Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI đất ĐAI TỈNH THÁI NGUYÊN CHO CÂY HỒ TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.61 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN
Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất
*****

ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
TỈNH THÁI NGUYÊN CHO CÂY HỒ TIÊU

Họ tên: ..............................Hoàng Thị Giang.......................................................
Mã sinh viên:....................DTZ1458501010060..................................................
Lớp:...................................Quản lý Tài nguyên Môi trường K12A...................
Giáo viên hướng dẫn:.......TS. Đỗ Thị Vân Hương.............................................

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
1


Contents

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế-xã
hội, an ninh quốc phòng. Con người sinh ra gắn liều với đất, tồn tại được là nhờ các sản
phẩm từ đất. Đất đai gắn bó với sự tồn tại và phát triển của con người. Từ khi loài người
biết tổ chức quá trình sản xuất thì đất đai trở thành tư liệu, yếu tố sản xuất rất quan trọng
của sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển của xã hội, gắn liền với quá trình mở rộng các hoạt động
công nghiệp, dịch vụ thì đất đai không chỉ dùng để trồng trọt, chăn nuôi mà được sử dụng


ngày càng nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá
nhưng diện tích thì có hạn, không thể sản sinh ra thêm được. Vì vậy quá trình phát triển
kinh tế gắn liền với quá trình chuyển dần diện tích đất đai từ nông nghiệp sang các lĩnh
vực khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, phản ảnh tính quy luật tất yếu của quá trình phát
triển.
Hiện nay do quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, sức ép về sự gia
tăng dân số, tốc độ đô thị hóa ồ ạt, môi trường bị hủy hoại…nên diện tích đất nông
nghiệp đang ngày càng bị suy giảm đặc biệt là đất trồng trọt. Vì vậy việc sử dụng đất
nhằm đạt hiệu quả cao trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường vừa mang tính thời
sự, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với mỗi quốc gia.
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có rất nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp hoặc các cây nông nghiệp lâu năm.
Cây hồ tiêu là loại cây ít được áp dụng tại các tỉnh miền Bắc, trước thực trạng đó, việc
đánh giá đất nhằm xây dựng bản đồ thích nghi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho cây hồ
tiêu là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài “Đánh giá thích nghi đất
đai tỉnh Thái Nguyên cho cây hồ tiêu”.

3


1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
-Mục đích:
+Thực trạng điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu
+Tìm hiểu hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu trên địa bàn nghiên cứu
+Đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng cây hồ tiêu
-Yêu cầu:
+Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên
+Tìm hiểu, nghiên cứu được các yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu
+Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu
+Đề xuất các giải pháp để phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


4


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của phương pháp đánh giá thích hợp đất đai
2.1.1. Khái quát chung về đất đai và đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số
loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã định nghĩa về đánh giá đất đai:
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần
đánh giá với những tính chất đất đai theo yêu cầu của đối tượng sử dụng (FAO,1976)
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan, đất đai được coi là vật mang của hệ sinh
thái. Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định
về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay
đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên
dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú,
những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính
này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất của con người hiện tại và trong
tương lai.
Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả
không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai được sử
dụng trong đánh giá là những tính chất của đất đai mà ta có thể đo lượng hoặc ước lượng
được. Có rất nhiều đặc điểm nhưng đôi khi lựa chọn ra những đặc điểm chính, có ảnh
hưởng trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu.
2.1.2. Các trường phái đánh giá đất đai trên thế giới
Trên thế giới có nhiều trường phái đánh giá đất điển hình như: Liên Xô cũ theo
quan điểm phát sinh do Docuchev là người đại diện; Hoa Kỳ; Canada; Anh…Mỗi
phương pháp có ý nghĩa và thích hợp với điều kiện của từng khu vực, từng quốc gia. Các
phương pháp này đều mang ý nghĩa và mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài
nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp Phương pháp đánh giá đất của Mỹ có tính chất

định lượng cao nhưng chi phí tốn kém. Phương pháp đánh giá đất ở Anh căn cứ quá nhiều
5


