Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

SỰ BIẾN ĐỘNG các CHỈ TIÊU SINH hóa của một số cơ QUAN ở các GIAI đoạn PHÁT TRIỂN của TUYẾN SINH dục cá NGÁT (plotosus caniushamilton, 1822)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.42 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC CHỈ TIÊU SINH HÓA CỦA MỘT
SỐ CƠ QUAN Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA
TUYẾN SINH DỤC CÁ NGÁT (Plotosus canius Hamilton,
1822)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

07/2011
1


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành ñề tài tốt nghiệp này và có kết quả như hôm nay:
Xin bày tỏ lòng biết ơn ñến Thạc sĩ Nguyễn Bạch Loan, cô Phan Thị Bích
Trâm người trực tiếp hướng dẫn giúp ñỡ, ñóng góp ý kiến giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn ñến:
Thầy Trần Minh Phú, Trương Quốc Phú ñã ñóng góp ý kiến và tạo ñiều kiện
thuận lợi ñể luận văn em ñược hoàn thành.
Quí thầy cô Khoa Thủy sản tận tâm truyền ñạt kiến thức trong thời gian em học
tập tại trường.
Cảm ơn sự giúp ñỡ của cô Đỗ Thị Thanh Hương và chị Trần Lê Cẩm Tú.
Sau cùng là lời cảm ơn gia ñình, bạn bè và người thân ñã ñộng viên giúp ñỡ về
mặt tinh thần ñể tôi hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp


2


TÓM TẮT
Cá ngát là loài có giá trị kinh tế ñang ñược nghiên cứu, vấn ñề quan trọng cho
nghề nuôi loài cá mới này là chất lượng con giống. Nghiên cứu này nhằm tìm
ra sự biến ñộng về ẩm ñộ, tro (khoáng), lipid, proteịn thô ở một số cơ qua như
cơ, gan, tuyến sinh dục (TSD) qua từng giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục
cá ngát. Kết quả cho thấy ẩm ñộ ở cơ, gan cao nhất (cơ 83,69%; gan 80,22%) ở
giai ñoạn I, thấp nhất ở giai ñoạn IV (cơ 80,88%; gan 75,75%; TSD 58,95%).
Tro ở cơ, gan cao nhất (cơ 6,6%; gan 6,02%) giai ñoạn I, thấp nhất giai ñoạn IV
(cơ 6,19%; gan 5,38%; TSD 4,85%). Lipid cơ cao nhất giai ñoạn II (6,23%),
giai ñoạn IV cơ và gan thấp nhất, TSD cao nhất (cơ 0,34%; gan 5,9%; TSD
10,2%). Protein cơ, gan cao nhất ở giai ñoạn II (cơ 85,15%; gan 62,84%), ở
giai ñoạn IV protein ở cơ, gan thấp nhất nhưng TSD cao nhất (cơ 73,13%; gan
50,64%; TSD 63,32%). Sự biến ñộng này khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0.05).

3


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ............................................................................................................... i
Tóm tắt ..................................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................iii
Danh sách hình ...................................................................................................... iv
Danh sách bảng ...................................................................................................... v
Phần I. Giới thiệu ................................................................................................... 1
Phần II. Lược khảo tài liệu ..................................................................................... 3

2.1 Đặc ñiểm hình thái và phân loại cá ngát ................................................... 3
2.2 Đặc ñiểm phân bố ....................................................................................... 5
2.3 Đặc ñiểm dinh dưỡng ................................................................................ 6
2.4 Đặc ñiểm sinh trưởng ................................................................................. 6
2.5 Đặc ñiểm sinh sản ....................................................................................... 7
2.6.Các nghiên cứu về biến ñổi thành phần hoá học ở cá ............................... 8
Phần III. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 11
3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
3.2.1 ..Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện .................................................... 11
3.2.2Thu và cố ñịnh mẫu........................................................................... 12
3.2.3 Phương pháp phân tích .................................................................... 12
3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu ..................................... 16
Phần IV. Kết quả thảo luận .................................................................................. 17
4.1 Biến ñộng ñộ ẩm theo sự phát triển tuyến sinh dục cá ngát ..................... 17
4.2 Biến ñộng hàm lượng tro theo sự phát triển tuyến sinh dục cá ngát ........ 18
4.3 Biến ñộng hàm lượng lipid thô theo sự phát triển tuyến sinh dục
cá ngát ............................................................................................................. 20
4.4 Biến ñộng hàm lượng protein thô theo sự phát triển tuyến sinh dục
cá ngát ............................................................................................................. 25
Phần V. Kết luận và ñề xuất................................................................................. 28
5.1 Kết luận ................................................................................................... 28
5.2 Đề xuất...................................................................................................... 28
Tài liệu tham khảo................................................................................................ 29
Phụ lục

4


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Phân loại hình thái của Plotosus canius và Plotosus lineatus ........... 4
Bảng 2.2. Hàm lượng protein và lipid trong cơ, gan và trứng cá trắm cỏ ......... 9
Bảng 4.1. Biến ñổi ẩm ñộ ở một số cơ quan theo sự phát triển tuyến sinh dục
cá ngát ............................................................................................................... 17
Bảng 4.2. Biến ñộng tro ở một số cơ quan theo sự phát triển tuyến sinh dục
cá ngát ............................................................................................................... 19
Bảng 4.3. Thành phần acid béo (mg/100g) trong các cơ quan của cá ngát ở
giai ñoạn thành thục sinh dục............................................................................ 22
Bảng 4 4. Biến ñổi hàm lượng protein ở một số cơ quan theo sự phát triển
tuyến sinh dục cá ngát ....................................................................................... 25

DANH SÁCH HÌNH
Trang
5


Hình3.1.Địa ñiểm thu mẫu ................................................................................ 12
Hình 4.1.Biến ñổi ẩm ñộ ở một số cơ quan theo quá trình thành thục tuyến sinh
dục cá ngát ........................................................................................................ 18
Hình 4.2. Biến ñộng tro ở một số cơ quan theo sự phát triển tuyến sinh dục
cá ngát .............................................................................................................. 20
Hình 4.3.Biến ñổi hàm lượng lipid ở các cơ quan qua sự phát triển tuyến sinh
dục của Plotosus canius .................................................................................... 21
Hình 4.4. Biến ñổi hàm lượng acid Plamitic và ở một số cơ quan qua sự phát triển
tuyến sinh dục của Plotosus caniu ..............................................................................24
Hình 4.5. Biến ñổi hàm lượng protein ở các cơ quan qua sự phát triển tuyến sinh

dục của Plotosus canius .................................................................................... 26


.

