Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI rễ TRÊN cây KHÓM (dứa) BẰNG nấm đối KHÁNG TRICHODERMA kết hợp với PHÂN hữu cơ ủ từ THÂN KHÓM tại TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ NGỌC DUY

PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ (FUSARIUM SOLANI)
TRÊN CÂY KHÓM (DỨA) BẰNG
NẤM ðỐI KHÁNG TRICHODERMA
KẾT HỢP VỚI PHÂN HỮU CƠ Ủ TỪ THÂN KHÓM
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên ñề tài:
PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ (FUSARIUM SOLANI)
TRÊN CÂY KHÓM (DỨA) BẰNG
NẤM ðỐI KHÁNG TRICHODERMA
KẾT HỢP VỚI PHÂN HỮU CƠ Ủ TỪ THÂN KHÓM
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. Dương Minh
Ks. Phan Quốc Kiệt

Sinh viên thực hiện:
Lê Ngọc Duy
MSSV: 3064923
Lớp: BVTV K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận ñã chấp thuận luận văn với ñề tài:
“PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ (FUSARIUM SOLANI) TRÊN CÂY
KHÓM (DỨA) BẰNG NẤM ðỐI KHÁNG TRICHODERMA
KẾT HỢP VỚI PHÂN HỮU CƠ Ủ TỪ THÂN KHÓM
TẠI TỈNH TIỀN GIANG”

Do sinh viên: LÊ NGỌC DUY thực hiện và ñề nạp.
Kính trình hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Dương Minh

i



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp thuận luận văn với ñề tài:
“PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ (FUSARIUM SOLANI) TRÊN CÂY KHÓM
(DỨA) BẰNG NẤM ðỐI KHÁNG TRICHODERMA KẾT HỢP
VỚI PHÂN HỮU CƠ Ủ TỪ THÂN KHÓM
TẠI TỈNH TIỀN GIANG ”

Do sinh viên: LÊ NGỌC DUY thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng ngày…..
tháng….. năm 2010.
Luận văn ñã ñược hội ñồng chấp thuận và ñánh giá ở mức:……………………
Ý kiến hội ñồng: ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2010
DUYỆT KHOA

Chủ tịch hội ñồng

Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kì
luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn
(ký tên)

Lê Ngọc Duy

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Sinh viên: LÊ NGỌC DUY.
Sinh ngày 30 tháng 04 năm 1985.
Tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Con Ông: LÊ VĂN SẬM.
Và Bà: DƯƠNG THỊ CHẤM.
ðã tốt nghiệp tại trường Trung học phổ thông Long Xuyên, TP Long
Xuyên, tỉnh An Giang, năm 2004.
Vào trường ðại học Cần Thơ năm 2006, theo học Ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 32.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2010.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Ba Mẹ, những người suốt ñời tận tụy vì chúng con, xin cảm ơn
những người thân ñã giúp ñỡ, ñộng viên con trong suốt thời gian qua.
Thành thật biết ơn Thầy Dương Minh, Ks. Phan Quốc Kiệt, Ks. Trần Minh
Tài, Ks. Lê Phước Thạnh, Ks. ðào Thị Hồng Xuyến, Ks. Phan Thị Mỹ Phúc và Ks.

Tô Huỳnh Như ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và ñộng viên em trong suốt thời gian
làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm tạ Cố vấn học tập Thầy Lê Văn Vàng cùng toàn thể quý thầy
cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô ñã
truyền ñạt cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. ðây sẽ là hành trang vững
chắc giúp em bước vào ñời.
Xin gửi lời cảm tạ ñến:
- Tất cả các anh chị trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật ñã ñóng góp những ý
kiến quý báu và tạo ñiều kiện thuận lợi cho em hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
- Các bạn cùng khóa và tập thể lớp Bảo Vệ Thực Vật K32 ñặc biệt là bạn Trần
Bách ða, Nguyễn Hùng Vĩ, Châu Thị Thanh Thúy, Ngô Thị Ngọc Yến, Lê Hữu
Diện, Lê Thị Cẩm Xuyến, ðoàn Thị Kiều Tiên, Cao Thị Cẩm Tú, Nguyễn Hoàng
Phúc, Trần Thị Cẩm Nhụy ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong thời gian làm luận văn tốt
nghiệp. Xin cảm ơn sự hỗ trợ và ñộng viên của các bạn.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe ñến quý thầy cô của trường ðại Học
Cần Thơ và quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Và xin gửi lời
chúc thân ái và thành ñạt trong tương lai ñến tất cả các bạn của tôi.

v


Lê Ngọc Duy, 2010. “Phòng trị bệnh thối rễ (Fusarium solani) trên cây khóm
(dứa) bằng nấm ñối kháng Trichoderma kết hợp phân hữu cơ ủ từ thân khóm tại
tỉnh Tiền Giang” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại Học Cần Thơ.
TÓM LƯỢC
ðề tài “Phòng trị bệnh thối rễ (Fusarium solani) trên cây khóm (dứa) bằng nấm
ñối kháng Trichoderma kết hợp phân hữu cơ ủ từ thân khóm tại tỉnh Tiền Giang”
ñược thực hiện từ tháng 8/2009 ñến tháng 02/2010 nhằm chọn các chủng
Trichoderma có khả năng phòng trị bệnh thối rễ (do nấm F. solani) trên cây

khóm trong ñiều kiện ngoài ñồng. ðề tài gồm 2 thí nghiệm ñược thực hiện tại xã
Thạnh Mỹ của huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang. Cả hai thí nghiệm thí nghiệm
ñược bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lặp lại với 7 nghiệm thức
tương ứng với các chủng nấm: T-BM2a, T-TP4b, T-TP13a, T-TP16b, T-TP16c,
T-mix (phối trộn 5 chủng) và nghiệm thức ñối chứng (không chủng nấm).
Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng ñối kháng giúp phục hồi rễ của các chủng nấm
Trichoderma có triển vọng ñối với bệnh thối rễ do F. solani trên ruộng khóm và hiệu quả
của phân hữu cơ ủ từ thân khóm. Tiến hành tưới các chủng Trichoderma ñối kháng cao
với các chủng nấm gây bệnh F. solani vào phân hữu cơ (có kết hợp với các vi khuẩn cố
ñịnh ñạm và hòa tan lân khó tan) với mật số 109 bào tử/g sau ñó bón lên các lô thí nghiệm
tương ứng với liều lượng 1kg phân hữu cơ cho 1m2.
Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng ñối kháng giúp phục hồi rễ của năm chủng
Trichoderma có triển vọng ñối với bệnh thối rễ do F. solani và hiệu quả của phân hữu cơ
từ xác bã khóm ñể lại trên ñồng ruộng. Xác bã khóm từ những cây khóm không mang
chồi, cho trái vụ trước ñược chặt giữ lại trên ruộng khóm và một phần thân, lá khóm ñối
với những cây có mang chồi. Những thân khóm sau khi ñược chặt giữ trên ruộng khóm ñể
khô héo trong 15 ngày. Các chủng Trichoderma sử dụng ñơn hoặc phối hợp ñược pha với
nước phun ướt ñều trên các lô khóm thí nghiệm tương ứng với lượng 1 g/m2 (với mật số
109 bào tử/g). Kết hợp các vi khuẩn cố ñịnh ñạm và hòa tan lân khó tan 2 tháng sau khi bố
trí thí nghiệm với lượng hướng dẫn.
Kết quả 2 thí nghiệm cho thấy việc xử lý các chủng Trichoderma riêng lẻ hay phối
hợp với nhau ñều có khả năng khống chế bệnh thối rễ trên khóm ở các mô hình làm thí
nghiệm. Cấp bệnh trên lá giảm, pH và mật số khuẩn lạc trên các nghiệm thức có xử lý
Trichoderma ñều tăng và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức ñối chứng ngoài ra còn
giúp tăng năng suất và có khuynh hướng tăng chất lượng trái khóm. Trong ñó 2 chủng
T-mix và T-BM2a có hiệu quả nhất ñã giúp kéo dài hiệu quả phòng trị bệnh
và giúp cây khóm phát triển tốt.
vi



