Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

PHÂN TÍCH tồn lưu THUỐC TRỪ sâu DICHLORVOS TRONG NGUYÊN LIỆU cá TRA BẰNG hệ THỐNG sắc ký KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.85 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN MINH TRUNG

PHÂN TÍCH TỒN LƯU THUỐC TRỪ SÂU DICHLORVOS
TRONG NGUYÊN LIỆU CÁ TRA BẰNG HỆ THỐNG
SẮC KÝ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2011

i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Trần Minh Phú đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực hiện. Ghi lòng biết ơn đến thầy cố vấn học tập Vương Thanh Tùng đã hết
lòng giúp đỡ em trong khoảng thời gian thầy khỏe mạnh.
Chân thành cảm ơn đến thầy cô giảng dạy bộ môn Dinh Dưỡng và Chế
Biến Thủy Sản đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích. Cảm ơn đến
anh Nguyễn Thanh Phong và anh Nguyễn Văn Toàn cán bộ phòng thí nghiệm
đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện các thao tác thực nghiệm trong phòng thí
nghiệm cũng như ngoài môi trường nuôi cá để em có thể hoàn thành tốt đề tài.
Cám ơn cha mẹ và gia đình đã quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề
tài này.
Gởi lời cảm ơn và chúc thành công đến tất cả các bạn lớp Chế Biến


Thủy Sản K33, những người luôn giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Minh Trung

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ phân tích tồn lưu Dichlorvos trong sản phẩm thủy sản bằng hệ
thống sắc ký khí ” được thực hiện nhằm mục đích xác định thời gian tồn lưu
của Dichlorvos trong cá tra. Đề tài gồm hai thí nghiệm chính: (1) tối ưu hóa hệ
thống sắc ký khí (GC-ECD) cho phân tích Dichlorvos trong sản phẩm cá tra.
(2) xác định thời gian tồn lưu Dichlorvos trong nuôi cá tra giống. Cá được gây
nhiễm hai lần gồm hai nồng độ Dichlorvos gây nhiễm: 0,25 ppm và 0,5 ppm
với 9 mức thời gian thu mẫu: trước khi gây nhiễm T0, sau gây nhiễm lần 1: 6
giờ (T1), 72 giờ (T2). Sau gây nhiễm lần 2: 6 giờ (T3), 72 giờ (T4), 7 ngày (T5),
15 ngày (T6), 30 ngày (T7), 60 ngày (T8). Kết quả phân tích cho thấy:
Đối với mẫu cá dùng Acetonitril chiết tách cho hiệu suất thu hồi cao.
Mẫu cá xay nhỏ thêm 5 ml Acetonitril (vortex, lắc ngang, ly tâm) thu được
dịch chiết lần 1 cho vào ống Falcon 50 ml, thêm 5 ml Acetonitril vào xác thịt
còn lại (vortex, lắc ngang, ly tâm) thu dịch chiết cho vào ống Falcon ban đầu,
tiếp theo thêm vào ống Falcon trên 5 ml chloroform, 5 ml H2O (vortex) hút lấy
lớp dưới cho vào bình cầu 100 ml đem cô quay ở 45oC, hòa nguyên bằng 1 ml
n-hexan (vortex), lọc qua đầu col 0,2 µm, hút 1 µl phân tích GC.
Đối với mẫu nước dùng Ethyl acetate chiết tách cho hiệu suất cao. Lấy
50 ml mẫu nước đã được lọc quá giấy lọc thêm 2 ml diethylen glycol, 5 ml
Ethyl acetate, 5 ml chloroform (lắc đều) thu lấy dịch trong phía dưới cho vào

bình cầu 100 ml, thêm tiếp vào mẫu nước 5 ml ethyl acetate và 5 ml
chloroform (vortex) thu lấy dịch trong phía dưới cho vào bình cầu ban đầu,
đem cô quay ở 45oC, hoàn nguyên bằng 1 ml n-hexan (vortex), lọc qua đầu col
0,2µm, hút 1 µl phân tích GC.
Ở thí nghiệm (2) nồng độ Dichlorvos tìm thấy trong cơ thịt cá và mẫu
nước khi gây nhiễm ở tất cả các nghiệm thức đều giảm xuống sau 7 ngày gây
nhiễm. Sau 30 ngày gây nhiễm thì nồng độ Dichlorvos giảm dưới mức phát
hiện của hệ thống sắc ký khí (GC-ECD).
Bể 1
Bể 2
Bể 3
Bể 1
Bể 2
(0,25 ppm) (0,25 ppm) (0,25 ppm) (0,5 ppm) (0,5 ppm)
Nồng độ đầu cho mẫu cá
178,2 ppb
164 ppb
185,9 ppb
233 ppb
248,1 ppb
Nồng đồ cuối cho mẫu cá
Nồng độ đầu cho mẫu nước
1430,4 ppb 1317,7 ppb 1237,8 ppb 1737,4 ppb 1720 ppb
Nồng độ cuối cho mẫu nước


iii

Bể 3
(0,5 ppm)
222,1 ppb
1550,4 ppb


CÁC TỪ VIẾT TẮT
GC

Gas chromatography

ECD

Electron capture detector

ppb

Parts per billion

ppm
ng

m

Parts per million
Nanogram
Micrometer

HPLC

High pressure Liquid chromatography

MS

Mass spectrometry

LC-MS

Liquid chromatography- Mass spectrometry

EU

Thị trường Châu Âu

BTS

Bộ Thủy Sản

ACN

Acetonitrile


DEG

Diethylene glycol

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Liều lượng gây chết 50 % tổng số vật thí nghiệm (LD50)................ 7
Bảng 2.2 Thời gian tồn lưu của trichlorfon trên quả ổi (2001) ........................ 8
Bảng 4.3 Diện tích peak của Dichlorvos khi chạy sắc ký khí với dung dịch
chuẩn ở nồng độ 50 ppb theo các chu trình nhiệt độ. .....................................34
Bảng 4.4 Hiệu suất thu hồi giữa 2 hệ thống làm khô dung dịch chuẩn. ..........35
Bảng 4.5 Hiệu suất thu hồi của 3 quy trình chiết tách mẫu cá. .......................36
Bảng 4.6 Hiệu suất thu hồi của 3 quy trình chiết tách mẫu nước....................37
Bảng 4.7 Giới hạn phát hiện trên mẫu ...........................................................41
Bảng 4.8 Lượng oxy trong nước trong 7 ngày đầu và các ngày thu mẫu. .......42
Bảng 4.9 PH môi trường trong 7 ngày đầu và các ngày thu mẫu....................43
Bảng 4.10 Nhiệt độ môi trường trong 7 ngày đầu và các ngày thu mẫu. ........43

