Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ẢNH HƯỞNG của mật độ lên TĂNG TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG của cá rô đầu VUÔNG và cá rô cà MAU (anabas testudienus bloch, 1792) GIAI đoạn từ bột lên GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.1 KB, 58 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ỦY S ẢN
KHOA TH
THỦ
---���---

ỄN HI
ỀN DO
NGUY
NGUYỄ
HIỀ

NG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TĂNG TR
ƯỞ
NG
ẢNH HƯỞ
ƯỞNG
TRƯỞ
ƯỞNG
U VU
ÔNG VÀ
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ ĐẦ
ĐẦU
VUÔ


CÁ RÔ CÀ MAU(Anabas testudienus Bloch, 1792)
ỐNG
GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GI
GIỐ

ẬN VĂN TỐT NGHI
ỆP ĐẠ
LU
LUẬ
NGHIỆ
ĐẠII HỌC
ÀNH NU
ÔI TR
ỒNG TH
ỦY SẢN
NG
NGÀ
NUÔ
TRỒ
THỦ

2013


ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG

ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ỦY S ẢN
KHOA TH
THỦ
---���---

ỄN HI
ỀN DO
NGUY
NGUYỄ
HIỀ

NG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TĂNG TR
ƯỞ
NG
ẢNH HƯỞ
ƯỞNG
TRƯỞ
ƯỞNG
U VU
ÔNG VÀ
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ ĐẦ
ĐẦU
VUÔ
CÁ RÔ CÀ MAU(Anabas testudienus Bloch, 1792)
ỐNG
GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GI
GIỐ


ẬN VĂN TỐT NGHI
ỆP ĐẠ
LU
LUẬ
NGHIỆ
ĐẠII HỌC
NG
ÀNH NU
ÔI TR
ỒNG TH
ỦY SẢN
NGÀ
NUÔ
TRỒ
THỦ

NG DẪN
CÁN BỘ HƯỚ
ƯỚNG
NG THU
Ý YÊ N
TS. DƯƠ
ƯƠNG
THUÝ

2013


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm khoa

Thủy sản và Bộ môn Kỷ thuật nuôi cá nước ngọt – Khoa Thủy sản – Trường
Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu đề tài để
hoàn thành chương trình học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô hướng dẫn TS. Dương Thúy Yên
đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cũng
như cho tôi những lời khuyên quí báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn lớp liên thông nuôi trồng thuỷ sản
khoá 37 đã giúp đỡ, động viên nhau trong suốt quá trình học tập
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và người thân đã cổ vũ,
động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được học tập và hoàn thành
khóa học.

Chân thành cảm ơn!

Nguyễn Hiền Do


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu
vuông và cá rô Cà Mau giai đoạn từ bột lên giống” được bố trí trên bể
composite với bốn nghiệm thức với hai dòng cá và hai mật độ khác nhau. Thí
nghiệm được thực hiện tại trại cá nước ngọt – Khoa Thủy sản – Trường Đại
học Cần Thơ.
Nghiên cứu chia làm hai thí nghiệm cùng bốn nghiệm thức với 3 lần lập lại.
Thí nghiệm I ương cá từ bột đến 14 ngày tuổi với mật độ 2 và 3 con/L ở mỗi
dòng cá. Thí nghiệm II, sau khi thu hoạch cá ở thí nghiệm I, cá được phân làm
3 cỡ (lớn, vừa, nhỏ) ứng với một nghiệm thức rồi nuôi tiếp đến 45 ngày tuổi
với mật độ 0,5 và 1 con/L. Mẫu tăng trưởng của cá được thu khi kết thúc thí
nghiệm I và 15 ngày/lần ở thí nghiệm II.

Các yếu tố môi trường trong cả hai thí nghiệm đều phù hợp cho sự phát triển
của cá. Nhiệt độ trung bình buổi sáng là 28,050C và buổi chiều là 30,30C, giá
trị pH biến đổi không lớn giữa sáng (7,33) và chiều (8,07) và hàm lượng TAN
trung bình là 0,35 (mg/L).
Ở thí nghiệm I, ương từ bột lên hương, tăng trưởng về chiều dài của cá cao
nhất là nghiệm thức đầu vuông 3 con/L (0,167±0,005 cm/ngày) và khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với các nghiêm thức còn lại, thấp nhất
nghiệm thức Cà Mau 3 con/L (0,090±0,010). Tỷ lệ sống ở nghiệm thức 2
con/L (Cà Mau: 44,05±5,87% và đầu vuông: 41,50±5,56%) cao hơn có ý
nghĩa thống kê (p <0,05) so với nghiệm thức 3 con/L (tương ứng là
20,92±9,63% và 19,74±1,06%).
Ở thí nghiệm II, ương từ hương lên giống, cá đầu vuông có tăng trưởng (chiều
dài là 4,78±1,1cm và khối lượng là 2,63±1,7g) nhanh hơn có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) so với dòng cá Cà Mau (3,97±0,44cm và 1,37±0,51g). Tuy nhiên tỷ
lệ sống của cá đầu vuông (71,33±6,04%) thấp hơn có ý nghĩa so với cá Cà
Mau (91,67±5,04%). Mật độ thí nghiệm không ảnh hưởng có ý nghĩa đến
tăng trưởng và tỷ lệ sống của hai dòng cá. Cá có kích cỡ ban đầu lớn thì tăng
trưởng nhanh hơn cá nhỏ nhưng có tỷ lệ sống thấp hơn cá nhỏ và sự sai khác
này là có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

i


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT......................................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... vi

