Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO sát một số yếu tố môi TRƯỜNG AO NUÔI tôm CÀNG XANH THÂM (marobrachium rosenbergii) CANH TRONG AO đất ở bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRỊNH VĂN CHIẾT

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI
TÔM CÀNG XANH THÂM (Marobrachium rosenbergii)
CANH TRONG AO ĐẤT Ở BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRỊNH VĂN CHIẾT

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI
TÔM CÀNG XANH THÂM (Marobrachium rosenbergii)
CANH TRONG AO ĐẤT Ở BẠC LIÊU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. DƯƠNG NHỰT LONG
Ths. ĐẶNG HỮU TÂM

2009



Lời Cảm Tạ
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm đã tận
tình chỉ dẫn và khuyên bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước
Ngọt cùng tất cả các thầy cô Khoa Thủy Sản đã ân cần chỉ dạy tôi trong quá
trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả cán bộ của sở khoa học và công nghệ tỉnh Bạc Liêu, phòng
Nông Nghiệp, hội Nông Dân của huyện Vĩnh Lợi và Giá Rai cùng tất cả bà
con nông dân đã cùng tham gia mô hình, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tại huyện Vĩnh Lợi và Giá Rai.
Cảm ơn các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K31 và Nuôi Trồng Thủy Sản K31
đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, anh chị em và những người thân
trong gia đình đã ủng hộ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát một số yếu tố môi trường ao nuôi tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) thâm canh trong ao ở Bạc Liêu” được tiến hành
nuôi thực nghiệm ở 4 ao thuộc hai huyện Vĩnh Lợi và Giá Rai tỉnh Bạc Liêu,
mỗi huyện 2 ao. Diện tích bình quân mỗi ao là 3.000 m2. Thả tôm càng xanh
giống post 15 với chiều dài 1,2 cm và trọng lượng 0,01 g/con. Mật độ thả nuôi
40 post/m2. Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (24-36% CP) và thức
ăn tươi sống (ốc bươu vàng, cá tạp,…). Thức ăn từ tháng thứ 2 trở đi gồm thứ
2 trở đi cho tôm ăn kết hợp thức ăn viên và thức ăn tươi sống (ốc bươu vàng,
cá tạp) với tỉ lệ 3:7.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về môi trường như nhiệt độ (300C 330C), độ trong (20 – 40 cm), pH (7- 7,5), ammonia (0,0 - 1,0 ppm), P-PO43(0,1- 0,25 ppm), H2S (0,0- 0,01 ppm), N-NO2- (0,0- 1,0 ppm), hàm lượng
oxygen (4,0- 5,5 ppm) và các loại thức ăn tự nhiên (động thực vật phiêu sinh)
trong ao nuôi thích hợp cho sự phát triển của tôm càng xanh nuôi trong ao đất.
Sau 3,5 tháng nuôi, trọng lượng bình quân của tôm nuôi của các ao 1, 2, 3 và 4
là 29,7 g/con, 26,0 g/con, 34,95 g/con và 35,4 g/con.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ....................................................................................................... i
Tóm tắt........................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh sách bảng ..............................................................................................vi
Danh sách hình ............................................................................................. vii
Chương I Giới thiệu ........................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2
1.3 Nội dung của đề tài.................................................................................... 2
Chương II Lược khảo tài liệu .......................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh ....................................................... 3
2.1.1 Phân loại ......................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố ........................................................................................... 3
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh ........................................................... 4
2.1.4 Hình thái và giới tính ....................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ...................................................................... 5
2.1.6 Chu kỳ lột xác ................................................................................. 6
2.1.7 Đặc điểm sinh sản ........................................................................... 6
2.1.8 Đặc điểm dinh dưỡng ...................................................................... 6
2.1.9 Đặc điểm môi trường sống .............................................................. 7

2.1.9.1 Nhiệt độ .................................................................................. 7
2.1.9.2 pH ........................................................................................... 7
2.1.9.3 Độ trong .................................................................................. 7
2.1.9.4 Oxy hòa tan trong nước ........................................................... 7
2.1.9.5 Tổng đạm Ammonia Nitrogen ................................................. 8
2.1.9.6 H2S ......................................................................................... 8
2.1.9.7 Ánh sáng ................................................................................. 8
2.1.9.8 Nồng độ muối ......................................................................... 8

iii


2.1.9.9 Phiêu sinh vật .......................................................................... 8
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước và trên thế giới ......................... 8
2.2.1 Trên thế giới .................................................................................... 8
2.2.2 Ở Việt Nam ..................................................................................... 9
Chương III Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 12
3.1 Diện tích ao nuôi ..................................................................................... 12
3.2 Thời gian và địa điểm .............................................................................. 12
3.2.1 Thời gian ....................................................................................... 12
3.2.1 Địa điẻm........................................................................................ 12
3.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 13
3.4.1 Mật độ thả ..................................................................................... 13
3.4.2 Nguồn giống.................................................................................. 14
3.4.3 Biện pháp kỹ thuật áp dụng ........................................................... 14
3.4.3.1 Chuận bị hệ thống ao nuôi ..................................................... 14
3.4.3.2 Quản lí hệ thống ao nuôi ....................................................... 15
3.4.4 Thu hoạch ..................................................................................... 16
3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 16

