Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm THÀNH THỤC SINH dục của cá ét mọi ( morulius chrysophekadion)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THÀNH
THỤC SINH DỤC CỦA CÁ ÉT MỌI
( Morulius chrysophekadion)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2010

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
Bộ môn Quản Lý & Kinh Tế Nghề Cá

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THÀNH
THỤC SINH DỤC CỦA CÁ ÉT MỌI
( Morulius chrysophekadion)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH

2010

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đắc Định đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Trần Hồng Ửng cùng quý thầy cô và các
anh chị khoa Thủy Sản, sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con nông dân, các anh chị ở
Chi Cục Thủy Sản Thành phố Long Xuyên.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá K32 đã giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt thời gian học tập ở trường và cả thời gian thực hiện
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.

1
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm thành thục sinh dục của cá Ét Mọi
(Morulius chrysophekadion) tại tỉnh An Giang” được thực hiện từ tháng
11/2009 đến tháng 04/2010. Qua thời gian nghiên cứu đã thu được 306 mẫu cá
tại các chợ địa phương và ngư dân của huyện Châu Phú và TP Long Xuyên, tỉnh
An Giang.
Mối tương quan hệ chiều dài và trọng lượng của Cá Ét Mọi được xác định là W =
0,0065xL3.2773 ( R2 = 0,9658), trong đó của cá đực là W = 0,0085xL3,1669 (R2 =

0,9703) và của con cái là W = 0,0364xL2,7265 ( R2 = 0,9237).
Về kích cở, trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau nhóm cá có chiều
dài nhỏ hơn 20cm chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó từ các tháng 3 và 4 nhóm cá có
chiều dài từ 20 – 25cm chiếm tỷ lệ cao và xuất hiện các nhóm có chiều dài lớn
hơn 25cm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Cá Ét Mọi trong giai đoạn sinh trưởng và thành
thục ở giai đoạn I và II trong thời gian thực hiện nghiên cứu này. Kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy tỷ lệ cá Ét Mọi thành thục có xu hướng tăng dần; do đó đề
nghị tiếp tục nghiên cứu về sự thành thục của cá trong những tháng tiếp theo.

2
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


MỤC LỤC
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ..................................................................................6
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................6
1.2 Mục tiêu của đề tài...................................................................................6
1.3 Nội dung của đề tài ..................................................................................6
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................8
2.1 Hiện trạng nguồn lợi thủy sản ....................................................................8
2.1.1 Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trên thế giới ..........................................8
2.1.2 Tình hình nguồn lợi thủy sản Việt Nam ...............................................8
2.1.3 Tình hình nguồn lợi thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long...................9
2.1.4 Đặc điểm chung của các loài cá nước ngọt Việt Nam ..........................9
2.2 Đặc điểm hình thái phân loại của cá Ét Mọi .............................................10
2.2.1 Phân loại............................................................................................10
2.2.2 Phân bố..............................................................................................10
2.2.3 Đặc điểm hình thái sinh trưởng và sinh sản của cá Ét Mọi .................12
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................18

3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện ..............................................................18
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................18
3.3.1 Thu mẫu ............................................................................................18
3.3.2 Phương pháp phân tích ......................................................................18
3.4 Phương pháp phân tích số liệu..................................................................20
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................21
4.1 Đặc điểm hình thái phân loại....................................................................21
4.2 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng.........................................23
4.3 Xác định nhân tố điều kiện CF .................................................................26
4.4 Xác định giới tính ....................................................................................27
4.5 Biến động kích thước quần thể theo chiều dài ..........................................29
4.6 Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục ....................................................30
4.6.1 Đặc điểm hình thái của tuyến sinh dục...............................................30
4.6.2 Sự biến động của tuyến sinh dục........................................................31
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................35
5.1 Kết luận ...................................................................................................35
5.2 Đề xuất ....................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................36
PHỤ LỤC..........................................................................................................38

3
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963)
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu phân tích trên mẫu cá (n = 306) và tỉ lệ các số đo
Bảng 4.2 Bảng đối chứng tài liệu
Bảng 4.3 Các hệ số điều kiện của mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng.

Bảng 4.4 Nhân tố điều kiện CF của cá Ét Mọi qua các tháng thu mẫu.
Bảng 4.5 Tỷ lệ đực cái của cá Ét Mọi qua các tháng thu mẫu (%), n: số cá thể.
Bảng 4.6 Chiều dài trung bình và phân nhóm theo các kích cỡ trong các mẫu thu
Bảng 4.7 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi.
.

DANH MỤC HÌNH

4
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Hình 4.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu cá Ét Mọi
Hình 4.2 Hình thái bên ngoài của cá Ét Mọi (Moruslius chrysophekadion)
Hình 4.3 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Ét Mọi.
Hình 4.4 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Ét Mọi đực.
Hình 4.5 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Ét Mọi cái.
Hình 4.6 Biến động hệ số điều kiện của cá Ét Mọi qua các tháng thu mẫu.
Hình 4.7 Tỷ lệ đực cái của cá Ét Mọi qua các tháng thu mẫu.
Hình 4.8 Sự biến động về kích cỡ theo chiều dài trung bình qua các tháng thu
mẫu.
Hình 4.9 Biến động về kích cỡ theo chiều dài qua các tháng thu mẫu.
Hình 4.10 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi ở tháng 11/ 2009.
Hình 4.11 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi ở tháng 12/ 2009.
Hình 4.12 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi ở tháng 1/ 2010.
Hình 4.13 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi ở tháng 2/ 2010.
Hình 4.14 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi ở tháng 3/ 2010.
Hình 4.15 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi ở tháng 4/ 2010.
Hình 4.16 Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của cá Ét Mọi qua các tháng thu mẫu.