Chương 1...................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 1
1.1. Giới thiệu........................................................................................................... 1
1.3. Nội dung của đề tài............................................................................................ 2
1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài.............................................................. 2
Chương 2...................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................. 3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô đồng..................................................................... 3
2.1.1. Phân loại..................................................................................................... 3
2.1.2. Phân bố....................................................................................................... 3
2.1.3. Đặc điểm hình thái......................................................................................4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................................4
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng..................................................................................4
2.2. Một số nghiên cứu về mật độ ương của một số loài cá..................................... 5
Chương 3...................................................................................................................... 7
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 7
3.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................7
3.1.1 Dụng cụ........................................................................................................7
3.1.2. Nguồn cá thí nghiệm...................................................................................7
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 7
3.2.1 Thí nghiệm 1: So sánh tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông và cá
rô Cà Mau giai đoạn bột đến 14 ngày ương..........................................................7
3.2.2. Thí nghiệm 2: So sánh tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông và
cá rô Cà Mau giai đoạn 15 đến 45 ngày ương...................................................... 8
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................9
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu....................................................................9
3.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................ 10
Chương 4.................................................................................................................... 11
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................11
4.1. Các yếu tố môi trường..................................................................................... 11

4.2. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm I............................................. 12
4.3 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ở thí nghiệm II.......................13
4.3.1 Tăng trưởng về chiều dài........................................................................... 14
4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng........................................................................ 15
4.3.3 Tỷ lệ sống.................................................................................................. 17
4.4 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Cà Mau ở thí nghiệm II...........................18
4.4.1 Tăng trưởng về chiều dài........................................................................... 18
4.4.2 Tăng trưởng về khối lượng........................................................................ 20
4.4.3 Tỷ lệ sống.................................................................................................. 21
4.5 Ảnh hưởng của dòng cá, mật độ và kích cỡ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của
hai dòng cá giai đoạn hương lên giống...................................................................22

ii


4.5.1 Dòng cá......................................................................................................23
4.5.2 Mật độ........................................................................................................24
4.5.3 Kích cỡ.......................................................................................................25
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................... 26
5.1 Kết luận.............................................................................................................26
5.2 Đề xuất..............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 27

iii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Chế độ cho ăn cá rô đồng trong 14 ngày (Theo Hà Huy Tùng, 2012)........8
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường theo dõi trong thời gian thí nghiệm.....................11

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống (TLS) của hai dòng cá rô ở thí
nghiệm I...................................................................................................................... 12
Bảng 4.3: Bảng giá trị P thể hiện mức độ ảnh hưởng của kích cỡ và mật độ lên tăng
trưởng cá rô đầu vuông............................................................................................... 13
Bảng 4.4: Bảng giá trị P thể hiện mức độ ảnh hưởng của kích cỡ và mật độ lên tăng
trưởng cá rô Cà Mau................................................................................................... 18
Bảng 4.5: Bảng giá trị P thể hiện mức độ ảnh hưởng của dòng cá, mật độ và kích cỡ
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá........................................................................... 23
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của dòng cá lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá....................23
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá..................... 24
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của kích cỡ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.................... 25

iv


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình thái cá rô đồng (Anabas testudineus Boch, 1792).................... 3
Hình 4.1a: Tăng trưởng chiều dài của cá rô đầu vuông theo mật độ............... 14
Hình 4.1b: Tăng trưởng chiều dài của cá rô đầu vuông theo kích cỡ.............. 15
Hình 4.3a: Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông theo mật độ.................................. 17
Hình 4.3b: Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông theo kích cỡ................................. 18
Hình 4.4a: Tăng trưởng chiều dài của cá rô Cà Mau theo mật độ................... 19
Hình 4.4b: Tăng trưởng chiều dài của cá rô Cà Mau theo kích cỡ.................. 19
Hình 4.5a: Tăng trưởng khối lượng của cá rô Cà Mau theo mật độ................ 20
Hình 4.5b: Tăng trưởng khối lượng của cá rô Cà Mau theo kích cỡ............... 20
Hình 4.6a: Tỷ lệ sống của cá Cà Mau theo mật độ.......................................... 21
Hình 4.6b: Tỷ lệ sống của cá Cà Mau theo kích cỡ......................................... 22

v



ẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VI
VIẾ
ĐV-2: đầu vuông-mật độ 2con/L
CM-2: Cà Mau-mật độ 2con/L
ĐV-3: đầu vuông-mật độ 3con/L
CM-3: Cà Mau-mật độ 3con/L
ĐV-0,5: đầu vuông-mật độ 0,5con/L
CM-0,5: Cà Mau-mật độ 0,5con/L
ĐV-1: đầu vuông-mật độ 1con/L
CM-1: Cà Mau-mật độ 1con/L
L1: chiều dài cá 1 ngày tuổi
L 14: chiều dài cá 14 ngày tuổi
L 30: chiều dài cá 30 ngày tuổi
L 45: chiều dài cá 45 ngày tuổi
W30: khối lượng cá 30 ngày tuổi
W 45: khối lượng cá 45 ngày tuổi
DLG: tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
DWG: tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
TLS: tỷ lệ sống

vi


ươ
ng 1
Ch
Chươ

ương
T VẤN ĐỀ
ĐẶ
ĐẶT
ới thi
1.1. Gi
Giớ
thiệệu
Bên cạnh cây lúa thì con cá, con tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung
được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong những năm qua sản xuất thủy sản đạt được những thành tựu đáng kể.
Năm 2011, sản lượng nuôi thủy sản đạt 3 triệu tấn tăng gấp 9,7 lần so với năm
1990, bình quân tăng 12,02%/năm. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên
164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011
đạt trên 6,11 tỷ USD tăng gấp 29,8 lần so với năm 1990, bình quân tăng
18,5%/năm. Thủy sản luôn nằm trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu của đất
nước và giữ vị trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới (Nguồn:
tổng cục thống kê, Sở NN&PTNT các tỉnh năm 2011).
Trong những đối tượng nuôi thủy sản chủ lực ở Đồng bằng Sông Cửu Long,
cá đồng đóng vai trò quan trọng như cá lóc, cá trê, cá rô đồng,… Cá rô đồng
(Anabas testudineus) là loài cá có tiềm năng lớn, phẩm chất thịt thơm ngon, có
giá trị được người tiêu dùng ưa chuộng và cũng là một trong những đối tượng
nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân hiện nay. Cá rô đồng có
thể sống ở thủy vực nước ngọt và lợ mặn, chủ yếu ở kênh, rạch, ao, hồ, đầm
lầy và cửa sông những nơi ngập lụt và tù đọng. Cá có cơ quan hô hấp khí trời
nên có thể chịu đựng được các điều kiện bất lợi của môi trường như thiếu oxy
trong những ao tù đọng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá
rô đầu vuông mới được phát hiện từ năm 2009 có những đặc điểm về hình thái
và tập tính giống hệt như cá rô đồng nhưng trong nuôi thương phẩm lại có tốc
độ tăng trưởng nhanh và kích thước lớn hơn cá rô đồng khi trưởng thành. Hiện

