Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sử DỤNG RONG bún KHÔ (enteromorpha spp ) làm THỨC ăn TRỰC TIẾP CHO cá điêu HỒNG (oreochromis sp )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 42 trang )

TRƯỜNG HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HỒ TUYẾT CƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG RONG BÚN KHÔ
(Enteromorpha spp.) LÀM THỨC ĂN TRỰC TIẾP CHO
CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CẦN THƠ, 2012


TRƯỜNG HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HỒ TUYẾT CƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG RONG BÚN KHÔ
(Enteromorpha spp.) LÀM THỨC ĂN TRỰC TIẾP CHO
CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts.NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

CẦN THƠ, 2012




LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành bài luận văn này và đạt được kết quả như ngày nay, em xin
chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, giảng viên hướng dẫn đề tài, người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, góp ý cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Các thầy cô trong khoa thủy sản đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em
nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm trong suốt những năm học tập
và rèn luyện ở trường.
Và cuối cùng, em xin cảm ơn các anh chị cao học và các bạn trong lớp nuôi
trồng thủy sản khóa 35 đã hỗ trợ trong thời gian học tập, làm đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Thí nghiệm đánh giá sử dụng rong bún (Enteromorpha spp.) làm thức ăn trực
tiếp cho cá điêu hồng (Oreochromis sp.) gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Cá thí nghiệm được bố trí
trong bể nhựa có thể tích 100 L/bể với mật độ 25 con/80 ml ở nước ngọt. Cá
điêu hồng có khối lượng ban đầu trung bình 3,72 g/con. Cá được cho ăn rong
bún khô thay thế thức ăn viên và cho ăn xen kẽ với thức ăn viên. Sau 45 ngày
thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá điêu hồng ở các nghiệm thức khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05) và dao động (82,7%-85,3%). Các chỉ tiêu tăng
trưởng như: khối lượng cuối, chiều dài cuối, tăng trọng, tốc độ tăng trưởng
tương đối và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng và chiều dài giữa

nghiệm thức đối chứng với nghiệm thức 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún
khô và nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiệm thức chỉ cho ăn rong bún khô cá điêu
hồng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với ba nghiệm thức còn lại. Từ kết quả thí nghiệm này cho thấy có
thể thay thế tối đa 50% lượng thức ăn viên bằng rong bún khô khi nuôi cá
điêu hồng và đảm bảo chất lượng nước nuôi tốt hơn.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................ i
TÓM TẮT ................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................ v
DANH SÁCH BẢNG.............................................................. vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................... vii
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................. 1
1.1

Giới thiệu......................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu đề tài ................................................................................. 1

1.3


Nội dung đề tài................................................................................. 2

1.4

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO ................... 3
2.1

Đặc điểm sinh học cá điêu hồng....................................................... 3

2.2.1

Phân loại và nguồn gốc................................................................. 3

2.1.2

Đặc điểm phân bố và môi trường sống ......................................... 4

2.1.3

Đặc điểm Sinh trưởng................................................................... 4

2.1.4

Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................... 5

2.1

Đặc điểm sinh học rong bún............................................................. 5


2.2.1

Phân loại ...................................................................................... 5

2.2.2

Đặc điểm hình thái và cấu tạo....................................................... 5

2.2.2

Phân bố ........................................................................................ 7

2.2.4

Vòng đời của rong bún (Enteromorpha spp.)............................ 7

2.2.4. Môi trường sống của rong bún .............................................................. 8
2.2.5
2.3

Giá trị dinh dưỡng của rong lục ................................................... 9
Một số nghiên cứu sử dụng rong biển làm thức ăn cho thủy sản......10

Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 14
3.1

Đối tượng nghiên cứu .....................................................................14

3.2


Vật liệu nghiên cứu .........................................................................14

3.2.1

Nguồn gốc rong bún và cá thí nghiệm .........................................14

3.2.2

Vật liệu và hóa chất dùng trong nghiên cứu .................................14

3.3

Phương pháp nghiên cứu.................................................................14
iii


3.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................14

3.3.2

Thu thập số liệu...........................................................................16

3.3.2.1

Các yếu tố môi trường ..........................................................16

3.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá cá điêu hồng :...................................................16

3.3.3
3.3.3.1

Phương pháp phân tích và tính toán số liệu..................................16
Phương pháp phân tích ........................................................16

3.3.3.2 Tính toán số liệu ................................................................................17
3.4

Phương pháp xử lý số liệu...............................................................17

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................... 18
4.1

Các chỉ tiêu môi trường trong bể nuôi .............................................18

4.1.1

Nhiệt độ và pH ............................................................................18

4.1.2

NO2 và TAN ................................................................................19

4.2

Tỷ lệ sống .......................................................................................20

4.3


Tăng trưởng của cá điêu hồng sau 45 ngày thí nghiệm ....................22

4.3.1

Tăng trưởng về khối lượng ..........................................................22

4.3.2

Tăng trưởng chiều dài..................................................................24

4.4

Hệ số thức ăn (FCR) và chi phí thức ăn thí nghiệm .........................25

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................ 28
5.1

Kết luận ..........................................................................................28