3.5.1 Mẫu nước ...................................................................................... 16
3.5.1.1 Mẫu thủy lý hóa .................................................................... 16
3.5.1.2 Mẫu thủy sinh vật.................................................................. 17
3.5.2 Mẫu tôm ........................................................................................ 18
3.6 Đánh giá hiệu quả của mô hình................................................................ 18
3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................ 19
Chương IV Kết quả và thảo luận ................................................................... 20
4.1 Đặc điểm môi trường nước trong mô hình nuôi ....................................... 20
4.1.1 Yếu tố thủy lý hóa trong mô hình nuôi .......................................... 20
4.1.1.1 Nhiệt độ (t0C) ........................................................................ 20
4.1.1.2 Độ trong (cm)........................................................................ 21

iv


4.1.1.3 pH nước ................................................................................ 22
4.1.1.4 Oxy hòa tan (DO).................................................................. 22
4.1.1.5 Ammonia (N-NH4+) .............................................................. 23
4.1.1.6 Lân (P-PO43-) ........................................................................ 24
4.1.1.7 Hydrogen sulfur (H2S) .......................................................... 24
4.1.1.8 Nitrate (N-NO2-).................................................................... 25
4.1.2 Thức ăn tự nhiên trong mô hình nuôi tôm thâm canh ..................... 25
4.1.2.1 Thực vật phiêu sinh ............................................................... 25
4.1.2.1 Động vật phiêu sinh .............................................................. 28
4.2 Tăng trưởng của tôm càng xanh nuôi trong mô hình thâm canh ............... 29
Chương V Kết luận và đề xuất ...................................................................... 32
5.1 Kết luận ................................................................................................... 32
5.2 Đề xuất .................................................................................................... 32
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 33
Phụ lục .......................................................................................................... 35


v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác
nhau (ở nhiệt độ 280C) (Sandifer và Smith, 1985) ........................................... 6
Bảng 2.2 Kết quả phân loại tôm sau thu hoạch ở Long An ............................ 10
Bảng 2.3 Kết quả phân loại tôm sau thu hoạch ở Bến Tre.............................. 11
Bảng 2.4 Kết quả phân loại tôm sau thu hoạch ở Hồng Dân – Bạc Liêu ........ 11
Bảng 3.1 Tính khẩu phần ăn dựa vào trọng lượng cơ thể tôm (thức ăn công
nghiệp) .......................................................................................................... 15
Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý hóa trong mô hình nuôi ..................................... 20
Bảng 4.2 Tăng trọng của tôm nuôi qua các đợt thu mẫu ................................ 29
Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của tôm .................................................... 30

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vòng đời tôm càng xanh ................................................................... 4
Hình 3.1 Tôm post trước khi thả tại ao 3 của hộ Nguyễn Thanh Tùng ........... 13
Hình 3.2 Công tác cải tạo ao của nông dân huyện Giá Rai ............................. 14
Hình 4.1 Biến động độ trong của nước qua các đợt khảo sát .......................... 21
Hình 4.2 Sự biến động của hàm lượng P-PO43- qua các lần khảo sát .............. 24
Hình 4.3 Biến động thành phần loài phiêu sinh thực vật qua các đợt khảo sát25
Hình 4.4 Biến động số lượng phiêu sinh thực vật trong các ao nuôi............... 27
Hình 4.5 Biến động thành phần giống loài Zooplankton ở các ao nuôi .......... 28
Hình 4.6 Biến động số lượng phiêu sinh động vật trong các ao nuôi .............. 29
Hình 4.7 Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi .................................................... 30


.........................................................................................................................

vii


Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
ĐBSCL được đánh giá là vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam với hơn 1 triệu hec-ta diện tích mặt nước ngọt và lợ, diện tích nuôi
trồng chiếm khỏang 60 %. Năm 2003, ĐBSCL sản xuất khoảng 0,67 triệu
tấn thủy sản, chiếm 64,6 % sản lượng thủy sản nuôi cả nước và hơn 55%
tổng giá trị xuất khẩu (Bộ Thủy sản, 2004). Trong những năm gần đây nghề
nuôi trồng thủy sản nước ngọt rất phát triển với những đối tượng nuôi như:
cá tra, ba sa, cá lóc, tôm càng xanh…đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất
nước, góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Trong đó tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là đối tượng nuôi không kém phần
quan trọng trong việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi.
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những loài tôm
nước ngọt có kích thước lớn nhất, chất lượng thịt ngon, là mặt hàng xuất
khẩu, được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Do đó nghề nuôi tôm
càng xanh cũng được quan tâm và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới
như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mĩ, Ấn Độ… Đặc biệt, từ năm 1977
khi quy trình sản xuất giống nhân tạo tôm càng xanh của Ling thành công,
cung cấp giống cho ngành nuôi thì nghề nuôi tôm càng xanh ngày càng phát
triển với các loại hình: nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm trên ruộng lúa,
nuôi tôm trong ao đất…
Theo FAO (2002) tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt hơn
119.000 tấn, trị giá 410 triệu USD vào năm 2000. Trong đó sản lượng tôm

