Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Hệ thống câu hỏi và đề cương cuộc thi viết tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 47 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI
CUỘC THI VIẾT TÌM HIÊU T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CAND
NHÂN 70 NĂM CAND HỌC TẬP, THựC HIỆN 6 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
(11/3/1948 - 11/3/2018)
I. T ư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN
TRONG S ự NGHIỆP GIỮ GÌN TRẬT Tự, AN NINH






%

'

Câu 1: Phân tích cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về CAND? Đánh giá giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về
CAND?
Câu 2: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào
nhân dân mà làm việc” được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? Phân tích
nội dung của câu nói nêu trên?
Câu 3: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh? Lực lượng CAND cần làm gì để phát huy vai trò
của nhân dân trong giữ gìn trật tự, an ninh?
Câu 4: Vì sao trong bài nói chuyện tại Trường Công an Trung cấp năm
1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành
công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn
toàn’’?
Câu 5: Qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND, đồng chí hãy chỉ
ra những việc cần phải làm để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác


nghiên cứũ, tìm hiểu, học tập, tuyên truyền, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
CAND trong thời gian tới?
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN
Bộ
Câu 1: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người cán bộ,
chiến sỹ công an? Đồng chí cần phải làm gì để xứng đáng với vị trí, vai trò đó?
Câu 2: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh người cán bộ, chiến sỹ công an phải có
những phẩm chất nào? Vì sao Hồ Chí Minh lại yêu cầu cán bộ, chiến sỹ công an
phải có những phẩm chất đó?
Câu 3: Phân tích nội dung 6 điều Bác Hồ dạy CAND? Nghiên cứu, quán
triệt và vận dụng tư tưởng đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thực hiện cuộc
vận động “Xây dựng người cán bộ, chiến sĩ CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân
dân phục vụ”?

1


Cầu 4: Trình bày tư tường Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy CAND? Rút ra ý
nghĩa đối với việc xây dựng bộ máy CAND hiện nay?
Câu 5: Đồng chí hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của công tác xây
dựng cán bộ và công tác cán bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Nêu một số
giải pháp chủ .yếu nhằm nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ CAND
thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

2


ĐÈ CƯƠNG GỢI Ý TRẢ LỜI
CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU T ư TỨỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ c AND
NHÂN 70 NĂM CAND HỌC TẬP, THựC HIỆN 6 ĐIỀU BÁC H ồ DẠY

(11/3/1948 - 11/3/2018)
I. T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN
TRONG S ự NGHIỆP GIỮ GÌN TRẬT T ự, AN NINH
Câu 1: Phân tích cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về Công an nhân dân? Đánh giá giá ừị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh
về Công an nhân dân?
Ỷ 1: Phân tích cơ sở, hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân
- Cơ sở thực tiễn
+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân được hình thành từ kinh nghiệm của Đảng trong việc tổ chức các đội tự vệ tiền đề cho sự ra đời của Công an nhân dân Việt Nam: Trải qua từng bước phát
triển của phong trào cách mạng, các đội vũ trang, tự vệ được xây dựng, từng bước
hoàn thiện về mặt tư tưởng, tổ chức, chính trị và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng
quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là kết quả của sự tự tích lũy
kinh nghiệm của bản thân Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng: Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là một phần hữu cơ, gắn liền với tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nói
chung. Hoạt động bí mật như một chiến sĩ điệp báo, đối mặt với rất nhiều loại mật
thám, tình báo nhà nghề ở nhiều nước trên thế giới, Người càng nhận thức sâu sắc
bản chất công an đế quốc và bọn tay sai thực chất là nanh vuốt của đế quốc thực
dân, là lũ “đầu trâu mặt ngựa”. Thực tiễn đó cung cấp cho Hồ Chí Minh những
kinh nghiệm và gợi ý về việc xây dựng lực lượng công an nhân dân trong tương
lai: chuyên môn phải phục tùng chính trị, ông an cách mạng, hoàn toàn khác công
an đế quốc, phải là lực lượng của nhân dân, phục vụ nhân dân chứ không phải để
đè đầu cưỡi cổ dân. về bản chất, công an cách mạng phải là công cụ chuyên chính
của sổ đông quần chúng để trấn áp kẻ thù làm hại nhân dân. Mặt khác, quá trình
hoạt động bí mật của Hồ Chí Minh cũng giúp Người hiểu rõ cách thức, quy luật
hoạt động của công an đế quốc. Người từng nhắc nhở Công an: muốn đánh địch
thì phải hiểu.rõ quy luật hoạt động của nó. -Những kinh nghiệm hoạt động bí mật

của Hồ Chí Minh như: kỹ thuật đánh lừa địch, cách “cắt đuôi” bọn mật thám bám
theo, kỹ thuật hoá trang, cách giữ bí mật, cách tạo tình huống giả... là những bài
3


học quý báu cho công tác nghiệp vụ của Công an. Đó cũng là một cơ sở quan
trọng hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân.
+ Thực tiễn và kinh nghiệm trong xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động
của lực lượng công an ở các nước trên thế giới: Là một chiến sĩ lỗi lạc của Quốc
tế Cộng sản, Hồ Chí Minh có thời gian dài sống, chiến đấu, làm nhiệm vụ tại
nhiều nước trên thế giới-. Những kinh nghiệm hoạt động bí mật và công khai ở
Pháp, Nga, Trung Quốc đã được Hồ Chí Minh tích lũy, tổng kết viết thành các tài
liệu giáo dục, học tập cán bộ cách mạng. Các tác phẩm “Kinh nghiệm du kích
Tàu ”, “Kinh nghiệm du kích. Pháp ”, “Kỉnh nghiêm du kích Nga ” được Quốc té
Cộng sản dùng làm tài liệu huấn luyện chứa đựng những kinh nghiệm to lớn của
các nước trong đấu tranh chống phản cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú
ý đến việc học hỏi, vận dụng kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự,
kinh nghiệm xây dựng lực lượng công an của các nước tiến bộ trên thế giới;
tuy nhiên, theo Người, việc học tập kinh nghiệm phải luôn luôn sáng tạo, phù
hợp với thực tiễn đất nước. Nói chuyện với Đoàn Công an Cu Ba ngày 9-81966, Người khẳng định: “Công an Cu Ba có nhiều kinh nghiệm giới thiệu cho
Công an Việt Nam. Công an Việt Nam cũng giới thiệu một số kinh nghiệm
cho Công an Cu Ba. Hai bên học tập lẫn nhau. Nhưng khi học tập lẫn nhau
phải sáng tạo. Kinh nghiệm cách mạng các nước phải học tập lẫn nhau. Phải
học tập và sáng tạo. Học tập và sáng tạo đi liền với nhau” 1.
- Tiền đề tư tưởng - lý luận
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân có sự kế thừa sâu sắc
những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: Trong các giá trị truyền
TEong củìTnhân “đan Việt Nam, truyền thống yêu nước nổi lên .yj_tr± hàng đầu.
Tiến tới là bài học lớn về tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bảo vệ bí mật
quốc gia, bảo vệ độc lập dân tộc; bài học bảo vệ đất nước đi đôi với xây dựng,

phát triển kinh tế, giữ yên bên trong, chủ động phòng ngừa ngay trong thời bình;
bài học phải “yên dân”, “dựa vào dân”, “lấy dân làm gốc” . ..
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân có sự tiếp thu tinh hoa văn
hóa phương Đông: Đầu tiên phải kể đến là học thuyết Nho giáo về giáo dục, đạo
đức và bài học nước lấy dân làm gốc. Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng từ
bi hỉ sả, cứu khổ, cứu nạn... để hình thành nên tư tưởng của mình về Công an
nhân dân.
+ Tư tưởng và văn hóa phương Tây: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu
các cuộc cách mạng dân chủ tư sản phương Tây, tiếp thu tư tưởng dân chủ pháp
quyền qua các tác phẩm của Rútxô và Môngtétxkiơ... Người đã tiếp nhận tinh hoa
-của-iriát lý phương Tâv. đăc biệt là tư tưởng dân chủ, tư tưởng về quyền của con