5.2

Đề xuất ...........................................................................................28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 29

iv


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1: Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) ..................................................... 4
Hình 2.2: Rong bún Enteromorpha spp. ......................................................... 6
Hình 2.3: Vòng đời của Enteromorpha spp. .................................................. 8
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm ......................................................................15
Hình 4.1: Tỉ lệ sống của cá điêu hồng sau 45 ngày nuôi ................................21
Hình 4.2: Tăng trưởng về khối lượng qua các đợt thu mẫu ............................22

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Lipids, cholesterol, and fatty acids trong thành phần của
Enteromorpha spp. (Auguilera-Morales et al., 2005)...................................... 9
Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa các loại thức ăn thí nghiệm...........................16
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ và pH của các nghiệm thức trong thí nghiệm ..18
Bảng 4.2: Hàm lượng NO2 và TAN của các nghiệm thức trong thí nghiệm ..19
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tăng trưởng khối lượng của cá sau thí nghiệm ............24
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu tăng trưởng chiều dài của cá sau thí nghiệm...............24
Bảng 4.5: Hệ số thức ăn của các nghiệm thức................................................25
Bảng 4.6: Chi phí thức ăn và mức giảm chi phí khi cho ăn xen kẽ rong bún và
thức ăn viên...................................................................................................26

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
E: Enteromorpha
N : nitơ
P: phospho

SGR: tốc độ tăng trưởng tương đối
DWG: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
FCR: hệ số thức ăn
TAV: thức ăn viên
2 TAV-1 RBK: 2 ngày thức ăn viên- ngày rong bún khô
1 TAV-1 RBK: 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô
RBK: rong bún khô
O: Oreochromis

vii


Phần 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Giới thiệu

Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (50%-80%)
trong tổng chi phí sản xuất và đặc biệt trong những năm gần đây giá thức ăn
thủy sản ngày càng tăng, điều này ảnh lớn đến lợi nhuận của người sản xuất.
Do đó, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu tìm nguồn thức ăn sẵn có, rẻ
tiền, phù hợp với từng địa phương nhằm tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm nông
nghiệp để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí (FAO, 2003; Trần Thị Thanh
Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Cá điêu hồng là loài ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo,
thực vật bậc cao và có thể ăn được mùn bả hữu cơ (Dương Nhựt Long, 2005).
Hàng năm ở nước ta có khoảng 5.000-7.000 tấn cá rô phi nói chung được tiêu
thụ nội địa, trong đó chủ yếu là cá điêu hồng. Đây là loài cá có giá trị kinh tế
cao đem lại lợi ích rất lớn cho người nuôi, góp phần không nhỏ vào việc tăng

thu nhập cho các hộ nuôi, bên cạnh tiêu thụ trong nước thì xuất khẩu cũng
đang được hướng đến ().
Theo kết quả khảo sát sự phân bố, biến động sinh lượng và thành phần
sinh hoá của rong bún (Enteromorpha spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long của
Nguyễn Văn Luận (2011) cho thấy sản lượng dao động từ 8-15 tấn tươi/ha,
thành phần sinh hóa rong bún trong các thủy vực khảo sát có thành phần dinh
dưỡng khá cao như hàm lượng protein 16-22,1%, tro: 12,4-18,7% và 43,460,2% carbohydrate. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng rong bún có giá trị
dinh dưỡng cao và là một trong các loài rong được sử dụng trong mô hình
được nhiều loài cá có tính ăn thiên về thực vật ưa thích như cá Scartichthys
viridis (Blennidae), Girella spp. (Kyphosidae), Sarpa salpa (Sparidae), cá dìa
Siganus spp. (Siganidae). Do vậy, nghiên cứu sử dụng nguồn rong bún để
ương nuôi những loài cá ăn thực vật là cần thiết. Đề tài “Đánh giá khả năng sử
dụng rong bún khô (Enteromorpha spp.) làm thức ăn trực tiếp cho cá điêu
hồng (Oreochromis sp.)” được thực hiện.
1.2

Mục tiêu đề tài

Xác định khả năng thay thế thức ăn viên công nghiệp bằng rong bún
khô (Enteromorpha spp.) làm thức ăn cho cá điêu hồng (Oreochromis sp.),
nhằm khuyến khích các hộ dân sử dụng nguồn rong bún sẵn có tại địa phương
làm thức ăn cho cá, góp phần giảm chi phí thức ăn và cải thiện thu nhập.

1


1.3

Nội dung đề tài


Đánh giá khả năng sử dụng rong bún khô làm thức ăn thay thế thức ăn
viên công nghiệp trong nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.).
1.4

Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 08/2012 đến tháng 12/2012
Địa điểm: Khoa Thủy Sản- Đại Học Cần Thơ.

2


Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1

Đặc điểm sinh học cá điêu hồng

2.2.1 Phân loại và nguồn gốc
Theo nguồn tin , cá điêu hồng (Oreochromis sp.) có
hệ thống phân loại như sau:
Giới:

Animalia

Ngành:

Chordata

Lớp:


Osteichthyes

Bộ:

Perciformes

Họ:

Cichlidae

Giống:
Loài:

Oreochromis Günther, 1889
Oreochromis sp.

