Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ tài CHÍNH và kỹ THUẬT của mô HÌNH NUÔI CUA BIỂN ở TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.91 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ THU NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA
MÔ HÌNH NUÔI CUA BIỂN (SCYLLA PARAMAMOSAIN)
Ở TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ THU NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA
MÔ HÌNH NUÔI CUA BIỂN (SCYLLA PARAMAMOSAIN)
Ở TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THANH LONG

2011




LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Thanh Long đã
cung cấp cho tôi nhiều kiến thức và đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa thủy sản đã tận tình giảng dạy, bồi
dưỡng cho tôi những kiến thức bỗ ít trong suốt quá trình học trong các năm vừa
qua.
Xin cảm ơn sự sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các bác nông dân và các cán bộ,
anh chị đang công tác tại phòng nông nghiệp huyện An Minh, Vĩnh Thuận, An
Biên, đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Quản lý Nghề cá K34 đã giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt thời gian học tập ở trường và cả thời gian thực hiện đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Ngân

i


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính – kỹ thuật của mô hình nuôi cua biển ở tỉnh
Kiên Giang” đã được thực hiện tại các huyện An Minh, An Biên và Vĩnh Thuận
tỉnh Kiên Giang từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2011. Đề tài đã phỏng vấn 33 hộ
nuôi cua biển kết hợp với tôm sú về khía cạnh kỹ thuật, tài chính và nhận thức
của người dân về mô hình này. Kết quả cho thấy mô hình nuôi cua – tôm có diện
tích nuôi trung bình là 22.697 ± 15.418 m2/hộ. Hầu hết các mô hình đều không sử

dụng ao lắng, thuốc, hóa chất và thức ăn. Mật độ cua thả nuôi trung bình là 0,67 ±
0,56 con/m2. Cua biển thu hoạch quanh năm, theo hình thức thu tỉa thả bù,
khoảng 4 – 5 tháng thì có thể thu hoạch. Năng suất từ mô hình nuôi khá cao
305,56 ± 12,47 kg/ha/năm, đối với cua là 127,38 ± 48,96 kg/ha/năm. Lợi nhuận
của mô hình nuôi trung bình là 47,77 ± 30,6 triệu đồng/ha/năm, đối với cua là
17,31 ± 14,62 triệu đồng/ha/năm. Tỉ suất lợi nhuận của mô hình là 3,18 và của
cua là 2,12. Nghề nuôi cua biển có triển vọng phát triển ở vùng ven biển ở tỉnh
Kiên Giang nhằm đa dạng hóa loài nuôi, tăng thu nhập cho người nuôi và phát
triển thủy sản bền vững.

ii


MỤC LỤC
T r a ng
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... i
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...............................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Sơ lược về cua biển ............................................................................................. 3
2.1.1 Hình thái cấu tạo và phân loại ............................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của cua biển ............................................................ 4
2.2 Tình hình nuôi cua biển trên thế giới .................................................................. 6

2.3 Tình hình nuôi cua biển ở Việt nam .................................................................. 7
2.4 Tình hình nuôi cua biển ở Đồng Bằng Sồng Cửu Long ..................................... 7
2.5 Tình hình nuôi cua biển ở Kiên Giang ............................................................... 8
2.5.1 Tổng quan tỉnh Kiên Giang ................................................................... 8
2.5.2 Nghề nuôi cua biển ở tỉnh Kiên Giang ................................................ 10
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 13
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 13
3.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu .................................................... 13

iii


3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 15
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 16
4.1 Thông tin chung về nông hộ ............................................................................ 16
4.1.1 Kinh nghiệm của người nuôi và lý do chọn mô hinhg nuôi .......................... 16
4.1.2 Lực lượng lao động ........................................................................................ 17
4.2 Khía cạnh kỹ thuật ............................................................................................ 17
4.2.1 Diện tích nuôi................................................................................................. 17
4.2.2 Thời điểm thả giống và thu hoạch ................................................................. 19
4.2.3 Quản lý ao ...................................................................................................... 20
4.2.4 Tình hình vay vốn và sử dụng thuốc, hóa chất .............................................. 22
4.2.5 Nguồn gốc và chất lượng con giống .............................................................. 24
4.2.6 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm .................................................................... 24
4.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ................................................................... 26
4.3.1 Chi phí và cơ cấu ........................................................................................... 26
4.3.2 Thu nhập và lợi nhuận ................................................................................... 29
4.3.3 Tỷ lệ lời lỗ, tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả chi phí ......................................... 30

4.4 Nhận thức của người nuôi................................................................................. 31
4.4.1 Khía cạnh môi trường .................................................................................... 31
4.4.2 Thuận lợi và khó khăn ................................................................................... 32
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 34
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 34
5.2 Đề xuất .............................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 35
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 37

