Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH ký SINH và sự ưa THÍCH ký CHỦ của sâu XANH HAI sọc TRẮNG, diaphania indicasaunders gây hại TRÊN NHÓM cây họ bầu bí dưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THIỆN THIÊN THANH

THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH KÝ SINH VÀ SỰ ƯA
THÍCH KÝ CHỦ CỦA SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG,
Diaphania indica Saunders (Lepidoptera: Pyralidae)
GÂY HẠI TRÊN NHÓM CÂY HỌ BẦU BÍ DƯA
(Cucurbitaceae)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH KÝ SINH VÀ SỰ ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA
SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG, Diaphania indica Saunders (Lepidoptera:
Pyralidae) GÂY HẠI TRÊN NHÓM CÂY HỌ BẦU BÍ DƯA (Cucurbitaceae)

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


Ts. Lê Văn Vàng
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

Trần Thiện Thiên Thanh
MSSV: 3083883
Lớp: BVTV_ K34

Cần Thơ, 2012

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
“THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH KÝ SINH VÀ SỰ ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA
SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG, Diaphania indica Saunders (Lepidoptera:
Pyralidae) GÂY HẠI TRÊN NHÓM CÂY HỌ BẦU BÍ DƯA (Cucurbitaceae)”

Do sinh viên Trần Thiện Thiên Thanh thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH KÝ SINH VÀ SỰ ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA
SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG, Diaphania indica Saunders (Lepidoptera:
Pyralidae) GÂY HẠI TRÊN NHÓM CÂY HỌ BẦU BÍ DƯA (Cucurbitaceae)”

Do sinh viên TRẦN THIỆN THIÊN THANH thực hiện và bảo vệ trước
hội đồng ngày…......tháng……năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức …………
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2011.
DUYỆT KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ tạp chí, công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Thiện Thiên Thanh

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha, Mẹ lòng biết ơn chân thành nhất. Con luôn ghi nhớ công ơn sinh thành
và dưỡng dục của cha mẹ đã dành cho con. Cha mẹ là người luôn quan tâm, lo lắng
và hy sinh tất cả vì con. Đó chính là động lực giúp con vượt qua tất cả những khó
khăn và được như ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nổ lực và tự phấn đấu của bản thân,
người viết đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình từ phía thầy cô,
gia đình, bạn bè.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô Trường đại
học Cần Thơ –Khoa Nông Nghiệp và SHƯD – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – đã
truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học
tập vừa qua.
Ts. Lê Văn Vàng, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh đã nhiệt tình chỉ dẫn và đóng góp ý kiến
đồng thời dìu dắt em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.

Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Vũ Phến – thầy
Cố vấn học tập của tôi – vì những kiến thức vô giá mà quý thầy đã truyền đạt cho
em trong suốt thời gian học tập tại trường
Xin chân thành
Và tất cả các thành viên của lớp Bảo Vệ Thực Vật Khóa 34, các em lớp Bảo
Vệ Thực Vật Khóa 35,...đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi vượt qua khó khăn
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những chân tình, sự giúp đỡ của những anh, chị,
em đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện những thí nghiệm mà tôi không thể liệt kê ra
hết trong trong cảm tạ này.

v


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ tên sinh viên: TRẦN THIỆN THIÊN THANH
Sinh ngày 16 tháng 11 năm 1990 tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
Con ông TRẦN ĐỨC HẠNH và bà NGUYỄN KIM PHƯỢNG
Nguyên Quán: Ấp 7m - xã Kiến Bình - huyện Tân Thạnh – tỉnh Long An
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1996 - 2001: học tiểu học tại trường Tiểu học Kiến Bình, huyện Tân Thạnh,
tỉnh Long An.
Từ năm 2001 - 2005: học cấp II tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn Tân Thạnh,
huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Từ năm 2005 - 2008: học cấp III tại Trường Trung Học Phổ Thông Tân Thạnh,
huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Từ năm 2008 - 2012: học đại học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

vi



MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................... 2
1.1 SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG, Diaphania indica Saunders........................ 2
1.1.1 Phân bố, ký chủ............................................................................................ 2
1.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học .................................................................... 2
1.1.2.1 Trứng ..................................................................................................... 2
1.1.2.1 Ấu trùng ................................................................................................. 2
1.1.2.3 Nhộng..................................................................................................... 3
1.1.2.4 Thành trùng............................................................................................ 4
1.1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại ............................................................. 5
1.1.4. Biện pháp phòng trị..................................................................................... 5
1.2 SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN GÂY BỆNH CÔN TRÙNG .................................. 6
1.2.1 Phân loại vi khuẩn gây bệnh côn trùng ............................................................. 7
1.2.2 Đặc điểm chung của vi khuẩn gây bệnh côn trùng........................................... 7
1.2.3 Đặc điểm của vi khuẩn Bacillus thuringiensis.................................................. 7
1.2.3.1 Độc tố của vi khuẩn Bacillus thuringiensis .............................................8
1.2.4 Triệu chứng sâu bị nhiễm bệnh.......................................................................... 9
1.3 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔN TRÙNG KÝ SINH ................................... 9
1.3.1 Đặc điểm ong kí sinh họ Ong cự Ichneumonidae........................................... 10
1.3.1.1 Ong vàng chấm đen lớn (Xanthopimpla pedator Krieger) ....................10
1.3.1.2 Ong vàng chấm đen nhỏ (Xanthopimpla punctata Fabricius) ...............11
1.3.2 Đặc điểm ong ký sinh họ Braconidae ......................................................... 12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................... 13

