Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo Cáo Kết Thúc Dự Án Dự Án “Lồng Ghép Nội Dung Nâng Cao Năng Lực Thực Hiện Cam Kết Về WTO Vào Chương Trình Giảng Dạy Chính Khóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.19 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN
DỰ ÁN “LỒNG GHÉP NỘI DUNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC THỰC HIỆN CAM KẾT VỀ WTO VÀO
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CHÍNH KHÓA”

Tài trợ bởi:
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO

MỤC LỤC

1


Contents
I. THÔNG TIN CHUNG................................................................................................................................3
1.1. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN.......................................................................................................... 3
1.2. MÔ TÁ DỰ ÁN................................................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu và phạm vi của dự án...............................................................................................3
1.2.2. Tổ chức thực hiện....................................................................................................................3
1.2.3. Tóm tắt nội dung dự án:..........................................................................................................5
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN...........................................................................................................7
2.1. THỰC HIỆN MỤC TIÊU:....................................................................................................................... 7
2.2 HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẦU RA.............................................................................................. 8
2.3. KÊT́ QUẢ THƯC
̣ HIÊN
̣ VỀ TAÌ CHIN
́ H.....................................................................................................11
2.4. NHƯN
̃ G YÊU


́ TỐ TAC
́ ĐÔN
̣ G ĐÊN
́ KÊT́ QUẢ THƯC
̣ HIÊN
̣ DỰ AN
́ ..............................................................11
2.5. PHÂN TÍCH HIÊU
̣ QUẢ KINH TẾ XÃ HÔỊ .................................................................................................12
2.5.1. Phân tích so với mục tiêu thiết kế dự án...........................................................................12
2.5.2. Tính bền vững:...................................................................................................................13
III. NhỮNG bài hỌC kinh nghiệm....................................................................................................... 14

I. Thông tin chung
1.1. Thông tin cơ bản về dự án
- Tên dự án: “Dự án Lồng ghép nội dung nâng cao năng lực thực hiện cam

kết WTO vào Chương trình giảng dạy chính khóa tại Học viện Chính trịHành chính Khu vực I”.
- Cơ quan thực hiện dự án:

2


Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
Địa chỉ: Đường Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 04.38543970; Fax: 04.35530335
Giám đốc dự án: PGS.TS Ngô Ngọc Thắng- PGĐ Phụ trách Học Viện
1.2. Mô tả dự án

1.2.1. Mục tiêu và phạm vi của dự án

Mục tiêu của dự án
Góp phần nâng cao năng lực của cán bộ công tác trong lĩnh vực liên quan đến hội
nhập quốc tế.
Việc lồng ghép nội dung nâng cao năng lực thực hiện cam kết về WTO vào
chương trình giảng dạy chính khóa tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I sẽ
giúp trang bị kiến thức cho học viên một cách có hệ thống, nhanh chóng, dễ dàng và
đầy đủ hơn trước.
Giúp các cấp lãnh đạo cấp tỉnh huyện có cái nhìn tổng quát và có quyết định đúng
đắn trong quá trình quản lý.
Năng lực của giảng viên và học viên của Học viện được nâng cao, đáp ứng được
yêu cầu hội nhập quốc tế thông qua việc xây dựng nội dung, phạm vi, phương án lồng
ghép kiến thức hội nhập vào chương trình giảng dạy và xây dựng kế hoạch, lộ trình
lồng ghép.
1.2.2. Tổ chức thực hiện
Cơ cấu tổ chức quản lý dự án
- Căn cứ vào nghị định 131/NĐ - CP của chính phủ về quản lý vốn ODA và quy
định của Văn phòng Ban chỉ đạo hậu chương trình WTO, Ban Giám đốc Học viện
Chính trị – Hành chính khu vực I ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án.
- Học viện đã ban hành Quy chế làm việc cho Ban quản lý dự án trong đó quy
định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong ban quản lý dự án.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý dự án

