Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

NGHIÊN cứu bổ SUNG TAURINE vào KHẨU PHẦN ăn của cá lóc (channa striata)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.43 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VÕ TUẤN NHỰT

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG TAURINE VÀO KHẨU PHẦN
ĂN CỦA CÁ LÓC (Channa striata)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2009
i


LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy sản, cùng quý thầy cô đã cố công
dạy bảo, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời
gian làm đề tài.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh Hiền
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến anh Trần Minh Phú, chị Trần Lê Cẩm
Tú, anh Nguyễn Hoàng Đức Trung đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ và truyền đạt
những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Gởi lời cảm ơn đến các anh chị đi trước, các bạn trong khoa Thuỷ sản, các
bạn làm đề tài cùng bộ môn và các bạn cùng lớp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến


thiết thực trong suốt khoá học cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng kính trọng đến gia đình và người thân đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tác giả hoàn thành bài
luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu bổ sung Taurine vào khẩu phần ăn của cá lóc nhằm mục
tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và làm cơ sở trong việc phát triển thức ăn
chế biến cho nuôi cá lóc.
Nghiên cứu được tiến hành trong vòng 2 tháng với 7 nghiệm thức, một
nghiệm thức đối chứng và 6 nghiệm thức thay thế bột cá bằng bột đậu nành
không có hoặc có bổ sung taurine với mức thay thế 30%, 40% và 50%, mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần. Mật độ cá bố trí 30 con/bể với khối lượng trung bình
4,75±0,06 g/con. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, hệ
số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, thành phần hóa học trong cơ thịt của cá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm là không
cao, cao nhất là ở nghiệm thức đối chứng với 63,3%. Tốc độ tăng trưởng theo
ngày của cá đạt cao ở nghiệm thức đối chứng (0,26 g/ngày) và nghiệm thức thay
thế 30% bột cá bằng bột đậu nành (BĐN) có bổ sung taurine (0,25 g/ngày). Tăng
trưởng của cá giảm khi thay thế 40% BĐN không có bổ sung taurine nhưng khi
có bổ sung taurine thì tăng trưởng của cá được cải thiện. Khi thay thế 50% BĐN
có hoặc không có bổ sung taurine thì tăng trưởng của cá đều giảm.
Hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất là ở nghiệm thức thay thế 30% BĐN
không có bổ sung taurine và nghiệm thức đối chứng (FM) với hệ số thức ăn
(FCR) thấp (1,08 và 1,12), hiệu quả sử dụng protein (PER) ở 2 nghiệm thức này

cao lần lượt là 2,16 và 2,07. Ngược lại ở nghiệm thức thay thế 50% BĐN có
hoặc không có bổ sung taurine thì chỉ số FCR cao (1,64) hiệu quả sử dụng
protein thấp 1,39 và 1,38. Tương tự ở nghiệm thức thay thế 40% BĐN có bổ
sung taurine cũng có chỉ số FCR cao (1,42). Thành phần hóa học trong cơ thịt cá
không bị ảnh hưởng bởi thức ăn thí nghiệm.
Như vậy khi thức ăn thay thế bột cá bằng BĐN có bổ sung taurine thì giúp
cá cải thiện tăng trưởng nhưng không cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................ii
TÓM TẮT .............................................................................................................iii
MỤC LỤC.............................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG ...........................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................vii
PHẦN I GIỚI THIỆU ............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học cá lóc..............................................................................3
2.1.1 Đặc điểm phân loại................................................................................3
2.1.2 Dinh dưỡng ............................................................................................3
2.1.3 Sinh trưởng ............................................................................................4
2.2 Nguồn gốc thức ăn chế biến .........................................................................4
2.3 Nghiên cứu về sử dụng thức ăn trong nuôi cá lóc........................................6
2.4 Các chất kháng dinh dưỡng trong nguyên liệu thức ăn thủy sản .................7

2.5 Taurine..........................................................................................................8
2.5.1 Công thức cấu tạo của taurine ..............................................................8
2.5.2 Nguồn gốc ..............................................................................................8
2.5.3 Vai trò của Taurine đối với cá...............................................................9
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................12
3.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................12
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu..................................................................12
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................13
3.3.1 Hệ thống thí nghiệm.............................................................................13
3.3.2 Nguồn cá thí nghiệm............................................................................13
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm ..............................................................................14
3.3.4 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................14
3.3.5 Chăm sóc và quản lý............................................................................16
3.3.6 Phương pháp thu mẫu..........................................................................16
3.3.7 Phương pháp xử lý mẫu.......................................................................16
3.4 Các chỉ tiêu tính toán..................................................................................17
3.4.1 Tỷ lệ sống .............................................................................................17
3.4.2 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)...............................................................17
3.4.3 Tốc độ tăng trọng theo ngày (DWG) ...................................................17
3.4.4 Hiệu quả sử dụng protein (PER) .........................................................17
U

U

U

iv


3.5 Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................17

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................18
4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ...............................................................18
4.2 Tỷ lệ sống ...................................................................................................19
4.3 Sinh trưởng.................................................................................................20
4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn...........................................................................22
4.4.1 Hệ số thức ăn (FCR) ...........................................................................22
4.4.2 Hiệu quả sử dụng protein (PER) .........................................................23
4.5 Thành phần hoá học của cá ........................................................................24
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................26
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................26
5.2 ĐỀ XUẤT ..................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................27
PHỤ LỤC.............................................................................................................29