2.1 PHƯƠNG TIỆN ............................................................................................ 13
2.1.1 Vật liệu thí nghiệm..................................................................................... 13
2.1.2 Cây ký chủ................................................................................................. 13
2.1.3 Nguồn sâu.................................................................................................. 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................... 14
2.2.1 Khảo sát thành phần thiên địch ký sinh trên sâu xanh hai sọc trắng D. indica
xung quanh Thành Phố Cần Thơ ........................................................................... 15

vii


2.2.2 Đánh giá sự ưa thích cây ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng D. indica trong
phòng thí nghiệm................................................................................................... 17
2.2.2.1 Khảo sát khả năng ăn và tăng trọng của ấu trùng D. indica đối với một
số cây ký chủ ................................................................................................. 17
2.2.2.2 Khảo sát sự lựa chọn thức ăn của ấu trùng D. indica trong điều kiện
phòng thí nghiệm........................................................................................... 18
2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sinh sản của thành trùng D. indica trên các
loại cây ký chủ trong điều liện phòng thí nghiệm................................................... 19
2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát sự ưa thích cây ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng D.
indica trong điều kiện nhà lưới .............................................................................. 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 23
3.1 Thành phần thiên địch ký sinh trên sâu xanh hai sọc trắng D. indica................ 23
3.2 Đặc điểm một số loài ký sinh trên sâu xanh hai sọc trắng D. indica ................. 24
3.2.1 Ong kén trắng Braconidae (bộ Hymenoptera) ............................................ 24
3.2.2 Nhóm ong cự họ Ichneumonidae (bộ Hymenoptera) .................................. 25
3.2.3 Vi khuẩn ký sinh ........................................................................................ 26
3.3 Sự ưa thích cây ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng ........................................... 26
3.3.1 Khả năng ăn và tăng trọng của ấu trùng D. indica đối với một số cây ký chủ
........................................................................................................................... 26

3.3.2 Sự lựa chọn thức ăn của ấu trùng D. indica trong điều kiện phòng thí nghiệm
........................................................................................................................... 29
3.4 Khả năng sinh sản của thành trùng cái D. indica trên các loại lá ký chủ trong
điều kiện phòng thí nghiệm ................................................................................... 30
3.5 Sự ưa thích cây ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng D.indica trong điều kiện nhà
lưới........................................................................................................................ 32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 36
4.1 Kết luận ........................................................................................................... 36
4.2 Đề nghị............................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 37
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Kích thước thân, vỏ đầu và trọng lượng của ấu trùng sâu
xanh Diaphania indica (Theo Lê Huy Vũ, 2002)

3


1.2

Thời gian phát triển của ấu trùng sâu xanh D. indica
(Theo Lê Huy Vũ, 2002)

3

2.1

Các loại cây được dùng làm thí nghiệm khảo sát cây ký
chủ của ấu trùng D. indica.

13

2.2

Thông tin các ruộng thu mẫu sâu xanh hai sọc trắng D.
indica xung quanh khu vực Tp Cần Thơ.

15
22

3.1

Tỷ lệ (%) thành phần ký sinh trên sâu xanh hai sọc trắng
trong điều kiện ngoài đồng tại 8 ruộng trồng cây họ bầu
bí dưa (Cucurbitaceae) xung quanh khu vực Tp Cần Thơ.

26


3.2

Trọng lượng thức ăn (mg) được ấu trùng D.indica tiêu thụ
và sự tăng trọng (mg) của D.indica khi ăn 9 loại ký chủ
trong điều kiện phòng thí nghiệm.

3.3

Tỉ lệ (%) lá bị hại ở 8 loại lá ký chủ do D. indica gây ra
trong đĩa petri.

30
31

3.4

Số lượng trứng nở sau khi cho thành trùng sâu xanh hai
sọc trắng D. indica bắt cặp trên các loại ký chủ trong điều
kiện phòng thí nghiệm.

3.5

Mật số của ấu trùng D. indica trên 8 loại cây ký chủ trong
điều kiện nhà lưới.

32

3.6

Tỉ lệ (%) lá bị hại ở 8 loại cây ký chủ do D. indica gây ra

trong điều kiện nhà lưới.

34

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Các giai đoạn phát triển của sâu xanh hai sọc trắng
Diaphania indica (nguồn Phan Thực Tế, 2009)

5

1.2

Vi khuẩn Bt: Bacillus thuringiensis (Phạm Kim Sơn, 2010)

8

1.3

Ong vàng chấm đen lớn (Phạm Kim Sơn, 2010)


11

1.4

Ong vàng chấm đen lớn (Nguyễn Thế Nhã, Trần Công
Loanh, 2002)

11

1.5

Ong vàng chấm đen nhỏ

11

1.6

Ong vàng chấm đen nhỏ (Nguyễn Thế Nhã, Trần Công
Loanh, 2002)

11

1.7

Ong kén trắng Braconidae (Phạm Kim Sơn, 2010)

12

2.1


Khảo sát thành phần thiên địch ký sinh trên sâu xanh hai
sọc trắng Diaphania indica

15

2.2

Cách kiểm tra ấu trùng nhiễm vi sinh vật ký sinh

16

2.3

Khảo sát khả năng ăn và tăng trọng của ấu trùng D. indica

18

2.4

Vị trí lá được bố trí trong 3 lần lặp lại

19

2.5

Khảo sát khả năng ưa thích ký chủ của sâu xanh hai sọc
trắng

19


2.6

Khảo sát khả năng đẻ trứng của thành trùng sâu xanh hai
sọc trắng D. indica

20

2.7

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5

21

2.8

Cách bố trí 8 loại ký chủ trong mùng lưới

21

3.1

Ong ký sinh Braconidae đang chui ra ngoài cơ thể sâu
xanh hai sọc trắng.