nuôi chiếm 72%, châu Á là khu vực sản xuất lớn chiếm 95% tổng sản lượng
tôm trên thế giới.
Nghề nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam có từ rất lâu nhưng kĩ thuật đơn giản,
năng suất thấp (phần lớn dựa vào nguồn giống tự nhiên). Trong những năm
gần đây do việc khai thác quá mức nên sản lượng tôm càng xanh tự nhiên
giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó hiệu quả từ tôm càng xanh khá cao cho nên
người nuôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi đối tượng này với nhiều hình thức khác
nhau như: quảng canh, bán thâm canh, thâm canh trong ao đất, mương vườn,
ruộng lúa, đăng quầng. Trong đó dẫn đầu là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long với hơn 6.000 ha nuôi. Trong năm 2000 sản lượng đạt khoảng 1.400
tấn (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2000).

1


Trên thực tế, các hoạt động khảo sát và nghiên cứu về tôm cành xanh trong
các loại hình đã được triển khai thực hiện từ những năm 1980 trên khắp các
địa phương vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bởi Khoa Thủy Sản, Đại Học
Cần Thơ, viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II. Qua thực nghiệm tại
Cần Thơ, An Giang với mô hình kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng
lúa. Năm 2003, mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất thực
hiện tại Mộc Hóa tỉnh Long An trên cơ sở hợp tác giữa Bộ môn nước ngọt Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ với sở khoa học và công nghệ tỉnh Long
An, kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả mang lại đã góp phần cải thiện đáng
kể đời sống của các nông hộ trong vùng.
Xuất phát từ thực tế, lợi thế về tiềm năng diện tích mặt nước thuận lợi cho
nghề nuôi thủy sản ở Bạc Liêu. Trên cơ sở khai thác hợp lí tiềm năng và diện
tích mặt nước hiện có cùng với những phù hợp về mùa vụ (vụ nước lợ nuôi
tôm sú, vụ nước ngọt nuôi tôm càng xanh), góp phần cũng cố cơ sở lí luận,
xây dựng hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất,
nhằm cải thiện thu nhập người dân trong vùng là vấn đề thật sự cần thiết và

có ý nghĩa.
Được sự cho phép của bộ môn kĩ thuật nuôi thủy sản nước ngọt Khoa Thủy
Sản – Đại Học Cần Thơ đề tài: “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) thâm canh trong ao đất ở Vĩnh Lợi và Giá Rai
tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện nhằm mục tiêu:
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm xác định việc nuôi tôm càng xanh thâm canh
trong ao đất ở Bạc Liêu là phù hợp. Góp phần đa dạng hóa vật nuôi.
1.3 Nội dung của đề tài
• Theo dõi một số yếu tố thủy lý hóa và thủy sinh vật trong mô
hình nuôi.
• Khảo sát tốc độ tăng trưởng của tôm càng xanh nuôi trong mô
hình.

2


Chương II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1

Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh

2.1.1 Phân loại
Năm 1897, tôm càng xanh được De Man mô tả và đặt tên khoa học là
Macrobrachium rosenbergii và được L.B. Holthius tái xác định tên này vào
năm 1955 với vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea

Lớp phụ: Malacostraca
Bộ:Decapoda
Bộ phụ: Natant
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Họ phụ: Palaemoniae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii

2.1.2 Phân bố
Trong tự nhiên tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở các vùng nước ngọt và lợ,
tập trung ở khu hệ Thái Bình Dương. Theo New và Singholka (1990) tôm
càng xanh hiện diện khắp ở vùng Nam và Đông Nam châu Á, Bắc Đại Tây
Dương và các đảo phía Tây Thái Bình Dương. Chúng sống hầu hết các thủy
vực nước ngọt nội địa và vùng cửa sông ven biển (trích dẫn bởi Vũ Ngọc Út,
2002).
Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là
vùng nước ngọt và lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Thanh
Phương, 1999).
Giai đoạn ấu trùng tôm đòi hỏi môi trường nước lợ 10-18‰, Còn giai đoạn
Postlarvae đến trưởng thành chúng sống ở môi trường nước ngọt (Trương
Quang Trí, 1990).

2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
3


Trưởng
thành


Nước ngọt
(1 năm)

Giao vỹ và sinh sản
Giống

Trứng

Nước lợ
(1-2 tháng)

Ấu trùng Stage I

Postlarva
Ấu trùng Stage II

Hình 2.1 Vòng đời tôm càng xanh
Theo Ling S.W và Omerica A.B (1962); Nguyễn Thanh Phương (2003),
vòng đời tôm càng xanh được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng và tôm trưởng thành. Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở
vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao hồ…. Cũng chính nơi này sẽ xảy ra quá
trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng. Nhưng khi ôm trứng chúng có
xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18o/oo, ở đó ấu trùng được nở ra và sống trôi
nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai đoạn biến thái, ấu trùng
(Nauplii) biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này tôm con di cư về
vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây. Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm
vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra
vùng nước lợ có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục

2.1.4 Hình thái và giới tính

Tôm càng xanh có thể phân biệt với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu
sắc. Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng 2 bên, tôm trưởng thành có
màu xanh, ở thân có khoang đậm khoang lợt.
Cơ thể tôm càng xanh chia làm 2 phần chính: phần đầu ngực và phần thân.
Tận cùng phần đầu ngực là chủy. Chủy ở phía trên có từ 11-16 răng trên
chủy và phía dưới có 10-15 răng dưới chủy. Dưới vỏ đầu ngực có 5 đôi chân
bò, đôi thứ 2 phát triển thành đôi càng. Phần thân gồm 6 đốt và đuôi (telson).
Vỏ của đốt thứ 2 trùm lên vỏ đốt 1 và đốt 3; đây cũng là điểm khác biệt so
4


với các loài tôm biển, với các đốt vỏ trước trùm lên vỏ sau. Phía dưới các đốt
bụng là 5 chân bơi và tận cùng là chân đuôi hình phiến dẹp.
Dựa vào hình thái ngoài có thể phân biệt được tôm càng xanh đực và cái dễ
dàng. Ở tôm trưởng thành, tôm đực thường có kích thước lớn hơn con cái
cùng tuổi. Đầu ngực tôm đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với con cái.
Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài, thô và to hơn. Tôm đực trưởng thành
thường có đôi càng màu xanh dương đậm. Các gốc chân ngực của tôm đực
cũng được xếp khít nhau hơn so với tôm cái, cạnh đốt gốc của đôi chân ngực
thứ 5 có 2 lỗ sinh dục đực. Ngoài ra, tôm đực còn có nhánh phụ đực nằm kế
nhánh trong của chân bụng thứ hai và điểm cứng ở giữa mặt bụng của đốt
bụng thứ nhất.
Tôm cái thường có kích thước nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực và đôi
càng thon nhỏ. 3 tấm bụng đầu tiên ở tôm cái rộng và dài tạo thành khoang
bụng làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này khi tôm
tham gia sinh sản lần đầu tiên và đây chính là đặc điểm quan trọng của tôm
cái. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở phần ức, ngay gốc đôi chân ngực thứ 3,
có dạng tam giác. Trên các đốt giữa của các chân bơi còn có nhiều lông tơ
hình thành ở thời kỳ lột xác tiền giao vĩ có tác dụng cho trứng bám vào
(Nguyễn Thanh Phương, 2003)

Buồng trứng của con cái nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày
và gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua
giáp đầu ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng
nối từ buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa
tinh ở đốt gốc của chân ngực thứ ba (Nguyễn Thanh Phương, 2003)

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cũng như các loài giáp khác, tôm càng xanh sinh trưởng không liên tục, kích
thước tăng nhanh sau mỗi chu lột xác. Trong giai đoạn từ tôm bột đến đạt
kích cỡ 35-50g/con sự sinh trưởng của tôm đực và tôm cái tương đương
nhau, sau đó chúng khác nhau rõ theo giới tính. Tôm đực sinh trưởng nhanh
hơn tôm cái và đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi.
Sau 4-5 tháng nuôi tôm có thể đạt trọng lượng 40-50g/con (Nguyễn Thanh
Phương, 2001).
Theo báo cáo của Ling (1969) về tỷ lệ tăng trưởng tôm nuôi thực nghiệm ở
Penang, Malaysia; tôm thả nuôi trong ao đạt được chiều dài từ 2,5-15,5 cm
và trọng lượng 110g trong 7 tháng. Ông Brick (1977) mô tả tốc độ phát triển
của tôm càng xanh trong một ao nuôi thương phẩm ở Hawaii thì thả 2-3 lần

5


trong một năm thì thu hoạch đều đặn hàng tuần, sản lượng đạt 4 tấn/ha mỗi
năm.
Theo báo cáo của Ling (1969) sự phát triển của tôm đực và tôm cái là tương
đương nhau. Sau khi đạt chiều dài 18 cm và trọng lượng 60g thì tốc độ tăng
trưởng của tôm cái giảm lại. Có trường hợp tôm phát triển vượt qua 22 cm
và đạt trọng lượng 120g. Tôm đực thì giữ sự phát triển đạt đến 200g mỗi
con.


2.1.6 Chu kỳ lột xác
Chu kỳ lột xác (thời gian giữa hai lần lột xác) phù thuộc vào kích cỡ, tình
trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống. Tôm nhỏ
chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn, chu kỳ lột xác của tôm được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (ở
nhiệt độ 280C) (Sandifer và Smith, 1985)
Trọng lượng (g/con)
2-5
6-10
11-15
16-20
21-25
26-35
36-60

Chu kỳ lột xác (ngày)
9
13
17
18
20
22
22-24

2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Tôm càng xanh thành thục quanh năm nhưng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
có hai mùa vụ sinh sản chính: khoảng tháng 4-6 và tháng 8-10. Tôm cái
thành thục lần đầu khoảng 90-115 ngày kể từ tôm bột và trọng lượng có thể
đạt 30-40g. Tuy nhiên kích cỡ tôm thành thục còn phụ thuộc rất nhiều vào

yếu tố môi trường và thức ăn.
Tùy thuộc vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần
tham gia sinh sản, sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000-50.000
trứng. Trung bình sức sinh sản tương đối của tôm khoảng 500-1.000 trứng/g
trọng lượng tôm. Tuy nhiên, tôm nuôi trong ao hồ sức sinh sản của chúng có
thể thấp hơn, trung bình khoảng 300-600 trứng/g trọng lượng. Tôm cái có
thể tái phát dục và đẻ lại sau 16-45 ngày hay có thể chỉ sau 7 ngày, tùy
trường hợp chúng có thể tái phát dục và đẻ lại 5-6 lần (Nguyễn Thanh
Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) .
6


