Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO sát một số yếu tố môi TRƯỜNG TRONG AO NUÔI tôm sú (penaeus monodon) GIAI đoạn THU HOẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.67 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

DƯ HỮU TRỌNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)
GIAI ĐOẠN THU HOẠCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

DƯ HỮU TRỌNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)
GIAI ĐOẠN THU HOẠCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cán bộ hướng dẫn
PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG


ThS. NGUYỄN THỊ KIM HÀ

2012

2


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “ Khảo sát một số yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú (Penaeus
monodon) giai đoạn thu hoạch " được sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn
Thanh Phương và ThS. Nguyễn Thị Kim Hà, được thực hiện bởi sinh viên Dư
Hữu Trọng (Mssv: 3092859) đã được chỉnh sữa theo hội đồng báo cáo vào ngày
11/12/2012.

Cán bộ hướng dẫn
hiện

Sinh

viên

thực

Dư Hữu Trọng

3


LỜI CẢM TẠ
Trước hết xin gửi đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, quý

thầy cô cùng toàn thể cán bộ khoa Thủy sản sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc
vì giúp đõ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt trình thực hiện và hoàn
thành đề tài.
Xin chân thành biết ơn thầy Nguyễn Thanh Phương, cô Đỗ Thị Thanh
Hương và chị Nguyễn Thị Kim Hà cùng các cán bộ môn Dinh Dưỡng và Chế
Biến Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm và giúp tôi hoàn thành
quyển luận văn.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể lớp Nuôi Trồng
Thủy Sản A2-K35, anh Huỳnh Hàn Châu và anh Lê Huỳnh Minh Tuấn luôn sẵn
lòng giúp đỡ tôi trong lúc học tập và hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi, gánh vác
công việc, hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẽ với tôi để có được sự
thành công hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!

4


TÓM TẮT
Trong nuôi tôm thâm canh hiện nay thì vấn đề quản lý môi trường nước
tốt được xem là rất quan trọng quyết định đến sự thành công của một vụ nuôi.
Làm sao đảm bảo sự tối ưu các yếu tố có lợi và tối thiểu các yếu tố có hại trong
suốt vụ nuôi đặt biệt cho đến giai đoạn thu hoạch nhằm nâng cao năng suất kinh
tế. Đề tài “Khảo sát một số yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú (Penaeus
monodon) giai đoạn thu hoạch” nhằm khảo sát sự biến động một số chỉ tiêu môi
trường trong ao nuôi tôm sú thâm canh giai đoạn thu hoạch nhằm quản lý môi
trường tốt hơn cải thiện hiệu quả năng suất và kinh tế. Quá trình thu mẫu được
tiến hành ở 3 ao thuộc địa bàn huyện Trần Đề - tỉnh Sóc Trăng. Diện tích bình

quân mỗi ao là 3.370 m2. Thả tôm sú giống post 15, mật độ thả nuôi trung bình
33 con/m 2. Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (39% CP). Trong quá
trình nuôi tiến hành thu 5 đợt thu mẫu (đợt 1: ao nuôi chưa thả tôm, đợt 2: ao
tôm 45 ngày tuổi, đợt 3: ao tôm 75 ngày tuổi, đợt 4: ao tôm 105 ngày tuổi, đợt 5:
135 ngày tuổi) đối với 2 chỉ tiêu COD và BOD, còn các chỉ tiêu: oxy hòa tan,
nhiệt độ, pH, NH3, H2S, NO2, độ kiềm, độ mặn chỉ thu mẫu ở đợt 1 (chưa thả
tôm) và đợt 5 (giai đoạn thu hoạch). Kết quả qua 2 đợt thu mẫu cho thấy nhiệt
độ, oxy, pH biến động theo ngày đêm và giảm tương đối ít. Hàm lượng NH3,
H2S, NO2 tăng dần. Độ mặn tương đối ổn định. Độ kiềm giảm qua 2 đợt thu mẫu.
COD và BOD biến động tăng dần qua các đợt thu mẫu. Hạch toán kinh tế trung
bình của 3 ao nuôi tôm sú: Thời gian nuôi khoảng 5,5 tháng, năng suất bình quân
2,6 tấn/ao, thu hoạch 308,5 triệu đồng, chi phí 235,7 triệu đồng, lợi nhuận 72,8
triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận khoảng 28,9%.