24

3.2

Ấu trùng ong ký sinh Braconidae hóa nhộng bên ngoài cơ

thể sâu xanh hai sọc trắng.

24

3.3

Thành trùng của ong ký sinh họ Braconidae

24

3.4

Cánh trước của ong ký sinh họ Braconidae

24

3.5

Thành trùng của ong ký sinh họ Ichneumonidae (a) Mặt

25

x


bên, (b) Mặt lưng.
3.6

Cánh trước của ong ký sinh họ Ichneumonidae


25
28

3.7

Khả năng ăn và tăng trọng (mg) của ấu trùng D. indica
trên 9 loại thức ăn sau 24 giờ thí nghiệm trong điều kiện
phòng thí nghiệm. ĐHCT, 2012

28

3.8

Biểu đồ thể hiện khả năng ăn và tăng trọng (mg) của ấu
trùng D. indica trên 9 loại thức ăn sau 48 giờ thí nghiệm
trong điều kiện phòng thí nghiệm. ĐHCT, 2012

xi


Trần Thiện Thiên Thanh, 2012. “Thành phần thiên địch ký sinh và sự ưa thích
ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng, Diaphania indica Saunders (Lepidoptera:
Pyralidae) gây hại trên nhóm cây họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae)”. Luận văn tốt
nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ.
TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành với mục đích khảo sát thành phần các loài ký sinh trên
sâu xanh hai sọc trắng ngoài tự nhiên, khảo sát một vài đặc điểm sơ bộ về loài ký
sinh chủ yếu nhằm phục vụ cho những nghiên cứu về phòng trừ sinh học sau này.
Ngoài ra thí nghiệm còn được tiến hành để khảo sát khả năng lựa chọn ký chủ của

sâu xanh hai sọc trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới.
Kết quả ghi nhận được như sau:
Thí nghiệm 1: Khảo sát thành phần thiên địch ký sinh trên sâu xanh hai sọc trắng
Diaphania indica xung quanh Thành Phố Cần Thơ.
-

Sâu xanh hai sọc trắng trong điều kiện tự nhiên bị các loài thiên địch tấn
công với tỉ lệ khá cao, trong đó ong ký sinh khoảng 22,23 %, vi khuẩn 25,01
% và một số tác nhân khác chưa xác định được.

-

Xác định được 2 loài ong ký sinh trên sâu xanh hai sọc trắng là ong ký sinh
họ Braconidae và ong ký sinh họ Ichneumonidae.

Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng lựa chọn ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm:
-

Về khả năng ăn và tăng trọng của D. indica trong điều kiện phòng thí
nghiệm, kết quả cho thấy có thể khối lượng thức ăn không tỷ lệ thuận với sự
tăng trọng của ấu trùng D. indica và tất cả các loại lá dùng làm thí nghiệm
đều được sâu ăn. Nếu để cho lựa chọn thì ấu trùng ưa thích và ăn nhiều nhất
trên lá dưa hấu, dưa gang, dưa leo, bình bát dây, bầu và bí đỏ và gây hại ít
nhất trên mướp và khổ qua.

-

Thành trùng sâu xanh hai sọc trắng ưa thích sinh sản nhiều nhất trên mướp;
kế đến là bí đỏ, khổ qua, dưa leo, dưa gang; đẻ trứng ít trên nghiệm thức bình

bát dây; đẻ trứng ít nhất trên dưa hấu và không đẻ trên nghiệm thức bầu.

Trong điều kiện nhà lưới:
-

Ấu trùng D. indica gây hại trên tất cả các ký chủ được lựa chọn làm thí
nghiệm, kết quả này giống với thí nghiệm khảo sát ký chủ của D. indica
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ở thí nghiệm này nghiệm thức lá dưa
gang, dưa leo, bí đỏ, dưa hấu và mướp được ưa thích nhất; kế đến là khổ qua,
bình bát dây và thấp nhất là nghiệm thức bầu.

xii


-

Về diễn biến mật số gây hại của ấu trùng D. indica, ấu trùng hiện diện mật số
cao trên nghiệm thức dưa leo, dưa gang, khổ qua, mướp và bí đỏ; hiện diện
mật số thấp trên dưa hấu, bình bát dây và bầu.

xiii


MỞ ĐẦU
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, sâu hại là một trong những dịch hại quan
trọng. Chúng không những gây thất thu năng suất, tăng chi phí sản xuất mà còn ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phẩm chất của nông sản. Phòng trừ sâu hại có
nhiều biện pháp, mỗi biện pháp có tính năng ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, lựa
chọn một số chiến lược bảo vệ cây trồng sao cho có hiệu quả kinh tế và an toàn cho
môi trường, con người và vật nuôi nhất là rất cần thiết.