đến năng suất cây trồng, tuy nhiên năng suất không chỉ liên quan đến đất đai mà còn liên
quan đến đầu tư vào đất…
Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất của FAO là coi trọng và quan tâm đến
việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất, nhằm xây dựng một nền nông
nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.
2.1.3. Đánh giá đất ở Việt Nam
Đánh giá đất ở Việt Nam được tiến hành từ những năm 1970, nhưng còn nặng tính
chủ quan và thiếu định lượng. Phương pháp nghiên cứu đánh giá đất theo FAO được áp
dụng vào nước ta từ cuối những năm 1980
Một số công trình đánh giá tiêu biểu: Đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của
Nguyễn Khang và cộng sự năm 1993, năm 1995, Nguyễn Công Pho đã đánh giá đất vùng
đồng bằng sông Hồng trên quan điểm sinh thái và sử dụng đất lâu bền theo phương pháp
FAO
2.2. Tình hình nghiên cứu cây hồ tiêu
2.2.1.Đặc điểm thực vật và yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu
a) Nhiệt độ
Là cây công nghiệp nhiệt đới nên cây tiêu chỉ có thể phát triển từ 20 độ vĩ tuyến
Bắc đến 20 độ vĩ tuyến Nam với nhiệt độ trung bình từ 10-35 độ C. Nhiệt độ tối ưu cho
cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt là 18-27 độ C. Nhiệt độ tối thiểu là 10°C, cây tiêu sẽ
ngừng sinh trưởng ở 15°C, nếu sống trong một thời gian quá dài thì cây sẽ héo chết.
b) Ánh sáng
Cây tiêu là cây ưa bóng, thích hợp với ánh sáng tán xạ nhẹ. Ánh sáng tán xạ sẽ
giúp cây sinh trưởng, phát dục và ra hoa, đậu quả của cây. Thông thường có thể lựa chọn
trụ là các loại cây có tán rộng như keo, muồng…để giúp cây có đủ ánh sáng hoặc có thể
trồng những cây có bóng che để tạo môi trường sinh thái hợp lý cho cây.
c) Lượng mưa và độ ẩm

6


Lượng mưa cần thiết để cây tiêu có thể sinh trưởng và phát triển tốt cần được phân
bố đều theo từng thời kì khoảng 1500-2500mm. Độ ẩm không khí cần thiết của cây tiêu
là từ 70-90%, độ ẩm càng cao thì khả năng thụ phấn sẽ cao hơn nhờ vào nuốm nhị được
trương to do có độ ẩm, từ đó mà những hạt phấn sẽ dễ dàng dính chặt vào nuốm nhị.
d) Gió
Cây tiêu không thích hợp với môi trường có nhiều gió, đặc biệt là gió nóng, gió
lạnh hay bão đều có thể làm gãy nhánh tiêu và làm cây chậm phát triển. Để đảm bảo môi
trường lặng gió, giúp cây tiêu phát triển tối đa, cần thiết lập hệ thống đai rừng chắn gió và
kết hợp tạo bóng che để giúp cây tiêu được sống trong môi trường sinh thái hợp lý
e) Đất đai
Cây tiêu thường không kén đất, nó có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau
như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám, đất phù sa, đất sét… tuy nhiên vì bộ rễ yếu,
không thể chịu được ngập úng nên cần đất dễ thoát nước, có độ dốc dưới 5%. Đất có
thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có nhiều mùn, độ pH từ 5-6.5
2.2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới và ở Việt Nam
a) Trên thế giới
-Trên thế giới có khoảng 70 nước trồng hồ tiêu, trong đó Ấn Độ vẫn là vùng trồng
hồ tiêu lớn nhất với 195.000 ha trên toàn lãnh thổ, Indonesia duy trì ổn định ở con số
116.000ha, Việt Nam vừa báo cáo diện tích trồng hồ tiêu đạt 57.000ha với tốc độ tăng dần
theo mỗi năm. Brazil hiện báo cáo có 45.000ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn
35.000ha trong năm 2006, từ năm 2007 đến năm 2015, thống kê chính thức của Brazil
cho con số trồng hồ tiêu là 20.000ha. Sri Lanka tăng diện tích con số đạt 32.470ha vào
năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên của IPC có diện tích trồng hồ tiêu
tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là 16.300ha.
b) Ở Việt Nam
-Hồ tiêu được trồng vào khoảng thế kỷ 17 ở vùng Hà Tiên, Phú Quốc. Việt Nam
đã và đang gia tăng diện tích trồng hồ tiêu từ 36.106ha vào năm 2001 lên đến 57.000ha

