Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

NGHIÊN cứu bổ SUNG SODIUM BUTYRATE v ào THỨC ăn CHO tôm sú ( penaeus monodon )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.63 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA THỦY SẢN

PHAN THỊ THÚY AN

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG SODIUM BUTYRATE V ÀO
THỨC ĂN CHO TÔM SÚ (Penaeus monodon)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TR ỒNG THỦY SẢN

2009

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA THỦY SẢN

PHAN THỊ THÚY AN

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG SODIUM BUTYRATE V ÀO
THỨC ĂN CHO TÔM SÚ (Penaeus monodon)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TR ỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN THỊ THANH HIỀN

2009



2


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản,
cùng quý thầy cô đã có công dìu dắt, dạy bảo trong suốt quá tr ình học tập ở
giảng đường và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả ho àn tất đề tài.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh
Hiền đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý
báu trong suốt thời gian thực hiện đề t ài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến chị Trần Lê Cẩm Tú, anh Trần
Minh Phú, anh Nguyễn Hoàng Đức Trung đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giúp
đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những lời khuy ên bổ ích trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Gởi lời cảm ơn các anh chị đi trước, các bạn cùng mảng đề tài đã giúp
đỡ, động viên và có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực trong suốt thời gian l àm
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng xin cho tác giả bày tỏ lòng kính trọng chân thành đến gia
đình và người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh
thần để tác giả hoàn thành bài luận văn này.

3


TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn khi bổ sung Sodium Butyrate ( Gustor) vào thức ăn cho tôm sú
(Penaeus monodon).
Trong thí nghiệm xác định sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức

ăn, tôm có khối lượng trung bình 8-9g/con được bố trí vào 15 bể (500 lít/bể)
được chia làm 5 nghiệm thức với 3 lần lập lại, nghiệm thức 2 và nghiệm thức
3 bổ sung Gustor XX B-92 với mức 0,05% và 0,1%, nghiệm thức 4 và nghiệm
thức 5 bổ sung Gustor Coated với mức 0,05 v à 0,1%, nghiệm thức đối chứng
không bổ sung Gustor. Các bể đ ược bố trí với hệ thống n ước tuần hoàn và độ
mặn khoảng 18-20‰, mỗi bể có sục khí liên tục và mật độ tôm 20 con/bể.
Thức ăn được phối chế có cùng mức đạm khoảng 46 %, c ùng năng lượng.
Tôm được cho ăn theo nhu cầu, 3 lần/ng ày. Sau 60 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống
của tôm dao động từ 90-95%, tăng trọng trung bình của tôm sau thí nghiệm ở
các nghiệm thức từ 3,46-4,01g/con , không có sự khác biệt về tăng trưởng giữa
các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05) . Hệ số thức ăn thấp nhất (3,29) ở thức ăn
bổ sung G.Coated 0,1%, FCR đạt cao nhất ở thức ăn bổ sung G.XX B -92 0,05
%(3,89) và khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức c òn lại. Hiệu
quả sử dụng đam 0,54-0,63, đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung G.XX B -92
0,05% là 0,63 và thấp nhất nhất ở nghiệm thức bổ sung G.Coated 0,05% l à
0,54, không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng đạm giữa các nghiệm thức .
Như vậy, khi bổ sung sodium butyrate (h àm lượng 0,05 và 0,1) vào thức ăn
cho tôm sú không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm sú.

4


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM TẠ ................................ ................................ ................................ .3
TÓM TẮT................................ ................................ ................................ .......4
MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ......5
DANH SÁCH BẢNG ................................ ................................ ..................... 7
DANH SÁCH HÌNH ................................ ................................ ...................... 8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................ ................................ ............. 9
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................ ....................... 11
2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon) .................. 11
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng................................ ................................ ...........11
2.3 Đặc điểm sinh trưởng................................ ................................ ...........15
2.4 Sơ lược một số chất bổ sung v ào thức ăn ................................ ............. 16
2.4.1 Khái niệm................................ ................................ ...................... 16
2.4.2Một số chất bổ sung vào thức ăn ................................ .................... 17
2.4.3 Sodium Butyrate ................................ ................................ ...........21
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU................................ ........ 23
3.1 Vật liệu và trang thiết bị................................ ................................ .......23
3.2 Phương pháp nghiên c ứu ................................ ................................ .....23
3.2.1 Tôm thí nghiệm ................................ ................................ ............. 23
3.2.2 Hệ thống thí nghiệm ................................ ................................ ......23
3.2.3 Bố trí thí nghiệm ................................ ................................ ...........24
3.2.4 Chăm sóc và quản lý ................................ ................................ .....25
3.2.5 Thu mẫu ................................ ................................ ........................ 25
3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu ................................ ..25
3.3.1 Các chỉ tiêu phân tích ................................ ................................ ....25
3.3.2 Phương pháp phân tích ................................ ................................ ..26
3.3.3 Phương pháp tính toán ................................ ................................ ...26
3.3.4 Xử lý số liệu ................................ ................................ .................. 27
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................ ..................... 28
4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ................................ ......................... 28
4.1.1 NHIỆT ĐỘ................................ ................................ .................... 28
4.1.2 PH ................................ ................................ ................................ .29
4.1.3 Oxy hòa tan (DO) ................................ ................................ ..........29
4.1.4 Độ mặn ................................ ................................ ......................... 29