nay việc ương nuôi cá rô đồng được phát triển ở nhiều địa phương song vẫn
còn gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn ương từ bột lên giống như cá tăng trưởng
chậm, tỷ lệ sống chưa cao.
Trong giai đoạn cá bột, cá rô đồng chưa hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của
cơ thể nên chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu
tố mật độ ương. Khi ương ở mật độ cao, cá sẽ cạnh tranh lẫn nhau về môi
trường sống, thức ăn và có thể ăn thịt lẫn nhau do tần suất gặp nhau nhiều và
giai đoạn này khả năng thích nghi cũng như tự vệ của cá rất kém. Nghiên cứu
trước đây về mật độ ương của cá rô đầu vuông ở điều kiện ương trong bể nhỏ
cho thấy tỉ lệ sống của cá sau 60 ngày ương ở mật độ 1500 và 2000 con/m2
cao hơn có ý nghĩa so với mật độ 2500 con/m2. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật
độ còn tùy thuộc vào thể tích bể, chế độ chăm sóc cho ăn, giai đoạn phát triển


của cá… Hơn nữa, cá có nguồn gốc ở các vùng khác nhau có thể thể hiện tăng
trưởng và tỉ lệ sống khác nhau ở cùng một điều kiện ương. Việc xác định mật
độ ương thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ương cá rô đồng. Do đó đề
nh hưở
ng của mật độ lên tăng tr
ưở
ng và tỷ lệ sống của cá rô đầ
u
tài “Ả
“Ảnh
ưởng
trưở
ưởng
đầu
ống
” được thực hiện nhằm

vu
vuôông và cá rô Cà Mau giai đoạn từ bột lên gi
giố
ng”
góp phần làm cơ sở nghiên cứu phục vụ nghề ương, nuôi trong thời gian tới.
1.2. Mục ti
tiêêu của đề tài
Đề tài nhằm tìm ra mật độ ương thích hợp ở từng giai đoạn ương (bột lên
hương và hương lên giống) của hai dòng cá rô đầu vuông và cá rô Cà Mau.
1.3. Nội dung của đề tài
- So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông và cá rô Cà
Mau giai đoạn bột đến 14 ngày ương ở hai mật độ 2 và 3 con/L.
- So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông và cá rô Cà
Mau giai đoạn 15 đến 45 ngày ương ở hai mật độ 0,5 và 1 con/L.
ời gian và đị
ực hi
1.4. Th
Thờ
địaa điểm th
thự
hiệện đề tài
- Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2013.
- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại Cá Thực Nghiệm - Bộ môn Kỹ
thuật nuôi cá nước ngọt - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.
.


ươ
ng 2
Ch

Chươ
ương
ỆU
TỔNG QUAN TÀI LI
LIỆ
ng
2.1. Đặ
Đặcc điểm sinh học của cá rô đồ
đồng
2.1.1. Ph
Phâân lo
loạại
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), cá Rô đồng thuộc:
Lớp: cá xương Osteichthyes
Bộ: cá vượt Perciformes
Bộ phụ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas

Loài: Anabas testudineus (Boch, 1792)
Hình 2.1. Hình thái cá rô đồng (Anabas testudineus Boch, 1792)
2.1.2. Ph
Phâân bố
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, phân bố khá rộng trên thế giới. Từ Nam
Trung Quốc, Đông Nam Á đến Ấn Độ và các quần đảo giữa Ấn Độ và châu
Úc. Ở Đông Nam Á chúng phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia,
Myanma. Cá rô thường sống ở những nơi có mặt nước nông và tĩnh (0,5-1,5m),
nhiều cây cỏ thủy sinh và chất đáy có nhiều mùn bã hữu cơ (Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá rô phân bố nhiều ở khu vực trũng, nước

ngập quanh năm như rừng U Minh Hạ (Cà Mau),U Minh Thượng (Kiên Giang)
và vùng Tứ Giác Long Xuyên. Cũng thường gặp chúng ở kênh mương thủy
lợi , ao, hồ, ruộng lúa, mương, rãnh, đầm, sông rạch,…(Dương Nhựt Long,
2004).


2.1.3. Đặ
Đặcc điểm hình th
tháái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô đồng có thân
hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng
vừa, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng
nhỏ nhọn. Mắt to, tròn nằm lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn
gần điểm cuối nắp mang. Trên đầu có nhiều lỗ cảm giác. Gốc vi lưng lưng rất
dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. Khởi điểm vi lưng ở trên vảy
đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn ngang
vảy đường bên thứ 14 – 15, gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và
chạy dài dến gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn, không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn,
vi bụng cứng nhọn. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh
và lợt dần xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau
xương nắp mang có một màng da nhỏ màu đen. Có một đốm đen đậm giữa
gốc vi đuôi ngoài ra còn có một số đặc điểm đen mờ nằm rải rác trên thân.
2.1.4. Đặ
ng
Đặcc điểm dinh dưỡ
ưỡng
Cá rô đồng là loài cá ăn tạp thiêng về động vật do cấu tạo tiêu hóa ngắn so với
chiều dài của thân cá 0,76 - 1,06. Cá có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai
hàm, trên 2 hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và
răng có trên xương lá mía. Cá rô đồng có thể ăn các loài tép, tôm, cá, động vật

