Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

THỰC NGHIỆM NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) bán THÂM CANH TRONG AO đất tại VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.01 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

THÁI THIÊN TỨ
MSSV: LT11878

THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) BÁN THÂM CANH
TRONG AO ĐẤT TẠI VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Giáo viên hướng dẫn
PGs.Ts. DƯƠNG NHỰT LONG


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin gởi lời cám ơn đến ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản trường đại học
Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến PG s.Ts. Dương Nhựt Long và ThS.
Nguyễn Hoàng Thanh đã tận tình hướng dẫn tôi và dạy cho tôi nhiều kinh nghiệm
quý báu trong cuộc sống cũng như là công việc, trong suốt thời gian tôi thực hiện đề
tài.
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Trung Hiếu và xã Hiếu Phụng,
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, cùng toàn thể các hộ dân được chọn làm điểm
thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi, đã nhiệt tình cộng tác với tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài nầy đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt các
nội dung của đề tài nầy.

Sinh viên thực hiện đề tài



i


TÓM TẮT
Đề tài “thực nghiệm nuôi Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bán
thâm canh trong ao đất tại Vĩnh Long” . Thực hiện từ tháng 9/2012 đến 2/2013.
Mô hình triển khai nhằm khai thác hiệu quả các ao đất có diện tích nhỏ, góp phần
tạo sự đa dạng hoá loài và mô hình nuôi, cải thiện điều kiện thu nhập cho người
dân.
Các yếu tố về môi trường nước như nhiệt độ (30,1 – 30,70C), pH (7,8 – 8,0), độ
trong (29 – 31,2 cm), Oxy (4,2 – 4,4 ppm), Ammonium (0,6 – 1 ppm), P-PO43- (0,1
– 0,2 ppm). Nhìn chung, các yếu tố môi trường thích hợp cho sự phát triển của tôm
nuôi. Khối lượng trung bình tôm ở 3 ao sau thời gian nuôi 6 tháng, lần lượt là 39,9 ±
23,3g, 36,7 ± 17,4g, 37,8 ± 15,2g. Nhìn chung, khối lượng bình quân của tôm ở các
ao là khá cao và cao nhất là ao 1. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỉ lệ sống đạt từ
18,67 – 20,83 %, năng suất đạt 112 – 125 kg/ao, và 991 – 1.168kg/ha. Lợi nhuận
dao động từ 80 - 108 triệu đồng/ha. Tỉ suất lợi nhuận dao động 76,1 – 96,1 %.
Thực tế cho thấy lợi nh uận mang lại từ các ao nuôi là khá cao, giúp cho người nuôi
tăng thu nhập cải thiện cuộc sống và qua đó cho ta thấy hiệu quả mang lại từ mô
hình nuôi tôm càng xanh bán thâm canh trong ao đất.

ii


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... i
DANH SÁCH HÌNH...............................................................................................ii
Chương I. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1

1.1 Giới thiệu ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
1.3. Nội dung ............................................................................................................ 2
Chương II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1 Tổng Quan về Tôm càng xanh ........................................................................... 3
2.1.1 Vị trí phân loại ................................................................................................. 3
2.2.2. Đặc điểm p hân bố ........................................................................................... 3
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................................... 3
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................... 4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản ........................................................................................... 4
2.1.5. Môi trường sống ............................................................................................. 5
2.2. Tình hình nuôi Tôm càng xanh ......................................................................... 7
2.2.1. Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới ................................................... 7
2.2.2. Tình hình nuôi tôm càng xanh tại Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................... 8
Chương III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 9
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 9
3.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 9
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10
3.3.1. Phương pháp thực nghiệm............................................................................ 10
3.3.2. Quy trình kỹ thuật nuôi................................................................................. 10
3.3.3. Thu hoạch ..................................................................................................... 13
3.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu ................................................................. 13
3.4.1. Thu và phân tích mẫu nước .......................................................................... 13
3.4.2. Thu và phân tích mẫu tăng trưởng của tôm .................................................. 14
3.5. Phân tích hiệu quả mô hình ............................................................................. 14
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 14
Chương IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 15
4.1. Đặc điểm môi trường nước trong mô hình nuôi .............................................. 15
4.1.1. Các yếu tố thủy lý ........................................................................................ 15
4.1.1.1. Nhiệt độ ( oC) ............................................................................................. 15

4.1.1.2. pH ............................................................................................................. 16
4.1.1.3. Độ trong (cm) ........................................................................................... 17
4.1.2. Các yếu tố thủy hóa ...................................................................................... 18
iii


4.1.2.1. Oxy (ppm) ................................................................................................. 18
4.1.2.2. N-NH4+ (ppm) ........................................................................................... 19
4.1.2.2. P-PO43- (ppm)............................................................................................ 20
4.2. Tăng trưởng của tôm nuôi ............................................................................... 21
4.2.1. Tăng trưởng của tôm .................................................................................... 21
4.2.2. Tỉ lệ phân cỡ tôm lúc thu hoạch ................................................................... 24
4.2.3 Năng suất và tỉ lệ sống................................................................................... 25
4.2.4. Hiệu quả và lợi nhuận của mô hình .............................................................. 26
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 28
5.1. Kết Luận .......................................................................................................... 28
5.2. Đề xuất............................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 29
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 32

iv


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Các giai đoạn phát triển ấu trùng ............................................................. 4
Bảng 3.1. Danh sách các hộ nuôi tôm .................................................................... 10
Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho Tôm càng xanh trong giai đoạn ương giống ............ 12
Bảng 3.3. Thức ăn cho tôm trong hệ thống nuôi tính cho 10.000 con/ngày .......... 12

