_________________________________________________________________
TÓM LƯỢC
ðề tài “Khảo sát khả năng tiết enzyme endo-cellulase của các chủng nấm
Trichoderma” ñược thực hiện từ tháng 9/2009 ñến 4/2010 nhằm chọn lọc các chủng
Trichoderma có khả năng tiết nhiều endo-cellulase cao trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm. Kết quả ñạt ñược sẽ góp phần hữu ích trong việc phân hủy rơm rạ trên ñồng
ruộng và hạn chế ngộ ñộc hữu cơ cho cây lúa.
Thí nghiệm ñược thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ từ tháng 9/2009 ñến
4/2010, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 4 lần lặp lại. Ba mươi chủng
Trichoderma ñược nuôi cấy trong bình tam giác (250 ml) chứa 100 ml môi trường
TSM lỏng (Trichoderma selective medium Broth) có chứa CMC (carboxyl methyl
cellulose) với mật số 106 bào tử/ml, nuôi lắc trong 7 ngày và 10 ngày với tốc ñộ 140
vòng/phút (rpm). Dịch trích các mẫu ñược lọc qua giấy Whatman # 5, trữ ở 4 0C, xác
ñịnh hoạt tính của endo-cellulase theo phương pháp Ghose (1987) và hàm lượng

protein theo phương pháp Bradford (1976).
Kết quả thí nghiệm cho thấy các chủng Trichoderma thử nghiệm ñều có khả
năng tạo sinh khối, tiết endo-cellulase và có giá trị OD của protein. Trong ñó:
- Hai chủng T-CG10d (0,990 g/lít) và T-LM3a (0,925 g/lít) có sinh khối cao nhất.
- Ba chủng T-TB4a, T-VTa14c và T-OM2a có giá trị OD của protein cao
(0,2580 - 0,2098) hơn các chủng còn lại.
- Các chủng T-LM7a, T-TO1g và T-CG7d có giá trị OD của endo-cellulase
cao ( 0,2188 - 0,1688) hơn các chủng khác. Ngoài ra, có một số chủng Trichoderma
cho giá trị OD của endo-cellulase và protein sau 10 ngày nuôi lắc cao hơn so với 7
ngày nuôi lắc.
Các chủng tiết ra nhiều endo-cellulase sẽ tiếp tục thử nghiệm trong các ñiều
kiện thực tế ñể ñánh giá khả năng phân hủy cellulose và chọn lọc ra những chủng có
hiệu quả nhất trong việc phân hủy chất hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

vi


MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Lý lịch cá nhân
Lời cảm tạ
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
MỞ ðẦU
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ðặc ñiểm sinh thái và phân bố của nấm Trichoderma
1.1.1 ðặc ñiểm phân bố Trichoderma
1.1.2 ðặc ñiểm sinh thái của Trichoderma

1.2 Khả năng ñối kháng của Trichoderma với các vi sinh vật gây bệnh
1.3 Khả năng phân hủy chất hữu cơ của Trichoderma
1.4 Khả năng phân giải cellulose của Trichoderma
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Thí nghiệm
2.2.2 Bố trí thí nghiệm
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Kết quả thí nghiệm
3.2.1 Khả năng tiết endo-cellulase của các chủng Trichoderma
3.2.2 Sinh khối của các chủng Trichoderma
3.2.3 Hàm lượng protein trong dịch trích của các chủng Trichoderma
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 ðề nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ chương

vii

Trang
iii
iv
v
vi

vii
viii
viii
1
2
2
2
2
3
4
5
6
6
6
6
8
8
8
8
11
11
11
11
13
14
17
17
17
18



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Giá trị OD của endo-cellulase trong dịch trích các chủng
Trichoderma sau 7 ngày và 10 ngày nuôi lắc (Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, 2009 - 2010).

12

3.2

Sinh khối khô (g/lít) của các chủng Trichoderma sau 10
ngày nuôi lắc (Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, 2009 - 2010).

13

3.3

Giá trị OD của protein trong dịch trích các chủng Trichoderma
sau 7 ngày và 10 ngày nuôi lắc (Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật,
2009 - 2010).

15


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1

Bố trí thí nghiệm trên máy lắc ngang.

16

2

Trichoderma sau 10 ngày nuôi lắc.

16

3

Máy ño ñộ hấp thu quang phổ Spectrophotometer.