5
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu các loài thủy sản được coi là nguồn thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng
cao của con người. Trước đây khi con người sử dụng thủy sản, người ta thường
nghĩ đến các sản phẩm khai thác từ biển hoặc sông hồ. Do đó, nhu cầu của con
người đối với loại thực phẩm này ngày càng cao, và con người cũng có nhiều
hoạt động để bảo tồn và phát triển nguồn dinh dưỡng vô giá này. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, việc khai thác các loài thủy sản quá mức cùng với việc
sử dụng các loại nông dược, hóa chất, thuốc trừ sâu… đã làm giảm đáng kể sản
lượng thủy sản.
Nghề nuôi cá ở nước ta phong phú về giống loài đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Nghề nuôi cá ở các ao hồ cũng có từ lâu nhưng chiếm vị trí quá nhỏ
bé so với nghề đánh cá. Do đó, việc phát triển đối tượng nuôi mới với những loài
cá bản địa có triển vọng về kinh tế trong đó cá Ét Mọi là sự cần thiết.
Cá Ét Mọi là loài có kích thước lớn, thịt ăn rất ngon, sản lượng khá nhiều ở hạ
lưu sông. Điều này cho thấy cá Ét Mọi đáp ứng được thị hiếu của người tiêu
dùng trong nước và có thể dùng để xuất khẩu khi đủ điều kiện. Tuy nhiên, hiện
nay loài cá này không còn nhiều ngoài tự nhiên, nhất là cá lớn và những nghiên
cứu về loài cá này ở nước ta chưa nhiều, đặc biệt là đặc điểm về sinh học sinh
sản của cá Ét.
Xuất phát từ nhận thức trên, việc nghiên cứu các vấn đề về sinh học của loài cá
này sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho hoạt động khai thác và bảo vệ
nguồn lợi, đồng thời làm nền tảng cho qui trình sản xuất giống và nuôi đối tượng
có giá trị này. Trên cơ sở đó, đề tài “ Nghiên cứu một số đặc điểm thành thục

sinh dục của cá Ét Mọi (Morulius chrysophekadion) tại tỉnh An Giang” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học của cá Ét Mọi để làm cơ sở
cho việc xây dựng qui trình sản xuất giống và phát triển nghề nuôi thương phẩm
của loài cá này trong tương lai, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên
và giữ gìn đa dạng sinh học các giống loài thủy sản.
1.3 Nội dung của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu trên đề tài cần tiến hành nghiên cứu các nội dung
sau:
6
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


-

Xác định đặc điểm hình thái phân loại của cá Ét Mọi
Xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Ét Mọi
Nghiên cứu một số đặc điểm thành thục sinh dục của cá Ét Mọi.

7
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Hiện trạng nguồn lợi thủy sản
2.1.1 Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trên thế giới
Nguồn lợi thủy sản ngày càng được đánh giá là nguồn tài nguyên quan trọng

trong các loại hình thủy vực. Cá cung cấp nguồn chất đạm đáng kể cho cuộc sống
con người ở rất nhiều quốc gia trên thế giới , là nguồn thực phẩm rẻ tiền, tươi
sống và có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ngày
càng cao, điều đó càng làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm một cách
nhanh chóng do khai thác quá mức và và việc thay đổi vùng sinh sống của chúng
(Nguyễn Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) .
Sản lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới nói chung có khuynh hướng bảo
hòa trong suốt 10 - 15 năm qua, mặc dù có sự gia tăng hoặc suy giảm ở một vài
đối tượng hay khu vực. Kết quả quan sát biến động trữ lượng cho thấy vấn đề
khai thác quá mức của con người và việc làm thay đổi vùng sinh sống của chúng
đã làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, mặc dù trong những năm 70 và 80 có một số
dấu hiệu phục hồi nguồn lợi. Theo kết quả ước tính đến năm 2005, chỉ có ¼
nhóm nguồn lợi hải sản được khai thác chưa vượt mức cho phép, trong đó khai
thác dưới mức cho phép chỉ chiếm 2% và khai thác ở mức độ cho phép chiếm
20%. Trong khi đó khoảng một nữa (52%) đã đạt mức khai thác tối ưu, vì vậy
sản lượng khai thác của chúng đã đạt đến mức tối đa. Trong một phần tư còn lại,
17% bị khai thác quá mức, 7% khai thác cạn kiệt và 1% đang được phục hồi.
Theo thống kê của FAO (2006), 75% trữ lượng cá biển trên thế giới đã đạt hoặc
vượt mức khai thác tối đa, điều đó cho thấy rằng khả năng khai thác nguồn lợi
hải sản đã lên đạt mức bảo hòa. Do đó nghề cá cần phải được quan tâm hơn nửa
và công tác phát triển nghề cá cũng cần phải được quản lý chặt chẽ hơn. Trong
đó đặc biệt chú ý đối với những đối tượng khai thác chủ lực có tập tính di cư xa
trong những vùng biển sâu như cá thu và cá ngừ.
2.1.2 Tình hình nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là nước đa dạng, độc đáo về hệ sinh thái và thành phần
loài cả về khu hệ nước ngọt và nước biển. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt đóng
vai trò quan trọng không kém. Theo thống kê của Bộ thủy sản (1996) đã xác định
được 544 loài , thuộc 18 bộ, 57 họ và 228 giống (Nguyễn Tấn Trịnh, 1996).

8

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Theo A.krempj và P.Chevay (1993) cho rằng khu hệ cá nước ngọt Việt Nam và
Campuchia rất giống với khu hệ cá Indonexia. Do đó khu hệ cá nước ngọt miền
Nam (thuộc lưu vực sông Cửu Long) được xếp chung với hệ cá phân bố ở vùng
Mã Lai, Thái Lan và Indonexia ( Mai Đình Yên, 1979).
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản khắp cả nước về
nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Tính đến năm 2003 đã sử dụng
612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thủy sản
(www.fistenet.gov.vn, 22/ 04/2010).
2.1.3 Tình hình nguồn lợi thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long
Theo báo cáo hằng năm của các Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản các tỉnh
ven biển ĐBSCL (1986 - 1995), trong 2 thập kỷ qua, nhờ khai thác nguồn lợi
thuỷ sản ven biển của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cung cấp
một lượng đáng kể thực phẩm cá cho 16 triệu dân trong vùng và một phần cho cả
nước. Trong đó có nhiều loại cá, tôm có giá trị kinh tế cao được xuất khẩu sang
các nước khác. Sản lượng khai thác ngày càng tăng dần theo qui mô tàu, thuyền
được sử dụng cho khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng khai thác
qua việc tăng số lượng tàu thuyền, đa dạng hoá các công cụ khai thác, cộng với
áp lực dân số ngày càng tăng đã đưa đến việc khai thác quá mức và làm suy giảm
nguồn lợi thuỷ sản, suy thoái môi trường vùng ven biển. Việc cần thiết là nhận
thức rõ các nguy cơ và tìm biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững tài nguyên thuỷ sản, an toàn thực phẩm cho người dân trong vùng.
Nguồn lợi thủy sản vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt và được đánh
giá là đa dạng về thành phần loài cũng như phong phú về sản lượng. theo Nguyễn
Văn Hảo & ctv (1976) (trích dẫn bởi Hà Phước Hùng, 2006). Xác định có 236
loài cá đã tìm thấy, trong đó có 74 loài thuộc họ cá chép (chiếm 31,36%) và 51
loài thuộc họ cá trơn (chiếm 21,6%). Trong đó có hơn 50 loài cá kinh tế và có
khoảng 10 loài đang được nuôi trong các bè, ao, hồ bé (Nguyễn Tấn Trịnh, 1996)