không xương sống, côn trùng bay trong không khí, lúa, gạo, hạt cỏ, phân động
vật, cá rô đồng có thể tấn công các động vật nhỏ hơn chúng để ăn, nên được
xếp loại cá dữ nhưng mức độ dữ có giới hạn. Tính dữ được thể hiện khi trong
đàn cá có cá chết những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết hoặc trong giai
đoạn cá giống, khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn những cá nhỏ, đây là
một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá (Dương Nhựt Long,
2004).
Cá bắt đầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá là những giống
loài động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như: giáp xác râu ngành, ấu trùng tôm cá
hoặc cả thức ăn chế biến. Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức
ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn
trùng, mầm non thuỷ thực vật. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức
ăn chế biến và phụ phẩm nông nghiệp rất tốt (Dương Nhựt Long, 2004).
ưở
ng
2.1.5. Đặ
Đặcc điểm sinh tr
trưở
ưởng
Sau khi nở khoảng 60 giờ, cá rô đồng ăn được phiêu sinh động vật (Moina) và
thức ăn nhân tạo. Ngày thứ 8 trở đi cá rượt đuổi các loài cá nhỏ hơn để ăn thịt.
Tính ăn động vật của cá thể hiện ở 8- 10 ngày tuổi. Do đó ương cá rô đồng


muốn có tỷ lệ sống cao thì phải cung cấp thức ăn đầy đủ,đặc biệt là thức ăn
phải ở dạng lơ lửng trong nước vì cá không có tập tính sục đáy để tìm thức ăn
và cá giống khi ương nuôi phải hạn chế sự chênh lệch độ lớn về kích thước
nhằm tránh cá ăn thịt lẩn nhau.
Ngày 10 cá dài 0,57 - 0,67 cm.
Ngày 17 cá dài 0,96 - 1,2 cm.

Ngày 30 cá dài 1,9 - 2,43 cm.
Đến 20 ngày tuổi, cá rô đồng đã ngoi lên khỏi mặt nước đớp khí trời, điều đó
chứng tỏ cơ quan hô hấp trên mang đã hình thành. Tốc độ tăng trưởng của cá
rô đồng phụ thuộc vào thành phần và số lượng thức ăn cung cấp, sau 6 tháng
nuôi cá đạt khối lượng từ 60 - 100 g/con (Dương Nhựt Long, 2004).
2.1.6. Đặ
Đặcc điểm sinh sản
Ngoài tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa mưa. Đầu mùa mưa cá di chuyển
từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu
mùa như: ruộng, ao, đìa v.v... nơi có chiều sâu cột nước 30 - 40 cm để sinh sản.
Cá rô đồng không có tập tính giữ con. Ở chiều dài 10 – 13 cm, cá rô đồng
tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá cao đạt 30 - 40 vạn trứng/kg cá
cái, trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng. Cá đẻ 3 - 4 lần/năm
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Theo Dương Nhựt Long (2004) trứng cá rô thành thục thường có màu trắng
ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao
động từ 1,1-1,2mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi. Sức sinh sản của cá
cao đạt khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái.
ng của một số lo
à i cá
2.2. Một số nghi
nghiêên cứu về mật độ ươ
ương
loà
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì mật độ cá thả là một
trong những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ương. Mật đô
cá bột hoặc cá hương được chi phối bởi loài cá thả, cụ thể là kích thước cá bột,
loài đó có hay không có cơ quan hô hấp phụ, phương thức ương. Đối với cá
lóc, cá trê, mật độ ương từ hương lên giống trong ao là 80-100 con/m2, với cá
Rô đồng, sặc rằn, hường, mật độ là 150-200 con/m2 .

Theo Dương Nhựt Long (2004) ương cá rô đồng trong bể ximăng với mật độ
500con/m3 thì cho kết quả tăng trưởng và tỉ lệ sống cao nhất. Còn theo
Nguyễn Văn Tự (2011) khi ương cá rô với mật độ lần lượt là 1500, 2000 và
2500 con/m2 thì tỷ lệ sống lần lượt là 24,67%, 24,56% và 19,73%, còn về sinh


trưởng về chiều dài và khối lượng theo ngày có xu hướng giảm dần theo sự gia
tăng của mật độ.
Tỷ lệ sống của cá thát lát sau 56 ngày ương trên bể composite dao động từ
38,11% đến 93,32% tùy vào nghiệm thức. Tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng
chủ yếu từ yếu tố mật độ, vì khi ương với các mật độ 100, 150, 200 con/m2 thì
tỷ lệ sống ở nghiệm thức 100 con/m2 có tỷ lệ sống cao nhất (80,88-93,32%)
(Lê Ngọc Diện và ctv, 2006).
Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008) khi ương cá leo với
các mật độ khác nhau cho kết quả như sau: ở mật độ 100 con/m2 cho tỷ lệ sống
cao nhất 12%, khối lượng trung bình 17g/con, 200 con/m2 thì tỷ lệ sống là 4%
với khối lượng trung bình 17,53g/con, 300 con/m2 có tỷ lệ sống thấp nhất 2%
nhưng khối lượng trung bình của cá cao nhất 18,28g/con.
Khi ương cá lóc bông ở các mật độ 600, 900, 1200 con/m2 trong bể ximăng từ
0-30 ngày tuổi không san thưa thì tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống khác biệt
không có ý nghĩa thống kê cho nên có thể ương cá lốc bông với mật độ 1200
con/m2. Còn có san thưa thì nên san thưa ở tuần thứ II để đặt kết quả cao nhất
(Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008).
Theo Võ Thành Trọng (2011) khi ương cá tra trong ao đất thì tốc độ tăng
trưởng của cá ở mật độ 400 con/m2 nhanh hơn mật độ 600 và 800 con/m2. Tỷ
lệ sống ở mật độ 400 con/m2 sau 50 ngày ương là 11,72%, ở mật độ 600
con/m2 11,35% và 10,43% ở mật độ 800 con/m2. Còn theo Nguyễn Chung
(2008) ương với mật độ 250-400 con/m2 sau thời gian ương lên giống, tỷ lệ
sống đạt 31-58%.
Khi ương các dòng cá rô đồng trong thùng nhựa 200L giai đoạn 15-55 ngày