Cá điêu hồng (hay còn gọi là rô phi đỏ) có xuất xứ từ Đài Loan. Năm
1968, người ta phát hiện một số cá rô phi (Oreochromis mosambicus) có màu
đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không hoàn toàn. Người ta tiếp tục cho lai O.
mosambicus đột biến bạch tạng với loài O. niloticus (rô phi vằn) được thế hệ
F1 có 30% là rô phi màu đỏ, những cá thể này có những chấm đen ở hai bên
cơ thể gần như đối xứng nhau. Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh sản
và đã nâng được tỷ lệ đỏ lên 80%. Dòng cá này có thể đạt 500-600 gam hoặc
hơn sau 5 tháng nuôi, đạt 1.200 gam trong 18 tháng. Năm 1975, xuất hiện một
cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 gam trong vòng 18 tháng. Cho lai
con này với con rô phi đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt.
Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không còn chấm đen. Cho dòng đỏ này sinh
sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và màu đỏ rất ổn định.
().
Ở Việt Nam, trường Đại Học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá điêu hồng từ

Viện Công Nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan (năm 1990) và thử nghiệm nuôi,
nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng của cá điêu hồng với độ mặn, pH,
nhiệt độ, ...Từ năm 1997, cá điêu hồng được nhập về để nuôi thương phẩm.
Hiện nay chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của ta và là đối tượng
nuôi có giá trị kinh tế ().

3


Hình 2.1: Cá điêu hồng (Oreochromis sp.)
2.1.2 Đặc điểm phân bố và môi trường sống
Cá điêu hồng từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu
vực Đông Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi
thâm canh hoặc quảng canh. Hiện nay, cá điêu hồng được phát triển rộng rãi ở
các nước khác nhau ở Châu Á với các dòng khác nhau qua lai tạo và cách thức
nuôi khác nhau.
Cá điêu hồng sống ở môi trường có ôxy hòa tan >1,5 mg/l. Cá có sức
sống kém hơn bố mẹ nhưng tăng trưởng nhanh hơn, khả năng chịu phèn kém
nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ từ 5-12‰, cá sống
trong mọi tầng nước ().
Nhìn chung các loài cá rô phi hiện đang nuôi ở Việt Nam có những đặc
điểm sinh thái gần giống nhau. Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của chúng
là 20-32oC. Cá chết rét ở nhiệt độ 10oC kéo dài trong vài ngày. Môi trường
nước có pH từ 6,5-8,5 là thích hợp cho đời sống của chúng. Cá thích nghi với
nước ngọt. Tuy nhiên nếu được thuần hóa thì cá có thể sống được ở nước có
nồng độ muối 32‰. Có thể sống trong trong môi trường có hàm lượng oxy
hòa tan thấp và cả nơi có hàm lượng hữu cơ cao, do chúng có khả năng hô hấp
phụ bằng cơ quan mê lộ (Trần Văn Vỹ, 2005).
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), cá điêu hồng có khả năng
chịu được ngưỡng oxy thấp 0,45 mg/lít; chịu được pH từ 5-9, thích hợp nhất là

6,8-8,3. Cá điêu hồng có thể sống và sinh trưởng bình thường ở khoảng 18-35
o
C, thích hợp nhất ở 25-32oC. Ngoài ra, cá điêu hồng còn chịu được thời gian
ngắn nhiệt độ thấp ở 7oC, cao nhất 40oC.
2.1.3 Đặc điểm Sinh trưởng
4


Tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào các hình thức nuôi, môi trường
sống, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hằng ngày. Cá điêu hồng tăng trưởng
khá nhanh, sau 5-6 tháng đạt khoảng 600-700 g/con (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Dương Nhựt Long (2011), Cá điêu hồng sau khi tham gia sinh sản
cá cái sẽ chậm lớn hơn cá đực. Thường sau 5-6 tháng nuôi cá đạt 600-800
g/con.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá điêu hồng ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo, thực vật
bậc cao và mùn bả hữu cơ. Ngoài ra cá còn có khả năng tiêu hóa tốt thức ăn
chế biến từ cá tạp, bột cá khô, cám gạo…và các phụ phẩm nông nghiệp khác.
Nhu cầu tinh bột dưới 40%, Canxi từ 1,5-2%, Phospho từ 1-1,5%, …, nhu cầu
về đạm 20-35% (Hội Nghề Cá Việt Nam, 2004).
2.1

Đặc điểm sinh học rong bún

2.2.1 Phân loại
Theo nguồn từ , rong bún (Enteromorpha spp.) có
hệ thống phân loại như sau:
Giới:

Plant


Ngành:

Chlorophyta

Lớp:

Ulvophyceae

Bộ:

Ulvales

Họ:

Ulvaceae

Giống:

Enteromorpha Link, 1820

2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Rong bún có màu xanh tươi, cao 16-17 cm hay hơn. Rong có dạng hình
ống dẹp, có thể thấy được thân chính, chia nhánh theo kiểu mọc đối, lông
chim hay kiểu mọc cách đôi khi mọc nhiều nhánh phụ. Thân chính mảnh hay
rỗng, thường thon dần về phía gốc. Nhánh phụ dài mảnh, có chiều rộng đều
nhau. Gốc có bàn bám dạng đĩa. Cấu tạo rong có xoang bên trong thân. Nhìn
từ bề mặt, tế bào dạng hình chữ nhật hay hình vuông, sắp xếp thành hàng dọc
tương đối rõ ràng. Tế bào có chiều dài khoảng 10 - 17 µm, thường có một thể
sắc tố dạng hình bản, mang một hạt tạo bột lớn ( />