16

viii


MỞ ðẦU

ðồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa lớn nhất, chiếm tới 50% tổng
diện tích trồng lúa cả nước và do ñó cũng chiếm tới 50% sản lượng cả nước (ðinh
Thế Lộc và Phạm Văn Duệ, 2006).
Bên cạnh sản phẩm chính là lúa gạo, lượng rơm rạ còn lại sau thu hoạch cũng
rất lớn, ñó là vấn ñề rất nan giải của tất cả nông dân trồng lúa. Rơm rạ khô chứa
khoảng 40 - 50% thành phần cellulose, rất khó phân hủy ở ñiều kiện thường trong
thời gian ngắn và ñây cũng là nguồn thức ăn của vi sinh vật ñất (Nguyễn Bảo Vệ và
ctv., 2005). Việc sử dụng Trichoderma ñể ủ phân hữu cơ hiện nay ñược ứng dụng
rộng rãi trên thế giới. Quy trình ủ phân với Trichoderma làm thúc ñẩy nhanh hơn
tiến trình phân hủy rác thải nông nghiệp từ 6 tháng giảm xuống trong 4 tuần, sản
phẩm phân hữu cơ ñược tạo ra từ việc ủ với Trichoderma có tỷ số C/N khoảng 11,6
(Madrigal, 2006). Chúng ta vừa tận dụng ñược nguồn phế phẩm, vừa cung cấp chất
hữu cơ cho ñất làm gia tăng năng suất cây, vừa hạn chế ngộ ñộc hữu cơ cho cây lúa.
Mặc khác Trichoderma có khả năng ñối kháng với nhiều loại nấm bệnh như:
Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia… (Wells, 1993). Trichoderma có nhiều cơ
chế kiểm soát bệnh hại thực vật như cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh, tạo chất kháng
sinh hay tiết enzyme thủy phân vách tế bào ký chủ chẳng hạn: glucanase, chitinase,
cellulase… là loại nấm hoại sinh ñóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy hữu
cơ trong ñất (Alexander, 1961; Harman, 1996; Kredics và ctv., 2003).
Trên cơ sở ñó ñề tài “Khảo sát khả năng tiết enzyme endo-cellulase của các
chủng nấm Trichoderma” nhằm chọn lọc chủng Trichoderma có khả năng tiết
nhiều endo-cellulase và có khả năng cho sinh khối cao ñể làm nền tảng cho các
nghiên cứu về phân hủy các dư thừa thực vật theo hướng sinh học.
Kết quả ñạt ñược sẽ góp phần ñể chọn các chủng có khả năng phân hủy các dư
thừa thực vật chứa cellulose cao như rơm rạ, góp phần vào việc sản xuất nông
nghiệp ở ñồng bằng sông Cửu Long.

1



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ðẶC ðIỂM SINH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA NẤM TRICHODERMA
1.1.1 ðặc ñiểm phân bố Trichoderma
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), Trichoderma thuộc ngành nấm
Mycota, lớp nấm Bất Toàn (Deuteromycetes), bộ nấm Bông (Moniliales), họ
Moniliaceae, chi Trichoderma. Trong khi ñó theo Bùi Xuân ðồng và ctv. (1982),
Trichoderma ñược xếp vào lớp nấm Bất Toàn, nhóm Hyphomycetes, phân nhóm
Euhyphomycetidae và chi Trichoderma. Ngoài ra, theo Agrios (1997) Trichoderma có
giai ñoạn sinh sản hữu tính thuộc lớp Ascomycetes, bộ Hyporeaelos, chi Hypocrea.
Trong chi Trichoderma có nhiều loài Trichoderma tùy theo loài mà nấm khác
nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Gams và Bissett (1998) ñã mô tả chi tiết
ñặc ñiểm của 33 loài Trichoderma trong ñó có một số loài Trichoderma ñược ứng
dụng phổ biến.
Trichoderma có khu vực phân bố rộng, chúng hiện diện phổ biến trên nhiều
loại ñất như ñất tự nhiên, ñất canh tác nông nghiệp, ñất ñồng cỏ, ñất rừng nhiệt ñới
và các vật liệu hữu cơ…. Tùy theo từng loài mà chúng sẽ thích nghi với những ñiều
kiện khí hậu và các tầng ñất hữu cơ khác nhau (Danielson và Davey, 1973; Domsch
và ctv., 1980; Roiger và ctv., 1991; Wardle và ctv., 1993).
Sự phân bố và ñiều kiện môi trường sống của các loài Trichoderma có liên hệ
mật thiết với nhau. Nhìn chung, các loài Trichoderma hiện diện ở các vùng ñất axit
nhiều hơn vùng ñất trung tính và kiềm (Papavizas, 1985).
Trichoderma thường sống trong vùng ñất có ẩm ñộ cao, nhưng chúng cũng
sống ñược ở những vùng ñất khô ráo (Cook và Baker, 1989). Ở nước ta,
Trichoderma là loại nấm thường xuất hiện trên các loại ñất giàu dinh dưỡng hoặc
trên các tàn dư thực vật (Phạm Thị Thùy, 2004).
Trichoderma góp phần tích cực trong việc chuyển hóa chất hữu cơ tạo phì
nhiêu cho ñất và giúp duy trì hoạt ñộng sản xuất của ñồng ruộng. Trong sản xuất
nông nghiệp, sự hiện diện của Trichoderma thường có lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây (Cook và Baker, 1989).

1.1.2 ðặc ñiểm sinh thái của Trichoderma
Hầu hết các Trichoderma ñều phát triển nhanh ở nhiệt ñộ 25 - 300C (Klein và
Eveleigh, 1998). Sợi nấm có tỷ lệ phân nhánh cao và phát triển nhanh trong môi
trường nuôi cấy. Lúc ñầu sợi nấm có màu trắng về sau chuyển dần sang màu xanh
(Cook và Baker, 1989). Một vài loài Trichoderma còn tỏa ra mùi hương cơm dừa
ñặc trưng nên dễ dàng ñược nhận ra trong ñất (Collins và Halim, 1972; Kikuchi và
ctv., 1974; Moss và ctv., 1975).
2