5


MỤC LỤC
Trang
__________________________________________________________________
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ..........................................................................................................ii
TÓM TẮT ...............................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
Chương 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2

1.3. Nội dung của đề tài ....................................................................................... 2
1.4. Thời gian thực hiện ....................................................................................... 2
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh học tôm sú ............................................................................. 3
2.1.1. Hệ thống phân loại .............................................................................. 3
2.1.2. Cấu tạo ............................................................................................... 3
2.1.3. Phân bố .............................................................................................. 4
2.1.4. Chu kỳ sống ....................................................................................... 4
2.2. Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng ...................................................... 6
2.2.1. Tập tính bắt mồi ................................................................................ 6
2.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng .......................................................................... 6
2.3. Lột xác và tăng trưởng ................................................................................. 7
2.4. Thu hoạch .................................................................................................... 7
2.5. Điều kiện môi trường ................................................................................... 7
2.5.1. Nhiệt độ ........................................................................................... 8
2.5.2. pH .................................................................................................... 8
2.5.3. O2 ..................................................................................................... 9
2.5.4. Độ mặn .......................................................................................... 10
2.5.5. Độ kiềm ......................................................................................... 10
2.5.6. NO2 ................................................................................................ 11
2.5.7. NH3 ................................................................................................ 11
2.5.8. H2S ................................................................................................. 11
2.5.9. COD ............................................................................................... 12
2.5.10. BOD ............................................................................................ 12
2.6. Một số nghiên cứu về môi trường nước trong ao tôm................................. 12

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 14
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 14
3.2. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................... 14


6


3.3. Phương pháp thu mẫu ................................................................................. 15
3.4. Phương pháp phân tích................................................................................ 16
3.5. Phương phá xử lý số liệu............................................................................. 17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 18
4.1. So sánh các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm sú ở đợt 1 (giai đoạn
trước lúc thả tôm) và đợt 5 (giai đoạn thu hoạch) ........................................ 18
4.1.1. Nhiệt độ .......................................................................................... 18
4.1.2. pH ................................................................................................... 19
4.1.3. Oxy hòa tan (DO) ........................................................................... 20
4.1.4. Độ mặn .......................................................................................... 22
4.1.5. Độ kiềm ......................................................................................... 23
4.1.6. Ammonia (NH3) ............................................................................. 23
4.1.7. Nitrite (NO2) ................................................................................... 24
4.1.8. Hydrogen Sulfide (H2S) ................................................................. 26
4.2. Biến động COD, BOD qua các đợt thu mẫu ................................................ 27
4.2.1. COD................................................................................................ 27
4.2.2. BOD................................................................................................ 28
4.3. Hạch toán kinh tế mô hình nuôi .................................................................. 29
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................. 33
5.1. Kết Luận..................................................................................................... 33
5.2. Đề xuất ....................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 34

7


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1: Tôm sú (Penaeus monodon) ..................................................................3
Hình 2.2: Chu kỳ sống của tôm biển – Dạng II (Dall và ctv, 1990) ......................5
Hình 3.1: Máy đo YSI 556 MPS .........................................................................15
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ trong ngày và qua 2 đợt thu mẫu ...........................18
Hình 4.2: Biến động pH trong ngày và qua 2 đợt thu mẫu ...................................19
Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy trong ngày và qua 2 đợt thu mẫu ................21
Hình 4.4: Biến động độ mặn qua đợt thu mẫu đầu tiên và đợt cuối ......................22
Hình 4.5: Biến động độ kiềm qua đợt thu mẫu đầu tiên và đợt cuối .....................23
Hình 4.6: Biến động NO2 trong ngày và qua 2 đợt thu mẫu.................................24
Hình 4.7: Biến động NH3 trong ngày và qua 2 đợt thu mẫu.................................25
Hình 4.8: Biến động H2S trong ngày và qua 2 đợt thu mẫu .................................26
Hình 4.9: Biến động COD qua các đợt thu mẫu ...................................................27
Hình 4.10: Biến động BOD qua các đợt thu mẫu .................................................28

8


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1 : Chu kỳ lột xác của tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải, 2004) ............................................................................................................7
Bảng 2.2: Giải pháp tốt nhất để quản lý nhiệt độ trong ao (Dự án VIE/97/030,
2004).....................................................................................................................8
Bảng 2.3: Bảng tương quan giữa lượng vôi bón để cải tạo ao và pH đất (Công ty
CP, 2002). .............................................................................................................9
Bảng 2.4: Hướng dẫn sử dụng máy quạt nước (Characchakool, 1999)...................9
Bảng 3.1: phương pháp thu mẫu một số chỉ tiêu chất lương nước thu tại
các ao tôm. ..........................................................................................................16

Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu một số chỉ tiêu chất lượng nước thu
tại các ao nuôi tôm...............................................................................................17
Bảng 4.1: Hạch toán kinh tế trung bình của 3 ao nuôi..........................................31

9


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
KT-XH: kinh tế - xã hội

10


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Nằm trong khu vực Châu Á, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển thủy sản. Các loại thủy sản mới đây rất đa dạng và phong phú nhất là
nghề nuôi tôm sú. NTTS đang ngày càng phát triển và dần trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta đặc
biệt là nghề nuôi tôm sú. Tính đến năm 2011 thì sản lượng xuất khẩu tôm nước
ta với giá trị đạt tới con số đầy khích lệ là 2,396 tỉ USD. Năm 2011 Việt Nam
xuất khẩu tôm sang 91 thị trường thế giới, thu về gần 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so
với năm 2010 (Tổng cục hải quan, 2011). Để đáp ứng nhu cầu con giống cho
nghề nuôi tôm sú thịt trong những năm gần đây, việc sản xuất giống tôm sú cũng
phát triển rất nhanh chóng. Tôm biển nói chung và tôm sú (Penaeus monodon)
nói riêng là đối tượng nuôi quan trọng của Việt Nam, đặt biệt là ĐBSCL.