7


thu hoạch năm 2015. Hiện nay diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000ha, trong
đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 39,6% diện tích hồ
tiêu của cả nước. Hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu
hàng năm. Trong 11 tháng năm 2015, cả nước xuất khẩu 124.000 tấn hồ tiêu, đạt giá trị
gần 1,2 tỷ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 2,8% về giá trị so với năm 2014.
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-Tài nguyên đấ đai và các điều kiện kinh tế- xã hội liên quan đến sản xuất nông
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
-Các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Đề tài thực hiện trên các loại đất đang sản xuất của tỉnh Thái
Nguyên
-Về thời gian: Thực hiện trong tháng 11/2017
3.3. Nội dung nghiên cứu
-Điều tra nghiên cứu tổng thể các điều liện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan
đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
-Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây hồ tiêu theo phương pháp đánh giá
thích hợp đất theo FAO
-Đề xuất bố trí cây hồ tiêu trên cơ sở sử dụng đất hợp lý của tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tư liệu bản đồ
-Số liệu tính trung bình tháng với một số yếu tố khí hậu: mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc
hơi,… thu thập tại Trạm khí tượng tỉnh Thái Nguyên và các trạm xung quanh.
8



-Các nguồn số liệu, bản đồ có liên quan đến tài nguyên nước, chế độ thủy văn, chế
độ tưới tiêu thu thập tại Sở nông nghiệp của tỉnh,
-Các thông tin đánh giá tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp được thu thập tại Sở Nông nghiệp của tỉnh
3.4.2. Phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo FAO
-Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LMU) bằng cách chồng ghép các
bản đồ đơn tính (trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000. Các bản đồ đơn tính dự kiến sẽ
được sử dụng cho việc chồng ghép các bản đồ: Bản đồ đất, bản đồ thành phần cơ giới,
bản đồ pH, bản đồ tầng dày, bản đồ độ dốc, bản đồ tổng số chất hữu cơ.
-Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai theo phương pháp của FAO hướng dẫn năm
1976. Cấu trúc phân hạng thích hợp đối với các loại hình sử dụng đất (LMU) của FAO
được xác định theo 4 mức của hệ thống phân vị bao gồm: S1-Rất thích hợp, S2-Thích
hợp, S3-Ít thích hợp, N-Không thích hợp
-Kết quả đánh giá thích hợp đất đai được thực hiện chi tiết đến các lớp phụ đề xác
định rõ các yếu tố hạn chế trong mức phân hạng. Khả năng thích hợp của các loại hình sử
dụng (LUT) được xác định trên từng đơn vị bản đồ đất đai (LMU)
-Kết quả đánh giá thích hợp đất đai được thực hiện chi tiết đến các lớp phụ đề xác
định rõ các yếu tố hạn chế trong mức phân hạng. Khả năng thích hợp của các loại hình sử
dụng (LUT) được xác định trên từng đơn vị bản đồ đất đai (LMU)
*Bộ thích hợp- gồm 3 lớp thích hợp:


S1-Thích hợp cao: Đặc tính đất đai không thể hiện những yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể
hiện ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục và không ảnh hưởng đến năng suất của các loại sử

dụng đất. Sản xuất trên các hạng đất này rất dễ dàng, thuận lợi và cho năng suất cao.
• S2- Thích hợp trung bình: Đặc tính đất đai có thể hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ
trung bình có thể khắc phục được ở các biện pháp khoa học kỹ thuật hoặc tăng mức đầu
tư. Sản xuất trên các hạng đất này khó khăn hơ hoặc đầu tư tốn kém hơn S1 nhưng vẫn có

thể cho năng suất khá

9




S3- Ít thích hợp: Đặc tính đất đai đã thể hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn
chế nghiêm trọng khó khắc phục. Sản xuất trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu
tư tốn kém hơn S2 nhưng vẫn có thể cho năng suất và có lãi
*Bộ không thích hợp- gồm 2 lớp:



N1- Không thích hợp hiện tại: Đặc tính đất đai không thích hợp với các loại sử dụng đất
hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên nhiều yếu tố hạn chế đó có thể khắc
phục được bằng các biện pháp cải tạo đất đồng bộ, đầu tư lớn trong tương lai để nâng lên

hạng thích hợp
• N2- Không thích hợp vĩnh viễn: Đặc tính đất đai thể hiện nhiều yếu tố hạn chế nghiêm
trọng, hiện tại không thể khắc phục được và cũng không nên đưa vào sử dụng trong
tương lai vì không có hiệu quả
3.4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ
-Ứng dụng phần mềm Mapinfo và Arcmap trong xây dựng bản đồ
-Các bản đồ đơn tính, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ đánh giá thích hợp đất đai và
bản đồ đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý trong nghiên cứu được xây dựng trên bản đồ
nền địa hình tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:500.000

10



PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý từ 21 0 đến
22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km
về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ;
Phía Nam giáp thị xã Sông Công;
Phía Tây giáp huyện Đại Từ;
Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
Tỉnh có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt
Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội
với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.