tuổi, với mật độ 70 con/200L thì tỷ lệ sống từ 55-64% khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, còn chiều dài và khối lượng trung bình
dao động từ 4,06-5,03 cm/và 1,61-2,17 g/con khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa các nghiệm thức. Ở thí nghiệm này dòng cá có ảnh hưởng đến tăng
trưởng nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống (Nguyễn Hữu Tín, 2012).
Theo Hồ Mỹ Hạnh (2003) khi ương cá rô trên bể xi măng có thể tích 1 x 1 x
0,7m với 3 mật độ ương: 500 con/m2, 1000 con/m2, 1500 con/m2 (tương ứng
với 0,7; 1,4 và 2,1 con/L) thì tỷ lệ sống trung bình của cá sau 28 ngày ương ở
nghiệm thức 500 con/m2 đạt 22,07%, 1000 con/m2 là 7,67% và 1500 con/m2 là
6,71%. Khi ương với mật độ cao cá sẽ cạmh tranh nhau về thức ăn và môi
trường sống dẫn đến tỷ lệ sống thường thấp hơn so với mật độ thưa.


ươ
ng 3
Ch
Chươ
ương
ỆU VÀ PH
ƯƠ
NG PH
ÁP NGHI
ÊN CỨU
VẬT LI
LIỆ
PHƯƠ
ƯƠNG
PHÁ
NGHIÊ
3.1. Vật li

liệệu nghi
nghiêên cứu
3.1.1 Dụng cụ
Bể composite
Máy sục khí.
Cân điện tử.
Thước đo.
Kính hiển vi.
Vợt vớt cá.
Nhiệt kế.
Bộ test môi trường.
Một số dụng cụ cần thiết khác khác.
3.1.2. Ngu
Nguồồn cá th
thíí nghi
nghiệệm
Cá rô đầu vuông: Cá bố mẹ được mua của nông dân hai xã Vĩnh Thuận Tây,
Vĩnh Thuận Đông và trung tâm giống Nông Nghiệp tỉnh Hậu Giang về cho
sinh sản tại khoa Thủy sản - trường Đại học Cần Thơ.
Cá rô Cà Mau: Nguồn cá bố mẹ được thu tại rừng huyện U Minh - tỉnh Cà
Mau về cho sinh sản.
ươ
ng ph
3.2. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu
ưở
ng và tỷ lệ sống của cá rô đầ

u vu
ông
3.2.1 Th
Thíí nghi
nghiệệm 1: So sánh tăng tr
trưở
ưởng
đầu
vuô
n 14 ng
ày ươ
ng
và cá rô Cà Mau giai đoạn bột đế
đến
ngà
ương
Bố tr
tríí th
thíí nghi
nghiệệm
Sau khi cá nở được một ngày thì tiến hành bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được
bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức cho 2 dòng cá rô với 2 mật độ khác nhau
(2 con/L và 3 con/L). Cụ thể, các nghiệm thức bao gồm:
- Nghiệm thức I: dòng cá rô đầu vuông; mật độ ương 2 con/L (ĐV-2)
- Nghiệm thức II: dòng cá rô Cà Mau; mật độ ương 2 con/L (CM-2)
- Nghiệm thức III: dòng cá rô đầu vuông; mật độ ương 3 con/L (ĐV-3)
- Nghiệm thức IV: dòng cá rô Cà Mau; mật độ ương 3 con/L (CM-3)
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (tổng số là 12 bể). Cá được bố trí vào
bể ương 0,5m3.



ng
Chu
Chuẩẩn bị bể ươ
ương
Các bể ương được rửa sạch, lắp hệ thống sục khí sau nước sạch được cấp vào
bể ương, dùng Green water của công ty Vimedim với thành phần là Nitrogen,
Phosphorus Potassium, Fe, Co, Zn...sử dụng 6g/m3 và Vimbitech (công ty
Vimedim) với thành phần là: Lactobacillus spp, Bacillus spp, Saccharomycess
cerevisiae, enzyme Protease, emzyme Amylase, emzyme Cellulose....sử dụng
2g/m3 để gây thức ăn tự nhiên và tạo màu nước (Bùi Minh Tâm, 2012).
Ch
Chếế độ cho ăn
Bảng 3.1: Chế độ cho ăn cá rô đồng trong 14 ngày (Theo Hà Huy Tùng, 2012)
Ngày
1

2

3

+

+

+

+

+


4-5

6-7

8-10

+

+

+

11-14

Loại TA
Luân trùng
Moina
TACN

+

+

Luân trùng và Moina được cho ăn bằng cách thả sinh khối vào bể (1L/1vạn cá
bột/ngày). TACN được mua ngoài thị trường vừa với cỡ miệng cá (dưới 14
ngày tuổi thì cho ăn bột mịn sau đó đến mảnh nhỏ và viên nổi hiệu Tomboy,
chứa 40-42% đạm). Ngày cho ăn 3 lần vào lúc 7h00, 12h00, 17h00, cho cá ăn
theo nhu cầu.
Ch

Chếế độ ch
chăăm sóc
Hằng ngày kiểm tra hệ thống sục khí, quan sát tình trạng sức khỏe (cá bắt mồi)
bằng mắt thường. Việc siphong và thay nước được thực hiện từ 5 đến 7 ngày
một lần tùy vào màu sắc nước trong bể, mỗi lần thay 50 – 70% nước trong bể.
ưở
ng và tỷ lệ sống của cá rô đầ
u
3.2.2. Th
Thíí nghi
nghiệệm 2: So sánh tăng tr
trưở
ưởng
đầu
n 45 ng
ày ươ
ng
vu
vuôông và cá rô Cà Mau giai đoạn 15 đế
đến
ngà
ương
Cách bố trí thí nghiệm và các nghiệm thức dòng cá như thí nghiệm 1. Điểm
khác so với thí nghiệm 1 là cá ở mỗi dòng được phân thành 3 kích cỡ (do cá
ương ở thí nghiệm I lớn không đều nên phải phân cỡ để giảm thiểu sai số ở thí
nghiệm II), cỡ lớn (cá vượt đàn ở thí nghiệm I); cỡ vừa (cá bé hơn cá vượt
đàn); cỡ nhỏ (cá bé nhất trong đàn cá ở thí nghiệm I). Mỗi cỡ cá thu 30 cá thể
ngẫu nhiên tiến hành cân, đo để lấy số liệu ban đầu cho thí nghiệm II. Như vậy,