5


Hình 2.2: Rong bún Enteromorpha spp.
Theo tài liệu Thực vật chí Việt Nam (Nguyễn Văn Tiến, 2007), Việt
Nam có 11 loài rong bún:
1. Enteromorpha intestinalis: Rong bún ruột
2. Enteromorpha torta: Rong bún xoắn
3. Enteromorpha tubulosa: Rong bún ống
4. Enteromorpha compressa: Rong bún thắt
5. Enteromorpha prolifera: Rong bún dài
6. Enteromorpha chaetomorphoides: Rong bún sợi
7. Enteromorpha ralfsii: Rong bún tóc
8. Enteromorpha kylinii: Rong bún kilin
9. Enteromorpha flexuosa: Rong bún gấp khúc
10. Enteromorpha clathrata: Rong bún nhiều nhánh
11. Enteromorpha pilifera: Rong bún lông
Theo tài liệu thực vật chí Việt Nam (Nguyễn Văn Tiến, 2007), hình thái
của chi rong bún Enteromorpha như sau: thân rong bún có dạng trụ tròn hình
ống, dạng túi hay phiến dẹp, có xoang từ gốc đến ngọn ở giữa hoặc hai bên
hay chỉ có ở phần gốc. Bàn bám dạng đĩa, chia nhánh nhiều hoặc không nhánh
có 1 hay nhiều hàng tế bào. Nhìn từ bề mặt, tế bào hình chữ nhật hay hình
vuông, xếp thành hàng dọc hoặc không có quy luật, 1 hạt, 1 thể sắc tố dạng
bản, 1 hoặc nhiều hạt tạo bột.
6


Loài rong bún ruột (Enteromorpha intestinalis) thì thân rong bún có
dạng ống hẹp hay bản rộng, dẹp, đặc biệt phía trên phình lên trông giống như
khúc ruột; dài 5-25 cm, rộng 1-4 mm, thành ống dày 18-37 µm; không chia

nhánh hoặc đôi khi có chồi ngắn ở phía gốc, mép nhẵn hay gấp khúc, méo mó
uốn lượn như sóng. Nhìn từ bề mặt, tế bào hình đa giác hoặc hình tròn không
đều, đường kính 15-25 µm, vỏ tế bào thường dày lên từ phía trong. Rong
thường có màu lục nhạt, ở dưới sâu sát bùn có màu xanh đậm hoặc xanh đen.
2.2.2 Phân bố
Enteromorpha spp. phân bố trên khắp thế giới, trong nhiều môi trường
khác nhau. Chúng có thể phát triển trên bờ biển đại dương, vùng nước lợ và
trong nội địa nước ngọt. Chúng cũng có thể phát triển trên nhiều loại nền đáy:
bùn cát hoặc đất đá, thậm chí cả gỗ, bê tông và kim loại hoặc phát triển tự do
mà không cần giá thể. Enteromorpha spp. cũng phát triển ở bãi triều ven biển,
cao triều và cả vùng hạ triều. Rong bún phát triển với các loại rong và tảo khác
trong nhiều môi trường sống khác nhau. Đặc biệt thích hợp để phát triển trên
mạng tàu bởi vì có thể chịu được những thay đổi về nhiệt độ và độ mặn rất tốt
().
Ở nước ta, các loài rong này phân bố chủ yếu ở Hải Phòng, Nam Định,
Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Kiên Giang
(Nguyễn Văn Tiến, 2007). Ở đồng bằng sông Cửu Long, kết quả khảo sát sơ
bộ cho thấy rong bún xuất hiện nhiều ở các thủy vực nước lợ (SUDA, 2009).
Theo kết quả khảo sát thành phần loài và phân bố của rong biển tại Cù Lao
Chàm-Quảng Nam của Đinh Thị Phương Anh và Hoàng Thị Ngọc Hiếu
(2010) đã tìm thấy các loài rong bún phân bố ở một số khu vực yên sóng, nước
tĩnh và một số loài rong bún chỉ phân bố ở khu vực có dân cư sinh sống gồm
các loài Ulva kylinii, Ulva intestinalis f., Ulva forme và Ulva sp.
2.2.4 Vòng đời của rong bún (Enteromorpha spp.)
Giống nhiều loài tảo, Enteromorpha spp. sinh sản: vô tính và hữu tính
luân phiên nhau. Cả hai giai đoạn rất tương tự hình thái học. Tuy nhiên, thể
bào tử có hai bộ nhiễm sắc thể (2N), trong khi đó thể giao tử chỉ có một bộ
nhiễm sắc thể (1N). Giao tử (tế bào sinh sản hữu tính) được sinh ra bởi thể
giao tử , và sau đó tham gia và phát triển thành một thể bào tử. Thể bào tử này
sau đó trải qua giảm phân sản xuất tế bào sinh sản vô tính (zoospores), mỗi tế

bào sinh sản vô tính phát triển thành một thể giao tử, thể giao tử này sau đó tạo
ra nhiều giao tử hơn và chu kỳ vẫn tiếp tục ()

7


Các tế bào sinh sản trên lá điều có khả năng sản xuất giao tử. Giao tử có
hai roi, cho phép chúng bơi. Bào tử thì có bốn roi. Giao tử không thể tồn tại
trong thời gian dài sau khi được phóng thích nếu nó không tìm thấy một giao
tử khác hoặc một nơi để sinh sống. Động bào tử, có thể sống cho đến khi mười
một tháng mà không sinh trưởng nếu chúng gặp điều kiện bất lợi (Kirby,
2001).