Rau họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) là loại rau ăn trái rất cần thiết trong bữa ăn hằng
ngày của mỗi gia đình. Thời gian sinh trưởng ngắn, thị trường tiêu thụ rộng, phù
hợp với chế độ luân canh, thâm canh và xen canh với các loại cây trồng khác, đặc
biệt là có thể trồng được quanh năm nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Chính vì
thế, ngày nay rau họ bầu bí dưa được trồng với diện tích lớn và quanh năm nên dịch
hại có điều kiện phát triển nhanh, gây thiệt hại đến năng suất.
Côn trùng là một trong những yếu tố quan trọng gây thất thu năng suất. Một trong
những loài côn trùng gây hại nghiêm trọng trên họ bầu bí dưa là sâu xanh hai sọc
trắng Diaphania indica Saunders.
Ở nước ta, hiện nay có một số nghiên cứu về đặc tính sinh học của Diaphania
indica, kết quả cho biết sâu xanh hai sọc trắng là một loại sâu hại nguy hiểm đối với
rau họ bầu bí dưa, phân bố khắp thế giới nhất là các nước thuộc vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới.
Do đó đề tài: “Thành phần thiên địch ký sinh và sự ưa thích ký chủ của
sâu xanh hai sọc trắng, Diaphania indica Saunders (Lepidoptera: Pyralidae)
gây hại trên nhóm cây họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae)” được tiến hành nhằm
mục đích:
- Xác định thành phần thiên địch của sâu xanh hai sọc trắng ngoài tự nhiên.
- Xác định phổ ký chủ và khả năng ưa thích của chúng đối với một số cây họ
bầu bí dưa.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG, Diaphania indica Saunders
1.1.1 Phân bố, ký chủ
Diaphania indica Saunders, thuộc họ Ngài Sáng (Pyralidae), Bộ Cánh Vảy

(Lepidoptera). Do sâu có hai sọc trắng rất rõ chạy dọc theo cơ thể nên người dân
thường gọi là sâu xanh hai sọc trắng hoặc sâu xanh ăn lá. Ngoài ra, do đặc tính sâu
cắn phá và gây hại chủ yếu trên lá nên người dân còn quen gọi là sâu xanh ăn lá
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Ngoài ra, Shashapa (2004), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ghi nhận D.
indica là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng gây hại phổ biến trên họ bầu bí
dưa như dưa leo, dưa hấu, dưa gang, mướp, bí đỏ, khổ qua, …
1.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
1.1.2.1 Trứng
Ganehiarachchi (1997), Lê Huy Vũ (2002), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
(2011) cho biết trứng được đẻ riêng lẻ hoặc đẻ thành từng cụm trên cả hai mặt lá,
nhất là đọt non và trái non.
Về màu sắc của trứng, Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) mô tả trứng có
màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng. Lê Huy Vũ
(2002) cho biết trứng có màu vàng rơm, vỏ trứng rất mềm, sau đó vỏ trứng cứng
dần, khi sắp nở trứng chuyển sang màu vàng; trứng có hình tròn hay hình bầu dục,
chiều dài trung bình 0,55 - 0,63 mm.
Thời gian ủ trứng của D. indica, theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011)
thời gian ủ trứng 4 - 5 ngày và tỷ lệ trứng nở trong điều kiện phòng thí nghiệm
(nhiệt độ 28 – 300C, ẩm độ 75 - 85%) là 80 - 90%.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm nuôi thành trùng trong lồng giấy, thì thành trùng
cái không đẻ trứng. Tuy nhiên khi nuôi thành trùng trong lồng lưới để tự nhiên
ngoài trời với thức ăn là dưa leo tươi (trồng trong chậu) thì sau 1-2 ngày thành trùng
cái bắt đầu đẻ trứng. Kết quả khảo sát ghi nhận thành trùng cái có thể đẻ trung bình
là 159 trứng (Lê Huy Vũ, 2002).
1.1.2.2 Ấu trùng
Về màu sắc, Lê Huy Vũ (2002), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) mô tả
ấu trùng có màu xanh nhạt đến màu xanh lá cây đậm, với hai sọc trắng chạy dọc cơ
thể rất rõ. Ấu trùng tuổi nhỏ có màu trong suốt, từ tuổi 3 đến tuổi 5 bắt đầu xuất
hiện hai sọc trắng trên lưng.


2


Có nhiều ý kiến khác nhau cho biết về thời gian của ấu trùng D. indica: theo
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) cho biết ấu trùng có 5 tuổi với 4 lần lột
xác và phát triển trong thời gian 10 - 20 ngày. Còn Lê Huy Vũ (2002) ghi nhận giai
đoạn ấu trùng từ 11 - 16 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn nhất ở giai đoạn ấu trùng
là tuổi 3 với trung bình 2,2 ngày và thời gian sinh trưởng dài nhất ở giai đoạn ấu
trùng là tuổi 5 với trung bình 4,7 ngày.
Về kích thước, Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), cho biết điều kiện thuận
lợi sâu có thể dài 20 - 25 mm.
Bảng 1.1: Kích thước thân, vỏ đầu và trọng lượng của ấu trùng sâu xanh Diaphania indica
(Theo Lê Huy Vũ, 2002).
(H0: 75-85%; T0: 28 – 300C)

Số cá thể
quan sát
(con)

Trọng lượng
(mg)

1

60

2

Tuổi


Kích thước thân (mm)

Kích thước vỏ đầu (mm)

Dài

Ngang

Dài

Ngang

0,30

2,90 ± 0,70

0,41 ± 0,07

0,25

0,25

60

0,70

7,23 ± 0,75

0,98 ± 0,03


0,40

0,40

3

60

14,80 ± 0,90

10,80 ± 0,53

1,17 ± 0,30

0,64 ± 0,03

0,64 ± 0,03

4

60

42,80 ± 7,45

14,30 ± 0,73

1,95 ± 0,27

0,87 ± 0,02


0,87 ± 0,02

5

60

82,20 ± 5,20

18,65 ± 0,77

2,50 ± 0,33

1,38 ± 0,03

1,38 ± 0,03

Bảng 1.2: Thời gian phát triển của ấu trùng sâu xanh D. indica (Theo Lê Huy Vũ, 2002)
(H0: 75-85%; T0: 28 – 300C)