v


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Hệ thống sắc ký khí (GC) ...............................................................11
Hình 2.2: Cấu tạo của đầu dò ECD................................................................12
Hình 3.3:Quy trình chiết tách mẫu cá 1 .........................................................21
Hình 3.4:Quy trình chiết tách mẫu cá 2 .........................................................22
Hình 3.5:Quy trình chiết tách mẫu cá 3 ........................................................24

Hình 3.6:Quy trình chiết tách mẫu nước 1 .....................................................26
Hình 3.7: Quy trình chiết tách mẫu nước 2 ....................................................28
Hình 3.8 Quy trình chiết tách mẫu nước 3 .....................................................29
Hình 3.9 Tiến trình thu mẫu cá thí nghiệm ....................................................32
Hình 4.10 Đồ thị diện tích peak ở các chu trình nhiệt độ khác nhau...............34
Hình 4.11 Đồ thị thể hiện hiệu suất thu hồi giữa thổi khô khí nitơ và cô quay.
......................................................................................................................35
Hình 4.12 Đồ thị thể hiện hiệu suất thu hồi của 3 quy trình chiết tách mẫu cá.
......................................................................................................................36
Hình 4.13 Đồ thị thể hiện hiệu suất thu hồi của 3 quy trình chiết tách mẫu
nước ..............................................................................................................37
Hình 4.14: Đồ thị đường chuẩn cho mẫu cá...................................................38
Hình 4.15: Đồ thị đường chuẩn cho mẫu nước ..............................................39
Hình 4.16 Đồ thị thể hiện sự tồn lưu của Dichlorvos trên mẫu cá theo thời gian
thí nghiệm .....................................................................................................40
Hình 4.17 Đồ thị thể hiện sự tồn lưu của Dichlorvos trong mẫu nước theo thời
gian thí nghiệm..............................................................................................41

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i
TÓM TẮT.................................................................................................... iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................... vii
Chương 1 ....................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

1.1 Giới thiệu.............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 1
1.3 Nội dung thực hiện................................................................................ 1
1.4 Thời gian thực hiện. .............................................................................. 1
Chương 2 ....................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................... 2
2.1 Tìm hiểu về Trichlorfon ........................................................................ 2
2.1.1 Sơ lược về Trichlorfon ................................................................... 2
2.1.2 Tình hình sử dụng Trichlorfon........................................................ 3
2.1.3 Ứng dụng và tác hại........................................................................ 5
2.2 Mức độ tồn lưu của Trichlorfon ............................................................ 8
2.3 Các phương pháp xác định dư lượng Trichlorfon và Dichlorvos ........... 8
2.3.1 Sử dụng phương pháp HPLC phân tích trichlorfon và Dichlorvos
trong nước biển ở Nauy (Samuelsen, 1987)............................................. 8
2.3.2 Nghiên cứu xác định trichlorfon trên bắp cải, sử dụng HPLC-UV
xúc tác oxy hóa bằng benzidine (Hai-zhen Zhu et al, 2008)..................... 8
2.3.3 Xác định dư lượng trichlorfon trên quả ổi bằng phương pháp sắc ký
lỏng cao áp HPLC (Barkat Ali Khan et al., 2009).................................... 9
2.3.4 Xác định dư lượng Trichlorfon ở tôm bằng phương pháp Sắc ký khí
sử dụng đầu dò nito-phospho (Ngoh and Cullison, 1996). ....................... 9
2.4 Một số qui định của các quốc gia về việc cấm sử dụng một số loại thuốc
và hoá chất.................................................................................................10
2.5 Sắc ký khí ............................................................................................11
2.5.1 Các bộ phận của hệ thống sắc ký khí .............................................11
2.5.2 Nguyên lý hoạt động .....................................................................11
2.5.3 Đầu dò bắt điện tử (ECD - electron capture detector).....................12
Chương 3 ......................................................................................................15
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................15
3.1 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................15
3.1.1 Địa điểm........................................................................................15

3.1.2 Nguyên vật liệu .............................................................................15
3.1.3 Thiết bị dụng cụ: ...........................................................................15
3.1.4 Hóa chất:.......................................................................................15
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................16
3.2.1 Thí nghiệm 1: Tối ưu hóa hệ thống sắc ký khí sử dụng đầu dò bắt
giữ điện tử (GC-ECD) và các chu trình nhiệt khác nhau.........................16

vii


3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát các quy trình chiết tách Dichlorvos trong cá
tra và mẫu nước bằng sắc ký khí sử dụng đầu dò bắt giữ điện tử ............19
3.2.4 Thí nghiệm 4: Xây dựng phương trình đường chuẩn Dichlorvos cho
mẫu cá và mẫu nước...............................................................................30
3.2.5 Thí nghiệm 5: Thí nghiệm xác định thời gian tồn lưu của Dichlorvos
trong cá tra và mẫu nước. .......................................................................31
3.3 Xử lý số liệu ........................................................................................33
Chương 4 ......................................................................................................34
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................34
4.1 Tối ưu hóa hệ thống sắc ký khí ............................................................34
4.2 Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi khi làm khô dung dịch chiết tách bằng
hệ thống cô quay và thổi khí Nitơ ..............................................................35
4.3 Khảo sát các các quy trình chiết tách Dichlorvos trong cá tra và trong
nước bằng sắc kí khí ghép với đầu dò bắt giữ điện tử (GC-ECD)...............36
4.3.1 Trên mẫu cá:..................................................................................36
4.3.2 Trên mẫu nước ..............................................................................37
4.4 Xây dựng phương trình đường chuẩn...................................................38
4.4.1 Mẫu cá ..........................................................................................38
4.4.2 Mẫu nước ......................................................................................39
4.5 Thí nghiệm xác định thời gian tồn lưu của Dichlorvos trong cá tra và