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu phối chế công thức thức ăn thí nghiệm.........15
Bảng 3.2 Thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm sau khi phân tích............15
Bảng 4.1 Điều kiện nhiệt độ, hàm lượng oxy và pH trong quá trình thí nghiệm 18
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá sau 2 tháng tiến hành thí nghiệm .............................19
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trọng theo ngày (g/ngày) ..................................................21
Bảng 4.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn ở các nghiệm thức.............................................23
Bảng 4.5 Hiệu quả sử dụng protein của cá...........................................................24
Bảng 4.6 Thành phần hóa học của cá sau khi phân tích (% vật chất tươi) ..........25

vi



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cá lóc (Channa striata Bloch, 1793) .......................................................3
Hình 2.2 Công thức cấu tạo taurine .......................................................................8
Hình 2.3 Sơ đồ tổng hợp taurine từ Methionine ....................................................9
Hình 2.4 Sơ đồ taurine liên kết với acid mật .......................................................10
Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm .........................................................................13
Hình 3.2 Nguồn cá thí nghiệm .............................................................................13
Hình 3.3 Các bước chuẩn bị thức ăn thí nghiệm..................................................14

vii


PHẦN I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay cá lóc là đối tượng được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu
Long, cá được nuôi chủ yếu trong các ao và bè gồm các loài sau: cá lóc bông
(Channa micropeltes), cá lóc đen (Channa striata) và cá lóc môi trề (Channa sp).
Cá lóc là đối tượng nuôi quan trọng và là nguồn thực phẩm tốt cho người dân
(Dương Nhựt Long, 2007). Cá lóc là một trong những loài cá đồng tiêu biểu của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có chất lượng thịt ngon, giá trị thương phẩm cao,
được nhiều người ưa thích.
Cá lóc là một trong nhiều loài cá nước ngọt có khả năng phân bố rộng ở
Đồng bằng sông Cửu Long, cá có mặt ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau nhờ
khả năng chịu đựng tốt với điều kiện của môi trường. Theo Nguyễn Văn Kiểm và
Dương Nhựt Long, (1999), thì cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 12-400C.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp hơn 120C thì cá ngừng kiếm ăn và sống ở đáy. Cá lóc
có thể sống ở môi trường khắc nghiệt như: thiếu Oxy, mực nước cạn… do chúng có

cơ quan hô hấp phụ, pH thích hợp cho hoạt động sống của cá là 6,5-7,5, nhưng cá
cũng có thể sống ở pH thấp (pH=5,5). Ngoài tự nhiên có thể bắt gặp cá lóc ở vùng
nước lợ nhạt (S‰=5‰) sống ven bờ nơi có nhiều cây cỏ thuỷ sinh để rình và bắt
mồi.
Đây là loài cá dữ ăn động vật điển hình, thành phần thức ăn bao gồm nhiều
loài động vật tươi sống như: cá, tép, ếch nhái…trong quá trình nuôi có thể tập luyện
cho cá giống quen dần với thức ăn chế biến từ các nguồn nguyên liệu địa phương
như cá tạp, tấm cám, cua ốc và các phụ phế phẩm khác…có hàm lượng protein cao
hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế (Dương Nhựt Long, 2007).
Tuy nhiên, khi diện tích nuôi tăng lên và với việc sử dụng nguồn cá tạp để
làm thức ăn cho cá lóc như hiện nay thì nguồn lợi thủy sản sẽ ngày càng suy giảm.
Do đó vấn đề nghiên cứu và tìm nguồn nguyên liệu khác làm thức ăn cho cá lóc là
cần thiết. Trong thuỷ sản khi nói đến thức ăn thì phải nói đến thành phần dinh
dưỡng như: protein, lipid… có trong nguồn thức ăn đó, người ta không chỉ quan tâm
đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu
tạo nên protein. Acid amin là thành phần quan trọng cần được xem xét vì nó thúc
đẩy quá trình tăng trưởng của cơ thể sinh vật.

-1-


Taurine là một acid amin không thể thiếu để thúc đẩy cơ thể sinh vật tăng
trưởng và phát triển. Tuy nhiên, taurine không có trong các nguồn protein thay thế
như BĐN, bột bông vải và bột mì lát (De Silva and Anderson trích bởi Kim et al,
2008). Vì thế đề tài “Nghiên cứu bổ sung Taurine vào khẩu phần ăn của cá lóc
(Channa striata)” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung taurine vào thức ăn khi thay thế
bột cá bằng bột đậu nành đến hiệu quả sử dụng thức ăn và làm cơ sở trong việc phát

triển thức ăn chế biến cho nuôi cá lóc.

1.3 Nội dung nghiên cứu
™ Đánh giá khả năng bổ sung taurine vào khẩu phần ăn của cá lóc lên sự
tăng trưởng của cá
™ Đánh giá khả năng bổ sung taurine vào khẩu phần ăn của cá lóc đến
hiệu quả sử dụng thức ăn
™ Đánh giá khả năng bổ sung taurine vào khẩu phần ăn của cá lóc lên
thành phần hóa học của cá

-2-


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá lóc
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Cá lóc (Channa striata Bloch, 1793) phân bố trong nước ngọt vùng Đồng
bằng sông cửu long thuộc họ Channidae. Dựa vào báo cáo nghiên cứu về sự hiện
diện của các loài cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang (Nguyễn Thanh Tùng và
ctv, 2006) thì cá lóc đen (Channa striata) được phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa (Ophiocephalidae)
Loài: Channa striata

Hình 2.1 Cá lóc (Channa striata Bloch, 1793)
2.1.2 Dinh dưỡng
Thức ăn chủ yếu của cá lóc là cá nhỏ, ếch, côn trùng, giun đất, nòng nọc và
giáp xác (Nguyễn Văn Thường, 2004).