(trích dẫn bởi Hà Phước Hùng, 2006).
2.1.4 Đặc điểm chung của các loài cá nước ngọt Việt Nam
Cá thường có tuổi thọ thấp, từ 1 vài năm đến 7-8 năm, ít gặp cá ở độ tuổi 15 năm.
Sinh sản, tuổi thành thục lần đầu đến sớm, 1-3 tuổi đối với loài cá nhỏ, trung
bình 3-4 năm đối với các loài cá lớn (Trắm đen, cá Măng, cá Hô…) hoặc 6-8
năm đối với cá Măng Sữa. Sức sinh sản tùy theo từng loài cá, đối với các loài
biết bảo vệ và chăm sóc con như cá Chuối chỉ đẻ 7.000-8.000 trứng, trái lại có
loài đẻ đến hàng triệu trứng như cá Măng Sữa 3-4 triệu, cá Hô 6 triệu trứng,...
Mùa vụ sinh sản gần như quanh năm, song tập trung vào tháng Xuân Hè, đối với

9
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


loài cá di cư đẻ, nhất là loài có nguồn gốc biển thường sinh sản vào mùa lũ (Theo
Hà Phước Hùng và Trần Đắc Định, 2006).
Nhờ cấu trúc tuổi đơn giản, tuổi thành thục sớm, sức sinh sản cao, đẻ đa chu kỳ,
điều kiện thức ăn dồi dào, cá thường lớn nhanh, khả năng tái sản xuất số lượng,
quần thể lớn. Theo thống kê nhiều năm cho thấy trữ lượng cá nước ngọt ở các
thuỷ vực Việt Nam có thể khai thác được trên 200.000 tấn/ năm và thực tế riêng
các tỉnh Nam Bộ đã có thời kỳ khai thác đạt 150.000 tấn/ năm (trước 1975).
Đồng Bằng Bắc Bộ khai thác đạt 5.000-7.000 tấn/năm (vào những năm 1970) (
theo Hà Phước Hùng và Trần Đắc Định, 2006).
2.2 Đặc điểm hình thái phân loại của cá Ét Mọi
2.2.1 Phân loại
Theo dẫn liệu từ hệ thống phân loại của cá Ét Mọi được xác
định như sau:
Giới
Animal - Động vật
Ngành

Chordata - Động vật có dây sống
Tổng lớp
Osteichthyes – Cá xương
Lớp
Actinopteruygii – Cá vây tia
Bộ
Cypriniformes – Cá chép
Họ
Cyprinidae – Cá chép
Loài
Morulius chrysophekadion (Bleeker, 1850)
- Tên tiếng Anh: Black Shark monon
- Các đồng danh: Rohita chrysophekadion , Rohita cyanomelas….
2.2.2 Phân bố
Hệ thống sông Mê Kông là một trong những hệ thống sông lớn và màu mỡ trên
thế giới (theo Ủy Hội Sông Mê Kông). Nó cung cấp thực phẩm và sinh kế cho
hàng triệu cư dân. Sông Mê Kông chứa đựng một trong những khu hệ cá phong
phú và đa dạng trên thế giới (Sverdrup-Jensen, 2002) (trích dẫn bởi Ủy Hội Sông
Mê Kông). Có ít nhất 1200 loài cá đang sống ở đây đại diện cho nhiều họ, đa
dạng về mặt hình thái và đời sống. Nhưng tất cả các loài chỉ thỉnh thoảng mới bắt
được, chỉ có 50-100 loài đánh được thường xuyên, chúng sống chủ yếu ở những
vùng đồng bằng màu mỡ, nơi có nhiều dân cư. Ở hạ lưu sông Mê Kông sản
lượng nghề cá nội địa ít nhất là 2 triệu tấn/ năm (Hortle and Bush, 2003) (trích
dẫn bởi Ủy Hội Sông Mê Kông), làm cho nghề cá ở đây thành nghề lớn hàng thế
giới. Cá được đánh chủ yếu là cá tự nhiên, trong đó cá trắng di cư chiếm phần
chủ yếu.

10
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



Những loài cá trắng có cự li di cư xa đặc biệt bị tổn hại bởi vì chúng phụ thuộc
vào nhiều nơi cư trú, phạm vi phân bố rộng và và phụ thuộc vào hành lang di cư
nối những nơi di trú khác nhau. Cá chủ yếu di cư ngược dòng đến bãi đẻ khi mức
nước bắt đầu lên, đẻ trứng diễn ra khi mức nước vẫn còn tiếp tục lên để đảm bảo
dòng chảy mang trứng và cá con đến nơi kiếm mồi ở vùng ngập dưới hạ lưu. Sau
khi đẻ, cá trưởng thành cũng di chuyển đến các vùng ngập. Trong mùa lũ cá kiếm
mồi tích cực ở các vùng ngập, sinh trưởng và tích trữ mỡ để sử dụng cho tình
trạng hiếm thức ăn mùa khô sắp tới ( theo Ủy Hội Sông Mê Kông). Bãi đẻ của rất
nhiều loài cá sông Mê Kông vẫn chưa xác định được nhưng một số lượng lớn các
loài cá đã thành thục di chuyển vào các nhánh sông chính thuộc các nước Lào,
Thái Lan, và miền Bắc Campuchia và Việt Nam (theo Ủy Hội Sông Mê Kông).
Cá Ét Mọi sống ở môi trường nước ngọt, sống ở tầng mặt và tầng đáy. Phân bố
chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia và vùng hạ lưu sông MêKông ở
Việt Nam. Chúng thường được tìm thấy ở các sông suối, kênh rạch và vùng ngập
lũ, đôi khi cũng được tìm thấy trong các ao nhưng với số lượng không nhiều
(theo www.fishbase.org).
Morulius chrysophekadion là một trong những giống cá chép lớn. Một cuộc khảo
sát về sự phân bố trên lưu vực từ các trạm phía Bắc của Lào và Thái Lan đến
trạm phía Nam Bassac và ĐBSCL của Việt Nam. Quá trình sinh sản của loài cá
này khi quan sát thấy trứng có trong bụng của cá từ giữa tháng 2 đến tháng 10, và
cho rằng quá trình sinh sản của cá kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7. Do đó cho thấy
cá Ét Mọi là loài cá có mùa sinh sản tương đối dài. Loài cá này thường đẻ trứng
trong ruộng lúa ngập nước và đồng cỏ. Ở Lào và Thái Lan, loài cá này bắt đầu di
cư lên thượng nguồn lúc bắt đầu gió mùa và tiếp tục di chuyển vào nhánh sông
vùng đồng bằng để đẻ trứng (theo Ủy Hội Sông Mê Kông).
Theo Alders F và ctv ( 2002), đã xác định được 3 hệ di cư riêng biệt liên quan
đến nhiều loài cá có liên hệ mật thiết với nhau là: hệ hạ lưu, trung lưu và thượng
lưu. Những hệ di cư này được hình thành từ việc thích nghi với điều kiện thủy
văn và hình thái của các vùng hạ lưu, trung lưu và thượng lưu của sông Mê kông.