11


4.1.2. Địa hình, địa mạo

Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên
Địa hình của tỉnh Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái
Nguyên. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với
kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất
dốc tụ). Khu vực trung tâm tỉnh tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát
úp, càng về phía Tây bắc tỉnh càng có nhiều đồi núi cao.
4.1.3. Khí hậu
Tỉnh Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam,

thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của tỉnh có những nét riêng biệt.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là
39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào
tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố
không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô.
12


Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5
đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả
năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Tỉnh có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung
bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối,
nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế,
lượng mưa ít thời tiết khô hanh.
4.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn tỉnh có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc
Kạn chảy qua tỉnh ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 – 100m. Về
mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.
Sông Công chảy qua địa bàn tỉnh 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc
huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh, vào mùa lũ,
lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có Hồ Núi
Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều
tiết cho mùa khô hạn.
4.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ
1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:
-Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại
đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

-Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong
đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới
nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa –
màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

13


-Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng tổng diện tích tự nhiên,
trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám
feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè,
cây ăn quả, cây trồng hàng năm.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ
và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn
nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 – 90% diện tích đất canh tác.
Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện
tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và
giếng khoan.
c) Tài nguyên rừng
Rừng của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là rừng non, rừng trồng theo chương trình
PAM, 327, nhìn chung trữ lượng thấp, nguồn thu từ kinh tế vườn rừng hầu như không
đáng kể.
4.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội và tình hình sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế
a) Nông nghiệp
-Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh
Thái Nguyên thuộc vùng trung du miền núi, có nhiều loại đất phù hợp với nhiều
loại cây trồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp tuy vẫn tăng hàng năm, năm 2002 là:
1.730.039 triệu đồng, đến năm năm 2011 đã tăng lên: 1526,57 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng

ngành nông-lâm-thuỷ sản có xu hướng giảm dần: năm 1997 tỷ trọng là 35,86% đến năm
2011 là: 21,28%,

14


-Cơ cấu ngành nông nghiệp
Bảng Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (%)

Năm

2000

2005

2007

2010

2011

Ngành trồng trọt

65,45

64,87

62,58

60,11


58,67

Ngành chăn nuôi

31,00

28,16

29,99

31,50

34,20

Ngành dịch vụ

3,55

6,97

7,43

8,39

6,83

b) Công nghiệp
- Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Từ năm

2002 ngành công nghiệp đã có tỷ trọng vượt lên cao nhất trong cơ cấu kinh tế (GDP) của
tỉnh. Những năm gần đây chỉ số phát triển công nghiệp (năm trước =100%) tăng đều như
sau:
- Cơ cấu các ngành tiểu thủ công nghiệp
Ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên phát triển chậm, số làng nghề truyền
thống còn ít, qui mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao động thủ công. Một số nghề có chiều
hướng phát triển như chế biến chè, sản xuất mía đường, chế biến mì, bún bánh và đan
lát... Tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và một số huyện khác.
- Cơ cấu theo hình thức sở hữu ngành công nghiệp
Cơ cấu theo hình thức sở hữu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau: Công
nghiệp TW vẫn chiếm tỷ trọng lớn; công nghiệp quốc doanh địa phương còn nhỏ bé và tỷ
trọng giảm nhiều; công nghiệp ngoài quốc doanh đang có chiều hướng phát triển mạnh;

15


giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp mới chỉ bằng 10,27%
công nghiệp TW.
- 85% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thị
xã Sông Công, huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ. Công nghiệp ở các huyện khác còn nhỏ bé.
- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Từ năm 2001 đến 2011, một số sản phẩm công nghiệp truyền thống chủ yếu của
tỉnh phát triển khá. Năm 20011 sản lượng khai thác than sạch đạt 1318,5 nghìn tấn; thiếc
thỏi 1220,0 tấn; thép cán kéo 823,6 nghìn tấn; nước máy 11,7 triệu m 3; xi măng 1745,6
nghìn tấn; gạch nung 174,1 triệu viên; giấy các loại 25,95 nghìn tấn.
4.2.2. Thực trạng phát triển xã hội
a) Gia tăng dân số
-Số dân: Năm 1997, khi bắt đầu tái lập tỉnh, dân số tỉnh Thái Nguyên có 1.034.112
đến năm 2011 dân số là 1.139.444
-Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số qua các năm: Thực hiện kế hoạch hóa dân số, tốc