2.1.8 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm càng xanh được ghép vào loại động vật đáy. Sống ở tầng đáy và ăn đáy,
là loài ăn tạp thiên về động vật. Hàm lượng đạm tối ưu cho nuôi tôm từ 2735%. Nhu cầu đạm của tôm thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển. Ngoài
nhu cầu về đạm tôm còn có nhu cầu một số các chất khác như: chất béo 67,5%, chất bột đường (tôm càng xanh có khả năng sử dụng tốt các chất bột
đường), vitamin và khoáng chất (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2004).

2.1.9 Đặc điểm môi trường sống
2.1.9.1 Nhiệt độ
Biên độ nhiệt thích hợp từ 18-340C, nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng và
phát triển của tôm càng xanh là 26-310C, ngoài khoảng nhiệt độ này tôm sẽ
sinh trưởng chậm và không lột xác được (Nguyễn Thanh Phương và Đỗ Thị
Thanh Hương, 1994). Nhiệt độ dưới 140C hoặc trên 400C kéo dài tôm sẽ chết
hàng loạt (Phạm Trang và Phạm Báu, 2001). Theo Boyd (1998), sinh vật
sống trong môi trường nước ấm tốt nhất từ 25-300C, nhưng khi nhiệt độ thay
đổi đột ngột 3-40C sẽ gây sốc, thậm chí chết sinh vật.
2.1.9.2 pH
Tôm càng xanh sống chủ yếu trong các thủy vực có pH từ 6,5-8,5, nếu pH >

9 tôm sẽ chết (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2001). Ngoài khoảng pH này,
tôm càng xanh hoạt động kém, nếu pH dưới 5 tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ,
mang đổi màu và sau 6 giờ tôm sẽ chết (Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2003). Theo Reddy và ctv (2000), pH thích hợp cho tôm càng xanh từ 7,58,0 nhưng khoảng pH biến động giữa sáng và chiều phải nhỏ hơn 1.
2.1.9.3 Độ trong
Độ trong của ao chịu ảnh hưởng của chất lượng nước cấp, sự phát triển của
tảo và vật chất lơ lửng trong nước. Cần hạn chế hàm lượng vật chất lơ lững
có trong môi trường ao nuôi, vì nó ảnh hưởng đến sự quang hợp của tảo và
sự hô hấp của tôm. Độ trong thích hợp cho ao nuôi tôm càng xanh là 2540cm và thích hợp nhất là 30-35cm (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2002)
2.1.9.4 Oxy hòa tan trong nước
Lượng oxy hòa tan trong nước cần phải lớn hơn 4 mg/L để tôm phát triển
bình thường (Nguyễn Thanh Phương và Đỗ Thị Thanh Hương, 1994). Theo
Reddy và ctv (2000), hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp cho tôm

7


càng xanh là 3-15 mg/L, nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở mức dưới
1 mg/L tôm sẽ nổi đầu và 0,7 mg/L tôm sẽ bắt đầu chết.
Tuy nhiên, theo Glude (1978), cho rằng ngưỡng oxy của tôm càng xanh là
4,65 mg/L ở 330C; 2,9 mg/L ở 280C và 2,08 mg/L ở 230C.
2.1.9.5 Tổng đạm Ammonia Nitrogen
Tôm càng xanh có thể chịu đựng được nồng độ amonia tổng số đến 1 mg/L
mà không bị stress, nhưng độ độc của NH3 sẽ tăng khi pH trong nước tăng
(Alston và Sampaio, 2000). Ở pH 8,5; 9 và 9,5 tương ứng trong ao ương tôm
không nên > 2 mg/L; 1 mg/L và 0,5 mg/L (Boyd và Zimmerman, 2000).
2.1.9.6 H2S
H2S là khí cực độc đối với thủy sinh vật, H2S được hình thành trong quá
trình phân hủy chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh trong điều kiện yếm khí. Độ
độc của H2S phụ thuộc vào pH, khi pH tăng độ độc của H2S giảm và ngược

lại. Nồng độ H2S thích hợp cho nuôi tôm càng xanh là dưới 0,01 mg/L
(Boyd, 1998).
2.1.9.7 Ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp nhất là 400 lux, nếu cao hơn sẽ ức chế hoạt
động của tôm vào ban ngày, tôm càng xanh có tính hướng quang vào ban
đêm nên thường tích cực bắt mồi ở tầng mặt vào ban đêm nếu có ánh sáng
kích thích. Tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ (Nguyễn Viết
Thắng, 1995).
2.1.9.8 Nồng độ muối
Nồng độ muối cũng là một giới hạn sinh thái cơ bản của tôm càng xanh.
Theo Nguyễn Việt Thắng (1995), độ mặn 5‰ được xem là an toàn với tôm
ấu niên (3-5 cm), ở độ mặn 18‰ là giới hạn an toàn đối với tôm trưởng
thành. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), khả năng chịu đựng độ
mặn của tôm còn tùy thuộc vào nhiệt độ của nước, ở độ mặn 2-5‰ tôm lớn
tương đối nhanh hơn so với ở 0‰ và nhanh hơn nhiều so với độ mặn 15‰.
Trong nuôi tôm, độ mặn tốt nhất là không quá 10‰.
2.1.9.9 Phiêu sinh vật
Phiêu sinh vật có lợi trong ao nuôi tôm như: sử dụng chất dinh dưỡng thừa,
làm giam cường độ ánh sánh trong ao, tạo ra oxy, ổn định nhiệt độ, là mắc
xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn và cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho
tôm bột sau khi thả (Chanratchakool và ctv, 1993).