Theo Thi Thanh Vinh và ctv (2004), mùa vụ sinh sản của cá Ét Mọi bắt đầu vào
mùa mưa, sau khi thành thục cá bơi ngược dòng tìm nơi đẻ tại các nơi dọc bờ
sông. Cá bột mới nở lập tức di chuyển đến chỗ có cỏ ngập nước dọc bờ sông để
lẫn tránh địch hại và bị nước cuốn trôi vào nội đồng . Trong ao cá có thể đẻ từ
tháng 5 đến tháng 10, ở Thái Lan mùa vụ sinh sản của cá Ét Mọi từ tháng 7 – 8.
Theo Mai Đình yên (1983), Phạm Đình Khôi (2005) cá Ét Mọi đẻ vào tháng 4-9
cá có thể tái thành thục trong thời gian 20 – 123 ngày và cho sinh sản 1- 3 lần
trong năm.

11
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


2.2.3 Đặc điểm hình thái sinh trưởng và sinh sản của cá Ét Mọi
2.2.3.1 Đặc điểm hình thái của cá Ét
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) đã mô tả cá Ét Mọi như
sau:
Chiều dài tổng L: 60-243mm
Vi lưng D. (2-3), (14-17)
Vi hậu môn A. (2-3), 5
Vi ngực P. 1, (14-17)
Vi bụng V. 1, 8
Đầu nhỏ hơi dẹp bằng. Mõm tù, chót mõm có nhiều nốt sừng, có khi các nốt này
đến cá mũi và mắt. Miệng rõ dưới nằm trên mặt phẳng ngang có dang hình chữ
U. Góc miệng chưa chạm đến đường thẳng đứng kẻ từ bờ trước của mắt. Môi rất
phát triển có nhiều gai thịt. Phần giữa sau môi dưới có nhiều gai thịt to hơn các
phần khác. Có 2 đôi râu: Râu mõm và râu mép, 2 râu này tương đương nhau và
tương đương đường kính mắt. Mắt lớn và hơi lệch về phía trên của đầu, gần điểm
cuối nắp mang hơn gần chót mõm. Phần trán giữa hai mắt cong lồi.
- Thân thon dài, dẹp bên. Vảy tròn phủ khắp thân, đầu không có vảy. Có 5 hàng

vảy phủ lên gốc vi đuôi. Đường bên hoàn toàn bắt đầu từ mép trên lỗ mang, hơi
cong xuống quá đường ngang giữa thân và cuối cùng qua điểm giữa gốc vi đuôi.
- Tia đơn vi lưng và hậu môn không hóa xương, vi đuôi chẻ hai.
- Cá có màu xám đen, mặt lưng đậm hơn mặt bụng và 2 bên. Bụng cá có màu
xám trắng. Trên thân có nhiều chấm đen và đỏ. Các vi có màu xám đen.
Theo Mai Đình Yên (1983) mô tả cá Ét Mọi như sau:
Vi lưng D. (3- 4), (15 – 16)
Vây hậu môn A. 3, 5
- Cá có thân dẹp bên, lưng cao. Mõm rộng, tròn, với nhiều lỗ ở trước, với nếp
gấp mõm phủ phần gốc của giữa môi trên. Miệng ở phía dưới, vòng cung nhiều
hoặc ít, môi trên rất mỏng, ngăn cách với mõm bởi một rãnh sâu. Môi dưới phân
biệt với cằm bởi một rãnh sâu, phần giữa có khía tua cờ.
- Râu có hai đôi, đôi râu mõm dài hơn, còn đôi râu hàm thì bằng đường kính mắt.
Các vây đều cao, chiều cao của vây lưng dài hơn chiều dài đầu và bằng hoặc dài
hơn chiều cao thân. Vây ngực kéo dài đến gốc vây bụng, vây bụng kéo dài đến
gốc vây hậu môn, các tia vây trước của vây hậu môn bằng chiều cao thân và dài
hơn chiều dài đầu. Vây lưng không có tia gai cứng.
-Thân có màu đen đều đến tím hoặc xám nâu, mặt dưới của đầu màu sáng, các
vây đều đen.