độ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Thái Nguyên trong những năm 2000-2004 có chiều
hướng giảm, nhưng hai năm gần đây tỷ lệ lại nhích lên
Bảng Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số tỉnh Thái Nguyên (%)
Năm
2005
2007
2009
2010
2011
Tốc độ gia tăng 1,24
1,15
1,09
0,99
1,07
-Gia tăng cơ học và nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số

2012
1,08

Thái Nguyên là tỉnh đã diễn ra hiện tượng gia tăng cơ học dẫn tới biến động dân
số nổi rõ hơn nhiều tỉnh khác. Là một tỉnh trước đây đất rộng người thưa, có nhiều tài
nguyên, nên từ xa xưa đã thu hút nhiều người dân ở nơi khác đến làm ăn sinh sống
-Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất

16


Sự gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học làm cho Thái Nguyên có lực lượng
lao động bổ sung dồi dào, làm tăng cường trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật để phát
triển kinh tế xã hội

Tuy nhiên sự gia tăng nhanh dân số cũng nảy sinh nhiều vấn đề phải giải quyết
như về lao động và việc làm, giáo dục y tế, môi trường…cũng như liên quan tới vấn đề
chất lượng dân cư
b) Kết cấu dân số
- Kết cấu dân số theo giới tính
Tỷ lệ số dân nam-nữ của tỉnh không biến động nhiều. Trong những năm gần đây tỷ
lệ số dân là nữ đã giảm đi như sau:
Năm 1999: 50, 2%.

Năm 2005: 49,98%.

Năm 2010: 50,71%.

- Kết cấu theo độ tuổi
Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ, điều đó làm cho tỉnh có nguồn lao động bổ sung
khá dồi dào. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1- 4-2009, độ tuổi của dân số tỉnh
Thái Nguyên như sau:
* Dân số có độ tuổi 0-14: 29,6%
* Dân số có độ tuổi 15-59: 63,0%
* Dân số có độ tuổi trên 60: 7,4%
- Kết cấu theo lao động
Theo kết quả điều tra về lao động và việc làm năm 2012. Cơ cấu lao động của tỉnh
Thái Nguyên có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động ngành công nghiệp, dịch
vụ:

17


Bảng Cơ cấu lao động (%)
Ngành

Nông-lâm-ngư nghiệp
Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ

1997
81,33
10,31
8,36

2011
65,43
16,23
18,34

Lao động có chuyên môn kĩ thuật từ sơ cấp trở lên, toàn tỉnh có tỷ lệ bằng 26,37%
tổng lao động (cao hơn một chút so với mức bình quân cả nước 25,5%).
- Kết cấu theo dân tộc
Theo kết quả tổng điều tra dân số 1-4-2009, tỷ lệ kết cấu của các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên như sau: Kinh (75,23%). Sán Chay (2,79%) ;Mường (0,09%); Tày (10,15%) ;
Dao (2,08%); Thái (0,04%); Nùng (5,22%); Mông (0,46%); Ngái (0,04%); Sán dìu
(3,57%); Hoa (0,24%)
- Ảnh hưởng của kết cấu dân số
Kết cấu độ tuổi và kết cấu lao động cho thấy tỉnh Thái Nguyên có lực lượng lao động
bổ sung dồi dào và phần lớn là lao động ở nông thôn, do đó sự chuyển đổi cơ cấu lao động
của tỉnh, đòi hỏi phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho nguồn lao động bổ sung từ nông thôn
để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ.
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc nên đã trở thành nơi hội tụ nền văn hoá
phong phú, đa dạng của nhiều dân tộc. Đặc điểm kết cấu dân tộc trên đã được quán triệt
trong quá trình hoạch định và chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhằm
vừa làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi và vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá của từng

dân tộc.
c) Phân bố dân cư
- Mật độ dân số

18


Tỉnh Thái Nguyên có mật độ dân số trung bình lớn hơn so với các tỉnh miền núi
phía Bắc nước ta. Kể từ khi tái lập tỉnh, mật độ trung bình đã tăng đều hàng năm như
sau:
Bảng Mật độ dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên (ng/km2)
Năm
Mật độ