Cành bào ñài có tỷ lệ phân nhánh cao, dạng hình nón và xếp thành những
vòng ñồng tâm hoặc ñược sinh ra dọc theo sợi nấm. Thể bình ñược hình thành từ
trục chính gần ñỉnh của sợi nấm. ðáy của thể bình có thể bằng hoặc rộng hơn so với
ñộ rộng của trục chính (McCray, 2002). Bào tử phát triển nhanh chóng, mọc thành
chùm, ban ñầu có màu trắng sau chuyển thành màu xanh (Cook và Baker, 1989).
Bào tử Trichoderma thường có dạng hình trứng, có màu xanh lục (Wells,
1973). Kích thước trung bình của bào tử (3 - 5) x (2 - 4) µm, vách bào tử trơn láng
hoặc xù xì (McCray, 2002).
Tất cả các loài Trichoderma ñều có khả năng sinh bào tử áo. Bào tử áo có hình
cầu méo và thường ở dạng ñơn bào, ngoài ra cũng có một số loài Trichoderma có
khả năng hình thành nên bào tử áo ở dạng ña bào (Papavizas, 1985; McCray, 2002).
1.2 KHẢ NĂNG ðỐI KHÁNG CỦA TRICHODERMA VỚI CÁC VI SINH
VẬT GÂY BỆNH
Trichoderma là loại nấm sống hoại sinh, phổ biến trong ñất và hệ sinh thái rễ.
Chúng ñược biết ñến trong nhiều năm thông qua khả năng tiết ra chất kháng sinh,
ký sinh, ñồng thời cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống với những nấm gây
bệnh (Zimand và ctv., 1995; Wells, 1993; Harman, 1996).
Nguyễn Thân (2004) cho rằng Trichoderma là một trong những loại nấm có
khả năng ức chế một số nấm gây bệnh khác nhau như: Sclerotium rolfsii,
Phytophthora, Fusarium, Pythium, Rhizoctonia…. Chúng gây bệnh trên nhiều loại

cây trồng như cây họ ñậu, cây ăn trái, cây công nghiệp và hoa kiểng.
Theo ghi nhận của Marco và ctv. (2002), Trichoderma có khả năng sản sinh ra
nhiều loại enzyme như: glucanases, chitinases (endo-chitinase, exo-chitinase,
glucosaminidase), lipases, proteases.... Những enzyme này hoạt ñộng rất mạnh và
có thể ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong suốt quá trình ký sinh mà không gây
ra những tác ñộng xấu ñến cây.
Trong số các enzyme ñược tiết ra từ Trichoderma thì chitinases và glucanases
ñóng vai trò chủ ñạo trong hoạt ñộng ký sinh của Trichoderma. Do vách tế bào của
hầu hết các loài nấm ñều ñược cấu tạo bởi chitin và glucan nên tác ñộng ñồng thời
của endo-chitinase và glucanase lên vách tế bào nấm bệnh sẽ làm tăng khả năng ñối
kháng của Trichoderma (Margolles-Clark và ctv., 1995).
Theo ðường Hồng Dật (1997), loài Trichoderma lignorum có hoạt tính mạnh,
phổ tác dụng rộng và ñối kháng hiệu quả với nhiều loại nấm gây bệnh cây trồng
như: hạn chế các bệnh lỡ cổ rễ, héo rũ trên bông vải và thối gốc khoai tây.
Kredics và ctv. (2003) cho biết loài Trichoderma viride có khả năng tiết ra
chất kháng sinh ñối kháng có hiệu quả ñối với nấm Armillaria mellea gây bệnh trên
cây họ cam quýt. Thêm vào ñó, Trichoderma viride có thể ức chế sự sinh trưởng
một số loài nấm như: Collectotrichum lini, Fusarium coeruleum, Fusarium culorum
3


và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Mycobacterrium tuberculosis, Streptococus
viridans… (Nguyễn Lân Dũng, 1983).
Việc sử dụng Trichoderma viride và Trichoderma polysporum trong phòng trừ
bệnh thối trái dâu tây bằng cách tưới huyền phù 2 chủng này trên ñồng ruộng, bắt ñầu
vào buổi sáng sớm sẽ ngăn ngừa tình trạng thối trái khi tồn trữ (Papavizas, 1985).
Theo Phạm Văn Kim (2000), dùng Trichoderma harzianum trộn chung hạt
giống trước khi gieo sẽ giúp giảm thiệt hại của bệnh héo cây con do nấm
Rhizoctonia solani gây ra, biện pháp này sử dụng tốt cho cây trồng cạn.
Elad và ctv. (1980) thí nghiệm sử dụng Trichoderma harzianum trên lô ñất