PHẦN I. GIỚI THIỆU

6


Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa, có ñường bờ biển dài 3.620
km cùng hệ rừng ngập mặn ven biển và hệ thống sông ngòi lớn như sông Hồng,
sông Đồng Nai, sông Cửu Long…Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có sự giao
thoa ngọt, mặn, lợ tạo nên vùng sinh thái ñặc trưng rất thuận lợi cho phát triển
sản xuất thủy sản.
Đồng Bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích có khả năng Nuôi trồng thuỷ sản
khoảng 1.100.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích nuôi của cả nước. Giá trị xuất
khẩu thuỷ sản năm 2009 hơn 4,2 tỷ USD trong ñó giá trị Nuôi trồng thuỷ sản
chiếm 50%. Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ Sản thế giới ñến năm 2010 nhu
cầu thuỷ sản trên toàn thế giới vào khoảng 156,7 triệu tấn. Nhu cầu các sản
phẩm thuỷ sản trung bình ñầu người năm 2010 trên toàn thế giới là 18,4
kg/người/năm và năm 2015 là 19,1 kg/người/năm với xu hướng này Việt Nam
có lợi thế cao ñể ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới (Vietlinh, 2010).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ở Việt Nam trong 50 năm qua (19512000), nhiệt ñộ trung bình năm ñã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển ñã dâng
lên khoảng 20cm. Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng của biến ñổi khí hậu và nước biển dâng, trong ñó vùng ñồng bằng sông
Hồng và Sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất. Nguy cơ nguồn nước sông bị
suy giảm về lưu lượng, dẫn ñến việc giảm năng lực Nuôi Trồng Thủy sản nước
ngọt ở trên ñất liền các vùng ñồng bằng sông Cửu Long và Sông Hồng. Do
biến ñổi khí hậu, hiện tượng xâm mặn làm cho việc Nuôi trồng thủy sản trên
sông Tiền ngày càng gặp khó khăn (Congan, 2010).
Vì vậy, việc lựa chọn những ñối tượng thủy sản nước lợ, mặn hoặc có khả năng
sống ở cả hai thủy vực ngọt lợ. Các ñối tượng như cá chình, cá nâu

(Scatophagus argus), cá ngát (Plotosus canius)…là ñối tượng có giá trị kinh tế,
ñang ñược quan tâm của người nuôi và các nhà nghiên cứu, ñã có những bước
tiến thành công trong sản xuất giống nhân tạo. Tuy nhiên, ñể phát triển mạnh
mô hình ñối tượng này cần rất nhiều yếu tố từ khâu nuôi vỗ cá bố mẹ, sản xuất
giống ñến ương nuôi. Nên ñề tài “Sự biến ñộng các chỉ tiêu sinh hóa của một
số cơ quan ở các giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục cá ngát (Plotosus
canius Hamilton, 1822)”, ñược thực hiện.
Mục tiêu ñề tài
Thu thập thông tin về các biến ñộng các thành phần hóa học trong quá trình
phát triển của tuyến sinh dục ñể bổ sung vào cơ sở dữ liệu về sinh học sinh sản
của cá ngát.
Nội dung ñề tài

7


Đề tài gồm những nội dung phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa ở cơ, gan, tuyến
sinh dục qua các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục cá ngát như:
1. Xác ñịnh ñộ ẩm.
2. Xác ñịnh hàm lượng khoáng.
3. Xác ñịnh hàm lượng lipid thô.
4. Xác ñịnh hàm lượng ñạm thô.
5. Xác ñịnh thành phần và hàm lượng Fatty acid.

8


PHẦN II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc ñiểm hình thái và phân loại
Theo Itis (2008) có thể ñịnh danh cá ngát theo hệ thống phân loại như sau:

Giới: Animalia
Ngành: Chordata Bateson, 1885 - Choradata.
Ngành phụ: Vertebrata - vertebrado.
Tổng lớp: Ostrichthyes Huxley, 1880 - bony fish.
Lớp: Actinopterygii - ray-finned fishes, spiny rayed fishes.
Lớp phụ: Neopterygii - neopterygians.
Tổng bộ: Ostariophysi.
Bộ: Siluriformes – Catfishes.
Họ: Plotosidae Bleeker, 1858 – eeltail catfishes.
Giồng: Plotosus La Cepede, 1803.
Loài: Plotosus canius Hamilton, 1822 – Gray eel catfish.
Trên thế giới, họ Plotosidae ñã xác ñịnh ñược 10 giống (Itis, 2008).
Anodontiglanis Rendahl, 1922.
Cnidoglanis Günther, 1864.
Euristhmus Ogilby, 1899.
Neosiluroides Allen and Feinberg, 1998.
Neosilurus Steindachner, 1867.
Oloplotosus Weber, 1913.
Paraplotosus Bleeker, 1862.
Plotosus Lacepède, 1803.
Porochilus Weber, 1913.
Tandanus Mitchell, 1838.
Trong giống Plotosus có 8 loài ñã ñược công nhận (Itis, 2008) như sau:
Plotosus abbreviatus Boulenger, 1895.
Plotosus brevibarbus Bessednov, 1967.
Plotosus canius Hamilton, 1822 – gray - eel catfish.