8


Chất lượng nước trong ao bị chi phối rất lớn bởi sự phong phú của phiêu
sinh thực vật và sự cân bằng giữa quá trình quang hợp và hô hấp của chúng.

2.2


Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước và trên thế giới

2.2.1 Trên thế giới
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất
trong các loài tôm nước ngọt, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao
được nhiều người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng. Năm 1977 với sự thành
công trong hoạt động nghiên cứu và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật sinh sản
nhân tạo, đã thúc đẩy nghề nuôi tôm càng xanh thương phẩm phát triển
nhanh ở nhiều nước như: Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Israel, Ấn
Độ, Malaysia và Bangladesh (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Các hình thức nuôi tôm càng xanh hiện nay cũng rất đa dạng từ: quảng canh,
quảng canh cải tiến ở mương vườn, ruộng lúa hoặc hình thức đăng, chắn lưới
ở vùng ven sông, vùng ngập nước ở các ruộng đồng đến các hình thức nuôi
bán thâm canh và thâm canh với mật độ cao trong điều kiện ao đất hoặc bể
ximăng. Tùy theo hình thức và mô hình nuôi, năng suất tôm càng xanh đạt
được trong một chu kỳ nuôi hoàn toàn khác nhau.
+
Thái Lan: Tôm càng xanh nuôi trong điều kiện ruộng lúa bằng giống
nhân tạo với kích thước 4,5-4,8 cm, mật độ 1,25 con/m2, năng suất thu hoạch
370 kg/ha (Janssen, 1998). Trong điều kiện nuôi thâm canh ở ao đất, năng
suất 6-8 tấn/ha.
+
Bangladesh: Với hình thức nuôi kết hợp trồng lúa luân canh năng suất
tôm bình quân 250-450 kg/ha (Haroonm,1998).
+
Malaysia: Năng suất nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 10
2
Pl/m . Sau 5,5 tháng, tỷ lệ sống 32,4%, năng suất đạt 979 kg/ha. Trong
trường hợp mật độ thả 20 Pl/m2, sau 5 tháng nuôi, năng suất thu được
2,287kg/ha (Ang, 1970).

+
Đài Loan: Với mô hình nuôi thâm canh trong ao đất, năng suất bình
quân đạt được là 2,5-3 tấn/ha (Haroonm,1998).
+

Mỹ: Năng suất bình quân tôm càng xanh nuôi thâm canh trong bể
ximăng đạt được dao động từ 4,5-4,8 tấn/ha (Haroonm,1998).

2.2.2 Ở Việt Nam
Các nghiên cứu ở nước ta về nuôi tôm càng xanh mương vườn, ruộng lúa và
ao đất có từ năm 1990. Trường Đại Học Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long,
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu đã thực nghiệm một số mô hình
9


nuôi tôm càng xanh trong ao, mương vườn và ruộng lúa…Các nghiên cứu
cho thấy năng suất biến động khá lớn theo mô hình và theo vùng nuôi. Năng
suất từ 600 – 1.000 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm trong ao và 280 -300 kg/ha/vụ
đối với nuôi tôm trong ruộng lúa.

Năm 2000, mô hình nuôi tôm càng xanh chuyên canh trong ao đất ở
Nông trường quốc doanh Sông Hậu – Cần Thơ đạt năng suất giao động từ
600 – 1.000 kg/ha (Trần Ngọc Hải và ctv, 2002), ngược lại với mô hình tôm
càng xanh luân canh trong ruộng lúa, năng suất biến động từ 600 – 900 kg/ha
tại Cần Thơ (Trần Ngọc Hải và ctv, 2002) và 1.000 – 1.200 kg/ha tại An
Giang (sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2003).

Ở An Giang, năm 2004, nuôi tôm mùa lũ theo mô hình chân ruộng,
đăng quầng, cồn bãi ven sông bằng nguồn giống nhân tạo với thức ăn là ốc
bươu vàng đạt năng suất 1,2 tấn/ha (Nguyễn Hữu Nam, 2005).


Ở Vĩnh Long, nuôi tôm càng xanh trong ao đất với mật độ 8 – 10 tôm
giống/m2 cho ăn thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống kết hợp, sau 6
tháng nuôi đạt năng suất trung bình 794 – 967,7 kg/ha, tỉ lệ sống 37,3 và
27,4% (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2004).