Tính ăn lẫn nhau của cá lóc đen giống được dựa trên kích thước/ hình thái
của độ rộng miệng, độ rộng đầu và chiều dài cơ thể đối với chiều dài con vật ăn thịt.
Sự khác nhau về kích cỡ làm tăng tỉ lệ ăn lẫn nhau, nhưng tỉ số giữa chiều dài vật
mồi/ vật săn mồi giảm khi tăng chiều dài vật săn mồi. Tỉ lệ ăn nhau là 100% (suốt 5
ngày thí nghiệm) khi tỉ lệ cá nhỏ hơn so với cá lớn là 0,35, nhưng tỉ lệ ăn lẫn nhau
giảm đến 43% khi tỉ lệ chiều dài cá nhỏ hơn so với cá lớn hơn 0,64. Việc gia tăng
thức ăn chế biến cũng làm giảm tính ăn lẫn nhau. Nếu không cho ăn thức ăn, hiện
tượng ăn lẫn nhau là 83%, nhưng đã giảm đến 43% khi cho ăn hàng ngày với tỉ lệ
15% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, hiện tượng ăn lẫn nhau là không thể tránh khỏi
ở loài này, nhưng có giảm rất nhiều bằng cách phân cỡ và cho ăn tối đa (Qin Jian
Guang et al, 1996).

-3-


Victor (1992) cũng nhận thấy khi nuôi đơn trong điều kiện dinh dưỡng thấp
(tỉ lệ dạ dày rỗng cao 75%) cho thấy điều kiện dinh dưỡng nghèo, thức ăn cho cá
được cung cấp không thích hợp, cá phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên và lúc này chúng
thể hiện tính ăn lẫn nhau rất lớn (trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004).
2.1.3 Sinh trưởng
Cá lóc có tốc độ sinh trưởng tương đối cao, giai đoạn còn nhỏ cá tăng chủ
yếu là chiều dài. Cá càng lớn sự tăng trọng lượng càng nhanh. Trong tự nhiên sức
lớn của cá phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực nước. Do vậy tỉ lệ sống của
cá trong tự nhiên khá thấp. Trong điều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá có
thể lớn từ 0,5-0,8 kg một năm, đạt tỉ lệ sống cao và ổn định. Khi nhiệt độ trên 200C
cá sinh trưởng nhanh, dưới 150C cá sinh trưởng chậm (Tạp chí khoa học và công
nghệ thủy sản – 01/2001)

2.2 Nguồn gốc thức ăn chế biến
Để sản xuất thức ăn nhân tạo, hai điều rất cơ bản phải biết là nhu cầu dinh

dưỡng của các đối tượng nuôi và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong các nguyên
liệu sử dụng để sản xuất thức ăn nhân tạo. Ngoài hai yếu tố trên khi xây dựng công
thức thức ăn cần phải biết khả năng tiêu hóa của đối tượng nuôi, giá thành nguyên
liệu và một số điều kiện khác (Lại Văn Hùng, 2004)
Tính toán công thức thức ăn là quá trình tính toán phối hợp, các thành phần
nguyên liệu khác nhau với vitamin và các chất khoáng, bổ sung các chất dinh dưỡng
cần thiết khác để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Các nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất thức ăn. Nguyên liệu sử dụng sản
xuất thức ăn có thể phân loại theo các vật chất dinh dưỡng chủ yếu. Dựa trên giá trị
dinh dưỡng người ta chia thức ăn thành 5 thành phần: protein, lipid, carbohydrate,
vitamin, chất khoáng.
Những nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường có hàm lượng protein
tương đối cao, dao động trong khoảng từ 27-85% vật chất khô, trong khi những thức
ăn từ thực vật thì hàm lượng protein chỉ dao động trong khoảng từ 15-55% vật chất
khô. Có sự khác nhau về các thành phần, và tỷ lệ các amino acid giữa nguồn protein
động vật và protein thực vật. Protein động vật thường có đầy đủ các thành phần
amino acid có thể thay thế và không thể thay thế. Protein thực vật thường thiếu hụt

-4-


một vài amino acid không thể thay thế, tuy nhiên sự thiếu hụt này có thể khắc phục
bằng phối hợp hai hay nhiều nguồn protein thực vật với nhau (Lại Văn Hùng, 2004)
Bột cá
Đây là nguồn protein động vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thức ăn
cho gia súc và nuôi trồng thủy sản. Bột cá là nguồn protein chất lượng cao, dễ tiêu
hóa, có đầy đủ các thành phần amino acid. Chất lượng bột cá phụ thuộc vào loại cá,
công nghệ chế biến và bảo quản.
Bột đậu nành
Đây là nguồn protein giá trị dinh dưỡng cao có nguồn gốc thực vật. Bột đậu