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình nuôi trồng thủy sản – cua biển tại tỉnh Kiên Giang năm 2009
- 2010 và kế hoạch năm 2011 ............................................................................... 11
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng nuôi cua biển kết hợp ở một số huyện của tỉnh
Kiên Giang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.................................................. 12
Bảng 4.1: Kinh nghiệm của người nuôi ................................................................ 16
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng lao động trong hộ nuôi cua .................................... 17
Bảng 4.3: Kết cấu mô hình nuôi cua biển ............................................................. 18
Bảng 4.4: Phương pháp nuôi và chăm sóc............................................................ 20
Bảng 4.5: Kích thước và trọng lượng cua giống .................................................. 22
Bảng 4.6: Địa điểm mua giống và nguồn gốc con giống đang sử dụng ............... 24
Bảng 4.7: Khối lượng thu hoạch và năng suất nuôi.............................................. 25
Bảng 4.8: Chi phí đầu tư ....................................................................................... 27
Bảng 4.9: Chi phí khấu hao .................................................................................. 27
Bảng 4.10: Chi phí biến đổi .................................................................................. 28
Bảng 4.11: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cua ........................................... 29
Bảng 4.12: Tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả chi phí ................................................ 30
Bảng 4.13: Môi trường nước so với trước đây ..................................................... 31


v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cua biển Scylla paramamosain .............................................................. 3
Hình 2.2: Bản đồ tỉnh Kiên Giang ......................................................................... 9
Hình 4.1: Phân nhóm diện tích nuôi ..................................................................... 18
Hình 4.2: Thời điểm thả giống của mô hình nuôi cua .......................................... 19
Hình 4.3: Mùa vụ thu hoạch ................................................................................. 20
Hình 4.4: Hình thức sên vét .................................................................................. 22
Hình 4.5: Tình hình vay ngân hàng và việc sử dụng thuốc, hóa chất và thức ăn
của hộ nuôi ............................................................................................................ 23
Hình 4.6: Cơ cấu các mô hình nuôi ảnh hưởng đến môi trường nước tỉnh Kiên
Giang ..................................................................................................................... 32

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 L:

Âm lịch

D L:

Dương lịch

ĐBSCL:


Đồng bằng sông Cửu Long

KH:

Kế hoạch

NN – PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

TT:

Trung tâm

Tr.đ:

Triệu đồng

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt và bờ biển trải dài, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Thủy sản Việt Nam đóng vai trò
quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Sản lượng thủy sản Việt Nam
tăng từ 2.250.500 tấn năm 2000 lên 3.465.900 tấn năm 2005 và 4.194.000 tấn
năm 2007, trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm gần 50%. Đóng góp GDP của

ngành thủy sản vào GDP cả nước tăng từ 3,38% năm 2000 lên 3,93% năm 2005
và 4,02% năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước cuối năm 2010
đạt khoảng 4,82 tỷ USD, tăng khoảng 13,4% so với năm 2009 (TT Tin học –
Thống kê, 2011). Bên cạnh đó hoạt động thủy sản còn có ý nghĩa quan trọng về
xã hội, là ngành nghề chính của trên 690.000 hộ dân và là nguồn sinh kế cho hàng
triệu lao động nghèo, lao động không có đất sản xuất, nhất là lao động nông thôn
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Võ Thị Thanh Lộc, 2009).
ĐBSCL là vùng trọng điểm về nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản của cả nước, với
diện tích mặt nước mặn – lợ là 649.430 ha (Mard, 2010), được đánh giá là nơi có
tiềm năng nuôi và phát triển nghề thủy sản nước lợ nói chung và nghề nuôi cua
biển nói riêng. Trong những năm gần đây, hàng ngàn hộ dân ở các tỉnh ĐBSCL
trong đó có tỉnh Kiên Giang khi bị thiệt hại nhiều từ con tôm sú, đã quay lại trồng
rừng thả nuôi cua – tôm hoặc chuyển sang mô hinh nuôi cua, nhờ đó rừng được
bảo vệ, môi sinh môi trường từng bước khôi phục sau nhiều năm nuôi tôm bị suy
thoái. Không như con tôm sú vốn rất nhạy cảm với môi trường, dễ bị nhiễm bệnh
và chết kéo dài trên diện rộng, chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu thì con cua
biển đã phát triển mạnh, tăng trọng nhanh trên đất rừng, vùng đất nhiễm phèn, đất
ao tôm, là loài thủy sản đặc biệt có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
Đây là hướng đi mới giúp người dân các tỉnh ĐBSCL cũng như người dân ở tỉnh
Kiên Giang có điều kiện đa dạng loài nuôi. Các mô hình nuôi cua ở Kiên Giang
đang mang lại hiệu quả tương đối cao, nên đang thu hút nhiều nông dân tham gia
nuôi cua. Do đó để tìm hiểu rỏ hơn về kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của việc
nuôi cua, đề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính – kỹ thuật của mô hình nuôi cua
biển ở tỉnh Kiên Giang” được thực hiện, nhằm làm cơ sở phát triển nghề nuôi
cua biển một cách hiệu quả nhất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống
người dân.
1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả tài chính - kỹ thuật của mô hình nuôi cua biển nhằm cung cấp
thông tin làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi cua biển;

