Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cum bai van ban nhat dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.85 KB, 3 trang )

VĂN BẢN NHẬT DỤNG
-Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản.
-Văn bản nhật dụng là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người
và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, mọi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túycó
tính cập nhật và những vấn đề cơ bản của cộng đồng và con người.
- Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.

Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
- Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.
- Chủ đề: Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong
thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
1.Vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Bác
-Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước trên thế giới
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
- Làm nhiều nghề.
- Đến đâu cũng học, cũng tìm hiểu đến mức sâu sắc, khá uyên thâm
- Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán những cái hạn chế, tiêu cực dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
Một nhân cách rất Việt Nam, rất phương đông, rất mới, rất hiện đại
 Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở sự thống nhất, hài hoà giữa dân tộc và
nhân loại. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại cùa Bác rất chủ động, sáng tạo, có chọn lọc, hiểu biết sâu rộng, biết hoà
nhập mà vẫn giữ bản sắc dân tộc. Đó chính là một cái tài, cái nhân cách cao đẹp của Bác
2. Phong cách, lối sống của Bác
-Nơi ở, nơi làm việc : nhà sàn nhỏ bằng gỗ vỏn vẹn vài phòng , đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- Trang phục: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ
-Ăn uống: Đạm bạc, cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối cháo hoa …
Lối sống vừa giản dị, thanh cao, vĩ đại. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong
cảnh nghèo khó hay theo lối tu hành, cũng không tự thần thánh hoá, tự làm khác đời, hơn người mà đây là một
cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ:cái đẹp là sự tự nhiên.
Cốt lõi trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc
và tinh hoa văn hóa nhân loại.
 Nghệ thuật


- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
 Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn
hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ( Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)
 Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua
các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học 1982.
 Tác phẩm: là văn bản nhật dụng. Văn bản được trích trong bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà
văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi-lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào
tháng 8 năm 1986.

1


 Tóm tắt văn bản: Nhà văn Mác-két đã nêu lên nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, chỉ rõ sự tốn kém một
cách vô lí để chạy đua vũ trang, trong khi trẻ em bị thất học, bị bệnh tật và thiếu đói. Nhà văn kêu gọi mọi
người hãy đấu tranh vì một thế giới hoà bình không có vũ khí hạt nhân.
-Đoạn1: Từ đầu đến đẹp hơn  nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
-Đoạn 2: Tiếp đó đến xuất phát của nó Tính chất phi lý cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và sự nguy hại.
-Đoạn 3: Còn lạiNhiệm vụ của chúng ta ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại và sự phi lý của cuộc chạy đua vũ trang
a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
-Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân.
-Tất cả mọi người…đang ngồi…4 tấn thuốc nổ.
-Tất cả chổ đó nổ …tung..hết thảy…mọi dấu vết… trên trái đất.
-Tiêu diệt…thế cân bằng của hệ mặt trời.
 Cách lập luận bằng cách vào đề trực tiếp, dùng chứng cứ rõ ràng, xác thực, đã gây được ấn tượng cho

người đọc về tính chất hệ trọng của vấn đề
b. Cuộc chạy đua vũ trang
- Với xã hội : làm mất đi khả năng sống tốt đẹp.
-Y tế : Giá 10 tàu sân bay bằng phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi sốt, cứu 14 triệu trẻ em.
-Tiếp tế thực phẩm : Đủ trả tiền nông cụ trong 4 năm.
-Giáo dục : 2 chiếc tàu ngầm đủ tiền xoá nạn mù chử cho toàn thế giới.
Với nghệ thuật so sánh đối lập, lập luận đơn giản có sức thuyết phục cao gây cho người đọc ngạc nhiên,
bất ngờ về sự tốn kém cực kì ghê gớm, vô lí, vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ trang.
c. Chiến tranh hạt nhân là một hành động cực kì phi lí
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí con người và đi ngược lại lí trí tự nhiên.
 Giúp người đọc thấy rõ hậu quả.Nếu nổ ra của chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt, tiêu hủy mọi sự sống trên
trái đất.
2. Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.
- Nhiệm vụ của mọi người ngăn chặn, đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân.
- Đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và cuộc sống hoà bình công bằng.
- Mở ra nhà băng lưu trữ trí nhớ.
 Là lời kêu gọi thống thiết, mạnh mẽ đánh thức lương tri của những người tiến bộ trên toàn thế giới đứng lên
đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân. Đồng thời lên án những thế lực hiếu chiến để cho cuộc sống này tốt đẹp
hơn.
Nghệ thuật:
- Có lập luận chặt chẽ.
- Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
 Ý nghĩa VB: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa
bình nhân loại.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
* Tác phẩm:
- Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế

quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn.
- Văn bản được trích trong Tuyên bố cuả Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30/9/1990 tại trụ sở
Liên hiệp quốc ở New York.

2


- Văn bản được trình bày theo các mục, các phần.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đáp ứng Sự thách thức
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến ngun đó Cơ hội
+ Đoạn 3: Còn lại Nhiệm vụ
1. Sự thách thức: trẻ em trên thế giới hiện nay bị rơi vào hiểm họa
- Nạn nhân chiến tranh và bạo lực
- Sự phân biệt chủng tộc
- Sự xâm lược và thơn tính của nước ngồi
- Đói nghèo, dịch bệnh và mù chữ
- Chết do suy dinh dưỡng
Thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới.
2. Cơ hội
- Liên kết các nước lại để các nước có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mạng cho trẻ em.
- Có cơng ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Sự đồn kết, hợp tác quốc tế
 Bài trừ phần rất lớn nổi bất hạnh của trẻ em, tạo tính pháp lý, tăng cường phúc lợi cho trẻ em
3. Nhiệm vụ
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ
em.
- Quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi.
- Đảm bảo bình đẳng nam nữ trong trẻ em.
- Xoá nạn mù chữ ở trẻ em.
Nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa tồn diện,vừa sâu sắc về vật chất lẩn tinh thần đối với trẻ

em.
 Có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia, liên quan trực tiếp đến tương lai đất nước.
4.Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Sự quan
tâm của cộng đồng Quốc tế đối với vấn đề này:
Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Là vấn đề liên
quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.
Nghệ thuật:
- Gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lý. Mối liên kết lơ-gíc giữa các phần
làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
 Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được
bảo vệ và phát triển của trẻ em

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×