Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ẢNH HƯỞNG của KÍCH CỠCUA mẹlên CHẤT LƯỢNG SINH sản và ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.77 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM VŨ QUANG

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ CUA MẸ LÊN CHẤT
LƯỢNG SINH SẢN VÀ ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG CUA
BIỂN (Scylla paramamosain)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM VŨ QUANG

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ CUA MẸ LÊN CHẤT
LƯỢNG SINH SẢN VÀ ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG CUA
BIỂN (Sylla paramamosain)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN NGỌC HẢI

2009




LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thuỷ Sản,
Quý Thầy Cô và toàn thể cán bộ Khoa Thuỷ Sản đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt tôi sinh chân
thành biết ơn thầy Trần Ngọc Hải, cùng các cán bộ bộ môn Kỹ thuật nuôi hải
sản, các bạn lớp Nuôi Trồng Thuỷ Sản K 31 đã tận tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ để tôi hoàn thành luân văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đặc biệt là cha mẹ
đã dành cho tôi những tình cảm, sự động viên cũng như hỗ trợ về vật chất để
tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình học.
Chân thành cảm tạ

Sinh viên thực hiện
Phạm Vũ Quang

i


TÓM TẤT
Nhằm tìm ra kích cỡ cua mẹ thích hợp cho quá trình sản xuất giống, nghiên
cứu này đánh giá ảnh hưởng của cỡ cua mẹ lên chất lượng sinh sản và ương nuôi
ấu trùng. Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm nước lợ Khoa Thuỷ Sản - Đại
Học Cần Thơ 01/09/2008 – 01/12/2008.
Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 gồm 4 nghiệm
thức (NT1 cua mẹ 250 - 300gam, NT2 cua mẹ 350 - 400gam, NT3 cua mẹ 450 500gam, NT4 cua mẹ 550 -600gam), mõi nghiện thức gồm 5 cua mẹ được nuôi vỗ
chung một hệ thống lọc sinh học nhằm đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản như:
thời gian đẻ, thời gian nở, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tổng số ấu trùng, sức

sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối. Thí nghiệm 2 được hiện nhằm đánh giá
ảnh hưởng của kích cỡ cua mẹ lên ương nuôi ấu trùng, được tiến hành gồm 4
nghiệm thức (NT1 ấu trùng có từ nguồn cua mẹ 250 -300gam, NT2 ấu trùng có từ
nguồn cua mẹ 350 - 400gam, NT3 ấu trùng có từ nguồn cua mẹ 450 - 500gam, NT4
ấu trùng có từ nguồn cua mẹ 550 - 600gam. Một số chỉ tiêu được theo dõi như: tỷ
lệ biến thái, tăng trưởng, tỷ lệ sống ấu trùng.
Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy các chỉ tiêu tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tổng số ấu
trùng ở nghiệm thức 3 luôn cao hơn so với các nghiệm thức khác, sức sinh sản
tuyệt đối nghiệm thức 3 đạt giá trị cao nhất, ngược lại ở sức sinh sản tương đối
nghiệm thức 1 đạt giá trị cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức 3. Kết quả ở thí
nghiệm ương ấu trùng nhìn chung tỷ lệ biến thái ấu trùng và tỷ lệ sống ở các
ngày thứ 3, 6, 9, 12 không tìm thấy sự khác biệt khi kiểm định thống kê. Tuy
nhiên tỷ lệ sống ở giai đoạn cua1 ở nghiệm thức 3 đạt giá trị cao nhất 10,18%,
thấp nhất ở nghiệm thức 1 là 4,98% và ở nghiệm thức 2 là 7,95%. Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức 1 và 3. Về mặt tăng trưởng nhìn chung
tăng trưởng các nghiệm thức khác biệt không nhiều, đến giai đoạn megalop và
cua1 ở nghiệm thức 2 tăng trưởng tốt nhất.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TỐM TẮT........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................v
DANH SÁCH BẢN…. ........................................................................................vi
Phần I: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
Phần II: Lược Khảo Tài Liệu ............................................................................ 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học....................................................................................... 3

2.1.1 Hình Thái Cấu Tạo Và Phân Loại. ........................................................... 3
2.1.2 Phân bố ...................................................................................................... 4
2.1.3 Vòng đời ..................................................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm về dinh dưỡng.............................................................................5
2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng ........................................................................... 6
2.1.6 Đặc điểm về sinh sản ............................................................................... 6
2.2

Nghiên cứu sản xuất giống cua biển ở Việt Nam và Thế Giới ................ 8

2.2.1 Nuôi vỗ cua mẹ........................................................................................... 8
2.2.2 Ương ấu trùng cua biển ......................................................................... 11
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................14
3.1. Thời gian và địa điển nghiên cứu. ............................................................14
3.2. Vật liệu và trang thiết bị. ..........................................................................14
3.2.1 Dụng cụ và hóa chất. ..............................................................................14
3.2.2 Vật Liệu. ..................................................................................................14
3.2.2.1 Nguồn Nước và xử lý nước. .................................................................14
3.2.2.2 Nguồn Cua Mẹ. ....................................................................................15
3.2.2.3 Thức Ăn Và Chất Giàu Hóa. ...............................................................15
iii


3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu. .......................................................................15
3.3.1. Thí Nghiêm 1:So Sánh Chất Lượng Sinh Sản Của Các Cở Cua Mẹ. ...15
3.3.2 Thí Nghiêm 2: So Sánh Khả Năng Ương Nuôi Của Ấu Trùng Giữa Các
Cỡ Cua Mẹ Khác Nhau. ..................................................................................17
3.4 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu……………………………………………..18
Phần IV: Kết Quả Thảo Luận .........................................................................19
4.1 Kết quả của quá trình nuôi vỗ, kích thích sinh sản và ấp trứng ..............19