-

Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cua biển; và

-

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi cua
biển.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cua biển
2.1.1 Hình thái cấu tạo và phân loại
Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên tiếng
Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn. Theo nghiên cứu sâu nhất mới
đây của Keenan (1997), ở vùng Đông Nam Á có 4 loài cua biển là Scylla serrata,
Scylla paramamorsain, S. Olivecae và S. Transquesparica. Loài cua biển ở nước
ta theo keenan (1998) và Macintosh (1998) là S. Paramamosain (cua sen) và loài
Scylla olivacea (cua lửa). (Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2004)
Hệ thống phân loại cua biển như sau:

Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Loài: Scylla paramamosain

Hình 2.1: Cua biển Scylla paramamosain (Thái Vân Anh, 2009)

3


Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong
lớp vỏ kitin dày có tấm vôi và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua được
chia thành hai phần: phần đầu ngực lớn nằm trong giáp đầu ngực và phần bụng
nhỏ và gặp lại dưới giáp đầu ngực.
Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới mai. Do
ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa vào số
phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten, và phần phụ miệng. Mai cua to và
phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt có cuống và hai cặp
râu nhỏ và râu lớn. Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh trung gian,
mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng
và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào. Cua đực có 2 lỗ sinh
dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ 5, cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân
bò thứ ba.
Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía dưới phần đầu ngực và tạo cho cua có
thân hình rất gọn. Phần bụng phân đốt và tùy từng giới tính, hình dạng và sự phân
đốt cũng không giống nhau. Con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục phần bụng
(yếm) có hình hơi vuông khi thành thục yếm trở nên phình rộng với 6 đốt bình

thường; con đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có các đốt 1,2 và 6 thấy rõ còn các
đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau. Đuôi có một đốt nhỏ nằm ở tận cùng của phần bụng
với một lỗ là đầu sau của ống tiêu hóa. Bụng cua dính vào phần đầu ngực bằng 2
khuy lõm ở mặt trong của đốt 1, móc vào 2 nút lồi bằng kitin nằm trên ức cua.
Ngoài ra ở con cái chân bụng biến thành cơ quan giữ trứng và con đực đôi chân
bụng thứ nhất và thứ hai biến thành chân giao cấu (Nguyễn Thanh Phương, Trần
Ngọc Hải, 2004).
2.1.2 Đặc điểm sinh học sinh sản của cua biển
Tập tính sống
Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính
sống, cư trú khác nhau. Ấu trùng Zoea và Mysis sống trôi nổi và nhờ dòng nước
đưa vào ven bờ biến thái thành cua con. Cua con bắt đầu sống bò trên đáy và đào
hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời
sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông
hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên.

4


Cua đạt giai đoạn thành thục: có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh
sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh
sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản.
Ấu trùng Zoea thích hợp với độ muối từ 25-30‰, cua con và cua trưởng thành
thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2-38‰. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ
trứng đòi hỏi độ mặn từ 22-32‰. Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt
độ thích hợp nhất từ 25-30oC. Cua chịu đựng pH từ 7,5-9,2 và thích hợp nhất là
8,2-8,8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong
khoảng 0,06 – 1,6 m/s (Bùi Việt Hưng, 2007).
Tính ăn
Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua

thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong
to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7 cm ăn
chủ yếu là giáp xác, cua 7-13 cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn
cua nhỏ, cá... Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu
cầu thức ăn của chúng khá lớn, nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10–15 ngày
(Bùi Việt Hưng, 2007).
Cảm giác, vận động và tự vệ
Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn
phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp
phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua
lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe (Nguyễn Thanh Phương,
Trần Ngọc Hải, 2004).
Lột xác và tái sinh
Quá trình phát triển cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian
giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong
vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày /lần. Cua lớn lột xác chậm hơn, nửa tháng hay một tháng
một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thich tố: kích thích
tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút
nước lột xác. Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần
đã mất như chân, càng... Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có
khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ
thuật nuôi cua lột (Bùi Việt Hưng, 2007).
5