mẫu nước...................................................................................................40
4.6 Giới hạn định lượng LOQ ....................................................................41
4.7 So sánh LOD giữa các phương pháp xác định Dichlorvos....................41
4.8 Yếu tố môi trường................................................................................42
4.8.1 Ôxy ...............................................................................................42
4.8.2 PH môi trường...............................................................................43
4.8.3 Nhiệt độ môi trường nước .............................................................43
Chương 5 ......................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..........................................................................44
5.1 Kết luận ...............................................................................................44
5.2 Đề xuất ................................................................................................45
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................46
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................52

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam là một trong bốn nước xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới,
đặc biệt là các mặt hàng cá da trơn điển hình là cá tra chiếm một tỷ trọng khá
lớn, đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước, tạo việc làm cho nhiều người dân.
Sản lượng cá tra năm 2010 đạt 1,2 triêu tấn. Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi
có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước mang lại thu nhập cao cho
người nuôi cũng như nhà chế biến. Tuy nhiên trong nhiều năm qua để gia tăng
sản lượng việc nuôi mật độ cao không theo quy hoạch đã dẫn đến việc khó
kiểm soát lượng thức ăn trong ao nuôi làm cho môi trường nuớc bị ô nhiễm,
dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại khá lớn cho người nuôi. Khi đó, vấn đề thuốc

bảo vệ thực vật để phòng và trị bệnh trở nên cần thiết và quan trọng.
Trichlorfon là một loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục
những hóa chất kháng sinh được Bộ thủy sản cấm sử dụng theo Quyết định số
07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản. Bên
cạnh đó, thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn vì những rào cản về kỷ thuật
và an toàn thực phẩm. Mặt khác, khi hòa tan trong nước sự chuyển hóa
Trichlorfon thành Dichlorvos xảy ra (Hofer, 1981). Vì vậy việc xác định tồn
lưu Dichlorvos trong sản phẩm thủy sản là một yêu cầu cấp thiết hiện nay
nhằm để đảm bảo yêu cầu chất lượng thủy sản xuất khẩu và sức khỏe cho con
người. Từ thực tế đó, đề tài “ Phân tích tồn lưu Dichlorvos trong sản phẩm
thủy sản bằng phương pháp sắc ký khí” được thực hiện tại phòng thí
nghiệm bộ môn dinh dưỡng và chế biến thủy sản.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm xác định thời gian tồn lưu Dichlorvos trên cá tra. Xây dựng
phương pháp phân tích xác định thời gian tồn lưu của Dichlorvos trên cá tra
bằng sắc ký khí trong điều kiện phòng thí nghiệm bộ môn Dinh dưỡng và Chế
biến thủy sản.
1.3 Nội dung thực hiện
Tối ưu hóa các thông số của hệ thống sắc ký khí.
So sánh các phương pháp chiết tách Dichlorvos trên mẫu cá tra, mẫu nước.
Xác định thời gian tồn lưu của Dichlorvos trong cá tra và mẫu nước.
1.4 Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2011 đến tháng 07/2011.

1


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tìm hiểu về Trichlorfon
2.1.1 Sơ lược về Trichlorfon

Trichlorfon là một trong số những hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng
trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số
15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn). Giới hạn phát hiện trên thủy sản là 0,7 ppb theo tiêu
chuẩn ngành số 28TCN 195:2004 của trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm
Thành phố Hồ Chí Minh (ban hành theo quyết định số 429/QĐ-BNN-QLCL
ngày 25/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2.1.1.1 Trichlorfon là gì?
Trichlorfon là thuốc trừ sâu lân hữu cơ được sử dụng để diệt gián, dế,
rệp, bọ chét, bò bới, ruồi, bọ ve, và rầy lá, diệt ký sinh trùng trong thủy sản.
Dùng trong cây trồng, rau quả.
2.1.1.2 Công thức cấu tạo của Trichlorfon

Công thức 2.1: Công thức cấu tạo thuốc trừ sâu Trichlorfon
Tên hóa học: Dimethyl-2,2,2-trichloro-hydroxyethylphosphonate
Công thức phân tử: C4H8Cl3O4P
Khối lượng phân tử: 257.436 g/mol.
Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật một khi đã tích tụ trong thủy sản thì
các biện pháp xử lí trong quá trình chế biến và bảo quản đều không thể loại
được. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ bị tích tụ dần dư lượng hóa chất
bảo vệ thực vật qua chuỗi thức ăn dẫn đến đột biến nguy hiểm cho sức khỏe.
Chúng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây kích thích thần kinh,

2


co thắt khí quản, khó thở, run, co giật, ảnh hưởng đến tim, chóng mặt, buồn
nôn, sưng cơ bắp, có thể dẫn đến hôn mê và gây chết.
2.1.1.3 Công thức cấu tạo của Dichlorvos