Một số năm gần đây, phong trào chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm ở
vùng ngập mặn phát triển. Nhờ việc chuyển dịch này mà nhiều hộ nông dân giàu
lên, nhiều địa phương giảm bớt đói nghèo, góp phần tạo công ăn việc làm cho
hàng triệu lao động tham gia trong NTTS, giải quyết các vấn đề KT-XH. Vì vậy,
lợi ích từ việc nuôi trồng tôm sú là rất lớn, cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển
được sự quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Trong nuôi tôm thâm canh hiện nay thì vấn đề quản lý môi trường nước
tốt được xem là rất quan trọng quyết định đến sự thành công của một vụ nuôi.
Làm sao đảm bảo sự tối ưu các yếu tố có lợi và tối thiểu các yếu tố có hại trong
suốt vụ nuôi đặt biệt cho đến giai đoạn thu hoạch nhằm nâng cao năng suất kinh
tế. Trong suốt quá trình nuôi thì lượng thức ăn dư thừa, hàm lượng chất hữu cơ
lắng tụ, dư lượng kháng sinh làm ảnh hưởng đến con người, môi trường nuôi và
đặt biệt là sự sinh trưởng của tôm, cũng như hàm lương khí độc tăng lên do sự
phân hủy vật chất hữu cơ như: SO2, NH3, H2S,…và nhiều mầm bệnh sẵn sàng
bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến
tình trạng sinh lý của tôm nên đề tài “Khảo sát một số yếu tố môi trường trong ao
nuôi tôm sú (Penaeus monodon) giai đoạn thu hoạch” được thực hiện.

11


1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu là khảo sát sự biến động một số chỉ tiêu môi trường trong ao
nuôi tôm sú thâm canh giai đoạn thu hoạch nhằm mục đích quản lý môi trường
tốt hơn cải thiện hiệu quả năng suất và kinh tế.
1.3 Nội dung của đề tài
Các chỉ tiêu khảo sát như: oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm,
NH3, NO2, H2S, COD và BOD.
Hạch toán kinh tế của mô hình nuôi.

1.4 Thời gian thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012

12


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học tôm sú
2.1.1 Hệ thống phân loại
Theo Holthuis (1980) và Barnes (1987) được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh
Phương và ctv, (2004) thì tôm sú có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustraca
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Pennaeus monodon

Hình 2.1: Tôm sú (Penaeus monodon)
2.1.2 Cấu tạo
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:
 Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên
chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng.
 Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
13



 Cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
 Cặp chân bụng: bơi
 Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao
hay xuống thấp.
 Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực.
Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ
bên ngoài.
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu
ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực
thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc
dạng chứa trong túi.
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng
mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm
phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
(www.vietlinh.com.vn)
2.1.3 Phân bố
Phân bố tự nhiên của loài này là khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải
từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản. Ở
đông Úc cũng có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung
Hải qua kênh đào Suez. Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây
Dương của Mỹ. Ở Việt Nam tôm phân bố ở Vịnh Bắc Bộ, ven biển Nam Trung
Bộ và vùng biển Tây Nam Bộ (Ông Trang, Bảy Háp, sông Ông Đốc và Khánh
Hội, Kim Quy, Hòn Chông Hà Tiên) (Nguyễn Văn Thường, 1999).
2.1.4 Chu kỳ sống
Tôm sú thuờng từ 8 - 10 tháng đã có thể tham gia sinh sản. Chúng đẻ
quanh năm nhưng chủ yếu tập trung ở 2 thời kỳ chính là tháng 3-4 và tháng 7-10
hàng năm (Phạm Văn Tình, 2004).

Vòng đời của tôm sú được chia ra làm các giai đoạn: phôi, ấu trùng, hậu
ấu trùng, tôm giống, tôm tiền trưởng thành và trưởng thành (Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2004).

14


- Giai đoạn phôi: giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh và phân cắt
thành 2, 4, 8, 16, 32, 64 tế bào, phôi đầu, phôi nang, phôi vị đến nở. Thời gian
hoàn tất giai đoạn này khoảng 12 đến 15 giờ tùy thuộc điều kiện nhiệt độ nước.
- Nauplius: chia làm 6 giai đoạn phụ (N1- N6) kéo dài 2 đến 3 ngày, dinh
dưỡng bằng noãn hoàng.
- Zoae: chia làm 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3) kéo dài 4 - 5 ngày, dinh dưỡng
chủ yếu bằng tảo khuê.
- Mysis: chia làm 3 giai đoạn phụ (M1-M3) kéo dài 3 - 4 ngày, tôm ăn chủ
yếu là phiêu sinh động vật như ấu trùng Artemia, Branchionus plicatilis...
Hầu hết giai đoạn ấu trùng mất khoảng 9 - 10 ngày, sau đó biến thái sang
giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae). Giai đoạn này tôm bám thành bể, sống đáy,
có hình dạng giống như tôm trưởng thành. Ngoài động vật phù du tôm ăn cả mùn
bã hữu cơ, sinh vật đáy: Oligochaeta, Polychaeta, Bivalvia, ... 5 - 6 tuần sau trở
thành tôm giống.Tôm giống 6 - 8 tháng sau đạt tiêu chuẩn tôm trưởng thành và
có thể tham gia sinh sản (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).