Sinh trưởng của cua
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm qua mỗi lần lột xác, trọng lượng cua
tăng trung bình 20 - 50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19 - 28 cm với
trọng lượng từ 1 – 3 kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong
khoảng 7,5 – 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng

carapace thì cua đực nặng hơn cua cái (Bùi Việt Hưng, 2007).
2.2 Tình hình nuôi cua biển trên thế giới
Theo FAO, tổng sản lượng cua biển nuôi ở các nước hàng năm trong giai đoạn
1984 – 1997 dao động trong khoảng 5.000 – 10.000 tấn/năm. Các nước có nghề
nuôi cua biển phổ biến như Philippines, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam
(Nuyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2004). Sản lượng cua nuôi thương phẩm
đã chiếm một tỉ lệ đáng kể trong sản lượng cua khai thác tùy điều kiện của từng
vùng, có những hình thức nuôi khác nhau: Ở Đài Loan, cua được thả với mật độ
0,5 – 3 con/m2 trong diện tích 0,2 – 0,5 ha cho ăn cá tạp và ốc (khoảng 10 – 15
gam/m2/ngày, với thời gian 3 – 4 tháng nuôi, cua tăng từ 8 – 9 cm và tỉ lệ sống
đạt 30 – 70%, năng suất 1.800 kg/ha/vụ (Chen,1990, trích dẫn từ Lăng Đoàn Thái
Minh, 2009).
Ở Trung Quốc cua được nuôi với mật độ 0,4 – 0,8 con/m2, kích cỡ cua giống thả
từ 5 – 25 g/con, cua thu hoạch là 125 g/con trong 6 – 9 tháng. Cho ăn bổ sung 5%
trọng lượng thân từ 3 – 4 lần/ngày và thu hoạch từ tháng 10 – 11. Năng suất đạt
300 – 500 kg/ha. Nuôi cua theo hình thức quảng canh, mật độ 3 – 4,5 con/m2,
kích cỡ cua giống 3 – 5 gam hoặc mật độ 1,5 – 2 con/m2 với kích cỡ cua giống 3
– 5 gam năng suất đạt 450 – 1.500 kg/ha (Luo, 1998, trích dẫn bởi Lăng Đoàn
Thái Minh, 2009)
Ở Philipine cua biển được nuôi phổ biến với 4 hình thức: nuôi đơn, nuôi kết hợp
với cá măng, nuôi trong rừng đước và nuôi thúc (vỗ béo, nuôi cua ốp thành cua
chắc). Trong đó, sản lượng thu được và lợi nhuận hàng năm cao nhất ở hình thức
nuôi đơn. Chi phí nuôi cao nhất ở hình thức nuôi trong rừng đước, tiếp theo là
trong hệ thống nuôi kết hợp với cá măng và cuối cùng là trong hệ thống nuôi đơn.
Giá thành sản xuất thấp nhất trong hệ thống nuôi đơn và cao nhất trong hệ thống
nuôi kết hợp với cá măng (Agbayani, 2001).
Trong nghiên cứu sản xuất giống cua biển, năm 1964 – 1966, Ong kah Sin lần
đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu ương ấu trùng khác ở các nơi. Tuy
nhiên, đến nay việc sản xuất giống cua biển đại trà cho nghề nuôi ở các nước vẫn
6



còn khá khiêm tốn mà chủ yếu là ở qui mô thực nghiệm. Nghề nuôi cua biển vì
thế vẫn còn dựa chủ yếu vào nguồn cua giống bắt từ tự nhiên ở các cửa sông,
rừng ngập mặn, bãi triều ven biển (Trần Ngọc Hải và cộng tác viên, 2003).
2.3 Tình hình nuôi cua biển ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á có nghề nuôi cua biển phát triển
lâu đời ở một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế, Bạc
liêu, Cà Mau,… Tuy nhiên, hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh cổ truyền,
năng suất thấp, cua giống thả nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên nên
rất bị động về số lượng và chất lượng. Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi
tôm sú phát triển ồ ạt ở một số địa phương, đã kéo theo tình trạng ô nhiễm, bệnh
tôm xảy ra liên tục và kéo dài nên một số hộ gia đình nuôi tôm không còn hiệu
quả đã chuyển một phần diện tích hoặc chuyển toàn bộ diện tích sang nuôi cua và
thu được hiệu quả kinh tế nhất định.
Theo thống kê của vụ nuôi trồng thủy sản, Bộ Thủy sản, 2005, diện tích nuôi cua
năm 2000 là 8.256 ha, đến năm 2005 là 112.324 ha, với sản lượng 22.324 tấn,
năng suất cua nuôi trung bình là 0,2 tấn/ha (Lăng Đoàn Thái Minh, 2009). Năm
2002 sản lượng cua biển nuôi ở Việt Nam đạt 13.000 tấn (Nuyễn Thanh Phương,
Trần Ngọc Hải, 2004), một vài năm gần đây nghề nuôi cua thương phẩm ở nước
ta đã phát triển mạnh với các hình thức nuôi khác nhau, đã có một số kỹ thuật
được áp dụng trong nuôi cua, nhưng nhìn chung có 3 loại hình nuôi thương phẩm
chủ yếu, bao gồm nuôi cua con thành cua thịt, cua gạch; nuôi cua ốp thành cua
thịt, cua gạch và nuôi cua lột. Với các hình thức nuôi khác nhau như nuôi đơn;
nuôi ghép với tôm, cá, rong; nuôi lồng; nuôi trong ao đầm riêng biệt; nuôi kết hợp
cây rừng… (Sở NN và PTNT tinh Kiên Giang, 2009).
2.4 Tình hình nuôi cua biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Từ lâu người nuôi cua biển ở ĐBSCL đã khai thác đánh bắt ngoài tự nhiên dưới
tán rừng phòng hộ ven biển, cư dân vùng ngập mặn ven biển ĐBSCL đã biết nuôi
nhữ rồi tiến tới nuôi cua biển qui mô công nghiệp để xuất khẩu. Thế nhưng, thập