5



4.1.5 Ammonia NH 3/NH4+ ................................ ................................ .....30
4.1.6 Nitric NO 2- ................................ ................................ .................... 30
4.1.7 Độ kiềm ................................ ................................ ........................ 30
4.2 Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm ................................ ............... 31
4.3 Tỷ lệ sống ................................ ................................ ............................ 32
4.4 Sinh trưởng của tôm sú ................................ ................................ ........32
4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn................................ ................................ .....34
4.6 Thành phần hóa học của tôm thí nghiệm ................................ .............. 36
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT ................................ ....................... 38
5.1 Kết luận ................................ ................................ ............................... 38
5.2 Đề Xuất ................................ ................................ ............................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ............. 39
PHỤ LỤC ................................ ................................ ................................ .....39

6


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Nhu cầu đạm có trong thức ăn tôm (Guilla ume và ctv,1999) ..........12
Bảng 2.2: Nhu cầu béo có trong thức ăn tôm ( Akiyama,1992) ...................... 13
Bảng 2.3 Nhu cầu các Vitamin trong thức ăn (Akiyama, 1992) ..................... 15
Bảng 2.4 Chu kì lột xác của tôm (Phương và Hải, 2004) ............................... 16
Bảng 2.5 Quyết định số 65/2007/QĐ -BNN, ngày 03/07/2007 về các chất bổ
sung vào thức ăn ................................ ................................ ........................... 17
Bảng 3.1 Công thức phối trộn thức ăn thí nghiệm ................................ .........24
Bảng 4.1 Các yếu tố môi tr ường trong quá trình thí nghiệm .......................... 28
Bảng 4.2 Kết quả phân tích th ành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm ........31
Bảng 4.3 Tỉ lệ sống của tô m qua 56 ngày thí nghiệm ................................ ....32

Bảng 4.4 Trọng lượng ban đầu (Wi), Trọng lượng cuối (Wf), tăng trọng
(WG), tăng trọng trên ngày (DWG)................................ ............................... 33
Bảng 4.5 Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR), Hiệu quả sử d ụng protein (PER) và
thức ăn sử dụng (FI) của tôm ................................ ................................ .........35
Bảng 4.6 Thành phầm hóa học của tôm sú tr ước và sau thí nghiệm (các chỉ
tiêu tính theo % vật chất khô) ................................ ................................ ........36
Phụ Lục A: Nhiệt độ các bể qua 8 tuần thí nghiệm………………………….. 42
Phụ lục B: DO qua các lần thu mẫu thí nghiệm……………………………. 43
Phụ lục C: PH qua 8 tuần thí nghiệm………………………………………... 44
Phụ lục D: NO 2 qua 8 tuần thí nghiệm………………………………………. 46
Phụ lục E: NH 4+/ NH3 qua 8 tuần thí nghiệm………………………………. 46
Phụ lục F: Độ kiềm qua 8 tuần thí nghiệm…………………………………... 47
Phụ lục G: Tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm thí nghiệm…………………... 48

7


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Hệ Thống Bể Thí nghiệm…………………………

23

Hình 3.2: Thu mẫu tăng trưởng tôm sú……………………… 25
Hình 4.1 Tăng trưởng của tôm sau 56 ngày thí nghiệm……… 34

8


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Từ lâu con người đã hướng tới việc khai thác v à nuôi trồng thủy sản

làm nguồn dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu của con người. Nuôi trồng thủy
sản hiện đã trở thành một xu hướng trong việc gia tăng nguồn thực phẩm thủy
sản cho tiêu dùng của con người. Ở nhiều quốc gia th ì nuôi trồng thủy sản
được xem là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế của cả nước. Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, ngày càng chiếm một vị trí quan trọng
sự phát triển đất nước: kim ngạch xuất khẩu thủy sản đ ạt 2,4 tỷ USD vào năm
2004 (Bộ thủy sản, 2005 ), và năm 2006 xuất khẩu thủy sản đạt trên 3,2 tỷ
USD (Bộ thủy sản, 2006), và là một trong 10 quốc gia đúng đầu về nuôi trồng
và xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi thủy sản quan trọng của cả
nước với diện tích nuôi thủy sản nước lợ 1,3 triệu ha chiếm 55% diện tích cả
nước, trong đó nuôi thủy sản n ước lợ là 68% khoảng 918.000 ha có thể nuôi
tôm biển (Bộ thủy sản, 2006), trong đó diện tích nuôi tôm sú hơn 550.000 ha
(Bộ thủy sản 2006) với sản lượng năm 2006 là 281.923 tấn.
Hiện nay, tôm sú đang là đối tượng đang được tiến hành nghiên cứu để
phát triển thủy sản, các vấn đề được đặt ra hiện nay như con giống sạch bệnh,
vấn đề về môi trường, sản phẩm tôm đạt c hất lượng, thị trường tiêu thụ, dịch
bệnh. Bên cạnh đó thức ăn cho tôm đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, vì
thức ăn là cơ sở cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động
vật thủy sản, thức ăn có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, hiệu quả của
người nuôi. Trong các mô hình nuôi tôm hiện nay thì thức ăn chiếm 51,5- 55
% tổng chi phí. Vì vậy, để mang lại lợi nhuận cao việc giảm chi phí thức ăn
đang là vấn đề được đặt ra.Từ thập niên 50 việc sử dụng kháng sinh và
hormone tăng trưởng bổ sung vào thức ăn cho gia súc nhằm cải thiện tiêu hóa
và giảm tiêu tốn thức ăn đã mang lại hiệu quả nhưng từ năm 2006 người ta
không sử dụng kháng sinh và hormone bổ sung vào thức ăn vì lo lắng về sự
tồn dư của kháng sinh trong cơ thể vật nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng. Sodium Butyrate là một muối Natri của acid Butyrric khi bổ sung
vào thức ăn giúp tăng mùi, vị của thức ăn, cải thiện ti êu hóa và sinh trưởng của

vật nuôi. Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu sodium butyrate vào thức ăn
cho tôm sú thì chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó của
nhiều nhà sản xuất, hộ nuôi cùng với sự quan tâm nghiên cứu của khoa Thủy
Sản- trường Đại Học Cần Thơ, đề tài “Nghiên cứu bổ sung Sodium Butyrate
vào thức ăn cho tôm sú (Penaeus monodon)” được thực hiện.
9


Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu việc bổ sung Sodium Butyrate v ào thức ăn tôm sú nhằm
cung cấp những thông tin cần thiết cho nh à sản xuất cũng như người nuôi
trong việc sử dụng các chất bổ sung v ào thức ăn cho tôm góp phần làm tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm sú .
Nội dung nghiên cứu
Xác định sự ảnh hưởng của việc bổ sung Sodium butyrate (Gustor X XI
B-92 và Gustor coated) vào thức ăn lên sự tăng trưởng của tôm sú.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm sú khi bổ sung sodium butyrate v ào
thức ăn.

10


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon )
2.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân lọai của Hol thius (1980) và Barnes (1987) ( trích
bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999) như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraea

Lớp phụ: Eumalacostraea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Macrura nantatia
Họ: Penaedae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
2.2.1 Tính ăn của tôm sú
Tôm sú là loài ăn tạp (Dall, 1998), loài ăn tạp cơ hội (Ruello, 1973),
loài ăn chất vẩn (Dall, 1968), loài ăn thịt (Hunter và Feller, 1987), hay là loài
địch hại của nhau (Marte, 1980; Lerer, 1985; Wassenbeg v à Hill, 1987) (trích
bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Khi kiểm tra trong dạ dày của tôm sống ngoài tự nhiên thấy: 85% gồm
giáp xác, động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, 15% gồm cá, giun nhiều t ơ, côn
trùng, nhuyễn thể, tảo, các mảnh thực vật và các chất vẩn (Phạm Văn Tình,
2002). Tôm sú có tập tính ăn vào ban đêm, có hiện tượng ăn lẫn nhau khi
trong môi trường thiếu thức ăn, mật độ dày, mất căn bằng dinh dưỡng…Tính
ăn và loại thức ăn của chúng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.
Nhu cầu dinh dưỡng của tôm cũng như các động vật khác. Các chất
dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau v à được cơ
thể sử dụng cho quá trình sinh trưởng, phát triển và phòng chống bệnh tật.
Theo Nguyễn Anh Tuấn và ctv (1994) đạm, béo, chất bột đường, vitamin,
khoáng là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tôm.

11


2.2.1.1Nhu cầu đạm
Trong thành phần thức ăn tôm chất đạ m là chất được chú ý nhiều nhất
vì nó là nguồn dinh dưỡng quan trọng là thành phần quan trọng trong thức ăn

cho tôm trong việc xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng và acid amin thiết
yếu và là nguồn nguyên liệu đắt tiền trong hỗn hợp thức ăn tôm . Nhu cầu đạm
của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Tôm có nhu cầu đạm khoảng
40% (Alava và Lim, 1983), tôm b ố mẹ cần thức ăn có hàm lượng đạm cao từ
45-50% (Millam era, 1986). Khi nuôi tôm bằng thức ăn công nghiệp, mức
đạm trong thức ăn được đề nghị như sau:
Bảng 2.1 Nhu cầu đạm có trong thức ăn tôm (Guillaume và ctv,1999)

Cỡ tôm (g)

% đạm trong thức ăn

1-5

41

5-10

40

10-15

37

>15

35

Enzym tiêu hóa chất đạm (protease) ở tôm bao gồm: tripsin có khả
năng hoạt động rất cao(Dall và Moriaty, 1983), không có pepsin (Vonk, 1966),

chymotripsin, astacine, caboxypeptidase (Galgani và ctv, 1984), kh ả năng hoạt
động của các men tiêu hóa này khác nhau tùy loài (Chuang, 1985) (trích bởi
Nguyễn Trọng Nho và ctv).
Men ngoại bào Chitinase cũng rất quan trọng, 85% vi sinh vật trong dạ
dày tôm tham gia thủy sinh chitin, chúng có vai trò quan tr ọng trong việc cung
cấp chất dinh dưỡng, giúp tôm tiêu hóa Chitin.
Aminoacid
Theo Coloso và Crus (1980) 10 axit thiết yếu không thay thế ở tôm sú
là: Methionine, Arginine, Lysine, Threonine, Tryptophan, Histidine,
Isoleusine, Leusine, Valine, Phenynalanine. Theo Liou và Yang (1994) nhu
cầu methionin và cystine của tôm sú đã được xác định là 1,4% thức ăn, nhu
cầu threonine là 1,4% trong thức ăn (Millamena và ctv, 1994) và valine là
3,75% (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008). Tỉ lệ các axit amin trong thức ăn c àng
gần với tỉ lệ các axit amin trong c ơ thể tôm sẽ cho kết quả tăng tr ưởng tốt hơn
(trích bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).