4.2 Kết quả ương ấu trùng ...............................................................................24
4.2.1 Biến động của yếu tô môi trường ............................................................24
4.2.1.1 Nhiệt độ .................................................................................................24
4.2.1.2 pH ........................................................................................................25
4.2.1.3 Oxy hoà tan ...........................................................................................25
4.2.1.4 TAN .......................................................................................................26
4..2.1.5 NO2- .....................................................................................................27
4.2.2 kết quả ương ấu trùng .............................................................................27
4.2.2.1 thời gian và giai đoạn phát triển ấu trùng ...........................................27
4.2.2.2 tăng trưởng ấu trùng ............................................................................29
4.2.2.3 Tỷ lệ sống ấu trùng ...............................................................................31
Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẦT ...............................................................33
5.1 Kết luận.......................................................................................................33
5.2 Đề xuất ........................................................................................................33
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................34
Phụ Lục ............................................................................................................37
iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ biến thái của ấu trùng theo thời gian nuôi............................ 28
Hinh 4.2: tăng trưởng của ấu trùng ............................................................. ..29
Hình 4.3: tỷ lệ sống ấu trùng ....................................................................... 31

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1:Phân biệt các giai đoạn ấu trùng .................................................... 4
Bảng 2.2: các giai đoạn thành thục của cua biển ........................................... 7

Bảng 3.1: liều lượng cho ăn ấu trùng ............................................................ 18
Bảng 4.1: so sánh các chỉ tiêu sinh sản cua mẹ ............................................ 19
Bảng 4.2: sức sinh sản cua mẹ tính theo lượng trứng dính và trứng gợi ........ 21
Bảng 4.3: biến động yếu tố môi trường theo thời gian .................................. 24
Bảng 4.4: biến động yếu tố thuỷ hoá theo ngày ương ................................... 26

vi


Phần I: GIỚI THIỆU
Nghề nuôi giáp xác là một trong những nhóm tạo ra giá trị kinh tế cao và đang
phát nuôi nhiều quốc gia trên thế giới. Cua biển là một trong những loài giáp xác
đang được xem nguồn thực phẩm quý và đang được ưa chuộng trên nhiều quốc gia
trên thế giới.
Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và xuất khẩu ngày càng tăng nên nghề khai
thác và nuôi cua biển ngày càng tăng trên thế giới. Theo thống kê của FAO hai
thập niên qua sản lượng cua khái thác của thế giới tăng gấp hai lần: năm 1970
(390.000 tấn), 1989 (1.146.000 tấn) trong đó Trung quốc đứng đầu với sản lượng
528.000 tấn, Mỹ 203.000 tấn, Thái Lan 25.000 tấn và Việt Nam 15.000 tấn
(Hoàng Đức Đạt, 2004). Do việc đẩy mạnh khai thác đã làm giãm nghiêm trọng
nguồn lợi cua biển tự nhiên.
Nghề nuôi cua biển đang được phát nhiều khu vực trong và ngoài nước với
nhiều hình thức nuôi khác nhau: Nuôi cua thịt từ cua con, nuôi cua ốp thành cua
thịt và cua gạch, nuôi cua lột (Hoàng Đức Đạt, 2004). Đặc biệt đồng bằng sông
cửu long với nhiều hình thức nuôi kết hợp Cua – Tôm – Rừng, Cua – Tôm, do đó
diện tích nuôi không ngừng tăng lên. Do việc khai thác và mở rộng diện tích nuôi
thủy hải sản đã làm giãm diện tích rừng ngập mặn đã làm mất đi môi trường sinh
thái tốt cho cua tự nhiên (Quyết, 2008). Theo Thạch và ctv (1998), sản lượng cua
giống tự nhiên chỉ đáp ứng được 10 – 20% nhu cầu hiện nay và mang tính mùa vụ.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nghề nuôi cua biển hiện nay, xóa đi độc canh

con tôm trong tình hình dịch bệnh hiện nay, thì việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo
cua giống là yêu cầu rất bức thiết.
Trong quá trình sản xuất nhân tạo, nguồn cua giống cua mẹ là yếu quan trọng
quyết sự thành công hay thất bại của cả chu kỳ sản xuất cả về số lượng và chất
lượng, cua mẹ tốt tạo ra được nguồn ấu trùng tốt. Nhằm ngày càng hoàn thiện quy
trình sản xuất nhân tạo cua giống, góp phần nâng cao tỷ lệ sống và ổn định nguồn
cua giống quanh năm. Nhằm chọn được nguồn cua mẹ tốt, kích cỡ cua mẹ thích
hợp cho nuỗi vỗ sinh sản nhân tạo. Đề tái “Nghiên cứu ảnh hưởng kích cỡ cua
mẹ lên chất lượng sinh sản và ương nuôi ấu trùng cua biển (Scylla
paramamosain)” được thực hiện.

1


Mục Tiêu Đề Tài
So sánh khả năng sinh sản và ương nuôi ấu trùng cua biển từ các cỡ cua mẹ
khác nhau nhằm tìm ra cỡ cua thích hợp cho việc sản xuất giống.
Nội Dung
- So sánh các chi tiêu sinh sản: Sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở…từ nguồn cua
mẹ có kích cỡ khác nhau.
- So sánh một số chỉ tiêu ương nuôi ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ khác
nhau: tăng trưởng, biến thái, tỷ lệ sống.

2


Phần II: Lược Khảo Tài Liệu
2.1 Đặc Điểm Sinh Học.
2.1.1 Hình Thái Cấu Tạo Và Phân Loại.
Cua biển thuộc giống Scylla, trên thế giới có 4 loài: Scylla serrata, Scylla

olivace, Scylla transquesparica và Scylla paramamosain (Keenan và Mann, 1998).
Ở nước ta có 2 loài phân bố chủ yếu Scylla paramamosain (cua sen) và Scylla
olivace (cua lửa), trong đó Scylla paramamosain chiếm đa số khoảng trên 95%
được phân loại theo hệ thống phân loại Estampador(1949) như sau:
Ngành : Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ : Portunidae
Giống: Scylla
Loài: Scylla paramamosain Estampador (1949)
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) miêu tả hình dạng ngoài
cua sen, cơ thể gồm phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực là sự liên hợp
của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới mai: đầu gồm có mắt , anten và phần
phụ miệng, mai cua to phía trước có nhiều răng, trước mai có hai hốc mắt chứa
mắt có cuống và hai cặp râu nhỏ (a1) và râu lớn (a2) trên mai chia thành nhiều
vùng bằng những rãnh trung gian mỗi vùng là mỗi vị trí cơ quan khác nhau. Mặt
bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa
phần bụng gập vào. Cua đực có hai lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5 và
dính vào đó một dương vật ngấn, cua cái có hai lỗ sinh dục nằm ở gốc chân bò 3.
Phần bụng của cua gấp lại phái dưới phần đầu ngực, phần bụng phân đốt tùy thuộc
vào giới tính, con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục phần bụng (yếm) có hình
hơi vuông khi thành thục yếm trở nên phình rộng với 6 đốt bình thường. con đực
có yếm hẹp hình chủ V chỉ có các đốt 1,2 và 6 thấy rõ còn các đốt 3,4 và 5 liên kết
với nhau.

