Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ứng dụng viễn thám và GIS đấnh giá biến động đất quận Hà Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT

BÀI TẬP LỚN
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT
QUẬN HÀ ĐÔNG 2010-2017
Môn học: Địa tin học ứng dụng
Giảng viên hướngNhóm
dẫn: TS
Trần
thực
hiệnHùng
(Nhóm 6):
Nguyễn Sương Mai

1.
Nguyễn Thị Diệu Ánh
Đồng và
Thịmôi
Ngọc
Mai
Lớp: K60 Quản2.lý tài nguyên
trường
3.
Ngô Thị Hồng Minh (NT)
4.
Đoàn Thị Phượng
5.
Dương Thị Hải Yến


Hà Nội, 2017

1. Tính cấp thiết của đề tài
1


1.1 Giới thiệu
Đất đai từ lâu vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và
phát triển của con người. Nó là tư liệu sản suất đặc biệt cho sự phát triển kinh tế xã
hội, an ninh và quốc phòng. Nhưng đất đai chỉ có thể phát huy tiềm năng vốn có
dưới sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên.Trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta, sự chuyển dịch kinh tế từ Nông
nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ sang Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp đã và
đang gây sức ép lớn về đất đai. Sức ép về dân số, tốc độ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng trong khi quỹ đất lại có
hạn. Đất đai đã thực sự trở thành “Tấc đất tấc vàng”. Trong quá trình sử dụng đất,
thường nảy sinh nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con người.
Do đó luôn có sự biến động đất đai về sử dụng đất. Để phục vụ cho công tác quản
lý của Nhà nước thì cần làm rõ biến động sử dụng đất. Chính vì vậy cần phải có
một phương pháp quản lý hợp lý về tình hình sử dụng đất ở các đô thị. Hiện nay,
nhiều vệ tinh nhân tạo đã được phóng lên quỹ đạo với các mục đích khác nhau để
theo dõi diễn biến các hiện tượng trên bề mặt trái đất, trong đó có mục đích theo
dõi lớp phủ bề mặt trái đất. Đây là một phương pháp với công nghệ mới giúp làm
nhanh và hiệu quả hơn so với các công nghệ trước đây. Ngày nay có thể tiến hành
thành lập bản đồ biến động sử dụng đất đô thị một cách nhanh hơn trước nhờ vào
việc sử dụng ảnh vệ tinh với độ phân giải cao thay vì trước đây phải thực hiện các
công tác thực địa phức tạp làm tăng thời gian hoàn thành công việc.
Với bản đồ biến động được thực hiện bằng phương pháp viễn thám đạt độ
chính xác cao, ta có thể tiến hành dự đoán các loại hình sử dụng đất trong những
năm tiếp theo để các nhà quy hoạch có thể hoạch định các loại hình sử dụng đất

một cách phù hợp hơn

2


1.2 Mục đích nghiên cứu


Tìm hiểu cở sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về đất, đất đai và sử dụng

đất.
• Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010-2017.
• Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất và đánh giá việc
thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận và đề xuất một số giải pháp.
2. Giới thiệu về quận Hà Đông
Quận Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ
vàsông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam, là nơi đặt trụ sở
một số cơquan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Năm 2003, ba xã là
Phú Lương,Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai và xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài
Đức, tỉnh HàTây được sát nhập thêm vào quận Hà Đông (khi đó là thị xã Hà
Đông). Năm 2006, quận sát nhập thêm ba xã Đồng Mai, Biên Giang thuộc huyện
Thanh Oai và xã DươngNội thuộc huyện Hoài Đức và một phần thuộc xã Phụng
Châu, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 8/5/2009, theo Nghị quyết
19/NQ-CP của chính phủ, thị xã Hà Đông trở thành một quận thuộc thành phố
Hà Nội. Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, quận Hà Đông đã trải
qua nhiều lần mở rộng diện tích và thay đổiđơn vị hành chính, dẫn đến những
biến động sử dụng đất đai. Mặt khác, Hà Đông mớitrở thành một quận của thành
phố Hà Nội (năm 2009) có diện tích đất đai lớn thứ 2 Hà Nội sau quận Long
Biên, là một quận có tốc độ tăng trưởng nhanh do đó tình hình biến động sử dụng

đất xảy ra nhiều và phức tạp gây khó khăn cho việc quản lý đất đai cũng như
hoạch định hướng sử dụng đất trong tương lai.

3


Hình 1: Bản đồ hành chính quận Hà Đông
3. Dữ liệu và phương pháp
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu ảnh vệ tinh: Dữ liệu ảnh vệ tinh dùng trong nghiên cứu là ảnh vệ tinh
Landsat thu nhận ở 2 thời điểm, năm 2010 và năm 2017 và dữ liệu nền địa lý
của khu vực



Ảnh vệ tinh Landsat
Các ảnh vệ tinh đã được hiệu chỉnh phổ và nắn chỉnh hình học về hệ tọa độ
VN2000 và cắt theo ranh giới của khu vực nghiên cứu.