MỤC LỤC
Trang
Phụ bìa
Chấp nhận ñề tài của cán bộ hướng dẫn
Chấp nhận ñề tài của hội ñồng
Lời cam ñoan
Lý lịch cá nhân
Lời cảm tạ
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng, Danh sách hình
Mở ñầu
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ðặc ñiểm sinh học của nấm Trichoderma
1.1.1 ðặc ñiểm sinh thái và sự phân bố
1.1.2 Cơ chế và khả năng ñối kháng của Trichoderma trong biện pháp
phòng trừ sinh học bệnh hại cây trồng
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển và hoạt ñộng ñối
kháng của Trichoderma
1.1.3.1 Ảnh hưởng của pH môi trường
1.1.3.2 Ảnh hưởng của nguồn Cacbon
1.1.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố khác
1.2 Nấm Fusarium
1.2.1 ðặc ñiểm hình thái và sự phân bố của Fusarium
1.2.2 ðặc ñiểm gây hại của Fusarium
1.3 Phân hữu cơ
1.3.1 Vai trò của phân hữu cơ ñối với cây trồng
1.3.2 Khả năng phân hủy xác bã thực vật và hiệu quả của phân hữu
cơ kết hợp với các chủng Trichoderma
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm
2.1.2 Thiết bị thí nghiệm
2.1.3 Nguồn nấm
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Thí nghiệm 1. Khảo sát khả năng ñối kháng giúp phục hồi rễ của
các chủng Trichoderma có triển vọng ñối với bệnh thối rễ do F. solani và
vii

i
ii
iii
iv
v
vi
vii
ix
1
2
2
2
2
5
5
5
6
6
6
6
7

7
8
10
10
10
10
10
10
10


hiệu quả của phân hữu cơ ủ từ thân khóm trên ruộng khóm.
2.2.2 Thí nghiệm 2. Khảo sát khả năng ñối kháng giúp phục hồi rễ của
năm chủng Trichoderma có triển vọng ñối với bệnh thối rễ do F. solani và
hiệu quả của phân hữu cơ từ xác bã khóm ñể lại trên ñồng ruộng.
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiệu quả phòng trị bệnh thối rễ do nấm. solani bằng các chủng
Trichoderma kết hợp với phân hữu cơ.
3.2 pH ñất và mật số khuẩn lạc ở vùng rễ phục hồi trên ruộng trồng khóm
sau khi xử lý các chủng Trichoderma
3.3 Hiệu quả của phân hữu cơ kết hợp với các chủng Trichoderma ñối
với năng suất và phẩm chất trái khóm
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.2 ðỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii


11

12
12
13
13
14
15
21
21
21
22


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1 Chỉ số bệnh (%) trên lá và thân khóm do F. solani trên hai ruộng
13
khóm thí nghiệm (Tân Phước, Tiền Giang, 2010).
3.2 pH ñất và mật số khuẩn lạc (cfu x 10 4/g ñất khô) trên hai
15
ruộng khóm sau khi xử lý với các chủng Trichoderma (Tân
Phước, Tiền Giang, 2010).
3.3 ðộ Brix (%) trên hai ruộng khóm sau khi xử lý với các chủng
16
Trichoderma kết hợp với phân hữu cơ (Tân Phước, Tiền Giang, 2010)
3.4 Một số thành phần năng suất trái ở các ruộng khóm sau khi xử lý

17
với các chủng Trichoderma (Tân Phước, Tiền Giang, 2010).
3.5 Năng suất (tấn/ha) trên hai ruộng khóm có sử dụng phân hữu cơ kết
18
hợp với các chủng Trichoderma (Tân Phước, Tiền Giang, 2010).

DANH SÁCH HÌNH
Hình
1

2

3

4

5

Tên hình
Trang
Xử lý bệnh hại với nấm Trichoderma giúp cây phục hồi và cho
18
năng suất: (A) trên ruộng khóm có chặt thân và rong lá và (B)
trên ruộng khóm có bón hữu cơ (Tân Phước, Tiền Giang, 2010)
Hiệu quả của phân hữu cơ ảnh hưởng năng suất cây khóm (A)
18
trên ruộng khóm có chặt thân và rong lá và (B) trên ruộng khóm
có bón hữu cơ (Tân Phước, Tiền Giang, 2010)
Kích thước trái ở các nghiệm thức khi thu hoạch trên hai vườn, (A)
18

trên ruộng khóm có chặt thân và rong lá và (B) trên ruộng khóm có
bón hữu cơ (1) ðối chứng, (2) T-BM2a, (3)T-TP4b, (4) T-TP13a, (5)
T-TP 16b, (6) T-TP 16c, (7) T-Mix, (Tân Phước, Tiền Giang, 2010)
Kích thước trái nghiệm thức ñối chứng (1) so với nghiệm
19
thức ñược xử lý với chủng Trichoderma T-BM2a (2), (A) trên
ruộng khóm có chặt thân và rong lá và (B) trên ruộng khóm
có bón hữu cơ (Tân Phước, Tiền Giang, 2010 )
Kích thước trái nghiệm thức ñối chứng (1) so với nghiệm
19
thức ñược xử lý bằng chủng Trichoderma T-Mix (7), (A) trên
ruộng khóm có chặt thân và rong lá và (B) trên ruộng khóm
có bón hữu cơ (Tân Phước, Tiền Giang, 2010)

ix


MỞ ðẦU
Khóm, còn gọi là dứa, thơm (Ananas comosus), là loại cây trồng cạn có khả
năng chịu phèn và chịu hạn rất tốt. Nhu cầu dinh dưỡng của ruộng khóm rất lớn, ñất
dù tốt vẫn phải bón phân cân ñối và hợp lý ñể có năng suất cao và chất lượng tốt
(Vũ Công Hậu, 2000). Nhiệt ñộ thích hợp ñể trồng khóm từ 20 – 300C, pH= 4,4 –
5,5 (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2000). Khóm có màu sắc hấp dẫn, thơm ngon,
có năng lượng cao, chứa nhiều loại men tiêu hóa protein nên ñược mệnh danh là
“vua của các loại quả” (Nguyễn Như Hà, 2006). Trên thế giới khóm ñược trồng phổ
biến ở vùng nhiệt ñới, ở nước ta khóm ñược trồng nhiều ở ñồng bằng sông Cửu
Long (Trần Thế Tục và ctv., 2000). Trong ñó Tiền Giang là ñịa phương trồng khóm
với diện tích lớn, tập trung nhiều ở huyện Tân Phước với diện tích 11.236 ha, sản
lượng ñạt trên 160.000 tấn (Sở khoa học công nghệ Tiền Giang, 2008).
F. solani là loài nấm gây bệnh quan trọng cho nhiều loại cây trồng như: cây họ