3


Phó giám
đốc
Dự án
Điều phối viên
kiêm tư vấn QLDA


Giám đốc
dự án
Cán bộ phụ trách
đào tạo thí điểm

Kế toán dự án

a) Giám đốc dự án: là Phó giám đốc phụ trách Học viện Chính trị – Hành chính
khu vực I, chịu trách nhiệm chung về quản lý dự án;
b) Phó giám đốc dự án: là Chánh văn phòng của Học viện, thư ký giúp Giám đốc
thường trực giải quyết công việc thường ngày của dự án;
c) Điều phối viên của dự án chịu trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác điều
phối của dự án đồng thời thực hiện nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án;
d) Cán bộ phụ trách đào tạo: là đại diện của Ban quản lý đào tạo của Học viện
phụ trách về tổ chức các lớp thí điểm;
e) Kế toán phụ trách công tác quản lý tài chính của dự án, lập báo cáo quyết toán
theo quy định quản lý tài chính của Chương trình.
- Ngoài ra còn có một số cán bộ giúp việc cho Ban quản lý dự án về công tác
hành chính, văn thư và các công việc hậu cần khác của dự án.
Cơ chế hoạt động của dự án
Các hoạt động của dự án được triển khai thông qua việc thuê khoán chuyên môn.
Đội ngũ chuyên gia tư vấn thực hiện nhiệm vụ theo Đề cương nhiệm vụ (TOR) trên cơ
sở hợp đồng tư vấn tùy theo công việc cụ thể.
Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia tư vấn thực hiện dự án:
- Có kinh nghiệm và hiểu biết về chính sách, thể chế liên quan đến hội nhập quốc
tế;
- Am hiểu các nội dung hội nhập WTO, nắm được những thông tin, những hoạt
động thực tế, những bài học kinh nghiệm của một số nước gia nhập WTO.
- Có trình độ tối thiểu là Thạc sĩ về lĩnh vực kinh tế, hành chính, luật, xã hội học.

- Có chuyên môn, hiểu biết về nội dung lý luận chính trị - hành chính, hiểu biết
nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống Học viện.

4


Quy trình tuyển chọn tư vấn
- Ban quản lý dự án phải thông báo công khai về việc tuyển chọn tư vấn;
- Hội đồng xét chọn tư vấn căn cứ vào tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên để tiến hành
phỏng vấn để chọn tư vấn phù hợp và đề xuất Giám đốc dự án ra quyết định.
Nhân sự Nhóm chuyên gia tư vấn
- 01 Trưởng nhóm tư vấn chịu trách nhiệm xây dựng nội dung hoạt động của từng
tư vấn viên trong nhóm, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng người.
- 6-8 Tư vấn là thành viên nhóm tư vấn chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ mà
Trưởng nhóm tư vấn đã giao.
1.2.3. Tóm tắt nội dung dự án:
Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I là trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, giám đốc các doanh nghiệp của các
tỉnh phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Năm 2007 thực hiện Nghị định 137/TTg của Thủ
tướng Chính phủ về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế
quốc tế trong đó có WTO. Được sự chỉ đạo của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh giao cho Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I thí
điểm xây dựng dự án “Đưa nội dung WTO vào chương trình giảng dạy tại Học viện
để từng bước lồng ghép vào chương trình giảng dạy”.
Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011, Học viện
Chính trị - Hành chính khu vực I đã triển khai và hoàn thành Dự án nâng cao năng lực
quản lý thực hiện cam kết về WTO cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp tỉnh,
huyện, giám đốc doanh nghiệp. Dự án vừa hoàn thành được coi là giai đoạn I. Các kết
quả chính của giai đoạn I bao gồm:
• Học viện đã xây dựng được tập bài giảng về WTO, gồm 12 chuyên đề;

• Tập bài giảng đã được đưa vào giảng thí điểm cho một số lớp tại Học viện và
một số địa phương (3 tỉnh);
• Cuốn sách “Nâng cao năng lực quản lý thực hiện các cam kết hội nhập WTO
cho cán bộ lãnh đạo quản lý” đã được biên soạn, in ấn và phát hành.
Quá trình xây dựng chuyên đề, biên soạn tài liệu giảng dạy đã giúp các giảng
viên của Học viện nâng cao nhận thức, củng cố kỹ năng, phương pháp biên soạn tài
liệu giảng dạy. Mức độ gắn kết giữa các khoa, các phòng ban trong nội bộ Học viện và
mối quan hệ giữa Học viện và các cơ quan ban ngành ở cấp trung ương, địa phương
cũng trở nên khăng khít hơn.
Thông qua việc tổ chức giảng thử, dự án đã ghi nhận được sự phản hồi tích cực
từ phía học viên, giáo viên và các cơ quan hữu quan.