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu thủy lý trong các ao nuôi.................................................... 15
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu thủy hóa trong các ao nuôi ................................................. 18
Bảng 4.3. Tăng trưởng của tôm nuôi...................................................................... 22
Bảng 4.4. Năng suất và tỉ lệ sống của Tôm càng xanh........................................... 25
Bảng 4. 5. Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ mô hình nuôi ..................................... 26

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Bản đồ vị trí nghiên cứu ........................................................................... 9
Hình 3.2. Đáy ao được phơi khô ............................................................................ 11
Hình 3.3. Tôm post được thả ương và nuôi............................................................ 11
Hình 3.4. Chài và kiểm tra tôm mức độ tăng trưởng của tôm ................................ 13
Hình 4.1. Biến động nhiệt độ của ao nuôi .............................................................. 16
Hình 4.2. Biến động pH của ao nuôi ...................................................................... 17
Hình 4.3. Biến động độ trong trong các ao nuôi .................................................... 18
Hình 4.4. Biến động Oxy trong các ao nuôi ........................................................... 19
Hình 4.5. Biến động NH4+trong ao nuôi tôm......................................................... 20
Hình 4.6. Biến động PO43- trong ao nuôi tôm....................................................... 21
Hình 4.7. Khối lượng của tôm nuôi ........................................................................ 23
Hình 4.8. Biểu đồ tần số kích cỡ tôm ..................................................................... 24
Hình 4.9. Thu hoạch tôm càng ............................................................................... 26

vi


Chương I
GIỚI THIỆU

1.1. Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích mặt nước ngọt gần 600.000 ha bao gồm:
sông, kênh rạch, ao, vườn, ao…là khu vực có sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt lớn
nhất cả nước. Trong đó, Vĩnh Long cũng chiếm 1 phần đáng kể, cá Tra là loài được
nuôi nhiều nhất tại Vĩnh Long trong những năm gần đây. Khoảng 2 năm gần đây thì
diện tích nuôi cá Tra tại Vĩnh Long đang giảm đi rất nhiều (có rất nhiều hộ nuôi
phải bỏ ao). Nguyên nhân do giá cá Tra giảm, trong khi chi phí sản xuất tăng cao ,…
Trước tình hình đó thì 1 đối tượng nuôi cũng khá quen thuộc với người dân là Tôm
càng xanh sẽ là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi hiệu quả của
con cá Tra thì đang giảm dần.
Tôm càng xanh (Macrocbrachium rosenbergii de Man, 1897) là loài có kích thước
lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, vừa là đối tượng xu ất khẩu có giá trị kinh tế
cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) trong thời gian qua. Tôm càng xanh là một đối tượng nuôi nước
ngọt phổ biến tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cùng với sự phát triển vượt
bậc của nền kinh tế trong những năm qua ngành thủy sản Việt Nam đã góp một
phần rất lớn cho các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và xuất khẩu thu
ngoại tệ. Trong những loài nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế cao như: T ôm sú, cá
basa, cá bống tượng,… thì con Tôm càng xanh hiện nay cũng là một đối tượng nuôi
được nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Tôm càng xanh là loài có sức tăng
trưởng tương đối nhanh, song giá cả thị trường Tôm càng xanh cũng chiếm vị trí
cao. Hiện nay, ngành thủy sản đã và đang tập trung thực hiện chương trình đa dạng
hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, chất lượng thịt ngon, có khả năng
thích nghi với các biến động của yếu tố mô i trường.
Việc phát triển bền vững mô hình nuôi Tôm càng xanh bán thâm canh trong ao đất
tại vùng có vị thế để phát triển ngành thủy sản như Huyện Vũng Liêm , cũng góp
phần làm sử dụng hiệu quả diện tích ao đã bỏ trống, hay những ao có diện tích nhỏ,
nhằm t ối ưu các nguồn lực sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân .
Xuất phát từ những nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ thực
nghiệm nuôi Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bán thâm canh trong

ao đất tại Vĩnh Long ”.

1


1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả của
mô hình nuôi bán thâm canh nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và nâng cao hiệu
quả sử dụng đất của vùng , từng bước thúc đẩy nghề nuôi tôm càng xanh phát
triển, giúp tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất và cải thiện đời sống của
người dân ở địa phương.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Theo dõi các chỉ tiêu m ôi trường trong ao nuôi.
Khảo sát sự tăng trưởng, năng suất và tỉ lệ sống của Tôm càng xanh nuôi trong ao
đất.
Phân tích hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng Quan Về Tôm càng xanh
2.1.1. Vị trí phân loại của Tôm càng xanh
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium

Loài: Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879)
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới tôm càng xanh thường phân bố vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn
Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Nhưng chủ yếu là vùng Nam và Đông
Nam Châu Á, một phần của Đại Tây Dương và vài bán đảo ở Thái Bình Dương.
Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, ao, sông, rạch, ruộng
lúa,...) và kể cả ở vùng nưóc lợ cửa sông. Ngoài các vùng phân bố tôm tự nhiên trên,
tôm còn được du nhập và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việ t Nam, tôm càng xanh
phân bố chủ yếu các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông
ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải (2004), ở độ mặn 18 - 25‰ vẫn có tôm càng xanh phân bố. Tùy từng thủy vực
với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh
xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác nhau.
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên tôm trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm tù y
thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều kiện
sinh lý của chúng. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn. Tôm đực lớn
hơn tôm cái, đặc biệt giai đoạn về sau (Bảng 2.1). Trong giai đoạn từ tôm bột đến
đạt kí ch cỡ 25 - 30 gram sự sinh trưởng của tôm đực và tôm cái tương đương nhau.
Sau đó, chúng khác nhau rõ theo giới tính. Tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái
và đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu
thành thục thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển của
3


buồng trứng. Trong quá trình nuôi nếu kết hợp cho ăn thức ăn viên có chất lượng tốt
với bổ sung thức ăn động vật tươi sống tôm sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so
với chỉ cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn (New, 2005 trích dẫn bởi
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Tôm được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với

thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Trong điều kiện nuôi tôm có thể đạt 35 - 40 gram
sau 6 tháng nuôi và 70 - 100 gram sau 8 tháng nuôi.
Bảng 2.1. Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (Sandifer và
Smith, 1985, trích lược bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)
Trọng lượng (g)

Số ngày giữa các lần lột xác

2-5

9

6 - 10

13

11 - 15

17

16 - 20

18

21 - 25

20

26 - 35


22

36 - 60

22 - 24

2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Về tập tính ăn, tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về động vật như các loại nguyên
sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các
loài tảo và mùn bã hữu cơ.
Tôm càng xanh có hàm răng nghiền khỏe, ruột có cấu tạo ngắn nên khả năng tiêu
hóa nhanh. Chúng ăn hầu hết các loài động vật nhỏ, các mảnh vụn hữu cơ, thích bắt
mồi vào ban đêm hơn ban ngày (Phạm Văn Tình, 2001).
Râu là cơ quan xúc giác giúp tôm tìm thức ăn, đôi chân ngực thứ nhất như một cái
kẹp giúp tôm giữ và đưa thức ăn vào miệng (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005).
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác, chu kỳ lột xác thay đổi theo
tuổi, nhiệt độ, thức ă n, giới tính và điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Thanh
Phương và ctv., 2003).
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Phân biệt giới tính : Có thể phân biệt tôm đực và cái dễ dàng thông qua hình dạng
bên ngoài của chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và
4


khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. ở con đực còn có nhánh phụ
đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở
giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm.
Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. Tôm cái thường
có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon. Tôm có 3 tấm
bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng. Cơ quan

sinh dục trong của con đự c gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút
Đôi tinh sào ngoằn ngoèo nằm giữa lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn
tinh chạy từ trước tim dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu
mút nằm ở đốt coxa của chân ngực 5 (Nguyễ n Thanh Phương và ctv., 2003).
Trong tự nhiên, tôm sinh sản hầu như quanh năm thường tập trung vào hai mùa
chính: từ tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10 (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Tùy thuộc vào
kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của
tôm có thể thay đổi từ 7.000 - 50.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của
tôm khoảng 500 - 1.000 trứng/gram trọng lượng tôm (Nguyễn Thanh Phương và
Trần Ngọc Hải, 1999). Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ tôm
bột (PL10 - 15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục đã được phát hiện là khoảng
10 - 13 cm và 7,5 gram. Tuy nhiên, tuổi và kích cỡ khi thành thục của tôm còn phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn. Trong quá trình thành thục,
buồng trứng trải qua bốn giai đoạn phát triển trong vòng 14 - 20 ngày (Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.6. Môi trường sống
* Nhiệt độ
Ấu trùng Tôm càng xanh sống trong khoảng nhiệt độ 24 – 30 oC, thích hợp nhất ở
nhiệt độ 26 – 28 oC, nhiệt độ dưới 23 oC ấ u trùng chìm xuống đáy và chết, nhiệt độ
lớn hơn 30 oC ấu trùng sinh trưởng nhanh nhưng tỉ lệ hao hụt cao (Lư Đình Trung,
2000). Nhiệt độ cao làm tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2004). Nhiệt độ thấp dưới 14 oC hay trên 40oC kéo dài dễ
gây chết tôm (Phạm Trang và Phạm Báu, 2000). Nhiệt độ thích hợp cho tôm phát
triển là từ 26 – 31oC, tốt nhất là 28 – 30oC. Nhiệt độ ngoài khoảng 22 – 33oC hoạt
động sinh trưởng, sinh sản của tôm suy giảm
* Độ trong
Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2002), độ trong thích hợp cho nuôi tôm càng xanh từ
25 – 40 cm, tối ưu nhất là ở 30 – 35 cm.

