Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

THỰC NGHIỆM NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) TRONG MƯƠNG vườn dừa ở HUYỆN BÌNH đại TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768 KB, 42 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHAN TẤN CƢỜNG

THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii) TRONG MƢƠNG VƢỜN DỪA
Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cần Thơ, 05/2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii) TRONG MƢƠNG VƢỜN DỪA
Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE

Giảng viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ts Lam Mỹ Lan


Phan Tấn Cƣờng

Ths Trần Văn Hận

Cần Thơ, 05/2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản,
trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong suốt quá trình
học tập tại trƣờng.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hƣớng dẫn Ts Lam Mỹ Lan cùng ThS Trần Văn
Hận đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã
truyền đạt những kiến thức quí báu và luôn sẵn lòng hỗ trợ tôi trong lúc học cũng nhƣ tiến
hành đề tài.
Xin cám ơn tất cả cán bộ Chi cục Khuyến nông huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Hội Nông
Dân xã Phú Vang, Hội Nông Dân xã Vang Quới Đông, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
cùng tất cả các hộ tham gia thực hiện đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài.
Cám ơn tất cả các bạn sinh viên lớp nuôi trồng thủy sản K35 đã cùng tôi đoàn kết, gắn bó
vƣợt qua một chặn đƣờng dài học tập.
Những gì mà hôm nay tôi có đƣợc là do sự ủng hộ hết mình về tình cảm cũng nhƣ về vật
chất từ Cha, Mẹ và những thân trong gia đình cũng nhƣ bạn bè đã động viên tôi trong suốt
thời gian học tập. Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời!
Một lần nữa, tôi xin ghi nhận lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi ngƣời!
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện



MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ i
TỚM TẮT .................................................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... iv
Phần I: GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện ..............................................................................2
Phần II: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh.....................................................................3
2.1.1 Vị trí phân loại .....................................................................................................3
2.1.2 Phân bố tự nhiên của tôm càng xanh .....................................................................3
2.1.3 Phân biệt giới tính ở tôm càng xanh ......................................................................4
2.1.4 Vòng đời của tôm càng xanh .................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng ........................................................................................... 4
2.1.6 Đặc điểm dinh dƣỡng ............................................................................................5
2.1.8 Đặc điểm môi trƣờng sinh thái ............................................................................. 6
2.1.9 Một số bệnh thƣơng gặp ở tôm càng xanh ............................................................7
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam .........................................8
2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới ..........................................................8
2.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ............................................................9
Phần III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................12
3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................12
3.2 Phƣơng pháp thực hiện .........................................................................................12
3.2.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................12
3.2.2 Qui trình của mô hình nuôi .................................................................................12

3.3 Phƣơng pháp thu, phân tích các chỉ tiêu và xử lý số liệu .......................................14
3.3.1 Các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc của mƣơng nuôi ...................................................14
3.3.2 Các chỉ tiêu tăng trƣởng của tôm .........................................................................15


3.3.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ......................................................15
3.3.4 Phân tích và xử lí số liệu ....................................................................................15
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................16
4.1 Các yếu tố thủy lý .................................................................................................16
4.1.1 Yếu tố Nhiệt độ ..................................................................................................16
4.1.2 Yếu tố Độ trong ..................................................................................................17
4.2 Yếu tố thủy hóa trong mô hình thực nghiệm .........................................................18
4.2.1 Yếu tố Oxy .........................................................................................................18
4.2.2 Yếu tố pH ..........................................................................................................19
4.2.3 Yếu tố NH4+ .......................................................................................................20
4.2.4 Yếu tố PO43- .......................................................................................................20
4.3 Tăng trƣởng của tôm càng xanh trong mô hình thực nghiệm .................................22
4.4 Năng suất và tỉ lệ sống của tôm nuôi trong mô hình thực nghiệm ...........................23
4.5 Hiệu quả kinh tế từ mô hình ..................................................................................24
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .........................................................25
5.1 Kết luận ................................................................................................................25
5.2 Đề xuất ..................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................26
PHỤ LỤC


TÓM TẮT
Đề tài ‟Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mƣơng vƣờn dừa ở huyện Bình Đại tỉnh
Bến Tre” đƣợc thực hiện ở hai xã Phú Vang và Vang Quới Đông. Đề tài đƣợc thực hiện
từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 02 năm 2011 ở 3 hộ dân. Trong đó 2 hộ có diện tích mặt

nƣớc là 2.000 m2 và 1 họ có diện tích mặt nƣớc là 1.200 m2 với mật độ 10 con post/m2,
trong 6 tháng, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn tƣơi (cá tạp), quản lý mƣơng
nuôi mõi ngày và thu tỉa trƣớc khi thu hoạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nhƣ : nhiệt độ (27-29 0C), Độ trong (20-34 cm),
Oxy (4,2-4,9 m/l) pH (7,2-7,6 ppm), NH4+ (0,12-0,40 ppm), PO43- (0,19-0,31 ppm) nằm
trong khoảng thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của tôm càng xanh. Sau sáu tháng
nuôi, khối lƣợng trung bình của tôm dao dộng từ 35,7 - 42,9 g. Tỷ lệ sống ở các mƣơng
nuôi dao động từ 12,3 – 23,3 %. Năng suất đạt từ 435 – 637,5 kg/ha. Tỷ suất lợi nhuận
dao động từ 25,2 – 55,5 %. Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mƣơng vƣờn dừa ở huyện
Bình Đại tỉnh Bến Tre bƣớc đầu mang lại lợi nhuận khá cao góp phần tăng thêm thu nhập
cho ngƣời dân, cần nhân rộng mô hình ra các địa phƣơng khác giúp tăng thêm thu nhập
cho ngƣời dân huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long
nói riêng.