12
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Cá Ét Mọi phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á: sông Mê Kông và sông Phraya ở
Thái Lan cho đến bán đảo Ma-lay, Tây Indonesia và Bor-neo. Kiếm ăn ở nơi cư
trú vùng ngập ăn thực vật ngập nước như tảo, periphyton, phytoplankton, cây cỏ
và mùn hữu cơ. Là loài cá đẻ tùy tiện nên có thể đẻ ở nhiều nơi như đầm, nơi cư
trú vùng ngập đồng bằng và chổ nước nông trên sông. Đẻ trứng vào đầu mùa lũ.
Vào lúc bắt đầu mùa mưa ( tháng 5-6) cá thành thục di cư vào vùng ngập để đẻ

trứng, cá bột và cá con ở lại vùng ngập kiếm ăn cho đến khi mức nước bắt đầu
xuống vào đầu mùa khô. Cả 2 nhóm cá trưởng thành và cá con đều quay về sông
và cuối cùng đến dòng chính để tìm nơi ẩn náu mùa khô. Ở trung lưu sông Mê
Kông chúng di cư ngược dòng vào các nhánh sông chính. Khi nước bắt đầu lên
chúng vượt qua bờ sông vào vùng ngập.Ở hạ lưu sông Mê Kông chúng có thể từ
dòng chính đi thẳng vào vùng ngập ( theo Ủy Hội Sông Mê Kông).
2.2.3.2 Sự sinh trưởng của cá
Theo Bùi Lai và ctv (1979), sự sinh trưởng của cá là sự gia tăng về kích thước và
trọng lượng cơ thể, là một trong những cơ chế quan trọng đảm bảo cho cá điều
chỉnh sự thay đổi độ đảm bảo thức ăn. Sinh trưởng này kéo dài suốt đời sống của
cá và chậm dần khi cá vào giai đoạn già, cá càng nhiều tuổi sẽ có kích thước và
trọng lượng càng lớn. Cá sinh trưởng chậm có kích thước nhỏ, sinh trưởng nhanh
thì có kích thước lớn.
Tuy nhiên, trong suốt vòng đời của cá, tốc độ tăng trưởng không đồng đều mà có
sự nhanh hay chậm tùy vào từng giai đoạn. Cá sinh trưởng nhanh nhất trước khi
thành thục, khi vào giai đoạn thành thục cá sinh trưởng chậm lại và khi cá sinh
sản hầu như nó không sinh trưởng.
Theo Mai Đình Yên (1979), quá trình phát triển của cá là quá trình cơ thể cá biến
đổi một cách thích ứng về chất và về lượng từ lúc mới sinh ra cho đến lúc chết đi.
Bao gồm tất cả các chu kì sống của cá như: tế bào trứng, trứng, phôi tự do, tiền
ấu trùng, ấu trùng, cơ thể non, cá thể tưởng thành và già nua. Theo Phạm Đình
Khôi và ctv (2005), cá Ét Mọi đạt kích cỡ 6,86cm và trọng lượng trung bình 3,1g
sau 60 ngày ương.
Cá Ét Mọi có trọng lượng tối đa là 5 kg, chiều dài tối đa là 500mm, cỡ khai thác
thông thường là 30cm, cá có tốc độ lớn vừa phải, cá 2 tuổi có chiều dài 30cm, cá
3 tuổi khoảng 45cm. Cá sống ở vùng trũng lớn nhanh hơn ở sông (Mai Đình Yên,
1983; Mai Đình Yên và ctv, 1992). Cá Ét Mọi hiện chưa được nuôi phổ biến
trong ao, do chưa có nguồn cá giống nhân tạo, nguồn cá giống thu ngoài tự nhiên
không chủ động về số lượng, chất lượng và kỹ thuật nuôi chưa được phát triển
(theo Phạm Đình Khôi và ctv, 2005).


13
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


2.2.3.3 Sự sinh sản của cá
Theo Mai đình Yên (1979), sinh sản là một khâu quan trọng của chu trình sống
của cá. Đặc biệt là các quần đàn cá được bảo tồn. Sự sinh sản và sinh trưởng của
mỗi loài cá thích nghi với những điều kiện nhất định và được phản ánh trên
những thời điểm của trứng và phôi và những thời kì còn lại của đời sống.
Thông thường ở nước ngọt, trong cùng loài, cá cái có tốc độ sinh trưởng nhanh
hơn cá đực. Tuy nhiên có một số ít loài, cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái.
Trong một chu kì sống, cá trải qua nhiều giai đoạn phát triển cơ thể khác nhau,
đó là các giai đoạn: phôi- ấu trùng- tiền trưởng thành- trưởng thành- “già”, trong
từng giai đoạn này có các đặc trưng sinh lý, sinh thái tương ứng cũng là những
căn cứ làm cơ sở phân chia các giai đoạn phát triển của cá (theo Phạm Minh
Thành và Nguyễn văn Kiểm, 2009).
Tuổi và kích cỡ thành thục sinh dục cũng là đặc điểm thích nghi với điều kiện
sinh sản hay là đặc tính của loài ở các loài cá khác nhau. Sinh sản xảy ra vào một
độ tuổi và kích thước xác định. Trong một quần thể tuổi trưởng thành giữa các cá
thể thay đổi và có liên quan đến sự tăng trưởng của chúng . Số lượng trứng là
biểu hiện sự thích nghi của loài với điều kiện sinh sản và điều kiện môi trường.
Đồng thời kích thước của trứng cũng khác nhau giữa các loài và phụ thuộc vào
lượng dự trữ chất dinh dưỡng của trứng. Khi điều kiện môi trường thay đổi thì
sức sinh sản của cá cũng thay đổi theo.
Sự biến đổi những yếu tố khí hậu, kéo theo những biến đổi điều kiện khác của
môi trường ( thức ăn, lưu tốc dòng chảy, độ trong, mực nước…) theo mùa trong
năm. Những biến đổi đó đã tạo thành các nhịp sinh học, các mùa sinh học. Trong
môi trường nước, các mùa sinh học có thể là sự phát triển theo mùa của các
nhóm sinh vật, là mùa vỗ béo, mùa di cư, mùa sinh sản… Cá sinh sản vào những

thời điểm, những mùa có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tồn tại, sinh
trưởng, phát triển của phôi và cá con (theo Phạm Minh Thành và Nguyễn văn
Kiểm, 2009).
Theo Phạm Văn Khánh thì cá Ét Mọi được Trung tâm quốc gia thủy sản nước
ngọt Nam Bộ huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang thuần dưỡng và cho sinh sản nhân
tạo thành công, thích hợp với điều kiện nuôi ao bè, ăn thức ăn viên, ngoài việc
giữ gìn sự đa dạng giống loài bản địa còn đáp ứng được nhu cầu nuôi thương
phẩm (theo www.vietlinh.com.vn).
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Ét Mọi được thực hiện tại Trung tâm Nghiên
cứu Thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản
II). Cá bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên được tập hợp và nuôi vỗ thành thục trong
ao. Cá cái được kích thích sinh sản bằng hormone, cá cái được tiêm não thùy thể
14
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