1997
292

1998
296

1999
299

2000
301

2004
310

2006

319

2011
325

Dân cư phân bố không đều, ở các vùng núi mật độ dân cư thấp, trong khi đó ở vùng
đồng bằng, đô thị mật độ dân cư cao hơn. Năm 2011, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là
325 ng/km2, nơi có mật độ dân số trung bình cao nhất là thành phố Thái Nguyên (1.545
ng/km2), thấp nhất là huyện Võ Nhai (78 ng/km2).
- Các loại hình cư trú chính
Thái Nguyên tồn tại 2 loại hình quần cư đó là quần cư nông thôn và quần cư thành
thị. Theo kết quả tổng điều tra dân số 1-4-1999, tỷ lệ dân nông thôn của Thái Nguyên
78,2%, thành thị là 21,8%. Những năm gần đây, cùng với xu hướng đô thị hoá, tỷ lệ số
dân thành thị cũng đã tăng cao hơn, năm 2011 tỷ lệ số dân thành thị đã là 28,3 %, nông
thôn là 71,7 %.
Loại hình quần cư nông thôn xuất hiện từ xa xưa và phân tán theo không gian. Ở
các làng bản vùng núi, dân cư thưa thớt, người dân hoạt động nông, lâm nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi, nghề rừng) là chủ yếu.
Loại hình quần cư thành thị thường tập trung dọc các trục đường, các đầu mối giao
thông lớn, các thị tứ, thị trấn, thị xã và thành phố; ở những nơi trên, mật độ dân cư tập
trung cao, hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu (công nghiệp, thương mại, dịch vụ...).
d) Tình hình phát triển giáo dục, văn hoá, y tế
- Giáo dục

19


Năm học 2010-2011 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 209 trường mầm non,
huy động 57.740 trẻ mẫu giáo ra lớp. 441 trường phổ thông trong đó có 226 trường tiểu
học với 81.151 học sinh; Trung học cơ sở 178 trường với 59.668 học sinh; 31 trường

THPT với 37.237 học sinh.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước, đứng thứ 3
sau TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 8 trường đại học, 13
trường cao đẳng và 7 trường trung cấp chuyên nghiệp.
- Văn hoá
Tỷ lệ hộ nghèo giảm như sau: năm 2005 (26,85%), năm 2006 (23,74%), năm
2011 (16,69 %).
Hiện toàn tỉnh có 3 nhà văn hoá thông tin cấp tỉnh, 9 nhà văn hoá thông tin cấp
huyện và 1.135 nhà văn hoá cấp cơ sở tại 46,1% số làng, bản, khối phố trong tỉnh. Trên
địa bàn tỉnh hiện có 3 Bảo tàng: Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Lực
lượng vũ trang Việt Bắc-Quân khu I, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Nhà trưng bầy ATK
Định Hoá.
Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều đã có điểm “Bưu điện văn hoá”. Báo chí được
chuyển phát đến ngay trong ngày. Hiện nay 100% các xã trong tỉnh đã được phủ sóng
phát thanh- truyền hình.
- Y tế
Tính đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 541 cơ sở y tế với 4371 giường bệnh cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân (Trong đó có 21 bệnh
viện y tế, 26 phòng khám đa khoa khu vực, 181 trạm y tế xã phường). Trên địa bàn tỉnh
còn có hệ thống y tế quân đội gồm Bệnh viện 91 và các bệnh xá ở các đơn vị.

20


Về chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ: đến nay tính trên 1 vạn dân đã có 38,0 giường
bệnh, 10,8 bác sỹ; phần lớn trạm y tế xã, phường đều đã có bác sỹ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng còn 17,3%.
e) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
-Giao thông: có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL3, QL1B và QL37) và
tuyến đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên trở thành