nành dễ sử dụng dễ tiêu hóa. Trong sản xuất thức ăn cho động vật nuôi bột đậu nành
và bột cá được phối hợp với nhau và có vai trò như là nguồn protein chủ yếu trong
thức ăn. Bột đậu nành rất ít các amino acid có chứa lưu huỳnh như: methionine,
cystine (Lại Văn Hùng, 2004)
Dầu cá
Dầu cá được chiết xuất từ cá nguyên con, hoặc các phần thải ra khi chế biến
bột cá, nó là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt trong thức ăn thuỷ sản và còn chứa
các vitamin thiết yếu, photpho và photpho lipid. Dầu cá có các acid béo thiết yếu, rất
giàu PUFA và đặc biệt cao ở hàm lượng HUFA. Dầu cá, cũng như bột cá, được
thêm vào với nhiều mức khác nhau. Dầu cá có thể được thêm vào khẩu phần của cá
rô mà cũng có thể không. Tỷ lệ thêm vào 1-2%, thậm chí là 15% ở cá hồi. Mức độ
thêm vào của dầu cá cũng không hy vọng sẽ giảm đi từ đây đến năm 2000, trái lại
nó đang được hy vọng sẽ tăng lên (Michael New and Imre Csavas, 1995)
Vitamin
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật
thủy sản. So sánh với các thành phần dưỡng chất chính trong thức ăn như protein,
lipid và carbohydrat, vitamin chiếm một lượng rất nhỏ từ 1-2% trong thức ăn. Tuy
nhiên, vitamin có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và có
thể lên đến 15% trong khẩu phần ăn.
Hầu hết các vitamin giữ vai trò đặc biệt như là một co-enzyme hay các tác
nhân hỗ trợ các enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật.
Vitamin đóng vai trò tác nhân của phản ứng oxy hóa, chuyển các electron từ hợp
chất hữu cơ sang chất nhận như oxy hóa sinh vật (Trần Thị Thanh Hiền và ctv,
2004)
-5-


Premix vitamin- khoáng
Một số loại premix khoáng, premix vitamin- khoáng có thể sử dụng bổ sung
khoáng và vitamin cho thức ăn thủy sản. Mức độ bổ sung khoảng 0,5-2%, tùy thuộc

vào hàm lượng chất khoáng và vitamin trong hỗn hợp và nhu cầu của đối tượng
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004)

2.3 Nghiên cứu về sử dụng thức ăn trong nuôi cá lóc
Một vài nghiên cứu về thức ăn cá lóc (Channa striata) được nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm, cá bột cá lóc đen có chiều dài 6-7 mm, độ mở của miệng là
0,55 mm sẽ chọn thức ăn là ấu trùng Artemia và không ăn thức ăn chế biến. Cá bắt
đầu ăn thức ăn chế biến khi được 12mm chiều dài và cỡ miệng mở rộng đến 1 mm.
Trong phòng thí nghiệm và trên ruộng, thức ăn của cá thay đổi khi kích cỡ cá tăng.
Đối với cá dài 15-20 mm thì nhóm giáp xác râu ngành và giáp xác chân chèo chiếm
96,5% khẩu phần. Cá 30-40 mm, cá ăn động vật nổi giảm đáng kể trong khi chúng
tăng ăn động vật đáy. Thức ăn chuyển từ động vật nổi sang động vật không xương
sống đáy không phải do việc giảm động vật nổi có sẵn trong môi trường mà nó liên
quan đến sự thay đổi cấu trúc lược mang của cá. Mật độ động vật không xương sống
đáy thấp trong những thí nghiệm trên ruộng làm giảm tỉ lệ sinh trưởng ở cá khi cá
thay đổi thức ăn từ động vật nổi sang động vật đáy (Qin Jian Guang et al, 1997)
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004) cá bột có khả năng sử
dụng hiệu quả thức ăn chế biến và thời gian thích hợp để cá sử dụng thức ăn chế
biến là từ ngày thứ 4 sau thí nghiệm hay ngày thứ 7 sau khi nở. Ở giai đoạn cá
hương, thức ăn chế biến cho tăng trưởng và tỉ lệ sống cao hơn so với các loại thức
ăn khác, đồng thời có hệ số thức ăn thấp nhất. Cá lóc bông giống cỡ nhỏ cho tốc độ
tăng trưởng cao hơn và tỉ lệ sống thấp hơn so với cá lớn khi cho ăn cùng thức ăn
cùng độ protein. Mức protein cho tăng trưởng tối ưu và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt
nhất của cá lóc bông giống cỡ nhỏ là 50,8% và cá lớn là 46,5%, phù hợp với nhu
cầu protein của các loài cá ăn động vật khác.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phước Tuyên (2001) ương cá lóc môi
trề bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein thô 40% cho kết quả tốt, tỉ lệ sống
cao. Tốc độ tăng trưởng của cá lóc môi trề nuôi thương phẩm bằng thức ăn tổng hợp
đạt yêu cầu không thua thức ăn là cá tạp.