trồng ñậu bị nhiễm nấm Sclerotium rolfsii và Rhizoctonia solani. Kết quả giảm
ñược tác hại do nấm Sclerotium rolfsii từ 25% xuống 10% và ở nấm Rhizoctonia
solani từ 13% xuống 7,5%.
Loài Trichoderma harzianum còn ñược sử dụng ở New York cho việc phòng
trừ sinh học bệnh thối hạt và thối cây con do nấm Pythium spp. trên cây ñậu ñũa
(Hadar và ctv., 1984).
Theo Samuels (1996), Trichoderma có thể ñược sử dụng ñể kiểm soát các nấm
bệnh như: Rhizoctonia, Sclerotium, Phomopsis, Fusarium, Verticillium,
Phytophthora, Pythium… các vi khuẩn gây bệnh nhóm Pseudomonas, tuyến trùng
và trứng tuyến trùng Meloidogyne.
Theo Trần Nguyên Vũ (2007), chủng T-BM2a, T-VTa14c, T-VTa16b, TVTa18b và T-VTa18c có hiệu quả phòng trị bệnh thối rễ (do nấm Fusarium
subglutinans) và bệnh thối nõn (do nấm Phytophthora nicotianae) trên cây khóm
cao hơn 2 loại thuốc hóa học Appercard Super 75 DF (trị bệnh thối rễ) và thuốc
Curzate M-8 72 WP (trị bệnh thối nõn) trong ñiều kiện nhà lưới (in-vivo).
1.3 KHẢ NĂNG PHÂN HỦY CHẤT HỮU CƠ CỦA TRICHODERMA
Dư thừa thực vật ñặc biệt là rơm rạ ñể lại trên bề mặt ñất canh tác, có thể làm
ngộ ñộc hữu cơ và giảm năng suất của mùa vụ sau. Các loài của Trichoderma
thường ñược quan tâm nghiên cứu vì chúng giữ vai trò quan trọng trong việc phân
giải cellulose của rơm rạ còn lại sau mùa vụ và chuyển hóa chúng thành ñường
(Lynch và Harper, 1985).
Phạm Văn Kim (2000) cho rằng vách tế bào thực vật ñược cấu tạo bởi hai lớp
từ ngoài vào trong, lớp thứ nhất gồm pectin, cellulose và hemicellulose, lớp thứ hai
gồm cellulose, hemicellulose và lignin. Với cấu trúc kiên cố như vậy thì cellulose
khó ñược phân giải ở ñiều kiện thường trong thời gian ngắn. Nếu trong môi trường
hiếu khí thì sau khi glucose ñược hấp thu qua màng tế bào của vi sinh vật chúng sẽ
bị oxy hóa thành CO2 và H2O, ngược lại nếu trong ñiều kiện yếm khí thì tạo ra các
axit hữu cơ và cồn ethanol.

4



Bowen và Harper (1990) ñã thử nghiệm thấy rằng Trichoderma viride có thể
phân hủy cellulose nhưng không phân hủy lignin và nó phân hủy ñược 20% cọng
rơm nguyên sau 84 ngày xử lý.
Kết quả thí nghiệm của Dương Minh và ctv. (2003) cho thấy sau 9 tuần xử lý
7 loại dư thừa thực vật như: thân chuối, thân ñậu nành, thân và lá bắp, rơm, vỏ trấu,
lục bình bằng Trichoderma thì các dư thừa thực vật ñều bị phân hủy tới 25,9%.
Khả năng phân hủy cellulose của Trichoderma bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
môi trường như nhiệt ñộ, ẩm ñộ, pH, ñộ thoáng khí, hàm lượng nitrogen…. Bên
cạnh ñó hiệu quả của sự phân hủy này còn phụ thuộc vào vật chất sử dụng và sự
tăng trưởng của Trichoderma (Alexander, 1961).
1.4 KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE CỦA TRICHODERMA
Phạm Văn Kim (2000) cho biết rằng cellulose là thành phần chủ yếu của màng
tế bào thực vật. Thành phần cellulose chiếm khoảng 40 - 70% trong xác bả thực vật,
trong vỏ cà phê là 63,2%, trong mạt dừa 29%, gỗ hơn 50%, các loại rau và cỏ non
15%, rơm cỏ khô 40 - 60%.
Cellulose là một phân tử lớn cấu tạo bởi nhiều phân tử glucose nối với nhau
bằng nối β-1,4-glucan. Cấu tạo nhỏ nhất của cellulose là micel dạng que, các micel
xếp thành các sợi cellulose (microfiber). Một phân tử cellulose chứa khoảng 2000
ñến 10000 ñơn vị glucose (có khi ñến 15000) (Phạm Văn Kim, 2000).
Trần Cẩm Vân (2005) mô tả thêm cellulose có cấu tạo dạng sợi, có cấu trúc
phân tử là một polymer mạch thẳng, mỗi ñơn vị là một monosaccharides.
Cellobiose có cấu trúc từ 2 phân tử glucose.
Cellulose là một cơ chất không hòa tan, khó phân giải. Bởi vậy, Trichoderma
phân hủy cellulose nhờ vào một hệ enzyme gọi là cellulase (Trần Cẩm Vân, 2005).
Theo Phạm Thị Trân Châu và Phan Tuấn Nghĩa (2007), cellulase thuộc lớp
Hydrolases (phản ứng thủy phân), tổ Glycosidases (thủy phân liên kết glucoside),
nhóm hydrolyzing O-glycosyl compounds.
Cellulase là enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hóa cellulose thành các sản
phẩm hòa tan (Nguyễn ðức Lượng và Cao Cường, 2003).

Kang và ctv. (1999) cho rằng cellulose ñược phân giải theo ba kiểu: endocellulase, exo-cellulase và β-glucosidase. Trong ñó, endo-cellulase sẽ cắt ñứt ngẫu
nhiên các liên kết β-1,4 bên trong phân tử cellulose, tạo thành những chuỗi ngắn.
Kết quả là các polymer nhanh chóng giảm chiều dài (Siddiqui và ctv., 2000).