Tuổi

Số cá thể quan sát (con)

Thời gian (ngày)

Trung bình

1


60

2,3–2,9

2,6

2

60

2,3-2,8

2,5

3

60

2,0-2,5

2,2

4

60

2,0-2,8

2,4


5

60

4,5-4,9

4,7

13,1 - 15,9

14,4

Tổng giai đoạn ấu trùng:

1.1.2.3 Nhộng
Về màu sắc, Nguyễn Văn Huỳnh và Lê thị Sen (2011) cho biết nhộng có màu nâu
nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen. Khi mới hình
thành nhộng có màu xanh đọt chuối, rất mềm, sau đó chuyển sang màu xanh, nhộng
cứng dần và khi sắp vũ hóa nhộng có màu nâu đen (Lê Huy Vũ, 2002).

3


Lê Huy Vũ (2002), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) cho biết giai đoạn
nhộng từ 6 - 7 ngày. Theo Phan Thực Tế (2009) ghi nhận nhộng có kích thước trung
bình là 12,6 mm x 2,3 mm, thon dài, các đốt cuối của bụng cử động được, đốt cuối
có 2 gai mông. Có thể phân biệt nhộng đực và nhộng cái dễ dàng: nhộng đực phần
đuôi thon nhỏ hơn nhộng cái, lỗ sinh dục nằm gần lỗ hậu môn và phồng to; và
nhộng cái có kích thước to hơn nhộng đực, lỗ sinh dục nằm ở mép trên, xa lỗ hậu
môn và không phồng to.

1.1.2.4 Thành trùng
Về hình thái, Lê Huy Vũ (2002), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) mô tả
thành trùng của D. indica là một loài bướm nhỏ có kích thước chiều dài khoảng từ
10 – 12 mm, sải cánh rộng từ 20 – 25 mm. Bướm có cánh trước màu trắng bạc với
một đường viền màu nâu đậm dọc theo hai cạnh trước của cánh trước và cạnh ngoài
của cánh trước và cánh sau. Lê Huy Vũ (2002) còn cho biết thêm: bướm có thân
màu xám sáng, đầu màu xám, cơ thể không có lông, râu đầu hình sợi chỉ dài 6 – 8
mm, miệng có vòi hút dài 3 – 4 mm để hút mật hoa, vòi thường cuộn tròn nằm dưới
ngực. Bướm thường hoạt động vào ban đêm, bắt cặp sau khi vũ hoá 1 - 2 giờ và đẻ
trứng vào ban đêm. Bướm sâu xanh hai sọc trắng D. indica chỉ sinh sản bằng hình
thức sinh sản hữu tính, nếu không được bắt cặp thì bướm cái không đẻ trứng.
Về tuổi thọ, Lê Huy Vũ (2002), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ghi nhận
con trưởng thành có thể sống từ 5 - 7 ngày và một bướm cái có thể đẻ từ 150 - 200
trứng. Theo Phan Thực Tế (2009) cho biết thành trùng sau khi vũ hoá 2 ngày có khả
năng bắt cặp và đẻ trứng. Thành trùng đẻ cao điểm vào ngày thứ hai sau khi vũ hoá
và đẻ kéo dài đến 4 – 5 ngày. Mỗi con cái đẻ trung bình khoảng 251 trứng/con, có
con có thể đẻ đến 387 trứng/con và thấp nhất khoảng 165 trứng/con. Thành trùng
hoạt động mạnh vào ban đêm, ban ngày bướm trốn ở mặt dưới lá, khi động bay lên
nhưng bay rất gần rồi đáp xuống.
Lê Huy Vũ (2002) cho biết thêm bướm cái bắt đầu đẻ trứng từ ngày thứ 2 và kết
thúc việc đẻ trứng vào ngày thứ 6 sau khi vũ hoá. Trong đó, bướm đẻ nhiều nhất
vào ngày thứ 3 (trung bình 59,9 trứng/cặp) và thấp nhất vào ngày thứ 6 (trung bình
2,5 trứng/cặp) sau khi vũ hoá.

4


AT 2

Trứng


AT 1

AT 4

AT 3

AT 5

Bướm

Nhộng
Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica
(nguồn Phan Thực Tế, 2009)

1.1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) cho biết sâu có tập quán dùng tơ cuốn
các đọt non, lá non lại và ở bên trong ăn phá. Khi sâu lớn có thể ăn trụi cả lá và chồi
ngọn của đọt non. Sâu còn ăn trái non làm cho trái bị thối và rụng. Khi trái lớn sâu
thường ẩn ở mặt dưới nơi phần trái chạm mặt đất và cạp lớp da bên ngoài làm trái bị
lép nơi đó và da trái bị loang lổ. Sâu làm nhộng bên trong các lá non bị cuốn lại.
Ganechiarachchi (1997), Brown và ctv. (2003) cho biết ấu trùng cắn phá gây hại
chồi, lá, trái, thỉnh thoảng mật số cao ăn trụi cả lá, đục vào trái và chui vào bên
trong trái, nhất là những trái gần mặt đất.
1.1.4 Biện pháp phòng trị
Biện pháp hóa học