Công thức 2.2: Công thức cấu tạo thuốc trừ sâu Dichlorvos
Tên hóa học: 2,2-dichlorovinyl dimethyl phosphate
Công thức phân tử: C4H7Cl2O4P
Khối lượng phân tử: 220.98g/mol
Dichlorvos là chất chuyển hóa từ trichlorofon dạng chất lỏng không màu đến
hổ phách với một mùi hóa chất nhẹ.
Tên thương mại: Dipterex, Apavap, Benfos, Cekusan, Cypona,
Derriban, Derribante, Devikol, Didivane, Duo-Kill, Duravos, Elastrel, FlyBate, Fly-Die, Fly-Fighter, Herkol, Marvex, No-dịch hại, Prentox, Vaponite,
Vapona, Verdican, Verdipor, và Verdisol.
Độ hòa tan trong nước:10.00mg/L
Độ hòa tan trong dung môi khác: dichloromethane, 2-propanol, toluene,
ethanol, chloroform, acetone.
Áp suất hơi: 290 mPa ở 200C.
EPA đã phân loại Dichlorvos thuộc lớp độc tính I - có độc tính cao, bởi
vì nó có thể gây ung thư với nồng độ rất nhỏ.
(Nguồn />2.1.1.4 Sự chuyển hóa từ Trichlorfon thành dichlorvos
Trong nước Trichlorfon chuyển hóa thành Dichlorvos (O, O-dimethyl-2
,2-dichlorovinyl phosphate) giải phóng HCl làm thay đổi PH môi trường, nhiệt
độ tại 13,5 oC trong khoảng thời gian từ 1-4 giờ khẳng định rằng 90% sản
phẩm sinh ra từ Trichlorfon là Dichlorvos. (Hofer, 1981).
2.1.2 Tình hình sử dụng Trichlorfon
2.1.2.1 Tình hình sử dụng Trichlorfon trên thế giới
3


Trichlorfon (TRC) là thuốc trừ sâu lân hữu cơ (organophosphorous)
được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi trồng thủy sản ở các nước Đông Nam
Á. Sử dụng bừa bãi Trichlorfon có thể làm thay đổi hoạt động nội tiết enzyme
trong cơ thể sống.
Trichlorfon (2,2,2-trichloro-1-hydroxyethyl photphonat), một hợp chất

lân hữu cơ, là một trong những sản phẩm sử dụng rộng rãi nhất trong các nước
Đông Nam Á cho việc kiểm soát ký sinh trùng cá. Liều khuyến cáo của
trichlorfon (TRC) để tiêu diệt ký sinh trùng trên cá là khác nhau 0,1-1,0 mg/L
(Herwig. et al., 1979; Chang, 2006). Tuy nhiên, nông dân thường sử dụng
vượt quá liều khuyến cáo trong hệ thống nuôi trồng thủy sản và việc sử dụng
thuốc trừ sâu này lặp đi lặp lại trong nuôi trồng thuỷ sản thâm canh quy mô
lớn ở châu Á tạo thành tiềm năng đe dọa cá loài cá, cua, tôm (Tronczynski,
1990). TRC tạo ra sự thay đổi chức năng thần kinh do ức chế hoạt động
acetylcholinesterase (AChE), TRC không phải là một tác nhân ức chế mạnh
AChE. Độc tính của hóa chất này là do chất chuyển hóa chính của nó
dichlorvos (2,2-dimethyl dichlorovinyl phosphate). Trong dung dịch nước,
TRC thủy phân nhanh chóng thành dichlorvos là chất độc hại hơn nhiều và là
một chất ức chế mạnh AChE (Eto, 1974; Hofer, 1981). Tiếp xúc với môi
trường chứa TRC có thể làm cho cá bị ức chế và độc tính của nó ở mức cao có
thể gây chết người (Galgani and Bocquené, 1990; Silva et al., 1993; Bocquené
et al., 1995; Sievers et al., 1995; Hai et al., 1997; Sturm et al., 1999; Varó et
al., 2003). Người nuôi thủy sản ở Nauy sử dụng trichlorfon để diệt rận trên cá
hồi (Lepeophtheirus salmonis) (Samuelsen, 1987)
Pakistan sử dụng trichlorfon để diệt ruồi giấm (Tephritidae) trên ổi, một
loại côn trùng gây hại nghiêm trọng trên trái cây và rau quả gây thiệt hại đôi
khi đạt đến mức mất mùa. Trong nhiều nước đang phát triển, việc sử dụng
thuốc trừ sâu không được đúng quy định dẫn đến dư lượng trong thực phẩm
đặt ra mối nguy hiểm sức khỏe cho người tiêu dùng (FAO/WHO, 1989).
Brazil sử dụng trichlorfon để diệt ký sinh trùng trên cá mà không có
hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật có thể gây ngộ độc cho người sử dụng
(Richmonds và Dutta, 1989; Hinton và Lauren, 1990; Veiga et al., 2002; `Varo
et al., 2003).
2.1.2.2 Tình hình sử dụng Trichlorfon ở Việt Nam
Năm 2007, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ xảy ra tình trạng 100 tấn cá tra
nuôi chết hàng loạt do dùng thuốc bảo vệ thực vật Dipterex trị bệnh cho cá.

Theo Từ Thanh Dung (2007) cho biết Dipterex hay Dylox là một hợp chất

4


thuộc nhóm phosphat hữu cơ (Trichlorfon), là thuốc trừ sâu rất độc cho người,
súc vật và cá, tác động lên hệ thần kinh. Hiện nay, loại hóa chất này đã cấm sử
dụng trong nông nghiệp và trong nuôi trồng thủy sản không những ở VN mà
còn tại nhiều nước khác trên thế giới.
Thuốc Dipterex đã bị cấm sử dụng vì ảnh hưởng đến chất lượng cá,
nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên do thói quen và giá thấp
65.000/kg nên bà con nông dân vẫn cứ dùng. Thuốc Dipterex vẫn được bà con
nông dân dễ dàng mua ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc Dipterex
bán khá phổ biến ở nông thôn, không chỉ riêng ở Cần Thơ. Đây là thuốc cấm,
nhưng nếu dùng ít, dung lượng đủ thì không có tác hại nên bà con vẫn ưa dùng
diệt khuẩn... cho cá ()
2.1.3 Ứng dụng và tác hại
2.1.3.1 Ứng dụng của Trichlorfon Trong thủy sản
Dùng để diệt các loại ký sinh trùng (bọ, rận…) có hại trong thủy sản.
Trichlorfon được sử dụng như một loại hóa chất có hiệu quả trong nghề
nuôi trồng thuỷ sản. Nó được sử dụng để diệt các loại ký sinh trùng có hại
trong thủy sản. Cho đến ngày nay, nó vẫn còn là một trong những hoá chất có
hiệu quả nhất cho mục đích này và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Dipterex có khả năng diệt trùng rất cao (90 %). Trong nuôi trồng thủy
sản Dipterex có nhiều loại khác nhau 2,5 %; 25 %; 50 %. Nồng độ dùng tùy
theo từng loại Dipterex, thường dùng Dipterex 25 % và 50 %. Tác dụng tiêu
diệt đặc biệt đối với: côn trùng, giáp xác, giun sán, động vật nguyên sinh.
Dipterex tác động lên hệ thần kinh của tác nhân gây bệnh. Trong nuôi trồng
thủy sản, Dipterex dùng để tẩy ao và trị các bệnh do giáp xác gây ra như bệnh
trùng mỏ neo. Dùng có hiệu quả cao mà ít ảnh hưởng đến sức khỏe của cá,