12


2.2.1.2 Nhu cầu về Chất bột đường
Chất bột đường và chất béo là nguồn năng lượng chủ yếu cho tôm và
chúng có vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng, tổng hợp chitin và
chất béo. Chất bột là nguồn cung cấp năng lượng kinh tế nhất. So với động vật
trên cạn động vật thủy sản ít sử dụng chất bột đường hơn. Trong thức ăn thủy
sản hàm lượng chất bột đường từ 10-20% (trích bởi Nguyễn Thanh Phương và
Trần Ngọc Hải, 2004). Men tiêu hóa carbohydrate như: amylase, maltase,
sacharase, chitinase và cellulose (Kcoima, 1964), nh ờ đó chúng có khả năng
sử dụng đường đa phức hợp (tinh bột) hiệu quả h ơn những đường cao phân tử.
Theo (Shiau và ctv, 1997 ) khi gia tăng hàm lượng tinh bột từ 20% lên 30%
trong thức ăn cho tôm sú không l àm ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống

(trích Nguyễn Trọng Nho và ctv, 1996). Do đó người ta sử dụng tinh bột đã
được hồ hóa để cung cấp năng l ượng và là chất kết dính trong thức ăn tổng
hợp của tôm
Ở tôm thức ăn có nhiều chất x ơ sẽ giảm khả năng tiêu hóa thức ăn
(trích Nguyễn Trọng Nho và ctv, 1996).
Chitin, một phức hợp giữa protein và hydrocacbon. Theo Akiyama và
ctv (1992) hàm lượng chitin được bổ sung tối thiểu 0, 5% vào thức ăn vì kitin
có tác động đến tăng trưởng ở tôm ( trích Nguyễn Trọng Nho và ctv 2006).
2.2.1.3 Nhu cầu Chất béo và Sterol
Thành phần chất béo quan trọng hơn hàm lượng của nó trong thức ăn
tôm. Theo Akiyama (1992) hàm lượng chất béo cần thiết cho tôm khoảng 6 7,5% và không nên quá 10%, n ếu hơn 10% có thể giảm tăng trưởng và làm
tăng tỷ lệ chết của tôm (trích bởi Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
Bảng 2.2: Nhu cầu béo có trong thức ăn tôm (Akiyama, 1992)
Cỡ tôm

% chất béo trong thức ăn

0-0,5

7,5

0,5-3,0

6,7

3,0-15,0

6,3

15-40


6,0

Tôm cần thành phần axit béo có tỉ lệ 3w: 6w càng lớn càng tốt. Các
nguồn cung cấp chất béo thích hợp trong thức ăn tôm là dầu cá, dầu đầu tôm..

13


Trong thức ăn tôm, Sterol rất quan trọng v ì chúng là thành phần cấu
trúc tế bào, tiền chất của những hormone Steroid, hormone não, hormone lột
xác nhưng ngược lại tôm không thể tổng hợp Sterol từ acetate (T ashima and
Kanazavva, 1971) (trích Lê Thanh Hùng, 2008).
Tôm sử dụng Cholesterol thích hợp h ơn Sterol tự do (Kanazavva et al.,
1971) ở mức 0,5% thì thích hợp, khi tăng lên 1% trong thức ăn sự tăng trưởng
vẫn không tốt hơn nhưng khi tăng 5% sẽ làm tôm giảm tăng trưởng (trích Lê
Thanh Hùng, 2008).
2.2.1.4 Nhu cầu Khoáng
Ngoài nguồn cung cấp khoáng từ thức ăn, tôm có thế hấp thu khoáng từ
môi trường nước. Vì thế, nhu cầu khoáng của tôm thấp v à khác so với động
vật trên cạn.
Theo Shevvbart và ctv (1973) cho rằng nhu cầu Ca, Na, K và Cl của
tôm có thể được thỏa mãn qua điều hòa áp suất thẩm thấu. Hàm lượng
Phospho trong nước biển thấp nhưng trong thịt tôm lại nhiều, do đó cần bổ
sung Phospho vào thức ăn tôm dưới dạng hỗn hợp khoáng với hàm lượng 25% (trích bởi Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2008).
2.2.1.5 Nhu cầu Vitamin
Vitamin là một hợp chất hữu cơ phức tạp mà tôm cần có một lượng nhỏ
cho sự tăng trưởng bình thường, trao đổi chất và sinh sản (Akiyama, 1992). Có
11 loại vitamin tan trong nước và 4 loại tan trong dầu cần bổ sun g vào thức ăn
tôm (trích Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Đối với tôm Vitamin nhóm B đ ược cho là cần thiết phải cho vào thức
ăn cũng như Vitamin C và E. Trong thành ph ần Premix, Vitamin dùng cho
tôm luôn có Vitamin A hoặc Carotein và Vitamin K, cần chú ý là các Vitamin
được thử nghiệm như những chất kích thích tăng tr ưởng nhưng sử dụng với số
lượng nhiều sẽ đối kháng hoặc thừa vitamin .

14


Bảng 2.3 Nhu cầu các Vitamin trong thức ăn (Akiyama, 1992)
Vitamin

Lượng/kg thức ăn

Thiamin

50 mg

Riobflavin

40mg

Pryidoxine

50mg

Pantothennic acid

75mg


Niacin

200mg

Biotin

1mg

Inositon

300mg

Cholin

400mg

Folic acid

10mg

Cyanocobalamine

0.1mg

Ascorbic acid

1.000mg

Vitamin A


10.000UI

Vitamin D

5.000UI

Vitamin E

300 UI

Vitamin K

3mg

2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Khác với sinh trưởng ở cá, ở tôm sinh tr ưởng bằng cách lột xác mang
tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích th ước và trọng
lượng (Pauly, 1981). Chu kì lột xác là thời gian giữa 2 lần lột xác, được đặc
trưng cho từng loài và theo từng giai đoạn của tôm. Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở

15


giai đoạn con non và dài ở giai đoạn lớn, khi trọng lượng cơ thể trên 25g thì
14-16 ngày lột xác 1 lần (Phạm Văn Tình, 2003). Ngoài ra quá trình lột xác và
tăng trưởng của tôm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiều yếu tố: thức ăn, môi
trường và giai đoạn phát triển. Sau đây là bảng chu kì lột xác ở tôm:
Bảng 2.4 Chu kì lột xác của tôm (Phương và Hải, 2004)
Cỡ tôm (g)


Chu kì lột xác (ngày)