-6-


2.4 Các chất kháng dinh dưỡng trong nguyên liệu thức ăn thủy sản
Protein có nguồn gốc thực vật là các hạt từ các loại cây họ đậu và các loại hạt
có dầu. Khu vực nhiệt đới là khu vực rất giàu các loại protein thực vật, tuy nhiên
trong các loại protein thực vật thường có các độc tố hoặc chất kháng dinh dưỡng, vì
vậy trước khi sử dụng các protein có nguồn gốc thực vật như hạt đậu nành hoặc các
loại hạt đậu khác phải tách chiết hoặc xử lý bằng nhiệt hoặc loại bỏ các chất gây độc
hoặc chất kháng dinh dưỡng (Lại Văn Hùng, 2004)
Bột cá là loại thức ăn tốt nhất cho cá xương và giáp xác, chất lượng nổi trội
với hàm lượng protein cao. Tuy vậy, quá trình chế biến và lưu giữ kém sẽ làm giảm
các amino acid, ôxi hoá lipid và là nguyên nhân tạo ra các chất kháng dinh dưỡng
như histamin và dẫn xuất gizzerosin, chất ảnh hưởng đến cá nhưng có thể không ảnh
hưởng đến tôm – loài không có dạ dày kiểu tiết acid đúng nghĩa. Những chất này và
những amin khác đã được thảo luận nhiều bởi Pike và Hardy (1994) (trích bởi
Michael New and Imre Csavas, 1995)
Trong một số loại nguyên liệu làm thức ăn cho động vật thủy sản có chứa
một số chất kháng vitamin tự nhiên, các chất này làm giảm hoạt tính và hiệu quả sử
dụng vitamin. Người ta ghi nhận sự hiện diện của chất kháng vitamin như enzyme
thiaminase hiện diện trong cá sống ức chế thiamine (B1) (Trần Thị Thanh Hiền và
ctv, 2004)
Một số chất kháng dưỡng hiện diện trong đậu nành như goitrogens,
hemagglutinins, lipoxidase, chất ức chế trypsin, chất ức chế vitamin D. Trong bột
đậu nành thì có sự hiện diện của chất Sapogenin glycosides (Trần Thị Thanh Hiền
và ctv, 2004)
Chất ức chế trypsin
Là protein kết tinh dạng hình cầu có trong đậu nành tươi (Mickelsen and
Yang, 1996; Liener and Kakade, 1980). Các protein này kết hợp với trypsin tạo
thành dạng không thể thay đổi được, có thể bất hoạt trong quá trình chế biến ở nhiệt

độ cao (Ham and Sandstedt, 1944). Tăng trưởng của cá nheo mỹ giống (Robinson et
al, 1981) và cá hồi (Sandholm et al., 1976; Smith, 1977) bị hạn chế khi thức ăn làm
từ bột đậu nành dưới điều kiện gia nhiệt do quá trình sử dụng protein bị ngăn cản.
Tuy nhiên ở một vài nghiên cứu khác trên cá chép (Viola et al., 1982), cá nheo mỹ
(Robinson et al., 1985; Wilson and Poe, 1985), cá hồi (Ketola, 1975; Rumsey and
Ketola, 1975; Dabrowski and Wojno, 1977) cho thấy trong bột đậu nành còn các

-7-


nhân tố kháng dinh dưỡng khác ảnh hưởng tới tăng trưởng của cá (trích từ NRC,
1993).
Hemagglutinins
Ngoài chất ức chế trypsin, bột đậu nành còn chứa các protein khác như
hamegglutinating hay lectins, là nguyên nhân làm đông các tế bào máu ở các loài
động vật (Jaffe, 1980). Pepsin trong bao tử có thể làm bất hoạt hamegglutinating bột
đậu nành (Mickelsen and Yang, 1996) và nó không đáng ngại đối với những loài cá
có bao tử thật (trích từ NRC, 1993).

2.5 Taurine
2.5.1 Công thức cấu tạo của taurine
Taurin là một hợp chất hữu cơ có trong
protein được biết như là 2- amino ethane
Sulfonic acid với công thức hóa học :

C2H7NO3S
Hình 2.2 Công thức cấu tạo taurine
Taurine thuộc nhóm các acid amin có gốc sulfur cùng với methionine,
cystine và cysteine. Phân tử Taurine (H2N-CH2-CH2-SO3H) nhỏ, tan trong nước,
nằm ở dạng phân tử tự do không liên kết với các protein trong cơ thể và không có

cấu hình theo dạng L- hay D -.
2.5.2 Nguồn gốc
Taurine, 2 -amino ethane Sulfonic acide, được khám phá thấy trong các mô
bào nguyên thuỷ như là một acid amin tự do và là một trong những các yếu tố cấu
thành hữu cơ khối lượng phân tử thấp có mặt với số lượng lớn ở lớp thú (Sturman
and Hayes, 1980 trích bởi Der-nan Lee et al,). Trước đây, Taurine đã được xem xét
là sản phẩm tiết cuối của trao đổi acid amin chứa lưu huỳnh, và không có ý nghĩa về
mặt sinh học. Không như Methionin và Cysteine, Taurine không được sử dụng để
tổng hợp protein hoặc làm một nguồn năng lượng nhưng nó làm ảnh hưởng đến việc
làm ổn định màng tế bào, sự hình thành muối mật của gan, điều chỉnh sinh trưởng
và cân bằng nội can xi (Huxstable, 1992; Redmond et al., 1998 trích bởi Der-nan
Lee et al)

-8-


Taurine là acid amin được tạo thành nhờ quá trình sinh tổng hợp từ
methionine thông qua cysteine và cystathionine là chất trung gian. Khả năng tổng
hợp taurine của cá phụ thuộc vào loài, giới tính và giai đoạn phát triển. Ngoài ra nó
còn phụ thuộc vào khả năng hoạt động của enzyme cysteine sulfinate decarboxylase
(CSD), đây là enzyme chuyển hóa cysteine thành taurine của cá, hoạt động của
enzyme này ở các loài cá khác nhau thì khác nhau. Nhưng để cá tăng trưởng tốt nhất
thì Taurine thường được yêu cầu bổ sung vào thức ăn (Martinez et al, 2004).