nồng độ dùng: phun xuống ao 0,2-0,25 ppm đối với Dipterex 25 %
( truy cập ngày 17/12/2010).
Trị bệnh sán lá đơn chủ: Tắm cá trong nước muối 3% trong 3-5 phút
hoặc dùng Dipterex (Dipterex là thuốc thú y thủy sản đã được Bộ thủy sản
cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh theo quyết định 07/2005/QD-BTS
ngày 24/02/2005) phun xuống ao với nồng độ 0,2 - 0,5 g/m 3 (loại Dipterex
tinh thể 90 %). Nếu dùng loại Dipterex thương mại (25%) thì dùng 5-10 g/m3
đều có tác dụng trị bệnh tốt. (Phạm Thị Thu, 2005).
Trị rận trong ao nuôi cá thịt không khó lắm xong phải thận trọng.
(Dipterex la thuốc thú y thủy sản đã được Bộ thủy sản cấm sử dụng trong sản

5


xuất kinh doanh theo quyết định 07/2005/QD-BTS ngày 24/02/2005) (NNVN AG, 2005).

Bệnh tuyến trùng trên lươn: Do ký sinh trùng đường ruột gây viêm ruột
sưng đỏ, khi bệnh nặng lươn sẽ yếu, hậu môn sưng đỏ và chết dần. Điều trị
bằng cách dùng Dipterex tinh thể 90 % trộn vào thức ăn với liều lượng 0,1g
thuốc/kg lươn, cho ăn liên tục trong 6 ngày (Nông thôn ngày nay - Nhân dân,
2009).
2.1.3.2 Tác hại của Trichlorfon đối với con người
a. Độc cấp tính
Sau khi tiếp xúc với thuốc khoảng vài phút có thể kéo dài sao 12 giờ
xảy ra các triệu trứng: xanh xao, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,
nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, tiết nước bọt, đổ mồ
hôi và nhầm lẫn.
Ngộ độc nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, sản xuất
incoordination, nói líu nhíu, mất phản xạ, suy nhược, mệt mỏi, cơ bắp co thắt
không tự nguyện, co giật, lưỡi hoặc mí mắt bị run, cuối cùng là tê liệt các chi

cơ thể và các cơ hô hấp. Trong trường hợp nặng cũng có thể có đại tiện không
tự nguyện hoặc đi tiểu, rối loạn tâm thần, tim đập không đều, bất tỉnh, co giật
và hôn mê. Cái chết có thể là do suy hô hấp (IPCS, 1986; Jensen và Gaufin,
1964).
b. Độc mãn tín
Khi tiếp xúc nhiều với thuốc trichlorfon biểu hiện: giảm trí nhớ, mất tập
trung, mất phương hướng, phản ứng chậm, ác mộng, mộng du và buồn ngủ
hoặc mất ngủ. Các biểu hiện khác như đau đầu, buồn nôn, suy nhược, chán ăn,
và mệt mỏi.

6


c. Liều lượng độc hại đối với một số loài động vật
(EXTOXNET,1996).
Bảng 2.1 Liều lượng gây chết 50 % tổng số vật thí nghiệm (LD50)
Loài

LD50 (mg/L)

Bo bo

0,18

Stoneflies

0,01

Tôm càng


7,8

Cá hồi vân (rainbow trout)

1,4

Cá hồi (brook trout)

2,5

Cá da trơn

0,88

Mang xanh (bluegill)

0,26

Fathead minnow

11,6

Mang xanh

0,9

Cá muỗi (mosquito)

5,3


Tôm cát (sand)

0,004

Mummi chogs

3,7

Lươn

1,8

d. Thiệt hại về kinh tế
Nếu sản phẩm thủy sản xuất khẩu có chứa lượng tồn dư chất độc hại và
bị cấm sử dụng như Trichlorfon thì toàn bộ lô hàng sẽ bị trả về và có thể bị
nước sở tại kiện, dẫn đến những thiệt hại về kinh tế là không nhỏ.

7


2.2 Mức độ tồn lưu của Trichlorfon
Hameed et al. (1980) báo cáo rằng dư lượng trichlorfon trên ổi kéo dài
trong 7 ngày, Barkat Ali Khan et al. (2009) cho thấy dư lượng trichlorfon tồn
tại cho 14-21 ngày và sau 10 ngày thì mất 90 % dư lượng trichlorfon trong sản
phẩm. Sự khác biệt là do điều kiện khu vườn thí nghiệm và cách bố trí trong
khu vườn thí nghiệm khác nhau.
Bảng 2.2 Thời gian tồn lưu của trichlorfon trên quả ổi (2001)
Thời gian sau khi Nồng độ
phun thuốc (ngày) (mg/kg)
0