5


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm
- Thời gian: Thí nghiệm ñược thực hiện từ tháng 09/2009 ñến tháng 04/2010.
- ðịa ñiểm: Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, trường ðại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.1.2.1 Thiết bị
- Nồi thanh trùng ướt hiệu Sibata (Nhật), model KL300.
- Tủ cấy hiệu Dalton (Nhật), model FAP1300AN.
- Cân ñiện tử: Hiệu Sibata (Nhật), model JPN-200W và hiệu Sartorius (ðức),
model BL1500.
- Máy ño pH hiệu Oaklon.
- Máy ño quang phổ (Lnicam UV mC2 spectrometry).
- Máy lắc hiệu Vortex Stuart SA6, Uk.
2.1.2.2 Dụng cụ
- Bình tam giác 250 ml.
- ðĩa petri ñường kính ñáy 9,5 cm, nắp 10 cm.
- Lamme ñếm hồng cầu (haemocytometer) hiệu Malassez (ðức).
- Thùng giữ lạnh và nước ñá.
2.1.2.3 Hóa chất
- Bovine serum albumin (Sigma).

- Coomassie brilliant blue G250 (Sigma).
- Các hóa chất dùng xác ñịnh hoạt tính của endo-cellulase: Na-citrate, NaKtartarate (Merck), 3,5-dinitro-salicylic acid (Sigma), Na-metabisufite, Citric acid...
- Các hóa chất cần thiết khác: Ethanol, phosphoric acid, NaOH, phenol, nước cất.

6


2.1.2.4 Nguồn nấm
Ba mươi chủng Trichoderma (T) ñược nhận từ bộ môn Bảo Vệ Thực Vật,
khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ, gồm có:
- Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) có 8 chủng: T-LM1b, T-LM1f, T-LM1h, TLM3a, T-LM3c, T-LM3d, T-LM7a và T-LM7c.
- Huyện Vị Thanh (Hậu Giang) có 5 chủng: T-VTa2a, T-VTa3d, T-VTa3e, TVTa5a và T-VTa14c.
- Quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) có chủng T-OM2a.
- Huyện Bình Minh (Vĩnh Long) có 4 chủng: T-BM2a, T-BM5b, T-BM5c và T-BM6b.
- Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có 2 chủng T-TO1c và T-TO1g.
- Huyện Tam Bình (Vĩnh Long) có chủng T-TB4a.
- Huyện Tri Tôn (An Giang) có chủng T-TTAG3b.
- Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có chủng T-CL1c.
- Huyện Cái Bè (Tiền Giang) có 3 chủng: T-CB1b, T-CB3a và T-CB8c.
- Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có 2 chủng T-CG7d và T-CG10d.
- Huyện Châu Thành (Tiền Giang) có 2 chủng T-CTTG3d và T-CTTG11a.
2.1.2.5 Môi trường nuôi cấy
Môi trường PDA (potato dextrose agar) (Shurfleff và Averre III, 1997).
Khoai tây
200 g
Dextrose
20 g
Agar
20 g
Nước cất vừa ñủ

1000 ml
pH
6,5 - 6,8
Môi trường TSM lỏng (Trichoderma selective medium Broth) (Elad và Chet, 1983).
MgSO4.7H2O
0,2 g
K2HPO4
0,9 g
KCl
0,15 g
NH4NO3
1g
Glucose
1g
CMC (carboxyl methyl cellulose)
5g
Nước cất vừa ñủ
1000 ml
pH
6,5
2.1.2.6 Chuẩn bị hoá chất
- Chất nền: 1 bộ lọc giấy Whatman N05 1.0 x 6.0 cm (≈ 50 mg).
- Citrate buffer 1 M:
Citric acid (C6H807.H20)
210 g
Nước cất
750 ml
Thêm NaOH ñến pH
4,3


7


- Thuốc thử Dinitrosalicylic Acid (DNS):
Hỗn hợp:
Nước cất
3,5-Dinitro-salicylic acid
NaOH
Hòa tan tất cả, sau ñó thêm:
Na-Ktartarate
Phenol (nóng chảy ở 50 0C)
Na-metabisufite
- Na-citrate 0,05 M, pH = 4,8:
Na-citrate (M = 294)
Nước cất vừa ñủ
pH

1416 ml
10,6 g
19,8 g
306 g
7,6 ml
8,3 g
14,7 g
1000 ml
4,8

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Thí nghiệm
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 30 chủng

và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại trên một bình tam giác. Tổng cộng 30 chủng x 4 lặp
lại = 120 bình thí nghiệm.
2.2.2 Bố trí thí nghiệm
Cho 100 ml môi trường TSM lỏng (Trichoderma selective medium Broth) vào
bình tam giác (250 ml), thanh trùng ở 1210C trong 25 phút. Sau khi ñể nguội hoàn
toàn, tiến hành chủng Trichoderma vào môi trường nuôi cấy trên với mật số 106 bào
tử/ml. Tất cả các nghiệm thức ñược ñặt trên máy lắc ngang, lắc với tốc ñộ 140
vòng/phút (rpm).
Sau 7 ngày và 10 ngày nuôi lắc thu dịch trích môi trường bằng cách lọc qua phễu
giấy lọc Whatman # 5.
- Phần dịch trích ñã lọc ñược cho vào ống nghiệm ñem dự trữ ngay ở nhiệt ñộ
0
4 C, ñể xác ñịnh hàm lượng protein trong mẫu dịch trích và khảo sát hoạt tính của
endo-cellulase bằng Spectrophotometer.
- Phần sinh khối ñược thu lấy toàn bộ, sấy ở 1050C trong 8 giờ và cân trọng lượng
khô của sinh khối.
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.3.1 Xác ñịnh hàm lượng protein trong mẫu dịch trích
Theo Bradford (1976), protein chuẩn là Bovine serum albumin, chất nhuộm màu
protein là Coomassie brilliant blue G250.