VÙNG CỬA SÔNG

VÙNG VEN BỜ

VÙNG KHƠI

Mysis

Zoae
Nauplius

Juvenile

Trưởng
thành
Đẻ trứng

Trứng

Tầng đáy

Hình 2.2: Chu kỳ sống của tôm biển – Dạng II (Dall et al, 1990)
15


2.2 Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng
2.2.1 Tập tính bắt mồi
Tôm sú được xem như là loài ăn tạp (Dall, 1998), loài ăn tạp cơ hội
(Ruello, 1973), loài ăn chất vẩn (Dall, 1968), loài ăn thịt (Hunter và Feller, 1987)
hay là loài địch hại của nhau (Marte, 1980; Leber; Wassenberg và Hill, 1987)
(trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Thức ăn của tôm
bao gồm: giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng, giun nhiều tơ, tảo và các mảnh thực
vật hữu cơ khác..v..v… Tuy nhiên, tập tính ăn của chúng thay đổi theo giai đoạn.
Giai đoạn tôm bột và giống chúng ăn vi tảo, chất vẩn, giun, Copepode, Moina,
… Đến khi tôm lớn, thì chúng chuyển sang ăn các loài động vật không xương
sống như ruốc, giáp xác chân đều, giun nhiều tơ, nhuyển thể, chất vẩn hay cả cá
nhỏ. Tôm ăn nhiều nhuyễn thể trong suốt quá trình thành thục trong mùa sinh
sản, trong những tháng khác tôm ăn nhiều cá hơn.

Tôm sú ăn suốt ngày đêm (nhiều nhất vào ban đêm lúc thủy triều lên cao).
Tôm giảm ăn khi lột xác. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ quá cao hay quá
thấp, oxy thấp cũng làm tôm giảm ăn. Các yếu tố khác thay đổi bất thường gây
sốc cho tôm. Bên cạnh đó tôm có hiện tượng ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn, thức
ăn thiếu dinh dưỡng hay mật độ cao. Tôm khỏe mạnh tấn công tôm yếu, tôm lớn
ăn tôm yếu, tôm vỏ cứng ăn tôm vỏ mềm. Tôm nhờ vào các cơ quan xúc giác
nằm ở đầu mút của râu, phụ bộ miệng và càng để phát hiện và bắt mồi. Càng cắt
thức ăn nhỏ và đưa vào miệng thích hợp khi nuốt. Những thức ăn không được
tiêu hóa sẽ được thải ra cùng với phân (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải, 2004).
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu chất đạm và a-xít a-min: có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng cơ thể, cung cấp năng lượng và các a-xít a-min thiết yếu. Tôm giống có
nhu cầu chất đạm khoảng 40%, đối với tôm thịt thì khoảng 35-40%.
Nhu cầu chất béo: hàm lượng thích hợp cho tôm khoảng 6-7.5%. Nguồn
gốc từ dầu cá, dầu mực,…
Nhu cầu chất bột đường (carbohydrate): hàm lượng khoảng 10-20%
Nhu cầu vitamin và khoáng: một số vitamin như A, B, C, D và khoáng
như canxi, phosphorus tốt cho tôm trong việc hấp thu, tăng đề kháng và làm vỏ
cứng vỏ.

16


2.3 Lột xác và tăng trưởng
Tôm sú có lớp vỏ chitin bao bọc bên ngoài cơ thể, tôm muốn gia tăng kích
thước và sinh trưởng thì phải tiến hành lột xác. Quá trình này phụ thuộc vào điều
kiện dinh dưỡng, môi trường nước và giai đoạn phát triển của cá thể.
Bảng 2.1 : Chu kỳ lột xác của tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2004)

Cỡ tôm (g)

Chu kỳ lột xác (ngày)

Postlarvae

Hằng ngày

2-3

8-9

3-5

9-10

5-10

10-11

10-15

11-12

15-20

12-13

20-40


14-15

Tôm cái (tôm đực) 50-70

18-21 (23-30)

2.4 Thu hoạch
 4,5-6 tháng
 Kích cỡ: 25-50
 Phương pháp: kéo lưới
 Xử lý: cấp đông 1 tôm-1 nước đá
 Năng suất: 4-6 tấn/ha
2.5 Điều kiện môi trường
Theo Boy and Fast (1992) thì các yếu tố lý, hóa, sinh của nước và đất bao
gồm nhiều yếu tố. Trong đó, có một số yếu tố quan trọng như sau: pH nước từ 79, độ mặn 25-30%0, nhiệt độ 25-35oC, D.O 3,5mg/L đến bão hòa, H2S gây độc ở
bất cứ nồng độ nào (nếu có), NH3 < 0,1mg/L, nồng độ NO2 từ 4-5mg/L sẽ gây
bất lợi cho tôm, CO2 < 20mg/L chưa ảnh hưởng đến tôm khi oxy đầy đủ.