Cystathionine synthetase

Methionine

Hemocysteine
Cysteinesulfinate


Cysteine dioxygenase

Cystathionise

Cystathionine
Hypotuarine

Cysteine
Taurine

Cysteine sulfinate decarboxylase

Hình 2.3 Sơ đồ tổng hợp taurine từ Methionine
Nhu cầu taurine của các loài cá phụ thuộc vào hoạt tính của CSD. Chẳng hạn
như nhu cầu taurine của cá bơn Nhật Bản cao hơn cá hồi bông do hoạt tính của CSD
trong cá bơn Nhật Bản thấp hơn (Yokoyama et al, 2001 trích bởi Gaylord et al,
2006). Theo, Goto et al (2008) cho biết hoạt tính của CSD trong cá hồi bông cao
gấp 13,7 lần so với cá bơn Nhật Bản. Các loài cá khác nhau thì khả năng hoạt động
của CSD khác nhau. Divakaran et al (1992) hoạt tính của CSD ở cá điêu hồng tương
tự như ở chuột nhưng ở cá heo (Coryphaena hippurus) thì không có CSD (trích bởi
Gaylord et al, 2006). Ngoài ra, khả năng chuyển cysteine thành taurine còn phụ
thuộc vào nhu cầu độ mặn môi trường của cá. Một ý kiến khác cho biết vòng đời
thức ăn cá ngoài tự nhiên cũng ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp taurine từ cysteine
của cá (Gaylord et al, 2006).
2.5.3 Vai trò của Taurine đối với cá
Các nghiên cứu về hiệu quả của việc bổ sung taurine vào thức ăn lên tăng
trưởng của một số loại cá như: cá mú (Dicentrarchus labrax) Martinez et al, 2004,
Cá trác sọc vàng (Seriola quinqueradiata) Takagi et al, 2006 , Cá tráp hồng (Pagrus
major) Matsunari et al, 2008 và cá bơn Nhật Bản (Paralichthys olivaceus) Kim et

-9-


al, 2005 và 2008, tăng trưởng đều cải thiện đáng kể khi thức ăn có bổ sung taurine.
Trái lại, không có sự khác biệt về tăng trưởng của cá hồi (Oncorhynchus mykiss)
Gaylord et al, 2006. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khác biệt giữa các loài
cá có thể do khả năng tổng hợp taurine ở các loài này khác nhau.
Vai trò cải thiện tăng trưởng của taurine đối với cá. Ngoài tự nhiên, cá ăn thịt
tiêu thụ một lượng lớn taurine, nó có nhiều trong mô động vật. Thức ăn chứa protein
có nguồn gốc từ thực vật như bột đậu nành thì rẽ tiền nhưng ngược lại hàm lượng
taurine rất thấp vì bột đậu nành thiếu sự cân bằng của các acid amin thiết yếu và các
acid amin giới hạn đầu tiên của bột đậu nành các acid amin gốc lưu huỳnh. Để giúp
cá tăng trưởng tốt cần có sự cân bằng thành phần thức ăn, tránh hiện tượng thiếu hụt
các acid amin khi sử dụng thức ăn có protein thực vật (Takagi et al, 2006).

Hình 2.4 Sơ đồ taurine liên kết với acid mật
Fig. 1 Con đường trao đổi chất của các acid amin gốc lưu huỳnh (Park et al,
trích bởi Kim et al, 2008)

- 10 -


Taurine giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa chất béo khi kết hợp với
acid mật như acid cholic hay acid chenodeoxycholic trong gan (Haslewood, 1967
trích bởi Kim et al, 2008). Các acid mật kết hợp được dự trữ trong túi mật và cuối
cùng là phóng thích vào ruột. Các acid mật có nguồn gốc từ cholesterol và các acid
mật là các chất có hoạt tính bề mặt vì nó có chứa cả lipophilic, hydrophilic,
hydroxy, sulfate, sulfonate hay các nhóm carboxylate. Đặc tính của chúng là tan
được trong nước, có hoạt tính bề mặt (sức căng bề mặt thấp) và tạo thành các hạt
mixen. Các acid mật hòa tan hay nhủ tương hóa lipid và giúp chúng được dễ tiêu

hóa hơn.
Taurine giữ vai trò sinh lý trong điều hòa áp suất thẩm thấu ở cá và các động
vật khác (Schaffer et al, 2000; Buentello & Gatlin 2002 trích bởi Gaylord et al,
2006). Vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu là một trong những nguyên nhân tại sao
mà cá bơn Nhật Bản nuôi được trong nước biển với nhu cầu taurine trong thức ăn
cao, và cá hồi bông nuôi trong điều kiện nước ngọt. Vai trò sinh lý của taurine thì
không rõ ràng trong cùng một loài cá hay giữa các loài. Lượng taurine trong mô cao
có thể đáp ứng được vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu, và taurine cũng có khả năng
kháng oxy hóa (Gaylord et al, 2006).
Kết quả thí nghiệm 6 tuần trên cá Cá bơn Nhật Bản giống Paralichthys
olivaceus (0,04 g/cá) của Kim et al, 2008 cho thấy taurine trong mô và cơ thể cá
tăng nhưng cystathionine giảm theo ở các nghiệm thức thức ăn có hàm lượng
taurine tăng, các acid amin thay đổi không đáng kể. Hàm lượng acid taurocholic và
acid taurochenodeoxycholic trong túi mật tăng theo hàm lượng taurine bổ sung tăng.
Điều này cho thấy các acid mật trong túi mật được liên kết tạo thành acid
taurocholic và acid taurochenodeoxycholic. Tuy nhiên, số lượng acid taurocholic
chiếm hơn 95% trong tổng số các acid mật được liên kết và không có acid mật liên
kết nào khác được tìm thấy trong túi mật.