2,58

3

1,37

7

0,95

10

0,29

14

0,08

21

Không phát hiện

2.3 Các phương pháp xác định dư lượng Trichlorfon
2.3.1 Sử dụng phương pháp HPLC phân tích trichlorfon trong nước biển
ở Nauy (Samuelsen, 1987).
Dung dịch đệm: acetonitril – phosphate 0,01 M, PH 5,5 (20-80): cân
1,38 g NaH2PO4 hòa tan trong 1 lít nước cất, pH được điều chỉnh đến 5,5 bằng
cách thêm một vài giọt dung dịch KOH 1N, phối trộn dung dịch đệm
phosphate và acetonitril sao đó lọc qua máy lọc HA 0,45 µm. Pha động được

khử khí bởi 1 dòng khí heli khoảng 2 phút Đầu dò cài đặt ở bước sóng 205
nm, tốc độ dòng 1 ml/phút, áp lực 2000 psi, thể tích tiêm 100 µL. Chất nội
chuẩn là hợp chất phosdrin, hợp chất này có thể tan và ổn định trong nước.
Dung dịch phosdrin được sử dụng ở nồng độ 10 µg/mL. Chuẩn bị mẫu: một bể
nước chứa 15 lít nước biển, trang bị 1 máy sục khí, 1 hệ thống làm mát/làm
nóng để để chỉnh nhiệt độ. Lấy 4,5g Neguvon nồng độ ban đầu 300 ppm, lấy
900 µL mẫu từ bể nước pha với 100 µL dung dịch nội chuẩn, và 100 µL hỗn
hợp này đem phân tích. Giới hạn phát hiện của Trichlorfon là 1 ppm và
dichlorvos là 0,02 ppm.
2.3.2 Nghiên cứu xác định trichlorfon trên bắp cải, sử dụng HPLC-UV
xúc tác oxy hóa bằng benzidine (Hai-zhen Zhu et al, 2008).

8


Cân 2 g bắp cải bị nhiễm Trichlorfon được cắt nhỏ và đồng nhất. Chất
đồng nhất đươc khuấy trộn khoảng 15 phút với 5 mL nước. Sau 30 phút hỗn
hợp được lọc, phần bã được làm sạch qua 2 lần nước, chất lọc này cho vào
trong ống nghiệm, lượng thích hợp bezidine và SPB được thêm vào và giữ ở
nhiệt độ 70oC khoảng 10 phút sau đó làm lạnh đến nhiệt độ phòng. 1,5 mL dd
triton X-100 (30% w/v), 1,5g Na2CO3 được thêm vào, sau đó bình được làm
loãng đến 10ml bằng nước, dung dịch được ly tâm 4000 vòng/phút trong 10
phút, nó được tách thành 2 pha riêng biệt. Pha nước được rút ra bằng ống tiêm,
phần còn lại được giữ trong ống nghiệm và làm loãng đến 0,5 mL bởi pha
động. Pha động: methanol-nước (75:25, v/v), tốc độ lưu lượng 0,8 mL/phút,
pha động và dung dịch mẫu được lọc qua màng 0,45 µm, sau đó tiêm vào hệ
thống HPLC, đầu dò có bước bước sóng đặt ở 365 nm. Trichlorfon hấp thụ tốt
nhất ở bước sóng 365 nm. Giới hạn phát hiện LOD là 2 µg/L.
2.3.3 Xác định dư lượng trichlorfon trên quả ổi bằng phương pháp sắc ký
lỏng cao áp HPLC (Barkat Ali Khan et al., 2009).

Thời gian lấy mẫu là 0, 3, 7, 14, 21 ngày sau khi phun thuốc
trichlorfon. Lấy 200 g mẫu được cắt nhỏ cho vào máy xay tốc độ 2200
vòng/phút để đồng nhất mẫu. 50 g mẫu được cho vào bình 250 mL, tiếp theo
thêm vào 75 mL ethyl acetate, 25 g anhydrous sodium sulphate lắt khoảng 2h
tốc độ 80 vòng/phút bằng 1 máy lắt ngang. Ethyl acetate được lọc qua giấy
lọc. Cột sắc ký 15cmx25mm, cột được kích hoạt bằng Florisil (15 g) tại 150oC
ít nhất 24 h tiếp theo là than 3 g và anhydrous sodium sulphate 5 g. Cột được
làm sạch bằng ethyl acetate trước khi cho chạy mẫu, tốc độ lưu lượng 5
mL/phút. Sau khi chuẩn bị cột xong, dung dich mẫu được làm khô bằng thiết
bị cô quay, sau đó hòa tan mẫu trong 1mL acetone, đem phân tích. Tốc độ
dòng 1mL/phút, LOD là 0,01µg/g.
2.3.4 Xác định dư lượng Trichlorfon ở tôm bằng phương pháp Sắc ký khí
sử dụng đầu dò nito-phospho (Ngoh and Cullison, 1996).
Cân 2,5 g mẫu cho vào ống nghiệm ly tâm 50 mL. 100µL dung dịch
trichlorfon chuẩn chạy trên máy được thêm vào mẫu tôm. Cân 15 g Na2SO4,
30 mL ethyl acetate khan được thêm vào mẫu tôm. Mẫu được đồng nhất
khoảng 30 giây, lắc khoảng 10 phút tốc độ 1500 vòng/phút ở 25oC. Chất nổi
trên bề mặt được đổ vào trong bình quả lê dung tích 200 ml có chứa 100 µL nhexadecane. 20 mL ethyl acetate khan được thêm vào trong ống nghiệm ly
tâm. Ethyl acetate được làm bay hơi hoàn toàn bằng thiết bị cô quay, phần còn
lại cho vào bình quả lê. Phần chiết được hòa tan trong 5 mL petroleum ether.