3


2.1.2 Phân bố

Theo Keenan và ctv (1998), loài Scylla paramamosain phân bố rộng các vùng
biển Thái Bình Dương Và Ấn Độ Dương từ Nam Phi đến biển đỏ, từ Okinawa đến
Tahiti Xuống tận miền Bắc nước Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong,
Singapore, Cambodia, Indonesia và Việt Nam.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu phân bố hai loài Scylla paramamosain
(cua sen) và Scylla olivacea (cua lửa) (Keenan và ctv 1998). Theo Levay và ctv
(2001) loài Scylla paramamosain chiếm trên 95% và loài Scylla olivacea chỉ
chiếm khoảng 5% (trích dẫn: Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005).
2.1.3 Vòng đời
Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn có tập tính khác nhau.
Ấu trùng sau khi nở là Zoae1 trải qua 4 lần lột xác trở thành Zoae5 mắt khoảng 17
– 20 ngày, ấu trùng Zoae5 biến thái thành megalop giai đoạn kéo dài mắt khoảng 8
– 11 ngày sau đó trở thành cua con, Cua con trải qua 16 – 18 lần lột xác trở thành
cua thành thục mất từ 338 – 523 ngày (Ong, 1964) (trích dẫn: Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Vòng đời cua biển được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn ấu trùng (5giai đoạn
Zoae, 1giai đoạn Megalop), Cua con (Chiều rộng mai CW 20 – 80mm), cua tiền
trưởng thành (CW = 70 – 150 mm). Tuổi thọ trung bình của cua tùy thuộc vào
điều kiện môi trường dao động từ 2 – 4 năm. Scylla serrata có thể sống khoảng 3
năm (Thomas và ctv, 1987) (trích dẫn: Trần Thị Hồng Hạnh).
Phân biệt giữa các giai đoạn ấu trùng Cua biển Scylla sp được Trần Ngọc Hải
và Nguyễn Thanh Phương (2004) miêu tả và trình bày bảng sau:
Bảng 2.1 phân biệt các giai đoạn ấu trùng



TG sau khi nở Kích cỡ
(ngày)
(mm)


Đặc Điểm phân biệt

Zoae1

0–3

1,65

Mắt chưa có cuống, chân hàm I và II đều mang 4
lông tơ trên nhánh ngoài, có 5 đốt bụng

Zoae2

3–6

2,18

Mắt có cuống nhánh ngoài chân hàm I và II
mang 6 lông tơ có 5 đốt bụng

4


Zoae3

Zoae4

Zoae5

6–8


8 – 11

10 – 16

2,7

Nhánh ngoài của chân hàm I mang 8 lông tơ,
chân hàm II mang 9 lông tơ. Có 6 đốt bụng gai
bên của đốt bụng 3-5 dài hơn.

3,54

Nhánh ngoài của chân hàm I mang 11 lông tơ, 14 lông tơ ngắn mầm chân bụng xuất hiện trên các
đốt bụng 2-6.

4,5

Nhánh ngoài của chân hàm I mang 11 lông tơ
dài, 1-4 lông tơ ngắn. Nhánh ngoài của chân hàm
II mang 12 lông dài và 2-3 lông ngắn. chân bụng
trên đốt bụng 2-6 rất phát triển nhánh ngoài của
chân bụng có thể mạng 1-2 lông tơ.

Megalopa

15 – 23

4.01


Cua1

23 – 30

2-3

Mắt gai lưng gai trên trán rất ngắn mắt to, Telson
không còn chẻ 2 mà dạng bầu có nhiều lông tơ
trên chân đuôi, chân bụng rất phát triển và có
nhiều lông trên các nhánh, ấu trùng mang hai
càng.
Có hình dạng giống cua trưởng thành.

2.1.4 Đặc điểm về dinh dưỡng
Trong tự nhiên thức ăn ưa thích của ấu trùng là các loại tảo khuê, ấu trùng giáp
xác và nhiễm thể, giun. Trong điều kiện ương nuôi ấu trùng cua được cho ăn với
nhiều loại thức ăn khác nhau như: Chlorella, Tetraselmis, Isochrysis, Spirulina,
luân trùng, Artemia và các loại thức ăn kích thước nhỏ (Trần Ngọc Hải và Nguyễn
Thanh Phương, 2004). Ấu trùng Zoae1 không chuyển đoạn được qua Zoae2 nếu
quá trình ương chỉ bổ sung tảo không có bổ sung thức ăn phù du (Brick, 1974)
(trích dẫn: Phạm Văn Quyết, 2008).
Khi ấu trùng chuyển qua giai đoạn cua có tập tính ăn tạp và thiên về ban đêm.
Trong ống tiêu hóa chúng chứa 50% nhiễm thể và 21% giáp xác và phần còn lại ít
tìm thấy cá (Hill, 1976). Tập tính ăn thay đổi theo độ tuổi, cua có CW 2-7cm chủ
yếu ăn giáp xác, cua CW 7 – 13cm (sắp trưởng thành) sử dụng nhiều hai mảnh vỏ
và động vật chân bụng, trong khi đó cua lớn sử dụng chủ yếu cá và cua nhỏ
(Jayamane, 1991).