9



Plotosus fisadoha Ng and Sparks, 2002.
Plotosus limbatus Valenciennes in Cuvier and Valenciennes, 1840 – eel catfish.
Plotosus lineatus (Thunberg, 1787) - striped eel catfish, striped eel - catfish.
Plotosus nkunga Gomon and Taylor, 1982.
Plotosus papuensis Weber, 1910.
Ngoài ra còn xuất hiện thêm một loài mới ở Nhật Bản là Plotosus japonicus
(Yoshino và Kishimoto, 2008). Prokofiev (2008), cũng ñã phân loại ñược một
loài mới từ loài Plotosus lineatus ở vịnh Nha Trang và ñặt tên là Plotosus
nhatrangensis.
Theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi (1994), cá ngát (Plotosus
canius) còn có các ñồng danh như sau:
+ Plotosus canius Hamilton, 1822.
+ Plotosus hordus Bleeker, 1846.
+ Plotosus multiradiatus Bleeker, 1846.
+ Plotosus unicolor Cuvier và Valenciennes, 1840.
+ Plotosus viviparous Bleeker, 1846.
Giống Plotosus ở Việt Nam có 2 loại Plotosus canius và Plotosus lineatus.
Phân biệt 2 loại này dựa trên các ñặc ñiểm hình thái sau:
Bảng 2.1: Đặc ñiểm hình thái phân loại của loài Plotosus canius và Plotosus
lineatus
Đặc ñiểm hình
thái

Plotosus canius

Plotosus linaetus

Râu mũi

Kéo dài ñến sau mắt rất Kéo dài ñến sau mắt

xa.

Dãy răng hàm dưới

3 – 5 hàng

2 – 3 hàng

Vây lưng thứ 2

Có 130 – 140 tia

Có 80 – 100 tia

10


Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Plotosus canius ñược
mô tả như sau:
D.I,4

P.I,12

V.12 – 13

Dài chuẩn/Dài ñầu = 5,2 (4,8 – 5,5).
Dài chuẩn/Cao thân = 6,5 (5,9 – 7,6).
Dài ñầu/Khoảng cách 2 mắt = 2,9 (2,6 – 3,3).
Dài ñầu/Đường kính mắt = 10,9 (9,5 – 11,9).
Đầu to, rộng, dẹp bằng. Miệng dưới, nằm trên mặt phẳng nằm ngang, không co

duỗi ñược. Môi dày, mềm, có viên rua. Răng hình hạt, cứng chắc. Răng vòm
miệng xếp thành một ñám có dạng hình lưỡi liềm, răng xếp thành 4 hàng
ngang, các hang sau thô hơn các hang trước. Có 4 ñôi râu to: Một ñôi râu mũi,
một ñôi râu mép, nhưng hơi lệch về phía hàm trên và hai ñôi râu hàm dưới. Mắt
cá nhỏ, hoàn toàn nằm ở mặt lưng của ñầu, gần chót mõm hơn gần ñiểm cuối
nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Mấu xương chẩm nhỏ, hình tam giác
ñều. Hai màng mang dính nhau một phần và dính với eo mang.
Thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên, mỏng và mềm mại. Đường bên
hoàn toàn, chạy từ mép trên lỗ mang ñến ñiểm giữa của vi ñuôi. Cá có hai vi
lưng, gốc vi lưng thứ nhất ngắn, có gai ñộc, gốc vi lưng thứ hai và vi hậu môn
dài, nối liền với vi ñuôi nhỏ. Vi ngực có gai ñộc. Gai ñộc trước của vi ngực và
vi lưng rất nhọn, cạnh trước và sau có răng cưa sắc. Cơ ở gốc vi lưng phát triển
và da ở vi dày.
Mặt lưng của thân và ñầu có màu nâu ñen ñến nâu ñỏ và nhạt dần xuống bụng.
Bụng cá và mặt dưới của ñầu có màu trắng sữa. Mặt trên của vi ngực, vi bụng
có màu xám, mặt dưới màu trắng sữa. Râu mép và râu mũi sậm hơn râu hàm
dưới.
2.2. Đặc ñiểm phân bố
Cá da trơn có nguồn gốc ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương từ Nhật
Bản tới Australia và Fiji. Khoảng một nửa các loài nước ngọt, tại Úc và New
Guinea (Wikipedia, 2010).
Plotosus canius phân bố từ vùng biển Ấn Độ ñến Thái Bình Dương, ở phía tây
và nam Ấn Độ, qua khỏi Sri Lanka về phía ñông dọc theo bờ biển Bangladesh
và Myanmar xuyên qua quần ñảo Nam Dương và Úc châu, từ Philippines kéo
dài tận ñến Papua - New Guinea. Cá Ngát thường ñược tìm thấy ở cửa sông, và
bờ biển. Đôi khi, chúng cũng vào sâu tận ở vùng gần như hoàn toàn nước ngọt
của những con sông cái (Fishbase, 2010). Ngoài ra, theo Trương Thủ Khoa và
11



Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá ngát sống chủ yếu ở nước lợ nhưng cũng
xuất hiện ở nước ngọt. Cá thường sống trong hang, phân bố chủ yếu ở
Malaysia, Ấn Độ, Myanma, các quần ñảo giữa Ấn Độ - Châu Úc và Việt Nam.
Theo Nguyễn Bạch Loan (2004), ở vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), cá
ngát là phân bố rộng. Chúng hiện diện ở dọc theo tuyến sông Tiền và sông
Hậu, kênh lớn nước ngọt (nơi có nồng ñộ muối %0) thuộc tỉnh Đồng Tháp, An
Giang và Cần Thơ, ñến các thủy vực nước lợ như vùng cửa sông, biển ven bờ
(nơi có nồng ñộ muối 14,5 %0). Thuộc tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng (Cửa Đại, cửa
Hàm Luông, cửa Trấn Đề). Môi trường sống chủ yếu của cá là vùng cửa sông
và những ñoạn sông có pH dao ñộng từ 7,39 – 7,98 và lưu tốc nước biến ñộng
từ 0,11 – 0,2 m/s (Nguyễn Văn Thảo, 2009).
2.3. Đặc ñiểm dinh dưỡng
Cá da trơn cũng như các loài cá khác có sự thay ñổi tính ăn theo từng giai ñoạn
phát triển trong chu kỳ sống. Giai ñoạn cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn
hoàng, ñến giai ñoạn cá bột ăn ñộng vật phù du, giai ñoạn cá hương thì bắt ñầu
ăn thức ăn của loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Theo Nguyễn Bạch Loan (2004), ñặc ñiểm hình thái cấu tạo các cơ quan tiêu
hoá của cá ngát Plotosus canius hoàn toàn phù hợp cho các loài cá ăn thiên về
ñộng vật.
Phần lớn giống Plotosus ăn ñộng vật giáp xác, ñộng vật thân mềm, P.lineatus
trưởng thành tìm kiếm ñộng vật giáp xác, ñộng vật thân mềm. P.nkunga thức
ăn chủ yếu là sinh vật ñáy không xương sống, bằng cách sử dụng râu của mình
ñể cảm thấy xung quanh trong bùn cho cua và cá nhỏ (Wikipedia, 2010).
Qua kết quả phân tích thức ăn trong ruột cá Ngát ghi nhận ñược 3 loại thức ăn
là nhuyễn thể, giáp xác và cá con (Rainboth, 1996). Nhưng theo kết quả nghiên
cứu của Trần Thị Diễm Trinh (2009), thì thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá
phong phú hơn. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá cá con (cá cỡ dưới 2g)
gồm 6 loại: thực vật thuỷ sinh, ñộng vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ, nhuyễn thể,
giáp xác, giun nhiều tơ. Ở cá lớn thành phần thức ăn gồm: thực vật thuỷ sinh,
ñộng vật thuỷ sinh, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, giáp xác, cá con.

2.4. Đặc ñiểm sinh trưởng
P. canius ñạt ñến kích thước lớn nhất, lên tới 150 cm ở Thái Lan. P.limbatus
phát triển ñến 41 cm. P.lineatus có thể dài 32 cm. P.nkunga lên tới khoảng 51
cm. P.papuensis ñược ghi lại ñể ñạt ñược 55 cm, theo ngư dân ñịa phương có
thể ñạt 100 cm (Wikipedia, 2010). Theo Rainboth (1996), cá ngát Plotosus

12


canius có thể ñạt chiều dài 90cm. Trong ñó, cá ngát Plotosus canius là loài cá
có kích cỡ tương ñối lớn.
2.5. Đặc ñiểm sinh sản
Theo Nguyễn Bạch Loan (2004), cá ngát Plotosus canius mùa sinh sản là mùa
mưa, cá thường ñẻ rộ vào tháng 5, 6 và 7 hàng năm. Vào mùa ñẻ trứng, cá sinh
sản ở những nơi có nước lợ, ven biển và cả ở phần giáp giới nước ngọt
(Fishbase, 2010).
Theo Nguyễn Văn Viết Anh (2009), ñã mô tả tuyến sinh dục cá cái và cá ñực
qua các giai ñoạn như sau:
Đặc ñiểm hình thái tuyến sinh dục của cá cái
Giai ñoạn I: Noãn sào là hai dãy băng nhỏ, màu trắng trong, dài khoảng 1/3
chiều dài xoang bụng. Chưa thấy các mạch máu phân bố trên bê mặt noãn sào.
Mắt thường không nhìn thấy ñược hạt trứng.
Giai ñoạn II: Noãn sào bắt ñầu phát triển và dài hơn, chiếm ½ chiều dài xoang
bụng. Trên bề mặt noãn sào có nhiều mạch máu nhỏ phân bố nên noãn sào có
màu hồng. Có thể quan sát ñược các hạt trứng bằng kính lúp.
Giai ñoạn III: (Giai ñoạn thành thục). Kích thước noãn sào tăng lên rất nhanh
có thể chiếm 2/3 thể tích xoang bụng. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy ñược
các hạt trứng có màu trắng ñục ñến vàng nhạt. Noãn sào có màu vàng.
Giai ñoạn IV: Noãn sào có màu vàng ñến vàng cam và ñạt kích thước to nhất
(chiếm hầu hết thể tích xoang bụng). Mạch máu phân bố trên bề mặt noãn sào

nhiều và to hơn. Các hạt trứng to và ñều, dễ tách rời từng hạt .
Giai ñoạn V: Buồng trứng ñang trong tình trạng chuẩn bị sinh sản, thể tích
buồng trứng chiếm hầu hết xoang bụng, ñại ña số tế bào trứng ñã chín, rụng và
có màu vàng cam. Buồng trứng mềm, bề mặt buồng trứng có màu ñỏ bầm do
hiện tượng xuất huyết. Hạt trứng nằm rời không còn thấy các tấm trứng, trứng
có màu vàng cam ñậm.
Giai ñoạn VI: Toàn bộ buồng trứng ñã ñẻ xong trở nên mềm nhão, teo nhỏ lại.
Trong long buồng trứng chứa ñầy các nang và một số trứng ñã rụng nhưng
không ñược ñẻ ra cùng với các tế bào trứng ở giai ñoạn ñầu của quá trình tạo
trứng. Buồng trứng ñang trong quá trình thoái hóa. Kết thúc sự thoái hóa buồng
trứng trở về giai ñoạn II.