5


Dự án tiếp theo này được coi là giai đoạn II, với mục đích biên soạn bổ sung
thêm 4 chuyên đề và xây dựng phương án, nội dung, kế hoạch lồng ghép nội dung của
tập bài giảng về WTO vào chương trình giảng dạy chính khóa của Học viện và nâng
cao năng lực cho đội ngũ quản lý cấp huyện cho các đối tượng là học viên chính khóa
tại Học viện và đội ngũ cán bộ đương chức tại 5 tỉnh.
Dự kiến dự án kết thúc, nội dung, phạm vi, phương án lồng ghép, kế hoạch, lộ
trình lồng ghép sẽ được Ban Giám đốc Học viện phê duyệt để làm cơ sở tiền đề cho
việc thực hiện lồng ghép đầy đủ trong các năm tiếp theo.
Trong năm thứ 2, dự kiến dự án sẽ đạt được 5 kết quả chính sau:
Kết quả 1: Nội dung bài giảng về Hội nhập kinh tế quốc tế được bổ sung thêm
các nội dung mới, thông qua các hoạt động chính sau:
- Hoạt động 1.1: Hội thảo thống nhất sơ bộ nội dung lồng ghép cho năm thứ 2;
- Hoạt động 1.2: Xây dựng đề cương sơ bộ;
- Hoạt động 1.3: Hội thảo bảo vệ đề cương.
Sau khi thống nhất nội dung đề cương, dự án sẽ tổ chức xây dựng và hoàn

chỉnh tập bài giảng, thông qua:
- Hoạt động 1.4: Xây dựng và hoàn chỉnh tập bài giảng theo 4 chuyên đề mới;
- Hoạt động 1.5: Hội thảo góp ý 4 chuyên đề mới;
- Hoạt động1. 6 : Hoàn thiện chuyên đề.
Kết quả 2: Nhu cầu, nội dung, phương án và kế hoạch lồng ghép trong chương
trình đào tạo tập trung được BGĐ Học viện phê duyệt thông qua các hoạt động:
-

Hoạt động 2.1: Xác định nhu cầu đào tạo hiện tại trong điều kiện thách
thức của hội nhập đến công tác quản lý các cấp tại Học viện;

-

Hoạt động 2.2: Xác định và xây dựng nội dung lồng ghép;

-

Hoạt động 2.3: Xây dựng phương án, kế hoạch lồng ghép theo lộ trình 5
năm;

-

Hoạt động 2.4: Hội thảo góp ý kiến cho đề xuất lồng ghép;

-

Hoạt động 2.5: Hoàn thiện phương án, kế hoạch và nội dung lồng ghép.

Kết quả 3: Tài liệu giảng dạy, nội dung, phương án và kế hoạch lồng ghép được
chỉnh sửa trên cơ sở kết quả tổ chức đào tạo thí điểm nâng cao năng lực cho các học

viên trong Học viện, thông qua các hoạt động:
-

Hoạt động 3.1: Tổ chức các lớp thí điểm;

-

Hoạt động 3.2: Theo dõi, đánh giá và đề xuất chỉnh sửa;

-

Hoạt động 3.3: Xây dựng báo cáo chỉnh sửa;

6


-

Hoạt động 3.4: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp;

-

Hoạt động 3.5: Chỉnh sửa tài liệu giảng dạy, nội dung, phương án và kế
hoạch lồng ghép.

Kết quả 4: Tài liệu giảng dạy được chuẩn hóa trên cơ sở nhu cầu, điều kiện
thực tiễn và đào tạo thí điểm tại 5 tỉnh thông qua các hoạt động:
-

Hoạt động 4.1: Khảo sát nhu cầu đào tạo của các tỉnh và xây dựng kế

hoạch thực hiện;

-

Hoạt động 4.2:Chuẩn hoá tài liệu giảng dạy trên cơ sở tình hình thực tế tại
các tỉnh;

-

Hoạt động 4.3: Tổ chức đào tạo tại các tỉnh;

-

Hoạt đông 4.4: Theo dõi, đánh giá giám sát và chỉnh sửa;

-

Hoạt động 4.5: Hoàn thiện tài liệu giảng dạy.

Kết quả 5: Tài liệu giảng dạy, nội dung, phương án và kế hoạch lồng ghép được
giới thiệu, chia sẻ và phổ biến trên trang web và các phương tiện truyền thông, thông
qua các hoạt động sau:
-

Hoạt động 5.1: Giới thiệu và công bố các chuyên đề, giáo trình tái bản, báo
cáo đánh giá giám sát và các kết quả khác trên trang web của Học viện;

-

Hoạt động 5.2: Viết bài giới thiệu về kết quả thực hiện dự án trên tạp chí

Cộng sản;

-

Hoạt động 5.3: Tổ chức hội thảo công bố kế quả thực hiện dự án.