ñậu, cà chua, cam, quít,…Trong tự nhiên có sự ñối kháng lẫn nhau giữa các vi sinh
vật có lợi và có hại (Phạm Văn Kim, 2003). Ngoài loài F. solani gây hại thì trong môi
trường ñất có rất nhiều loài nấm có lợi, trong ñó có Trichoderma có khả năng ñối kháng
ñược với nấm gây bệnh, nhiều cá thể cam quít trong vườn có thể chống chịu ñược và vẫn
tiếp tục phát triển tốt bên cạnh các cây chết vì bệnh (Dương Minh và ctv., 2003). Theo
kết quả nghiên cứu của Lê Nhựt Lệ Trinh (2008), bệnh thối rễ trên khóm tại Tân
Phước, Tiền Giang do F. solani gây ra và các chủng Trichoderma có hiệu quả ñối
kháng cao ñối với nấm gây bệnh trên cây khóm trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và
bước ñầu trong ñiều kiện nhà lưới.
Các nghiên cứu của Trường ðại Học Cần Thơ cũng cho thấy việc ủ phân hữu
cơ với Trichoderma ñạt ñược một số kết quả: Dương Minh và ctv., (2006) cho
rằng bón phân hữu cơ trên vườn sầu riêng (30 kg phân chuồng/cây) có bổ sung
Trichoderma (sản phẩm Tricô-ðHCT, 5 g/cây) và vôi (1,7 tấn/ha CaO) ñã giúp
giảm tỷ lệ bệnh chảy mủ do Phytophthora palmivora. Ngoài ra, bón hữu cơ có
Trichoderma còn giúp tăng năng suất và có khuynh hướng tăng chất lượng trái sầu
riêng. Nguyễn Minh Trí (2006) khẳng ñịnh sử dụng phân hữu cơ có chủng nấm ñối
kháng Trichoderma ñều làm giảm tỷ lệ bệnh Rhizoctonia solani, giúp tăng trưởng
chiều cao trên cây bắp.
Do ñó, ñề tài nghiên cứu “Phòng trị bệnh thối rễ (F. solani) trên cây khóm
(dứa) bằng nấm ñối kháng Trichoderma kết hợp phân hữu cơ ủ từ thân khóm tại
tỉnh Tiền Giang” nhằm tìm ra các chủng Trichoderma kết hợp với phân phân hữu cơ
có hiệu quả phòng trị cao bệnh thối rễ và khả năng tăng năng suất trên khóm trong ñiều
kiện ngoài ñồng theo hướng sinh học tương lai.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA NẤM TRICHODERMA

1.1.1 ðặc ñiểm sinh thái và sự phân bố
Trichoderma thuộc ngành nấm Mycota, lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, bộ
nấm bông Moniliales, họ Moniliaceae, chi Trichoderma (Nguyễn Lân Dũng và ctv.,
1982; Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Trichoderma phân bố ở khắp nơi sống phổ biến ở những vùng ñất có ẩm ñộ
cao và những nơi ñất khô ráo và tùy loài mà nó thích nghi với ñiều kiện khí hậu, ñặc
trưng của nấm là sống hoại sinh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kí sinh trên nấm
gây bệnh cho cây trồng (Cook và Baker, 1989). Trichoderma cũng thường hiện diện
ở mức ñộ cao trên rễ cây trồng. Sự hiện diện của nấm thường có lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng (Gam và Bissett,1998). Trichoderma xuất hiện
phổ biến trong ñất tự nhiên, ñất nông nghiệp và trong các vật liệu hữu cơ như gỗ
mục… (Wells, 1993; Harman, 2000).
Sợi nấm Trichoderma có tỷ lệ phân nhánh cao và phát triển nhanh trong môi
trường nuôi cấy. Lúc ñầu sợi nấm có màu trắng về sau chuyển dần sang màu xanh.
Bào tử của Trichoderma không có vách ngăn, thường mọc thành chùm, lúc ñầu có
màu trắng sau chuyển thành màu xanh (Cook và Baker, 1989). Bào tử nấm thường
có hình bầu dục, kích thước (3 - 5) x (2 - 4) µm (dài/ngang ≥ 1,3), vách trơn láng
hoặc sù sì. Tất cả các loài Trichoderma ñều có khả năng sinh bào tử áo
(chlamydospore). Bào tử áo có hình cầu méo và ña số tồn tại ở dạng ñơn bào
(Papavizas, 1985).
Turner và ctv. (1997) cho rằng sự phân bố và ñiều kiện môi trường của các chủng
Trichoderma có liên hệ mật thiết với nhau, ông ñã ghi nhận loài T. longinoviride
thường hiện diện ở Châu Phi và Ấn ðộ, những loài T. citrinoviride ở ðông Nam Á và
loài Trichoderma ở New Zealand và miền ðông nước Úc. Các loài Trichoderma
thường xuất hiện ở những vùng ñất trung tính hoặc kiềm (Papavizas, 1985).
1.1.2 Cơ chế và khả năng ñối kháng của Trichoderma trong biện pháp phòng
trừ sinh học bệnh cây
Theo Phạm Văn Kim (2000), có khoảng hơn 100.000 loài nấm tồn tại trong
ñất và trong trồng trọt, nấm là nhóm vi sinh vật gây bệnh quan trọng nhất. Bên cạnh
các loài nấm bệnh gây hại cho cây trồng thì trong tự nhiên cũng có sự hiện diện của

một số loài nấm thiên ñịch như nấm mốc xanh Trichoderma có nhiều trong ñất

2


(Booth, 1971). Chúng có khả năng ñối kháng hiệu quả với loài nấm gây bệnh cho cây
trồng như Rhizoctoni, Fusarium, Phytophthora, Pythium… (Cook và Baker, 1989).
Cơ chế ñối kháng của Trichoderma gồm có ký sinh trên nấm bệnh, tiết
kháng sinh (antibiosis), cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống (Harman,
1996). Trong quá trình tác ñộng lên nấm gây bệnh, ngoài tác dụng ký sinh, cạnh
tranh thức ăn với nấm gây bệnh Trichoderma còn tiết enzyme ngăn cản sự xâm
nhập và gây bệnh của nấm gây hại cây trồng (Cao Cường và ctv., 2003; Trần
Thị Thuần và ctv., 2000). Trong quá trình sống nấm ñã tiết ra nhiều enzyme thuỷ
phân (cellulase, glucanase,…) giúp cho những chất hữu cơ trong ñất ñược thuỷ
phân nhanh hơn, ñẩy nhanh quá trình hoá dinh dưỡng trong ñất giúp cây trồng dễ
hấp thu và có ñiều kiện sinh trưởng tốt trên nền ñất có nhiều chất hữu cơ, do ñó có
khả năng ñề kháng bệnh cũng tăng (Nguyễn Văn Tuất và Lê Văn Thuyết, 2000).
Bên cạnh việc tiết enzyme, tốc ñộ phát triển và sinh khối do Trichoderma tạo ra
cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình ñối kháng với nấm gây bệnh hại cây
trồng (Mehrotra, 2000).
Khi quan sát hiện tượng ký sinh của sợi nấm Trichoderma lên nấm bệnh thì tại
những chỗ tiếp xúc Trichoderma tác ñộng làm cho sợi nấm bị ký sinh teo lại và chết
ñi sau ñó (Dubey, 1995, ñược trích dẫn bởi Phan Văn Phấn, 2005). Trichoderma tấn
công trực tiếp bằng cách cuộn quanh và tiết ra enzyme, phân huỷ chitin của nấm hại
thành những phân tử nhỏ dễ hấp thu, ñồng thời giúp cây trồng kháng lại bệnh (Dương
Minh và ctv., 2001). Nhờ khả năng phân huỷ ñược chitin của vách tế bào nấm bệnh
ñồng thời sản xuất ra glucosamine (ñơn phân của phân tử chitin) tạo chất kích kháng
bệnh cho cây trồng vì vậy các chủng Trichoderma ñược sử dụng như một tác nhân
ñối kháng hiệu quả với F. solani gây hại cây trồng (Lafontaine và Benhamou, 1996;
Sathiyabama và Balasubramanian, 1998, trích từ Phạm Hồng Thi, 2008).