5



* Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ấu trùng Tôm càng xanh cũng
như sự phát triển của tảo trong qui trình nước xanh. Tuy nhiên, cũng không nên để
ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào tôm, tốt nhất nên duy trì ở cường độ ánh sáng
trong khoảng 6.000 - 18.000 Lux, chu kỳ chiếu sáng là 10 – 12 giờ/ngày (Trần Ngọc
Hải và ctv, 1999).
* Oxy
Hàm lượng oxy hòa tan có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của tôm
mà còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường ao nuôi. Trong ao nuôi tôm
hàm lượng oxy từ 4,5 – 6 mg/L là tối ưu, từ 3,5 – 4,5 mg/L là tốt nhưng tôm có thể
không tiêu hóa tốt thức ăn và giảm ăn vào buổi sáng. Nếu < 3,5 mg/L thì ở mức thấp
thì cấn sục khí hay thay nước cho ao. Nếu hàm lượng oxy hòa tan giảm thấp hơn 2
mg/L có thể làm tôm thiếu oxy và chết. Oxy thấp kéo dài sẽ gây bệnh đỏ mang hay
đen mang ở tôm. Nhu cầu oxy cho quá trình hô hấp của tôm phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như các giai đọan phát triển của tôm, nhiệt độ và độ mặn… Tôm lớn cần oxy
nhiều hơn tôm nhỏ
* pH
pH thích hợp nhất cho tôm sinh trưởng là 7 – 8,5. pH dưới 5 tôm sẽ nổi đầu, dạt vào
bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm ch ạp và sau 6
giờ sẽ chết (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
* Đạm
Theo Trần Ngọc Hải (1999) tốt nhất nên duy trì nước ương tôm theo mức như sau:
NO2 < 0,1 ppm, NO3 < 20 ppm, NH4+ < 1,5 ppm, NH3 < 0,1 ppm. Trong các yếu tố
trên thì ammonia (NH3) là yếu tố khá độc. Thông qua quá trình chuyển hóa của vi
khuẩn, ammonia sẽ chuyển thành dạng Nitrite cũng rất độc cho tôm trong quá trình
ương nuôi, sau đó mới chuyển sang dạng đạm Nitrate không độc cho tôm. Tùy theo
điều kiện pH và nhiệt độ, hàm lượng ammonia sẽ t ồn tại nhiều hay ít trong hệ thống
ương nuôi. Khi pH và nhiệt độ tăng cao thì hàm lượng ammonia trong môi trường

cũng sẽ tăng cao và ngược lại. Do vậy, kiểm soát và duy trì được sự ổn định pH sẽ
là giải pháp góp phần làm giả m ảnh hưởng bất lợi của yếu tố A mmonia trong các hệ
thống ương, nuôi Tôm càng xanh.

6


2.2. Tình hình nuôi Tôm càng xanh
2.2.1. Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới
Tôm càng xanh đã được nuôi từ rất lâu, nhưng phương pháp nuôi hiện đại chỉ bắt
đầu trong khoảng 30 năm qua. Hiện nay với nhiều hình thức nuôi khác nhau như:
nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi tôm trong ao đất, nuôi tôm trong ao vườn, nuôi trong
đăng hay trong lồng, nuôi đơn hay nuôi hỗn hợp với cá,…Các hình thức này được
chia thành nhiều mức độ nuôi như: quảng canh, bán thâm c anh và thâm canh
(Dương Nhựt Long, 2004 ).
Theo FAO (2000), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên 119.000
tấn, đạt giá trị 410 triệu USD vào năm 2000. Được nuôi nhiều nhất ở Châu Á, cao
nhất là ở Trung Quốc với tổng cộng 128.000 tấn trong năm 2001, một số nước có
phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển như ở Thái Lan năm 1982 có 667 trại nuôi
với tổng diện tích 1.734 ha năng suất trung bình đạt từ 750 - 1.500 kg/ha, đến năm
1984 đã có 42 tỉnh trong tổng số 72 tỉnh nuôi tôm càng xanh, sản lượng đạt khoảng
15.000 tấn/năm và thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa bằng nguồn gốc
nhân tạo (kích cỡ giống từ 4,5 - 4,8 cm và mật độ thả nuôi 1,25 con/m 2), sau 100
ngày nuôi đạt tỷ lệ sống 89%, năng suất 370 kg/ha (Janssen và ctv., 1998 trích dẫn
bởi Trịnh Hoàng Hảo, 2011). Ở Malaysia lần đầu tiên thí nghiệm nuôi tôm càng
xanh trong ao với mật độ 10 PL/m 2, sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979 kg/ha, tỷ
lệ sống đạt 32,4% và một thí nghiệm khác liên hệ đến sự khác nhau về mật độ thả
nuôi 10 và 20 PL/m2 sau 5 tháng nuôi, năng suất đạt 1.100 kg/ha và 2.287 kg/ha
(Ang và ctv., 1990 trích dẫn bởi Trịnh Hoàng Hảo, 2011). Phong trào nuôi tôm càng
xanh phát triển mạnh mẽ không những ở các nước có tôm càng xanh phân bố tự

nhiên như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,… mà còn ở một số nước khác do quá
trình di nhập thuần hoá như: Hawaii, Jamaica, Florida, California, Carolina, (Mỹ),
Brazil, Mexico, Honduras, Buertorica, Ecuador, Costarica (Nam M ỹ), Ghana,
Mauritius, Caledonesia, Guyana, Guadeloup (thuộc Pháp), Đài Loa n, Israel,…(New,
1988 trích dẫn bởi Hồ Thanh Thái, 2008).
Ở các nước Châu Mỹ, năng suất bình quân tôm càng xanh nuôi thâm canh trong bể
xi măng tại Mỹ dao động từ: 4,5 - 4,8 tấn/ha. Ở Hawaii năm 1981 nuôi tôm càng
xanh đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm. Ở Brazil, nuôi bán thâm canh trong ao (2.000 20.000 m2), mật độ 5 - 10 PL/m2, thức ăn có hàm lượng đạm 25 - 35%, năng suất
đạt 1.000 - 2.500 kg/ha (Valenti và Daniels, 2000 trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Trí,
2011).