17


2.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong NTTS. Nhiệt độ
phù hợp cho tôm và tảo thực vật có lợi là 280C-330C. Nhiệt độ không nên thay
đổi quá 50C/ngày (Boyd et al., 2002a). Nếu nhiệt độ >330C hoặc <25 0C tôm
giảm ăn từ 30-50% (Nguyễn Anh Tuấn và ctv., 2003). Nhiệt độ thấp tôm giảm
ăn hoặc ngưng ăn, chậm hoặc không lớn. Nhiệt độ cao > 35 oC, nhóm tảo lam
gây hại cho tôm sẽ phát triển.
Bảng 2.2: Giải pháp tốt nhất để quản lý nhiệt độ trong ao (Dự án VIE/97/030,
2004)

Nhiệt độ
liên quan
đến




Độ sâu
ao

Mùa vụ
nuôi thả

Nguyên nhân

Giải pháp chủ đạo

Giải pháp bổ
sung

Ao bị rò rỉ

Xử lý các chỗ rò rỉ, thẩm lậu

Nắng nóng
kéo dài tăng
cường quạt
khí.

Ao không đủ độ

sâu (<1m)

Thiết kế ao đủ độ sâu, thiết
kế ao chứa để bổ sung nước
khi cần

Mưa, nắng
kéo dài giảm
lượng thức ăn

Không thả không
đúng mùa vụ

Thả đúng mùa vụ theo qui
định của cơ quan thuỷ sản

Cố gắng duy
trì màu nước
ổn định

2.5.2 pH
Hàm lượng ion H+ trong nước được đo bởi chỉ số pH (pH = -lg[H+]. pH là
một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của
sinh vật. Mức pH từ 6,5-9 đối với tôm là thích hợp (Trương Quốc Phú, 2006).
Thông thường pH tối ưu từ 7,8-8,2 (Chanratchakool et al, 1998). pH trong ao
phụ thuộc vào các yếu tố thổ nhưỡng, lượng vôi bón, mật độ tảo và chế độ thay
nước. Nếu pH dao động quá 0,5 đơn vị trong một này thì hoạt động sống của tôm
sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Khi pH thấp gây trở ngại cho việc lột xác và làm tôm
mềm vỏ đồng thời làm tăng khí độc H2S.
Cải tạo ao thật tốt từ ban đầu. Chú ý dọn sạch các chất hữu cơ và bón đủ

vôi để cải thiện pH, lượng vôi (kg/ha) bón tuỳ theo pH đất ở bảng sau:

18


Bảng 2.3: Bảng tương quan giữa lượng vôi bón để cải tạo ao và pH đất (Công ty
CP, 2002)
Vôi nung

Vôi tôi

CaO

Ca (OH)2

Vôi nông
nghiệp CaCO3

pH đất

Dolomite
CaMg(CO3)2

7.0

-

-

500


500

6.0

500

700

1000

1000

5.0

750

1000

1500

1500

4.0

1000

1200

-


-

2.5.3 O2
Oxy được khuếch tán từ không khí vào nước nhờ gió, quạt nước, dòng
chảy,… Ngoài ra quang hợp của tảo cũng cung cấp oxy, quá trình oxy hóa các
chất hữu cơ. Hàm lượng oxy hòa tan tốt cho tôm là 5ppm (Swingle, 1969) và
không vượt 15ppm (Whetstone et al, 2002).
Trong ao nuôi tôm thâm canh thì sự biến động oxy trong ao tăng dần theo
thời gian nuôi. Oxy sẽ tăng cao vào ban ngày vào lúc giữa trưa và giảm thấp vào
ban đêm. Cần cung cấp oxy đầy đủ cho tôm duy trì môi trường tốt trong suốt vụ
nuôi. Muốn quản lý tốt oxy buộc phải duy trì được màu nước (duy trì tảo) và sử
dụng linh hoạt máy sục khí
Bảng 2.4: Hướng dẫn sử dụng máy quạt nước (Characchakool, 1998)
Mục đích sử dụng
Ngày tuổi
Cung cấp oxy

Xử lý đáy

1-20

Trong quá trình ánh sáng thấp 8-12 giờ về đêm,
(trời u ám)/trong khi trời liên tục trong 2-3
mưa/sau khi thêm nước
ngày