- 11 -


PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/2009 đến 05/2009 tại trại cá thí nghiệm
dinh dưỡng khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ
Phòng thí nghiệm dinh dưỡng khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ

3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

Hệ thống gồm 21 bể composite mỗi bể với thể tích 500 L
Thước đo, cân đồng hồ, cân điện tử
Máy đo: pH, Oxygen và nhiệt kế
Sổ ghi chép trong quá trình thực hiện thí nghiệm
Các dụng cụ, thiết bị phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng tại phòng thí nghiệm
khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
Một số dụng cụ và trang thiết bị khác

- 12 -


3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm gồm 21 bể composite được bố trí hệ thống sục khí, cấp
nước chảy tràn và đậy kỹ bể bằng lưới nhằm tránh cá thoát ra ngoài, thay nước khi
nước dơ.

Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm
3.3.2 Nguồn cá thí nghiệm
Chọn cá khỏe mạnh, đồng cỡ, không nhiễm bệnh và có khối lượng trung bình
4,75±0,06 g/con. Cá được tập ăn thức ăn chế biến trước khi bố trí thí nghiệm.

Hình 3.2 Nguồn cá thí nghiệm

- 13 -


3.3.3 Thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm sử dụng công thức thức ăn từ các nguồn nguyên liệu chủ yếu
như: bột cá, bột đậu nành, dextrin, dầu cá, chất kết dính gelatine, vitamin và khoáng.

Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm có dạng viên hình trụ với kích cỡ viên thức ăn
phù hợp với kích cỡ miệng của cá, sau khi phơi khô được bảo quản lạnh trong suốt
quá trình thí nghiệm.
Cân nguyên liệu

Trộn nguyên liệu khô

Trộn ướt

Ép viên

Phơi khô hoặc sấy

Bảo quản trong tủ đông
Hình 3.3 Các bước chuẩn bị thức ăn thí nghiệm
3.3.4 Bố trí thí nghiệm
Thời gian tiến hành thí nghiệm là 2 tháng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức gồm một nghiệm thức đối chứng và 6 nghiệm thức
cho ăn thức ăn có cùng mức protein 44% và lipid 10%, thành phần nguyên liệu phối
chế thức ăn thí nghiệm ở Bảng 3.1. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, các nghiệm thức
như sau:
Nghiệm thức 1: thức ăn đối chứng bột cá (0% BĐN)
Nghiệm thức 2: thức ăn thay thế 30% bột cá bằng bột đậu nành không bổ
sung taurine
Nghiệm thức 3: thức ăn thay thế 30% bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung
taurine

- 14 -



Nghiệm thức 4: thức ăn thay thế 40% bột cá bằng bột đậu nành không có bổ
sung taurine
Nghiệm thức 5: thức ăn thay thế 40% bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung
taurine
Nghiệm thức 6: thức ăn thay thế 50% bột cá bằng bột đậu nành không có bổ
sung taurine
Nghiệm thức 7: thức ăn thay thế 50% bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung
taurine
Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu phối chế công thức thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu

% BĐN 30%BĐN

Bột cá

40%BĐN 50%BĐN

30%BĐN- 40%BĐN- 50%BĐNTaurine
Taurine
Taurine

59,67

41,77

35,80

29,83

41,77


35,80

29,83

0,00

26,12

34,82

43,53

26,12

34,82

43,53

26,45

17,90

15,05

12,26

17,90

15,05


12,26

Vitamine

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00

Khoáng

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00


2,00

2,00

Dầu cá
Chất kết dính
Lysine
Methionine
Threonine
Taurine
Tổng cộng

4,64
5,24
0,00
0,00
0,00
0,00
100

5,68
3,89
0,285
0,213
0,145
0,00
100

6,03

3,44
0,380
0,284
0,194
0,00
100

6,37
2,93
0,475
0,356
0,242
0,00
100

5,68
2,89
0,285
0,213
0,145
1,00
100

6,03
2,44
0,380
0,284
0,194
1,00
100


6,37
1,93
0,475
0,356
0,242
1,00
100

Bột đậu nành
Dextrin

Bảng 3.2 Thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm sau khi phân tích
Nghiệm thức
TA đối chứng (0% BĐN)
TA 30% BĐN
TA 40% BĐN
TA 50% BĐN
TA 30% BĐN + Tau
TA 40% BĐN + Tau
TA 50% BĐN + Tau

Protein
44,8
44,9
45,3
44,7
43,9
44,6
43,4


Thành phần hoá học (%)
Lipid
Khoáng
8,51
13,1
9,18
12,3
9,53
12,2
9,05
11,9
8,87
12,4
8,56
12,5
8,29
12,0