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t l 5 , tr.139.


người. Hiểu được bản chất của vấn đề nhà nước, vai trò của công dân và mối quan
hệ tác động lẫn nhau, Hồ Chí Minh nhận thức rằng, dân chủ là một mục tiêu mà
con người ở thời đại nào cũng luôn vươn tới, và văn hoá pháp lý là sự thể hiện
trình độ văn minh của một xã hội, là điều kiện để thực hiện quyền làm chủ của
mình. Người đã nhận thấy rằng, một xã hội muốn có trật tự, kỷ cương thì phải xây
dựng, điều hành nó trên, cơ sở hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự kế thừa, vận dụng sáng tạo những luận
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam: Đây
chính là nguồn gốc, nền tảng và chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ
sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận, đánh giá, phân tích, tổng kết các học thuyết
tư tưởng đương thời cũng như kinh nghiệm thực tiễn để hình thành tư tưởng của
mình. Lý luận Mác - Lênin còn giúp Hồ Chí Minh có phương pháp làm việc biện
chứng, giúp, cho Người tránh được giáo điều, khuôn mẫu, luôn có sự phát triển và
sáng tạo phù hợp với sự phát triển của tình hình thực tiễn.

- Nhân tố chủ quan
+ Tỉnh thần yêu nước và nhiệt thành cách mạng: Đây là động lực thôi thúc
Người ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, cả đời Người phấn đấu vì
“một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”2. Chính vì vậy mà Người sẵn sàng hy sinh, chịu'đựng những gian khổ, tất cả
đều vì độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân, hạnh phúc của con người.
+ Khả năng quan sát tinh tường, sáng suốt: Qua 30 năm bôn ba ra đi tìm
đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã liên tục quan sát và trải nghiệm cuộc sống của
nhân dân lao động ở nhiều nước trên thế giới và là một trong những nhà hoạt động
chính trị ở nhiều quốc gia nhất hồi đầu thế kỷ XX. Người đã không ngừng quan sát
hoạt động của công an đế quốc, quan sát hoạt động của công an các nước bạn,
quan sát hoạt động của các thế lực thù địch và quan sát chính hoạt động của công
an ta. Do vậy, kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết của Hồ Chí Minh liên quan đến
công an là rất phong phú, đa dạng.
+ Tư duy độc lập, sáng tạo, phân tích, đảnh giả tường tận bản chất vấn đề:
Không chỉ dừng lại ở việc quan sát thực tiễn, Hồ Chí Minh còn phân tích, đánh giá
tường tận bản chất của vấn đề, phán đoán đúng bản chất sự vật, hiện tượng có liên
quan đến công an, đúc rút thành những kinh nghiệm, khái quát thành lý luận về
công an nhân dân và đưa vào trong hoạt động thực tiễn.
... .. + Khả năng phân tích, đánh giá tường tận bản chất vấn đề, phán đoán sự vận
động, biến đổi của sự vật, hiện tượng một cách chính xác.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 187.
5


+ vốn kiến thức thực tiễn phong phú, đa dạng...
Ỷ 2: Quả trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chỉ Minh về Công an
nhân dân

- Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
+ Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước chịu sự nô dịch của phong kiến,
thực dân, nhân dân bị áp bức, bóc lột về mọi mặt, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc
bản chất phản động, phản tiến bộ của nhà nước phong kiến, thực dân. Suốt những
năm tháng hoạt động cách mạng tìm đường cứu nước ở nước ngoài, Hồ Chí Minh
đã nhận ra chế độ nhà nước tư sản thực chất là công cụ của giai cấp tư sản được sử
dụng để áp bức, bóc lột nhân dân. Trong các nhà nước đó, bộ máy quân đội, công
an, cảnh sát là tay sai, nanh vuốt của đế quốc, hà hiếp, áp bức dân chúng, “chúng
nó là lũ đầu trâu, mặt ngựa”. Bộ máy đó chỉ bảo vệ lợi ích cho một nhóm người và
đi ngược lại lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
Trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài, qua khảo sát chế độ
chính trị các nước dân chủ tư sản phương Tây, Hồ Chí Minh nhận thấy nhu càu
được sống trong an ninh là một trong những nhu cầu cơ bản của con người và do
đó, quyền có an ninh là một trong những quyền con người cơ bản. Trong bài “Ông
Anbe Xarô và bản tuyên ngôn nhân quyền” đăng trên báo Le Paria số 22 ra tháng
1-1924, Người đã khẳng định: “Người ta sinh ra và mãi mãi tự do và bình đẳng về
quyền. Các quyền ấy là: tự do, tư hữu, an ninh và chống áp bức”3. Trong “Báo cáo
gửi Quốc tế Nông dân về Nghị quyết của Đảng bộ Quốc dân Đảng Quảng Đông
về vấn đề nông dân”, Người khẳng định sự nghiệp bảo vệ an ninh là xuất phát từ
nhu cầu và lợi ích của dân và việc thành lập tổ chức tự vệ là cần thiết và quan
trọng r “Những sự áp bức đã khiên cho nông dân vô cùng phân-nộ-và-hiêu-răng
phải tự tổ chức nhau lại để bảo vệ lợi ích và an ninh của mình”4 và “ở bất cứ nơi
nào mà nông dân đã thành lập đội tự vệ của mìrúi thì đội tự vệ đó chẳng những
duy trì được an ninh và trật tự ở làng và huyện mà còn có thể ủng hộ Chính phủ
cách mạng, tăng cường cơ sở của Đảng”.
- Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến khi kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954)
+ Ngay sau khi công bố Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, ngày 13-9-1945, Người ký sắc lệnh số 33A/SL quy định về
quyền hạn của Ty Liêm phóng và sắc lệnh 33B/SL về trình tự, thủ tục khi bắt

người của Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát. Đây là một biện pháp quản lý nhà
nước về an ninh, trật tự rất tinh tế và phù hợp với tình hình thực tế. Khác với
các sở, Ty Cảnh sát là cơ quan hoạt động công khai, giữ gìn trật tự xã hội và