20-40

Như trên


8-12 giờ về đêm và
1-2 giờ trước lúc cho
ăn

40-80

Như trên, thêm máy quạt

80 đến lúc thu tôm

Suốt ngày, trừ lức cho ăn

19


2.5.4 Độ mặn
Độ mặn là tổng số gam muối NaCl có trong 1000 g nước biển. Ký hiệu là
S‰. Có thể phân chia nước thiên nhiên thành 4 loại:
 Nước ngọt < 0,5‰
 Nước lợ 0,5-30‰
 Nước mặn 30-40‰
 Nước quá mặn > 40‰
(Constantinov, 1967 trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2005)
Độ mặn thích hợp nhất cho tôm từ 15-25 ‰ mặc dù tôm có thể sống và
sinh trưởng trong giới hạn độ mặn từ 0-37 ‰. Sự thay đổi độ mặn không quá 5
‰ hàng ngày, sự thay đổi nhanh có thể gây “sốc” tôm. Độ mặn thấp làm tôm
mềm vỏ và có mùi, trong khi độ mặn cao thì làm tôm chậm lớn, tôm dễ bị nhiều
bệnh. Tuy nhiên, có thể tăng độ mặn ao nuôi trước khi thu hoạch làm tôm có vỏ
cứng, tăng thêm khối lượng cơ thể (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,

2004).
2.5.5 Độ kiềm
Độ kiềm của nước được hiểu là khả năng thu nhận acid (H+) của nước do
sự có mặt của các bazơ trong đó. Khi đưa acid vào nước, pH của nước giảm, mức
độ giảm pH của nước (cùng lượng acid đưa vào) phụ thuộc vào loài và nồng độ
bazơ trong nước. Bazơ chủ yếu trong nước là các thành phần: nhóm OH-,
bicarbonate (HCO3-), carbonate (CO32-), phosphate, silicat (HSiO3-) (Lê Văn Cát
và ctv, 2006)
Theo Vũ Thế Trụ (1999) độ kiềm thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm
sú là 80-150ppm. Mức qui định phù hợp: Tôm mới thả : 80-100 ppm (không nên
thấp hơn 50 ppm), từ 45 ngày tuổi trở lên: 100-130 ppm; 90 ngày tuổi trở lên:
130-160 ppm (Dự án VIE97030, 2004).
Trong nước tự nhiên độ kiềm từ 5-500 mg CaCO3/l, nhưng trong nước
biển thường khá cao > 116 mg CaCO3/l. Ao nuôi tôm có độ kiềm thấp thường do
độ mặn nước ao thấp, đất phèn, thay nước ít và phiêu sinh vật phát triển quá dày,
ao nhiều ốc, hà, giun,…Ao có độ kiềm thấp (<30 mg/l) thường gây ra hiện tượng
mềm vỏ hay không lột vỏ được, làm pH thay đổi và khó khống chế và pH tăng
khi tảo phát triển (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Một số biện pháp khắc phục khi độ kiềm thấp: bón vôi, cải tạo ao tốt từ
đầu vụ nuôi, Vào thời kỳ con nước, cần xử lý nước thật tốt ở ao chứa, bón vôi,
gây màu tăng độ kiềm sau đó kích sang ao nuôi để tôm lột xác hoàn toàn.
20


2.5.6 NO2
Trong thủy vực NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrite hóa hay
phản nitrate hóa. Quá trình oxy hóa từ amomonium đến nitrate nhờ vào 2 giống
chuyển hóa đạm là Nitrosomonas sp. (ammonia thành nitrite) và Nitrobacter sp.
(nitrite -> NO3). Quá trình phản nitrate hóa do 1 vi khuẩn yếm khí khử NO3
thành N2 thông qua các sản phẩm trung gian là NO2-, N2O, NO. Hai quá trình này

trong tự nhiên thường diễn ra cân bằng với nhau. NO2- là dạng đạm C1o độc tính
đối với thủy sinh vật, ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca2+ và Cl- có
khuynh hướng làm giảm độc tính của NO2.
NO2 kết hợp với Hb tạo thành Methemoglobin là máu có màu nâu và mất
khả năng kết hợp với oxy, hiện tượng này được gọi là bệnh thiếu máu hay máu
màu nâu. Độ độc của NO2 phụ thuộc vào độ mặn, độ mặn càng cao độc tính càng
giảm. Hàm lượng NO2 thích hợp là nhỏ hơn 0,1 mg/L (Trương Quốc Phú, 2006).
1977 nhiều tác giả đã khẳng định khả năng hạn chế độc tính nitrite của Cl-.
Risso và Thurston là tác giả đầu tiên của nghiên cứu LC50 – 96h của NO2 trên 6
nồng độ Cl- từ đó tạo đường hồi quy tuyến tính giữa độ độc và nồng độ Cl- cho
cá hồi. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy cung cấp thêm NaCl vào môi
trường để giảm độc tính qua đường hô hấp.
2.5.7 NH3
Trong ao nuôi tôm thì đạm tồn tại ở 2 dạng như ammonia (NH3) và đạm
amon (NH4+). NH3 sinh ra từ quá trình phân hủy chất chất hữu cơ có chứa N, sản
phẩm bài tiết hay phân bón. NH3 hòa tan trong nước tạo thành NH4+. Nồng độ
của NH3 tăng khi nhiệt độ và pH tăng. Hàm lượng NH3 thích hợp cho cá, tôm là
nhỏ hơn 0,1 mg/L. NH4+ không độc nhưng hàm lượng quá cao (>2 mg/L) dẫn
đến tảo phát triển gây biến động pH, DO và CO2 (Trương Quốc Phú, 2006)
Sự tồn tại của khí NH3 trong hệ thống nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất
lợi cho đời sống của vật nuôi. Có thể ức chế quá trình đào thải NH3 và ứ đọng
NH3 trong cơ thể dẫn đến gây độc sinh vật nuôi. Trường hợp nặng có thể gây
chết, nhẹ có thể gây sốc, làm tăng lượng NH3 trong máu, ảnh hưởng đến hoạt
động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh.
Một số biện pháp giảm NH3: thay nước, điều chỉnh lượng thức ăn thích
hợp tránh dư thừa, kiểm soát pH thích hợp (tảo).
2.5.8 H2S
H2S được sinh ra do quá trình phân hủy vật chất hữu cơ yếm khí, phản
sulfat hóa yếm khí và thường được diễn ra ở đáy thủy vực. H2S là chất khí cực
độc đối với thủy sinh vật, làm mất khả năng vận chuyển O2 của Hemoglobin làm