Postlarvae

Hằng ngày

2-3

8-9

3-5

9-10

5-10

10-11

10-15

11-12

15-20

12-13

20-40

14-15


Tôm cái (tôm đực) 50-70

18-21 (23-30)

2.4 Sơ lược một số chất bổ sung vào thức ăn
2.4.1 Khái niệm
Chất bổ sung vào thức ăn (chất phụ gia) là những chất không dinh
dưỡng hoặc những thành phần không dinh dưỡng được thêm vào thức ăn với
các ý định khác nhau. Thông th ường các chất này có hàm lượng thấp dùng để
ổn định thức ăn, tạo mùi vị, ngăn ngừa sự phân hủy trong quá tr ình bảo quản,
hoặc để cải thiện sức khỏe cá tôm, dinh d ưỡng và chất lượng sản phẩm. Nói
cách khác, chất bổ sung vào thức ăn làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn đối với
thủy sản nuôi.
Theo Hardy et al., (2002) những chất bổ sung vào thức ăn gồm các chất
sau:
1) Chất kết viên thức ăn (Pellet Binders)
2) Chất bổ sung sắc tố (Carotenoid Supplements)
3) Chất kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu chống lây nhiễm
(Therapeutants and Nonspecific Immune Stimulants)
16


4) Cung cấp vi sinh sống trong thức ăn (Probiotics)
5) Chất bổ sung Enzyme (Enzyme Supplements)
6) Các Hormon (Hormones)
7) Chất chống vi trùng (Antimicrobial Agents)
8) Chất chống oxy hóa (Antioxidants)
9) Nước
10) Chất xơ
11) Mùi vị và chất hấp dẫn (Flavorings and Palatability Enhancers)

Đây là những chất bổ sung vào thức ăn nhằm nâng cao chất l ượng sản
phẩm thủy sản nuôi, làm tăng tính ngon miệng của thức ăn tạo điều kiện cho
động vật thủy sản nuôi sử dụng tốt thức ăn, ngăn ngừa thức ăn bị nhiễm độc
của nấm mốc và phân hủy một số chất dinh dưỡng trong quá trình bảo quản và
giảm giá thành sản phẩm.
2.4.2 Một số chất bổ sung vào thức ăn
2.4.2.1 Nhóm chất cải thiện tiêu hóa
Các chất cải thiện tiêu hóa cung cấp vào thức ăn nhằm ức chế sự phát
triển của vi sinh vật có hại v à ổn định khu hệ sinh vật đ ường ruột theo hướng
có lợi, từ đó ảnh hưởng tốt đến sự tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức
ăn. Sau đây là một số chất bổ sung phổ biến trên thị trường hiện nay.
Bảng 2.5 Quyết định số 65/2007/QĐ-BNN, ngày 03/07/2007 về các chất bổ sung vào
thức ăn

Tên nguyên liệu

Công dụng

Active MOS

Sản phẩm probiotic ngăn cảng mầm bệnh đ ường ruột
và tăng sức đề kháng cho vật nuôi

Best yeast

Bổ sung men Saccharomyces Cerevisiea dead cell
trong thức ăn chăn nuôi (TACN)

Pronady 500


Thành tế bào nấm men bổ sung vào thức ăn chăn nuôi
nhằm tăng khả năng hấp thụ của vật nuôi

KND Bacilus PF
Liquid

Chế phẩm vi sinh Bacilus d ùng bổ sung vi khuẩn có ích
cho đường tiêu hóa của vật nuôi

17


Phytase

Bổ sung enzym phytase trong thức ăn chăn nuôi nhằm
cải tiến việc sử dụng các chất dinh d ưỡng cho vật nuôi

Biomin ® PropioBac Bổ sung một số khoáng vi l ượng, acid hữu cơ và chất
xơ cần thiết vào thức ăn cho lợn nái thời kì sinh đẻ
Biomin ®TopVital

Bổ sung chất tiền sinh học, đ ường lactose, dixtrose vào
TACN

B-Traxim® Tec Cu- Hợp chất đồng aminoacids hydrate, bổ sung đồng v ào
130, Code:9241 TACN
Fermento

Bổ sung chất tổng hợp sinh học (probiotic v à prebiotic)
vào thức ăn


Probee

Bổ sung men vi sinh, Vitamin v à acid hữu cơ trong
TACN
(trích Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2008)

2.4.2.2 Nhóm chất có tác dụng lên hệ thống trao đổi chất
a. Các hormon và các chất có hoạt tính giống hormon
Theo Hardy et al (2002), hormone đã bị cấm sử dụng từ lâu ở một số
nước trên thế giới do người ta lo ngại việc tồn lưu trong thịt của động vật nuôi,
khi người sử dụng sẽ ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, đặc biệt đối với hormone
tăng trưởng. Trong đó, thủy sản cũng không ngoại lệ, việc th êm vào Steroid và
các hormone khác vào thức ăn thủy sản không cho phép. Tuy nhi ên, trong một
vài trường hợp, việc thêm hormone vào thức ăn trong thời gian ngắn có thể
ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe ng ười tiêu dùng và có thể sử dụng
trong nuôi trồng thủy sản. Hormone đ ược đưa vào với 3 mục tiêu:
 Làm chuyển hóa thức ăn và tăng trưởng.
 Tác động đến phát triển sinh dục.
 Và tác động việc điều hòa áp suất thẩm thấu.
Có thể thúc đẩy tỉ lệ tăng tr ưởng của cá thông qua việc bổ sung trong
khẩu phần ăn một lượng Hormone đồng hóa Steroid v à Thyroid. Qua đó việc
sử dụng thức ăn và trao đổi chất tăng lên đáng kể (Donaldon, 2000). Một sự
hoán đổi lựa chọn hoặc thêm hỗn hợp hormone hoặc cho ăn thức ăn có
hormone đó là Hormone kích thích ho ặc hormone kháng ức chế có li ên quan