và LH-RH. Sau liều tiêm quyết định từ 5 – 6 giờ cá cái bắt đầu rụng trứng. Sức
sinh sản tương đối của cá Ét Mọi là 8.500 – 66.000 trứng/ kg. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ
lệ nở lần lượt là 20 – 88% và 31 – 93%. Thời gian ấp khoảng 12 giờ ở nhiệt độ
nước 29 – 30 o C. Cá bột được ương thành cá giống, sau 60 ngày ương cá đạt
trọng lượng 3,91g và chiều dài 6,86cm. Tỷ lệ sống của cá khoảng 72%.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn văn Kiểm (2009). Sức sinh sản của cá tùy
thuộc vào điều kiện môi trường sống (nhất là điều kiện dinh dưỡng và điều kiện
nhiệt độ) và mang theo đặc tính loài rõ rệt. Những loài cá đẻ trứng kích thước lớn
hoặc có bảo vệ trứng và ấu trùng thì có sức sinh sản thấp. Những loài cá có trứng
nhỏ lượng noãn hoàn ít và những loài cá không bảo vệ trứng, không bảo vệ cá
con thì có sức sinh sản cao hơn. Theo quy luật tự nhiên, sự phát triển của tuyến
sinh dục cá trải qua trình tự của 6 giai đoạn. trình tự đó diễn ra trong trường hợp
các điều kiện sinh lý, sinh thái thuận lợi. Khi cá đã thành thục mà gặp các điều
kiện môi trường thích hợp cho sự tồn tại, phát triển của phôi và ấu trùng thì cá sẽ

sinh sản. Ở ĐBSCL, mùa mưa thường được bắt đầu vào cuối tháng 4 và đầu
tháng 5. Thời gian này, nhiệt độ nước có dấu hiệu giảm, chuyển từ nóng cuối
mùa khô sang mát đầu mùa mưa, mực nước thủy vực dâng cao do những lần mưa
đầu mùa. Đó là những điều kiện cần thiết, quan trọng được coi là dấu hiệu sinh
thái sinh sản của hầu hết các loài cá ở ĐBSCL. Đặc điểm phát triển tuyến sinh
dục theo chu kỳ, liên hệ chặt chẽ với các thời điểm ( tháng) trong năm, tạo nên
đặc tính sinh sản theo mùa của cá.
Trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục, nhất là của buồng trứng, cá cần
được cung cấp lượng thức ăn khá lớn. Chúng vừa được sử dụng để cung cấp
năng lượng cho hoạt động sống hằng ngày, vừa tham gia vào quá trình tạo sản
phẩm sinh dục.
Cá Ét Mọi có tuổi thành thục lần đầu là 1 + khi cá đạt trọng lượng là 0,9kg, sức
sinh sản tuyệt đối từ 42.306 – 448.217 trứng và sức sinh sản tương đối từ 28.204
– 129.918 trứng ( Phạm Đình Khôi và ctv, 2005).
Theo Tienchareon và ctv (1989) được trích dẫn bởi Đặng Văn Trường và ctv
(2005), trọng lượng cá cho sinh sản nên trong khoảng 0,8 – 3,5 kg. Theo
Ounsrisong và ctv (1990) cá 1 năm tuổi không tích hợp làm cá bố mẹ.
Mùa vụ sinh sản cá Ét Mọi từ tháng 4 – 9 ( cá có thể tái thành thục trong thời
gian từ 20- 123 ngày và cho sinh sản 1 – 3 lần trong năm. Theo Tienchareon và
ctv (1989), mùa vụ sinh sản cá Ét Mọi từ tháng 5 – 10 trong ao đất.
Để đánh giá về tiềm năng thương mại của loài cá này thì nguồn thông tin về sức
sinh sản của cá là rất cần thiết, sự hiểu biết về sức sinh sản giúp ta có thể đánh
giá sự phong phú của quần đàn cũng như khả năng sinh sản của loài cá này.

15
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


 Hệ số thành thục:
Hệ số thành thục là một chỉ số để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá. Sự thay đổi

theo mùa của khối lượng tuyến sinh dục có thể thấy ở trên cá cái do tăng trọng
nhanh chóng khối lượng sản phẩm sinh dục. Xác định hệ số thành thục chủ yếu
dựa vào tuyến sinh dục. Khối lượng tuyến sinh dục là chỉ tiêu về số lượng để
đánh giá tình trạng thành thục của cá (theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định,
2004).
Theo Pravdin (1973), khối lượng tuyến sinh dục là một trong những điều kiện
giải thích mức độ chín muồi của các sản phẩm sinh dục và hệ số thành thục ngày
càng được sử dụng trong các công trình nghiên cứu hiện nay. Hệ số này cho phép
ta theo dõi quá trình chín của sản phẩm sinh dục. Sự thiếu sót của hệ số này là ở
chỗ tính khối lượng hoàn toàn thân cá (gồm cả ruột và các thứ trong đó). Vì vậy,
khối lượng này thay đổi theo độ no của ruột. Ở những loài cá có dạ dày no, hệ số
thành thục giảm đi rất nhiều.
 Kích thước đường kính trứng:
Việc xác định đường kính trứng bằng phương pháp lấy mẫu đại diện nên
không thể đo các trứng trong buồng trứng. Trước khi lấy mẫu đại diện cần thiết
phải xác định xem có sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng hoặc về đường kính
trứng trung bình giữa các phần trước, giữa và sau của từng buồng trứng hay của
cả 2 buồng trứng. Nếu không có sự khác biệt thì mẫu đại diện có thể lấy một
cách ngẫu nhiên. Đối với cá có mức sinh sản lớn được lấy từ 8 – 10 mẫu đại diện
cho mỗi cá cái. Mẫu đại diện đo ngẫu nhiên đường kính khoảng 200 trứng bằng
kính lúp có trắc vi thị kính sẽ được đo để đảm bảo tính ngẫu nhiên của các số đo
và tránh sự trùng lập. kết quả các số đo đường kính trứng có thể được biểu diễn
bằng đồ thị hoặc sắp xếp thành bảng ( Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định,
2004).
Theo Leng Bung Long (2005), dựa vào các tần số xuất hiện của đường kính
trứng có thể chia các loài cá ra làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Bao gồm các loài cá chỉ mang 1 lứa trứng có cùng giai đoạn thành
thục trong buồng trứng. Sự sinh sản của nhóm cá này theo nhịp 1 năm, chu kì
thành thục và thoái hóa của buồng trứng xảy ra chỉ 1 lần trong năm trên tất cả các
cá thể trong quần thể vào thời điểm bắt đầu của mùa mưa. Đối với nhóm này,

tuyến sinh dục thể hiện sự thay đổi theo mùa và ở bất kì vào thời điểm nào tuyến
sinh dục của hầu hết các cá thể trong quần thể sẽ có cùng giai đoạn thành thục.
- Nhóm 2: Bao gồm các loài cá có buồng trứng từ 2 lứa trứng với giai đoạn thành
thục khác nhau. Trong nhóm này, chu kì sinh sản của các cá thể trong quần thể