3. HÒ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.258.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.20ố.
6


làm việc với công dân trên cơ sở pháp luật; Ty Liêm phóng có nhiều quyền hạn
hon và nhiều hoạt động bí mật, liên quan nhiều hơn đến an ninh quốc gia,
nhưng vì thế cũng rất dễ xảy ra sự lạm quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Vì vậy, quyền hạn cần được quy định chặt chẽ.Đe thống
nhất công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, ngày 21-21946, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng
thành Việt Nam Công an vụ và đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Điều thứ
hai của sắc lệnh này ghi rõ ba nhiệm vụ chính của Việt Nam Công an vụ gồm có:
“ 1- Tìm kiếm và tập trung các tin tức và tài liệu liên can đến sự an toàn của
quốc gia hoặc bề trong hoặc bề ngoài.
2- Đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những hoạt động có thể
làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước, bất cứ sự hoạt động đó là do người
Việt Nam hay người ngoại quốc.
3- Điều tra về những hành động trái phép nói trên và truy tìm người can
phạm để giúp toà án ữong sự trừng trị”.
+ Để đảm bảo cho các hoạt động điều tra tội phạm diễn ra theo đúng pháp
luật, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của công dân, ngày 20-7-1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký sắc lệnh số 131/SL về tổ chức tư pháp công an. Trong văn bản này,
lần đầu tiên Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề luật pháp tố tụng hình sự và tổ chức
điều tra hình sự nhằm quy định hành lang pháp luật cho các hoạt động điều tra, xét
xử phân công, phân cấp điều tra, xét xử, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.

+ Những vấn đề tâm huyết nhất đối với ngành công an đã được Hồ Chí
Minh bày tỏ đầy đủ trong tác phẩm “Tư cách người Công an cách mệnh” với sáu
điều dạy cụ thể hàm chứa nhiều vấn đề lý luận sâu sắc, vẫn còn nguyên giá trị cho
đến tận ngày nay.
+ Điều quan tâm ngày càng lớn của Bác là việc xây dựng bộ máy, tổ chức
lực lượng công an và xây dựng người cán bộ công an nhân dân. Trong “Thư gửi
Hội nghị Công an toàn quốc”, tháng 1-1950, Người nhắc nhở:
Xây dựng bộ máy Công an nhân dân. Tức là công an phải có tinh thần
phục vụ nhân dân, là bạn dân. Đồng thời phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và
giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian trừ gian, để nhân dân thiết thực
giúp đỡ công an.
- Cách tổ chức Công an phải giản đon, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức,
giấy má.
- Lề lối làm việc phải dân chủ. cấp trên phải thường kiểm tra cấp dưới.cấp
dưới phải phê bình cấp trên. Giúp nhau kinh nghiệm và sáng kiến, giúp nhau tiến
bộ. Tự phê bình và phê bình nhau theo tinh thần thân ái và lập trường cách mệnh.
7


- Phải hoan nghênh nhân dân phê bình công an, để đi đến hiểu công an,
yêu công an, và giúp đỡ công an”5.
+ Trong bài nói chuyện tại khoá II, Trường Công an Trung ương năm 1951
và một số văn kiện khác. Điều quan tâm này không chỉ thể hiện trên bình diện lý
luận mà còn trên những chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước mà Hồ Chí Minh
tiến hành với tư cách người đứng đầu Đảng và Chính phủ. Ngày 14-5-1950, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 66/SL, chia Cục Tình báo Bộ Quốc phòng thành
hai bộ phận: một bộ phận nhập vào Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ và một bộ phận
sáp nhập vào ngành quân báo Bộ Tổng tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng, sắc lệnh
này cho thấy tư tưởng sáng suốt của Người trong việc phân định rõ ràng chức
năng, nhiệm vụ của bộ máy tình báo bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã

hội và chức năng, nhiệm vụ bộ máy tình báo phục vụ các mục đích quân sự - chính
trị.
+ Ngày 16-2-1953, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 141/SL về việc đổi Nha
Công an thuộc Bộ Nội vụ thành Thứ bộ Công an do một Thứ trưởng phụ trách.
Những nhiệm vụ quan trọng nhất của Thứ bộ Công an được ghi rõ trong sắc lệnh
số 141/SLlà:
Chống gián điệp, phản động ở trong nước để bảo vệ chính quyền dân chủ
nhân dân, bảo vệ quân đội nhân dân, bảo vệ các đoàn thể nhân dân, bảo vệ kinh tế
quốc dân; bảo vệ biên giới, chống đặc vụ và gián điệp quốc tế.
- Bài trừ lưu manh, trộm cướp, bài trừ các tệ nạn xã hội và giữ trật tự, an
ninh trong nhân dân.
- Quản trị các trại giam, giáo dục, cải tạo phạm nhân”.
Cồ' thể thaỹ7trêrrcữơng vị người đứng đàu Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, ngay từ sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, các vấn
đề xây dựng lực lượng công an cũng như công tác công an đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đánh giá là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước. Bảo vệ an ninh quốc gia
và trật tự xã hội luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Người khi cách mạng vừa
mới thành công và trở thành vấn đề trọng điểm trong đường lối, chính sách đối
nội, đối ngoại và pháp luật của một nhà nước dân chủ nhân dân. Ngoài ra, chúng ta
có thể thấy trong tư tưởng của Người về công an nhân dân đã có hình bóng của tư
tưởng nhà nước pháp quyền. Đây chính là kết quả của sự tiếp thu thành tựu khoa
học pháp luật dân chủ hiện đại của nền văn minh phương Tây kết hợp với những
truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Thời kỳ bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền
Namr thống nhất đất nước

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.312-313.
8



+ Ngay từ ngày đầu tiếp quản Thủ đô Hà Nội (ngày 10-10-1954), bên cạnh
“Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đỏ giải phóng”, Hồ Chí Minh viết và cho công bố
bài "'Giữ gìn trật tự, an ninh”, đăng trên báo Nhân dân số 236 ra ngày 9 và ngày
10-10-1954. Vấn đề an ninh, trật tự tiếp tục là một trong những sự quan tâm hàng
đầu của Người, nhất là khi miền Bắc đã giành lại được hoà bình. Người xác định:
“Hiện nay, việc quan trọng nhất của Thủ đô là giữ vững trật tự, an ninh. Có giữ
vững trật tự, an ninh thì nhân dân Thủ đô mới an cư lạc nghiệp. Giữ gìn trật tự,
an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta là
chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của
nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc an ninh trật tự càng phải dựa
vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”6.
+ Cũng trong những ngày trọng đại đó, Người cho đăng bài viết “ồn định
sinh hoạP trên báo Nhân dân số 238 ra ngày 13 và 14-10-1954, trong đó giao
nhiệm vụ rõ ràng cho lực lượng công an là: “công an, tự vệ phải cố gắng giữ gìn trật
tự, an ninh được vững chắc”7.
+ Tháng 1-1956, tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã xác định rất rõ nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân là: “Nhân
dân ta có hai lực lượng. Một là quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ
quốc, giữ gìn hoà bình. Một lực lượng nữa là công an để chống kẻ địch trong
nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hoà bình.Lúc chiến tranh thì
quân đội đánh giặc, lúc hoà bình thì tập luyện. Còn công an thì phải đánh địch
thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hoà bình lại càng nhiều việc... công
việc công an phải thường xuyên, không phải có từng đợt, từng lúc”8.
+ Ngày 27-8-1953, Hội đồng Chính phủ dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh
đã quyết định đổi Thứ bộ Công an thành Bộ Công an. Tại Luật tổ chức Hội đồng
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ
nhất thông qua ngày 17-7-1960, xác định Bộ Công an là một trong 30 bộ và cơ
quan ngang bộ được cơ cấu trong Hội đồng Chính phủ.
Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ
nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam (kể từ năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh

luôn luôn coi việc bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một
trong những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hồ Chí Minh đề nghị
phát triển phong trào “phòng gian, bảo mật” và đã thu được kết quả tốt; còn trong
kháng chiến chống Pháp thực hiện phong ừào “bảo vệ trị an”.