13


Tuyến sinh dục của cá ñực qua các giai ñoạn:
Giai ñoạn I: Buồng tinh là hai sợi chỉ nhỏ và mảnh do mô liên kết chưa phát
triển, chúng nắm sát và dọc hai bên xương sống. Màu trắng trong do mạch máu
chưa phát triển, ở giai ñoạn này buồng tinh ñã phân thùy.
Giai ñoạn II: Buồng trứng ở giai ñoạn này là hai dãy mỏng có màu trắng hơi
ñục, bề mặt tinh sào trơn và rìa mép có sự phân thùy rất rõ, kích thước lớn hơn
nhiều giai ñoạn I. Mạch máu tăng về số lượng do vậy buồng tinh có màu trắng
hơi hồng. Chiều dài chiếm khoảng ½ xoang buồng trứng.
Giai ñoạn III: Chiều dài buồng tinh lớn hơn giai ñoạn II nhiều, chiều dài buồng
tinh chiếm khoảng hơn ½ xoang bụng. Bề mặt của buồng tinh nhám, có màu ñỏ
hồng, phân thùy rất to và buồng tinh dầy lên rất nhiều do mô liên kết phát triển
mạnh. Buồng tinh có nhiều mạch máu nhỏ nhưng to hơn ở giai ñoạn II, có thể
có một ít các tế bào phình to ở gốc của buồng tinh.
Giai ñoạn IV: Chiều dài buồng tinh chiếm hơn ½ chiều dài xoang bụng. Buồng
tinh màu trắng sữa hơi hồng và dày len rất nhiều, phân thùy sâu hơn và có

nhiều tế bào phình to màu vàng trong và dày, bề mặt buồng tinh nhám, có
nhiều mạch máu to rõ.
Giai ñoạn V: Buồng tinh ñang trong tình trạng sinh sản, chiều dài buồng tinh
chiếm hơn ½ chiều dài xoang bụng, có ñại ña số tế bào phình to, màu vàng
trong. Buồng tinh nhiều nước và mềm, bề mặt buồng tinh có màu trắng ñục và
nhiều mạch máu to.
2.6. Một số nghiên cứu về biến ñổi thành phần hoá học ở cá
Trong thời gian thành thục và thải sản phẩm sinh dục, cơ thể cá có rất nhiều
biến ñổi về sinh lý, sinh hoá (Dương Tuấn, 1981). Theo Trần Thị Thanh Hiền
(2009), thành phần hoá học của cá cái chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình phát
triển của tuyến sinh dục và sinh sản. Cá ñực thường có hàm lượng nước,
protein và muối vô cơ nhiều hơn cá cái, nhưng hàm lượng lipid trong cá cái cao
hơn con ñực. Giai ñoạn thành thục và sinh sản là giai ñoạn biến ñổi làm biến
ñổi rất lớn ñến thành phần hoá học của ñộng vật thuỷ sản. Thời kỳ sinh sản và
ñặc biệt là loài di cư sinh sản hàm lượng lipid và tro giảm ñáng kể. Theo
Dương Tuấn (1981), giữa các tế bào sinh dục và các tế bào ở các cơ quan trong
cơ thể cũng có sự khác biệt tương ñối lớn về thành phần hoá học. Tế bào sinh
dục có hàm lượng nước, protein và chất khoáng tương ñối thấp, nhưng hàm
lượng mỡ lại rất cao.
Theo Nguyễn Duy Hoan (1996), ñã có nghiên cứu về sự biến ñổi hàm lượng
protein và lipid trong cơ, gan và TSD của cá trắm cỏ qua sự phát triển của TSD
14


ở những vùng và năm khác nhau. Kết quả ñó thể hiện ở bảng 2.1 (trích dẫn bởi
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Bảng 2.2. Hàm lượng protein và lipid trong cơ, gan và trứng cá trắm cỏ
Địa
ñiểm


Năm
xác
ñịnh

Viện
1995
NC
NTTS.I


chánh,
Thừa
Thiên
Huế

1994

1996

Nam
Thọ,
Quảng
Nam

1994

1995

Giai
ñoạn

thành
thục

Hàm lượng protein Hàm lượng lipid
(%)

Số

xác
ñịnh



Gan

Trứng Cơ

Gan

Trứng

II

17,5

18,8

11,3

2,0


3,5

2,1

6

III

21,2

16,3

20,0

4,2

6,0

4,7

8

IV

18,6

12,5

25,7


1,0

4,5

8,0

7

II

20,24

17,02 12,51

6,27

11,1

9,81

9

III

18,12

1,26

16,87


14,61 12,30 11,26

6

IV

17,62

14,68 20,26

12,24 10,10 15,71

4

II

16,72

14,88 12,94

3,71

9,31

4,96

16

III


20,17

18,24 22,32

6,14

11,62 7,12

15

II

19,24

17,54 17,01

5,31

10,52 9,88

14

III

18,73

16,89 18,02

13,98 11,44 10,54


9

IV

17,64

15,82 21,11

11,52 9,61

16

II

18,90

15,40 15,00

1,50

17,27 3,90

8

III

24,99

16,35 20,30


2,31

18,60 6,35

11

13,01

Trong quá trình thành thục của tế bào sinh dục hàm lượng protein tăng lên rõ
rệt và ñạt cao nhất khi ở giai ñoạn IV và ñạt thấp nhất ở giai ñoạn II và VI.
Trên cá mè vinh khi hàm lượng protein trong noãn sào tăng lên ở giai ñoạn IV
là 8% thì hàm lượng protein trong cơ giảm 1%. Thành phần nước trong buồng
trứng cũng thay ñổi, hàm lượng nước giảm theo sự phát triển của tuyến sinh
dục và ñạt thấp nhất ở giai ñoạn IV (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh
Hiền, 2000). Các chất dinh dưỡng ñược huy ñộng nhiều nhất cho sự phát triển
15


tuyến sinh dục là protein và lipid. Trong quá trình huy ñộng hai thành phần
dinh dưỡng này từ các tổ chức vào tuyến sinh dục thể hiện khá rõ khi tế bào
trứng ñang trong quá trình sinh trưởng (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm, 2009).