8


Thành phần tham gia phản ứng:
Bradford
Buffer
Dịch trích

2500 µl

0 µl
1000 µl

* Cách pha thuốc thử Bradford:
- Cân 0,1 g Coomassie brilliant blue G250 cho vào trong 50 ml ethanol 95 0.
- ðặt lên máy khuấy từ khuấy ñủ 4 giờ.
- Thêm 100 ml phosphoric acid (85%).
- Tiếp tục khuấy thêm 4 giờ.
- Thêm nước cất vừa ñủ 1 lít.
- Sau ñó dùng máy khuấy từ, khuấy ñều dung dịch trên qua ñêm ñến khi
Coomassie brilliant blue G250 tan hết và ñem lọc qua giấy Whatman # 5.
- ðọc trên Spectrophotometer có giá trị OD của dung dịch trong khoảng 0,3 0,45 ở bước sóng λ = 465 nm.
* Cách pha Buffer
- Dung dịch A: ðong 11,55 ml CH3COOH 0,2 M, sau ñó thêm nước cất cho
ñủ 1000 ml.
- Dung dịch B: Cân 27,2 g CH3COONa pha vào 1 lít nước cất với nồng ñộ 0,2 M.
- Buffer = 105 ml dung dịch A + 395 ml dung dịch B + nước cất cho ñủ 1000
ml (pH = 5,2).
* Cách ño mẫu
- Cuvette chuẩn: 2,5 ml Bradford + 1000 µl buffer.
- Cuvette mẫu: 2,5 ml Bradford + 1000 µl dịch trích.
- Lắc hỗn hợp mẫu bằng máy lắc (Vortex Stuart SA6, Uk) cho ñều và ño ñộ
hấp thu OD ở λ = 595 nm.
- Lặp lại 2 lần/mẫu lấy giá trị trung bình.
2.2.3.2 Khảo sát hoạt tính endo-cellulase
Các bước thực hiện:
- Cho 1 ml Na-citrate 0,05 M vào ống nghiệm.
- Thêm 1 ml dịch trích.
- Giữ ở nhiệt ñộ 500C trong Waterbath.
- Thêm 1 bộ lọc giấy Whatman # 5 1.0 x 6.0 cm (≈ 50 mg).

- Ủ ở nhiệt ñộ 500C ñúng 60 phút.
- Thêm 0,5 ml DNS.
- Ngâm ống nghiệm trong nước sôi ñúng 5 phút.
- Cho ống nghiệm vào nước lạnh ñể trở về nhiệt ñộ phòng.
9


- Thêm 0,5 ml nước cất.
- Lắc hỗn hợp bằng máy lắc (Vortex Stuart SA6, UK) cho ñều, sau ñó ño ñộ
hấp thu OD ở λ = 540 nm.
Spectro 0:
2 ml citrate buffer.
Ủ ở nhiệt ñộ 500C trong 60 phút.
0,5 ml DNS.
ðể trong nước sôi 5 phút.
Làm nguội trong chậu nước lạnh.
Thêm 0,5 ml nước cất.
Enzyme blank:

1 ml citrate buffer.
1 ml dịch trích.
Ủ ở nhiệt ñộ 500C trong 60 phút.
0,5 ml DNS.
ðể trong nước sôi 5 phút.
Làm nguội trong chậu nước lạnh.
Thêm 0,5 ml nước cất.

Autozero với cuvette chuẩn: Spectro 0.
Phân tích lượng sản phẩm khử hình thành do tác ñộng của enzyme từ 1000 µl
dịch trích thô theo phương pháp so màu ở λ = 540 nm.

ðo lặp lại 2 lần/mẫu lấy giá trị trung bình.
Xử lý thống kê
Số liệu ñược phân tích thống kê theo phần mềm IRRISTAT for DOS. Phân
tích diễn thế của OD theo thời gian dựa vào phương pháp thí nghiệm tổng hợp
(Combined Experiments) với thời ñiểm là 1 nhân tố.

10


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
Thí nghiệm sử dụng các chủng Trichoderma nuôi lắc trong môi trường
TSM lỏng (Trichoderma selective medium Broth), lọc lấy sinh khối và thu dịch
trích, ño giá trị OD hoạt tính endo-cellulase và protein của các chủng. Thí
nghiệm ñược tiến hành trong ñiều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt ñộ trung bình
là 27 - 30 oC và ẩm ñộ không khí tương ñối 69 - 85%. Kết quả cho thấy các
chủng Trichoderma thử nghiệm ñều có khả năng tạo sinh khối, tiết endocellulase và giá trị OD của protein.
3.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
3.2.1 Khả năng tiết endo-cellulase của các chủng Trichoderma
Kết quả bảng 3.1 cho thấy các chủng T-TO1g, T-BM5c và T-VTa3d có hệ số
OD của endo-cellulase ño ñược trong dịch trích sau 7 ngày nuôi lắc là cao nhất
(0,3618 - 0,3515), kế ñến là các chủng T-CB3a và T-TTAG3b cũng khá cao (0,3390
- 0,3293) có khác biệt ở ñộ ý nghĩa 5%. Tất cả các chủng còn lại có giá trị OD của
endo-cellulase ở mức ñộ trung bình (0,2743 - 0,2360).
Ở thời ñiểm sau 10 ngày nuôi lắc, hai chủng T-LM7a và T-CG7d có hệ số OD
của endo-cellulase là cao nhất (0,3038 - 0,3048), chủng có giá trị OD của endocellulase khá cao kế ñến là T-LM3a, T-VTa2a, T-CG10d, T-TTAG3b, T-CTTG11a
và T-BM5b trong khoảng (0,2023 - 0,2265). Các chủng còn lại có hệ số OD endocellulase ở mức ñộ trung bình.
Nhìn chung, thời gian nuôi lắc cũng ảnh hưởng ñến việc tiết endo-cellulase
của các chủng Trichoderma. Kết quả giá trị OD trên cho thấy hoạt tính endocellulase ñược thể hiện ñỉnh ñiểm vào thời gian 7 ngày nuôi lắc. ða số các chủng

ñều có hoạt tính endo-cellulase ở thời ñiểm 7 ngày cao hơn 10 ngày nuôi lắc.