Năm 2003, mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại
huyện Mộc Hóa tỉnh Long An, mật độ 40 ấu trùng/m2 cho ăn thức ăn công
nghiệp và thức ăn tươi sống. Sau 6 tháng nuôi, năng suất đạt 3.250 kg/ha, tỉ
lệ sống 13,9%, lợi nhuận cho 1 hộ sau 1 chu kỳ nuôi 6 tháng đạt 115.000.000
đồng/ha (Dương Nhựt Long và ctv, 2003). Với kết quả phân loại như sau:
Bảng 2.2 Tỉ lệ phân loại tôm sau thu hoạch ở Long An
Nông hộ
Loại
Loại 1
Loại 2
Loại 3 (xô)
Loại 4 (Trấu)

Lê Quốc Tuấn
25%
50%
25%

Nguyễn Công Bình

25%
50%
25%



Năm 2006, ở Bến Tre, mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao
đất được thực hiện tại bốn huyện Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu
Thành. Sau 6 tháng nuôi năng suất đạt bình quân 1.740 kg/ha, tỉ lệ sống đạt
bình quân 17,42% (Nguyễn Thị Ri, 2006).

10


Bảng 2.3 Tỉ lệ phân loại tôm sau thu hoạch ở Bến Tre
Nông hộ
Loại
Loại 1
Loại 2
Loại 3 (xô)
Loại 4 (Trấu)
Loại 5 (Bầu)

Chợ Lách

Mỏ cày

Giồng Trôm

7%
43%
50%

17%
17%

50%
17%

4%
40%
56%

Châu
Thành
3%
4%
29%
29%
36%


Năm 2008, ở Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong
ao đất được thực hiện tại huyện Hồng Dân bước đầu cho kết quả khả quan.
Sau 6 tháng nuôi năng suất đạt bình quân 3.120 kg/ha, tỉ lệ sống đạt bình
quân 13,71%. Trong 3 ao thực nghiệm ao của hộ Nguyễn Thị Hiểu đạt năng
suất 2.8tấn/ha, lợi nhuận 73.076.000 đồng/ha. Ao của hộ Nguyễn Văn Hữu
đạt năng suất 3.66 tấn/ha lợi nhuận 36.633.333 đồng/ha. Ao của hộ Lê Văn
Nam đạt năng suất 2.9 tấn/ha, lợi nhuận 44.154.000 đồng/ha (Nguyễn Hiền
Phú Thịnh, 2008).
Bảng 2.4 Tỉ lệ phân loại tôm sau thu hoạch ở Hồng Dân – Bạc Liêu
Nông hộ
Loại
Loại 1
Loại 2
Loại 3 (xô)

Loại 4 (Trấu)
Loại 5 (Bầu)

Nguyễn Văn
Hữu
5%
76%
22%
7%

11

Lê Văn Nam

Nguyễn Thị Hiểu

29%
60%
11%
0%

2%
56%
38%
4%


Chương III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1


Thông tin ao nuôi

Ao

Hộ

Diện tích (m2)

1

Nguyễn Thị Tuyết

4,000

Huyện Vĩnh Lợi

2

Nguyễn Văn Hoàng

3,000

Huyện Vĩnh Lợi

3

Nguyễn Thanh Tùng

3,000


Huyện Giá Rai

4

Đặng Hoàng Tuấn

3,000

Huyện Giá Rai

3.2

Địa chỉ

Thời gian và địa điểm

3.2.1 Thời gian
Thời gian nuôi tôm 06 tháng, thời gian theo dõi mô hình 3 tháng (từ tháng
03/2009 đến tháng 06/2009).
3.3

Vật liệu nghiên cứu

Các nguồn vật liệu, vật tư được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
– Công trình ao nuôi gồm 4 ao: 2 ao tại huyện Vĩnh Lợi và 2 ao tại
huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu. Với diện tích trung bình mỗi ao
khoảng 3.000 m2.
– Vôi nông nghiệp (CaCO3).
– Rễ cây thuốc cá.

– Formol.
– Tôm giống.
– Thức ăn công nghiệp cho tôm, thức ăn tươi sống (ốc bươu vàng,
cá tạp).
– Máy bơm nước.
– Máy quạt nước.
– Sàng cho ăn.
– Dụng cụ thu mẫu:

12


+ Dụng cụ thu thủy lý – hóa: nhiệt kế, đĩa Seechi, bộ test tại chỗ
Sera.
+ Dụng cụ thu thủy sinh: lưới thu phiêu sinh động vật, thực vật, xô
nhựa, chai nhựa 1 lít, chai sành 110ml, bọc nilong, dây thung.
– Dụng cụ phân tích mẫu: kính hiển vi, buồng đếm Sedgwick
Rafter, cân điện tử, thước đo.
– Dụng cụ thu mẫu tôm và thu hoạch tôm: chài và lưới kéo.
3.4

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Mật độ thả
– Đối tượng: tôm càng xanh (post 15).
– Mật độ thả 40 post/m2.