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau .......................... 5
Bảng 4.1: Yếu tố nhiệt độ (oC) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm ...................... 15
Bảng 4.2: Yếu tố Độ trong (cm) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm .................... 16
Bảng 4.3: Yếu tố Oxy (ppm) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm ......................... 17
Bảng 4.4: Yếu tố pH (ppm) trong hệ thống mƣơn vƣờng thực nghiệm ........................... 18
Bảng 4.5: Yếu tố NH4+ (ppm) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm ....................... 19
Bảng 4.6: Yếu tố PO43- (mg/L) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm ...................... 19
Bảng 4.7: Tăng trƣởng của tôm càng xanh trong mô hình thực nghiệm .......................... 21
Bảng 4.8: Năng suất và tỉ lệ sống của tôm nuôi trong mô hình thực nghiệm................... 22
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong mƣơng vƣờn
Dừa ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre ............................................................................... 23



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Mƣơng thực nghiệm đƣợc cải tạo ................................................................... 12
Hình 4.1: Mƣơng thực nghiệm ....................................................................................... 18
Hình 4.2: Kiểm tra tăng trƣởng của tôm càng xanh ........................................................ 20
Hình 4.3: Tôm nuôi khi thu hoạch ................................................................................. 22


Phần I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tƣợng nuôi có giá
trị kinh tế cao. Là loài có kích thƣớc lớn nhất trong nhóm tôm nƣớc ngọt và nó cũng là
một trong những đối tƣợng nuôi quan trọng trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôm
càng xanh đƣợc nuôi trong nhiều mô hình nhƣ: thâm canh trong ao đất, bán thâm canh
trong ao đất, nuôi kết hợp với ruộng lúa, nuôi trong mƣơng vƣờn hay nuôi đăng quầng...
Sản lƣợng tôm càng xanh khai thác ngoài tự nhiên trƣớc đây ở vùng ĐBSCL là khá cao.
Năm 1980, sản lƣợng khai thác khoảng 6000 tấn/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây sản lƣợng tôm càng xanh khai thác ngoài tự nhiên ngày càng giảm sút đáng kể,
khoảng 3000 - 4000 tấn/năm, trong khi đó sản lƣợng tôm nuôi ngày càng tăng dần lên và
hình thức nuôi thể hiện cũng rất phong phú nhƣ nuôi tôm càng xanh kết hợp, luân canh
trong ruộng lúa, trong mƣơng vƣờn, nuôi tôm càng xanh bán thâm canh, thâm canh trong
ao đất... Các mô hình nuôi này đã và đang đƣợc nghiên cứu ứng dụng nuôi ở khá nhiều
nơi ở vùng ĐBSCL (Phạm Văn Tình, 2001).
Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.315,01 km2 đƣợc bốn con sông lớn nhƣ: Tiền
Giang, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên chảy quanh đồng thời chia Bến Tre thành ba cù
lao lớn: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh với phù sa màu mỡ, cây trái sum suê
và hệ thống sông ngòi chằng chịt (www.bentre.gov.vn). Bên cạnh đó Bến Tre là một tỉnh
chuyên canh cây dừa rất nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong vài năm gần đây
Bến Tre đã có nhiều mô hình trồng dừa xen với một số loại cây ăn trái khác đem lại hiệu

quả cao hơn chuyên canh dừa. Diện tích mƣơng vƣờn trong vùng này chƣa đƣợc tận dụng
nuôi trồng thủy sản để khai thác đúng với tiềm năng của nó. Từ tình hình thực tế trên, với
lợi thế về tiềm năng diện tích mặt nƣớc, tôm càng xanh đƣợc nuôi kết hợp trong mƣơng
vƣờn dừa để tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân (Dƣơng Nhựt Long và ctv, 2010). Từ
những cơ sở trên nên đề tài: ‘‘Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mƣơng vƣờn dừa ở
huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” đƣợc thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Cung cấp số liệu khoa học về tăng trƣởng, tỉ lệ sống và năng suất tôm nuôi trong mƣơng
vƣờn dừa để làm cơ sở xây dựng mô hình nuôi tôm trong vƣờn dừa, giúp ngƣời dân
huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre tăng thêm thu nhập.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát các yếu tố môi trƣờng trong mƣơng vƣờn dừa nuôi tôm càng xanh ở huyện Bình
Đại tỉnh Bến Tre.


Khảo sát sinh trƣởng, tỉ lệ sống, năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng
xanh trong mƣơng vƣờn dừa.
1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian thực hiện từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 02 năm 2011, địa điểm ở xã Phú
Vang và xã Vang Quới Đông, huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.


Phần II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Vị trí phân loại

Tôm càng xanh là một trong những loài giáp xác quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai
thác thủy sản, tôm càng xanh có vị trí phân loại nhƣ sau:
Ngành chân khớp:


Arthropoda

Lớp giáp xác:

Crustacca

Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca
Bộ mƣời chân:

Decapoda

Bộ phụ chân bơi:

Natantia

Phân phụ:

Caridea

Họ tôm sông:

Palaemonidae

Họ phụ:

Palaemoninae

Giống:


Macrobrachium

Loài:

Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1897)

2.1.2 Phân bố tự nhiên của tôm càng xanh

Tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các thủy vực nƣớc ngọt trong tự nhiên từ sông, hồ,
ruộng, đầm đến cả các thủy vực nƣớc lợ khu vực cửa sông ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới của thế giới, nhƣng tập trung nhất ở khu vực Ấn Độ Dƣơng và Tây Nam Thái
Bình Dƣơng. Tuy nhiên phân bố chủ yếu của tôm càng xanh tập trung ở khu vực từ Châu
Úc đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt là vùng đồng
bằng sông Cửu Long, chúng có hầu hết các vùng nƣớc ngọt nội địa gồm: sông, hồ, đầm,
kênh dẫn nƣớc… Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể tìm thấy
tôm càng xanh xuất hiện. Tùy từng thủy vực đối với đặc điểm môi trƣờng khác nhau và
tùy mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và
mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.3 Phân biệt giới tính ở tôm càng xanh