mỗi nghiệm thức đều có 3 kích cỡ tương ứng với 3 lần lập lại. Mật độ cá nuôi
cũng được thay đổi như sau:
- Nghiệm thức I: dòng cá rô đầu vuông; mật độ ương 0,5con/L (ĐV-0,5)
- Nghiệm thức II: dòng cá rô Cà Mau; mật độ ương 0,5con/L (CM-0,5)
- Nghiệm thức III: dòng cá rô đầu vuông; mật độ ương 1con/L (ĐV-1)
- Nghiệm thức IV: dòng cá rô Cà Mau; mật độ ương 1con/L (CM-1)
Ch
Chếế độ ch
chăăm sóc
Tùy vào màu sắc nước mà thay nước và xiphong bể, trung bình 3-5 ngày một
lần, mỗi lần thay 50% lượng nước mỗi bể. Cho cá ăn 2 lần/ngày (7h00 và
17h00) và cho ăn theo nhu cầu, thức ăn sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công
nghiệp.
ươ
ng ph
ập số li
3.2.3. Ph
Phươ
ương
phááp thu th
thậ
liệệu
- Mẫu tăng trưởng của cá
+ Ở thí nghiệm 1: Mẫu tăng trưởng được thu sau khi kết thúc thí nghiệm, tiến
hành đo cá 30 con/bể, chiều dài cá dùng thước chuyên dùng.
+ Ở thí nghiệm 2: Định kỳ thu mẫu 15 ngày/lần bằng cách cân, đo ngẫu nhiên
30 cá thể/bể và khi kết thúc thí nghiệm (30 ngày nuôi), cân, đo ngẫu nhiên 30
con/bể.
- Tỉ lệ sống ở từng thí nghiệm được tính khi kết thúc thí nghiệm.
- Các yếu tố môi trường:

+ Nhiệt độ đo mỗi ngày bằng nhiệt kế. Thu 2 lần/ngày ở thí nghiệm I và 2
lần/tuần ở thí nghiệm II , buổi sáng 7-8h00, buổi chiều 16-17h00.
+ Các chỉ tiêu khác như: pH, TAN thu định kỳ 3 lần/tuần ở thí nghiệm I và 1
lần/tuần ở thí nghiệm II. Cũng được thu 2 lần/ngày, buổi sáng 7-8h00, buổi
chiều 16-17h00.
ươ
ng ph
3.2.4. Ph
Phươ
ương
phááp ph
phâân tích số li
liệệu
- Tăng trọng:
WG = W2 -

W1

Trong đó: W1 : khối lượng trung bình ban đầu (g)
W2 : khối lượng trung bình cuối (g)


- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (Daily Weight Gain, DWG):
DWG (g/ngày) =

W −W
f

i


T

Trong đó: Wf: Khối lượng cuối.
Wi: Khối lượng ban đầu.
T: Thời gian làm thí nghiệm.
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (Daily Lenght Gain, DLG):
DLG(cm/ngày) =

L −L
f

i

T

Trong đó: Lf: Chiều dài cuối.
Li: Chiều dài ban đầu.
T: Thời gian làm thí nghiệm.
- Tỉ lệ sống: Được xác định ở lần thu mẫu cuối cùng của các nghiệm thức:
Số lượng cá thu hoạch
Tỷ lệ sống (%) =

x 100
Số lượng cá bột thả ương

3.3. Ph
ươ
ng ph
Phươ
ương

phááp xử lí số li
liệệu
Các số liệu về tỉ lệ sống, sinh trưởng về khối lượng và chiều dài trong quá
trình thí nghiệm được ghi nhận, phân tích và đánh giá sử dụng phần mềm
Excel và phần mềm SPSS. So sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức
bằng phương pháp ANOVA 2 nhân tố và phép thử DUNCAN. Trong thí
nghiệm 2, ảnh hưởng của kích cỡ ban đầu (mỗi nghiệm thức có 3 cỡ: lớn,
trung và nhỏ) được xem như ảnh hưởng khối.


ươ
ng 4
Ch
Chươ
ương
Ả VÀ TH
ẢO LU
ẬN
KẾT QU
QUẢ
THẢ
LUẬ
ườ
ng
4.1. Các yếu tố môi tr
trườ
ường
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường theo dõi trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)
Sáng

Chiều
28,05±0,30
30,34±0,35
Nhiệt độ (oC)
Sáng
Chiều
28,05±0,33
30,40±0,37

Thí nghiệm I
pH
Sáng
Chiều
7,1 – 7,6
7,9 – 8,3
Thí nghiệm II
pH
Sáng
Chiều
7,1 – 7,6
7,9 – 8,3

TAN (mg/L)
0,33±0,16
TAN (mg/L)
0,35±0,18

Trong thời gian thí nghiệm, các bể được bố trí trong cùng một điều kiện và
được bố trí trong nhà không bị mưa, nắng nên các yếu tố không biến động
nhiều, cụ thể qua bảng 4.1 ta thấy:

Nhiệt độ tuy có sự dao động giữa sáng và chiều nhưng vẫn nằm trong giới hạn
cho phép. Theo Trương Quốc Phú (2006), nhiệt độ là một nhân tố môi trường
có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các hoạt động sống như sinh trưởng, dinh
dưỡng, sinh sản và di cư thủy sinh vật, đặc biệt đối với cá, nhiệt độ thích hợp
nhất cho sự phát triển của cá là từ 28 - 30oC.
Cũng như nhiệt độ, pH luôn nằm trong khoảng phù hợp cho sự phát triển của
cá. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì pH là một trong những nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản, dinh dưỡng,
và một số yếu tố môi trường khác, pH thích hợp cho động vật thủy sản là 6,5 –
9, khoảng tối ưu nhất là 7,5 – 8,5.
Hàm lượng TAN ở thí nghiệm I là 0,33±0,16 và ở thí nghiệm II là 0,35±0,18.
Ở hàm lượng này thì không gây độc cho cá, phù hợp cho sự sinh trưởng của
động vật thủy sản. Theo Vũ Ngọc Út (2006) hàm lượng N-NH3 gây độc cho cá
là 0,6-2 ppm.
Nhìn chung các yếu tố môi trường được theo dõi trong quá trình làm thí
nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp nhất. Không ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển bình thường của cá trong thời gian thí nghiệm.