Thời gian thực hiện dự án: 24 tháng dự kiến từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013.
Tổng ngân sách cam kết hỗ trợ của dự án 248.400 USD (Hai trăm bốn tám ngàn bốn
trăm đồng đô la).
II. Kết quả thực hiện dự án
2.1. Thực hiện mục tiêu:

Dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
Hơn 600 học viên là cán bộ lãnh đạo các tỉnh, huyện của một số các tỉnh phía Bắc
đã được tập huấn, nâng cao năng lực về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế;
Các học viên và các cơ quan quản lý đều đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả
của các nội dung được tập huấn. Bên cạnh đó, các học viên cũng được tham gia sâu
vào việc tham gia góp ý hoàn thiện bộ tài liệu, đặc biệt là 4 chuyên đề lồng ghép mới
và đề xuất phương án lồng ghép các chuyên đề vào chương trình đào tạo của Học viện
nói chung và các trường Chính trị nói riêng;

7


Các học viên có thêm kiến thức và cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề thực tế liên
quan trực tiếp đến công tác quản lý của mình;
Các giảng viên của Học viện được nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế,
các giảng viên được tham gia xây dựng và tập huấn về các nội dung dựa trên các tài
liệu tập huấn nhằm góp ý để xây dựng một bộ tài liệu hoàn chỉnh hơn về vấn đề hội
nhập của Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của dự án, 12 chuyên đề cũ và 04 chuyên đề mới cùng với đề xuất
phương án lồng ghép các chuyên đề vào nội dung giảng dạy tại Học viện Chính trịhành chính khu vực I được lãnh đạo Học viện và đội ngũ giảng viên ủng hộ và từng
bước đi vào thử nghiệm tại Học viện.

2.2. Hoạt động và các kết quả đầu ra:

Các hoạt động đã thực hiện:
- Theo thiết kế dự án, dự án “Dự án Lồng ghép nội dung nâng cao năng lực thực hiện
cam kết WTO vào Chương trình giảng dạy chính khóa tại Học viện Chính trị - Hành
chính khu vực I” được thực hiện từ tháng 9/2011, tuy nhiên đến quý II/ 2012 dự án
giai đoạn II mới được bắt đầu thực hiện do công tác chuẩn bị ký thoả thuận tài trợ và
thực hiện các thủ tục liên quan nhằm rà soát và nối kết giữa các hoạt động của dự án
giai đoạn I.
- Trong quý III/2012, dự án đã lựa chọn nhóm tư vấn để cùng với Học viện xác định
các chuyên đề mới về hội nhập nhằm bổ sung vào các nội dung còn thiếu trong nội
dung đang giảng dạy chính thức của Học viện. Đồng thời, Ban quản lý dự án cũng đã
tổ chức 01 cuộc hội thảo nhằm góp ý và hoàn thiện 4 chuyên đề bổ sung đạt kết quả
cao. Nhóm tư vấn đã hoàn thiện được nội dung chuyên đề và đã xây dựng đề cương sơ
bộ cho 4 chuyên đề đó.
- Ngày 10/8/2012 dự án đã tổ chức cuộc họp góp ý cho đề cương của 4 chuyên đề và
đến nay dự án đã hoàn thiện đề cương chuyên đề.
- Ngày 28/08/2012 dự án đã tổ chức 01 cuộc hội thảo góp ý nhằm hoàn thiện cho tập
bài giảng các chuyên đề mới, nhóm tư vấn đã tiếp tục phối hợp với Học viện và hoàn
thiện các góp ý. Sau khi lấy ý kiến của đại diện các khoa, phòng ban của Học viện về
nội dung chi tiết các chuyên đề, vừa qua ngày 2/10/2012 Ban quản lý dự án đã tổ
chức hội thảo lần cuối lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện tập bài giảng. Ban quản lý dự án
đã tiến hành xong việc nghiệm thu tập bài giảng và đang xây dựng kế hoạch lồng ghép
12 chuyên đề thuộc giai đoạn I cũng như 4 chuyên đề mới của giai đoạn II và chương
trình giảng dạy của học viện.
Các kết quả cuả hoạt động 2 đã hoàn thành cụ thể như sau: Dự án đã thuê tư vấn

tiến hành điều tra, khảo sát và xác định nhu cầu đào tạo cũng như nội dung lồng ghép,