7


New Zealand nuôi tôm càng xanh với mật độ 10 con tôm gi ống/m2 đạt năng suất 2,5
- 3 tấn/ha (New, 2000 được trích dẫn bởi Hồ Thanh Thái, 2011).
2.2.2. Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Năm 2006 kết quả thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi công nghiệp tôm càng xanh
trong ao đất ở Bến Tre, với mật độ thả nuôi 40 con Post/m 2, sau chu kỳ nuôi 6
tháng, tỉ lệ sống tôm nuôi ở huyện Mỏ Cày đạt 29,26% cho năng suất nuôi cao nhất
3,53 tấn/ha kế đến ao nuôi ở huyện Chợ Lách với tỉ lệ sống 16,94%, đạt năng suất
1,5 tấn/ha (Dương Nhựt Long và Đặng Hữu Tâm, 2006).
Năm 2008, ở Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất được thực hiện ở
huyện Hồng Dân bước đầu cho kết quả khả quan. Sau 6 tháng nuôi năng suất đạt
bình quân 3.120 kg/ha, tỉ lệ sống đạt bình quân 13,71%. Trong 3 ao thực nghiệm, ao
của hộ Ngu yển Thị Hiểu đạt năng xuất 2,8 tấn/ha, lợi nhuận 73.076.000 đồng/ha.
Ao của hộ Nuyễn Văn Hữu đạt năng xuất 3,66 tấn/ha, lợi nhuận 36.633.000
đồng/ha. Ao của hộ Lê Văn Nam đạt năng xuất 2,9 tấn/ha, lợi nhuận 44.154.000
đồng/ha (Nguyễn Hiền Phú Thịnh, 2008).
Thí nghiệm so sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa mô hình nuôi tôm càng xanh

xen canh và luân canh với trồng lúa được thực hiện năm 2003 và 2004 tại hệ thống
ruộng thí nghiệm ở Ô Môn. Ruộng thí nghiệm có diện tích 100 m 2. Thí nghiệm 1
(mô hình xen canh) và 2 (mô hình luân canh) thả nuôi mật độ 2 con/m 2 với hai
nghiệm thức kích cỡ tôm thả: tôm bột (PL) và tôm giống. Thí nghiệm 3 (mật độ 1
PL/m2) và 4 (mật độ 2 PL/m 2) với hai nghiệm thức mô hình nuôi: xen canh và luân
canh. Kết quả cho thấy thả tôm bột cho hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao hơn thả tôm
giống ở cả hai mô hình nuôi. Trong nghiên cứu này, nuôi luân canh tôm càng xanh ở
nghiệm thức mật độ 2 PL/m 2 đạt kết quả tốt nhất. Năng suất lúa bị giảm khi giữ mực
nước cao trong ruộng nuôi. Tuy nhiên, mô hìn h nuôi tôm càng xanh ở mật độ thấp
xen canh với trồng lúa thích hợp cho những nông hộ có vốn đầu tư ít (Lam Mỹ Lan
và Dương Nhựt Long, 2008).
Kết quả thực nghiệm về mô hình Lúa – Tôm luân canh trong điều kiện ngập lũ sâu
tại Tam Nông, Đồng Tháp năm 2009 - 2010 cho thấy, với 3 mật độ nuôi 9, 12, 15
con/m2. Sau 6 tháng nuôi tăng trưởng của tôm dao động từ 56,4 - 67,1 g/con, tỉ lệ
sống dao động 32 - 35%, năng suất tôm nuôi thu được 2.57 - 2.907 kg/ha, lợi nhuận
dao động từ 49,12 - 87,12 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận dao động từ 31 - 51%
(Trần Văn Hận, 2010).

8


Chương III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở 2 xã Trung Hiếu và Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh
Vĩnh Long, thời gian thực hiện 6 tháng.

Hình 3.1 : Bản đồ vị trí nghiên cứu huyện Vũng Liêm
3.2. Vật liệu nghiên cứu
+ Tôm càng xanh giống post 15.