5



2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng
Cua lột xác để biến thái và tăng trưởng, sau mỗi lần lột xác trọng lượng cua
tăng trung bình 20 – 50%, kích thước tối đa đạt được có thể từ CW 19 – 28cm,
trọng lượng 1 – 3kg/con.
Cua giống như các loài giáp xác khác trọng lượng cơ thể tăng không liên tục,
trọng lượng và kích thước tăng đột ngột sau mỗi lần lột xác. Cua đực có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn cua cái. Theo Trĩno và ctv (1999) khi nuôi chung hỗn hợp
giữa cua đực và cua cái thì cua cái có tốc độ tăng trưởng chậm hơn cua đực (trích
dẫn: Phạm Thị Tuyết Ngân, 2003).
Quá trình lột xác tăng trưởng của cua phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh
dưỡng, môi trường . Theo Manjulatha và Babu (1998) nhiệt độ và độ muối ảnh
hưởng lớn đến quá trình lột xác tăng trưởng của, nhiệt độ thấp hơn 24oC và lớn
hơn 34oC cua giảm bắt mồi và thời gian lột xác kéo dài. Khoảng nhiệt độ thích hợp
cho cua là 26 – 31oC tính ăn và lột xác của cua bình thường. cua là loài rất rộng
muối (trích dẫn: Trần Thị Hồng Hạnh)
Quá trình lột xác cua tùy thuộc vào từng giai đoạn, giai đoạn ấu trùng thường 2
– 3 ngày/lần, cua lớn lột xác chậm hơn, quá trình lột xác cua có thể tái sinh các
phụ bộ đã mất (chân, càng) khi cua bị tổn thương phụ bộ hay phụ bộ mắt quá trình
lột xác diễn ra nhanh hơn (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004).
2.1.6 Đặc điểm về sinh sản
Tuổi Thành Thục
Ngoài tự nhiên, cua bắt đầu thành thục khi đạt độ tuổi khoảng 1 – 1,5 năm, với
CW thấp nhất 83 – 144cm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Theo nghiên cứu những loài cua Scylla sp ở Bắc Úc cua bắt đầu thành thục khi
chiều rộng mai đạt 90 – 110 cm (Heasman và ctv., 1985; Knuckey, 1996). Prasad
(1989) nhận định cua tham gia sinh sản chỉ khi CW từ 120 – 180 mm không như
cua đực, cua cái không đạt thành thục 100% bất cứ kích cỡ nào (trích dẫn: Trần
Thị Hồng Hạnh).


6


Theo Fielder và Heasman (1978) quá trình thành thục của cua phụ thuộc vào
yếu tố nhiệt độ, nhiệt độ cao quá trình thành thục diễn ra nhanh hơn (trích dẫn:
Phạm Thị Tuyết Ngân, 2003).
Theo quan sát của Sombat (1991) cua cái thành thục khi đạt giá trị thành thục
khi chỉ số thành thục FMI đạt 0,88 – 1. quá trình thành thục của cua là quá trình
biến đổi của buồng trứng chia thành các giai đoạn được trình bày bảng sau (Trần
Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Bảng 2.2 các giai đoạn thành thục cua biển
GĐ Thành Thục

Biểu Hiện

Giai Đoan I

- Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng, trong suốt, bụng
hơi có dạng tam giác. Đường kính trứng 0,01 – 0,06mm

Giai Đoạn II

Tuyến sinh dục đang phát triển, Noãn sào có màu trắng kem
hoặc vàng và chiếm ¼ diện tích gan tụy. Đường kính trứng
0,1 – 0,3mm

Giai Đoạn III

Cua đang thành thục noãn sào nở rộng, chiếm khoảng ½ -3/4
diện tích gan tụy và noãn sào có màu vàng cam. Đường kính

trứng 0,4 – 0,9mm

Giai Đoạn IV

Túi chứa tinh nhô lên, màu noãn sào có màu cam hoặc đỏ
cam (gạch đầy) chiếm đầy khoang cỏ thể có thể nhìn thấy
màu vàng từ phía sau giáp đầu ngực và yếm. Đường kính
trứng 0,7 – 1,03mm

Tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng
Cua biển có đặc tính di cư sinh sản, cua thường di cư ra biển để tiến hành giao
vỹ, lột xác và sinh sản. sự di cư sinh sản cua biển thường theo chu kỳ âm lịch và
sự thay đổi độ mặn, Cua di cư từ vùng cửa sông ra biển là do yêu cầu điều kiện
phát triển của ấu trùng Zoae (Hill, 1975). Theo Prasao (1989 Cua di cư ra vùng
biển để có điều kiện thuận lợi như nhiệt đô, độ mặn, thức ăn cho sự phát triển của
phôi và ấu trùng (trích dẫn: Phạm Văn Quyết, 2008).
Mùa vụ sinh sản của cua Scylla serrata chủ yếu tập chung từ tháng 5 đến cuối
tháng 9 (Arriola, 1994) ở Philippines. Theo Hoàng Đức Đạt (1992) ở Đồng Bằng

7


Sông Cửu Long cua bắt đầu di cư sinh sản vào tháng 7, 8 mùa sinh sản chính tập
chung bất đầu tháng 1, 2 và kéo dài tháng 1, 2 năm sau, vùng biển phía bắc gặp
cua ôm trứng vào tháng 4,5,6,7.
Theo Chen (1990) cua thành thục trong năm đầu tiên khi CW 10cm trở lên.
Trước khi lột xác của cua cái vài ngày quá trình bất cập được diễn ra, con đực
dùng càng chân ôm chật con cái trên mặt lưng vần chúng đi loanh quanh. Quá
trình ghép đôi diễn ra từ 2-3 ngày cho đến một tuần. khi cua cái chuẩn bị lột xác
cua đực nhã ra, quá trình giao vỹ sẽ diễn ra sau khi cua cái lột xác vừa xong.