Hình 2.3: Vòng đời của Enteromorpha spp. ()
2.2.4. Môi trường sống của rong bún
Nghiên cứu của Taylor et al. (2001) về 8 loài rong biển khác nhau trong
môi trường có hiện tượng thủy triều xanh. Trong 8 loài đó có Enteromorpha
và Ulva đặc biệt Enteromorpha prolifera, mức tăng trưởng tối ưu của 8 loài
này ở 15-20°C. Tỉ lệ tăng trưởng của E. prolifera ước lượng khoảng 10-37
%/ngày ở điều kiện ngoài tự nhiên và tăng trưởng 23% mỗi ngày ở điều kiện
trong phòng thí nghiệm (Liang et al., 2001). Rong bún Enteromorpha linza
phát triển tối ưu ở 15°C với tốc độ tăng trưởng 14 %/ngày (Taylor et al.,
2001).
Nghiên cứu của Kamer and Fong (2000), đánh giá ảnh hưởng của sự
giảm độ mặn (0, 5, 15 và 25‰) đến sự sinh trưởng của rong bún E.
intestinalis. Tác giả nhận thấy rằng tăng trưởng của rong giảm theo sự giảm độ
mặn khi loài rong này được nuôi ở độ mặn 0‰ trong 5 ngày, biểu thị bởi sự
giảm sinh khối đáng kể và mất sắc tố.

8



Thử nghiệm nuôi sinh khối rong bún Enteromorpha spp. ở các độ mặn
khác nhau (1, 5,10,15, 20, 25, 30, 35 ppt) của Võ Thị Ngọc Thảo (2011), kết
quả cho thấy độ mặn thích hợp nhất cho rong bún là 10-15 ppt và có thể nuôi
rong bún ở độ mặn 5-25 ppt. Thí nghiệm làm cùng lúc còn cho thấy rong bún
nuôi trong điều kiện ánh sáng tự nhiên với cường độ ánh sáng dao động từ
3550- 50769 lux, có tốc độ tăng trưởng tốt nhất 424% sau 35 ngày nuôi. Nhiệt
độ khoảng 26,6-28,3°C thích hợp nhất cho sự phát triển của rong bún, tăng
trưởng của rong đạt (377%).
Ánh sáng và dinh dưỡng cũng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát
triển của rong bún Enteromorpha intestinalis (Lotze and Worm, 2002).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng và dinh dưỡng đến rong bún (Liu et
al., 2009) báo cáo rằng ánh sáng và dinh dưỡng là 2 yếu tố rất quan trọng cho
sự tăng trưởng tối ưu của rong. Nhiệt độ và cường độ ánh sáng cũng là 2 nhân
tố cùng ảnh hưởng kết hợp đến sự phát triển của Enteromorpha (Wang et al.,
2010), vào mùa xuân và mùa hè nhiệt độ cao và ánh sáng có ảnh hưởng tích
cực đến sự nảy mầm và phát triển của bào tử Enteromorpha intestinalis.
Nghiên cứu khác đã tìm thấy bào tử của loài rong bún Enteromorpha
intestinalis có thể tồn tại hơn 10 tháng trong bóng tối và nảy mầm trong bóng
tối (Lotze và Worm, 2002; Santelices et al., 2002).
2.2.5 Giá trị dinh dưỡng của rong lục
Nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của rong lục Ulva và
Enteromorpha thay đổi theo loài, giai đoạn phát triển, mùa vụ và vùng địa lý
(Fleurence et al., 1999; Haroon et al., 2000) và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
môi trường sống (Dere et al., 2003). Enteromorpha intestinalis có chứa chất
diệp lục b và khoáng chất, chẳng hạn như magiê, canxi và sắt.
Theo Auguilera-Morales et al., (2005), hàm lượng protein của
Enteromorpha spp. dao động trong khoảng 9-14%, lipid: 2,0-3,6%, tro: 3236%, chứa nhiều acid béo thiết yếu và các axit amin thiết yếu, giàu chất
khoáng như: iod và canxi, vitamin (B12, C) các sắc tố fucoxanthin, fucosterol,

phlorotanin đặc biệt đạm rong bún có tính tiêu hao cao (98%).

Bảng 2.1: Lipids, cholesterol, and fatty acids trong thành phần của
Enteromorpha spp. (Auguilera-Morales et al., 2005)

9


Enteromorpha spp.
1997

Enteromorpha spp.
1998

Lipids (g/100 g dry algae)

2,24

2,27

Cholesterol (g/100 g dry algae)

0,11

0,08

LA

9,11


6,93

ALA

3,54

6,39

AA

1,80

1,32

EPA

5,73

2,88

DHA

1,11

0,92

Total n-3

10,4


10,2

Total n-6

10,9

8,25

Fatty acids (g/100 g )

LA (linolenic acid C18: 2n-6) ALA (alpha linolenic acid C18: 3n-3); AA (arachidonic acid
C20: 4n-6); EPA (eicosapentaenoic acid C20: 5n-3); DHA (docosahexenoic C22: 6n-3).