ưở
ng và tỷ lệ sống của cá ở th
4.2. Tăng tr
trưở
ưởng
thíí nghi
nghiệệm I
Về tăng trưởng, bảng 4.2 cho thấy chiều dài của cá ban đầu (cá bột 1 ngày tuổi)
có sự khác biệt giữa hai dòng cá, tuy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p > 0.05) nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá trong
những ngày đầu của giai đoạn cá bột. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương

quan thuận giữa kích thước trứng với chiều dài cá bột và tốc độ tăng trưởng
(Phạm Thanh Liêm và ctv, 2011).
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống (TLS) của hai dòng cá rô ở thí
nghiệm I
Chỉ tiêu

L1 (cm)

CM-2
CM-3
ĐV-2
ĐV-3

L14 (cm)

TLS (%)

0,167±0,179a 1,44±0,62a

DLG1-14
(cm/ngày)
0,093±0,005a

0,167±0,179a 1,42±0,96a
0,158±0,177a 1,43±0,78a
0,158±0,177a 1,96±0,76b

0,090±0,010a
0,093±0,005a
0,167±0,005b


20,92±9,63a
41,50±5,56b
19,74±1,06a

Giá trị P thể hiện ảnh hưởng của từng nhân tố
Dòng cá
0,022
0,076
(DC)
Mật độ (MĐ)
0,027
0,256
Tương tác
0,016
0,076
DC*MĐ

44,05±5,87b

0,62
<0,01
0,85

Ghi chú: ĐV: đầu vuông; CM: Cà Mau; 2, 3: mật độ con/L.
Giá trị trong cùng một cột theo sau bởi chữ cái khác nhau thì có khác biệt có ý nghĩa thống
kê ở mức p < 0,05.
L1 và L14 là chiều dài của cá ban đầu và 14 ngày tuổi.

Sau 14 ngày ương chiều dài của cá dao động từ 1,42±0,96 - 1,96±0,76cm và

tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài dao động từ 0,090±0,010 - 0,167±0,005
cm/ngày. Trong đó cao nhất ở nghiệm thức ĐV-3 và khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) so với các nghiêm thức còn lại, thấp nhất nghiệm thức
CM-3 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức
CM-2 và ĐV-2. Nguyên nhân cá đầu vuông tăng trưởng nhanh hơn ở mật độ
cao (3 con/L) là do sau 7 ngày tuổi bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến, lúc này cá
có sự phân đàn rõ rệt và ở dòng cá đầu vuông cá có tính ăn lẫn nhau mạnh, nên
ở mật độ cao cá lớn ăn cá bé nhiều làm cá lớn nhanh. Do tăng trưởng của cá
đầu vuông ở mật độ 3con/L vượt trội nên tính chung tăng trưởng theo dòng cá,


cá đầu vuông tăng trưởng nhanh hơn cá rô Cà Mau. Như vậy cá ở 14 ngày tuổi
sự tăng trưởng của cá không những bị ảnh hưởng bởi dòng cá mà còn bị ảnh
hưởng bởi mật độ cá thả nuôi.
Về tỷ lệ sống, mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỉ lệ sống của cá (Bảng 4.2).
Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức CM-2 (44,05±5,87%) và ĐV-2
(41,50±5,56%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với nghiệm thức
CM-3 (20,92±9,63%) và ĐV-3 (19,74±1,06%). Nguyên nhân ở mật độ thấp
hơn cá sẽ ít bị cạnh tranh về thức ăn, môi trường sống và đặc biệt là giảm khả
năng ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn cá bột lên hương. Thí nghiệm của Hồ Mỹ
Hạnh (2003) cũng cho kết quả khi ương cá với các mật độ khác nhau thì tỷ lệ
sống của cá ở mật độ thấp hơn sẽ cao hơn. Cụ thể trong thí nghiệm của tác giả,
cá được ương trên bể xi măng có thể tích 1 x 1 x 0,7m với 3 mật độ ương: 500
con/m2, 1000 con/m2, 1500 con/m2 (tương ứng với 0,7; 1,4 và 2,1 con/L) thì tỷ
lệ sống trung bình của cá sau 28 ngày ương ở nghiệm thức 500 con/m2 đạt
22,07%, 1000 con/m2 là 7,67% và 1500 con/m2 là 6,71%.
So sánh tỷ lệ sống của hai dòng cá thì cá Cà Mau có tỷ lệ sống cao hơn, tuy
không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) nhưng dòng cá Cà Mau cho thấy có
những ưu điểm về tỷ lệ sống so với cá đầu vuông. Nguyên nhân do ảnh hưởng
của con mẹ đến kích thước trứng dẫn đến kích thước cá mới nở lớn, lượng

chất dự trữ (noãn hoàng) nhiều và do đó khả năng sống của cá con cao (Phạm
Thanh Liêm và ctv, 2011). Cá Cà Mau có tính chịu đựng tốt với môi trường, ít
ăn thịt lẫn nhau so với cá đầu vuông. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả
của Hà Huy Tùng (2012), sau 15 ngày ương cá trong bể nhỏ thì tỷ lệ sống của
cá rô đầu vuông là 52,08% thấp hơn không có ý nghĩa so với cá rô Cà Mau là
64,71%. Như vậy trong giai đoạn 14 ngày tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng
lớn bởi mật độ ương và ít bị ảnh hưởng bởi dòng cá.
ưở
ng và tỷ lệ sống của cá rô đầ
u vu
ông ở th
4.3 Tăng tr
trưở
ưởng
đầu
vuô
thíí nghi
nghiệệm II
Ảnh hưởng của kích cỡ và mật độ lên tăng trưởng cá rô đầu vuông được thể
hiện qua bảng 4.3. Các chỉ tiêu tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa giữa
hai mật độ nhưng khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm kích cỡ ban đầu.
Bảng 4.3: Bảng giá trị P thể hiện mức độ ảnh hưởng của kích cỡ và mật độ
lên tăng trưởng cá rô đầu vuông
Chỉ tiêu
Mật độ
Kích cỡ