niên 80 khi con tôm sú được nuôi từ miền Trung vào ĐBSCL với lợi nhuận cao,
người dân Đồng Bằng chỉ chú ý đầu tư cho việc nuôi tôm. Hơn 3 thập niên chiếm
vị trí số 1 nghề nuôi tôm sú ĐBSCL nay đang có chiều hướng đi xuống. Trong
những năm trước, nhiều hộ vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi tôm, tôm chết nợ
nần chồng chất, vốn đầu tư nuôi tôm lớn nên mấy năm gần đây nhiều hộ đầu tư
nuôi tôm - cua kết hợp, hoặc chuyển sang nuôi cua. Cua biển ít bệnh, dễ nuôi và
7


có thể thu tỉa quanh năm, đảm bảo thu nhập hàng ngày cho cuộc sống người dân
(Mard, 2010).
Thu nhập từ con cua đã phần nào giúp người dân các huyện ven biển ổn định
được cuộc sống, khi mà nghề nuôi tôm sú luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thua
lỗ. Con tôm sú từ vị trị cao sau nhiều năm không phát triển, thì con cua biển ngày
càng trở nên quen thuộc với người dân. Mô hình nuôi kết hợp cua - tôm đang
phát triển mạnh, nhiều hộ thả nuôi cua quảng canh xen tôm sú dưới tán rừng đều
có lãi từ vài chục đến trên 100 triệu đồng/hộ. Nhờ con cua nhiều nông dân làm
giàu và trả được nợ ngân hàng.
Hiện nay, tại tỉnh Bạc Liệu có trên 8.000 ha thả nuôi cua biển chủ yếu tập trung ở
huyện Phước Long, Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình… và một số hộ thu họach thu
lợi nhuận khá cao.
Tương tự, tại tỉnh Trà Vinh, vụ sản xuất năm 2010, các huyện ven biển Châu
Thành, Trà Cú và Duyên Hải có kế hoạch thả nuôi trên 60 triệu con giống trên
diện tích 12.500 ha, đến cuối năm 2010 sản lượng cua nuôi thu họach trên 6.000
tấn (Mard, 2010).
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL, hiện
toàn vùng có trên 25.000 ha nuôi cua biển năm 2010 (Mard – 2010), chủ yếu tập
trung nuôi luân canh dưới chân ruộng muối, trong ao nuôi tôm sú và dưới tán cây
rừng… Nuôi cua biển trong các mô hình trên thường được thả giống nhiều đợt
(thu tỉa, thả bù). Đợt I từ đầu tháng 12 DL năm trước đến tháng 3 DL năm sau;

đợt II từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Thông thường nông dân ĐBSCL nuôi cua
theo các hình thức như thả cua giống nuôi quảng canh, thả cua nuôi lồng, nuôi kết
hợp tôm - cua dưới tán rừng, nuôi cua lấy thịt vỗ béo, nuôi cua ốp lên cua chắc,
cua gạch son (tùy theo hình thức nuôi, kích cỡ giống mà thả mật dộ cho phù hợp).
2.5 Tình hình nuôi cua biển ở tỉnh Kiên Giang
2.5.1 Tổng quan tỉnh Kiên Giang
Vị trí địa lí, diện tích tự nhiên
Kiên Giang là một trong 13 tỉnh của ĐBSCL, là tỉnh thuộc biên giới phía Tây –
Nam của nước ta. Kiên Giang có tổng diện tích là 6.248 km2, bao gồm chủ yếu là
đất liền thuộc phần cực Tây ĐBSCL và hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ở vùng Đông bộ
Vịnh Thái Lan. Diện tích Kiên Giang chiếm 15,78% diện tích ĐBSCL.