6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9. tr.77.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9. tr.86.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.258.
9


Có thể nói, thời kỳ này thực sự là giai đoạn định hình và phát triển, hoàn
thiện tư tưởng của Người về công an nhân dân cả về lượng và chất. Những nội
dung lớn trong tư tưởng của Người đều được hoàn thiện trong thời gian này, thể
hiện tập trung ở những nội dung: xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm VỌI
của công an nhân dân; khẳng định tính tất yếu của việc Đảng lãnh đạo Công an
nhân dân; xây dựng lực- lượng công an nhân dân toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ
chức; mối quan hệ giữa công an với nhân dân và các lực lượng khác; nguyên tắc,
biện pháp công tác công an; thi đua - khen thưởng trong công an nhân dân...
Ỷ 3: Phân tích cơ sở, hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, là cơ sở để
Đảng ta lãnh đạo xây dựng Công an nhân dân
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là tài sản tinh thần vô giá của
dân tộc, là sản phẩm của sự kết họp tài tình chủ nghĩa Mác - Lênin và các giá trị
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, mãi mãi
trường tồn, bất diệt với thời gian. Tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận quan trọng
nhất để Đảng ta xác định phương hướng, hình thành phương pháp, cách thức lãnh
đạo việc xây dựng, củng cố, phát triển Công an nhân dân một cách trực tiếp, toàn

diện về mọi mặt; xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân
dân; xác định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng với Công an nhân dân; biện pháp
công tác công an; về công tác thi đua - khen thưởng...
+ Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân ở chỗ: Hồ
Chí Minh chủ trương xác định công an ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục
Tựrdựarvàro nhân‘dân mà chiến đấu. Việc chủ động nghiên cứu, xây-dựng những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là nhằm mục đích đấu
tranh bảo vệ vững chắc lợi ích của giai cấp đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích của
đông đảo quần chúng nhân dân.Trong thực tiễn cách mạng, tư tưởng này của Hồ
Chí Minh đã được kiểm nghiệm, hiện thực hóa vào trong quá trình Đảng lãnh đạo
công an nhân dân luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chính thực tiễn đó đã
chứng minh tư tưởng của Người là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh định hướng cho lực lượng Công an nhân dân từng
bước trưởng thành và phát triển
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đã, đang và sẽ mãi là ngọn
đuốc soi đường, chỉ lối, dẫn dắt lực lượng Công an nhân dân vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thồ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế
độ, bảo vệ nhân dân; đấu tranh đập tan mọi âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt
động của các thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước, bọn tội phạm


nguy hiểm trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử, cho dù đó là những tình
huống khó khăn, phức tạp nhất.
Trong suốt chặng đường lịch sử cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Công an nhân dân đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt, trở thành tư tưởng định
hướng, trở thành “kim chỉ nam” hướng dẫn, chỉ đường cho Công an nhân dân
trong mọi hoạt động, để từ đó, Công an nhân dân không ngừng tiến bộ và trưởng
thành về mọi mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vì

nhân dân mà phục vụ, vì Tổ quốc mà chiến đâu.
+ Ngày nay, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự,
những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân vẫn mãi còn
nguyên giá trị lịch sử và thời sự. Những bài học quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn dặn công an là cơ sở quan trọng để lực lượng công an tiếp tục phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ, củng cố và phát triển lực lượng, xứng đáng với sự tin cậy
của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Bác Hồ kính yêu. Những giá trị tư tưởng Hồ
Chí Minh về Công an nhân dân chính là cẩm nang để mỗi cán bộ, chiến sĩ công an
nhân dân học tập, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong tình
hình mới.
Câu 2: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào
nhân dân mà làm việc” được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? Phân tích
nội dung của câu nói nêu trên?
Ỷ 1: Câu nói: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ
và dựa vào nhân dân mà làm việc” được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí
Minh?
Tác phẩm “Tư cách người công an cách mệnh ” Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII, vào ngày 11/3/1948.
Ỷ 2: Phăn tích nội dung của câu nói trên
- “Công an của ta là Công an nhân dân”.
+ Đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho lực lượng Công an Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh xác định nguồn gốc của Công an là từ nhân dân.
+ Hồ Chí Minh xác lập mối quan hệ máu thịt giữa công an và nhân dân.
+ Hồ Chí Minh xác định tính nhân dân, tính dân tộc của lực lượng Công an
nhân dân Việt Nam.
+ Là lời nhắc nhở của người đối với toàn lực lượng Công an nhân dân về cội
nguồn, về mối quan hệ với nhân dân, về tính nhân dân và tính dân tộc lực lượng
Công an nhân dân phải luôn nhớ. rõ và giữ vững trong mọi điều kiện, hoàn cảnh
lịch sử.
- “Vì nhân dân mà phục vụ”.

11


+ Đây là một yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với lực lượng Công an nhân dân
phải thực hiện cho thật tốt.
+ Vì nhân dân mà phục vụ là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an
ninh, trật tự; mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp cách mạng của dân tộc; khẳng định
bản chất ưu việt của ché độ xã hội chủ nghĩa.
+ Công an nhân -dân phải không ngừng cố gắng, hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ, giữ vững an ninh, trật tự đấu tranh đập tan mọi âm mưu, hoạt động của
các loại tội phạm bảo đảm sự ổn định cho xã hội để nhân dân an cư, lạc nghiệp;
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Dựa vào nhân dân mà làm việc”
+ Là mục tiêu, yêu cầu đối với lực lượng Công an nhân dân. Hồ Chí Minh
thấu hiểu nhân dân có một vai trò vô cùng quan trọng, cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng cho nên sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự cũng là sự nghiệp của quần
chúng. Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự theo Hồ Chí Minh nhân dân là cội
nguồn của mọi thắng lợi đồng thời bảo vệ an ninh, trật tự cũng là quyền và trách
nhiệm của nhân dân.
+ Nhân dân có lực lượng vô cùng to lớn, nghìn tay, nghìn mắt.
+ Dựa vào nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là điều kiện tiên quyết
giúp lực lượng Công an hoàn thành nhiệm vụ. Bởi lẽ theo Người công an xa dân
thì tài tình mấy cũng không làm gì được.
+ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh bảo vệ an ninh, trật tự biện pháp kỹ thuật là
cần thiết, nhưng quan trọng nhất là biện pháp vận động quần chúng.
+ Vì vậy, Công an nhân dân phải “dựa vào nhân dân” mà làm việc.
Câxr3: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của -nhân-dân-trong-sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh? Lực lượng Công an nhân dân cần làm gì để phát
huy vai trò của nhân dân trong giữ gìn trật tự, an ninh?
Ỷ 1: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhăn dân trong sự

nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh?
- Giữ gìn an ninh, trật tự là nhiệm vụ của nhân dân
+ Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp giành, giữ bảo vệ chính quyền,
không ít lần Hồ Chí Mình khẳng định: Giữ gìn an ninh, trật tự là trách nhiệm,
nhiệm vụ của nhân dân. Trong bài Giữ gìn trật tự, an ninh, Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ gái trai, bất kỳ làm việc gì, đều có nhiệm
vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự, an ninh”9. Tiếp tục khẳng định trách nhiệm,
nghĩa vụ của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, trong lòi chúc Tet
năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân ta và đặc biệt
nhấn manh: “Đai đoản kết, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, thi hành triệt để

9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.77.
12


hiệp định đình chiến, tỉnh táo đề phòng đế quốc Mỹ và bè lũ phá hoại hòa bình”10.
Người nhiều làn kêu gọi: “Ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công dân,
người chủ nước nhà; giúp chính quyền giữ gìn trật tự, an ninh” 11. Trong một lần
khác Hồ Chí Minh kêu gọi: “Các tầng lóp nhân dân ta - công nhân, nông dân, lao
động trí óc, các nhà công thương, đồng bào thiểu số - ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ
của người công dân, người chủ nước nhà; giúp chính quyền giữ gìn trật tự, an
ninh, tăng cường đoàn kết”12.
+ Hồ Chí Minh đã có sự lý giải cho chúng ta thấy rõ vì sao giữ gìn an ninh,
trật tự là nhiệm vụ của nhân dân một cách hết sức đơn giản, dễ hiểu, thấu đạt lòng
người. Theo Hồ Chí Minh giữ gìn trật tự, an ninh liên quan trực tiếp đến lợi ích
của mỗi người dân, có giữ gìn an ninh, trật tự thật tốt thì nhân dân mới an cư, lạc
nghiệp.
+ Hồ Chí Minh từng khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của
dân, do dân, vì dân, tất cả lợi ích đều thuộc về nơi dân, mọi quyền bính của Nhà
nước đều thuộc về nơi dân. Nhân dân là người chủ nhân đích thực của Nhà nước.

Do vậy, mọi việc lớn nhỏ của đất nước, nhân dân đều phải biết, nhân dân đều có
quyền tham gia ý kiến, kiểm tra, giám sát Nhà nước. Người cán bộ, đảng viên là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, nhân
dân của chế độ Nhà nước ta có quyền lực to lớn. Cho nên, song song với việc nhân
dân thực hiện quyền lực thì nhân dân cũng phải có nghĩa vụ, có trách nhiệm và có
hành động thể hiện rõ vai trò là chủ và làm chủ qua việc có nhiệm vụ tham gia vào
sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Để nhân dân hiểu rõ và thực hiện nghĩa vụ, nhiệm
vụ tham gia giữ gin trật tự, an ninh, Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi, căn dặn, giải
thích vấn đề này. Trong bức thư gửi Đồng bào Hồng Quảng, Người đã căn dặn:
“Các tầng lớp nhân dân ta - công nhân, nông dân, lao động tríóc, các nhà công
thương, đồng bào thiểu số - ai nấy hãy làm trònnghĩa vụ của ngườicông dân, người
chủ nước nhà; giúp chính quyền giữ gìn trật tự, an ninh, tăng cường đoàn kết, giúp
sức và giám đốc cán bộ đẩy mạnh mọi công tác”13. Chính vì sự nghiệp bảo vệ an
ninh, trật tự là trách nhiệm, là sự nghiệp của nhân dân, cho nên đã không ít lần
Người yêu cầu: “Toàn thể nhân dân cũng phải nâng cao cảnh giác và giúp sức vào việc
giữ gìn ữật tự, an ninh”14.
+ Hồ Chí Minh còn cho rằng, nhân dân tham gia giữ gìn trật tự, an ninh xuất
phát từ bản chất của Nhà nước ta, chế độ của Nhà nước ta là chế độ ưu việt, bản
chất ưu việt khác hoàn toàn so với bản chất của thực dân, đế quốc. Cho nên, chúng
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr. 281
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.424.
12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Săd, t.10, tr.424.
13. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.424.
14. Hồ Chí Minh: Toàn tạp, Sđd, 1.13, tr.447.
13


ta phải xây dựng một đất nước có nền an ninh, trật tự ổn định, bình yên, tươi đẹp.
Mà trước hết, Thủ đô phải là địa phương đi đầu, tiên phong và muốn làm được
điều đó, nhân dân Thủ đô giữ một vai trò quan trọng. Hồ Chí Minh nói: “Cả nước

nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ
gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh
khỏe cả về vật chất và tinh thần”15.
an ninh

Nhân dân là là cội nguồn của mọi sức mạnh trong sự nghiệp giữ gìn trật tự,

+ Nhân dân là điểm gốc, điểm cội nguồn sản sinh ra mọi sức mạnh trong sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Nghĩa là trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh mọi
sức manh mà chúng ta có dược đều xuất phát từ nơi dân, có nguồn gốc từ nơi dân.
Theo Hồ Chí Minh sự biểu hiện nhân dân là cội nguồn của mọi sức mạnh của sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh rất độc đáo. Người cho rằng, sức mạnh của các lực
lượng chuyên trách có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh có được là do dân tin, dân
yêu, dân ủng hộ, dân giúp đỡ. Người từng khẳng định “giữ gìn trật tự, an ninh
trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát”16. Sức mạnh mà hai lực lượng
chuyên trách có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh này có được theo Hồ Chí Minh
không những do từng cán bộ, chiến sĩ của các lực lượng đó không ngừng cố gắng
phấn đấu, khắc phục mọi trở ngại, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không ngừng
cố gắn trong học tập, rèn luyện, để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nâng
cao phẩm chất đạo đức cách mạng khi đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của
đảng ta, mà còn xuất phát từ phía nhân dân. Đối với lực lượng quân đội, Hồ Chí
TVIirör~cHöTaiig~‘‘nMn~dän là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”17.Nhân dân-là điểm
tựa, là nền tảng sức mạnh của quân đội, quân đội có nguồn gốc từ nhân dân. Theo
Người: “Để giữ gìn an ninh trật tự trong bản mường, phải có dân quân; để giữ gìn
Tổ quốc mình không cho Tây, Mỹ vào được, phải có bộ đội. Bộ đội là ai? Bộ đội
là con, em, cháu của đồng bào, bộ đội không phải trên trời rơi xuống. Vì vậy đồng
bào nên giúp đỡ cán bộ làm nghĩa vụ quân sự cho tốt”18. Đối với lựclượng Công
an nhân dân, ngay từ năm 1948, Hồ ChíMinh đã có lời căn dặn, công an phải chú
trọng tuyên truyền để cán bộ, chiến sĩ luôn hiểu rõ: Công an của ta là Công an
nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà làm việc. Sức mạnh to lớn của công

an có được là nhờ nhân dân, những chiến công hiển hách của lực lượng Công an
nhân dân giành được là do sự đồng tình, ủng hộ, giúp sức của nhân dân. Nhân dân
là lực lượng tiếp sức mạnh để lực lượng Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Chỉ khi Công an nhân dân gần dân, thân dân, tin vào dân và phát huy sức mạnh
15. Hồ Chí Minh:
16. Hồ Chí Minh:
17. Hồ Chí Minh:
18. Hồ Chí Minh:

Toàn tập, Sđd, t.9, tr.78.
Toàn tập, Sđd, t.9, Ừ.77.
Toàn tạp, Sđd, t.5, Ừ.485.
Toàn tập, Sđd, t.12, tr.210.
14


của nhân dân thì công an mới hoàn thành tốt mọi nhiêm vụ. Công an nhân dân mà
xa rời dân thì tài mấy cũng không làm gì được. Bởi lẽ, khi nhân dân giúp đỡ ta
nhiều thì thành công nhiều, khi nhân dân giúp đỡ ta ít thì thành công ít, khi nhân
dân giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Vì lẽ đó, theo Hồ Chí Minh, nhân
dân là cội nguồn sản sinh ra mọi sức mạnh của các lực lượng khác trong sự nghiệp
giữ gìn trật tự, an ninh. .
+ Mọi thắng lợi trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh là xuất phát từ sức
mạnh to lớn của nhân dân. Luận điểm này được Hồ Chí Minh khẳng định nhiều
lần. Đánh giá vai trò to lớn của nhân dân, Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Nhờ sự hy
sinh cố gắng của công nhân, ta đã khôi phục những xí nghiệp cũ và xây dựng một
số nhà máy mới. Trật tự an ninh được giữ vững. Trường học mở thêm nhiều,
bình dân học vụ phát triển mạnh.Đồng bào Tây Bắc và Việt Bắc đã thành lập tốt
đẹp hai khu tự trị. Mặc dù gặp nhiều khó khăn gian khổ, đồng bào miền Nam ta
vẫn giữ vững phong trào đấu tranh anh dũng đòi tự do dân chủ, đòi thống nhất

nước nhà, thật xứng đáng là Thành đồng Tổ quốc”19. Để tiếp tục nhấn mạnh vai
trò của nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhờ sự cố gắng của nhân dân ta và
sự giúp đỡ của các nước anh em, chúng ta đã vượt được nhiều khó khăn, thu
được nhiều thành tích to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn
hóa, củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự. Đồng bào miền Nam thì anh
dũng và bền bỉ đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước”20.
- Nhân dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an
ninh
+ Nhân dân là chủ thể của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh: Hồ Chí Minh
cho rằng, trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, nhân dân giữ vai trò chủ thể. Lý
giải vấn đề này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nhân dân là chủ thể của đất nước, chủ
nhân của mọi quyền lực, nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ, cho nên trong sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, nhân dân cũng giữ vai trò chủ thể. Nhân dân vừa có
quyền được biết và tham gia vào sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Bằng sức mạnh
vô địch của mình và quyền lực có trong tay, nhân dân trực tiếp là người quyết định
vận mệnh, tính mạng, tài sản của mình, thông qua việc tham gia vào sự nghiệp giữ
gìn an ninh, trật tự. Nhân dân tham gia vào sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự với tư
cách là một chủ thể có vai trò quan trọng, lực lượng quyết định sự thành công của
sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, vai trò
chủ thể của nhân dân không phải là lực lượng đơn lẻ, độc lập mà gắn liền với vai
trò, trách nhiệm của các lực lượng khác. Trước hết, theo Hồ Chí Minh, giữ gìn trật
19. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t io , tr.423.
20. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t io , tr.492.
15


tự, an ninh là trách nhiệm của công an, quân đội, cảnh sát. Cho nên, Người cũng
thường xuyên yêu cầu, nhắc nhở công an, quân đội phải tăng cường đoàn kết,
thống nhất với nhân dân. Có như vậy, sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh mới luôn
được đảm bảo giữ vững, đó là việc Hồ Chí Minh căn dặn phải tăng cường đoàn

két, thống nhất giữa các lực lượng trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.
+ Nhân dân là mục tiêu của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Nhân dân là
mục tiêu cao nhất của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh xuất phát từ bản chất của
Nhà nước ta là Mià nước vì dân, bao nhiêu lợi ích đều thuộc về nhân dân. Cho
nên, lợi ích lớn nhất, đầu tiên của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh phải thuộc về
nhân dân. Sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh của ta trước hết phải vì dân, đem lại
cuộc sổng bình yên, hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản, lợi ích
hçyp pháp của nhân dân. Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu cán bộ đảng viên phải
luôn thực hiện "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải
hết sức tránh"21, "phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết"22.Khác biệt với
chế độ thực dân, phong kiến sử dụng sức mạnh của lực lượng công an, quân đội
như Hồ Chí Minh đã từng nói đó là “chó săn” của bọn thực dân, phong kiến để giữ
gìn trật tự, an ninh, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Hồ Chí Minh cho rằng,
lực lượng công an, quân đội của ta giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là phục vụ
nhân dân, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
an ninh

Nhân dân - lực lượng quyết định sự thành công của sự nghiệp giữ gìn ừật tự,

Trong tự tưởng của Hồ Chí Minh, sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh lả
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của công an, quân đội, dân quân tự vệ,... và
là trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân dân. Mỗi cơ quan, đơn vị, lực lượng trong sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh đều có một vị trí, vai trò nhất định. Trong những lực
lượng tham gia vào sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, theo Hồ Chí Minh, Công an
nhân dân là lực lượng chuyên trách giữ vai trò nòng cốt, tiên phong. Bởi lẽ, Công
an nhân dân được Đảng, Chính phủ thành lập ra là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ
Đảng, Chính phủ. Do vậy, Công an phải có trách nhiệm, nhiệm vụ giữ gìn trật tự,
an ninh. Công an phải chịu trách nhiệm trước tiên đối với Đảng, Chính phủ, nhân
dân về mọi vấn đề liên quan đến tình hình trật tự, an ninh của Tổ quốc. Các lực
lượng khác đều có trách nhiệm tham gia giữ gìn trật tự, an ninh. Tuy nhiên, trong

tất cả các lực lượng tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, đủ sức mạnh, theo Hồ Chí
Minh chỉ có lực lượng duy nhất có vai ừò quyết định đến sự thành công hay thất
bại của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh đó là nhân dân. Nghĩa là nhân dân có vị