Khi ñịnh cư trên rễ cây trồng Trichoderma còn kích thích sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng, làm gia tăng số lượng rễ, giúp rễ phát triển khỏe, tỏa rộng
và ăn sâu vào ñất, tăng sự thành lập rễ mới qua ñó làm gia tăng khả năng hút dinh
dưỡng, tăng sức ñề kháng với các nhân tố gây stress (Newsham và ctv., 1995, trích
từ Lê Kim Hai, 2009).
Theo Sivan và Chet (1986), T. harzianum ñã ñược phân lập từ các vi sinh vật
vùng rễ của cây bông vải ñã ñược thử nghiệm ñối kháng F. oxysporum f. sp, F.
oxysporum f. sp. giảm bệnh ñáng kể trên cây bông vải, dưa hấu và lúa mì. Bailey và
Lumsden (1998) cho biết khi dùng huyền phù T. harzianum vào trong ñất làm tăng sự
nẩy mầm, tăng khả năng ra hoa, tăng trọng lượng tươi và chiều cao của ớt, hoa cúc,
bắp, cà chua, thuốc lá. Nòi T 1290-22 của nấm T. harzianum còn làm gia tăng số chồi
và rễ bắp ngọt trong nhà lưới 66% so với ñối chứng (Harman, 2000).

3


Trichoderma ký sinh lên sợi nấm Rhizoctonia solani làm chết Rhizoctonia
solani do tác dụng của enzyme ngoại bào làm tiêu hủy màng tế bào của nấm bệnh
(Phạm Văn Kim, 2000). Dương Minh và ctv., (2003) cũng ñã khẳng ñịnh các dòng
Trichoderma spp. có khả năng tiết chitinase cao ñều có khả năng ñối kháng với nấm
bệnh F. solani gây bệnh thối rễ trên cam quít. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Ngân (2007) cho thấy Trichoderma với chủng T-LV1a và T-OM2a có khả năng kích
kháng lưu dẫn trên cây con quít Tiều trong ñiều kiện nhà lưới, giúp cây phục hồi và
chống chịu với bệnh thối rễ do F. solani gây ra.
Dương Minh và ctv. (2006), cho rằng ba chủng Trichoderma:T-BM2a, TCB8c và T-CTTG6b ñã cho thấy hiệu quả ñối kháng khá cao với các chủng nấm
Phytophthora palmivora gây bệnh trong ñiều kiện phòng thí nghiệm (in-vitro) và
tiếp tục thử nghiệm ngoài ñồng trên vườn sầu riêng tại quận Ô Môn (thành phố
Cần Thơ) do nấm Phytophthora palmivora (gây cháy lá, chảy mủ gốc và cành)
bằng các chủng Trichoderma spp. T-BM2a, T-CB8c, T-CTTG6b và T-mix (hỗn
hợp ba chủng) ñã giúp rễ và lá bệnh phục hồi nhanh sau 53 ngày xử lý và kéo dài

ñến 150 ngày (5 tháng), khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức sử dụng thuốc trừ
bệnh (Curzate M-8 72WP) và ñối chứng.
Trần Nguyên Vũ (2007) cho biết các chủng Trichoderma T-BM2a, T-VTa14c,
T-VTa16b, T-VTa18b và T-VTa18c có hiệu quả phòng trị bệnh thối rễ (do F.
subglutinans) và bệnh thối nõn (do Phytophthora nicotianae) trên cây khóm cao hơn
hai loại thuốc hóa học Appercard Super 75DF (trị bệnh thối rễ) và thuốc Curzate M-8
72WP (trị bệnh thối nõn) trong ñiều kiện nhà lưới (in-vivo). Theo Lê Nhật Lệ Trinh
(2008), các chủng Trichoderma T-BM2a, T-TP4c, T-TP13a, T-TP16b và T-TP16c
có hiệu quả ñối kháng cao ñối với F. solani gây bệnh thối rễ trên cây khóm trong
ñiều kiện phòng thí nghiệm và bước ñầu trong ñiều kiện nhà lưới. Theo một nghiên
cứu khác Nguyễn Văn Chương (2007) cho thấy hiệu quả về khả năng ñối kháng,
chủng Trichoderma T-BM2a có khả năng ñối kháng với 41 chủng Fusarium spp ở
thời ñiểm 48 giờ và 72 giờ sau khi cấy.
Phạm Văn Dư và Nguyễn Thị Phong Lan (2004) cho biết hiện nay có khoảng 40
chế phẩm sinh học trị bệnh chứa nhóm nấm ñược sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong ñó
có ít nhất 12 chế phẩm có chứa Trichoderma như Bio-Fungus, Binab-T, Rootshied,
Supresivit, T-22G, T-22HG, Trichodex, Trichopel, Trichoseal, Trichoject, Trichodowels,
Trichoderma 2000…sử dụng phòng trị một số bệnh Fusarium, Rhizoctonia, Sclorotium,
Sclorotinia, Verticillium và một số nấm bệnh khác gây phân hủy gỗ.