Qua kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Luận (2011), khảo sát về phân
bố, biến động sinh lượng và thành phần sinh hóa của rong bún Enteromorpha
spp., về thành phần sinh hoá cơ bản của Enteromorpha spp. từ các thủy vực
khảo sát bao gồm: hàm lượng protein (7,28%-26,6%), lipid (1,05%-4,78%),
tro (17,7%-37,0%), xơ (2,94%-9,24%) và carbohydrate (36,5%-59,8%) cho
thấy khả năng có thể sử dụng rong bún để làm nhiên liệu sinh học hoặc dùng
làm thức ăn cho các loài thủy sản và con người.
Qua kết quả của Nguyễn Hoàng Duy (2011) khảo sát sự phân bố, biến
động sinh lượng và thành phần sinh hóa của một số loài rong biển ở đồng bằng
sông Cửu Long thành phần sinh hóa các loài rong trong thời gian khảo sát với
hàm lượng rong bún: protein (12,5–24,2%), lipid (1,15–4,50%), tro (20,8 –
30,2%), xơ (4,24–7,30%) và carbohydrate (40,7–59,7%).
2.3

Một số nghiên cứu sử dụng rong biển làm thức ăn cho thủy sản

Có nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng rong biển làm thức ăn

cho cá, tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu khả năng làm thức ăn của các loại rong
như rong lục (Chlorophyta) Ulva, rong đỏ (Rhodophyta) Porphyra,
Pterocladia. Rong có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô thay thế
một phần hoặc hoàn toàn bột cá trong khẩu phần ăn của cá (Wahbeh, 1997;
Gibson, 2001; Fao, 2003).
Guroy et al. (2007) đánh giá ảnh hưởng của sử dụng 2 loại rong (Ulva
rigida hoặc Cystoseira barbata) làm thức ăn đến tăng trưởng cá rô phi
Oreochromis niloticus. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần. Cá được bổ
10


sung Ulva với các mức (5%, 10%, hoặc 15%) và Cystoseira (5%, 10%, hoặc
15%) trong thức ăn. Kết quả cho thấy cá rô phi có tốc độ tăng trưởng cao nhất
ở nghiệm thức 5% Cystoseira, 5% Ulva (156%, 151%, 150%, tương ứng),).
Tác giả nhận thấy thức ăn chứa 5, 10% Ulva rigida và 5-15% Cystoseira
barbata cho tăng trọng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng. Tác giả
đề nghị có thể bổ sung với tỷ lệ nhỏ Ulva rigida và Cystoseira barbata trong
thức ăn cá rô phi.
Nghiên cứu của Mustafa và Nakagawa (1995) cho rằng việc bổ sung
một lượng nhỏ rong biển bổ sung vào khẩu phần ăn cho cá, sự tăng trưởng và
hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện đáng kể; tình trạng sinh lý, sức sống
cá, khả năng kháng bệnh được nâng cao.
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của hai loài rong biển Ulva
lactuca và Enteromorpha Linza lên tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức
ăn và thành phần cấu tạo cơ thể của cá hồi vân. Hai nghiệm thức thức ăn được
xây dựng với việc sử dụng 10% Ulva lactuca và 10% Enteromorpha Linza
trong thức ăn và hạn chế không có thành phần rong biển. Kết quả cho thấy tỷ
lệ sống của cá cao, dao động trong khoảng từ 96% đến 98% và không bị ảnh
hưởng bởi thức ăn có bổ sung rong (Yildirim et al., 2009).
Theo thông tin của EURO FISH Magazine (February/2007), nuôi tôm

sú quảng canh có sự hiện diện của rong bún trong ao, tác giả cho rằng tôm con
ăn loài rong này thì tăng trưởng nhanh hơn và có màu sắc đậm hơn, thịt rắn
chắc và mùi vị ngon hơn và đặc biệt chất lượng nước ao nuôi tốt hơn so với ao
không có rong bún. Ngoài ra rong bún còn có tác dụng hấp thu N và P cao nên
được sử dụng rộng rãi ở các vùng nước ven biển, Enteromorpha linda và
Enteromorpha intestinalis loại bỏ nitrat từ môi trường cao hơn so với các loài
rong biển khác, chúng cũng có khả năng hấp thu cao kim loại nặng như Niken,
Coban và Crom (Haritonidis và Malea, 1995).
Nghiên cứu của Asino et al. (2010) báo cáo rằng cá đù vàng
(Pseudosciaena crocea) được cho ăn thức ăn có bổ sung bột rong bún
(Enteromorpha prolifera) đến từ 5% đến 15% trong khẩu phần ăn thì tỉ lệ sống
của cá đù tương tự với nhóm cá ăn thức ăn đối chứng cùng với kết quả về tăng
trưởng tác giả kết luận rằng rong bún có thể bổ sung đến 15% trong khẩu phần
ăn cho cá đù vàng không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng.
Yousif et al. (2004) nghiên cứu sử dụng rong bún Enteromorpha làm
thức ăn cho cá dìa (Siganus canaliculatus), khối lượng cá ban đầu trung bình
0,25 g. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 12 tuần với 4 nghiệm thức
đều chứa 39% protein thô và ứng với 4 loại thức ăn với mức đạm bột rong bún
trong thành phần thức ăn lần lượt là 0% (đối chứng), 10%, 20% và 30%, loại
thức ăn cuối cùng là thức ăn đối chứng kết hợp rong bún tươi. Tỉ lệ sống của cá
dìa ở nghiệm thức rong bún tươi kết hợp với thức ăn đối chứng cao nhất
11