___________________

4

-

21. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, ữ.47.
22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.90.
16


trí độc tôn, quyền lực tối thượng, chỉ có nhân dân mới có đủ quyền lực, sức mạnh
để quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.
+ Theo Hồ Chí Minh, nhân dân quyết định sự thành công hay thất bại của sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là xuất phát từ số lượng đông đảo, to lớn
của nhân dân. “Bác lấy một thí dụ: Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba
nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng
nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn đôi bàn tay. Phải làm sao
có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn
như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân.Neu không thế thì sẽ thất
bại.Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành
công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”23.Nhân dân có sức mạnh to
lớn. Lực lượng nhân dân ở khắp mọi nơi, địch không giấu được nhân dân, cái gì
nhân dân cũng có thể nghe, có thể biết, có thể thấy; không âm mưu, thủ đoạn, hoạt
động nào của địch có thể thoát được sự giám sát của nhân dân. Người khẳng định:
“Giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng

chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào
lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân... Mấy mươi vạn con mắt
soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi, côn đồ sẽ lòi mặt ra và
sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quần chúng”24.
+ Đánh giá khái quát vai trò quyết định sự thành công, hay thất bại của sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh của nhân dân, Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận
điểm bất hủ: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít
thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”25. Lời căn dặn đó
của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi nói chuyện tại trường Công an Trung cấp
khóa 2, năm 1951, luôn được lực lượng Công an nhân dân khắc ghi trong suốt
chặng đường từng bước xây dựng và trưởng thành.
- Giữ gìn trật tự, an ninh phải dựa vào nhân dân
+ Để khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn an
ninh, trật tự, Hồ Chí Minh đã nêu lên luận điểm mang tính nguyên tắc: Giữ gìn
trật tự, an ninh phải dựa vào nhân dân.Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đi tới kết luận:
“Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài
tình mấy cũng không làm gì được”26. Nhấn mạnh sự cần thiết phải dựa vào nhân
dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, trong Bài nói chuyện với đồng bào
và cán bộ tỉnh-Hà Giang, Hồ Chí Minh khẳng định: “Gác đồng chí bộ đội, công
23.
24.
25.
26.

Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:

Toàn tập,

Toàn tập,
Toàn tập,
Toàn tập,

Sđd,
Sđd,
Sđd,
Sđd,

t.7, tr.270.
t.9, tr.77.
t.7, tr.270.
t.10, Ừ.260.
17


an nhân dân và dân quân tự vệ giữ gìn tốt trật tự trị an. Đó là ưu điểm mà Bác
thay mặt Đảng và Chính phủ khen ngợi các đồng chí. Nhưng các đồng chí chớ
chủ quan khinh địch; mà phải luôn luôn nâng cao cảnh giác; luôn luôn đoàn kết
giúp đỡ nhân dân, dựa vào lực lượng nhân dân; luôn luôn có quyết tâm khắc phục
khó khăn để làm trọn nhiệm vụ. Đồng thời phải học thêm chính trị, văn hóa và
nghiệp vụ để tiến bộ mãi”27.
+ Hồ Chí Minh khẳng định sự cần thiết phải dựa vào nhân dân xuất phát từ
âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch và để đập tan được âm mưu đó, chúng
ta phải dựa vào nhân dân, phát huy vai trò to lớn của nhân dân: “Một việc nữa,
chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì bọn Mỹ - Diệm không muốn cho chúng ta
thành công. Chúng âm mưu phá hoại ta bằng nhiều cách. Chúng còn bịa đặt tin
đồn nhảm, phá hoại tinh thần nhân dân ta. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân ta phải cảnh
giác để đập tan âm mưu phá hoại của chúng, c ố nhiên bộ đội, công an, dân quân là
lực lượng bảo vệ chính, là những cơ quan trực tiếp phụ trách.Nhưng chỉ bộ đội,

công an, dân quân thì chưa đủ. Phải dựa vào nhân dân, vì đông đảo nhân dân rất
nhiều tai mắt, cho nên bộ đội, công an không những phải đoàn kết nội bộ, lại phải
đoàn kết với nhân dân, dựa vào nhân dân, giáo dục nhân dân cảnh giác thì địch
không làm gì được”28.
+ Trong thư gửi Hội nghị tình báo vào tháng 8-1949, Hồ Chí Minh viết:
“Tình báo cũng như mọi việc khác phải dựa vào dân. Tai mắt của người tình báo
có hạn. Nhân dân có hàng chục triệu tai mắt. Việc gì họ cũng có thể nghe, có thể
thấy, có thể biết.Vì vậy, tình báo phải cố gắng làm thế nào cho nhân dân giúp sức,
thì sẽ tHañíTcóng to”29.Tại buổi nói chuyện với lớp Chỉnh h u ấn k h ó a-IIeủ aB ệ-------Công an, Hồ Chí Minh đã có những lời căn dặn sâu sắc, đầy ý nghĩa đối với lực
lượng công an về sự cần thiết phải dựa vào nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật
tự, an ninh. Người nói: “Làm công an thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng
hộ. Có dựa vào nhân dân thì công an mới hoàn thành được tốt nhiệm vụ của
mình. Nhân dân có hàng triệu tai mắt thì kẻ địch khó mà che giấu được. Neu
trong công tác, các cô, các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân
yêu thì nhất định các cô, các chú thành công”30.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, giữ gìn an ninh, trật tự trước hết là
nhiệm vụ của công an, quân đội, cảnh sát, là những lực lượng được Đảng,
Chính phủ thành lập ra để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, lực
lượng ấy phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của mình. Cho nên,
27. Hồ Chí Minh:
28. Hồ Chí Minh:
29. Hồ Chí Minh:
30. Hồ Chí Minh:

Toàn tập,
Toàn tập,
Toàn tạp,
Toàn tập,

Sđd,

Sđd,
Sđd,
Sđd,

t.13, tr.95.
1.13, tr.439.
t.6, ừ. 192.
t.12, tr.223.
18


các lực lượng này phải thường xuyên học chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, sử
dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự.
Song, nếu chỉ dừng lại ở đó thì lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự
không thể hoàn thành tốt được chức trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước tin
tưởng giao phó. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, một điều mang tính nguyên tắc
mà các lực lượng chuy.ên trách ấy luôn phải nhớ đó là phải dựa vào dân, phát
huy vai trò của quần chúng nhân dân. Bởi lẽ, theo Hồ Chí Minh: “Chính quyền
ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng
của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự, an ninh
càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”31. Chỉ có dựa vào sáng
kiến và sức mạnh của nhân dân, sức dân thì cơ quan chuyên trách bảo vệ an
ninh, trật tự mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Sự cần thiết phải dựa vào nhán dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an
ninh trong tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, công
an, quân đội muốn giữ gìn trật tự, an ninh thì phải dựa vào nhân dân; mặt khác,
nhân dân phải luôn hết sức giúp đỡ công an, quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tư tưởng này của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong Bài nói chuyện với đồng
bào và cán bộ xã Nam Liên (Nghệ An): “Vậy bộ đội, công an, dân quân tự vệ
phải dựa vào dân, còn dân thì phải hết sức giúp đỡ và luôn luôn đề cao cảnh