8


phương án và kế hoạch lồng ghép trong 5 năm tới. Các dự thảo báo cáo đã được tư
vấn hoàn thành và gửi BQLDA để lấy ý kiến.
Tại hai cuộc hội thảo vào ngày 28/11/2012 và 15/01/2013, Ban quản lý dự án và
nhóm tư vấn đã nhận được khá nhiều các góp ý từ phía các giảng viên, Ban lãnh đạo
Học viện đồng thời Ban quản lý dự án đã xin ý kiến tư vấn độc lập về các báo cáo
trên. Đến nay, các báo cáo đã hoàn thành và được lãnh đạo Học viện phê duyệt.
Từ ngày 2/3/2013 đến 27/4/2013, Ban quản lý dự án đang tổ chức đào tạo thí điểm
diện rộng 3 lớp với tổng số 240 học viên là các cán bộ đang học hệ tập trung tại Học
viện nhằm nâng cao năng lực cho các học viên hệ tập trung tại học viện 2011-2013,
đồng thời qua đây tiếp tục lấy ý kiến chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu giảng dạy cũng
như phương án và kế hoạch lồng ghép của Chương trình.
Trong tháng 4/2013, Ban quản lý dự án đã phối hợp với tư vấn tiến hành khảo sát
nhu cầu đào tạo tại 3 tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ và Bắc Giang nhằm xây dựng kế hoạch
đào tạo nguồn cán bộ của các tỉnh về các lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế
quốc tế. Đồng thời, Từ 1/4/2013 đến 30/4/2013, Ban quản lý dự án đã lần lượt mở 03
lớp đào tạo tại 03 tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ và Bắc Giang với sự tham gia của khoảng
220 cán bộ là các cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, xã. Các khóa tập huấn đã giúp các
cán bộ của địa phương có kiến thức, thông tin sâu rộng hơn và toàn diện hơn về Hậu
WTO và các thách thức đối với Việt Nam sau khi trở thành thành viên của WTO. Hơn
nữa, thông qua các hoạt động này, Ban quản lý dự án tiếp tục lấy ý kiến đóng góp giúp
hoàn thiện tập bài giảng của 16 chuyên đề.
Do có sự điểu chỉnh kế hoạch nên việc đào tạo tại 2 tỉnh Bắc Cạn và Hải Dương,
Ban quản lý dự án đã không thể triển khai theo kế hoạch, vấn đề này đã được Ban
quản lý dự án báo cáo và xin điều chỉnh kế hoạch với Văn phòng Ban chỉ đạo Chương
trình . Vì vậy, được sự đồng ý của Văn phòng Ban chỉ đạo, từ ngày 1/7 đến 8/7/2013,

Ban quản lý dự án đã triển khai thành công khóa tập huấn cuối cùng dành cho các học
viên là các cán bộ quản lý cấp tỉnh huyện, xã của 28 tỉnh phía Bắc. Với sự tham gia
của 96 học viên đến từ 28 tỉnh, huyện. Các học viên đã tham gia đầy đủ các ngày học
của khóa tập huấn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Chương trình đã tạo điều kiện cho đội
ngũ cán bộ cấp tỉnh huyện tiếp cận với một khóa học bổ ích và cập nhật thông tin cần
thiết phục vụ cho công việc quản lý.
Sau khi tiến hành các khóa tập huấn, đồng thời lấy ý kiến đóng góp từ các học
viên, đến nay nhóm tư vấn đã tiếp nhận các ý kiến đóng góp và hoàn thiện “Nội dung
tập bài giảng và các phương án lồng ghép vào Chương trình đào tạo của Học viện”.
Ngày 30 tháng 8/2013 Ban quản lý dự án đã tiến hành tổ chức “Hội thảo tổng kết
và thẩm định kết quả dự án đồng thời chia sẻ và rút ra bài học kinh nghiệm”. Trong
tháng 9/2013 Ban quản lý dự án đã tiến hành các thủ tục hoàn thuế và sẽ đóng dự án
theo quy định.
Kết quả thực hiện của dự án:

9


Kết quả 1: Nội dung bài giảng về hội nhập kinh tế quốc tế được bổ sung thêm
các nội dung mới
- Tổ chức hội thảo rà soát 12 chuyên đề đã xây dựng và xác định 4 chuyên đề cần
bổ sung. Từ đó xác định và hoàn thiện được nội dung, tên của các chuyên đề cần lồng
ghép trong chương trình đào tạo tập trung của Học viện thuộc năm thứ 2 của dự án.
- Thuê tư vấn xây dựng đề cương chuyên đề, sau khi tổ chức hội thảo góp ý đề
cương, đến nay bản đề cương chuyên đề đã hoàn thành và được BQLDA phê duyệt.
- Tuyển chọn được nhóm tư vấn có chất lượng để xây dựng tập bài giảng cho các
chuyên đề cần lồng ghép trong chương trình đào tạo tập trung của học viện. Sau khi
nhận được các góp ý từ 02 hội thảo góp ý tập bài giảng và các ý kiến góp ý bằng văn
bản, đến nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành tập bài giảng của các chuyên đề mới để
chuẩn bị cho việc thực hiện lồng ghép vào chương trình giảng dạy của Học viện.