+ Máy bơm nước, lưới lọc nước.
+ Vôi dolomite, vôi CaCO3.
+ Thức ăn công nghiệp cho tôm, thức ăn tươi sống (cua, ốc và cá tạp), phụ phẩm
nông nghiệp (khoai mì, cơm dừa)
+ Sàn cho tôm ăn, lưới rào xung quanh ao nuôi
+ Cân, chày, lưới kéo tôm, thao nhựa.
+ Rễ dây thuốc cá.
+ Máy đo: Oxy, nhiệt độ, pH.
+ Bộ test nhanh bằng test Sera dựa theo bảng so màu.
+ Đĩa secchi.
9


3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thực nghiệm
Mô hình được nuôi trong 3 ao đất. Ao nuôi được thiết kế với độ sâu dao động từ 1, 2
– 1,5 m, có 2 cống, cống cấp và cống thoát nước, miệng cống dao động từ 30 - 40
cm. Bờ bao xung quanh cao, được gia cố chắc chắn, nhằm chống hiện tượng ngập
lụt, sụp lở và thất thoát lượng nước làm thay đổi môi trường trong quá trình nuôi.
Mặt bờ rộng nhằm giúp cho việc đi lại chăm sóc tôm thuận lợi , không rò rỉ, xung
quanh bờ có lưới chắn để hạn chế địch hại từ bên ngoài vào ao nuôi.
Bảng 3.1. Danh sách các hộ nuôi tôm
Ao nuôi
Ao 1

Họ và tên chủ hộ
Võ Văn Chiết

Diện tích (m 2)
1.070


Ao 2

Nguyễn Văn Hiền

1.130

Ao 3

Trương Văn Trị

1.094

Địa chỉ
Xã Trung Hiếu , Vũng Liêm,
Vĩnh Long
Xã Trung Hiếu, Vũng Liêm,
Vĩnh Long
Xã Hiếu Phụng, Vũng Liêm,
Vĩnh Long

3.3.2. Quy trình kỹ thuật nuôi
a. Chuẩn bị ao
Dọn dẹp và làm cỏ xung quanh bờ ao.
Tát cạn ao nuôi, diệt cá tạp.
Sên vét bùn đáy, lấp hang cua lỗ mọi.
Bón vôi trong và xung quanh ao nuôi nhằm hạn chế địch hại và mầm bệnh. Liều
lượng 10 - 15 kg/100 m2.
Phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày.
Đăng lưới khu vực ao nhằm hạn chế địch hại và thuận tiện cho việc chăm sóc.

Chất chà trong ao: làm nơi trú ẩn cho tôm, hạn chế quá trình ăn lẫn nhau của tôm.
Sử dụng cành trâm bầu và cành tre, cành cây đã được tuốt hết lá và phơi khô. Mỗi
ao được chất khoảng 40 bó chà.
Cấp nước vào hệ thống ương, nuôi qua lưới lọc, mắt lưới 1mm.
Bón phân vô cơ DAP gây màu nước với liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m2.

10


Hình 3.2. Đáy ao được phơi khô
b. Mật độ thả
Mật độ: 14 con/m2. Giống nhân tạo, được sản xuất ở các trại giống tôm càng xanh
có chất lượng tại thành phố Cần Thơ. Tôm bột khỏe mạnh và đồng đều về kích cỡ.
Thực nghiệm thả giống tôm càng xanh (PL 15 cỡ 1,2 cm/con) vào các hệ thống ao
nuôi của đề tài. Trước khi thả tôm ra ngoài, đặt bao tôm trong ao ương khoảng 10 15 phút để tránh tôm bị sốc. Không thả tôm tập trung mà phải thả ở nhiều nơi, tôm
được thả vào lúc sáng sớm.

Hình 3.3. Tôm post được thả ương và nuôi

11


c. Chăm sóc quản lí
+ Giai đoạn ương
Cho ăn bằng thức ă n công nghiệp có hàm lượng đạm dao động từ 42 – 45 %. Thức
ăn được phun nước và rải đều khắp ao. Thời gian cho ă n được chia như sau: Sáng:
7:00 - 8:00 h, chiều: 16:00 - 17:00 h. Tỉ lệ cho ăn theo bảng 3.2
Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho Tôm càng xanh trong giai đoạn ương giống
Tuần tuổi
1

2–3
4

Lượng thức ăn (% khối lượng thân)
30
20
15

+ Giai đoạn nuôi thịt
Sau tháng nuôi thứ 2 cho ăn thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống với tỉ lệ 40%
thức ăn viên công nghiệp và 60% thức ăn tươi (cá rô phi, ốc bươu và ng) và phụ
phẩm nông nghiệp (cơm dừa, khoai mì) . Thức ăn viên được cho ăn chủ yếu vào buổi
tối. Riêng thức ăn tươi được chia làm 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Thời gian
cho ăn được tính như sau: Sáng: 7:00 - 8:00 h, chiều: 16:00 - 17:00 h, tối: 22:00 23:00 h.
Bảng 3.3. Thức ăn cho tôm trong hệ thống nuôi tính cho 10.000 con/ngày
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)
Khối lượng tôm (g/con)

Lượng thức ăn (g)