Tôm cái thƣờng có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon.
Tôm cái có ba tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp
trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này bắt đầu khi tôm đạt chiều dài tổng cộng 95


mm. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc của chân ngực thứ ba. Trên các chân bụng của
tôm cái có nhiều lông tơ có tác dụng giúp trứng bám vào trong quá trình đẻ và ấp trứng.
Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng
thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân

bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30
mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm. Lỗ sinh dục của con đực nằm ở gốc của chân ngực
thứ năm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng (Nguyễn
Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.4 Vòng đời của tôm càng xanh

Tôm càng xanh trƣởng thành sống chủ yếu ở nƣớc ngọt, khi thành thục, tôm bắt cặp, đẻ
trứng, trứng bám vào chân bụng của tôm mẹ và tôm trứng di cƣ ra vùng cửa sông nƣớc lợ
(6 – 18‰) để nở. Ấu trùng nở ra sống phù du, bơi lội tích cực, đuôi hƣớng về phía trƣớc,
bụng ngửa lên trên và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng. Ấu trùng sống
trong nƣớc lợ 1-2 tháng và sau đó có xu hƣớng tiến vào vùng nƣớc ngọt nhƣ sông, rạch,
ruộng, ao, hồ để sinh sống và lớn lên, sau khi trƣởng thành lại tiếp tục một chu kì mới.
Tôm có thể di cƣ rất xa, trong phạm vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trƣởng
thành chúng lại di cƣ ra vùng nƣớc lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại
tiếp tục (Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Tôm càng xanh thuộc loài giáp xác nên trong quá trình lớn lên tôm phải trải qua nhiều lần
lột xác. Chu kỳ lột xác tùy thuộc vào kích cỡ của tôm, giới tính, tình trạng sinh lý, điều
kiện dinh dƣỡng và điều kiện môi trƣờng. Tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn.
Trong giai đoạn từ tôm bột đến đạt kích cỡ 25 – 30g sự sinh trƣởng của tôm đực và tôm
cái tƣơng đƣơng nhau. Sau đó, chúng khác nhau rõ theo giới tính.
Tôm đực sinh trƣởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lƣợng gấp đôi tôm cái trong cùng
thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục thì sinh trƣởng giảm vì nguồn dinh dƣỡng
tập trung cho sự phát triển của buồng trứng. Trong quá trình nuôi nếu kết hợp cho ăn thức
ăn viên có chất lƣợng tốt với bổ sung thức ăn động vật tƣơi sống thì tôm sẽ lớn nhanh và
chậm thành thục hơn so với chỉ cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn.
Trong quá trình phát triển, tôm thể hiện các hình thái khác nhau nhƣ: tôm nhỏ có đôi càng
trong suốt, sau chuyển sang càng lửa và cuối cùng là càng xanh. Tôm càng lửa có sức lớn
nhanh, ít hung dữ và ít tham gia vào sinh sản hơn tôm càng xanh (Sagi và Raanan, 1988

trích dẫn bởi Trần Thanh Hải, 2007).


Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 280C)
(Sandifer và Smith, 1985, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004).
Trọng lƣợng (g)

Số ngày giữa các lần lột xác

2–5

9

6 – 10

13

11 – 15

17

16 – 20

18

21 – 25

20

26 – 35


22

36 – 60

22 – 24

2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm càng xanh là loài giáp xác, nhƣng là loài động vật sống đáy. Tuy nhiên, thực tế tôm
càng xanh là loài ăn tạp, tính lựa chọn thức ăn không cao: chúng ăn các chất hữu cơ phân
hủy, động vật và các khoáng (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Hàm lƣợng đạm tối ƣu cho tôm
càng xanh từ 27 – 35%. Nhu cầu đạm của tôm thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển.
Ngoài nhu cầu về đạm tôm còn có nhu cầu đối với một số các chất khác nhƣ: chất béo 6 –
7,55, chất bột đƣờng (tôm càng xanh có khả năng sử dụng tốt chất bột đƣờng) vitamin và
khoáng chất (Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Tôm càng xanh thành thục quanh năm, nhƣng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có hai
mùa tôm sinh sản chính là khoảng tháng 4 – 6 và tháng 8 – 10. Sức sinh sản của tôm phụ
thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: kích thƣớc, môi trƣờng sống và điều kiện dinh dƣỡng. Sức
sinh sản của tôm càng xanh tăng dần theo kích thƣớc từ 20g đến 140g, lớn hơn 140g sức
sinh sản của tôm giảm dần (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Tùy thuộc vào kích cỡ và trọng
lƣợng của tôm và số lần tham gia sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7,000 – 50,000
trứng. Trung bình, sức sinh sản tƣơng đối của tôm khoảng 500 – 1,000 trứng/gam trọng
lƣợng tôm. Tuy nhiên, tôm nuôi trong ao hồ sức sinh sản tƣơng đối của chúng có thể thấp
hơn, trung bình khoảng 300 – 600 trứng/gam trọng lƣợng (Nguyễn Thanh Phƣơng và
Trần Ngọc Hải, 1999). Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ tôm bột
(PL10 – 15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục đã đƣợc phát hiện là khoảng 10 – 13
cm và 7,5 g. Tuy nhiên, tuổi và kích cỡ khi thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố nhƣ: môi trƣờng và thức ăn. Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua



bốn giai đoạn phát triển trong vòng 14 – 20 ngày (Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc
Hải, 2004).
Tôm thành thục có trứng màu da cam ở bên trong giáp đầu ngực, đó là những con cái sắp
bƣớc vào thời kỳ giao vĩ. Hiện tƣợng giao vĩ chỉ xảy ra khi con cái lột xác, còn con đực
lúc nào cũng sẵn sàng cho quá trình giao vĩ. Quá trình giao vĩ có thể chia làm 4 giai đoạn
gồm: tiếp xúc, con đực ôm giữ con cái, trèo lên lƣng và lật ngửa con cái rồi gắn túi tinh
vào lỗ sinh dục. Tinh trùng đƣợc tiết ra dƣới dạng hình túi nằm sát phần ngực của con cái.
Sau 6-20 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng, khi đẻ con cái cong mình về phía trƣớc đến khi
ngực và bụng tiếp xúc nhau, tạo nên sức đẩy ép trứng từ buồng trứng ra ngoài lổ sinh dục.
Trứng đƣợc thụ tinh rồi chảy xuống vào bên trái và bên phải của buồng ấp trứng từ đôi
chân bụng thứ 4 đến thứ 3, 2 và cuối cùng là chân bụng 1. Trong buồng ấp trứng đƣợc
bao bọc bởi một màng nhày trong suốt nhƣ chùm nho, những chùm trứng này dính chặt
vào những sợi lông ở 4 chân bụng, tôm cái mang trứng dƣới bụng và bảo vệ trứng cho
đến khi nở. Tùy thuộc vào nhiệt độ thì trứng sẽ nở vào khoảng 15 - 23 ngày. Trứng mới
đẻ có màu vàng nhạt sáng chuyển dần sang màu da cam đến ngày thứ 12 chuyển dần sang
sáng đậm và đến ngày nở có màu sáng đậm đen (Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc
Hải, 2004).
2.1.8 Đặc điểm môi trường sinh thái

Tôm càng xanh là loài sống trong nƣớc ngọt nhƣng khi sinh sản lại ra vùng nƣớc mặn để
đẻ các yếu tố môi trƣờng thích hợp cho tôm là:
Nhiệt độ: Tôm thích ứng ở nhiệt độ 26 – 31 oC, tốt nhất là 28 – 30 0C.
Oxygen hòa tan: Tôm thích sống trong môi trƣờng nƣớc sạch, tốt nhất nên đảm bảo oxy
hòa tan là 5 mg/l.
Độ mặn: độ mặn thích hợp cho tôm từ 0-16 ‰ nhƣng thích hợp nhất là từ 0-10 ‰
Tổng NH3: nên < 1 ppm.
NO2: nên đƣợc duy trì ở mức < 0,1 ppm.
H2S: Nguyễn Khắc Hƣờng (2003) cho rằng, ngƣỡng chịu đựng của tôm càng xanh đối với

H2S < 1 mg/l.
Độ kiềm: thích hợp nhất 50-150 ppm.
pH: Tôm sinh trƣởng tốt nhất trong môi trƣờng nƣớc trung tính pH dao động từ 7 – 8,5,
pH dƣới 6,5 hay trên 9,0 tôm sinh trƣởng kém. Nếu pH < 5 tôm hoạt động yếu và chết sau
vài giờ. Khi gặp môi trƣờng có pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, bơi lội
chập chạm và chết sau đó (Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2003).


2.1.9 Một số bệnh thƣơng gặp ở tôm càng xanh
Bệnh đóng rong (bẫy lột xác).
Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn dạng sợi hoặc đơn thuần chỉ là do rong tảo bám bên
ngoài vỏ tôm gây ra, ở những ao nuôi nhiều dinh dƣỡng thƣờng mắc bệnh này, khi tôm bị
bệnh đặc biệt là ở giai ấu trùng và tôm bột tỉ lệ chếy rất cao. Dấu hiệu khi tôm nhiễm
bệnh vi khuẩn dạng sợi bám ở các lông tơ của chân đuôi, chân bụng, chân ngực, vẩy râu,
phụ bộ miệng và mang khi tôm bị bệnh nặng mang tôm sẽ có màu vàng đến xanh tùy theo
đoạn rong tảo mắc vào đám vi khuẩn. Khi bị bệnh sẽ cản trở hô hấp, lột vỏ, hoạt động của
tôm gây chậm lớn hay gây chết tôm
Phòng trị bệnh: phòng bệnh bằng cách quản lý tốt nƣớc trong ao nuôi định kỳ bón vôi cải
thiện môi trƣờng nƣớc, định kỳ thay nƣớc trong ao nuôi, đảm bảo đầy đủ chất dinh dƣỡng
trong khẩu phần ăn để tôm lột xác dễ dàng……trị bệnh có thể sử dụng BKC, thuốc tím
(2.5 – 5 ppm) trong 4 giờ, formaline 10 – 25 ppm, Chloramine T (5 ppm) để trị bệnh đối
với trƣờng hợp tôm mới chớm bệnh kết hợp sử dụng vôi kết đồng thời tiến hành thay
nƣớc trong ao nuôi nếu chỉ đơn thuần là rong tảo bám trên vỏ tôm tạo điều kiện cho tôm
lột xác bỏ lớp vỏ củ. trƣờng hợp tôm bị bệnh nặng bất khả kháng có thể sử dụng
Neomycine 10 ppm, Streptomycine 1 – 4 ppm trộn vào thức ăn cho tôm ăn
( />Bệnh đen mang.
Nguyên nhân: do môi trƣờng nƣớc ao dơ có nhiều chất hữu cơ, hoặc nƣớc lấy từ bên
ngoài vào có nhiều vật chất lơ lững sẽ bám vào mang tôm khi tôm hô hấp, bệnh không
gây thiệt hại nhiều tuy nhiên cũng làm cản trở hô hấp làm chậm quá trình phát triển của
tôm.

Phòng bệnh: quản lý môi trƣờng nƣớc ao nuôi tốt, khi thay nƣớc cần phải chú ý chất
lƣợng nƣớc bên ngoài. Trị bệnh bằng cách bón vôi xử lý nƣớc, thay nƣớc mới để tôm lột
xác
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới
Phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh mẽ không những ở các nƣớc có tôm càng
xanh phân bố tự nhiên mà còn ở một số nƣớc khác do quá trình di nhập thuần hoá nhƣ:
Hawaii, Jamaica, Florida, California, Carolina (Mỹ), Brazil, Mexico, Honduras,
Buertorica, Ecuador, Costarica (Nam Mỹ), Ghana, Mauritius, Caledonesia, Guyana,
Guadeloup (thuộc Pháp), Đài Loan, Israel,… (New, 1988 đƣợc trích dẫn bởi Trần Văn
Hận, 2010).