11


Bảng 3.1 Giá trị OD của endo-cellulase trong dịch trích các chủng Trichoderma sau 7 ngày và
10 ngày nuôi lắc (Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, 2009 - 2010).

TT

Trichoderma
(T)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

ðối chứng
T-LM1b
T-LM1f
T-LM1h
T-LM3a
T-LM3c
T-LM3d
T-LM3e
T-LM7a
T-LM7c
T-VTa2a
T-VTa3d
T-VTa5a
T-VTa14c
T-OM2a

T-BM5b
T-BM5c
T-BM6b
T-TO1c
T-TO1g
T-TB4a
T-TTAG3b
T-CL1c
T-CB1b
T-CB3a
T-CB8c
T-CG7d
T-CG10d
T-CTTG3d
T-CTTG11a
T-BM2a
Trung bình
CV (%)

Hệ số OD của endo-cellulase sau các ngày nuôi lắc
7 ngày
10 ngày
0,0010
r
0,2633
j
0,2815
h
0,2495
kl

0,2515
k
0,2348
opq
0,2613
j
0,2393
no
0,3010
f
0,2323
pq
0,3133 e
0,3515 b
0,2465
lm
0,2638
j
0,2753
i
0,2865
g
0,3515 b
0,2603
j
0,2630
j
0,3618 a
0,2743
i

0,3293 d
0,2360
op
0.2423
mn
0,3390 c
0,3133 e
0,3133 e
0,2373
o
0,2990
f
0,2385
no
0,2305
q

0,0010
s
0,1568
g
0,1568
g
0,1508
hi
0,2265 b
0,1385
j
0,1305
mn

0,1320
lm
0,3048 a
0,1333
klm
0,2303 b
0,1553
gh
0,1195
qr
0,1208
pqr
0,1268
no
0,2023 d
0,1748
f
0,1363
jkl
0,1320
lm
0,1503
i
0,1188
r
0,2113 c
0,1515
hi
0,1240
opq

0,1380
jk
0,1253
op
0,3038 a
0,2298 b
0,1285
mno
0,2068 cd
0,1818 e

0,2691

0,1612
1,5

ðộ khác
biệt
ns
**
**
**
**
**
**
**
ns
**
**
**

**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**
**

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở ñộ ý nghĩa 5%
qua phép thử Duncan. (*), (**) và (ns) khác biệt ở ñộ ý nghĩa 5%, 1% và không khác biệt.

3.2.2 Sinh khối của các chủng Trichoderma
Kết quả bảng 3.2 cho thấy trong 30 chủng Trichoderma khảo sát thì có 4
chủng T-CG10d (0,990 g/lít), T-LM3a (0,925 g/lít), T-VTa2a (0,805 g/lít) và TTO1c (0,833 g/lít) cho sinh khối cao nhất. Bên cạnh ñó, các chủng còn lại cho sinh
khối ở mức trung bình (0,503 - 0,705 g/lít). Trong ñó, có 2 chủng T-LM1h (0,405

12



g/lít) và T-LM3e (0,390 g/lít) cho sinh khối thấp nhất nhưng ñều cao hơn so với ñối
chứng (0,193 g/lít).
Bảng 3.2 Sinh khối khô (g/lít) của các chủng Trichoderma sau 10 ngày nuôi lắc (Bộ môn Bảo
Vệ Thực Vật, 2009 - 2010).

TT

Trichoderma (T)

Sinh khối khô Trichoderma

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

ðối chứng
T-LM1b
T-LM1f
T-LM1h
T-LM3a
T-LM3c
T-LM3d
T-LM3e
T-LM7a
T-LM7c
T-VTa2a
T-VTa3d
T-VTa5a
T-VTa14c
T-OM2a
T-BM2a

T-BM5b
T-BM5c
T-BM6b
T-TO1c
T-TO1g
T-TB4a
T-TTAG3b
T-CL1c
T-CB1b
T-CB3a
T-CB8c
T-CG7d
T-CG10d
T-CTTG3d
T-CTTG11a

0,193
m
0,568
i
0,458
k
0,405
l
0,925 b
0,670
fg
0,503
j
0,390

l
0,533
ij
0,553
i
0,805
cd
0,508
j
0,508
j
0,630
gh
0,628
gh
0,550
i
0,640
gh
0,693
f
0,670
fg
0,833
c
0,705
f
0,753
e
0,555

i
0,705
f
0,500
j
0,630
gh
0,643
gh
0,768
de
0,990 a
0,700
f
0,620
h

CV (%)
F tính

4,4
**

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở ñộ ý nghĩa 5%
qua phép thử Duncan. (*), (**) và (ns) khác biệt ở ñộ ý nghĩa 5%, 1% và không khác biệt.