Trước khi võ mới lột cứng lại, thời gian giai phối có thể kéo dài 5 – 24h (trích dẫn:
Phạm Thị Hồng Hạnh).
Sau khi giao vỹ, túi tinh được lưu trữ lại tại giữa gốc chân ngực thứ tư và thứ
năm, khi con cái đẻ trứng tinh được phóng ra và thụ tinh cho trứng. Theo Nghĩa và
ctv (2001) tỷ lệ thụ tinh không phụ thuộc vào thời gian nuôi vỗ khi thời gian nuôi
vỗ kéo dài 60 ngày và cho thấy chất lượng trứng vẩn còn tốt.
Trứng cua sau khi đẻ được ấp dưới khoang bụng sau đó nở thành ấu trùng Zoae1
thời gian ấp tùy thuộc vào nhiệt độ và độ mặn của nước. Thời gian ấp trứng kéo
dài khoảng 9 – 12 ngày (Nghĩa, 2001; Hoàng Đức Đạt, 2004). Thời gian trứng nở
có thể kéo dài 3 – 6 giờ (Hoàng Đức Đạt, 2004; Nguyễn Cơ Thạch, 1989).
2.2

Nghiên cứu sản xuất giống cua biển ở Việt Nam và Thế Giới

Sản xuất nhân tạo giống cua biển đã được Ong Kah Sin khởi xướng đầu tiên vào
1964 ở Malaysia. Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống cua
biển được triển khai và ứng dụng. Tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế với qui mô
thí nghiệm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004).
2.2.1 Nuôi vỗ cua mẹ
Hệ Thống Nuôi Vỗ
Cua mẹ được nuôi vỗ nhiều hệ thống khác nhau, Ở Nhật Bản Cua mẹ được nuôi
vỗ trong bể lớn ngoài trời là 100m3 tận dụng từ các bể nuôi vỗ tôm biển (Cowan,
1984). Ở Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, và Việt Nam cua mẹ thường được nuôi vỗ
đặt trong phòng trên các bể có thể tích 1 - 2m2 (Heasman et al ., 1983; Marychamy
và ctv, 1992; Dat, 1992) (trích dẫn: Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005). Ngoài ra nuôi
vỗ cua cái cho đẻ cũng được ghi nhận ở Malaysia được nuôi trên các đầm lầy
(Zainoddin, 1991).

8



Ở Việt Nam, Theo Nghia (2004) cua mẹ được nuôi vỗ trong 3 hệ thống: bể
Composite thể tích 70lit được nối với hệ thống lọc sinh học 700 lít, che tối hoàn,
toàn hệ thống đặt trong nhà. Bể cement có thể tích 100lit đặt trong nhà và được
bảo vệ dưới tấm tole nhựa, dưới đáy bể phủ lớp cát dày 5cm cuối cùng là hệ thống
nuôi vỗ trong ao đất 60m2. hệ thống nuôi vỗ trong ao đất ít gây sốc và sinh sản tốt
hơn, tuy nhiên cua bố mẹ tử vong cao và trứng nhiễm ký sinh nhiều hơn (trích dẫn:
Phạm Văn Quyết, 2008). Theo Hoàng Đức Đạt (2004) nuôi vỗ có thể nuôi trong
ao đất dễ quản lý và chăm sóc nên xây dựng ao có diện tích 100 – 500m2, sâu 1,2 –
1,5m, mật độ nuôi tốt nhất 2 – 5con/m2. nuôi vỗ cua trong lồng: (dài 3m x Rộng
2m x Cao 1.2m) mật độ từ 2-4 con/m2 hoặc nuôi vỗ trong bể xi măng diện tích từ
4 – 30m2, cao 1.3m2, mật độ 2con/m2.
Nuôi Vỗ
Cua được chọn nuôi vỗ có trọng lượng thường 300 – 500g, CW từ 9 – 10cm
được chọn tự nhiên để nuôi vỗ. Đối với cua cái không ôm trứng, người ta nuôi vỗ
cua đực với cua cái chung với mật độ 1-3con/m2 để bất cập và đẻ trứng. Ở Đài
Loan, theo Cowan (1984) cua đẻ trứng sau khi giai vỹ 4 tháng. Trong khi ở Ấn độ,
chỉ khoảng 4- 6 tuần (Macrichamy, 1991). Cua được cắt kích thích sinh sản cua sẽ
đẻ trứng sau khi cắt mắt khoảng 21-32 ngày vào mùa đông và chỉ 10 – 12 ngày
mùa hè. (Heasman và Fielder, 1983).
Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ chủ yếu là hai mảnh vỗ, tôm và cá. Ở Nhật
Bản, người ta sử dụng hai mảnh vỗ sống trong quá trình nuôi vỗ hạn chế nhiễm
bẩn do nó đóng vai trò như lọc sinh học (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương, 2004).
Kích Thích Sinh Sản
Cắt mắt thúc đẩy quá trình phát triển tuyến sinh dục, cua nuôi vỗ sau khi cắt
mắt sẽ rút ngắn thời gian nuôi vỗ và có thể đẻ trứng quanh năm. Theo Hai và ctv
(1997) cua đã cắt mắt nuôi vỗ đẻ trứng sau 25, trường hợp cá biệt 5 ngày và 110
ngày, 2 – 10 ngày (Baylon và Failaman, 1999).
Nghĩa và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng và mùa vụ, ánh sáng và sự cắt lên

đặc điểm sinh sản của cua biển (Scylla paramamosain) kết quả cho thấy việc cắt
mắt ảnh hưởng lớn hơn mùa vụ sinh sản. Cắt mắt trái hay cắt mắt phải đều ảnh
hưởng như nhau, cắt hai mắt thời gian đẻ sau khi cắt mắt ngắn hơn cắt một mắt
nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sống thấp hơn cắt một mắt. Trong điều kiện cắt mắt