+ Kết quả 2: Nhu cầu, nội dung, phương án và kế hoạch lồng ghép trong
chương trình đào tạo tập trung được Ban giám đốc Học viện phê duyệt
- Trong quý III/2012 Ban quản lý dự án đã phối hợp với tư vấn tiến hành khảo sát
đánh giá xác định nhu cầu và phương án lồng ghép cho các nội dung mới vào Chương
trình giảng dạy của Học viện thông qua phiếu hỏi, toạ đàm và phỏng vấn trực tiếp các
đối tượng là Ban Lãnh đạo nhà trường, Trưởng, phó các khoa, bộ môn của học viện,
các giảng viên đang công tác tại học viện và đại diện các học viên. Đến nay, báo cáo
rà soát và đánh gia nhu cầu đã hoàn tất và các phương án lồng ghép đang được đau ra
thảo luận để hoàn tất. Tháng 11/2012 và tháng 1/2013 Ban quản lý dự án đã tổ chức
02 cuộc hội thảo nhằm đóng góp ý kiến cho các phương án lồng ghép. Hai hội thảo đã
nhận được các ý kiến quý báu từ các đại diện của các bộ môn, khoa của Học viện và
các học viên. Nhóm tư vấn đã tiếp thu các ý kiến và hoàn thiện kế hoạch và phương án
lồng ghép, đồng thời trong tháng 2/2013 ban quản lý dự án cũng đã xin ý kiến từ các
tư vấn về các báo cáo này, đến nay báo cáo đã được hoàn thiện và được Lãnh đạo Ban
quản lý dự án và ban Lãnh đạo Học viện thông qua và phê duyệt.
Kết quả 3: Tài liệu giảng dạy, nội dung, phương án và kế hoạch lồng ghép được
chỉnh sửa trên cơ sở kết quả tổ chức đào tạo thí điểm diện rộng nâng cao năng lực
Kết quả 4: Tài liệu giảng dạy được tiếp tục chuẩn hóa trên cơ sở nhu cầu, điều
kiện thực tiễn và đào tạo thí điểm tại 3 tỉnh.
Thông qua hoạt động đào tạo, các chuyên đề mới và đề xuất các phương án và
kế hoạch lồng ghép đã được chuẩn hóa trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các học
viên tham gia đào tạo. Cụ thể, 649 ý kiến từ 4 lớp tại Hà nội, và 3 lớp tại 3 tỉnh Ninh
Bình, Phú Thọ và Bắc Giang. Các ý kiến sát thực đã giúp nhóm tư vấn hoàn thiện
được tập tài liệu gồm 04 chuyên đề mới và đề xuất phương án kế hoạch lồng ghép vào
chương trình đào tạo của Học viện và trình Ban giám đốc nhà trường phê duyệt.
Kết quả 5: Tài liệu giảng dạy, nội dung, phương án và kế hoạch lồng ghép được
giới thiệu, chia sẻ.

10



Kết quả của dự án đã được thẩm định và chia sẻ tại buổi hội thảo, hầu hết các ý
kiến đều đồng thuận với kết quả của dự án và đề xuất Học viện sớm đưa các kiến thức
được chương trình hỗ trợ vào chương trình đào tạo chung của Học viện. Ban Giám
đốc nhà trường cũng đánh giá cao kết quả của dự án giúp Học viện có thêm những
nhận thức về việc mở rộng các kiến thức về thực tế xã hội và tính cấp thiết của việc
lồng ghép những kiến thức thực tế này vào chương trình đào tạo chung của Học viện.
2.3. Kết quả thực hiện về tài chính

Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày ký thỏa thuận tài trợ với tổng ngân sách cam
kết hỗ trợ của dự án 248.400 USD (Hai trăm bốn tám ngàn bốn trăm đôla Mỹ), dự án
đã thực hiện được 100% các hoạt động của dự án với tổng chi phí đã quyết toán và
kiểm toán trong hai năm 2012 và 2013 là: 5.147.747.130 đồng (Năm tỷ một trăm bốn
bảy triệu bảy trăm bốn bảy ngàn một trăm ba mươi đồng chẵn) tương đương 245.131
USD (Hai trăm bốn lăm ngàn một trăm ba mốt đôla Mỹ ) . Tỷ lệ giải ngân tương ứng
là 98% ngân sách được phê duyệt.
(Báo cáo tài chính chi tiết kèm theo)
2.4. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện của dự án:

Dự án đã được hỗ trợ qua hai giai đoạn và đạt được những kết quả nhất định. Các
kết quả của dự án được đánh giá cao trong việc hỗ trợ và bổ sung thêm những kiến
thức mang tính chất thực tế cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh huyện. Tuy nhiên,
việc thực hiện các hoạt động để đưa ra kết quả cuối cùng cũng chịu tác động của các
yếu tố ngoài các yếu tố chủ quan còn có các yếu tố khách quan khác, cụ thể như sau:
Quá trình chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo nhu cầu, phạm vi và cách thức lồng
ghép, phương án, kế hoạch, nội dung, lộ trình lồng ghép có sự tham gia của học viện khu
vực khác, các cơ quan liên quan, các địa phương, đặc biệt là Hội đồng lý luận Trung
ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, các viện nghiên cứu của Bộ Công thương, Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch Đầu tư, vừa tạo ra môi trường dân chủ,
công khai trong quá trình biên soạn giáo trình vừa tăng cường sự tham gia, nâng cao

nhận thức, tạo ra sự đồng thuận, góp phần rút ngắn thời gian, lộ trình thực hiện lồng
ghép vào chương trình giảng dạy của nhà trường.
- Quá trình thực hiện dự án có sự tham gia của các bên trong việc đổi mới nội
dung giảng dạy cũng góp phần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, phối hợp hiệu
quả hơn giữa nhà trường và các cơ quan ban ngành có liên quan, các địa phương, chủ
yếu là cấp tỉnh, huyện, doanh nghiệp.
- Kết quả dự án sẽ có đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới nội dung giảng
dạy của nhà trường. Nội dung giảng dạy sẽ trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, các kiến
thức về hội nhập được hệ thống hóa, sắp xếp, phân loại khoa học hơn, tiện lợi hơn cho

11


việc tra cứu, truy vấn, tham khảo, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong việc cập nhật kiến
thức hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng.
-Việc xây dựng, hoàn thiện và tái bản giáo trình hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ
tạo ra nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy cho Học viện, nguồn tài liệu tham khảo cho học
viên trong trường mà còn có tác dụng phổ biến rộng rãi tới các trường khác, các đối
tượng khác, tại địa bàn khác, từ cơ quan, ban ngành cấp trung ương đến cơ quan, ban
ngành cấp tỉnh, cấp huyện, từ cơ quan nghiên cứu đến các doanh nghiệp. Bên cạnh đó
việc chia sẻ các kết quả dự án trên website của Học viện và đăng bài giới thiệu kết
quả dự án trên Tạp chí Cộng sản và các phương tiện truyền thông sẽ góp phần phổ
biến rộng rãi hơn nữa các kết quả đã đạt được của dự án, giúp cho các học viên nói
riêng và độc giả nói chung có điều kiện tiếp cận dễ dàng, đầy đủ các kết quả đã đạt
được của dự án.
- Trong quá trình lựa chọn học viên, dự án đưa ra tiêu chí ưu tiên đối tượng là nữ
giới, phấn đấu tỷ lệ học viên nữ tham gia lớp học từ 30% – 50%.
- Trong số 3 tỉnh được chọn tâp huấn tại cơ sở có 1 tỉnh miền núi là Phú Thọ. Tỉnh
Ninh Bình cũng là địa bàn có nhiều huyện miền núi, vùng sâu vùng xa. Dự án có chủ
trương ưu tiên học viên thuộc các huyện miền núi, có hoàn cảnh khó khăn, học viên là

người dân tộc thiểu số. Đồng thời tại khóa tập huấn tại Hà Nội, dự án đã thực hiện mời
100 học viên là đại diện của một số tỉnh còn lại như : Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên bái, Lao
Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nam Định... tham dự.
2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

2.5.1 Phân tích so với mục tiêu thiết kế dự án
Qua quá trình triển khai và thực hiện dự án, đến nay, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
hầu hết đã đạt được như dự kiến ban đầu, cụ thể như sau:
- Dự án đã góp phần nâng cao năng lực của cán bộ công tác trong lĩnh vực liên

quan đến hội nhập quốc tế thông qua việc nâng cao năng lực đạo tạo, bồi dưỡng kiến
thức về hội nhập quốc tế. Việc đào tạo các chuyên đề cần thiết thiết liên quan đến Hội
nhập kinh tế quốc tế đã đưa được những kiến thức cơ bản và thực tiễn vào công tác
quản lý và quá trình ra quyết định của lớp cán bộ quản lý cấp huyện, là đói tượng nâng
cao năng lực trong dự án;
- Việc lồng ghép nội dung nâng cao năng lực thực hiện cam kết về WTO vào

chương trình giảng dạy chính khóa tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I đã
giúp trang bị kiến thức cho học viên một cách có hệ thống, nhanh chóng, dễ dàng và
đầy đủ hơn trước;