9


Cột SPE cyanopropyl được bổ sung 3 ml diethyl ether, 5 mL petroleum ether,
tốc độ lưu lượng 1-2 giọt/giây. Bình quả lê được rửa với 1 mL petroleum ether
sau đó đổ vào cột SPE. Cột SPE được làm sạch với 2 mL
dichloromethane:petroleum ether (10+90). Dùng thiết bị chân không làm khô
hoàn toàn cột SPE khoảng 10 giây. Chất phân tích được tách từ cột SPE sử
dụng 3 mL methanlo:diethyl ether (2+98). Chất tách được làm bay hơi hoàn

toàn bằng khí nitơ, chất phân tích còn lại được hoàn nguyên trong 200 µL
toluen, sau đó đem phân tích, LOD 8 ng/g, LOQ 14 ng/g.
2.4 Một số qui định của các quốc gia về việc cấm sử dụng một số loại
thuốc và hoá chất
Trước tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản một cách
tràn lan, theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24-2-2005 của Bộ Thủy
sản thì Trichlorfon (Dipterex) là 1 trong số 17 hóa chất kháng sinh trong danh
mục cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh; Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài
tại địa phương tuyên truyền về tác hại của các loại thuốc thú y, hoá chất,
kháng sinh trong danh mục hạn chế sử dụng và cấm sử dụng theo quy định của
Bộ Thủy sản (, cập nhật ngày 27/9/2006).
Mỹ là Quốc gia có qui định nghiêm ngặt về việc cho phép sử dụng
thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thủy sản. Danh mục các chất cấm sử dụng là
11 chất (NAFIQAVED, 2006).
Quyết định số 25/2005/QĐ-BNN ngày 18-5-2005 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thì thuốc Dipterex còn có tên gọi khác là
Trichlorphon, Metriphonat… thuộc danh mục cấm sử dụng
(, cập nhật ngày 30/06/2007)

10


2.5 Sắc ký khí
Sắc kí khí là phương pháp tách những chất bay hơi (hay được làm cho
bay hơi) qua cột. Những chất này được dẫn đi bằng một khí trơ gọi là khí
mang.
2.5.1 Các bộ phận của hệ thống sắc ký khí

Hình 2.1 Hệ thống sắc ký khí (GC)
- Lò nung

- Nguồn mang khí
- Buồng tiêm mẫu
- Bộ phận phát hiện hay đầu dò (detector) (4)
- Bộ phận ghi tính hiệu
- Cột sắc ký
2.5.2 Nguyên lý hoạt động
Cơ chế: Sắc kí phân bố giữa pha tĩnh và khí mang, sắc kí hấp phụ trên
pha tĩnh. Việc lựa chọn kiểu cột tách sẽ phụ thuộc vào các đặc tính lý hóa của
chất phân tích và sự khác biệt về áp suất hóa hơi (P).
Nguyên lý hoạt động: phương pháp sắc ký khí dùng nhiệt để tách các
chất nên thường dùng để tách những chất dễ bay hơi và bền nhiệt.
Đầu tiên mẫu được bơm vào thiết bị tiếp nhận mẫu. Hút một lượng mẫu
là 1µl bằng dụng cụ tiêm mẫu chuyên dùng cho sắc ký khí sau đó tiến hành

11


bơm nhanh mẫu vào buồng tiêm mẫu của hệ thống máy và nhấn “Start” và để
máy tự động phân tích mẫu. Thiết bị tiêm mẫu có hệ thống gia nhiệt nên mẫu
bị bay hơi tức khắc và được đẩy vào cột khí bằng khí mang.
Trong cột sắc ký xảy ra quá trình tách chất. Mỗi chất đi qua cột với thời
gian lưu nhất định. Các chất trong cột được tách ra do ái lực của nó với chất áo
trên cột. Ái lực của chất với cột mạnh thì nó sẽ bị giữ lại trong cột lâu, thời
gian lưu dài, chất có ái lực với cột nhỏ sẽ được khí mang ra khỏi cột trước,
thời gian lưu nhỏ. Trong cột sắc kí, các chất tách ra phụ thuộc rất nhiều vào
quá trình thay đổi nhiệt độ (lập trình nhiệt). Nếu lập trình nhiệt không hợp lý
các peak sẽ rất gần nhau rất khó đọc.
Các chất tách ra từ cột lần lượt được đưa đến đầu dò gọi là Detector là
một máy biến năng chuyển bức xạ điện tử thành tín hiệu điện.
Dòng tín hiệu từ đầu dò đi ra được khuếch đại đưa vào hệ thống ghi

nhận kết quả và hiển thị trên màng hình máy vi tính.
2.5.3 Đầu dò bắt điện tử (ECD - electron capture detector)
ECD là đầu dò được dùng rộng rãi trong GC hiện nay, có lẽ chỉ đứng
sau FID. Đầu dò ECD được dùng nhiều trong phân tích môi trường và dược
phẩm.
Thiết kế ECD chỉ đơn giản gồm một buồng kín chứa hai điện cực và
một nguồn phát bức xạ electron để ion hóa. Cấu tạo ở (a) gồm có anode và
cathode được thiết kế đồng trục. Trong khi đó ở (b), nguồn bức xạ là một tấm
mỏng, anode và cathode được thiết kế tạo thành hai mặt phẳng song song.

Hình 2.2: Cấu tạo của đầu dò ECD

12


Bình thường, dòng khí mang (hay sử dụng là N2) đi qua sẽ bị các
electron bức xạ từ 63Ni ion hóa tạo nên các ion dương. Các ion và electron
này di chuyển giữa hai điện cực và tạo thành dòng điện nền cân bằng Io. Khi
trong dòng khí xuất hiện hợp chất có mang nguyên tử độ âm điện cao, nó sẽ
bắt electron và phản ứng với các ion theo phương trình.
MX + e- → MXMX- + N2+ → M + N2
Do đó, cường độ dòng sẽ giảm và sẽ được detector ghi nhận.
Ưu điểm:
Đầu dò bắt điện tử rất nhạy, có thể phát hiện một số loại hợp chất khi
chúng hiện diện ở nồng độ cực nhỏ.
Không làm hư hại mẫu khi mẫu đi ngang qua bộ phận đầu dò nên thích
hợp cho loại sắc ký khí sử dụng cho cột điều chế.
Đơn giản.
Nhược điểm:
Chỉ nhạy với một số ít hợp chất còn các loại hợp chất khác sẽ không