8


Phía Bắc Kiên Giang giáp Campuchia, có đường biên giới chung dài 54 km,
Đông Bắc giáp tỉnh An Giang, Đông giáp tỉnh Cần Thơ, Đông Nam và Nam giáp
tỉnh Bạc Liệu và Cà Mau, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với gần 200 km bờ biển.
Về vị trí và điều kiện sinh thái thì Kiên Giang nằm trong khu vực tứ giác Long
Xuyên thuộc khu vực sinh thái bán đảo Cà Mau và vùng Tây sông Hậu.
Biển và bờ biển Kiên Giang
Vùng biển Kiên Giang tương đối nông, độ sâu trung bình từ 20 – 30 m, nơi sâu
nhất là 50m. Miền duyên hải rất cạn, độ sâu 10 m nằm cách bờ từ 20 – 30 km.
Biển được phù sa bồi lắng thường xuyên nên nền đáy nhiều bùn, dưới bùn là cát.

Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
Biển Kiên Giang chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu nóng ấm trong Vịnh Thái Lan.
Dòng hải lưu này xoay tròn, có chiều thay đổi theo gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng
9 chảy theo hướng kim đồng hồ, từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau xây ngược lại.
Tiếp theo từ tháng 2 đến tháng 4 chảy theo hướng Nam ra ngoài vịnh. Tốc độ hải

lưu này từ 12 – 25 cm/s (chậm so với hải lưu ở biển Đông). Nhiệt độ nước trong
vòng gần đồng nhất theo chiều sâu và cao hơn nhiệt độ ngoài biển Đông. Hải lưu
9


đã phân bố của chúng trong thủy vực tự nhiên, đồng thời nó cùng với dòng hải
lưu biển Đông đã tạo nên hình dáng đặc biệt của mũi Cà mau, làm cho mũi này
ngày càng mở rộng ra biển.
Thủy triều của vùng biển Kiên Giang thuộc loại nhật triều không đều, biên độ
thấp (0,8 – 1 m). Ở Rạch Giá thiên về bán nhật triều, càng xa Rạch Giá về 2 phía
(Bắc và Nam) thiên về nhật triều. Những đảo và quần đảo khá dày nằm rải rác
trong vịnh đã chắn song, gió, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tôm, cá sinh
sống.
Bờ biển Kiên Giang chạy dài 200 km từ rạch Tiểu Dừa giáp tỉnh Cà Mau đến tận
biên giới Campuchia. Do được phù sa bồi đắp liên tục, hàng năm bờ biển lấn ra
biể từ 2 – 3 m. Bờ biển hầu hết là những bãi sình lầy bằng phẳng, càng lên phía
bắc bờ biển càng khúc khỉu do nhiều núi đá nằm nhô ra biển. Bờ biển Kiên Giang
có thể chia ra làm 2 đoạn với những đặc điểm khác nhau:
-

Đoạn thứ nhất từ rạch Tiểu Dừa đến Hòn Đất: bờ biển thấp cà bằng phẳng.
Bãi biển ăn ra xa, đất phù sa sình lầy lẫn với xác hữu cơ bị phân hủy.

-

Đoạn thứ 2 từ Hòn Đất đến biên giới Campuchia: bờ biển khúc khỉu, núi
đá lỏ chỏm nằm sát biển, nhất là vùng Hòn Chông. Từ vũng Cây Dương,
bờ biển thấp có ít cồn cát, địa hình nổi lên các núi ở Hòn Đất, qua Rạch
Đùng đến biên giới liên tiếp có các núi thuộc Hòn Chông, núi Đại Tô
Châu, bán đảo Lộc Trĩ, Mũi Nai… nằm sát hặc nhô ra biển.


Khí hậu
Nằm trong khu vực có chế độ nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu Kiên Giang
mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vùng vĩ độ thấp do nằm sát biển nên
khí hậu ở Kiên Giang còn có tính chất hải dương. Chế độ gió ở Kiên Giang là chế
độ gió mùa: gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ.
2.5.2 Nghề nuôi cua biển tỉnh Kiên Giang
Với lợi thế đa dạng các vùng sinh thái, những năm qua, hàng loạt các mô hình
nuôi trồng thủy sản ở Kiên Giang được hình thành. Ngành thủy sản là ngành kinh
tế mũi nhọn, đã được đầu tư phát triển khá toàn diện cả khai thác và nuôi trồng
với tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng năm 2010 ước tính đạt 473.494 tấn,
đạt 97,85% kế hoạch và tăng 1% so với năm trước. Trong đó sản lượng khai thác
375.687 tấn, vượt 4,36% kế hoạch và tăng 6,38%. Sản lượng nuôi trồng 97.807
tấn, đạt 78,94% kế hoạch và cũng chỉ bằng 84,55% sản lượng năm 2009. Với giá
10