5



Brown và ctv. (2003) thuốc trừ sâu Bacillus thuringiensis có hiệu quả cao, hiệu lực
kéo dài, thân thiện với môi trường.
Theo Trần Thị Ba (2000), phun thuốc ngăn ngừa sâu xanh hai sọc trắng bằng các
loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ.
Biện pháp canh tác:
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ
dại nhằm hạn chế bướm đến đẻ trứng, có thể dùng tay bắt sâu khi mật số còn ít hoặc
áp dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng trước khi sâu cuốn lá lại. Có thể trồng bí
đỏ xung quanh ruộng dưa leo làm bẫy cây trồng để thu hút bướm của sâu xanh hai
sọc trắng đến đẻ trứng (Davidson, 1972).
Theo Phạm Văn Lầm (1999), có thể áp dụng một số biện pháp canh tác để phòng
chống sâu xanh hai sọc trắng:
+ Luân canh với lúa nước là biện pháp hữu hiệu để hạn chế sâu xanh hai sọc
trắng.
+ Có thể trồng xen với nhiều cây trồng khác để tạo sự đa dạng hóa cây trồng
nhằm tăng cường những hoạt động hữu ích của hệ thiên địch để góp phần hạn chế
sâu hại.
+ Bón phân hóa học cân đối hợp lý kết hợp với dùng phân hữu cơ hoai mục
(không dùng phân tươi) để giúp cây rau sinh trưởng và phát triển tốt. Tăng sức đề
kháng đối với tác động của dịch hại.
+ Tưới nước hợp lý bằng cách tưới theo kiểu phun mưa vào khoảng thời gian
từ lúc hoàng hôn đến tối để cản trở sự giao phối và đẻ trứng của bướm.
+ Sau khi thu hoạch, cần thu dọn sạch các tàn dư và tiêu hủy chúng để hạn
chế các nguồn sâu cho thời vụ sau.
1.2 SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN GÂY BỆNH CÔN TRÙNG
Côn trùng chết trong tự nhiên chiếm 80 – 90%, trong đó không ít chết do vi sinh vật
mà vi khuẩn là loại vi sinh vật chiếm đa số. Do đó, trong điều kiện tự nhiên vi
khuẩn có tác dụng không nhỏ trong việc điều chỉnh số lượng quần thể sâu hại (Trần
Văn Mão, 2002).
Người ta đã phát hiện hàng trăm loài vi khuẩn có quan hệ với côn trùng, trong đó

có khoảng 90 loài gây bệnh. Hầu hết chúng thuộc họ Nấm que (Bacillaceae) có
phản ứng Gram dương, họ Vi khuẩn que ruột (Enterobacteriaceae) có phản ứng
Gram âm, trong bộ Vi khẩn thật (Eubacteriales). Và họ Vi khuẩn đơn bào giả
(Pseudomonadaceae) trong bộ Vi khuẩn đơn bào giả (Pseudomonales) (Trần Văn
Mão, 2002).
Giữa thế kỷ XIX, Louis Pasteur (1822-1895) nghiên cứu thực nghiệm thành công
trong phòng chống bệnh tằm gai. Trong quá trình nghiên cứu bệnh gai trên tằm
6


L.Pasteur (1870) đã phát hiện ra vi khuẩn được đặt tên là Bacillus bombycescos
nhân sáng trong tế bào. Đây chính là tinh thể độc có bản chất protein của loài vi
khuẩn này với tên gọi chính xác là Bacillus thuringiensis (Nguyễn Văn Đĩnh và
ctv., 2004).
1.2.1 Phân loại vi khuẩn gây bệnh côn trùng
Theo Trần Văn Mão (2002) cho biết dựa vào mức độ ký sinh của vi khuẩn trên vật
chủ người ta chia ra vi khuẩn chuyên ký sinh, vi khuẩn kiêm ký sinh, vi khuẩn tìm
ẩn.
Vi khuẩn chuyên ký sinh: trong tự nhiên chúng sinh sản trong cơ thể côn trùng,
muốn sinh sản cần điều kiện đặc biệt nên chúng rất khó mọc trên môi trường nhân
tạo. Những loại này có phạm vi vật chủ hẹp, lây lan qua đường miệng.
Vi khuẩn kiêm ký sinh: chúng sinh sản ngoài cơ thể côn trùng, có thể nuôi cấy trong
môi trường nhân tạo, sản sinh trong ống tiêu hóa, làm tổn thương các mô vật chủ,
đồng thời hình thành chất độc trong xoang máu côn trùng.
Vi khuẩn tiềm ẩn: chúng sinh sản ngoài cơ thể côn trùng, có thể mọc trên môi
trường nhân tạo. Tuy nhiên do chất độc và enzym rất ít không thể xâm nhập vào
xoang máu để gây hại. Nếu thông qua một phương pháp tác động nào đó làm vi
khuẩn vào được xoang máu sẽ gây bệnh bại huyết.
1.2.2 Đặc điểm chung của vi khuẩn gây bệnh côn trùng
Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv, (2004) cho biết vi khuẩn gây bệnh côn trùng là các

giống hình thành bào tử (sporeformers) như Bacillus, Clostridium và các giống
không thành bào tử (nonsporeformers) như Pseudomonas, Streptococcus, Serratia,
Xenorhabdus và Photorhabdus.
Kích thước 1-2  m, nặng khoảng 1-2 pg, chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.
Hình dạng:
+ Bacillus: trực khuẩn hình que sinh bào tử, hiếu khí không bắt buộc, sản
sinh catalaza.
+ Clostridium: trực khuẩn hình que sinh bào tử, phần lớn kỵ khí, không sản
sinh catalaza.
+ Pseudomonas: vi khuẩn hình que với một hay một chùm roi ở đầu, có khả
năng sinh oxidaza, không lên men ở môi trường Hugh và Leifson.
+ Serratia: Vi khuẩn hình que ngắn, tạo sắc tố màu đỏ tía sẫm không tan
trong nước nhưng tan trong cồn.
1.2.3 Đặc điểm của vi khuẩn Bacillus thuringiensis
Ở nước ta việc nghiên cứu ứng dụng của chế phẩm sinh học mới bắt đầu từ những
năm 1990, thế kỷ XX. Một trong những chế phẩm được các nhà khoa học quan tâm