4


1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển và hoạt ñộng ñối kháng của
Trichoderma
Các yếu tố môi trường có liên quan ñến hoạt ñộng của Trichoderma như ảnh
hưởng của nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng, pH, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, vi khuẩn ñối
kháng, hàm lượng O2, CO2 (Kredics và ctv., 2003; Mehrotra, 2000), nguồn năng
lượng, dinh dưỡng.
1.1.3.1 Ảnh hưởng của pH môi trường

Các loài Trichoderma có thể phát triển tốt trong môi trường pH từ 4,0 6,5 chỉ có một vài loài Trichoderma chịu ñựng ñược pH < 3,0 (Kubicek - Pranz
và ctv., 1998). pH môi trường có ảnh hưởng ñến quá trình sinh trưởng và phát triển
của Trichoderma nên giá trị pH cho thấy hiệu quả tác ñộng ñối kháng của
Trichoderma (Wells, 1993). Zaldívar và Velásquez (2001) cũng khẳng ñịnh rằng pH
có ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển, khả năng ký sinh của Trichoderma lên nấm gây
hại và do ñó ảnh hưởng lên hiệu quả của việc ứng dụng Trichoderma trong việc
phòng trừ sinh học bệnh cây.
Trichoderma có thể phát triển và tiết enzyme tốt với mức môi trường phù hợp
khá rộng pH từ 2 - 6 nhưng tốt nhất là 4 (Kredics và ctv., 2003). Nhưng các chủng
Trichoderma khác nhau mà có khoảng pH thích hợp khác nhau (Srinivas và Panda,
1998). Dương Minh và ctv,. (2004) cho biết dịch trích của 4 chủng Trichoderma có
khả năng ức chế F. solani tốt ở pH = 4,2; trừ chủng T-TO2b. Ở pH = 5,5 hiệu quả ñối
kháng chỉ cao ở dịch trích của 3 chủng T-BM2a, T-LV1a và T-OM2a, kể cả khi TBM2a ñược nuôi chung với khuẩn ty của Fusarium. Ở pH = 7,0 hiệu quả ñối kháng
chỉ cao ở T-LV1a khi ñược nuôi chung với khuẩn ty của Fusarium.
1.1.3.2 Ảnh hưởng của nguồn Cacbon (C)
Trichoderma có khả năng phân hủy nhiều loại polysaccharides (như cellulose,
hemicellulose) và các polymer như chitin. Theo Manczinger và Polner (1985), nguồn
cacbon rất cần thiết ñể Trichoderma mọc thành cụm (phát triển tốt) nguồn cacbon
ñược sử dụng hầu hết của các loài nấm ñược nghiên cứu là: D-glucose, D-galactose,
D-fructose, D-mannose. Nguồn cacbon có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng tạo
enzyme của Trichoderma viride, việc sử dụng chitin như là nguồn cacbon nhằm kích
thích tăng khả năng tiết enzyme chitinases (Zaldívar và Velásquez, 2001).
Trong biện pháp phòng trừ sinh học, nguồn cacbon khác nhau có ảnh hưởng
ñến hoạt ñộng ñối kháng của Trichoderma koningii và Trichoderma hazianum ñối
với Pythium gây thối hột (Nelson và ctv., 1988).

5


1.1.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố khác

Ẩm ñộ ñất cũng có liên quan ñến khả năng mọc mầm của bào tử Trichoderma và
sự phát triển của ống mầm, ñồng thời ảnh hưởng ñến khả năng tiết và hoạt ñộng của các
enzymes như: β-glucosidase, cellobiohydrolase… (Kredics và ctv., 2003).
1.2 NẤM FUSARIUM
1.2.1 ðặc ñiểm hình thái của Fusarium
Nấm Fusarium thuộc ngành Nấm (Mycota), lớp nấm Bất Toàn
(Deuteromycetes), bộ nấm Bông (Moniliales), họ Tuberculariaceae, chi Fusarium
(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998; Phạm Văn Kim, 2003).
Fusarium spp. ñược ñặc trưng bởi khả năng tiết ra chất nhày trong suốt;
bào tử dạng hình liềm, có vách ngăn (thường ñược gọi là ñại bào tử). Bào tử áo
là cơ quan lưu tồn của nấm. ðó là một dạng bào tử ñặc biệt hình thành từ một
hay vài tế bào trên sợi nấm. Bào tử áo có lớp vách dày, có khi sù sì, chịu ñựng
tốt với ñiều kiện khắc nghiệt của môi trường, khi gặp ñiều kiện thuận lợi sẽ nẩy
nầm cho ra sợi mới (Phạm Văn Kim, 2000). Nấm F. solani có 3 dạng bào tử
thường thấy là tiểu bào tử, ñại bào tử và bào tử áo. Kích thước tiểu bào tử của
F. solani là 18,1 x 4,0 µm, ñại bào tử có 3 - 5 vách ngăn có kích thước trung
bình là 29,4 x 3,9 µm (Barreto và ctv., 2003).
1.2.2 ðặc ñiểm gây hại của Fusarium
Fusarium là loại nấm hiện diện khắp nơi trên thế giới, gây bệnh quan
trọng trên nhiều loại cây trồng như các loại cây họ ñậu, họ cam quít, khoai tây,
cà chua… (Booth, 1971). Nấm có thể gây hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng
của cây ñặc biệt là thời kỳ cây con các loài nấm Fusarium lan truyền chủ yếu
nhờ nước (nước mưa, nước tưới), gió, không khí, cây giống nhiễm bệnh, tàn dư
cây bệnh...các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt ñộ, ẩm ñộ, dinh dưỡng,… là
các yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng ñến cả nấm có lợi cũng như nấm gây hại
(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Bệnh thối gốc trên ñậu ñỗ và dưa chuột do F. solani gây ra thường xuất hiện
một lớp nấm màu trắng hồng khi gặp thời tiết ẩm ước, bào tử nấm phân sinh có hai
dạng, dạng bào tử nhỏ hình trứng, ñơn bào và bào tử lớn hình cong lưỡi liềm, ña
bào (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).

Phạm Văn Kim (2000) ñã xác ñịnh do rễ cây bị ngập úng làm rễ suy yếu hoặc
do tuyến trùng chích hút tạo vết thương và từ ñó F. solani tấn công vào chóp rễ và
làm thối rễ. Khi nước lên cao, gây ngập úng, rễ cây phải hô hấp trong ñiều kiện
yếm khí thường sản sinh ra nhiều polyphenol. Chất này làm cho tế bào của các rễ
non bị chết ñi. Những nơi có tế bào của rễ bị chết sẽ là nơi xâm nhiễm của F.
6


solani. Trong quá trình phát triển bên trong rễ cây ñã bị nấm xâm nhập vào, F.
solani tiết ra các chất ñộc làm cho mạch mộc của rễ và thân cây mất tính trương
nước và xẹp lại, ngăn cản sự dẫn nước và muối khoáng (nhựa nguyên) lên cung cấp
cho lá. Lá thiếu nước nên héo rũ và sẽ rụng do tác ñộng của chất ñộc từ nấm sinh ra.
Bên cạnh ñó, ñất canh tác lâu năm thiếu dinh dưỡng, làm cho ñất trở nên chua hơn, pH
thấp dưới 5 tạo ñiều kiện thuận lợi cho F. solani phát triển nhanh hơn. Theo kết quả
nghiên cứu của Dương Minh và ctv. (2004) cho thấy các vườn mắc bệnh do F. solani
tại 5 tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, ðồng Tháp và Tiền Giang có pH
từ 3,9 ñến 4,4.
F. solani tiết ra ñộc tố fusaric acid. ðộc tố này kìm hãm hoạt ñộng của hệ
thống ezyme cây ký chủ, phá vỡ ñộ thẩm thấu của màng tế bào và kìm hãm hoạt
ñộng hô hấp của cây làm giảm mức ñộ ñề kháng của cây (Trần Thị Thu Yến và ctv.,
2007). Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) cho biết ñộc tố fusarinic, fumonisin B1,
fumonisin B2 do Fusarium tiết ra ñã kiềm hãm hoạt ñộng của hệ thống enzyme và hoạt
ñộng hô hấp, phá vỡ quá trình trao ñổi chất, tính thấm của màng tế bào và làm giảm
sức ñề kháng của cây trồng.
Trên cây khóm, bệnh do Fusarium có khả năng xảy ra ở tất cả các bộ phận của
cây nhưng dễ nhiễm bệnh nhất ở trái và chồi non (Calderson và ctv., 1993). Bộ rễ
khóm bị xâm nhiễm ảnh hưởng ñến toàn bộ cây khóm, trước hết là làm cây còi cọc,
chậm sinh trưởng và phát dục, lá bệnh bị vàng, chuyển dần qua màu ñỏ nhạt và thậm
chí bị khô ñầu lá (Py và ctv., 1984).
1.3 PHÂN HỮU CƠ