18


đến thành phần thức ăn, đặc biệt bột hạt cải dầu (rapeseed) (Plisetskaya et al.,

1991; Riley et al., 1996). Hormone phát tri ển tuyến yên và Insulin có thể tác
động tăng trưởng khi cho vào thức ăn cá (Donaldon, 2000). Chẳng hạn, đối
với cá hồi khi cho ăn thức ăn chứa Hormone 17 α- methyltestosterone ở liều
(1mg/kg) thì trọng lượng tăng 90%. Ở cá hồi chinoo d không có phản ứng đáng
kể nào khi cho ăn thức ăn có chứa hormone. Tuy nhi ên, ở cá hồi fall chinood
tăng 26% khi cho ăn thức ăn chứa hormone testosterone (Fowler, 1982) (trích
dẫn bởi Hardy et al., 2002).
Có nhiều nghiên cứu cho thấy hormone thyorid có hi ệu quả đối cá teleost
(McBride et al., 1982). Tuy nhiên, tăng trư ởng phụ thuộc vào sự hiệp lực với
Hormone nội tuyến yên, đặc biệt là hormone tăng trưởng (Gorbman, 1969).
Quản lý chế độ cho ăn là vấn đề quan trọng nhất của sự chuyển hóa Hormone
thyorid, nhưng đối với Triiodothronine (T3) th ì mới dùng phương pháp chế độ
cho ăn. Theo con đường cho ăn đối với hormone Thyroxin (T4) th ì không hiệu
quả, có lẽ khả năng hấp thụ trong ruột bị hạn chế. H àm lượng 2-4mg T3/kg
thức ăn, thúc đẩy tăng tr ưởng hiệu quả và cũng có thể vượt qua ảnh hưởng
tiêu cực của thức ăn có hormone ức chế thyorid chứa bột hạt cải dầu
(Teskeredzic et al., 1995) (trích dẫn bởi Hardy et al., 2002).
Hardy (1995) tìm thấy trong thức ăn cá hồi một l ượng chất nội tiết
Testosterone, điều này không ngạc nhiên bởi vì thức ăn cá được chế biến từ
bột cá mang trứng như cá trích. Theo Borghetti et al., (1989) bột cá được làm
khô ở nhiệt độ thấp của thân cá hồi mang trứng chứa Androgens có tác dụng
kích thích tăng trưởng đối với giống cá hồi Coho v à Chinood. Việc sử dụng
sản phẩm hormone chuyển hóa chứa Hormone đồng hóa vẫn l à vấn đề lớn
chưa được khám phá trong tăng tỉ lệ tăng tr ưởng của cá (trích dẫn bởi Hardy et
al., 2002).
Schelling et al (1999) thí nghiệm tiêm hỗn hợp Bovine somatatropin
(BST) cho thấy có sự thúc đẩy tăng tr ưởng đáng kể đối với cá tầm. Sự th ành
thục của cá tầm ở cùng kích cỡ và có thể kéo dài 15 năm. Nếu tiêm BST trên
cá tầm con thì khả năng tăng trưởng gấp 4-5 lần, người ta cho rằng cá có thể
thành thục trong vòng 6-8 năm bằng cách tiêm 6 lần cá tầm con/năm trong v ài

năm hoặc chỉ tiến hành tiêm vào các tháng mùa đông. Trong nuôi cá liên quan
việc phục hồi do áp lực của nghề nuôi, điều n ày có lẽ phải có cách tiếp cận khả
thi để thúc đẩy sự thành thục và có giống để cung cấp cho người nuôi (trích
dẫn bởi Hardy et al., 2002).
Hardy et al (2002), hormone được trộn trực tiếp vào thức ăn trong
sinh sản vô tính hoặc chuyển gới tính. Sử dụng trong sinh sản vô tính trong

19


nuôi trồng thủy sản rất thuận lợi, bởi v ì nó loại trừ sự thành thục sớm và chấm
dứt phát triển tế bào sôma, nó liên quan đ ến sự thành thục sinh dục. Chuyển
giới tính đã được ứng dụng cho nhiều lo ài cá hiện nay, như cá hồi chinood, khi
người ta muốn số lượng hoặc chất lượng giới tính, hoặc kiểm soát việc sinh
sản đối với cá rô phi.
b. Chất bổ sung Enzyme (Enzyme Supplements)
Theo Hardy et al (2002) Enzyme được đưa vào thức ăn để hỗ trợ tiêu
hóa cho động vật thủy sản khi cá gặp vấn đề trong ti êu hóa. Chất bổ sung
Enzyme thường là đơn, tinh hoặc thô chứa hỗn hợp các Enzyme. Phytase là
một ví dụ về Enzyme đơn đã được sử dụng trong thức ăn gia súc v à có khả
năng nó được sử dụng trong thức ăn thủy sản trong t ương lai. Phytase
hydrolyzes phytate, dạng dự trữ của lân Phospho trong các hạt nh ư: ngũ cốc và
hạt có dầu. Phytase phóng thích Phospho từ Phytate, nó tiện lợi cho độn g vật
nuôi. Bổ sung Ezyme vào thức ăn làm cho việc tiêu hóa hiệu quả các chất
Carbohydrate, chất keo (Collagen) có nguồn gốc từ da, x ương và một số hợp
chất khác có trong thức ăn. Ezyme bị biến tính khi nh iệt độ trên 60 oC. Lưu ý
chỉ cho nó vào sau khi ép viên bằng cách phun khắp đều tr ên viên thức ăn.
2.4.2.3 Nhóm chất bảo vệ và phòng chống bệnh tật
a. Các chất chống sự oxy hóa
Sự oxy hóa các thành phần của thức ăn và làm giảm đáng kể giá trị dinh