1–3

100 – 160

3–5

200 – 250

5 – 10


300 – 350

10 – 20

400 – 500

20 – 30

500 – 700

Trên 30

700 - 800

Thay nước định kỳ 7 - 10 ngày/lần (thay 30 - 50% lượng nước trong ao), hoặc nước
trong ao có biểu hiện bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Tiến hành đặt sàng ăn trong ao nuôi. Sàng ăn thường có dạng hình vuông, khung
được làm bằng kim loại hoặc gỗ với kích cỡ 1m 2, số lượng 4 - 6 sàng ăn cho 1 ao.
Thức ăn được rãi đều khắp mặt ao kể cả trong sàng ăn. Sau hai giờ kiểm tra nếu
12


thức ăn còn dư, nên giảm thức ăn tránh hiện tượng thừa thức ăn làm cho nguồn nước
trong ao bị bẩn.
Vệ sinh, làm cỏ, phát quang bụi rậm ở mặt bờ hay mái bờ được thực hiện 2 tuần một
lần để không còn nơi trú ẩn cho các loại địch hại như rắn, ếch nhái, chuột, chim ,…
Hoạt động kiểm tra công trình nuôi, tình trạng sức khỏe tôm nuôi trong hệ thống
được thực hiện mỗi ngày.
3.3.3. Thu hoạch
Tôm nuôi được 6 tháng thì tiến hành thu hoạch toàn bộ. Trước thời gian thu hoạch

dùng chài kiểm tra tôm, chọn thời điểm thu hoạch lúc tỷ lệ tôm lột xác chiếm tỷ lệ
thấp trong tổng sản lượng tôm nuôi nhằm đem lại lợi nhuận cao. Khi phát hiện tôm
bị đóng rong tiến hành thay nước hay dùng formol với liều lượng 5 - 10 ppm để kích
thích tôm lột xác đồng loạt, nhằm tạo điều kiện cho tôm nuôi khi thu hoạch đạt chất
lượng tốt nhất.

Hình 3.4. Chài và kiểm tra mức tốc độ tăng trưởng của tôm
3.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu
3.4.1. Thu và phân tích mẫu nước
Ðịnh kỳ thu mẫu trong mô hình nuôi mỗi tháng một lần. Thời gian thu mẫu thường
bắt đầu từ 7 giờ 30 - 10 giờ.
Các yếu tố thủy lý hóa được đo tại địa điểm nuôi gồm:
+ Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH đư ợc đo bằng máy Hanna.
+ Độ trong đo bằng đĩa secchi.

13


+ Độ mặn đo bằng khúc xạ kế.
+ NH4+, PO43-, được test nhanh bằng test Sera dựa theo bảng so màu.
3.4.2. Thu và phân tích mẫu tăng trưởng
Dùng chài để thu mẫu tôm (30 con/ao nuôi) sau đó cân khối lượng tôm nuôi. Mỗi
tháng thu 1 lần nhằm, đánh giá tăng trưởng của tôm nuôi.
+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày).
WC – Wđ
DWG (g/ngày) =
t2 – t1
Wc: là khối lượng tại thời điểm t 2 (g)
Wđ: là khối lượng tại thời điểm t 1 (g)
+ Vào cuối vụ nuôi tỷ lệ sống, tỷ lệ phân cỡ và năng suất tôm sẽ được tính toán xác

định:
Tỷ lệ sống (%) = (Số cá thể tôm t hu/Số cá thể tôm thả nuôi) x 100
Tỷ lệ phân cỡ (%) = (Số kg tôm thu loại 1, Loại 2, Loại 3, loại tôm xô/tổng số kg
tôm thu) x 100
Năng suất tôm (kg/ha) = tổng khối lượng tôm thu được (kg)/diện tích nuôi (ha)
3.5. Phân tích hiệu quả của mô hình nuôi
Dựa trên các thông số thu được từ quá trình thực nghiệm, năng suất tôm thu hoạch,
hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và phân tích. Tổng chi phí :
chi phí cố định (khấu hao công trình ao nuôi, máy bơm nước, lưới kéo tôm), chi phí
biến đổi (bao gồm chi phí cải tạo ao nuôi, vôi bột, dây thuốc cá, phân bón, tôm
giống, thức ăn, nhiên liệu, công thu hoạch).
+ Tổng thu = Tổng sản lượng tôm thu hoạch (kg) x Giá (đồng/kg).
+ Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi.
+ Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận/Vố n đầu tư) x 100.
3.6. Phân tích và xử lí số liệu
Tất cả các số liệu thực nghiệm từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao được thu
thập, đều được phân tích dựa vào phần mềm Excel.

14


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm môi trường nước trong mô hình nu ôi
4.1.1. Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi
Kết quả khảo sát các yếu tố thủy lý trong mô hình nuôi Tôm càng xanh trong ao
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu thủy lý trong hệ thống nuôi tôm trong ao
Chỉ tiêu
Ao 1

Ao 2
Ao 3

Nhiệt độ ( oC)
30,6 ± 0,7
30,1 ± 1,1
30,7 ± 0,7

pH
8,0 ± 0,4
7,8 ± 0,5
7,9 ± 0,3

Độ trong (cm)
29 ± 4,2
29,7 ± 2,4
31,2 ± 2,9

4.1.1.1. Nhiệt độ ( oC)
Qua Bảng 4.1 cho thấy sự biến động nhiệt độ trong hệ thống thực nghiệm chênh
lệch không nhiều. Nhiệt độ trung bình giữa các hộ dao động từ 30,1 ± 1,1 đến 30,7 ±
0,7 oC, nhìn chung nhiệt độ khá ổn định và không có sự biến động lớn, không ảnh
hưởng bất lợi đến quá trình sống và phát triển của thủy sinh vật nói chung, đặc biệt
là tôm nuôi trong mô hình.
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) cho rằng Tôm càng xanh là loài thích
nghi với điều kiện biên độ nhiệt độ dao động rộng (18 - 34 oC), và tôm sẽ phát triển
tốt nhất trong khoảng giới hạn nhiệt độ giao động từ 25 - 31 oC. Theo Nguyễn Thị
Thu Thủy (2000), trong giới hạn khoảng dao động nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ
càng cao, chu kỳ lột xác của tôm càng ngắn, tôm sẽ phát triển nhanh. Qua đó cho
thấy yếu tố nhiệt độ ở các ao nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của động

vật thủy sản nói chung và Tôm càng xanh nói riêng.