21


cá chết ngạt. Hàm lượng H2S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ nước, H2S tăng khi
nhiệt độ giảm và pH giảm. Theo Boyd (1998) thì H2S ở bất kỳ nồng độ nào thì
đều có thể gây độc cho tôm, trong ao không mong muốn là tồn tại.
Để tránh hiện tượng tôm cá bị sốc hay chết do H2S, trong nuôi trồng thủy
sản có một số biện pháp sau:
 Tăng cường hoạt động đảo nước, sục khí để H2S có thể thoát ra
ngoài.
 Khi nuôi tôm cá tại những rừng ngập mặn, cần vét hết chất thải,
bùn sau mỗi chu kỳ nuôi, đầm nén kỹ đáy ao.
 Khi có dấu hiệu tôm cá bị ngộ độc do H2S, có thể thay nước khẩn
cấp để cứu đàn vật nuôi, sau đó tìm cách khử nguồn gốc sinh ra
loại khí độc này.
2.5.9 COD
COD là lượng oxy tiêu hao cho sự phân hủy hữu cơ. Chỉ số COD được sử
dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu
cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD
là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là
miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch
Hàm lượng COD thích hợp cho ao nuôi thủy sản là từ 15-20 ppm, giới
hạn tối đa cho phép là nhỏ hơn 35 ppm (Trương Quốc Phú, 2006). Càng về cuối
vụ thì hàm lượng vật chất hữu cơ cang lớn thì COD càng cao.
2.5.10 BOD
BOD là lượng oxy tiêu hao cho quá trình hô hấp của vi sinh vật trong điều
kiện nhất định. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để
xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxy trong nước nhanh hay chậm như thế
nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong

sinh thái học hay khoa học môi trường.
Giá trị BOD thích hợp cho ao nuôi thủy sản biến thiên trong khoảng nhỏ
hơn 10 ppm (Trương Quốc Phú, 2006).
2.6 Một số nghiên cứu về môi trường nước trong ao tôm
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Nguyễn Văn Vượng (2003) cho kết
quả nuôi tôm trong môi trường có độ mặn thấp (0 - 3‰) sinh trưởng nhanh hơn
nhưng có tỉ lệ sống thấp hơn so với nuôi ở độ mặn cao (15 - 25‰). Ở độ mặn 0 3‰ tôm đạt trọng lượng 33,3 g và tỉ lệ sống là 48,9% so với độ mặn tương ứng
22


là 31,8 g và 64,9%. Trong quá trình nuôi, ở cả hai mô hình đều xuất hiện những
bệnh thông thường giống nhau.
Theo kết quả nghiên cứu trên tôm càng xanh của của Trịnh Văn Chiết
(2002), thì ở nồng độ 0,67±0,08 mg/l, dao động từ 0,09 – 0,67 mg/l vẫn phù hợp
cho sự phát triển của tôm càng xanh.
Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Diệp (2012) cho thấy sự thay đổi
độ mặn ảnh hưởng đến thời gian sử dụng thức ăn, tồn lưu thức ăn, độ tiêu hóa và
tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú. Khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu để thích ứng
với môi trường nhằm duy trì sự sống ở nước có độ mặn 0‰., vì thế không thể
nuôi tôm sú trong môi trường nước ngọt hoàn toàn. Hàm lượng oxy hòa tan thấp
(30% bảo hòa) thì thơi gian sử dụng thức ăn giảm. Tôm sú sống ở hàm lượng
oxy hòa tan thấp (30%) thì chu kì lột xác, sinh trưởng, tỉ lệ sống và khả năng tiêu
hao oxy bị ảnh hưởng có nghĩa so với ở hàm lượng oxy hòa tan 100% và 60%
bảo hòa. Nuôi tôm ở hàm lượng oxy hòa tan 60% bảo hòa cho sinh trưởng và tỉ
lệ sống cao.
Theo kết quả nghiên cứu của Lưu Hoàng Ly (2003), khảo sát các yếu tố
môi trường cho thấy nhiệt độ giảm xuống 25oC sẽ làm cho tôm giảm hoạt động
và là điều kiên để mầm bệnh tấn công. Nhiệt độ tăng từ 32 – 33oC tôm bắt mồi
giảm. pH trong ao chỉ phụ thuộc vào pH đất, nguồn nước cấp mà còn do chính sự
biến đổi hệ đệm trong ao, trong đó hệ đệm sinh hóa có nghĩa rất lớn. Tảo là