L30
0,073
0,006


L45
0,784
0,011

DLG15-45
0,742
0,031

W30
0,231
0,021

W45
0,785
0,011

DWG15-45
0,781
0,013


ưở
ng về chi
4.3.1 Tăng tr
trưở
ưởng
chiềều dài
Theo mật độ, từ hình 4.1a và bảng 4.3 cho thấy chiều dài cá tăng đều từ 15-45
ngày tuổi ở cả hai mật độ. Ở mật độ 1 con/L chiều dài cá từ 1,69±0,48 cm ở

ngày thứ 15 tăng lên 2,73±1,02 cm ở ngày 30 rồi đến 4,74±1,4 cm ở ngày thứ
45 và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài là 0,102±0,026 cm/ngày.
Ở mật độ 0,5 con/L chiều dài cá tăng lần lượt từ 1,69±0,48cm lên
3,04±1,06cm và đạt 4,79±1,41. Ở nghiệm thức này, tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối là 0,103±0,026 cm/ngày cao hơn không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so
với mât độ 1 con/L (đường tăng trưởng hình 4.1a).
7.0
6.0
Chiều dài (cm)

1 con/L
5.0

0.5 con/L

4.0
3.0
2.0
1.0
0.0
15

30
Ngày tuổi

45

Hình 4.1a: Tăng trưởng chiều dài của cá rô đầu vuông theo mật độ (thanh Į thể
hiện độ lệch chuẩn của 90 mẫu từ 3 bể của mỗi mật độ)
Theo kích cỡ, ở cả ba cỡ chiều dài cá tăng đều qua những lần thu mẫu (đường

tăng trưởng hình 4.1b). Ở cỡ lớn chiều dài cá từ 2,2±0,45 ở ngày thứ 15 và đạt
6,16±1,3 cm ở ngày thứ 45, tăng trưởng tuyệt đối là 0,132±0,002 cm/ngày, cao
hơn có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với cỡ cá nhỏ (L45 là 3,48±0,85 cm;
DLG45 là 0,085±0,007 cm/ngày) và cỡ cá vừa (L45 là 4.31±0,72 cm; DLG45 là
0,091±0,005 cm/ngày).


8.0
7.0

Nhỏ
Vừa

Chiều dài (cm)

6.0

Lớn

5.0
4.0
3.0
2.0
1.0
0.0
15

30

45


Ngày tuổi

Hình 4.1b: Tăng trưởng chiều dài của cá rô đầu vuông theo kích cỡ (thanh Į thể
hiện độ lệch chuẩn của 60 mẫu từ 2 bể của mỗi nhóm kích cỡ)
Như vậy tăng trưởng về chiều dài cuả cá ở giai đoạn này không chịu sự tác
động của mật độ mà chịu sự tác động của kích cỡ cá, nghĩa là cá có chiều dài
ban đầu lớn hơn sẽ tăng chiều dài nhiều hơn.
ưở
ng về kh
ng
4.3.2 Tăng tr
trưở
ưởng
khốối lượ
ượng
Xét ảnh hưởng của mật độ, khối lượng của cá tăng qua các lần thu mẫu, đặc
biệt là ở giai đoạn 30-45 ngày (Hình 4.2a). Khối lượng cá ở mật độ 1 con/L là
0,09±0,1 g ở ngày thứ 15; 0,59±0,77 g ở ngày thứ 30; và 2,59±2,27g ở ngày
thứ 45, thấp hơn không ý nghĩa so với cá ở mật độ 0,5 con/L có khối lượng lần
lượt là 0,09±0,1 ở ngày thứ 15; 0,78±0,91 ở ngày thứ 30; 2,67±2,65g ở ngày
thứ 45. Bên cạnh đó tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá ở mật độ 0,5
con/L là 0,086±0,066 g/ngày, lớn hơn không có ý nghĩa so với mật độ 1 con/L
(0,083±0,062 g/ngày).


6.0

Khối lượng (g)


5.0
4.0
1 con/L
3.0

0.5 con/L

2.0
1.0
0.0
15

30

45

1.0
Ngày tuổi

Hình 4.2a: Tăng trưởng khối lượng của cá rô đầu vuông theo mật độ (thanh Į
thể hiện độ lệch chuẩn của 90 mẫu từ 3 bể của mỗi mật độ)

Theo kích cỡ, hình 4.2b cho thấy khối lượng cá ở ba kích cỡ tăng nhanh hơn ở
giai đoạn 30-45 ngày so với giai đoạn trước đó. Đặc biệt ở cỡ cá lớn khối
lượng tăng nhanh từ 0,18±0,13g ở ngày thứ 15 lên 4,9±2,88g ở ngày thứ 45
lớn hơn rất có ý nghĩa so với cỡ cá nhỏ có khối lượng là 1,30±1,14g và cỡ cá
vừa là 1,68±0,86g ở 45 ở cùng ngày tuổi. Đường tăng trưởng hình 4.2b cũng
cho thấy tăng trưởng tuyệt đối của cỡ cá lớn là 0,158±0,006 g/ngày cũng cao
hơn có ý nghĩa so với cỡ cá nhỏ (0,042±0,009) và cỡ cá vừa (0,054±0,01
g/ngày). Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh vượt bậc của cỡ cá lớn so với

hai cỡ cá còn lại là vì cỡ cá lớn là những con cá được sàn lọc cá vượt đàn ở thí
nghiệm I nên cá có sự tăng trưởng tốt ngay từ đầu.


×