3.2.3 Hàm lượng protein trong dịch trích của các chủng Trichoderma
Kết quả bảng 3.3 có hệ số OD của protein ño ñược trong dịch trích các chủng
Trichoderma sau 7 ngày nuôi lắc. Ghi nhận có 4 chủng T-VTa14c, T-OM2a, TTO1c và T-CB8c ñạt giá trị OD của protein cao nhất (0,2383 - 0,2803), kế ñến là
chủng T-TB4a và T-CTTG11a có giá trị OD của protein khá cao (0,1755 - 0,2080),

13


có khác biệt ở ñộ ý nghĩa 5%. Tất cả các chủng còn lại có hệ số OD của protein ở
mức ñộ trung bình (0,1203 - 0,1625).
Ở thời ñiểm 10 ngày sau khi chủng, giá trị OD của protein ño ñược có các
chủng T-BM2a cao nhất (0,2158), kế ñến là các chủng T-VTa3d, T-TB4a, T-OM2a,
T-TO1g, T-VTa14c, T-CB8c và T-TTAG3b có hệ số OD tương ñối cao (0,1458 0,1940) hơn các chủng khác. Chủng có giá trị OD của protein thấp nhất là T-LM3e
(0,0500) nhưng ở thời ñiểm 7 ngày nuôi lắc thì giá trị OD protein của T-LM3e ở
mức trung bình (0,1755). Tất cả các chủng còn lại có hệ số OD của protein ở mức
ñộ trung bình (0,1053 - 0,1300).
So sánh giá trị OD protein các chủng ở thời ñiểm 7 ngày và 10 ngày sau khi
chủng. Hầu như các chủng có giá trị OD của protein sau 10 ngày thấp hơn 7 ngày
nuôi lắc. Kết quả ñó cho thấy giá trị OD của protein ñạt cao nhất vào thời gian 7
ngày nuôi lắc. Bên cạnh ñó, chủng T-BM2a sau 10 ngày nuôi lắc có giá trị OD của
protein cao nhất, nhưng ở thời ñiểm 7 ngày sau khi chủng lại có giá trị OD của
protein thấp nhất.
Nhìn chung, các chủng T-VTa14c, T-OM2a, T-TB4a, T-VTa3d và T-CB8c
ñạt giá trị OD của protein tương ñối cao ở cả hai thời ñiểm 7 ngày và 10 ngày sau
khi chủng. ðiều này chứng tỏ, các chủng T-VTa14c, T-OM2a, T-TB4a, T-VTa3d
và T-CB8c có hàm lượng protein cao trong dịch trích thu ñược qua 7 ngày và 10
ngày nuôi lắc.
ðặc biệt chủng T-TTAG3b có giá trị OD của protein ở mức thấp sau 7 ngày
nuôi lắc và ở mức trung bình sau 10 ngày nuôi lắc. Nhưng có giá trị OD của endocellulase duy trì khá cao cả 7 ngày và 10 ngày nuôi lắc.

14


Bảng 3.3 Giá trị OD của protein trong dịch trích các chủng Trichoderma sau 7 ngày và 10 ngày
nuôi lắc (Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, 2009 - 2010).


Trị số OD của protein sau các ngày nuôi lắc
7 ngày
10 ngày

STT

Trichoderma (T)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

ðối chứng
T-LM1b
T-LM1f
T-LM1h
T-LM3a
T-LM3c
T-LM3d
T-LM3e
T-LM7a
T-LM7c
T-VTa2a
T-VTa3d
T-VTa5a
T-VTa14c
T-OM2a
T-BM5b
T-BM5c
T-BM6b
T-TO1c

T-TO1g
T-TB4a
T-TTAG3b
T-CL1c
T-CB1b
T-CB3a
T-CB8c
T-CG7d
T-CG10d
T-CTTG3d
T-CTTG11a
T-BM2a

0,0010
s
0,1063
o
0,1243
kl
0,1285
jk
0,1143
n
0,1135
n
0,0700
q
0,1755
f
0,1338

ij
0,1248
kl
0,1148
mn
0,1975 e
0,1055
o
0,2803 a
0,2580 b
0,1338
ij
0,1625
g
0,0978
p
0,2550 b
0,1735
f
0,2098 d
0,0955
p
0,1525
h
0,1358
i
0,1060
o
0,2383 c
0,1075

o
0,1503
h
0,1203
lm
0,2080 d
0,0635
r

0,0010
o
0,1360 e
0,1230
g
0,1328 e
0,1053
ij
0,1233
g
0,1315 ef
0,0500
n
0,1353 e
0,1263
fg
0,1098
hi
0,1940 b
0,1300 ef
0,1473 d

0,1670 c
0,1133
h
0,0940
k
0,1030
j
0,1008
j
0,1645 c
0,1930 b
0,1458 d
0,1225
g
0,1358 e
0,0795
l
0,1498 d
0,0808
l
0,1000
j
0,1148
h
0,0688
m
0,2158 a

Trung bình
CV (%)


0,1438

0,1224
3,0

ðộ khác
biệt
ns
**
ns
ns
**
**
**
**
ns
ns
ns
ns
**
**
**
**
**
ns
**
**
**
**

**
ns
**
**
**
**
ns
**
**

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở ñộ ý nghĩa 5%
qua phép thử Duncan. (*), (**) và (ns) khác biệt ở ñộ ý nghĩa 5%, 1% và không khác biệt.

15


×