cho tín hiệu mũi trên sắc ký đồ.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tách chất trong sắc ký khí:
Áp suất hơi của một hợp chất:
- Áp suất hơi là số đo cho biết khả năng của những phân tử chất lỏng có
thể biến đổi từ thể lỏng sang thể khí. Các hợp chất có trọng lượng phân tử nhỏ,
tính phân cực kém, sẽ có giá trị áp suất hơi lớn và ngược lại, các hợp chất có
trọng lượng phân tử lớn, tính phân cực mạnh, có giá trị áp suất hơi nhỏ.
- Các hợp chất có áp suất hơi lớn, chịu tác động mạnh mẽ của dòng khí
pha động sẽ nhanh chóng ra khỏi cột (với điều kiện các hợp chất hòa tan kém
vào pha tĩnh). Các hợp chất này có thời gian lưu nhỏ.
- Các hợp chất có áp suất hơi lớn nhưng khả năng hòa tan vào pha tĩnh
cũng lớn sẽ ra khỏi cột chậm hơn có thời gian lưu trung bình.
- Các hợp chất có áp suất hơi nhỏ, có khả năng hòa tan vào pha tĩnh lớn
sẽ ra khỏi cột rất chậm, có thời gian lưu lớn.
Đặt trưng của các loại cột sắc ký:

13


- Việc tách riêng từng cấu tử của hỗn hợp tùy thuộc vào sự tương tác
của các cấu phần đó đối với pha tĩnh, hệ quả là thời gian lưu của mỗi cấu phần
sẽ khác nhau.
Độ phân giải Rs:
- Một sắc ký đồ được xem là phân giải tốt khi các tính hiệu mũi
ở gần bên nhau tách rời nhau ra nghĩa là tính hiệu đường của các mũi này tách
rời.

14



Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm
Thực hiện trong phòng thí nghiệm bộ môn Dinh Dưỡng Và Chế Biến
Thủy Sản-khoa Thủy sản- Đại học Cần Thơ
3.1.2 Nguyên vật liệu
Cá tra
3.1.3 Thiết bị dụng cụ:
Hệ thống sắc ký khí (GC-2010)
Máy ly tâm
Máy vortex
Các loại Pipette, đầu cone pipette
Bình định mức 10 mL, 20 mL, 100 mL
Cân phân tích
Các dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm
3.1.4 Hóa chất:
Acetonitril
Sodium dihydrogen phosphate 1-hydrate (NaH2PO4)
Methanol
Ethyl acetate
n-Hexadecane
Diethyl ether
Nước cất
Các hóa chất dùng trong sắc ký và các hóa chất khác dùng trong phòng
thí nghiệm
Pha dung dịch chuẩn:

15



1. Chuẩn Dichlorvos tinh khiết, loại có giấy chứng nhận hàm lượng.
2. Dung dịch chuẩn Dichlorvos gốc 1000 ppm: Hòa tan 100 mg
Dichlorvos bằng acetone trong bình định mức 100 ml. Định mức đến vạch
bằng acetone. Bảo quản dung dịch trong tủ đông (-20 oC). Dung dịch bền 6
tháng.
3. Dung dịch chuẩn trung gian Dichlorvos 10 ppm: Pha loãng 1 ml
dung dịch chuẩn Dichlorvos gốc 1000 ppm với acetone trong bình định mức
100 ml. Định mức đến vạch bằng acetone. Bảo quản dung dịch trong tủ đông
(-20 oC). Dung dịch bền 6 tháng.
4. Dung dịch chuẩn trung gian Dichlorvos 1ppm: Pha loãng 1 ml dung
dịch chuẩn Dichlorvos gốc 10 ppm trong bình định mức 10 ml. Định mức đến
vạch bằng acetone. Bảo quản dung dịch trong tủ đông (-20 oC). Dung dịch bền
6 tháng.
5. Mẫu cá phân tích là các mẫu cá tra fillet .
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thí nghiệm 1: Tối ưu hóa hệ thống sắc ký khí sử dụng đầu dò bắt
giữ điện tử (GC-ECD) và các chu trình nhiệt khác nhau.
3.2.1.1 Chu trình 1:
Nhiệt độ nguồn tiêm mẫu (Spl): 260 oC.
Nhiệt độ cột:
Tốc độ (oC/phút)
20
10

Nhiệt độ (oC) Thời gian giữ ổn định (phút)
100
6
230
3

260
1

Tổng thời gian chạy: 19.50 phút
Nhiệt độ đầu dò (ECD): 270 oC.
Lưu lượng qua cột (column flow): 0.9 ml/phút.
Split ratio: 3.0
3.2.1.2 Chu trình 2:
Nhiệt độ nguồn tiêm mẫu (Spl): 260 oC.
Nhiệt độ cột:
Tốc độ (oC/phút)

Nhiệt độ (oC) Thời gian giữ ổn định (phút)
80
4

16


10

260

0

Tổng thời gian: 22 phút
Nhiệt độ đầu dò (ECD): 270 oC.
Lưu lượng qua cột (column flow): 0.9 ml/phút.
Split ratio: 2.0
3.2.1.3 Chu trình 3:

Nhiệt độ nguồn tiêm mẫu (Spl): 260 oC.
Nhiệt độ cột:
Tốc độ (oC/phút)
10

Nhiệt độ (oC) Thời gian giữ ổn định (phút)
80
4
260
3

Tổng thời gian: 25 phút
Nhiệt độ đầu dò (ECD): 270 oC.
Lưu lượng qua cột (column flow): 0.9 ml/phút.
Split ratio: 3.0
3.2.1.4 Chu trình 4:
Giới hạn phát hiện: 10ppb
Nhiệt độ nguồn tiêm mẫu (Spl): 260 oC.
Nhiệt độ cột:
Tốc độ (oC/phút)
10
20
25

Nhiệt độ (oC) Thời gian giữ ổn định (phút)
80
4
150
3
200

0
260
3

Tổng thời gian: 21.9 phút
Nhiệt độ đầu dò (ECD): 270 oC.
Lưu lượng qua cột (column flow): 0.9 ml/phút.
Split ratio: 3.0
3.2.1.5 Chu trình 5:
Nhiệt độ nguồn tiêm mẫu (Spl): 250 oC.
Nhiệt độ cột:

17


×