15


Hình 4.1. Biến động nhiệt độ của ao nuôi qua các tháng
4.1.1.2. pH
Yếu tố pH của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao cho thấy giá trị pH dao động
trung bình từ 7,8 ± 0,5 đến 8,0 ± 0,4. Tuy có sự dao động về các giá trị pH nước
trong toàn bộ hệ thống nuôi, nhưng giá trị biến động trung bình qua các tháng nuôi
là tương đối nhỏ. Sở dĩ yếu tố pH ít biến động là do các hệ thống ao nuôi ít có phiêu
sinh thực vật phát triển cùng với ao nuôi được thay nước thường xuyên. Nghiên cứu
pH trong các ao nuôi cho thấy sự thay đổi này diễn ra từ từ, đồng thời cùng với các
hoạt động bón vôi (CaCO 3) khi pH thấp hoặc khi trời mưa giúp cho pH nước trở nên
ổn định, nhờ đó tôm ít bị sốc. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho sự thích nghi, sinh
trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), nghiên cứu về môi trường ương
và nuôi tôm càng xanh cho rằng, trong các hệ thống nuôi tôm càng xanh thương
phẩm khi pH dưới 5 sẽ làm tổn thương mang cùng các phụ bộ, tôm nuôi rất khó lột
xác và có thể chết sau vài giờ. Ngoài ra, pH từ 7,5 - 8,5 là khoảng thích hợp cho các
loài phiêu sinh vật phát triển tạo môi trường đệm cho sự phát triển của tôm nuôi. Từ
đó có thể thấy rằng, với giá trị pH nước từ các ao nuôi thu được dao động trong
khoảng từ 7,7 - 7,9 là hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm
càng xanh cũng như các thủy sinh vật khác.

16


Hình 4.2. Biến động pH của ao nuôi qua các tháng
4.1.1.3. Độ trong (cm)

Độ trong ở các tháng nuôi dao động trong khoảng 29 ± 4,2 – 31,2 ± 2,9 cm. Theo
tiêu chuẩn về độ trong thích hợp cho ao nuôi tôm càng xanh 25 - 35 cm (Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Theo Nguyễn Việt Thắng (1995) độ trong
dao động trong khoảng 20 - 70 cm là giá trị thích hợp cho hệ thống nuôi Tôm càng
xanh. Nhìn vào biểu đồ bên dưới ch o thấy những tháng đầu vụ nuôi có độ trong cao
hơn do chất lượng nước trong ao tốt, ở các tháng tiếp theo độ trong giảm dần do quá
trình nuôi thức ăn dư thừa làm tăng hàm lượng chất hữu cơ và số lượng phiêu sinh
vật phát triển phong phú. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của tôm.

17


Hình 4.3. Biến động độ trong của ao nuôi qua các tháng
4.1.2. Các yếu tố thủy hóa trong hệ thống nuôi
Kết quả khảo sát các yếu tố thủy hóa được biểu hiện trong bảng sau :
Bảng 4.2 . Các chỉ tiêu thủy hóa trong hệ thốn g nuôi tôm trong ao
Chỉ tiêu

Oxy (ppm)

NH4+ (ppm)

Ao 1
Ao 2
Ao 3

4,3 ± 0,3
4,2 ± 0,2
4,4 ± 0,3


1 ± 0,3
0,6 ± 0,3
0,8 ± 0,4

PO43
(ppm)
0,1 ± 0,1
0,2 ± 0,1
0,2 ± 0,1

-

4.1.2.1. Oxy (ppm)
Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng Oxy qua từng đợt khảo sát ở các ao sai khác nhau
không lớn. Hàm lượng Oxy trung bình ở các ao 4,2 ± 0,2 – 4,4 ± 0,3 ppm. Kết quả
cho thấy hàm lượng Oxy trong các ao nuôi ít biến động và luôn ở mức thích hợp cho
sự phát triển của tôm. Hoạt động trao đổi chất của các thủy sinh vật đạt giá trị cao
nhất khi hàm lượng oxygen (ppm) trong môi trường dao động từ 3 - 7 ppm và khi
hàm lượng oxygen < 2 ppm, tôm nuôi sẽ bị sốc và nếu tình trạng thiếu oxygen kéo
dài thì tôm nuôi sẽ chết (Boyd và Zimmermann, 2000 được trích dẫn bởi Hồ Thanh
Thái, 2011). Sở dĩ oxy trong ao nuôi thực nghiệm có được chủ yếu là do từ không
khí khuếch tán vào bên cạnh đó là nhờ quá trình thay nước cho ao. Ngoài ra, do sự
quang hợp của thực vật thủy sinh nên ao nuôi cũng nhận được một phần oxy từ đó
18


×