Trên thế giới tôm càng xanh đƣợc nuôi bằng nhiều hình thức nhƣ nuôi trong ruộng lúa,
nuôi trong lồng, nuôi ghép với cá rô phi hay cá chép, nuôi thâm canh và bán thâm canh
trong bể xi măng hay trong ao đất. Năng suất đạt đƣợc cũng khác nhau tuỳ theo mức độ
thâm canh và hình thức nuôi. Khi nuôi cùng một hệ thống và mật độ nhƣ nhau thì mô
hình có sử dụng giá thể sản lƣợng tăng lên 14% (Raanan và Cohen, 1983 trích dẫn bởi Lý
Văn Khánh, 2005).
Một số nƣớc có phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển nhƣ ở Thái Lan năm 1982 có
667 trại nuôi với tổng diện tích 1.734 ha năng suất trung bình đạt từ 750 – 1.500 kg/ha.
Đến năm 1984 đã có 42 tỉnh trong tổng số 72 tỉnh nuôi tôm càng xanh, sản lƣợng đạt
khoảng 15.000 tấn/năm (New và Singholka, 1985 đƣợc trích dẫn bởi Trần Văn Hận,
2010). Thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa bằng nguồn giống nhân tạo (kích
cỡ giống từ 4,5 - 4,8 cm và mật độ thả nuôi 1,25 con/m2), sau 100 ngày nuôi tôm đạt tỷ lệ
sống 89%, năng suất 370 kg/ha (Jansen et al., 1998 đƣợc trích dẫn bởi Trần Văn Hận,
2010). Ở Bangladesh nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa Boro bằng cách lấy giống tự
nhiên theo thuỷ triều cho năng suất 280 - 450 kg/ha/vụ (Haroom et al., 1998 đƣợc trích
dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). Theo Perry và Tarver (1981) đã công bố kết quả nuôi thí
nghiệm tôm càng xanh nhân tạo ở Malaysia với mật độ thả 2,5; 4,9 và 7,4 PL40/m2. Sau

100 ngày nuôi năng suất thu đƣợc tƣơng ứng là 408, 619 và 510 kg/ha (đƣợc trích dẫn bởi
Trần Văn Hận, 2010).
Năm 1999 - 2000 Trung Quốc có sản lƣợng nuôi tôm càng xanh lớn nhất thế giới khoảng
100.000 tấn. Trƣớc năm 1999 năng suất tôm nuôi trong ao có diện tích rộng đạt 1.500 2.250 kg/ha. Từ năm 1999 - 2000 năng suất đã tăng lên từ 3.000 - 3.750 kg/ha. Năng suất
cao nhất nuôi tại tỉnh Chiết Giang đạt 5.250 kg/ha, ở tỉnh Quảng Đông đạt 10.500 kg/ha/2
vụ nuôi (Thái Bá Hồ, 2001 đƣợc trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). Ở Malaysia lần đầu
tiên thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 10 PL/m2, sau 5,5 tháng nuôi đạt
năng suất 979 kg/ha, tỷ lệ sống đạt 32,4% và một thí nghiệm khác liên hệ đến sự khác
nhau về mật độ thả nuôi 10 và 20 PL/m2 sau 5 tháng nuôi, năng suất đạt 1.100 kg/ha và
2.287 kg/ha (Ang et al., 1990 đƣợc trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010).
2.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam
Tôm càng xanh đã đƣợc ngƣời dân nuôi từ rất lâu ở đồng bằng sông Cửu Long với hình
thức quãng canh, nguồn giống đƣợc đánh bắt, khai thác từ tự nhiên và thức ăn có sẳn tại
địa phƣơng. Trƣớc đây sản lƣợng tôm khai thác tự nhiên khá lớn nên nghề nuôi chƣa thật
sự phát triển, sản lƣợng thu đƣợc chỉ để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, địa phƣơng.
Sau năm 1980 thì nghề nuôi mới bắt đầu phát triển nhƣng chủ yếu dựa vào nguồn giống
tự nhiên (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998 trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010).


Sau đó do tình hình con giống không đủ đảm bảo cho nghề nuôi nên phong trào nuôi tôm
lắng xuống. Đến đầu những năm 2000, cùng với những thành công trong việc sản xuất
giống nhân tạo tôm càng xanh. Nghề nuôi tôm mới bắt đầu phục hồi trở lại.
Ở nƣớc ta các hoạt động khảo sát và nghiên cứu về tôm càng xanh trong các loại hình
thủy vực nuôi nhƣ: mƣơng vƣờn, ruộng lúa và ao đất đã đƣợc triển khai thực hiện từ
những năm 1980 trên khắp các địa phƣơng vùng đồng bằng sông Cửu Long bởi Khoa
Thủy sản, Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II - Tp. Hồ Chí Minh.
Một số kết quả đƣợc ghi nhận nhƣ sau: trƣớc năm 1998 tổng sản lƣợng nuôi tôm càng
xanh của Việt Nam hàng năm ƣớc tính đạt khoảng 5.000-8.000 tấn (Trần Thị Thanh Hiền
và ctv., 1998 trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010)
Mô hình thực nghiệm nuôi tôm càng xanh bán thâm canh trong ao đất tại Nông Trƣờng