1.3.1 Vai trò của phân hữu cơ ñối với cây trồng
Kết quả nghiên cứu Bulluck và ctv. (2002) cho thấy những ñất cung cấp phân
hữu cơ ban ñầu có pH thấp hơn khi cung cấp phân hóa học, nhưng qua thời gian
mức ñộ pH tăng cao hơn khi bón phân hữu cơ so với bón phân tổng hợp.
Theo Nguyễn Thanh Hiền (2003), khi bón phân vi sinh, ñất tốt hơn cây khỏe
hơn giảm sâu bệnh do vậy giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật chết ñi ñể
lại xác giàu ñạm chứa glucose, cồn, axit amin, khoáng chất tạo ra trong quá trình lên
men gia tăng chất dinh dưỡng theo cấp số nhân như một nhà máy sản xuất phân bón
trong lòng ñất. Lê Văn Hưng (2004) cho biết sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh hợp
lý và sử dụng chế phẩm sinh học sẽ làm tăng năng suất cây trồng và bảo ñảm vệ
sinh an toàn thực phẩm nâng cao chât lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản.
Phân hữu cơ có vai trò quan trọng trong trồng khóm các loại phân hữu cơ khác nhau
ñều có thể sử dụng cho trồng khóm nên sử dụng phân xanh, thân lá khóm ñể trả lại
cho ñất chất dinh dưỡng và hữu cơ (Nguyễn Như Hà, 2006).

7


ðối phó với bệnh héo rũ trên dây tiêu ñồng bằng sông Cửu Long thì phân
chuồng ñã ủ thật hoai mục cũng là một biện pháp hữu hiệu. Bởi vì khi bón nhiều phân
chuồng, không những tạo ñiều kiện thông thoáng cho sự phát triển của bộ rễ ñồng
thời cung cấp một lượng xạ khuẩn và các vi sinh vật ñối kháng, ñủ sức ñể chế ngự sự
phát triển của nấm gây bệnh do F. solani (Phạm Văn Kim, 2000).
Anonymous (1938) ñã cho thấy sự kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ
làm cải thiện sức sống của của cây có múi, gia tăng phẩm chất trái và năng suất cây.
Theo kết quả nghiên cứu Trần Minh Trí và ctv, .(2001) ñối với giống nhãn lông và
nhãn tiêu da bò việc cung cấp thêm phân hữu cơ ñã làm tăng ñộ Brix của trái có
khác biệt ý nghĩa so với công thức ñối chứng chỉ bón phân hóa học chứa NPK theo
công thức của nông dân.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thơ (2004) cho thấy phần lớn phân hữu cơ

sinh học ñược sử dụng chất lượng còn thấp không ñủ dinh dưỡng hiệu quả của phân
hữu cơ sinh học có tác dụng chậm nên phải bón nhiều năm mới thể hiện rõ tác dụng,
hơn nữa ñất của chúng ta bị thối hóa lâu ngày nên không cải tạo nhanh chóng ñược
trong sản xuất vẫn còn lạm dụng các biện pháp hóa học làm hạn chế tác dụng của
phân hữu cơ sinh học.
1.3.2 Khả năng phân hủy xác bã thực vật và hiệu quả của phân hữu cơ kết hợp
với các chủng Trichoderma
Trichoderma có vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác bã thực vật có
trong ñất (Kredics và ctv., 2003). Theo Lynch và Harper (1985), Trichoderma có
khả năng phân hủy xác bã thực vật còn sót lại sau mùa vụ và chuyển chúng thành
ñường, ñồng thời chúng còn có khả năng ký sinh và diệt một số loài nấm bệnh gây
bệnh cho cây trồng. Chất hữu cơ trong ñất ñược phân hủy nhanh hơn nhờ các men
phân hủy glucose, cellulose do Trichoderma tiết ra trong hoạt ñộng sống (Nguyễn
Văn Tuất và Lê Văn Thuyết, 2000).
Khi chủng Trichoderma trên các vật liệu hữu cơ như rơm, lục bình, thân lá
bắp, thân chuối, thân ñậu nành, thì quá trình hoai mục vật liệu hữu cơ ñược tăng
nhanh (Nguyễn Văn Bạc, 2002).
Dương Minh và ctv. (2003) cho rằng một số chủng Trichoderma spp. nội ñịa
vừa có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm, sự mọc bào tử của F. solani vừa
có khả năng phân hủy một số dư thừa thực vật, hữu dụng trong quá trình ủ phân hữu
cơ cung cấp cho vườn cam quít.
Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thanh Phong (2006), phân hữu cơ có chủng
nấm ñối kháng Trichoderma spp. ức chế sự phát triển của bệnh ñốm vằn giảm tỷ lệ
bệnh ở nghiện thức 5% phân hữu cơ vi sinh khác biệt so với ñối chứng và hiệu quả

8


ức chế bệnh hoàn toàn ở nghiệm thức 15%, 20% phân hữu cơ vi sinh ñồng thời thúc
ñẩy sự sinh trưởng của cây giúp gia tăng chiều cao cây ñậu xanh.

Theo Nguyễn Văn Nhật (2008), việc bón bã bùn mía kết hợp với các chủng
Trichoderma spp. làm tăng năng suất cây trồng giảm bệnh do Fusarium gây ra trên
rau màu, hàm lương nitrate lưu tồn ít ở nghiệm thức có bã bùn mía so với phân vô
cơ của nông dân, pH ñất cuối vụ ở tất cả các nghiệm thức có Trichoderma spp cải
thiện so với pH ñầu vụ, sử dụng hỗn hợp bã bùn mía với Trichoderma spp là một
lựa chọn tốt cho sản xuất rau an toàn.
Sử dụng chế phẩm sinh học ñối kháng Trichoderma spp. ñể xử lý hạt, ñất hoặc
xử lý rễ cây cải bắp trước khi gieo trồng ñều có hiệu quả phòng trừ bệnh cải bắp
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và ngoài ñồng (Nguyễn Kim Vân và ctv., 2005).