16


PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Mẫu vật

Mẫu cá ngát Plotosus canius dùng trong nghiên cứu ñược thu từ các ngư dân
ñánh bắt ở thuỷ vực tự nhiên.
3.1.2 Hóa chất
Chloroform.
H2SO4 ñậm ñặc, H2O2 30%.
Dung dịch NaOH 40%.
Dung dịch H2SO4 0.1N.
Dung dịch axit boric 2%.
3.1.3 Dụng cụ
Tủ âm -800C.
Tủ sấy ñiều chỉnh ñược nhiệt ñộ (100 – 1050C).
Bếp ñốt ñiện (250 – 3000C).
Tủ nung ñiều chỉnh ñược nhiệt ñộ ñến (5500C - 6000C).
Cân phân tích (0,0001g).
Bình hút ẩm, phía dưới có chất hút ẩm (Silicagel,…)
Cốc cân sứ hoặc ñĩa nhôm, ñũa thủy tinh.
Chén nung bằng sứ hoặc kim loại kền, bạch kim.
Hệ thống Soxhlet (gồm: bình cầu, trụ chiết và ống sinh hàn, bếp ñiện )
Máy phân tích ñạm bán tự ñộng Kjeldah 250ml.
Máy chưng cất ñạm.
Bình tam giác, buret, ñũa thủy tinh, bình ñịnh mức,…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện
Nghiên cứu ñược thực hiện từ tháng 1 ñến tháng 6/2011. Mẫu ñược thu ñịnh kì
các ñiểm ở Kênh Ba (Long Phú, Sóc Trăng). Các mẫu thu về ñược phân tích tại
phòng thí nghiệm Dinh dưỡng, Bộ môn Dinh dưỡng và chế biến thủy sản,
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Bên cạnh ñó mẫu phân tích Fatty
acid ñược gửi phân tích tại Trung tâm Phân tích thí nghiệm Tp.HCM.
17



Sóc Trăng

Hình 3.1: Địa ñiểm thu mẫu (nguồn www.ctu.edu.vn)
3.2.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Mẫu cá ngát ñược thu mua từ các phương tiện của ngư dân ñánh bắt tại ñịa
phương. Mẫu ñược giữ sống chuyển về phòng thí nghiệm các mẫu cơ, gan,
TSD ñược lấy ra và bảo quản ở nhiệt ñộ - 800C. Do TSD ở giai ñoạn I, II quá
nhỏ khối lượng không ñủ ñể phân tích các chỉ tiêu sinh hóa
3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu
3.2.3.1 Xác ñịnh ñộ ẩm
Sấy cốc ở nhiệt ñộ 1050C trong 2 giờ. Đặt cốc trong bình hút ẩm 20 phút tiến
hành cân khối lượng cốc.
Mẫu ñược nghiền với kích cỡ khoảng 0,75mm. Cân khoảng 2 - 3 gam mẫu cho
vào cốc. Ghi lại khối lượng của mẫu và cốc.
Đặt cốc vào trong tủ sấy ở 1050C ñến khi khối lượng không ñổi khoảng (4 – 5
giờ ñối với mẫu khô. Tắt tủ sấy, chờ 10 - 20 phút sau lấy cốc ñặt trong bình hút
ẩm 20 phút. Cân mẫu và cốc sau sấy, ghi nhận kết quả và tính theo công thức
sau:

18


(W1 – W2) x 100
X

=
W1 - T

Dr = 100 - X

Trong ñó:
X : phần trăm ñộ ẩm.
Dr: % ñộ khô.
T: khối lượng của cốc.
W1: khối lượng của cốc mẫu phân tích trước khi cân.
W2: khối lượng của cốc mẫu phân tích sau khi sấy ñến khối lượng không ñổi.
3.2.3.2 Xác ñịnh hàm lượng tro
Khi ñốt và nung mẫu ở nhiệt ñộ rất cao, các chất hữu cơ có trong mẫu sẽ bị oxi
hoá thành những chất bay hơi CO2, N2 và hơi nước, phần vô cơ còn lại chính là
khoáng. Quá trình này hoàn tất khi mẫu có màu trắng hoặc xám.
Lấy cốc chứa mẫu sau khi phân tích ẩm ñộ ñặt lên bếp ñiện ñốt ở nhiệt ñộ 250
– 2700C ñến khi không còn thấy khói. Tiếp tục cho cốc vào tủ nung, ñiều chỉnh
nhiệt ñộ của tủ ở mức 5600C trong 4 giờ (ñến khi mẫu có màu trắng hoặc xám).
Tắt tủ khoảng 2 – 3 giờ ñể cho nhiệt ñộ hạ xuống sau ñó lấy mẫu cho vào bình
hút ẩm 20 phút cân mẫu và cốc. Ghi nhận kết quả và tính theo công thức sau:
W3 – T
% Tro =

W2 – T

x 100

Trong ñó:
W2: khối lượng của cốc mẫu phân tích sau khi sấy ñến trọng lượng không ñổi
T: khối lượng của cốc.
W3: khối lượng tro trắng sau khi nung ñến trọng lượng không ñổi.
3.2.2.3 Xác ñịnh hàm lượng lipid thô
Sấy giấy gói mẫu ở nhiệt ñộ 1050C trong 2 giờ. Sau 2 giờ ñặt giấy vào bình hút
ẩm khoảng 10 phút, cân giấy sau khi sấy. Tiếp tục cân 0,5 gam mẫu cần phân