9


cua có tỷ lệ đẻ cao mà không phụ thuộc vào che tối. Cắt mắt trong nuôi vỗ có thể
tạo cua mạng trứng quanh năm.
Ấp Và Nở Trứng
Sau khi cua cái để trứng cua đực phải được tách riêng trách gây hại cho buồng
trứng và tránh ăn nhau. Cua cái ôm trứng được chuyển sang bể thủy tinh đáy bằng
có thể tích 60 lít, bể nhựa 100 lít hoặc bể composite từ 300 – 500 lít (Hanmasaki,
2002; Mann và ctv., 1999a) hay bể 1000 lít (Wiliams và ctv., 1998) (trích dẫn:
Phạm Văn Quyết, 2008). Theo Hoàng Đức Đạt (2004) Cua ôm trứng được nuôi
trong giai đặt dưới ao ngăn thành những ô nhỏ nuôi riêng từng con và tốt nhất nuôi
trên ximăng 0,5 – 1m3, nuôi riêng từng con. Cần quản lý môi trường tốt: độ mặn
30 ± 2‰, DO > 5mg/lit, nhiệt độ 29 ± 1oC, pH = 7,5 – 8,5, giữ cua nơi yên lặng.
Theo dõi sự phát triển của phôi, đánh giá tốc độ phát triển của phôi có thể dựa
vào màu sắc của buồng trứng vàng sáng, vàng sẫm, xám tro và cuối cuối cùng xám
đen (Hoàng Đức Đạt, 2004).
Cua trong quá trình ấp trứng thường thải trứng (Dat, 1999), Trứng có thể nhiễm
nhiều loại ký sinh trùng và nấm nếu chất lượng nước xấu đi (Churchill, 2003;
Hamasaki và hatai, 1993) (Trích dẫn: Phạm Văn Quyết, 2008). Theo Hamasaki và
Haitai (1993) việc sử dụng Formalin 25ppm xử lý nhiễm nấm của trứng chúng sẽ
gây độc trứng sau khi đẻ một ngày và cua mẹ trong thời gian lâu dài, Hamasaki đề
xuất nên xử lý nắm và ký sinh trùng bằng formol tốt nhất ở giai đoạn đầu của ấu
trùng hơn là xử lý trứng.
Thời gian phát triển của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ và độ mặn của nước, 10 –

12 ngày sau khi đẻ trứng khi nhiệt độ nước 28 – 30oC, độ mặn 30 ± 2‰ (Hoàng
Đức Đạt, 2004). Từ 7 – 10 ngày với nhiệt độ 23 – 25oC, độ mặn 34 – 35‰
(Marichamy và ctv, 1991), 16 – 17 ngày với nhiệt độ 23 – 25oC (Cowan, 1984)
(Trích dẫn: Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004). Nhiệt độ 29 – 30oC
và độ mặn 29 - 31‰ thời gian chỉ 9 – 11 ngày. (Hoàng Đức Đạt, 1997). Theo
nghiên cứu của Đoàn Văn Đẩu và ctv (1997) với nhiệt độ 19 - 26oC và độ mặn 22
– 28‰, thời gian kéo dài 26 - 29 ngày trong khi chỉ có 10 – 11 ngày với nhiệt độ
30 – 32oC, độ mặn 32‰.

10


2.2.2 Ương ấu trùng cua biển
Ảnh Hưởng Thể Tích và Mật Độ
Ấu trùng sau khi nở định lượng, khử trùng formol 100ppm một phút sau đó tiến
hành bố trí ương. Hệ thống ấu trùng rất phong phú, Theo Trần Ngọc Hải (2004) ở
Ấn Độ, ương ấu trùng với bể nhỏ 300lit với mật độ 25 – 75 con/lit. Ở Đài Loan,
thể tích 500lit với giai đoạn Zoae và 1 – 10 m3 với giai đoạn Megalopa mật độ
10/lit. Úc 30 – 100 con/lit, Nhật 10 - 50 con/lit, Malaysaia tư 25 – 30con/lit.
Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) nghiên cứu sự ảnh hưởng của
mật độ lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua xanh Scylla paramamosain
trong mô hình nước xanh. Thí nghiệm tiến hành với 3 mật độ 50, 75, 100 con/lit.
kết quả thu được tỷ lệ sống ở nghiệm thức 100con/lit là tốt nhất (9.11 ± 1.29%) và
tác giả đề xuất có thể ương ấu trùng với mật độ 100con/lit.
Ảnh Hưởng Của Thức Ăn
Có nhiều loại thức ăn đã được thực nghiệm ương nuôi ấu trùng như: Luân trùng
(Brachionus picatilit), Artemia, copepoda, chlorella, tetraselmis, Isochrysis,
Skeletonema và thức ăn nhân tạo (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương,
2004). Theo Hoàng Đức Đạt (2004) trong quá trình ương nuôi ấu trùng thức ăn
được sử dụng gồm tảo khuê chaetoceros và Skeletoma costatum (mật độ

60.000tb/mt) cho ăn 6 ngày đầu, Luân trùng (15con/lit) cho ăn 12 ngày đầu, mõi
ngày cho ăn 2 lần sáng chiều.
Yunus (1992) thực nghiệm ương ấu trùng cua biển sử dụng luân trùng cho ăn
mật độ 60con/lit thu được tỷ lệ sống cao hơn Zoea1 Và Zoea2 (55%) (trích dẫn:
Phạm Văn Quyết, 2008). Khi ương ấu trùng sử dụng Artemia trong suốt quá trình
ương cho thấy ấu trùng Artemia dường như lớn so với ấu trùng cua (Ong, 1964).
Ấu trùng mới nở có khả năng sử dụng ấu trùng Artemia nhưng nếu bổ sung Luân
trùng vào giai đoạn đầu làm tăng tỷ lệ sống (Baylon và Failaman, 1999; Ong,
1966).
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tươi sống như tảo, luân trùng, Artemia được
giàu hóa và không giàu hóa được trong mô hình nước xanh, Nước xanh thay nước,
nước xanh tuần hoàn, nước trong hở, nước trong thay nước được Trương Trọng
Nghĩa và ctv tiến hành (2001) kết quả thu được luân trùng được giàu là thức ăn tốt

11


nhất giai đoạn Zoae1 và Zoae2, mô hình nước xanh cho tỷ lệ sống cao nhất. cũng
theo kết quả nghiêm cứu của Nguyễn Cơ Thạch và ctv cho thấy Luân trùng
Brachionus chỉ phù hợp với giai đoạn Zoea1 – Zoea2 mà không phù hợp với giai
đoạn kế tiếp. Sự phối hợp của ba loại thức ăn luân trùng, Artemia và tảo cho tỷ lệ
sống cao nhất.
Ảnh Hưởng Các Yếu Tố Môi Trường
Trong quá trình ương nuôi ấu trùng yến tố môi trương là yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công và thất bại của quá trình.
Nhiệt độ và độ mặn, nhiều nghiên cứu ương nuôi ấu trùng với điều kiện môi
trường khác nhau. Theo Ong (1964), nhiệt độ ương nuôi ấu trùng 24,5 – 31,5oC và
độ mặn 29 – 33‰. Theo Heasman và Fielder (1983) nhiệt độ 27oC và độ mặn 27 –
33 ‰. Zainoddin (1991) nhiệt độ 28,5 – 32oC và độ mặn 29 – 32 ‰ (trích dẫn:
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004). Theo Hoàng Đức Đạt (2004)