9


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm
- Thời gian: tháng 8/2009 ñến tháng 02/2010
- ðịa ñiểm: Phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại Học Cần Thơ và trên các ruộng khóm tại xã
Thạnh Mỹ của huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
2.1.2 Thiết bị thí nghiệm
- Máy ño pH hiệu Oakton (do Eutech Instruments sản xuất)
- Cân ñiện tử (hiệu Shimadzu, Model UX620H)
- Máy ño ñộ Brix (hiệu Atago, Model ATC-1E)
- Nồi thanh trùng ướt (autoclave) (hiệu Sibata, model KL300).
- Tủ cấy hiệu Dalton, model FAP1300AN
2.1.3 Nguồn nấm:
Các chủng Trichoderma sử dụng trong thí nghiệm là các chủng nấm có
hiệu quả ñối kháng cao với các chủng nấm gây bệnh thối rễ do F. Solani gây ra

trên cây khóm tại Tiền Giang trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới là
các chủng: T-BM2a, T-TP4b, T-TP13a, T-TP16b, T-TP16c, T-mix (phối trộn 5
chủng) (Lê Nhật Lệ Trinh, 2008).
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
ðề tài ñược thực hiện qua hai thí nghiệm:
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng ñối kháng giúp phục hồi rễ của các chủng
Trichoderma có triển vọng ñối với bệnh thối rễ do F. solani và hiệu quả của phân
hữu cơ ủ từ thân khóm trên ruộng khóm.
- Chọn ruộng khóm trong huyện Tân Phước có tỷ lệ bệnh thối rễ ñều nhau
trong vườn cấp bệnh ở trên lá và thân của các cây thí nghiệm ñược chọn là cấp 3
(lá và thân bị bệnh 6 - 10% theo Borrás và ctv. (2001)).Thí nghiệm ñược bố trí
trên ruộng khóm hai năm tuổi, giống Queen (Hoàng Hậu).
Các lô thí nghiệm ñược xử lý với chế phẩm Ma - ðHCT (thuốc trừ sâu sinh học
của Bô môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường
ðại học Cần Thơ nghiên cứu và sản xuất, chứa bào tử nấm Metarhizium anisopliae
với mật số 1 - 3 x 10 9 bào tử/g) với liều lượng 1g/m2, phun ướt ñều lên vùng quanh
gốc khóm trước khi xử lý Trichoderma ñể phòng trị rệp sáp.
10


- Tiến hành tưới các chủng Trichoderma ñối kháng cao với các chủng nấm gây
bệnh F. solani vào phân hữu cơ (có kết hợp với các vi khuẩn cố ñịnh ñạm và hòa
tan lân khó tan) với liều lượng 1 g/kg phân hữu cơ (với mật số 10 9 bào tử/g) sau ñó
bón lên các lô thí nghiệm tương ứng với liều lượng 1kg phân hữu cơ cho 1m2.
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lặp lại với 7
nghiệm thức tương ứng với các chủng nấm: T-BM2a, T-TP4b, T-TP13a, T-TP16b,
T-TP16c, T-mix (phối trộn 5 chủng) và nghiệm thức ñối chứng (không xử lý).
Tổng cộng gồm có: 7 nghiệm thức x 4 lặp lại = 28 lô thí nghiệm. Liếp ñất thí
nghiệm rộng 4,5 m, mương 4,5 m, chiều dài liếp 4,5 m. Diện tích ñất liếp là 567 m2
và diện tích ñất mương là 567 m2. Khóm trồng theo khoảng cách 50 cm x 50 cm.

Mỗi lô khoảng 70 – 100 cây khóm thí nghiệm.
2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng ñối kháng giúp phục hồi rễ của năm
chủng Trichoderma có triển vọng ñối với bệnh thối rễ do F. solani và hiệu quả của
phân hữu cơ từ xác bã khóm ñể lại trên ñồng ruộng.
Thí nghiệm ñược bố trí trên ruộng khóm bốn năm tuổi, giống Queen.
- Xác bã khóm từ những cây khóm không mang chồi, cho trái vụ trước ñược chặt
giữ lại trên ruộng khóm và một phần thân, lá khóm ñối với những cây có mang chồi.
- Những thân khóm sau khi ñược chặt giữ trên ruộng khóm ñể khô héo trong 15
ngày. Các chủng Trichoderma sử dụng ñơn hoặc phối hợp ñược pha với nước phun
ướt ñều trên các lô khóm thí nghiệm tương ứng với lượng 1 g/m2 (với mật số 109
bào tử/g).
- Kết hợp các vi khuẩn cố ñịnh ñạm và hòa tan lân khó tan 2 tháng sau khi bố
trí thí nghiệm với lượng hướng dẫn (0,5 lít vi khuẩn lên men pha với 10 lít nước
tưới lên lô thí nghiệm).
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lặp lại với 7
nghiệm thức tương ứng với các chủng nấm: T-BM2a, T-TP4b, T-TP13a, T-TP16b,
T-TP16c, T-mix (phối trộn 5 chủng) và nghiệm thức ñối chứng (không xử lý).
Tổng cộng gồm có: 7 nghiệm thức x 4 lặp lại = 28 lô thí nghiệm. Liếp ñất thí
nghiệm rộng 4,5 m, mương 4,5 m, chiều dài liếp 4,5 m. Diện tích ñất liếp là 567 m2
và diện tích ñất mương là 567 m2. Khóm trồng theo khoảng cách 50 cm x 50 cm.
Mỗi lô khoảng 70 – 100 cây khóm thí nghiệm.
Tất cả các nghiệm thức ở cả hai thí nghiệm ñều ñược bón phân ñạm, lân và
kali theo liều lượng 10 g N + 7 g P2 O5 + 8 g K2 O cho mỗi cây khóm.Bón phân
trên các ruộng khóm ñược chia làm 3 ñợt
- ðợt 1 (Trước xử lý ra hoa 1 tháng): - Bón toàn bộ lân + 1/3 N+ 1/3 K2O/cây
- ðợt 2 (Sau khi cây ra trái 1 tháng): Bón 1/3 N+ 1/3 K2O/cây
- ðợt 3 (Sau khi cây ra trái 2 tháng): Bón 1/3 N+ 1/3 K2O/cây.
Xử lý ra hoa bằng khí ñá theo cách của nông dân với liều lượng 100 g /bình 8 lít
tưới lên ngọn cho 150 cây.


11


2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
- ðánh giá cấp bệnh trên lá và thân của 20 cây khóm/lô (lấy ở 5 ñiểm, mỗi
ñiểm 4 cây) theo Borras và ctv, (2001):
Cấp 0: Cây bình thường, không bị bệnh,
1: Cây bị bệnh 1-2%,
2: Cây bị bệnh 3-5%,
3: Cây bị bệnh 6-10%,
4: Cây bị bệnh 11-20%,
5: Cây bị bệnh 21-50%,
6: Cây bị bệnh 51-100%
Chỉ số bệnh (%) trên lá và thân khóm
- Tính chỉ số bệnh (CSB) dựa theo Touwnssen - Heuberger:
CSB (%) =

∑ (a.b) x 100
C.n

a: số lượng cây bệnh ở mỗi cấp;
b: chỉ số bệnh tương ứng với mỗ i cấp;
n: tổng số cây quan sát;
C: cấp bệnh quy ước cao nhất.
- Mật số khuẩn lạc (cfu/g ñất khô) (ñược ñếm trên môi trường PDA) ở vùng rễ
phục hồi trên ruộng trồng khóm sau khi kết thúc thí nghiệm (colony forming unit:
cfu/g).
- pH ñất ở vùng rễ phục h ồi sau khi kết thúc thí nghiệm. Cuố i vụ (khi thu
hoạch) ñất ñược lấy ở ñộ sâu trung bình 20 cm ñể phân tích các ch ỉ tiêu pH và m ật
số khu ẩn lạc.