7


nhiều nhất đó là Bacillus thuringiensis, vì chúng có khả năng diệt trừ được nhiều
loại sâu hại thuộc nhóm ăn lá (Phạm Thị Thùy, 2007).
Trong các loại vi khuẩn thì Bacillus thuringiensis (Bt) được sử dụng nhiều nhất.
Hình thái bào tử: hình que, kích thước 3-6 x 0,8-0,9  m, gram dương, đứng riêng
rẽ hay thành chuỗi, xung quanh cơ thể có tiêm mao dài 6-8  m. Trưởng thành mỗi
tế bào có 1 bào tử hình trứng và 1 tinh thể độc hình quả trám (Nguyễn Văn Đĩnh và
ctv, 2004).
Các chủng quan trọng: Bacillus thuringiensis subsp. israelensis (Bti) sử dụng phòng
chống (Culex and Aedes). Loài Bacillus sphaericus được sử dụng trong phòng
chống muỗi sống trong nước ô nhiễm (Culex, Anopheles, Aedes), Bacillus

thuringiensis subsp. tenebrionis phòng chống (Bọ cánh cứng khoai tây) (Nguyễn
Văn Đĩnh và ctv, 2004).

Hình 1.2 Vi khuẩn Bt: Bacillus thuringiensis
(Phạm Kim Sơn, 2010)

1.2.3.1 Độc tố của vi khuẩn Bacillus thuringiensis
Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv, (2004) ghi nhận dựa vào cơ chế tác động diệt côn
trùng người ta xác định được 4 loại độc tố của Bt:
- Nội độc tố  endotoxin, còn gọi là tinh thể độc/Crystal – cry I, cry II, cry
III, cry IV. Các loại tinh thể này chuyên tính cho các bộ côn trùng khác nhau:
cryI – chuyên tính bộ cánh Vảy Lepidoptera
cryII – chuyên tính bộ cánh Vảy Lepidoptera và bộ Hai cánh Diptera
cryIII – chuyên tính bộ cánh cứng Coleoptera
cryIV – chuyên tính bộ Hai cánh Diptera
Bản chất hóa học tinh thể độc: có trên 1180 loại axit amin, trong đó có 2 loại chiếm
tỷ lệ cao nhất là axits glutamic và axit asparaginic. Trong tinh thể có chứa lượng
khá lớn 5 nguyên tố như C, N, H, O, S. Ngoài ra còn chứa lượng nhỏ 19 nguyên tố
8


khác nhưng không có P. Các phân tử có khối lượng lớn (>800.000) có độc tính còn
lại có khối lượng nhỏ (10.000<) thì không có độc tính.
Tác động của tinh thể lên côn trùng là rất phức tạp. Tác động điển hình là làm liệt
đường ruột và xoang miệng.
- Ngoại độc tố  exotoxin còn được gọi là phospholipaza. Thực chất đây là
1 loại men liên quan đến sự phân hủy phospholipit dẫn đến côn trùng chết.
- Ngoại độc tố  exotoxin, còn gọi là ngoại độc tố bền nhiệt. Chúng tác
động lên côn trùng làm cản trở việc tổng hợp ARN thông tin. Chúng còn tác động
cộng hưởng với nội độc tố, sau khi nội độc tố phá hủy biểu bì ruột giữa, chúng

nhanh chóng xâm nhiễm vào huyết tương và máu đi đến các cơ quan làm thay đổi
quá trình trao đổi chất và làm côn trùng nhanh chóng chết.
- Ngoại độc tố  exotoxin, còn gọi là độc tố tan trong nước.

1.3 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔN TRÙNG KÝ SINH
Côn trùng thiên địch được xem là nhóm thiên địch rất đông đảo, phổ biến và có tác
động rất lớn đến biến động số lượng sâu hại trong tự nhiên. Căn cứ vào phương
thức tác động, các côn trùng thiên địch được chia thành 2 nhóm: côn trùng ký sinh
và côn trùng bắt mồi (Nguyễn Viết Tùng, 2006).Thông thường một loài côn trùng
được gọi là côn trùng ký sinh khi nó phát triển bên trên hoặc bên trong cơ thể một
loài khác (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002).
Nếu côn trùng ký sinh sống bám bên ngoài cơ thể ký chủ thì chúng được gọi là côn
trùng ngoại ký sinh (Exoparasitism), thức ăn của loài ký sinh này thường là máu
hay dịch tiết của các mô ký chủ. Côn trùng nội ký sinh (Endoparasitism) có ít nhất
một pha phát triển sống bên trong ký chủ, thức ăn là các bộ phận bên trong cơ thể
ký chủ (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002).
Quan hệ của côn trùng ký sinh với ký chủ mang đặc điểm của quan hệ giữa côn
trùng với nhân tố thức ăn:
- Côn trùng ký sinh đơn thực (Monophagous Parasitism) là các loài côn trùng
chỉ ký sinh lên một loài ký chủ.
- Côn trùng ký sinh đa thực (Polyphagous Parasitism) là loài côn trùng ký
sinh lên nhiều ký chủ khác nhau.
- Côn trùng ký sinh hẹp thực (Oligophagous Parasitism) là loài côn trùng ký
sinh lên một số loài ký chủ có họ hàng thân cận.
Khi một cá thể ký chủ ngẫu nhiên bị quá nhiều cá thể của cùng loài ký sinh tấn công
thì được gọi đó là hiện tượng bội ký sinh (Superparasitism). Hiện tượng đa ký sinh
(Multiparasitism = Coparasitism) xảy ra khi một cá thể ký chủ mang nhiều loài côn
trùng ký sinh khác nhau (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002).