19


tích cho vào giấy ñã sấy gói lại, mang mẫu và giấy sấy ở nhiệt ñộ 1050C trong
24 giờ.
Chuẩn bị hệ thống Soxhlet: Đong 90 – 200ml Chloroform cho vào bình cầu
250ml. Gói mẫu sau khi sấy 24h ñược ñặt vào ống ly trích của hệ thống và bình
cầu ñặt trên bếp ñiện. Mở vòi nước, bật bếp ñiện và ñiều chỉnh công tắc ở vị trí
75%. Sau 2 – 3 giờ (15 – 20 lần lặp lại ly trích). Tắt bếp, lấy mẫu ra khỏi hệ
thống. Sau ñó, sấy gói mẫu trong khoảng 2 – 3 giờ, ở nhiệt ñộ 700C, ñặt bình
hút ẩm 20 phút. Cân gói mẫu ghi nhận kết quả và tính theo công thức sau:
W1 – W2
% Lipid =

x 100
(W1 – T) x % Dr

Trong ñó:
T: khối lượng giấy sau sấy.
W1: khối lượng mẫu và giấy ñã sấy khô(g).
W2: khối lượng giấy sau khi sấy (g).
3.2.2.4.Định lượng ñạm thô
Ở nhiệt ñộ cao, dưới tác dụng của H2SO4 ñậm ñặc và có chất xúc tác, các hợp
chất hữu cơ bị oxi hoá, carbon và hydro tạo thành CO2 và H2O, còn gốc amin
thì bị oxi hóa và giải phóng ra NH3, NH3 tác dụng với H2SO4 tạo thành
(NH4)2SO4 tan trong dung dịch. Đây là giai ñoạn công phá ñạm trong mẫu.
Nhiệt ñộ
R-CH-COOH + H2SO4
NH2


CO2 + H2O + (NH4)2SO4
Xúc tác

Trong quá trình chưng cất, (NH4)2SO4 tác dụng với NaOH dư thừa và giải
phóng ra NH3 :
(NH4)2SO4 + 2NaOH

Na2SO4 + 2NH3 + H2O

Amonia sinh ra sẽ ñược hấp thu bằng dung dịch axit boric (H3BO3) tạo thành
tetraborate amon ((NH4)2B4O7). Sau ñó chuẩn ñộ dung dịch tetraborate amon
((NH4)2B4O7) bằng dung dịch chuẩn H2SO4 0,1N, khí NH3 ñược giải phóng và
xác ñịnh ñược lượng nitơ (N2). Tính ñược % nitơ có trong mẫu nhân với 6,25
sẽ suy ra ñược % protein.

20


Các bước tiến hành
Công phá ñạm
Cân 0,25g mẫu nghiền nhuyễn vào ống Kjeldah, ñặt ống vào trong kệ nhôm.
Cho vào ống lần lượt 10ml H2O2 và 10ml H2SO4 ñậm ñặc, ñể yên 5 phút. Đặt
trong tủ hút.
Đặt kệ nhôm vào trong bộ phận công phá ñạm. Mở vòi nước và bậc máy.
Chỉnh nhiệt ñộ ở 4 mức:
1300C trong 20 phút
2000C trong 20 phút
3000C trong 20 phút
3700C trong 20 phút.
Tắt máy, khoảng 10 phút sau, tắt nước, lấy kệ ñỡ ra chờ nguội hẳn. Nếu dung

dịch trong ống nghiệm có màu trắng là quá trình công phá ñạm xảy ra hoàn
toàn, nếu còn màu vàng thì thêm 5ml H2O2 và tiếp tục công phá.
Chưng cất ñạm
Kiểm tra NaOH, nước cất trước khi chưng cất.
Đặt ống nghiệm chứa dung dịch ñã công phá ñạm (NH4)2SO4 vào ñúng vị trí ở
hệ thống chưng cất ñạm, bên dưới ñặt bình tam giác chứa 10ml dung dịch axit
boxic 2%. Bật máy, ñợi khi xuất hiện chữ P thì bấm nút RUN. Máy chạy
khoảng 5 phút, khi xuấ hiện chữ “END” thì tắt. Dung dịch trong bình tam giác
lúc này có màu xanh.
Chuẩn ñộ
Cho từng giọt dung dịch H2SO4 0,1N từ ống buret vào bình tam giác và lắc ñều,
nhẹ ñến khi dung dịch vừa chuyển sang màu hồng nhạt thì dừng lại. Ghi thể
tích dung dịch H2SO4 0,1N vừa chuẩn ñộ. Tính theo công thức sau:
Hàm lượng nitơ (gam) có trong 1 lít mẫu ñược tính theo công thức sau:
(V-V0) x 0,0014
N%=

x100
m x % Dr

%CP = N% x 6,25

21


Trong ñó:
V0: thể tích H2SO4 0,1N chuẩn ñộ mẫu không.
V: thể tích H2SO4 0,1N chuẩn ñộ mẫu ñang phân tích (ml).
m: Khối lượng mẫu (g).
%Dr: ñộ khô =(100% - ẩm ñộ%).

0,0014: số gam nitơ ứng với 1ml H2SO4 0,1N dùng chuẩn ñộ.
%CP: % protein thô.
3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lí số lệu
Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS.16 và Excel 2003.