- Năng suất (tấn/ha) của các ruộng trồng khóm. Cân trọng lượng tất cả các trái
trong lô thí nghiệm, năng suất ñược tính trên diện tích ñất liếp và mương.
- Kích thước, chiều dài, trọng lượng trái. Trong mỗ i nghiệm thức ño 10 trái.
- ðộ Brix trái (ño ñộ ñường tổng số ). Mỗ i nghiệm thức thí nghiệm ño 2 trái.

2.2.4 Xử lý số liệu
Các s ố li ệu ñượ c x ử lý b ằ ng ph ầ n m ề m Excel và phân tích th ố ng kê
b ằ ng ph ần m ề m IRRISTAT for DOS.

12


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiệu quả phòng trị bệnh thối rễ do nấm F. solani bằng các chủng
Trichoderma kết hợp với phân hữu cơ
Kết quả bảng 3.1 cho th ấy các chủng Trichoderma xử lý ñơn hoặc phối trộn
ñều khống chế ñược bệnh thối rễ do F. Solani gây hại trên cây khóm. Tuy nhiên,
hiệu quả phòng trị bệnh nổi bật của mỗi chủng ñơn hoặc phối h ợp có lẽ tùy thuộ c
vào sự cạnh tranh với cộ ng ñồng vi sinh vật tự nhiên tại mỗi ruộng thí nghiệm. Chỉ
số bệnh trên lá ở các nghiệm thức có xử lý các chủng Trichoderma ñã giảm thấp
h ơn so với nghiệm thức ñối chứng. Việc xử lý Trichoderma ñã góp phần khố ng
chế bệnh thối rễ giúp cây h ấp thu tố t các ch ất dinh dưỡng và giúp cây ph ục hồi tốt.
Các chủng Trichoderma T-mix và T-BM2a ñã cho hiệu cao nh ất và khác biệt có ý
nghĩa so với ñối chứng. Theo Nguyễn Văn Nhật (2008), việc bón bã bùn mía kết
h ợp với các Trichoderma làm giảm b ệnh do Fusarium gây ra trên rau màu. Dương
Minh và ctv. (2003) cho rằng một số chủng Trichoderma spp nội ñịa vừa có kh ả
n ăng ức chế sự phát triển của sợi n ấm, sự mọc bào tử củ a F. solani vừa có khả năng
phân hủ y m ột số dư thừa thực vật, hữu dụng trong quá trình ủ phân hữu cơ cung cấp
cho vườn cam quít.

Trong quá trình thí nghiệm có ghi nhận bệnh thối nõn do Phytophthora
nicotiane nhưng không th ấy bệnh xuất hiện.
Như vậy, hai chủng nấm Trichoderma T-mix và T-BM2a có hiệu qu ả cao nh ất
trong việc giúp cây khóm phục hồ i bệnh sau hơn 90 ngày xử lý trên cả hai ruộng thí
nghiệm (hình 1 và 2).
Bảng 3.1 Chỉ số bệnh (%) trên lá và thân khóm do Fusarium solani trên hai ruộng
khóm thí nghiệm (Tân Phước, Tiền Giang, 2010)
Nghiệm thức

Bón hữu cơ
Chỉ số bệnh (%)

ðối chứng
T-BM2a
T-TP4b
T-TP13a
T-TP16b
T-TP16c
T-Mix

37,0 a
16,0 d
27,2 b
26,5 b
18,5 c
20,4 c
14,4 d

CV (%)
Thời ñiểm ñánh giá


6,9
90 NSKXL

Chặt thân và rong lá
Chỉ số bệnh (%)
31,5 a
17,7 cd
23,8 b
24,2 b
19,0 c
23,5 b
15,2 d
8,5
90 NSKXL

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở ñộ ý nghĩa
5% qua phép thử Duncan và phép biến ñổi arcsin X / 100
NSKXL: ngày sau khi xử lý Trichoderma

13


3.2 pH ñất và mật số khuẩn lạc ở vùng rễ phục hồi trên ruộng trồng khóm sau khi
xử lý các chủng Trichoderma
K ết qu ả b ảng 3.2 cho th ấy pH ñất vùng r ễ củ a các nghiệm th ứ c có xử lý
các ch ủ ng Trichoderma ñều có pH cao h ơn so vớ i ñố i chứng củ a nông dân do
hoạt ñộng phân hủ y hữu cơ hiệu qu ả của các chủng Trichoderma trong thí nghiệm
ñ ã góp phần tăng pH ñất quanh vùng rễ khảo sát, giúp rễ cây phụ c hồi và hoạt ñộng
hiệu quả hơn trong việc hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, từ ñó góp ph ần hiệu qu ả

trong việc nâng cao năng suất cây khóm trong các nghiệm thức áp dụng. Trên hai
ruộng khóm kh ảo sát ở các nghiệm thức ñố i chứng của nông dân (không sử dụng
phân hữu cơ) ñều có pH thấp dao ñộng khoảng (3,34 - 3,66). ðiều kiện pH th ấp này
ñã làm giảm hoạt ñộng củ a các vi sinh vật có lợi trong ñất, ñồng thời tạo ñiều kiên
cho các mầm bệnh gia tăng hoạt ñộng và gây hại cho cây trồng (Phạm Văn Kim,
2004), nhất là khả năng gây h ại của nấm bệnh thối rễ (do F. solani), là loại nấm phù
hợp với ñiều kiện ñất có pH thấp (Py và ctv., 1984).
Mật số khu ẩn lạc ở vùng rễ khóm củ a các nghiệm thức có chủng Trichoderma
trên hai ru ộng khóm ñều ñạt mật số khuẩn lạc cao so với ñố i ch ứng (canh tác nông
dân, không có xử lý Trichoderma). Sự hiện diện củ a m ật số khuẩn lạc Trichoderma
khoảng 104/g ñất khô ở vùng rễ nhưng có kh ả n ăng khống ch ế nguồn b ệnh gây h ại
của các ch ủng Trichoderma trong ñ iều kiện pH thấp (qua kết quả của Bảng 3.1).
Trong các chủng Trichoderma khảo sát thì chủng T-BM2a và T-mix (phối trộn
5 chủng nấm) ñều cho m ật số khuẩn lạc (cfu/g ñất) cao hơn so với các chủng còn lại
trên cả hai ruộng khóm khảo sát. Th ời ñiểm 90 ngày sau khi xử lý Trichoderma,
m ật số khu ẩn lạc của các chủng Trichoderma trên các ruộng khóm vẫn còn gia tăng
và có hiệu quả giúp rễ khóm khống chế ñược nấm b ệnh gây hại. Nhờ vậy,
Trichoderma ở các nghiệm thức này ñ ã giúp ñối kháng tốt với nấm bệnh, giúp rễ
ñược phục hồi tốt qua thời gian thí nghiệm.
Nh ư v ậ y, pH ñất và m ậ t s ố khu ẩn l ạc trên các ru ộ ng khóm có bón phân
h ữ u c ơ k ết h ợ p v ớ i xử lý các ch ủ ng Trichoderma ñều cao h ơ n so v ớ i các
nghiệm th ức ñối ch ứng củ a nông dân. Trong ñó hai chủ ng T-BM2a và T-mix
cho hiệu qu ả cao nh ất.

14


×