dưỡng của chúng. Kết quả cuối c ùng là sự mất mát giá trị dinh dưỡng, sự suy
yếu sức khỏe vật nuôi, giảm hiệu quả nuôi v à tăng giá thành sản phẩm. Có thể
giảm tác hại của phản ứng oxy hóa nhờ các hợp chất chống oxy hóa. Các chất
này làm ngưng phản ứng oxy hóa và nhờ đó kiểm soát được sự mất mát các
giá trị dinh dưỡng.
Trong sản xuất thức ăn, để đạt đ ược giá thành thấp nhất, nhiều nhà
dinh dưỡng buộc phải dùng mỡ, dầu, các thành phần thức ăn có nhiều chất béo
như: bột cá, bột xương, phụ phẩm ngành gia cầm, các sản phẩm có nguồn gốc
thực vật…Giá trị dinh dưỡng của thức ăn có chứa những th ành phần trên có
thể rất khác nhau do lượng chất béo khác với giá trị tính toán v à sự ôi thiu làm
giảm giá trị năng lượng, tính khả dụng của amino acid. H ơn nữa, sự tạo thành
gốc tự do trong quá trình peroxide chất béo sẽ phá hủy các Vitamin A, D v à E.
Chất lượng của thịt cá có thể bị ảnh h ưởng bởi sự tiến triển của aldehyde v à
ketone
Tác dụng của chất chống oxy hóa l à kiềm hãm các chất tiền oxy hóa có
cation hóa trị 2 bằng động tác như chất nhận các gốc tự do hoặc bằng cách cho

20


hydro. Hai chức năng sau cùng là quan trong nhất bởi vì khi chất chống oxy
hóa phân tử hoạt động, nó không kéo d ài quá trình oxy hóa phù h ợp và vì thế
nó bị “hủy”. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa giảm xuống một cách đáng kể ở
pha đầu tiên khi nó được sử dụng và sự oxy hóa xảy ra nhanh chóng.
Chất oxy hóa được sử dụng có nguồn gốc phenol nh ư butylate
hydroxytoluene (BHT), butylate hydroxyanisole (BHA) và amine như
ethoxyquin (Thorisson et al., 1992; trích dẫn bởi Hardy et al., 2002). BHT và
BHA cho vào thức ăn chiếm khoảng 0.1%, tr ong khi ethoxyquin chiếm
khoảng 0,015%. Một số chất chống oxy hóa gồm có nh ư dilauryl
thiodipropionate, propyl gallate và thiodipropionate.

Chất chống oxy hóa kìm hãm quá trình oxy hóa kim lo ại như axit
ascorbic, axit phytic, axit tartaric, axit oxalic và EDTA. Có s ự tác động hỗ trợ
chống oxy hóa khi kết hợp giữa gốc Phenol hoặc Amine với chất chống oxy
hóa mà nó kiềm hãm tiền oxy hóa.
2.4.3 Sodium Butyrate
2.4.3.1 Sodium Butyrate là gì?
Axit butyric là một chuỗi ngắn các axit béo, là sản phẩm cuối cùng của
quá trình lên men cacbonhydrat được thực hiện bởi các sinh vật kỵ khí trong
dạ cỏ của động vật ăn cỏ. Trong quá trình thí nghiệm sodium butyrate được sử
dụng thay cho axit butyric vì nó ở thể rắn, có tính ổn định, v à có mùi hấp dẫn
nên dễ dàng trộn vào thức ăn.
Sodium Butyrate (C 4H7O2Na) dạng bột, màu trắng, xuất xứ từ Trung
Quốc, là một muối Natri của acid Butyric khi bổ sung v ào thức ăn giúp tăng
mùi, vị của thức ăn, cải thiện tiêu hóa và tăng sức khỏe của vật nuôi. Theo
Quyết định số 88/2008/QĐ -BNN ngày 22 tháng 8 năm 2008 c ủa Bộ Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn thì sodium butyrate là chất phụ gia dùng bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào nước ta.
2.4.3.2 Một số công dụng của Sodium Butyrate
Những ưu điểm của Sodium Butyrate đ ã được chứng minh trong thời
gian qua. Sau đây là một số công dụng của nó đ ã được thử nghiệm trên vật
nuôi (lợn).
 Làm giảm pH đường ruột giúp cải thiện khả năng ti êu hóa của vật nuôi.
 Ngăn cản bệnh tiêu chảy của vật nuôi.

21


 Kích thích hoạt động của tuyến tụy.
 Giúp vật nuôi cai sữa sớm hơn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng
khả năng minh mẫn, tỉnh táo, chống s tress cho vật nuôi. Theo Cranwel