Sông Hậu với mật độ ở ao 1 là 8 con/m2 và ao 2 là 5 con/m2 thì năng suất ƣớc tính đạt
đƣợc ở ao1 là 2 tấn/ha và ao2 là 1,1 tấn/ha (Tăng Xuân Bằng, 2001).
Tại tỉnh Bến Tre, kết quả thử nghiệm về mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh của Hội
nghề cá, Sở Thủy sản năm 2001 – 2003, với mật độ thả 14 – 14,3 tôm giống/m2, sau 3 chu
kỳ nuôi, năng suất thu đƣợc từ 326,8 kg – 616 kg/ao (2,280 m2). Nông hộ bị lổ vốn từ
10.250.000 đ – 22.623.000 đồng/ao (Hội nghề cá tỉnh Bến Tre, 2001 – 2003).
Ở Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Cần Thơ, mô hình thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong
mƣơng vƣờn bằng giống nhân tạo với mật độ 4 con/m2 thì tốc độ tăng trƣởng trung bình
sau 6 tháng nuôi là 30 g/con, tỷ lệ sống đạt 50,2% và năng suất đạt 600 kg/ha (Phạm Văn
Út, 2002).
Tỉnh Vĩnh Long năm 2002, mô hình nuôi tôm trong mƣơng vƣờn thả tôm bột gồm hai
nghiệm thức là thả giống tôm bột (PL15) với mật độ 9 con/m2 và tôm giống (PL45) với
mật độ 6 con/m2 cho năng suất từ 1.001-1.428 kg/ha (Lý Văn Khánh và Nguyễn Thanh
Phƣơng, 2006).
Năm 2006, mô hình nuôi công nghiệp tôm càng xanh trong ao đất ở Bến Tre, với mật độ
thả nuôi 40 con Post/m2, sau chu kỳ nuôi 6 tháng, tỉ lệ sống tôm nuôi ở huyện Mõ Cày đạt
29,26 % cho năng suất nuôi cao nhất 3,53 tấn/ha kế đến ao nuôi ở huyện Chợ Lách với tỉ
lệ sống 16,94 %, đạt năng suất 1,5 tấn/ha (Dƣơng Nhựt Long và ctv, 2006).
Theo Trần Tâm (2007), toàn tỉnh Bến Tre có 2.151 ha đang thả nuôi tôm càng xanh đạt
105% so với cùng kỳ năm 2006. Hình thức nuôi phổ biến là xen canh trong vƣờn dừa, cây
ăn trái và ruộng lúa. Đặc biệt với mô hình xen canh tôm càng xanh liền canh liền cƣ ở
huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm và hình thức tôm lúa luân canh ở huyện Thạnh Phú đã đem
lại hiệu quả kinh tế cao và đang đƣợc khuyến khích nhân rộng. Năng suất tôm xen canh từ


300-500 kg/ha, nuôi chuyên canh và bán thâm canh năng suất đạt 700-1000 kg/ha bằng
138% năng suất tôm xen canh so với cùng kỳ năm 2006 ( />Năm 2009 ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre với mô hình thực nghiệm nuôi tôm càng xanh
trong mƣơng vƣờn dừa với mật độ 8 con post/m2 năng suất cao nhất là: 611,2 kg/ha tỷ lệ
sống 17,89% và thấp nhất là 510 kg/ha, tỷ lệ sống 23,09%. Trong đó hộ thu đƣợc lợi
nhuận cao nhất là 17.310.000 đồng/ha. Hộ thu lợi nhuận thấp nhất là 9.290.000 đồng/ha.

Nhìn chung hiệu quả thu lại từ mô hình là thấp, tuy nhiên mô hình cũng góp phần nâng
cao thu nhập của ngƣời dân (Nguyễn Thế Diễn, 2010).


Phần III
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
Thức ăn viên công nghiệp cho tôm càng xanh
Thức ăn tƣơi sống (Cua, Ốc và cá tạp)
Giống tôm càng xanh ( post15 )
Vôi CaO và CaCO3
Rễ dây thuốc cá
Cân điện tử
Test đo môi trƣờng
Nhiệt kế. . .
3.2 Phƣơng pháp thực hiện
Đề tài đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:
Khảo sát và chọn các mƣơng vƣờn thích hợp.
Cải tạo mƣơng vƣờn dừa trƣớc khi thả giống.
Tiến hành thả giống tôm càng xanh post15 (post15 đƣợc cung cấp từ trại giống tôm càng
xanh của các trại sản xuất tôm giống ở Cần Thơ có chất lƣợng tốt, tôm khỏe mạnh, đồng
đều về kích cỡ) kích cỡ chiều dài 1,2 cm vào các ao nuôi của đề tài.
3.2.1 Bố trí thực nghiệm
Đề tài đƣợc thực hiện với mật độ thả là 10 con/m2, trong 3 ao vƣờn thuộc 3 hộ khác nhau.
Mƣơng 1 với diện tích 1.200 m2, mƣơng 2 với diện tích 2.000 m2 và mƣơng 3 có diện
tích 2.000 m2. Ở 1 tháng đầu ƣơng thì ƣơng trong ao trung tâm (mƣơng trung tâm có diện
tích lớn hơn các mƣơng còn lại, độ sâu cũng sâu hơn và đƣợc nối liền với các mƣơng
khác trong vƣờn Dừa) sau đó tôm đƣợc thả ra các mƣơng khác có diện tích nhỏ hơn trong
vƣờn dừa.
3.2.2 Qui trình của mô hình nuôi

Cải tạo
Tát cạn nƣớc, vét bùn dáy ao, sau đó rãi vôi (CaCO3 với liều 1,5 tấn/ha), lấy nƣớc


Hình 3.1: Mƣơng thực nghiệm đƣợc cải tạo
Thả giống
Tôm càng xanh thả vào hệ thống nuôi cỡ post 15 có khối lƣợng 0,01 g/con.
Chăm sóc, quản lý hệ thống nuôi