(52,33%). FCR của nghiệm thức rong bún tươi kết hợp thức ăn đối chứng thấp
nhất (2,61).
El-Tawil (2010), bổ sung các bột rong bún (Ulva sp.) 5, 10, 15, 20,
25% trong khẩu phần ăn cho cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.). Kết quả sau 9
tuần nuôi cho thấy sự tăng trọng và tố độ tăng trưởng tương đối của các nhóm
cá bổ sung bột rong bún 5, 10 và 15% tăng theo mức tăng bột rong bún và cao

hơn so với nghiệm thức đối chứng. Bên cạnh đó, nghiệm thức bổ sung 20%
không khác biệt so với nhóm đối chứng.
Theo nghiên cứu của Trần Kim Thêu (2011), tìm hiểu vai trò của 3 loài
rong bún, rong mền, rong nhớt lên môi trường, tăng trưởng và tỉ lệ sống của
tôm sú nghiệm thức. Kết quả môi trường ở các nghiệm thức có nuôi tôm cho
thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng nằm trong khoảng thích hợp. Về tỉ lệ
sống, tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm sú khi nuôi ghép
với rong bún cao hơn so với không nuôi ghép hoặc nuôi ghép với các loài rong
khác. Về hệ số thức ăn thì nghiệm thức rong bún kết hợp với tôm sú cho hhệ
số thức ăn thấp hơn so với nghiệm thức không kết hợp với rong bún hoặc kết
hợp với rong nhớt, rong mền.
Mô hình nuôi kết hợp rong sụn- tôm sú- cá rô phi, kết quả thí nghiệm
cho thấy các yếu tố thủy hóa như NO2, NH4+, PO43-, NO3-, TAN ở hai nghiệm
thức nuôi ghép tôm với rong sụn đều thấp hơn nghiệm thức đối chứng. Đặc
biệt là sau hai tháng nuôi, tốc độ tăng trưởng của tôm sú ở nghiệm thức nuôi
ghép (0,13- 0,18 g/ngày) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (0,08-0,14
g/ngày). Kết quả cho thấy rằng rong sụn đã có ảnh hưởng tốt tới việc cải thiện
chất lượng nước, nâng cao năng suất và chất lượng tôm sú nuôi (Trần Hữu
Hiếu, 2008).
Nghiên cứu thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong bún làm thức ăn
cho cá kèo giống, nghiệm thức thức ăn đối chứng là đạm bột cá, 5 nghiệm
thức còn lại có mức đạm bột cá được thay thế bằng đạm rong bún lần lượt là
10%, 20%, 30%, 40%, 50%. Sau 60 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá kèo dao
động 81,1-88,9%. Khi so nghiệm thức đối chứng với các nghiệm thức có bột
rong bún thay thế ở các mức 10%, 20%, 30%, 40%, thì sự khác biệt giữa các
nghiệm thức không có ý nghĩa về (tăng trưởng khối lượng và chiều dài cuối;
tăng trọng, SGR, DWG) và hệ số thức ăn (FCR). Riêng nhóm cá ở nghiệm
thức 10% đạm bột rong bún đạt tăng trưởng khá tốt hơn so với nhóm cá ăn
thức ăn đối chứng. Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy đạm bột rong bún có
thể thay thế 40% đạm bột cá trong chế biến thức ăn để ương nuôi cá kèo

giống (Phạm Kim Ngân, 2012).
Theo Marinho-Soriano et al. (2007) nghiên cứu đánh giá sử dụng rong
biển Gracilaria cervicornis (Rhodophyta) thay thế một phần trong thành phần
thức ăn công nghiệp được sử dụng trong nuôi tôm thẻ tôm (Litopenaeus
vannamei), thí nghiệm được thực hiện trong 30 ngày với 3 nghiệm thức là:
thức ăn thương mại (CSF, 35% protein thô), thức ăn hoàn toàn bằng
Gracilaria cervicornis (GCM) và thức ăn hỗn hợp giữa thức ăn thương mại và
Gracilaria cervicornis (MIX). Khối lượng tôm thí nghiệm ban đầu 0,34 g.
12


Trong 2 tuần đầu tỷ lệ sống của cả 3 nghiệm thức là 100%, khi kết thúc thí
nghiệm, tỉ lệ sống ở nghiệm thức MIX khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) so với nghiệm ăn thức ăn công nghiệp. Ở nghiệm thức MIX có khối
lượng cuối, tăng trọng, SGR, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so
với nghiệm thức ăn công nghiệp.