(1985) thì việc sản xuất acid chlorhydric của lợn con là: 3,4 mmol/h
giữa ngày thứ 9 và 12, 7.6mmol/h giữa ngày thứ 27 và 40 .
2.4.3.3 Các nghiên cứu về việc bổ sung sodium butyrate vào thức ăn
 Piva Andrea et al (2001) nghiên cứu về việc bổ sung sodium butyrate
vào khẩu phần ăn cho lợn con sau khi sinh cho rằng khi bổ sung
0,8g/kg vào thức ăn thì trọng lượng mỗi ngày tăng thêm 20% và tăng
khả năng sử dụng thức ăn l ên 16% so với nghiệm thức không bổ sung
sodium butyrate.
 Lu.J.J et al (2007) thí nghiệm trên 96 heo con trong 30 ngày, thí
nghiệm gồm 3 nghiệm thức: bổ sung 500mg/kg sodium butyrate,
1000mg/kg, và một nghiệm thức không bổ sung. Sau 30 ng ày thí
nghiệm cho kết quả khi thêm 1000mg/kg sodium butyrate làm tăng khả
năng cai sữa của heo con, tăng khả năng hấp thụ của các lông vi trong
ruột so với không bổ sung.
 Theo kết quả của Galfi & Bokort (1989): khi cho lợn ăn khẩu phần thức
ăn có chứa 0,17% Natri Butyrate th ì lượng thức ăn ăn vào và trọng
lượng tăng thêm cao hơn khi khẩu phần ăn không bổ sung Natri
Butyrate.
 Kotunia et al (2004) thì cho rằng sodium butyrate làm tăng sự phát
triển, khả năng hấp thụ chất dinh d ưỡng trong ruột của các heo con
được sinh sản nhân tạo.
Chính từ những công dụng trên vật nuôi mà một ý tưởng mới đã được triển
khai đó là bổ sung chất Sodium Butyrate n ày vào thức ăn cho động vật thủy
sản mà cụ thể ở đây là tôm sú (Penaeus monodon) với hy vọng là có những
cộng dụng như ở vật nuôi trên cạn để có thể tạo ra được một loại thức ăn tốt
hơn và giúp cho nghành th ủy sản nước ta ngày càng phát triển hơn nữa.

22



CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu và trang thiết bị
24 bể composite 0.5m 3, hệ thống bể lọc: 4bể.
Máy đo các chỉ tiêu: nhiệt độ, oxy, pH.
Heater, hệ thống máy bơm, sục khí.
Dụng cụ chế biến thức ăn.
Các loại hóa chất: Chlorine, Dolomite, C aCl2, Soda…
Bộ test NO 2, NH4+/NH3, độ kiềm, độ cứng.
Nước ót có độ mặm 70‰ để p ha thành nước có độ mặn 18‰-20‰.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Tôm thí nghiệm
Tôm thí nghiệm được mua từ những hộ nuôi ở Bạc Li êu. Tôm khi mua
về được nuôi trong bể composi te một thời gian để quen dần với điều kiện thí
nghiêm và thuần từ 8‰ lên 18‰ sau đó mới bố trí vào bể.
3.2.2 Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 15 bể với hệ thống nước tuần hoàn, có sụt khí liên tục.
Nguồn nước ngọt được cung cấp cho hệ thống từ n ước nhà máy, nước ót được
xử lý Chlorine 30ppm trước khi sử dụng.

Hình 3.1 Hệ Thống Bể Thí nghiệm

23


3.2.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 15 bể được bố trí 5 nghiệm thức với 3 lần lặp cho mỗi
nghiệm thức. Tôm được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên, mật độ 20 con/bể, trọng
lượng trung bình 8,33 g/con.
Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức thức ăn với cùng mức protein (46%
CP). Nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 được bổ sung Gustor XXI B-92 với

mức 0,05% và 0,1%, nghiệm thức 4 và nghiệm thức 5 được bổ sung Gustor
Coated với mức 0,05% và 0,1%. Nghiệm thức còn lại không bổ sung Gustor là
nghiệm thức đối chứng.
Thành phần nguyên liệu của các nghiệm th ức thức ăn được trình bày trong
bảng sau :
Bảng 3.1 Công thức phối trộn thức ăn thí nghiệm
Thành phần

ĐC (%)

NT2 (%)

NT3 (%)

NT4 (%)

NT5 (%)

Bột cá

35,0

35,0

35,0

35,0

35,0


Bột đậu nành

20,0

20,0

20,0

20,0

20,0

Bột huyết

5,00

5,00

5,00

5,00

5,00

Bột đầu tôm

7,20

7,20


7,20

7,20

7,20

Bột mì

24,0

23,95

23,90

23,95

23,90

Dầu mực

3,00

3,00

3,00

3,00

3,00


Vitamin

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

Khoáng

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

Lecithin

1,50

1,50


1,50

1,50

1,50

Cholesterol

0,30

0,30

0,30

0,30

0,30

Chất kết dính

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00


Gustor XXI B-92

0

0,05

0,1

0

0

Gustor Coated

0

0

0

0,05

0,1

24


3.2.4 Chăm sóc và quản lý
Cho ăn: mỗi ngày 3 lần (7h30, 11h30, 16h30 ). Lượng thức ăn sử dụng
được ghi nhận theo ngày và cho ăn theo nhu c ầu, thức ăn thừa được xiphon

hàng ngày, lượng thức ăn được điều chỉnh sau mỗi lần thu mẫu tôm .
Môi trường: Nhiệt độ được đo 2lần/ngày (7h30 và14h), DO, pH, NO2,
NH4 /NH3, độ kiềm được kiểm tra 1 tuần/1lần.Cung cấp Dolomite, CaCl2,
CaCO 3 vào bể lọc sinh học.
+

3.2.5 Thu mẫu
Mẫu tôm: Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm được kiểm tra 15ngày/1lần
bằng cách vớt toàn bộ tôm trong bể. Trước khi thí nghiệm bắt 20 con tôm để
phân tích sinh hóa, sau thí nghiệm mỗi bể bắt 7-9 con phân tích sinh hóa (tôm
sau khi thu được xay nhuyễn, sấy khô v à bảo quản lạnh (- 20oC) để phân tích).

Hình 3.2: Thu mẫu tăng trưởng tôm sú
3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu
3.3.1 Các chỉ tiêu phân tích
Mẫu thức ăn: ẩm độ, tro, xơ, đạm, lipid, năng lượng.
Mẫu tôm: ẩm độ, tro, đạm, lipid

25


×