trong quá trình ương nuôi phải đảm bảo yếu tố môi trường thích hợp: độ mặn 29 –
31‰, nhiệt độ 28 – 30oC, pH = 7.5 – 8.5, DO >5mg/lit. Khi nhiệt độ nước càng
cao thời gian biến thái diễn ra nhanh hơn và khoảng nhiệt độ và độ mặn thích hợp
26 – 30oC và 25 - 30 ‰ (Chen và Jeng, 1980).
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của ấu trùng được Hai
(1997) thực hiện với các nghiệm thức che tối hoàn toàn, dưới máy nhựa trong suốt
ấu trùng được nuôi trong mô hình nước xanh, sử dụng luân trùng trong nghiên
cứu. Sau nghiêm cứu tác giả đề xuất nên ương ấu trùng dưới máy che trong suốt
(cường độ sáng khoảng 4.500 – 6000lux) thời gian chiếu sáng 12h trong ngày có
tỷ lệ sống và biến thái tốt nhất (Phạm Văn Quyết, 2008).
Giá Thể
Trong ương ấu trùng khi chuyển sang giai đoạn Megalopa nên sử dụng dây Nylon
(Marichamy và Rajapackiam, 1992), lưới nhựa (Wickins và Lee, 2002) làm giá thể
làm tăng tỷ lệ sống ấu trùng (Phạm Văn Quyết, 2008).
Ương Cua Bột Lên Cua Giống
Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc Thái (2004) nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của chất đáy, độ mặn, mật độ và thức ăn khác nhau đến quá trình ương nuôi từ cua
bột lên cua giống được. Nghiên cứu được thực hiện với 4 thí nghiệm: thí nghiệm 1
xác định chất đáy thích hợp với các nghiệm thức (Trơ, San ho, Cát, Cát bùn); thí

12


Nghiệm 2: ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên thời gian lột xác và tỷ lệ sống của
Cua1 – Cua5 (với các nghiệm thức: 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰, 30‰); thí nghiệm
3: xác định mật độ thích hợp (với các nghiệm thức 10, 20, 30, 40, 50con/m2). Thí
nghiệm 4: ảnh hưởng của các loại thức ăn khác lên tăng trưởng và tỷ lệ sống ( thí
nghiệm với các nghiệm thức: thịt nhiễm thể, cá tạp, thức ăn viên, mực). Qua kết
quả nghiên cứu tác giả đề xuất như sau: khi ương cua bột lên cua giống chất đáy
thích hợp nhất bùn cát, độ mặn thích hợp khi ương là 15‰ có tỷ lệ sống và thời

gian lột xác của cua là ngăn nhất, mật độ ương có hiệu quả nhất là 30con/m2 (tuy
nhiên mật độ ương 10con/m2 có tỷ lệ sống cao nhất 72,17%), thức ăn thịt nhiễm
thể có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ
Ngọc Út (2006) độ mặn thích hợp cho cua giống Scylla paramamosain là 15 25‰, ở độ mặn 5‰ tăng trưởng kém và tỷ lệ sống thấp, cua không thể sống ở
vùng có độ mặn 0‰.

13


PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điển nghiên cứu
Thời Gian: từ 01/09/2008 – 01/12/2008
Địa Điểm : Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ
3.2. Vật liệu và trang thiết bị
3.2.1 Dụng cụ và hóa chất
- 20 bể nhựa có thể tích 100lit/bể để nuôi vỗ cua bố mẹ.
- 15 bể nhựa có thể tích 60lit để ương ấu trùng.
- 3 bể nhựa 200lit, dùng làm hệ thống lọc sinh học trong nuôi vỗ cua bố mẹ.
- 2 bể composite xử lý nước 4m3/bể.
- 2 bể composite 500lit dùng nuôi tảo và luân trùng.
- Keo thủy tinh ấp Artemia.
- Bể ấp cua mẹ, bể cho nở ấu trùng.
- Kính hiển vi, kính nhìn nổi.
- Giá thể (chùm Nylon, lưới) cho giai đoạn Megalopa.
- Các dụng cụ cốc thủy tinh, Đĩa petri, Vợt, sô, máy bơm
- Dụng cụ độ: Nhiệt độ, pH, DO, Độ mặn…
- Hóa chất : Forlmaline, chlorine, thiosulphate natri, Test chlorine, Test NO2-, test
TAN.
3.2.2 Vật Liệu
3.2.2.1 Nguồn Nước và xử lý nước

- Nước ngọt: lấy từ nước máy sinh hoạt.
- Nước mặn: là nước ót có độ mặn từ 80‰ - 120‰, xử lý bằng bột tẩy (chlorine)
với nồng độ 30 - 50ppm, sục khí liên tục 3 ngày, sau đó kiểm tra bằng bộ test

14


chlorine và trung hòa hàm lượng chlorine dư bằng Thio-sulfate-natri (nếu có)
trước khi bơm qua túi lọc để đưa vào sử dụng.
- Nước lợ: dùng hai nguồn nước ngọt và mặn vừa nêu trên để pha thành nước có
độ mặn 30‰ dùng cho nuôi vỗ cua mẹ và ương ấu trùng, 25‰ dùng để nuôi luân
trùng, tảo. Nước sau khi pha với độ mặn thích xử lý EDTA 10ppm sục khí liên tục
12 – 24h, bơm qua túi lọc 5µm và đưa vào sử dụng.
3.2.2.2 Nguồn Cua Mẹ
Cua mẹ được thu mua từ các ghe cào hoặc trong đằm quảng canh ở Cà Màu. Tiêu
chuẩn lựa chọn cua mẹ:
- Có yếm tròn chứa đầy gạch
- Cơ thể nguyên vẹn (càng, chân) không bị xay xát
- Có màu sắc sáng, hoạt động mạnh
- Không có dấu hiệu bệnh lý
- Kích cỡ cua cái từ 250g – 600g tùy thuộc vào nhu cầu.
3.2.2.3 Thức Ăn Và Chất Giàu Hóa.
Thức Ăn:
- Thức ăn dùng để nuôi vỗ cua mẹ là Sò Huyết, Nghêu, Vộp, Mực
tươi.
- Thức ăn dùng cho ương nuôi ấu trùng gồm: luân trùng Barchionus plicatilis
(Nguồn giống từ phòng thức ăn tự nhiên – Khoa Thủy Sản.), Artemia dòng vĩnh
châu (Nguồn: Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ - Khoa Thủy Sản).
Chất Giàu Hóa
- Tảo Chlorella được gây nuôi từ cá rô phi (được gây nuôi ở 5‰ sau đó nâng dần