Hình 3.1 Tôm post trước khi thả tại ao 3 của hộ Nguyễn Thanh Tùng

13



3.4.2 Nguồn giống
Giống được cung cấp từ cơ sở sản xuất giống tại thành phố Cần Thơ, tôm có
kích thước dao động 1-1,2 cm/con, tôm khỏe, đồng cỡ, màu sắc trong sáng,
không bị dị tật dị hình.
3.4.3 Biện pháp kỹ thuật áp dụng
3.4.3.1 Chuẩn bị hệ thống ao nuôi
• Dọn dẹp, làm cỏ xung quanh bờ ao.
• Tát cạn ao nuôi, diệt cá tạp, cá dữ và các loại địch hại khác.
• Sên vét lớp bùn đáy (với ao cũ) còn khoảng 20 - 25cm.
• Bón vôi bột trong và quanh ao với liều lượng khoảng 10 - 15kg/100
m2.
• Phơi khô ao nuôi 3-5 ngày.
• Đăng lưới: đăng lưới xung quanh bờ ao tôm nhằm hạn chế địch hại và
mầm bệnh.
• Chất chà trong ao tôm: làm nơi trú ẩn cho tôm, hạn chế quá trình ăn
lẫn nhau của tôm. Chà được chất đều trong đáy ao, chất chà chiếm
diện tỉ lệ từ 25-35% diện tích ao.
• Lọc nước vào hệ thống nuôi ở mức nước thấp nhất từ 0,8-1,0 m. Bón
phân vô cơ DAP để gây màu nước với liều lượng 2-3 kg/1.000 m2 .
• Sau một tháng ương từ từ nâng nước lên khoảng 1,8-2,0 m.

Hình 3.2 Công tác cải tạo ao của nông dân huyện Giá Rai

14


3.4.3.2 Quản lí hệ thống ao nuôi
Thức ăn

Thức ăn công nghiệp dành cho tôm càng xanh với kích cỡ viên thức ăn
1,5mm hoặc 2mm hoặc kích cỡ 2,5mm (có hàm lượng protein dao động từ
24-26%) và thức ăn tươi sống (ốc bươu vàng, cá tạp) được cung cấp để sử
dụng cho hệ thống nuôi với khẩu phần ăn dao động 6-15% trọng lượng
thân/ngày (tính theo trọng lượng khô), lượng thức ăn cung cấp cho tôm nuôi
sẽ được điều chỉnh theo sự tăng trọng của tôm trong quá trình nuôi.
Tháng đầu, tôm còn nhỏ chỉ ăn bằng thức ăn công nghiệp với khẩu phần là
30% trọng lượng thân. Tôm được cho ăn 4 lần trong ngày.
Từ tháng thứ hai trở đi cho tôm ăn thức ăn công nghiệp với thức ăn tươi
sống, với tỉ lệ 35% thức ăn viên công nghiệp và 65% thức ăn tươi sống được
tính như sau: 3kg cá tươi tương đương 1 kg thức ăn viên, 8kg ốc cả vỏ tương
đương 1kg thức ăn viên.
Cho tôm ăn bằng cách rãi thức ăn xung quanh bờ ao và trong sàng ăn để
kiểm tra thức ăn.
Bảng 3.1 Tính khẩu phần ăn dựa vào trọng lượng cơ thể tôm (thức ăn công
nghiệp)
Trọng lượng tôm bình quân Lượng thức ăn gram (% trọng lượng cơ
(g/con)
thể)
2,5 – 3,0

6.5

4,0 – 5,0

5,5

6,0 – 9,0

4,2 – 4,5


10 – 13

3,7 – 4,0

14 – 20

3,0 – 3,5

21 – 27

2,5 – 2,7

28 – 34

1,7 – 2,0

35 – 40

1,0 – 1,4

15


Quản lý ao nuôi
Mỗi ngày các yếu tố thủy lý về chất lượng nước ao nuôi như nhiệt độ, pH và
độ trong của nước sẽ được theo dõi, quan sát nhằm kịp thời phát hiện những
biểu hiện không tốt đối với tôm trong mô hình.
Thay nước theo định kỳ, hoặc khi nước trong ao có biểu hiện bị ô nhiễm làm
ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Từ tháng thứ hai chạy quạt nước mỗi ngày từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng.Và
những lúc tôm có biểu hiện nổi đầu do thiếu oxy…
Xử lí formol khi nước ao bị dơ, tảo tàn, tôm bị đóng rong, khó lột vỏ.
Chất lượng nước trong ao nuôi sẽ được thu mẫu, phân tích mỗi tháng 2 lần
và đánh giá điều kiện về chất lượng nước với các yếu tố về hóa học như:
nhiệt độ, DO, N-NH4+, P-PO43, NO2, H2S cùng với tăng trưởng của tôm nuôi
trong hệ thống (trọng lượng, sự phân đàn) làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu về
tăng trọng ngày (g/ngày), cơ cấu quần đàn tôm nuôi, tỉ lệ đực cái trong ao.
3.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
3.4.4 Mẫu nước
3.4.4.1 Mẫu thủy lý hóa
Các yếu tố thủy lý, thủy hóa được kiểm tra định kỳ thu mẫu mỗi tháng 2 lần.
• Độ trong đo bằng đĩa Secchi.
• Nhiệt độ nước đo bằng nhiệt kế.
• Các chỉ tiêu pH, NO2-, N-NH4+, DO, P-PO43-, H2S được test tại chỗ
bằng bộ test Sera theo phương pháp so màu bằng mắt thường.

16


×