13


Phần 3:
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đối tượng nghiên cứu
-

Cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

-


Rong bún (Enteromorpha spp.)

3.2

Vật liệu nghiên cứu

3.2.1 Nguồn gốc rong bún và cá thí nghiệm
-

Giống cá điêu hồng (Oreochromis sp.) mua từ trại sản xuất giống ở Hậu
Giang. Cá sau khi mua về được thuần dưỡng để thích nghi với điều kiện
nuôi trong bể và thức ăn thí nghiệm khoảng 1 tuần trước khi bố trí.

-

Rong bún (Enteromorpha spp.) được thu từ kênh dẫn nước tại Vĩnh
Châu, Sóc Trăng.

-

Thức ăn viên công nghiệp loại 25% đạm hiệu Aquafeed (dạng viên nổi,
Ф = 1,5 mm).

3.2.2 Vật liệu và hóa chất dùng trong nghiên cứu

3.3

-


Khúc xạ kế, máy đo nhiệt độ và pH, cân đồng hồ, cân điện tử, máy bơm
nước, máy thổi khí, dây sục khí, đá bọt…

-

Hóa chất phân tích các chỉ tiêu thủy hóa, hóa chất xử lý nước và các
hóa chất khác.

-

Bể composite chứa nước và cá thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm
Cá thí nghiệm được cho ăn rong bún khô thay thế thức ăn viên, cho ăn xen kẽ
với thức ăn viên với tần suất (ngày) như sau:
+ Nghiệm thức 1: thức ăn viên (đối chứng)
+ Nghiệm thức 2: 2 ngày thức ăn viên_1 ngày rong bún
+ Nghiệm thức 3: 1 ngày thức ăn viên_1 ngày rong bún
+ Nghiệm thức 4: rong bún khô
14


Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên
với 3 lần lặp lại. Thí nghiệm được bố trí trong bể nhựa, thể tích 100 L/bể, mật
độ nuôi 25 con/ 80 ml trong nước ngọt. Bể được bố trí trong nhà có mái che và
sục khí liên tục.
-


Cá thí nghiệm có kích cỡ trung bình 3,72 g, chọn cá khỏe, không dị tật.

-

Rong sau khi thu về rửa sạch bằng nước ngọt, để ráo nước, trải thành
lớp mỏng trên báo phơi khô ở trong phòng tránh ánh nắng chiếu trực
tiếp. rong bún khô được đựng trong bọc nilon và bảo quản trong tủ lạnh
ở nhiệt độ 4oC.

-

Chiều dài và khối lượng cá ban đầu được xác định bằng cách bắt ngẫu
nhiên 30 con cân và đo từng cá thể để tính giá trị trung bình cho tất cả
các nghiệm thức của thí nghiệm.

Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm
Chăm sóc và quản lý
-

Cho cá ăn thỏa mãn theo nhu cầu, cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8:00 và
16:00 giờ.

-

Cách cho ăn: rong bún khô được ngâm trong nước 15 phút, sau đó cắt
thành đoạn ngắn theo cỡ miệng cá.

-

Cách thu thức ăn: sau khi cho ăn 1,5 giờ thu thức ăn thừa bằng vợt và

phơi ở nhiệt độ phòng và cân trước khi cho ăn lần kế tiếp để tính hệ số
thức ăn.
15


-

Thay nước: 3 ngày/lần, mỗi lần thay 50% thể tích nước trong bể.

-

Thí nghiệm được tiến hành trong 45 ngày.

Thành phần thức ăn viên và rong bún khô thí nghiệm
Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa (% khối lượng khô) các loại thức ăn thí
Loại thức ăn

Ẩm độ

Protein

Lipid



Thức ăn viên

11,0

25,0


3,0

8,0

Rong bún khô

21,5

16,1

1,6

3,5

nghiệm
3.3.2 Thu thập số liệu
3.3.2.1 Các yếu tố môi trường
-

Nhiệt độ-pH được đo bằng máy đo nhiệt độ-pH 2 lần/ngày vào lúc 7:00
và 14:00 giờ.

-

Hàm lượng NO2, TAN được xác định 7 ngày/lần bằng bộ test kit
SERA, Đức.

3.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá cá điêu hồng :
-


Tăng trưởng của cá: định kỳ thu mẫu cá 15 ngày/lần, 10 con cá ở mỗi
bể thí nghiệm được bắt ngẫu nhiên cân khối lượng từng cá thể để xác
định khối lượng trung bình.

-

Khi kết thúc thí nghiệm, cá điêu hồng thí nghiệm sẽ được cân khối
lượng và đo chiều dài từng cá thể. Tỉ lệ sống của cá điêu hồng thí
nghiệm sẽ được xác định khi kết thúc thí nghiệm.

3.3.3 Phương pháp phân tích và tính toán số liệu
3.3.3.1 Phương pháp phân tích
-

Mẫu rong bún: phân tích thành phần hóa học như: ẩm độ, đạm, béo,
tro, xơ và chất bột đường.

-

Ẩm độ: được xác định bằng phương pháp sấy mẫu (mẫu đã biết trọng
lượng) trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC (khoảng 4-5 giờ) đến khi trọng
lượng không đổi.

-

Tro: được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ nung
ở nhiệt độ 560oC-600oC trong khoảng 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng.
16



×