lên 25‰.)
- DHA và Sản Phẩm Procomlet (chứa acid amin, khoáng vi lượng), Vitamin C.
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu.
3.3.1. Thí Nghiêm 1: So Sánh Chất Lượng Sinh Sản Của Cua Mẹ Có Kích Cỡ
Khác Nhau.
Thí Nghiệm gồm 4 nghiệm thức với kích cỡ (Trọng Lượng) cua mẹ khác nhau.
15


- Nghiệm Thức 1: 250 – 300gam.
- Nghiệm Thức 2: 350 – 400gam.
- Nghiệm Thức 3: 450 – 500gam.
- Nghiệm Thức 4: 550 – 600gam.
Mỗi nghiệm thức 5 cua mẹ
Cua mẹ được nuôi trong hệ thống tuần hoàn (được chuẩn bị trước từ 2 - 3 tuần, sử
dụng NH4Cl cấy lọc cho vi khuẩn phát triển), 20con cua mẹ được bố trí 20 bể
nhựa (mỗi bể bố trí một con) 100lit dưới đáy phủ lớp cát dày khoảng 15cm chia
thành 4 dãy với 4 nghiệm thức. Cua mẹ được tắm Formaline 100ppm trong một
phút trước khi cho vào bể nuôi, 2 ngày sau tiến hành cắt mắt. Nước nuôi cua mẹ có
độ mặn 30‰, xử lý nước nuôi cua mẹ tương tự như ương nuôi ấu trùng. Tốc độ
trao đổi lọc khoảng 100 – 200%/ngày. Định kỳ 2 tuần thay 50% nước độ mặn
30‰ cho toàn hệ thống.
Hằng ngày cho cua mẹ ăn bằng Sò Huyết, Mực tươi, Ngêu, Vộp khẩu phần từ 5 –
10% trọng lượng thân, cho ăn 2 lần (Sáng, chiều), thức ăn thừa được loại bỏ sau
bữa ăn kế tiếp.
Hàng ngày theo dõi để phát hiện cua để trứng, sau khi cua đẻ một ngày chuyển cua
ra bể ấp (100lit), mỗi ngày thay nước 100%, chỉ cho cua trứng ăn buổi chiều sau
khi thay nước. Khi trứng chuyển sang nâu đen chuyển cua sang bể nở trước khi
chuyển sang bể nở xử lý Formol 100ppm/30s.
Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

- Thời gian đẻ (ngày) : Thời gian từ khi cắt mắt đến khi cua đẻ.
- Tỷ lệ đẻ (%) = (Số cua đẻ/Số cua nuôi vỗ)x100.
- Thời gian ấp trứng (ngày): thời gian từ khi cua đẻ đến khi nở thành ấu trùng.
- Sức sinh sản tuyệt đối (Trứng): Số trứng có được trên buồng trứng/lần đẻ.
- Sức sinh sản tương đối (trứng/gam): Số trứng/trọng lượng thân
- Tỷ lệ thụ tinh (%): (số trứng thụ tinh/100 trứng quan sát) x 100(lấy mẩu trứng ở
ngày thứ 5 quan sát trên kính hiển vi).
- Tổng ấu trùng: tổng số ấu trùng Zoea thu được.

16


- Tỷ lệ nở (%): Số ấu trùng nỡ trên 100 trứng thụ tinh.
- Đường kín trứng: được đo trên kính nhìn nổi, lấy ngẩu nhiên trứng trên buồng
trứng ở ngày thứ nhất sau khi đẻ.
- Số trứng/gam trứng: xác định sô trứng trên gam trứng bằng cách cân 0.2gam
trứng đếm lập lại 3 lần.
3.3.2 Thí Nghiệm 2: So Sánh Khả Năng Ương Nuôi Của Ấu Trùng Từ Nguồn
Cua Mẹ Có Kích Cỡ Khác Nhau.
Thí Nghiệm với 4 nghiệm thức được tiến hành lập lại 3 lần.
- Nghiệm thức 1: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 250 – 300g.
- Nghiệm thức 2: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 350 – 400g.
- Nghiệm thức 3: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 450 – 500g.
- Nghiệm thức 4: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 550 – 600g.
Sau khi ấu trùng nở hoàn toàn tiến hành thu ấu trùng, định lượng ấu trùng. ấu
trùng trước khi bố trí vào bể ương được xử lý Formol 100ppm/30s.
Ấu trùng được ương bể nhựa (đáy bằng) có thể tích 60lit (thể tích ương 50lit), mật
độ 150 Zoea1/lit, độ mận 30‰, mõi bể bố trí một cục đá bột mịn, sục khí nhẹ giai
đoạn đầu. Bố trí với 3 lần lập lại.
Thức ăn cho ấu trùng

Tùy theo giai đoạn ấu trùng và cho ăn khác nhau để phù hợp với cỡ miệng ấu
trùng. Thức ăn sử dụng gồm có luân trùng và Artemia
Luân trùng được nuôi sinh khối ở độ mặn 25‰ bằng men bánh mì, 2 ngày trước
khi sử dụng cho ấu Zoea ăn luân trùng được nuôi bằng tảo Chlorella (được gây
nuôi từ cá tảo rô phi được chuẩn bị trước.).
Trứng bào xác Artemia được ấp mật độ 1g/lit, ở độ mặn 25‰, sục khí liên tục,
chiếu sáng 24/24h (Artemia bung dù: ấp 12h; Artemia nở: ấp18h.). Trứng trước
khi ấp được tẩy vỏ bằng dung dịch chlorine 100ppm từ 2 – 5 phút. Chế độ cho ăn
được trình bày như bảng:

17


×