đầu mối vận chuyển hàng hóa, vật tư quan trọng đối với tỉnh và vùng trung du miền núi
Bắc Bộ. Bên cạnh đó còn có tuyến đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên vận chuyển hàng hóa
và khách quan trọng
-Hệ thống cấp nước sạch: Tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân đạt 95%, nguồn
nước sahcj được lấy từ các giếng khoan, nước từ hồ Núi Cốc.
-Năng lượng: tỉnh Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220, 110KV khá phát triển.
Nguồn cung cấp điện cho toàn tỉnh do điện lực Thái Nguyên quản lý là nguồn điện lưới
quốc gia, lấy từ các tuyến Thái Nguyên- Tuyên Quang, Thái Nguyên-Bắc Giang, với hệ
thống đường dây cao thế 110KV, 220KV thông qua đường hạ thế 35KV-12KV6KV/380V/220V
-Bưu chính viễn thông: Cùng với sự phát triển chung của tỉnh về mọi mặt kinh tếxã hội, cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng, dưa
thêm nhiều dịch vụ mới vào khai thác, chất lượng phục vụ được nâng lên, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội.
4.2.2. Nguồn tài nguyên đất đai tỉnh Thái Nguyên
-Là tỉnh miền núi có trên 75% diện tích đất tự nhiên có độ dốc cao trên từ 8-25°,
song diện tích đất đã được sử dụng với tỷ lệ cao 95,37% so với tỷ lệ chung vùng Đông
Bắc là 90,03%, so với của cả nước là 90,44%. Nếu không tính diện tích sông suối thì diện
tích đã đưa vào sử dụng của toàn tỉnh năm 2013 có tỷ lệ cao hơn khoảng 93,65%.

21


-Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất tự nhiên 83,07%, tỷ lệ chung
của cả vùng là 81,84%, của cả nước là 79,24%. Trong đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp
chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,29% (tỷ lệ chung của vùng Đông Bắc là 79,04%. Đất rừng
sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất trong đất lâm nghiệp với 61,84%. Với cơ cấu sử dụng đất
như vậy cho thấy tiềm năng về sử dụng đất đai được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp đã
được khai thác tương đối triệt để, phù hợp với điều kiện địa hình tự nhiên và đặc điểm
kinh tế- xã hội của tỉnh
-Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao so với diện tích tự nhiên chiếm 12,3%,
của vùng Đông Bắc là 8,19%, của cả nước là 11,2%

-Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ thấp với 4,63%, của vùng Đông Bắc là
9,97%, của cả nước là 9,56%. Đất bằng chưa sử dụng chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích tự
nhiên với 0,41%, của cả vùng là 0,65%.
-Tuy nhiên, đất trồng cây lâu năm khác (có hiệu quả kinh tế thấp) chiếm phần lớn
trong đất trồng cây lâu năm. Trong đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất khu
công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp với 14,16%, trong khi quy hoạch phát triển tiềm năng về
loại đất này còn khá lớn. Mặc dù đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích đất tự
nhiên song phần lớn diện tích loại đất này chưa được khai thác hiệu quả, do đó nếu được
đầu tư, cải tạo tốt sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn cho mục đích nông, lâm nghiệp.
4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bảng Yêu cầu sử dụng đối với cây hồ tiêu
Chất lượng và đặc điểm đất đai
1) Nhiệt độ không khí (°C)
2) Tổng lượng mưa năm (mm)

S1
>22-24
>2000

S2
>20-22
1800-2000

N
<18
<1600

75-80


S3
18-20
>16001800
>80-85

3) Độ ẩm không khí trung bình

<75

năm (%)
4) Số tháng khô hạn/năm (tháng)
5) Đặc điểm về đất

<3

3-4

>3-4

>4

>85

22


-Loại đất

Fk, Fu, Ft,
Fj, Fs, Fp

Fa, Fq
Đất khác

<8
8-20
20-25
>25
-Độ dốc địa hình (°)
-Độ dày tầng đất mịn (cm)
>100
>100
70-100
<70
-Kết von, đá lẫn (%)
CK1
CK2(CK3)
CK4
CK5
-Thành phần cơ giới
C
d
b, e
a, g
6) Ngập úng
Không
không
không
Mức khác
-Cây hồ tiêu có nhiệt độ bình quân năm từ 20 độ trở lên, nếu nhiệt độ thấp hơn 18°
cây sẽ không thích nghi được và không cho năng suất. Nhiệt độ thích hợp để cây hồ tiêu

cho năng suất cao nhất là từ 22-24°C
-Hồ tiêu không phải là loài cây chịu nước tuy nhiên lượng nước vẫn cần được
cung cấp đủ để cây sinh trưởng trong giai đoạn phát triển của quả, nếu được tưới đầy đủ
năng suất sẽ cao. Tổng lượng mưa hàng năm cần thiết >2000mm
-Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất đỏ vàng, độ pH từ 5-6,5. Nên tránh nơi đất
quá xấu, đá ong hóa, tầng đất quá nông, đất quá chua và không thoát nước
-Cây hồ tiêu thường thích hợp ở những địa hình bằng, độ dốc không được vượt
quá 25%. Đồng thời độ dày tầng đất mụn cũng phải lớn, tầng dày cho năng suất cao nhất
phải >100cm
a) Loại đất
Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của đất. Loại đất
chứa hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại đất còn cho ta khái niệm ban đầu
về khả năng sử dụng với mức độ tốt xấu tương đối.
Các loại đất thích hợp cho phát triển cây hồ tiêu được chia thành 4 mức độ:





Mức độ rất thích hợp (S1): Fk, Fu, Ft, Fd
Mức độ thích hợp trung bình (S2): Fj, Fs, Fp
Mức độ ít thích hợp (S3): Fa, Fq
Không thích hợp (N): Các loại đất khác
Các tổ hợp đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Loại đất
23


Ký hiệu FAO-UNESCO
FLdy

Dystric Fluvisols
FLgl
PLdy
AChl
ANhl

Gleyic Fluvisols
Plinthi Distric
Haplin Acrisols
Haplic Andosols

FRr
LVx
ACfe

Rhodic Ferrasols
Chromic Luvisols
Ferralic Acrisols

ACsk
FRhu
FRpt
GLdy

Skeletic Acrisols
Humic Ferrasols
Plinthic Ferrasols
Dystric Gleysols

Việt Nam

Đất phù sa được bồi chua
Đất phù sa không được bồi thường xuyên, chua
Đất phù sa glây
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Đất đen trên tuf và tro núi lửa
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan
Đất nâu đỏ trên macma bazo và trung tính
Đất đỏ nâu trên đá vôi
Đất đỏ vàng trên đá sét
Đất đỏ vàng trên đá macma axit
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
Đất vàng nhạt trên đá cát
Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazo trung tính
Đất đỏ vàng trên đá sét
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

b) Thành phần cơ giới
Đất ở tỉnh Thái Nguyên được hình thành từ qá trình bồi tụ và biến đổi phù sa, tạo
nên các vùng đất có thành phần cơ giới khác nhau. Thành phần cơ giới có mối liên quan
chặt chẽ tới các yêu cầu sinh lý, sinh hóa của cây trồng, ảnh hưởng tới việc áp dụng các
công thức luân canh khác nhau. Đồng thời thành phần cơ giới cũng ảnh hưởng đến tính
thấm nước, độ xốp, lượng khí trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất.
c) Độ pH
Độ pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng đồ
của ion H+ và OH- có trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu không xử lý, điều chỉnh pH trước khi bón phân thì
cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, hay nói cách khác là lãng phí phân bón. Độ
pH thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu là từ 5-6,5.

d) Độ dốc

24


Độ dốc đặc trưng cho địa hình đồi núi, tác động đến xói mòn, phá hủy môi trường,
địa hình, độ dốc tương đối có ảnh hưởng khá quan trọng đến độ canh tác như làm đất,
tưới tiêu, khả năng giữ nước và tính chất khác của đất…Độ dốc cũng liên quan đến việc
bố trí cây trồng một cách phù hợp
Độ dốc thích hợp với cây hồ tiêu:





Rất thích hợp (S1): <8°
Thích hợp trung bình (S2): 8-20°
Ít thích hợp (S3): 20-25°
Không thích hợp (N): >25°
e) Tầng dày
Độ dày tầng đất là môi trường dự trữ chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất, thể hiện
khả năng phát triển sản xuất của đất đai. Liên quan đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của
bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo thành năng suất của
cây; đặc biệt là những loại cây rau màu. Độ dày tầng mùn thích hợp nhất cho cây hồ tiêu
là >100cm, tối thiểu độ dày tầng mùn phải trên 70cm
g) OM (Hàm lượng chất hữu cơ tổng số)
Hàm lượng chất hữu cơ (OM) là phần quý giá nhất của đất, là dấu hiệu cơ bản làm
đất khác đá mẹ. Khối lượng và tính chất của OM tác động mạnh mẽ đến các quá trình
hình thành đất, quyết định đến nhiều tính chất vật lý, hóa học, sinh học và độ phì nhiêu
của đất. OM ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất ở các khía cạnh: xúc tiến phong hóa

sinh học đối với khoáng, hình thành phẫu diện đất, điều hóa chế độ nước, nhiệt, phát triển
độ phì đất…OM không chỉ là kho thức ăn cho cây trồng, mà có điều tiết nhiều tính chất
của đất theo hướng tốt, ảnh hưởng đến việc làm đất và sức sản xuất của đất
4.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

25


×