16
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


thì độc lập với nhau. Mùa vụ sinh sản kéo dài, giai đoạn thành thục thể hiện sự
chồng lấn nhau, gối lên nhau trong quần thể.
- Nhóm 3: Buồng trứng của các loài cá trong nhóm này có đủ tất cả các kích cỡ
từ nhỏ nhất đến lớn nhất và khó có thể chia thành các lứa trứng. Chu kì thành
thục và sinh sản trở thành một tiến trình liên tục.
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), chu kỳ sinh sản của cá thường
được xác định bằng việc khảo sát về hình thái và tổ chức mô của tuyến sinh dục.
Sự thay đổi về hình thái và có tính chu kỳ của tuyến sinh dục (như hình dạng và
cấu trúc) thường được sư dụng để đánh giá giai đoạn thành thục của cá.
2.2.3.4 Đặc tính dinh dưỡng của cá
Thức ăn là cơ sở cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động
vật thủy sản. Nếu không có thức ăn thì không có quá trình trao đổi chất.
Cá Ét Mọi là loài cá ăn đáy, lúc nhỏ ăn tảo và thực vật nhỏ, nghiên cứu thức ăn
trong ruột cá là rễ cây, tảo , thực vật nhỏ, các mãnh vụn và giáp xác. Cá chủ yếu
tìm thức ăn ở đáy ao bằng cách sạch bùn (Thi Thanh Vinh và ctv, 2004).
Theo Mai Đình Yên (1983), cá Ét Mọi thuộc nhóm ăn sinh vật nổi, thực vật phù
du.
Trong giai đoạn nuôi vỗ tích cực, các thành phần thức ăn được phối trộn để đảm
bảo hàm lượng đạm. Tuy nhiên, dầu cá và vitamin E được bổ sung thường xuyên
để tăng cường sự tích lũy noãn hoàn và kích thích sự thành thục sinh dục (Thi
Thanh Vinh và ctv, 2004).


17
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2009 đến tháng 04/2010
- Địa điểm nghiên cứu: mẫu cá sau khi thu được giữ lạnh và phân tích tại phòng
thí nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Một số dụng cụ và hóa chất được sử dụng để phân tích: formol, cồn, bàn đo
cá, thước đo kỹ thuật, cân điện tử, khai nhựa, pel, kéo giải phẫu…
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thu mẫu
- Mẫu cá sẽ được thu định kì mỗi tháng 1 lần, số lượng từ 2-15con/lần, mẫu được
thu với các kích cở khác nhau tại các hộ ngư dân và các chợ địa phương.
- Địa điểm thu mẫu: huyện Châu Phú và Tp Long Xuyên, An Giang.
- Mẫu sau khi thu sẽ được giữ lạnh sau đó đưa về phòng thí nghiệm Khoa Thủy
Sản- Đai Học Cần Thơ để phân tích.
3.3.2 Phương pháp phân tích
3.3.2.1 Đặc điểm hình thái
- Các chỉ tiêu hình thái được xác định dựa theo phương pháp của Pravdin, I. F,
1973 kết hợp với quan sát trực tiếp:
+ Chiều dài tổng L (cm)
+ Chiều cao thân H (cm)
+ Chiều dài đầu Lđ (cm)
+ Chiều dài chuẩn Lo(cm)
+ Khoảng cách giữa 2 mắt OO (cm)

+ Số tia vi lưng D
+ Số tia vi hậu môn A
+ Số tia vi ngực P
+ Số tia vi bụng V
3. 3. 2. 2 Xác lập mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng được thực hiện bằng cách: Mẫu
cá thu được qua các tháng sẽ được cân, đo khối lượng và chiều dài, sau đó xác
lập phương trình tương quan của cá Ét Mọi theo công thức:
18
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


W = a x Lb
Trong đó:
W: khối lượng toàn thân cá (g)
L: chiều dài toàn thân cá (cm)
a: hệ số diều kiện
b: số mũ của mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng
Ngoài ra, King (2007) đã đề xuất công thức để tính hệ số điều kiện như sau:
CF =

W
Lb

Trong đó:
CF: hệ số điều kiện
W: khối lượng toàn thân cá (g)
L: chiều dài toàn thân cá (cm)
3.2.2.3 Đặc điểm sinh học sinh sản
- Nghiên cứu mối tương quan giữa kích thước và sự thành thục của cá trên cơ sở

đo chiều dài tổng và khối lượng của cá Ét có tuyến sinh dục phát triển.
- Xác định giới tính và tỷ lệ đực cái:
+ Xác định bằng cách quan sát các đặc điểm hình thái bên ngoài.
+ Giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục.
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), khi cần xác định một số
lượng lớn mẫu, phương pháp thường được áp dụng là quan sát bằng mắt nếu cần
thiết thì sử dụng kính lúp. Thông thường, tinh sào thường có dạng hẹp và quăn
gợn sóng trong khi noãn sào có dạng ống, màu hồng nhạt và có hạt. màu sắc của
tuyến sinh dục cũng là một đặc điểm quan trọng để xác định giới tính đối với cá
chưa thành thục sinh dục. trong khi đó noãn sào thường có màu hồng nhạt hay
hơi đỏ.
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) để xác định các giai đoạn
thành thục ta dựa vào:

19
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Bảng 3. 1 Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963)
Giai đoạn Mô tả
I
Cá thể còn non, chưa thành thục sinh dục
II
Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy
được hạt trứng
III
Giai đoạn thành thục. bằng mắt thường có thể nhìn thấy những hạt
trứng, khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh, tinh sào có màu
trắng trong chuyển sang màu hồng nhạt.
IV

Giai đoạn chín muồi. Tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất, nhưng
khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra.
V
Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ vào
bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ
trứng giảm đi rất nhanh.
VI
Giai đoạn sau khi đẻ. Các sản phẩm sinh dục được phóng thích hết,
lỗ sinh dục trong dạng túi mềm nhão, ở con cái thường có những
trứng nhỏ còn sót lại, con đực thường sót lại một ít tinh trùng.
3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Dùng phần mềm Excel để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
tối thiểu và tối đa.