BĐN: bột đậu nành; BĐN+Tau: bột đậu nành có bổ sung taurine

- 15 -


--5,52
5,57
5,84
5,24
5,61
6,13


NFE
33,6
28,0
27,5
28,5
29,6
28,7
30,1


Mật độ cá bố trí thí nghiệm 30 con/bể
3.3.5 Chăm sóc và quản lý
Hàng ngày đo nhiệt độ nước, quan sát hoạt động của cá, vệ sinh sàn ăn. Định
kỳ vệ sinh bể 1tuần/ 1lần, siphon bể mỗi ngày
Phương pháp cho cá ăn ở các thí nghiệm đều giống nhau, cho ăn trên sàn ăn
3 lần/ngày 7h, 13h và 17h, cho ăn theo nhu cầu của cá. Ghi nhận lượng thức ăn
thừa, cân khối lượng và đo chiều dài số cá chết hàng ngày.
3.3.6 Phương pháp thu mẫu
Khi bố trí thí nghiệm cá được xác định khối lượng ban đầu bằng cách cân
toàn bộ số cá ở mỗi bể. Trong quá trình thí nghiệm định kỳ 1 tháng thu mẫu 1 lần.
Mỗi lần thu mẫu đo chiều dài và cân khối lượng sau đó cá được thả lại bể.
Đo chiều dài bằng thước kẻ ô li, cá được đo từng con chiều dài tổng cộng và
cân khối lượng bằng cân điện tử (cân 4 số lẻ dùng trong phòng thí nghiệm).
3.3.7 Phương pháp xử lý mẫu
Mẫu sau khi thu sẽ được phân tích các chỉ tiêu ẩm độ ban đầu, ẩm độ phân
tích, tro, protein thô, lipid thô. Các chỉ tiêu được tính bằng khối lượng khô và được
phân tích tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ.
Các chỉ tiêu phân tích
Các yếu môi trường

Nhiệt độ: Đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế (sáng 7h và chiều 14h), đo hàng ngày.
Oxy và pH được đo bằng máy đo 5 ngày/lần sáng 7h và chiều 14h cùng thời
gian với đo nhiệt độ.
Các phương pháp phân tích thành phần hoá học của cá và thức ăn
Phân tích ẩm độ ban đầu: sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C trong 24h đến khi khối
lượng không đổi.
* Ẩm độ: được xác định bằng phương pháp sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ
105 C đến khi khối lượng không đổi.
* Protein: được xác định theo phương pháp Kjeldah
* Lipid: được xác định bằng phương pháp Soxhlet
0

- 16 -


* Khoáng: được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ
nung ở nhiệt độ 5500C – 5600C trong khoảng 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng.

3.4 Các chỉ tiêu tính toán
3.4.1 Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống (%) =

Số cá ngày thứ i
Số cá ban đầu

x 100%

Trong đó: i là ngày thu mẫu
3.4.2 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)

FCR =

Thức ăn sử dụng (g)
Khối lượng gia tăng (g)

3.4.3 Tốc độ tăng trọng theo ngày (DWG)
DWG (g/ngày) =

Wt – W0
T

Trong đó: Wt khối lượng tại thời điểm t
W0 khối lượng ban đầu
T thời gian (ngày)
3.4.4 Hiệu quả sử dụng protein (PER)
PER =

Wt – W0
Lượng prôtêin ăn vào

3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu ghi nhận được xử lý và tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn trên
chương trình Exell và SPSS. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào
ANOVA và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa (P<0,05).

- 17 -


PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
* Nhiệt độ: là yếu tố môi trường quan trọng và cần thiết đối với đời sống
thuỷ sinh vật nói chung và đối với cá nói riêng. Vì cá là động vật biến nhiệt, nhiệt
độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, cá bị
sốc, ít ăn và chậm lớn nên nhiệt độ nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
quá trình sống của cá như: cường độ trao đổi chất và sự sinh trưởng của cá. Nhiệt
độ nước trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.1, nhiệt độ nước dao
động trung bình trong khoảng 24,5-25,70C.
Bảng 4.1 Điều kiện nhiệt độ, hàm lượng oxy và pH trong quá trình thí nghiệm
Nghiệm thức
0% BĐN
30% BĐN
40% BĐN
50% BĐN
30% BĐN+Tau
40% BĐN+Tau
50% BĐN+Tau

Nhiệt độ (0C)
Sáng
Chiều
ab
25,2±0,44
26,3±0,17ab
25,7±0,60ab
26,8±0,73ab
24,5±0,29a
25,8±0,44a
25,2±0,44ab
26,2±0,17ab

25,3±0,44ab
26,8±0,44ab
25,2±0,44ab
26,5±0,29ab
26,0±0,29b
27,5±0,29b

Hàm lượng oxy (ppm)
Sáng
Chiều
a
6,29±0,11 6,26±0,23a
6,25±0,32a 6,16±0,17a
5,78±0,14a 6,03±0,18a
6,35±0,13a 5,99±0,10a
6,12±0,16a 6,21±0,26a
6,02±0,19a 6,15±0,32a
5,99±0,15a 5,91±0,26a

pH
7,07±0,09a
7,17±0,09a
6,97±0,09a
7,20±0,12a
7,13±0,12a
7,07±0,12a
7,07±0,19a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái
giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thông kê (P<0,05). BĐN: bột đậu nành; BĐN+Tau: bột

đậu nành có bổ sung taurine

Nhiệt độ nước thích hợp cho cá vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25-320C.
Tuy nhiên, cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20-350C, Trương Quốc Phú
(2003). Còn theo Nguyễn Văn Kiểm và Dương Nhựt Long (1999) thì cá lóc có thể
chịu đựng nhiệt độ từ 12-400C.
Nhìn chung nhiệt độ vào buổi chiều luôn cao hơn buổi sáng. Với nhiệt độ
nước dao động trong khoảng 24,5-25,70C là thích hợp, không ảnh hưởng đến hoạt
động sống và tăng trưởng của cá.

- 18 -


×