Thức ăn cung cấp cho tôm nuôi trong hệ thống thực nghiệm gồm có 2 loại: thức ăn công
nghiệp và thức ăn tƣơi sống gồm có cá tạp, cua và ốc bƣơu vàng…. Ở giai đoạn 1 tháng
đầu của quá trình nuôi cho ăn thức ăn công nghiệp bằng cách hòa vào nƣớc rồi tạt khắp ao
với lƣợng thức ăn là 100 g cho 1000 con/ngày. Các tháng nuôi sau đó cho tôm ăn thức ăn
công nghiệp kết hợp với thức ăn tƣơi sống (lƣợng thức ăn đƣợc điều chỉnh thông qua sàn
ăn). Thức ăn công nghiệp có kích cỡ viên thức ăn 1,5 – 2 mm (có hàm lƣợng protein dao
động từ 30 - 45%). Lƣợng thức ăn cung cấp cho tôm nuôi sẽ đƣợc điều chỉnh theo sự tăng
trọng của tôm.
Ở giai đoạn tôm giống, mỗi ngày cho ăn 4 lần. Sáng từ 6 – 7 giờ, trƣa từ 10 – 11 giờ, buổi
chiều từ 5 – 6 giờ và buổi tối từ 9 – 10 giờ. Đến giai đoạn nuôi thƣơng phẩm, mỗi ngày
chỉ cho ăn 3 lần, 2 lần vào ban ngày (thức ăn tƣơi sống) và 1 lần vào ban đêm (thức ăn
viên công nghiệp).
Trong điều kiện môi trƣờng nƣớc mƣơng nuôi không tốt do mƣa kéo dài, nhiệt độ nƣớc
giảm thấp, hoặc nhiệt độ nƣớc tăng quá cao hay trong khoảng thời gian tôm lột xác, lƣợng
thức ăn cho tôm nuôi sẽ giảm. Khẩu phần ăn cho tôm nuôi đƣợc thực hiện trên cơ sở kết
hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn trong ngày của tôm thông qua
hoạt động kiểm tra sàng ăn mỗi ngày (nên bố trí 4–6 sàng ăn/1000 m2) để điều chỉnh
lƣợng thức ăn sao cho phù hợp nhất.


Nƣớc của hệ thống nuôi đƣợc trao đổi hàng ngày theo thủy triều. Do mƣơng nuôi có 2

cống 1 đặt sát đáy mƣơng và 1 đặt gần mặt nƣớc nƣớc đƣợc trao đổi khoảng 30% lƣợng
nƣớc trong mƣơng nuôi.
Kiểm tra bờ, cống, sức khỏe tôm bằng cách quan sát ao nuôi tôm hàng ngày.
Thu hoạch
Những con tôm cái mang trứng đƣợc thu tỉa sau 3,5 đến 4 tháng nuôi. Sau đó tôm đƣợc
thu toàn bộ sau 6 tháng nuôi, thu hoạch tôm khi tỷ lệ tôm lột xác chiếm thấp nhất trong cơ
cấu quần đàn nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Kiểm tra tôm khi thu hoạch phát hiện
tôm nuôi trƣớc bị đóng rong, tiến hành thay nƣớc rồi dùng formol (5 – 10 ppm) xử lý cho
tôm nuôi lột vỏ đồng loạt, đợi cho tôm cứng vỏ lại thì thu hoạch lúc này tôm đạt chất
lƣợng tốt nhất.
3.3 Phƣơng pháp thu, phân tích các chỉ tiêu và xử lý số liệu
3.3.1 Các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc của mƣơng nuôi
Các chỉ tiêu môi trƣờng 30 ngày thu một lần cùng lúc với thu các chỉ tiêu tăng trƣởng.
Bao gồm các chỉ tiêu nhƣ: pH, nhiệt độ, độ trong, Oxy, NH4+, PO43-, thu từ 7 giờ đến 11
giờ.
Các phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu môi trƣờng:
pH, DO, NH4+, PO43- thì dùng các bộ test để đo tại mƣơng nuôi.
Nhiệt độ thì dùng nhiệt kế rƣợu đo tại mƣơng nuôi.
Độ trong thì dùng đĩa Secchi đo tại mƣơng nuôi.
3.3.2 Các chỉ tiêu tăng trƣởng của tôm
Các chỉ tiêu tăng trƣởng định kỳ 30 ngày thu một lần, bằng cách dùng chài, chài nhiều
điểm trong ao cho đến khi đủ số mẫu cần thu (30 con tôm càng xanh) sau đó cân để xác
định khối lƣợng và đƣợc tính toán bằng các công thức sau:
Tăng trƣởng/ngày (g/ngày)
WC – Wđ
DWG (g/ngày) =
t2 – t1

Trong đó :
Wc: là khối lƣợng tại thời điểm t2 (g).



Wđ: là khối lƣợng tại thời điểm t1 (g).
Tỉ lệ sống (%) = (Số cá thể tôm thu/Số cá thể tôm thả nuôi) x 100
Tổng trọng lƣợng tôm thu hoạch
Năng suất tôm nuôi (kg/ha) =
Diện tích ao nuôi
3.3.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
Dựa trên các số liệu thu đƣợc từ quá trình thực nghiệm, năng suất tôm thu hoạch, hiệu quả
kinh tế mang lại từ mô hình nuôi đƣợc tính toán và phân tích. Tổng chi phí xây dựng mô
hình bao gồm chi phí cố định: khấu hao công trình ao nuôi, máy bơm nƣớc, và chi phí
biến đổi bao gồm: chi phí cải tạo ao nuôi, vôi bột, dây thuốc cá, phân bón, tôm giống,
thức ăn, nhiên liệu, công thu hoạch.
Tổng thu (đồng/ha) = Số tôm thu đƣợc (kg) x Giá (đồng/kg).
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi.
Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận/ Vốn đầu tƣ) x100.
3.3.4 Phân tích và xử lí số liệu
Trong quá trình thực hiện, tất cả các số liệu đƣợc lấy số liệu trung bình, độ lệch chuẩn dựa
vào phần mềm SPSS và Excel.


PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố thủy lý
4.1.1 Yếu tố Nhiệt độ
Bảng 4.1: Yếu tố nhiệt độ (oC) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm
Thời gian (ngày)
30
60
90