9



Theo mối quan hệ đối với vật chủ và giữa các loài ký sinh với nhau, có thể phân
biệt các ký sinh thành những nhóm ký sinh bậc 1, ký sinh bậc 2, ký sinh bậc 3. Ký
sinh bậc 1 là các loài ký sinh thõa mãn đúng và đầy đủ khái niệm về ký sinh, không
phân biệt vật chủ của chúng là loài ăn thực vật, ăn động vật, hay loài hoại sinh. Ký
sinh bậc 2 là những loài ký sinh trên các loài ký sinh bậc 1. Ký sinh bậc 3 là những
loài ký sinh trên các loài ký sinh bậc 2 (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv, 2004).
1.3.1 Đặc điểm ong ký sinh họ Ong cự Ichneumonidae
Vị trí phân loại: họ ong cự phong (Ichneumonidae) thuộc tổng họ Ichneumononidea
(bao gồm ong kén và một số họ khác), bộ phụ Ong bụng hẹp (Apocrita), bộ cánh
màng (Hymenoptera) (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), đây là một trong những họ lớn nhất của lớp côn
trùng, hiện diện hầu như khắp nơi, riêng ở Bắc Mỹ đã ghi nhận có trên 3100 loài.
Theo Townes (1965), có thể có tới 60.000 loài phân bố khắp thế giới.
Đặc điểm chung: thành trùng có kích thước, hình dạng, màu sắc rất khác biệt nhau,
nhưng phần lớn đều có cơ thể dài, mảnh khảnh. Chúng có râu đầu dài (thường có từ
6 đốt trở lên). Bụng có 7-8 đốt dài và hẹp. Phía trước đốt bụng thứ nhất thon nhỏ
như một cái cuống. Ống đẻ trứng khá dài, thường dài hơn chiều dài của cơ thể.
Ong cự có thể tấn công nhiều loại ký chủ, phần lớn các loài thuộc nhóm nội ký sinh
trên ấu trùng hoặc sâu non của côn trùng thuộc bộ Cánh vảy và Cánh cứng (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2010).
1.3.1.1 Ong vàng chấm đen lớn (Xanthopimpla pedator Krieger)
Ong trưởng thành có thân dài từ 26 – 29 mm, màu vàng, trên lưng của ngực và bụng
có những chấm đen. Râu đầu hình sợi chỉ có 41 đốt màu nâu vàng, dài bằng thân.
Mảnh lưng ngực trước nhô lên, có 3 vết đen dài chạy dọc, hai bên ngực sau cũng có
2 vết đen nằm ngang. Cánh trước màu vàng nhạt, hơi xám. Các mạch cánh màu nâu
sẫm, mắt cánh màu nâu vàng. Buồng phụ thứ hai của mép cánh trước hình tứ giác.
Hai bên đốt chậu chân sau có 2 chấm đen, gần cuối đốt đùi chân sau cũng có một
chấm đen.

Bụng có thể nhìn rõ 9 đốt, trừ đốt thứ 6 và đốt thứ 8 còn lại hai bên lưng của các đốt
khác đều có 2 chấm đen nằm ngang.
Tập quán ký sinh: ký sinh vào nhộng của sâu róm thông, mỗi ký chủ nở ra một ký
sinh. Lỗ vũ hóa nằm ở đầu nhộng ký chủ (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh,
2002).

10


Hình 1.3 Ong vàng chấm đen lớn
(Phạm Kim Sơn, 2010)

Hình 1.4 Ong vàng chấm đen lớn
(Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002)

1.3.1.2 Ong vàng chấm đen nhỏ (Xanthopimpla punctata Fabricius)

Hình 1.6 Ong vàng chấm đen nhỏ
(Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002)

Hình 1.5 Ong vàng chấm đen nhỏ

Theo Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh (2002),

Ong trưởng thành cái có thân dài từ 11–13 mm, có màu sắc giống như ong vàng
chấm đen lớn. Râu đầu màu nâu, hình sợi chỉ có 39 đốt, dài bằng thân. Mắt kép màu
đen, xung quanh có 3 mắt đơn cũng màu đen.
Mảnh ngực trước nhô lên, có 3 chấm đen hình quả thận. Ở hai bên mảnh lưng của
đốt ngực sau cũng có 2 chấm đen nằm ngang. Cánh trước có cấu tạo giống cánh ong
vàng chấm đen lớn nhưng mắt cánh màu đen.

Các chân màu vàng nhạt, hai bên đốt chậu và các đùi sau không có chấm đen.
Bụng có thể nhìn rõ 9 đốt, hai bên lưng của các đốt 1, 3, 5, 7 có 2 chấm đen.

11


×