4




Dữ liệu khác: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000, mô hình số độ cao, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010 và năm 2017 khu vực quận Hà Đông, TP Hà Nội

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh



Download ảnh Landsat của quận Hà Đông 2010 và 2017. Đối với ảnh Landsat
quận Hà Đông năm 2010, kết hợp với dữ liệu nền địa lý để thành lập bản đồ sử

dụng đất năm 2010 với 8 loại đất chính.
• Với ảnh Landsat 2017: phân loại lớp phủ bằng phần mềm Arcgis, kết hợp với phần
mềm Google Earth Pro.
3.2.2. Phương pháp phân tích biến động sử dụng đất
Ảnh vệ tinh sau khi phân loại được biên tập bằng phần mềm ArcGIS10 kết
hợp với cơ sở dữ liệu để thành lập bản đồ sử dụng đất/lớp phủ. Sử dụng chức năng
phân tích không gian chồng xếp bản đồ tạo bản đồ biến động. Phân tích, tổng hợp
số liệu hiện trạng và biến động sử dụng đất/lớp phủ bằng phần mềm
4. Phân loại ảnh vệ tinh theo phương pháp hướng đối tượng
4.1. Phân loại ảnh
Đặc điểm của phương pháp hướng đối tượng là phân loại dựa vào đối tượng
được phân tách từ ảnh vệ tinh. Đối tượng ảnh được tạo ra dựa trên các tiêu chí
điều chỉnh về sự đồng nhất hay không đồng nhất về phổ và cấu trúc. Với ảnh vệ
tinh Landsat thu thập được kết quả phân tách ảnh thu được 8 lớp đối tượng ảnh.

5


Hình 2: Ảnh Landsat 8 lớp phủ quận Hà Đông năm 2010

6


Hình 3: Ảnh Landsat 8 lớp phủ quận Hà Đông năm 2017

Tiến hành chọn mẫu phân loại với các lớp đối tượng như Bảng 1. Nếu những vị

trí mẫu không thỏa mãn về phổ và cấu trúc với các mẫu khác trong cùng một lớp
đối tượng thì loại bỏ.

7


ST
T
1

Loại đất/ lớp phủ

Mô tả

Đất nông nghiệp

2
3
4
5

Đất chưa sử dụng
Đất sông ngòi
Đất nông thôn
Đất chuyên dùng

6

Đất ở sản xuất


Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây
lâu năm; Đất bằng trồng cây hằng năm; Đất chuyên
trồng lúa nước; Đất trồng lúa nước còn lại; Đất trồng
cây ăn quả lâu năm; Đất trồng cây lâu năm khác
Đất chưa sử dụng
Sông, hồ, kênh, mương, rạch
Đất ở nông thôn
Đất an ninh; Đất quốc phòng; Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp của nhà nước; Đất trụ sở khác
Đất khu công nghiệp; Đất cơ sở sản xuất kinh
doanh; Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

7
8

Đất ở đô thị
Đất khác

Đất chợ; Đất dịch vụ xã hội; Đất nghiên cứu khoa
học; Đất công trình năng lượng; Đất công trình bưu
chính viễn thông, Đất cơ sở văn hóa, Đất cơ sở y tế;
Đất cơ sở giáo dục-đào tạo; Đất cơ sở thể dục thể
thao, Đất giao thông, Đất thủy lợi

Bảng 1: Mô tả các lớp phân loại
4.2. Thành lập bản đồ sử dụng đất/lớp phủ
Kết quả phân loại được điều tra đối soát thực địa hoặc bản đồ nhằm kiểm tra
và chỉnh lý đúng với hiện trạng sử dụng đất/lớp phủ. Kết quả chỉnh lý được
ghi chú ngay trên bản đồ giấy làm căn cứ cho công tác biên tập trên phần mềm
ArcGIS. Kết quả thu được bản đồ sử dụng đất/lớp phủ năm 2010 và năm 2017

khu vực nghiên cứu (Hình 2).

8


Hình 4: Bản đồ sử dụng đất quận Hà Đông năm 2010

STT
1
2

Loại đất
Đất nông nghiệp (Đất sông ngòi
và đất nông nghiệp)
Đất phi nông nghiệp (Đất đô thị,
9

Diện tích(ha)
1308,07

Cơ cấu(%)
27,06%

3493,24

72,27%


3


đất sản xuất, đất khác)
Đất chưa sử dụng

32,35

0,67%

Bảng 2: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất quận Hà Đông năm 2010

Hình 5: Bản đồ sử dụng đất quận Hà Đông năm 2017
Diện tích
(km2)

Loại đất
Đất phi nông nghiệp

Phần trăm

3.883,1

78.22884622%

Đất nông nghiệp

1.080,67

21.77518298%

Tổng đất


4.963,77

100%

Bảng 3: Số liệu sử dụng đất quận Hà Đông năm 2017
10


5.

Đánh giá biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 20102017
Từ bản đồ sử dụng đất/lớp phủ năm 2010, ứng dụng chức năng phân tích

không gian trong phần mềm ArcGIS 10.2 thành lập bản đồ biến động, cơ cấu đất
nông nghiệp năm 2010 là 27.06%, đất phi nông nghiệp là 72.27% và đất chưa sử
dụng là 0.67%. Từ bản đồ sử dụng đất/lớp phủ năm 2017, ứng dụng chức năng
phân tích không gian trong phần mềm ArcGIS 10.2 thành lập bản đồ biến động, cơ
cấu đất nông nghiệp năm 2017 là 21.77518298%, cơ cấu đất phi nông nghiệp là
78.22884622%. Theo số liệu sử dụng đất quận Hà Đông từ năm 2010- 2017, ứng
dụng chức năng phân tích không gian trong phần mềm ArcGIS 10.2 thành lập bản
đồ biến động và phân tích tình hình biến động sử dụng đất năm 2010- 2017, xu
hướng sử dụng năm từ năm 2010- 2017 ở quận Hà Đông, đất nông nghiệp giảm
5.28481702% và đất phi nông nghiệp tăng 5.95884622%. Có sự biến động sử dụng
đất như trên là do, có sự chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, đất
công cộng, đất sản xuất kinh doanh,…Nhóm đất phi nông nghiệp tăng do tốc độ đô
thị hóa diễn ra nhanh cùng với việc xây dựng mới các cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, khu vui chơi giải trí; phát triển hạ tầng giao thông...để đảm bảo cho
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

11




×