12


- Năng lực của giảng viên và học viên của Học viện và cán bộ đương chức tại một

số tỉnh Miền bắc (khoản 600 học viên) được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu hội
nhập quốc tế thông qua việc xây dựng nội dung, phạm vi, phương án lồng ghép kiến
thức hội nhập vào chương trình giảng dạy và xây dựng kế hoạch, lộ trình lồng ghép.
- Xác định được nội dung, phạm vi, phương án lồng ghép, kế hoạch, lộ trình lồng


ghép. Quá trình từ xác định nội dung, phạm vi lồng ghép, xây dựng chuyện đề, tích
hợp thành giáo trình và thực hiện lồng ghép là một quá trình đòi hòi phải có thời gian,
tiến hành từng bước theo lộ trình, cần có sự ủng hộ của Lãnh đạo Học viện cũng như
các cơ quan hữu quan;
Các mục tiêu của dự án nêu trên là tiền đề cho các mục tiêu dài hạn của dự án
trong tương lai, cụ thể như:
- Kiến thức tích lũy được qua quá trình học tập cùng với những kiến thức bổ trợ

khác sẽ giúp cho cán bộ công tác trong lĩnh vực liên quan đến hội nhập quốc tế có thể
đưa ra được các quyết định quản lý chuẩn xác hơn, phù hợp hơn trong điều kiện hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;
- Kết quả tác động lâu dài của dự án đó là sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các bài học

thành công trong công tác quản lý và điều phối hội nhập quốc tế. Ở góc độ người thụ
hưởng, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi nhiều hơn nhờ các quyết sách đúng
đắn trong công tác quản lý và điều phối hội nhập, mức độ hài lòng của họ đối với các
công tác quản lý và điều phối hội nhập ngày càng tăng.

2.5.2. Tính bền vững:

- Dự án đóng vai trò giống như tác nhân để tạo ra sự thay đổi lâu dài về nội dung
đào tạo trong khuôn khổ chương trình đổi mới nội dung giảng dạy, giáo trình mà
Học viện đã và đang thực hiện. Kết quả dự án tạo ra nền móng, tiền đề cho việc thực
hiện từng bước quá lồng ghép nội dung hội nhập quốc tế vào chương trình giảng dạy
của nhà trường.
- Quá trình thực hiện dự án tạo điều kiện cho các bên liên quan tích cực tham gia
vào việc đổi mới nội dung giảng dạy. Các bên tham gia bao gồm lãnh đạo Học viện,
các khoa, các bộ môn và các giảng viên trong Học viện cũng như các cơ quan hữu
quan như Hội đồng lý luận trung ương, Ban tuyên giáo trung ương và Học viện các

khu vực khác. Sự tham gia của các bên sẽ góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng,
kinh nghiệm trong quá trình xây dựng giáo trình, đổi mới nội dung giảng dạy. Dự án
sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực cho việc đổi mới nội dung đào tạo ở các chuyên ngành,
bộ môn giảng dạy khác của Học viện.

13


-

Sự tham gia của các ban ngành, địa phương, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự tương tác,
hỗ trợ, thúc đẩy, nhằm đảm bảo nội dung giảng dạy được đổi mới trên cơ sở nhu
cầu đòi hỏi của thực tiễn. Khi nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn thì sẽ có tác
dụng thu hút sự quan tâm, chú ý, đồng thời nâng cao năng lực, nhận thức, hiểu
biết của các học viên nói riêng và những đối tượng quan tâm nói chung, góp
phần đảm bảo nâng cao hiệu quả dự án và đảm bảo sức sống, sự bền vững của dự
án.

Những bài học kinh nghiệm
Qua việc thực hiện dự án, Học viện đã thu được những bài học kinh nghiệm sau:
- Khi tổ chức triển khai thực hiện dự án phải bám chắc vào văn kiện thiết kế dự
án.
- Tham gia đầy đủ các khóa tập về xây dựng thiết kế dự án, quản lý dự án và coi
trọng công tác thông tin liên lạc với cán bộ quản lú dự án và Văn phòng Chương trình.
- Khi tổ chức giảng thí điểm ở địa phương tập bài giảng phải bổ sung thêm một số
nội dung về cải cách hành chính, an ninh quốc phòng, đối phó với lạm phát, khủng
hoảng kinh tế….
- Nghiên cứu các hiệp định về WTO phải gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn. Những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình thực hiện
cam kết về WTO.

- Phối hợp với các bên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra./.

14



×