trị sản xuất ước tính đạt trên 5.079,4 tỷ đồng (giá 1994), vượt 3,26% kế hoạch và
tăng 9% so với năm trước. So với năm trước, sản phẩm thủy sản nuôi trồng đã có
sự chuyển dịch với cơ cấu sản phẩm có giá trị cao tăng lên và sản phẩm có giá trị
thấp giảm xuống (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, 2011).
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh năm 2010 đạt 118.891 ha, trong đó
diện tích nuôi cua biển là 2.436 ha (chuyên cua) tăng 43,29% so với năm trước.
(Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, 2011). Tình hình nuôi trồng thủy sản
và cua biển của tỉnh được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.1: Tình hình nuôi trồng thủy sản – cua biển ở tỉnh Kiên Giang năm 2009 –
2010 và Kế hoạch năm 2011
Nội dung

ĐVT


2009

2010

KH 2011

Nuôi thủy sản
Tổng diện tích

Ha

118.207

118.891

123.090

Tổng sản lượng

Tấ n

115.235

97.807

110.300

Diện tích


Ha

1.700

2.436

2.500

Sản lượng

Tấ n

2.761

5.752

5900

Trong đó sản lượng nuôi kết hợp

Tấ n

761

2.000

2.200

Nuôi cua biển (nuôi chuyên)


Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, 2011
Các huyện nuôi cua chủ yếu của tỉnh như: An Minh, An Biên, Kiên Lương…
Hiện nay Kiên Giang có nhiều đối tượng thủy sản được nuôi, với nhiều hình thức
như: nuôi tôm thâm canh, tôm - lúa, cua biển cũng là đối tượng nuôi đang được
phát triển với các hình thức nuôi khác nhau như nuôi thâm canh cua, nuôi kết hợp
với mô hình cua tôm, cua – rừng – tôm, cua – tôm - lúa, cua – cá - tôm.
Mô hình cua nuôi kết hợp tôm là một trong những mô hình đang được nuôi phổ
biến của một số tỉnh Kiên Giang như: An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận, Hòn
Đất,….

11


Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng nuôi cua biển kết hợp ở 1 số huyện của tỉnh
Kiên Giang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011
Năm 2010
Huyện

6 tháng đầu năm 2011

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

(ha)


(tấn)

(ha)

(tấn)

An Minh

_

_

31.631

1.980

An Biên

6.765

744,15

_

-

H òn Đ ấ t

19,2


_

_

_

Hà Tiên

_

_

640,5

_

Kiên Lương

_

_

605

_

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, 2011
Qua Bảng 2.2 ta thấy diện tích và sản lương nuôi cua của huyện An Minh chiếm
tỉ lệ cao nhất. Và diện tích thả nuôi của hyện tính đến tháng 8/2011 đạt 103,22%
kế hoạch, diện tích thu hoạch được 23,294 ha, năng suất 144 kg/ha, sản lượng

3.364 tấn ( Phòng NN và PTNT An Minh Kiên Giang, 2011).
Nuôi cua tuy không lợi nhuận như nuôi tôm sú nhưng rủi ro thấp hơn nhiều, nếu
người dân có đầu tư thì có thể làm giàu bền vững. Hiện nay, cua gạch son vào
những dịp lễ, tết giá 150.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại gạch nhiều hay ít, cua
thịt loại lớn giá 70.000 - 100.000 đồng/kg, cua xô 50.000 - 60.000 đồng/kg. Để
cua gạch son có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân có kinh nghiệm đã chọn
những con cua còn non gạch tiếp tục thả nuôi vỗ béo cho “no chắc” gạch son,
nhằm bán được giá cao.
Bên cạnh con tôm thì con cua biển là một trong những thế mạnh của Kiên Giang,
tạo việc làm và thu nhập cho không ít lao động, đồng thời đóng góp tích cực cho
tăng trưởng của ngảnh thủy sản Kiên Giang nói riêng và cho cả nước nói chung.

12


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12
năm 2011.

-

Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại các huyện An Minh, An Biên và Vĩnh
Thuận tỉnh Kiên Giang.

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Số mẫu phỏng vấn

Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp nông hộ nuôi cua biển bằng bảng phỏng vấn soạn
sẵn. Do điều kiện thời gian, nhân lực, kinh phí nên đề tài chỉ tiến hành phỏng vấn
ngẩu nhiên 33 hộ. Trong đó:
-

An Minh: 18 hộ.

-

An Biên: 10 hộ.