22


PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 .Biến ñộng ñộ ẩm ở một số cơ quan theo sự phát triển tuyến sinh dục cá
ngát
Dương Tuấn (1981), nước là thành phần có tỷ lệ lớn nhất của cơ thể, chiếm 6070%. Nước cung cấp cho hệ thống tuần hoàn, ñiều hòa thân nhiệt, là dung môi
tốt, nhiều chất trong cơ thể hòa tan trong nước. Các chất không tan như protein,
lipid thì có thể phân tan trong nước, do ñó thuận lợi cho quá trình trao ñổi chất
trong cơ thể. Ở mỗi giai ñoạn phân tích 5 mẫu, 2 lần lặp lại ở các mẫu. Kết quả
nghiên cứu sự biến ñổi của hàm lượng nước ở một cơ quan qua sự phát triển
tuyến sinh dục cá ngát ñược thể hiện như sau:
Bảng 4.1: Biến ñổi ẩm ñộ ở một số cơ quan theo sự phát triển tuyến sinh
dục cá ngát
Giai ñoạn

Cơ (%)

Gan (%)

TSD (%)

Giai ñoạn I

83,69 ± 0,597a


80,15 ±1,238a

Giai ñoạn II

82,60 ± 0,248b

80,22 ±0,704a

Giai ñoạn III

81,98 ±0,556b

77,03 ±045b

66,14 ±4,232a

Giai ñoạn IV

80,88 ±0,584c

75,75 ±2,596b

58,95 ±1,707b

Các giá trị trong cùng cột có cùng chữ cái a, b, c, d thì khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với (p<0,05).
Qua bảng 4.1 trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục có sự biến ñổi hàm
lượng nước ở một số cơ quan. Cơ cá ngát ở giai ñoạn I thì hàm lượng nước có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ñối với giai ñoạn II, III và IV; giai

ñoạn II ñến giai ñoạn III thì hàm lượng nước trong cơ cá ngát có thay ñổi
không ñáng kể; giai ñoạn IV hàm lượng nước trong cơ cá có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) với giai ñoạn I, II và III. Gan cá ngát từ giai ñoạn I ñến
giai ñoạn II thì hàm lượng nước thay ñổi không ñáng kể; giai ñoạn III và IV
hàm lượng nước trong gan cá ngát không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05); gan cá ở giai ñoạn III thì hàm lượng nước có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) với gan giai ñoạn I và II; giai ñoạn IV thì hàm lượng nước
trong gan cá ngát có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với giai ñoạn I
và II. Hàm lượng nước trong tuyến sinh dục ở giai ñoạn III và IV có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

23


%
100

Ẩm ñộ

83.69

82.60
80.15

81.99

80.22


Gan

TSD

80.88
77.03

75.75

80
66.14
58.95

60
40
20
0
I

II

Giai ñoạn

III

IV

Hình 4.2: Biến ñổi ẩm ñộ ở một số cơ quan theo quá trình thành thục
tuyến sinh dục cá ngát
Trong cơ cá ngát thì hàm lượng nước ít có sự biến ñộng (trong khoảng 83,69%
giai ñoạn I ñến 80,88% giai ñoạn IV). Trong gan cá ngát hàm lượng nước dao
ñộng trong khoảng (80,15% - 75,75%) cao nhất là ở giai ñoạn I (80,15%), thấp

nhất ở giai ñoạn IV (75,75%). Tuyến sinh dục hàm lượng nước cũng giảm dần
từ giai ñoạn III (66,14%) ñến giai ñoạn IV (58,95%). Theo sự phát triển của
tuyến sinh dục thì hàm lượng nước trong các cơ quan giảm xuống nhưng không
qua lớn (Hình 4.2).
Theo Love (1970), hàm lượng nước trong cá tuyết rất lớn có thể ñạt ñược 87%
trọng lượng cơ thể trước khi sinh sản (trích dẫn bởi FAO, 2010). Ở
Pseudosciaena aneus hàm lượng nước trong cơ giảm từ 76,415% ở giai ñoạn I
ñến 70,814% ở giai ñoạn IV; ở tuyến sinh dục thì hàm lượng nước ñặc biệt
giảm từ 74,346% giai ñoạn I ñến 54,27% giai ñoạn V (Appa Rao, 1967). So với
các nghiên cứu của một số tác giả trên kết quả của nghiên cứu này cũng trong
qui luật chung hàm lượng nước giảm dần theo sự phát triển của tuyến sinh dục.
5.2 .Biến ñộng hàm lượng tro ở một số cơ quan theo sự phát triển tuyến
sinh dục cá ngát
Tro (chất khoáng) bao gồm các nguyên tố vi lượng và ña lượng. Chất khoáng
có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ñộng vật thủy sản như xây
dựng cơ thể, tham gia vào quá trình trao ñổi chất, duy trì chức năng sinh lí
(Trần Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Theo Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm (2009) các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng rất lớn trong

24


suốt quá trình phát triển tuyến sinh dục. Kết quả phân tích ñược trình bày ở
bảng 4.2.
Bảng 4.2: Biến ñộng hàm lượng tro ở một số cơ quan theo sự phát triển
tuyến sinh dục cá ngát
Giai ñoạn

Cơ (%)


Gan (%)

Tuyến sinh dục
(%)

Giai ñoạn I

6,6 ± 0,063a

6,02 ± 0,141a

Giai ñoạn II

6,520 ± 0,035 a

6,05 ± 0,180a

Giai ñoạn III

6,52 ± 0,166a

5,51 ± 0,174b

5 ± 0,390a

Giai ñoạn IV

6,19 ± 0,074b

5,38 ± 0,036b


4,85 ± 0,430a

Các giá trị trong cùng cột có cùng chữ cái a, b, c, d thì khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với (p<0,05).
Hàm lượng tro trong cơ cá ngát ở giai ñoạn I, II và III có sự thay ñổi nhưng
không ñáng kể; cơ cá ngát giai ñoạn IV thì hàm lượng tro khác biệt có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ñối với cơ giai ñoạn I, II và III. Trong gan cá
ngát giai ñoạn I và II thì hàm lượng tro khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05); gan cá ở giai ñoạn III và IV thì hàm lượng tro khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p<0,05); ở giai ñoạn III, IV thì hàm lượng tro trong gan có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ñối với giai ñoạn I, II. Ở tuyến sinh dục
từ giai ñoạn III ñến giai ñoạn IV thì hàm lượng tro không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.2).

25


×