20
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm hình thái phân loại
Địa điểm Thu mẫu: Huyện Châu Phú, TP Long Xuyên – An Giang

Địa
điểm
nghiên
cứu

Địa điểm

nghiên cứu

Hình 4.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu cá Ét Mọi
Kết quả thu mẫu ở tỉnh An Giang từ tháng 11/ 2009 đến tháng 04/ 2010 Cho thấy
cá Ét Mọi ở đây chỉ có một giống loài duy nhất, không phát hiện loài nào khác như
kết quả trước đây của các tác giả Mai Đình Yên (1983), Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương (1993).
Mô tả:
- Cá Ét Mọi có thân dẹp bên, lưng cao, có vảy tròn phủ khắp thân, đầu trơn láng
không có vảy. Mõm tù, mõm cá có nhiều nốt sừng kéo dài từ đầu mõm tới mắt.
Miệng dưới. Môi trên rất mỏng ngăn cách với mõm bằng một rãnh sâu và liên tục.
Môi cá có nhiều gai thịt. Cá có 2 đôi râu: râu mõm và râu mép, râu mõm dài hơn
râu mép và tương đương với đường kính mắt. Đường bên của cá cong xuống phía
dưới thân bắt đầu từ lỗ mang kéo dài tới gốc vi đuôi. Vi ngực kéo dài đến gốc vi

21
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


bụng . Vi bụng kéo dài đến gốc vi hậu môn. Vi lưng và vi hậu môn có tia đơn
không hóa xương. Thân cá có màu đen đến tím hoặc có màu xám nâu đến mặt
lưng, mặt bụng có màu trắng sáng. Các vi có màu đen.

Hình 4.2 Hình thái bên ngoài của cá Ét Mọi (Morulius chrysophekadion)
D. (II, 17)
V. (I, 8)

A. (II, 6)
P. (I, 16)


Giá trị trung bình, hệ số biến động của các chỉ tiêu phân tích trên mẫu cá như sau:
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu phân tích trên mẫu cá (n = 306) và tỉ lệ các số đo
Các chỉ tiêu

H
L
Lo
OO
Lđ/Lo
H/Lo
OO/Lđ

Min
2,2
2,5
10,8
8,4
1,16
0,22
0,30
0,53

Max
6,3
12
34,5
29
4,2
0,26
0,41

0,67

M ±m
3,55 ± 0,94
4,96 ± 1,66
17,84 ± 4,61
13,83 ± 3,71
2,17 ± 0,65
0,26 ± 0,25
0,36 ± 0,45
0,61 ± 0,69

Qua bảng 4.1 cho thấy trong thời gian từ tháng 11/2009 đến tháng 04/2010 cá Ét
Mọi có kích thước biến động khá lớn về trọng lượng (16,08 – 710g) và chiều dài
(10,8 – 34,5cm). Chiều dài đầu chiếm khoảng 1/5 chiều dài chuẩn của cá có giá
trị trung bình 0,26 ± 0,25. Khoảng cách 2 mắt so với chiều dài đầu có giá trị

22
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


trung bình 0,61 ± 0,69. Thân cá dẹp bên, chiều cao thân so với chiều dài chuẩn có
giá trị trung bình 0,36 ± 0,45.
Đối chứng tài liệu:
Bảng 4.2 Bảng đối chứng tài liệu
Chỉ tiêu /
Tác giả
D
P
A

V

Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương
(1993)
(2 – 3), (14 – 17)
1, (14 – 17)
(2 – 3), 5
1, 8

Mai Đình Yên (1992)

Kết quả
nghiên cứu

(3 – 4), (15 – 16)

II, 17
I, 16
II, 6
I, 8

3, 5

Qua bảng đối chứng ta thấy: tuy về hình thái có mức sai khác nhất định nhưng về
hình dạng bên ngoài cũng như số lượng các tia vi thì giống với hệ thống phân loại
của các tác giả về loài cá này.
Qua các đợt thu mẫu nhận thấy đa số những con cá Ét Mọi thu được đều thuộc
nhóm cá chưa thành thục, những con cá thành thục hoàn toàn xuất hiện rất ít trên
địa bàn huyện Châu Phú và Thành phố Long Xuyên. Điều này phù hợp với nhận

định của A. F. Poulsen et al., 2002 là cá chưa thành thục có thể trải qua mùa khô ở
khu vực nước ngập quanh năm, trong khi những con cá thành thục di cư đến khu
vực sâu để ẩn náu, đến mùa lũ chúng di chuyển tới vùng ngập mặn để sinh sản, đến
khi nước rút chúng mới di chuyển ra các chi lưu lớn của sông MeKong.
4.2 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
Theo Mai Đình Yên và ctv (1989) thì sự gia tăng về chiều dài ở giai đoạn đầu của
đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù, quá
trình tăng trưởng giữa chiều dài và trọng lượng diễn ra song song, trước lúc cá đạt
thành thục lần đầu tiên chủ yếu phát triển nhanh về kích thước.
Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá về tốc độ sinh trưởng, cho ta biết cá sinh trưởng như thế nào. Sự khác
nhau về tốc độ sinh trưởng thể hiện ngay cả trong bản thân cá thể. Do đó không có
một tốc độ, nhịp điệu sinh sản nào chung cho tất cả các loài. Tuy vậy, sinh trưởng
theo chiều dài và trọng lượng của cá vẫn xảy ra theo quy luật rất đặc trưng. Cá chủ
yếu sinh trưởng nhanh về kích thước trước khi thành thục, sau đó tốc độ tăng
trưởng theo chiều dài giảm đi và cá bắt đầu tăng trưởng nhanh về trọng lượng.
Dựa vào số liệu thu thập từ tháng 11/ 2009 đến tháng 04/ 2010 về các chỉ tiêu của
cá Ét Mọi, chiều dài tổng dao động từ 10,8 – 34,5cm, tổng trọng lượng thân từ
23
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


×