-

Vĩnh Thuận: 5 hộ

3.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
Điều tra các hộ nuôi cua biển trên địa bàn tỉnh thông qua số liệu sơ cấp và thứ
c ấ p.
Thông tin thứ cấp: bao gồm các bài báo cáo, thông tin từ các phòng và các số
liệu của: niên giám thống kê, sở khoa học, sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn, trung tâm khuyến ngư... tỉnh Kiên Giang.
Nội dung thông tin thứ cấp gồm:
-

Điều kiện tự nhiên của địa phương

-

Điều kiện kinh tế- xã hội


-

Tình hình phát triển của các mô hình nuôi cua ở địa phương

-

Sản lượng của mô hình trong tổng sản lượng NTTS của tỉnh

Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi cua biển trong địa bàn tỉnh
với những nội dung liên quan đến kỹ thuật và kinh tế của nghề nuôi cua biển.
Các thông tin cần thu thập:
13


Các thông tin chung
-

Năm tiến hành nuôi

-

Số người lao động

-

Kỷ thuật viên

-

Loại hình nuôi


-

Số năm có khinh nghiệm trong NTTS

-

Lý do chon mô hình

Thông tin về kỹ thuật
-

Tổng diện tích NTTS

-

Diện tích, số lượng vuông

-

Số vụ nuôi trong năm

-

Con giống

-

Thời điểm thả giống


-

Thời điểm thu hoạch

-

Thời gian nuôi

-

Tổng số lượng giống thả

-

Mật độ thả

-

Kích cỡ con giống

-

Loại thuốc, hóa chất sử dụng

-

Hình thức cho ăn

-


kích cỡ thu hoạch

-

Sản lượng thu hoạch

-

Phương pháp thu hoạch

Thông tin kinh tế
-

Chi phí cố định: chi phí mua đất, thuê đất, chí phí đào ao...

-

Chi phí biến đổi: Chi phí sên vét, chi phí con giống, chi phí nhân công, chi
phí điện...
14


-

Giá bán trung bình

-

Tổng doanh thu


Thông tin môi trường
-

Đánh giá về môi trường nước

-

Đánh giá tác động của mô hình đang nuôi đến môi trường nước

Nhận thức của người nuôi
-

Thuận lợi

-

K hó khă n

-

Giải pháp đề xuất

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được thu thập sẽ được tổng hợp, kiểm tra, phân tích sơ bộ trước khi nhập
vào máy để xử lý.
Các phương pháp sử dụng phân tích: Các số liệu được thể hiện giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn bằng phương pháp thống kê mô tả. Các phần mềm SPSS và Excel
được sử dụng để phân tích thống kê.

15



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung về Nông hộ
4.1.1 Kinh nghiệm của người nuôi và lý do chọn mô hình nuôi
Mô hình nuôi cua được nuôi từ năm 2007, do mô hình nuôi cua đã đem lại lợi
nhuận cao cho người nuôi ở một số tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu… Nên người dân
bắt đầu lấy con giống (chủ yếu là ở cà Mau) về nuôi. Và do nhu cầu con giống
của người nuôi nên nhiều trại sản xuất giống cua nhân tạo bắt đầu hình thành, góp
phần đa dạng và chủ động nguồn giống cho người nuôi.
Bên cạnh việc chủ động nguồn giống, thì giá cua thương phẩm ngày càng tăng
trong các năm gần đây là nguồn động lực mô hình cua - tôm nuôi phát triển.
Tuy không phát triển nuôi sớm như Cà Mau (2005) nhưng qua Bảng 4.1 ta thấy
kinh ngiệm trong NTTS của người nuôi khá cao, 58%, số hộ nuôi có kinh nghiệm
nuôi trên 5 năm, đối với mô hình cua tôm thì số người nuôi có kinh ngiệm nuôi từ
5 năm chiếm 46%, tương đối cao.
Bảng 4.1: Kinh nghiệm của người nuôi
Số năm kinh nghiệm
(năm)

Kinh nghiệm trong
N TTS

Kinh nghiệm trong mô
hình nuôi cua

n

%


N

%

2–4

10

42

13

54

≥5

14

58

11

46

Ngoài ra, qua kết quả điều tra thì lý do người nuôi chọn con cua để nuôi như: dễ
nuôi (61,45%) hầu hết người dân đều cho rằng cua rất dễ nuôi, lợi nhuận cao
chiếm 9,64%, ít tốn chi phí 6,02% và do truyền thống của người nuôi, vuông có
sẵn chiếm 13,25% (Phụ lục 1). Tuy không lợi nhuận như tôm nhưng cua nuôi
thường ít bệnh ít rủi ro hơn so với tôm, nhiều hộ trồng lúa trước đây do bị rầy nên

đã chuyển sang mô hình cua - tôm.

16


×