nguyên nhân làm tăng sự biến động pH khi trong ao có được nguồn dinh dưỡng
từ việc bón phân gây màu, thức ăn dư thừa của tôm.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Lâm Thạnh Phú (2010), cho kết quả các
yếu tố môi trường thủy lý hóa biến động trong giới hạn cho phép và hầu hết đều
thuận lợi cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển trong các hệ thống nuôi tôm sú
khác nhau (sông, tôm lúa, thâm canh và bán thâm canh).
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Huỳnh Minh Tuấn (2012), cho thấy trong
môi trường ao nuôi tôm sú có sự biến động nhiệt độ, oxy, pH, H2S, NO2, NH3,
giữa các tầng nước (cách đáy 0,1 m, 0,6 m, 1,1 m) tại các thời điểm thu mẫu
trong ngày (3h, 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h, 24h) trung bình ở các đợt thu mẫu
(Đợt 1: ao chưa thả tôm, đợt 2: ao tôm 45 ngày tuổi, đợt 3: ao tôm 75 ngày tuổi,
đợt 4: ao tôm 105 ngày tuổi) là rất ít và không có nghĩa thống kê (p > 0,05). Oxy
và pH biến động theo ngày đêm rõ rệt và có nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhiệt độ,
độ mặn biến động qua các đợt thu mẫu nằm trong khoảng thích hợp cho ao nuôi
tôm.

23


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 3/2012 đến 7/2012. Khảo sát ở 3 ao
nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh thuộc địa bàn huyện Trần Đề, tỉnh
Sóc Trăng.
Quá trình thu mẫu trong ao nuôi tôm sú được tiến hành 5 đợt:
 Đợt 1: ao đã cải tạo nhưng chưa thả tôm (chưa thả tôm, mực nước
1,2 m, thời tiết nắng nóng)
 Đợt 2: ao tôm được 45 ngày tuổi (cỡ tôm khoảng 200 – 220
con/kg)

 Đợt 3: ao tôm được 75 ngày tuổi (cỡ tôm khoảng 80 – 85 con/kg)
 Đợt 4: ao tôm được 105 ngày tuổi (cỡ tôm khoảng 60 – 65 con/kg)
 Đợt 5 (giai đoạn thu hoạch): ao tôm được 135 ngày tuổi (cỡ tôm
khoảng 33 – 35 con/kg, mực nước 1,4 – 1,5 m, thời tiết mưa nhiều)
Thông tin về 3 ao thu mẫu:
 Ao 1: diện tích 4500 m2, ao sâu 1,8 – 1,9 m, mực nước 1,2 m, mật
độ thả 26 con/m2, cỡ giống thả là post 15
 Ao 2: diện tích 2600 m2, ao sâu 1,8 – 1,9 m, mực nước 1,2 m, mật
độ thả 38 con/m2, cỡ giống thả là post 15
 Ao 3: diện tích 3000 m2, ao sâu 1,8 – 1,9 m, mực nước 1,2 m, mật
độ thả 33 con/m2, cỡ giống thả là post 15
Hai chỉ tiêu COD và BOD thu mẫu ở cả 5 đợt còn các chỉ tiêu oxy hòa
tan, nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ mặn, NH3, H2S, NO2 chỉ thu mẫu ở đợt 1 (giai
đoạn chuẩn bị thả tôm) và đợt 5 (giai đoạn thu hoạch).
3.2 Vật liệu nghiên cứu
 Máy đo YSI 556 MPS
 Bộ test môi trường Sera
 Chai nút mài trắng và nâu 125ml
 Chai nhựa 1L
 Ống nhựa PVC

24


 Các hóa chất cố định và phân tích mẫu
 Khúc xạ kế
 Các dụng cụ và thiết bị khác cần thiết cho quá trình thu và phân tích
mẫu

Hình 3.1: Máy đo YSI 556 MPS

3.3 Phương pháp thu mẫu
 Các chỉ tiêu môi trường:
Tiến hành thu mẫu: mỗi đợt thu 3 ao tôm. Mỗi ao thu ở 4 điểm (mỗi điểm
ở một bờ ao) và thu ở 3 tầng nước (cách đáy ao 0,1m; 0,6m; 1,1m). Thu trong
vòng 24 tiếng (8 lần thu với các thời gian thu cụ thể là 3h, 6h, 9h, 12h, 15h, 18h,
21h và 24h).

25


×