120
150
180
Trung bình

Hộ 1
29
28
29
28
28
28
28,3±0,5

Hộ 2
28
28
27
28
27
28
27,7±0,5

Hộ 3
28
27
29
29
29
29

28,5±0,8

Qua Bảng 4.1 cho ta thấy yếu tố nhiệt độ trong hệ thống thực nghiệm chênh lệch không
nhiều. Nhiệt độ trung bình giữa các hộ dao động từ 27,7±0,5 đến 28,5±08oC nhìn chung
khoảng nhiệt độ trong hệ thống thực nghiệm tƣơng đối thấp so với mô hình tôm lúa (28310C) (Trần Văn Hận, 2010). Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn phát triển của
tôm dao động trong khoảng 26-310C, tốt nhất là 28-300C. Nhiệt độ thấp dƣới 130C hay
trên 380C gây chết tôm. Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22-330C thì hoạt động sinh trƣởng và
sinh sản của tôm sẽ bị giảm. Nhiệt độ cao làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ
(Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004). Các mƣơng nằm trong vƣờn dừa nên
đa phần diện tích mặt nƣớc bị che phủ bởi táng lá của cây dừa do đó mƣơng nuôi ít nhận
đƣợc năng lƣợng từ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, các hệ thống kênh, rạch cung cấp nƣớc
cho mƣơng nuôi cũng bị che khuất bởi cây dừa do đó nhiệt độ nƣớc của hệ thống này
cũng tƣơng đối thấp. Vì vậy khi cấp nƣớc vào mƣơng nuôi làm cho nhiệt độ nƣớc trong
vào mƣơng nuôi thực nghiệm ổn định và tƣơng đối thấp (27,±0,5 đến 28,5±08 oC). Nhƣng
so với mô hình nuôi tôm càng xanh trong mƣơng vƣờn dừa của Nguyễn Thế Diễn (2010)
ở mật độ 8 con/m2 thì tƣơng đối băng nhau (27,8±0,580C – 28,3±0,840C). Do thời gian
thực hiện đề tài nằm trong mùa mƣa và trƣớc tết âm lịch trong khoảng thời gian này nhiệt
độ môi trƣờng thƣờng thấp hơn mùa khô đó cũng là lý do làm cho nhiệt độ trong mƣơng
nuôi không cao. Theo Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải (2004) thì khoảng nhiệt
độ trong mƣơng nuôi thực nghiệm vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho tôm càng xanh
phát triển (26-310C).


4.1.2 Yếu tố Độ trong
Bảng 4.2: Yếu tố Độ trong (cm) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm
Thời gian (ngày)
30
60
90
120

150
180
Trung bình

Hộ 1
34
30
28
25
23
23
27,2±4,4

Hộ 2
32
30
26
26
25
20
26,5±4,2

Hộ 3
33
32
30
28
26
23
28,7±3,8


Qua quá trình thực nghiệm cho thấy độ trong của hệ thống nuôi dao động từ 20 đến 34
cm. Khoảng dao động không lớn, nếu căn cứ vào các tiêu chuẩn cho phép về độ trong
trong ao nuôi thủy sản dao động từ 30-40 cm (Nguyễn Anh Tuấn và ctv. 2003) (Nguyễn
Đình Trung, 2005) thì chƣa phù hợp lắm. Độ trong của nƣớc là khả năng ánh sáng mặt
trời xuyên qua nƣớc. Độ trong phụ thuộc vào lƣợng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lững,
sự phát triển của vi tảo, sóng gió thủy triều và lƣợng nƣớc mƣa đổ vào thủy vực (Trƣơng
Quốc Phú, 2006).
Qua Bảng 4.2 cho thấy độ trong có xu hƣớng giảm về cuối vụ nguyên nhân là do nƣớc lũ
đổ về cuối nguồn. Bình Đại là vùng cửa sông nhiều phù sa dẫn đến độ trong trung bình
của hệ thống thực nghiệm không cao thể hiện qua các số liệu sau: ở hộ 1 là 27,2±4,4, hộ 2
là 26,5±4,2 và 28,7±3,8 ở hộ 3. Đồng thời độ trong thấp cũng do những cơn mƣa đã cuốn
trôi những đất, vật chất hữu cơ... ở trên bờ dừa xuống ao nuôi do xung quanh ao không có
bờ chắn. Nhƣng theo Nguyễn Việt Thắng (2003) thì cho rằng độ trong trong ao nuôi tôm
càng xanh dao động trong khoảng 20 đến 70 cm là tốt nhất. Vậy yếu tố độ trong trong
mƣơng thực nghiệm phù hợp cho tôm càng xanh phát triển.


4.2 Yếu tố thủy hóa trong mô hình thực nghiệm
4.2.1 Yếu tố Oxy
Bảng 4.3: Yếu tố Oxy (ppm) trong hệ thống mƣơng vƣờn thực nghiệm
Thời gian (ngày)

Hộ 1

Hộ 2

Hộ 3

30


4,7

4,5

4,3

60

4,9

4,6

4,0

90

4,7

4,3

4,2

120

4,8

4,3

4,7


150

4,5

4,2

4,8

180

4,3

4,8

4,7

Trung bình

4,6±0,2

4,5±0,3

4,5±0,3

Qua Bảng 4.3 cho thấy yếu tố oxy trong mô hình thực nghiệm dao động từ 4,0 đến 4,9
mg/L. Theo Nguyễn Việt Thắng (2003) cho rằng oxy dành cho tôm càng xanh phát triển
tốt dao động trong khoảng 3-7 mg/L. Sở dĩ oxy trong mƣơng nuôi thực nghiệm có đƣợc
chủ yếu là do từ không khí khuết tán vào bên cạnh đó mƣơng nuôi thực nghiệm đƣợc trao
đổi liên tục theo thủy triều nên cho hàm lƣợng oxy trong mô hình ổn định trong khoãng

4,4±0,2 đến 4,6±0,2. Ngoài ra, do sự quang hợp của thực vật thủy sinh nên mƣơng vƣờn
dừa thực nghiệm nuôi cũng nhận đƣợc một phần oxy từ đó nhƣng phần đóng góp này
không đáng kể vì nƣớc của mƣơng nuôi thực nghiệm đƣợc trao đổi liên tục theo thủy triều
đồng thời mƣơng nuôi không đƣợc định kỳ bón phân gây màu nƣớc cho nên mật độ thực
vật thủy sinh không cao. Nếu nhƣ oxy nhỏ hơn 2mg/L thì tôm sẽ bị chết đó là nhận định
của Boyd và Zimermanm (2000) (trích dẫn bởi Dƣơng Nhựt Long, 2006). Kết quả thực
nghiệm này cho thấy yếu tố oxy hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của
tôm càng xanh.


×