giác. Các cô, các chú hiểu chưa?Hiểu rồi thì phải làm cho tốt”32.
+ Đánh giá đúng sự cần thiết của việc phải dựa vào nhân dân, trong bài
Phòng gian trừ gian, Hồ Chí Minh đã đưa ra một minh chứng: “Vì đế quốc Mỹ và
Tưởng Giới Thạch tung ra nhiều mật thám, nên hiện nay ở Trung Quốc có phong
trào phòng gian trừ gian rất sôi nổi. Đó là một phong trào quần chúng, toàn thể
nhân dân tham gia.Từ thành thị đến thôn quê, nhân dân tự động tổ chức những ủy
ban phòng gian trừ gian. Hàng triệu lỗ tai, con mắt của nhân dân chăng thành
những bức "thiên la địa võng", nên lũ mật thám không sao thoát được. Có những
em bé, những cụ già, những phụ nữ đã nổi tiếng anh hùng phòng gian trừ gian, vì
đã giúp công an tóm được những tên mật thám đầu sỏ. Có người đã phát giác lũ
mật thám, dù chúng là bà con của họ. Như thế là rất đúng, vì lũ mật thám đã có hại
cho nước, tức là hại cho làng, hại cho nhà. Chúng đã phản quốc, thì chúng còn kể
gì đến bà con dòng họ. Có kết quả ấy, là nhờ công an theo đúng đường loi nhân
dân, biết dựa vào sức nhân dân, tỏ chức và giáo dục nhân dân, làm cho mọi người
hiểu rõ phòng gian là nhiệm vụ chung của công dân, là một công việc ái quốc”33.

31. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.9, Vĩ.11.
32. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.13, tr.265.
33. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.7, tr.53.
19


+ Dựa vào nhân dân theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là dựa vào tài năng của
nhân dân, trí tuệ của nhân dân, sức sáng tạo vĩ đại của nhân dân để giữ gìn trật tự,
an ninh. Đồng thời người cán bộ, chiến sĩ làm công tác giữ gìn trật tự, an ninh phải
dựa vào nhân dân mà rèn luyện, dựa vào nhân dân mà chiến đấu, học hỏi ở nhân
dân. Phát huy tài năng và trí tuệ của nhân dân, trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an
ninh.
Ỷ 2: Lực lượng Công an nhân dân cần làm gì để phát huy vai trò của
nhân dàn trong giữ gìn trật tự, an ninh?

- Nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng về vai
trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự.
- Tuyên truyền cho mỗi người dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ tham gia
bảo vệ an ninh, trật tự.
- Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia bảo vệ bảo vệ an ninh, trật tự
- Chú trọng xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng các hình thức tự
quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ gia đình đến cộng đồng dân cư, các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường.
- Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành
động phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân của các thế lực thù địch.
- Coi trọng phát huy vai trò của người có uy tín trong các vùng dân tộc và
các chức sắc tôn giáo có uy tín để vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự.
- Nghiên cứu tham mưu cho các cấp có thẩm quyền luật hóa rõ ràng, đầy đủ
'về qüyéñ7 nghĩa vụ, nội dung phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vẽ an ninh,
trật tự.
- Xây dựng và thực hiện tốt chế độ, chính sách khuyến khích, động viên,
khen thưởng đối với nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự.
Câu 4: Vì sao trong bài nói chuyện tại Trường Công an Trung cấp năm
1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành
công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn
toàn’’?
- Hồ Chí Minh thấu hiểu vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách
mạng.
+ Tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin, bằng thiên tài trí tuệ, Ho Chí Minh đã nhận thức đầy đủ, đúng
đắn và toàn diện về vai trò, sứ mệnh lịch của nhân dân một cách toàn diện, hệ thống.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩạ duy vật lịch sử cho rang, quần chúng nhân dân
là lực lượng sáng tạo ra lịch sử. Trên cơ sở'^ỏ7Hô'ChrM inh~đrtớridiăng-đỊiihi-


20


“Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”34.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp cách mạng trước hết thể hiện ở chỗ, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng. Quần chúng nhân dân thể hiện rõ vai trò lịch sử của mình
thông qua những hành động cụ thể để làm nên thắng lợi của cách mạng.Cách
mạng muốn thành công tất yếu phải thực hiện công tác phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân, phải nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn,
rộng rãi của quần chúng nhân dân.
+ Hồ Chí Minh đánh giá nhân dân là lực lượng có sức mạnh vô địch, vô
tận tận. Theo Hồ Chí Minh “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hêt.
Không ai chiến thắng được lực lượng đó”35. Đánh giá đúng vai trò của nhân dân,
Hồ Chí Minh coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quàn chúng là
nhân tố then chốt đảm bảo cho mọi thắng lợi. Người khẳng định: “Dân khí mạnh
thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. “Phải dựa vào dân,
dựa chăc vào dân thì kẻ địch không thê nào tiêu diệt được”. “Chúng ta tin chăc
vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc”. Nhất quan khẳng định
vai trò to lớn của nhân dân, Hồ Chí Minh kết luận “có dân là có tất cả
+ Trong tư tưởng của Người, dân là gốc của nước, là cội nguồn của mọi sức
mạnh của Đảng và của sự nghiệp cách mạng. Trí tuệ và năng lực sáng tạo của
Đảng đều bắt nguồn từ quần chúng nhân dân. Trong tác phẩm Đường cách mệnh,
Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Công - nông là gốc của cách mệnh” bởi “công nông là taỵ
không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế
giới, cho nên họ gan góc”36. Trong quá ừình phát triển của cách mạng, Người
thường xuyên nhắc nhở: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng
không ủng hộ, việc gì làm cũng không làm nên”37; “nước lấy dân làm gốc”38; “Gốc
có vững cây mới bền. Xây làu thắng lợi trên nền nhân dân”39.Người đã khái quát

vai trò to lớn của nhân dân trong một câu nói hết sức ngắn gọn mà mang ý nghĩa
khái quát lớn, chứa đựng những triết lý sâu sắc. Theo Người: “Trong bầu trời
không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết của nhân dân”40.
Hồ Chí Minh cho rằng trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh nhân dân:
Nhân dân là lực lượng quyết định thành công hoặc thất bại của sự nghiệp giữ gìn
trật tự, an ninh.Nhân dân là cội nguồn của mọi thắng lợi trong sự nghiệp giữ gìn
trật tự, an ninh. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự phải dựa vào nhân
dân. Nhân dân có lực lượng to lớn, vô địch; nhân dân có nghìn tai, nghìn mắt.
Công an, quân đội, đoàn kết tạo thành thế thiên la, địa võng địch không thể thoát
ra khỏi được.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.

Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:
HỒ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh:

Toàn tập, Sđd, t.2, tr.283.
Toàn tập, Sđd, 14, tr.19.
Toàn tập, Sđd, t.2, tr.288.

Toàn tạp, Sđd, t.5, tr.333, 501, 502.
Toàn tập, Sđd, t.5, tr.333.
Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 501
Toàn tập, Sđd, t.10, tr.453.
21


- Trong mối tương quan với nhân dân, theo Hồ Chí Minh lực lượng của
công an vẫn còn ít lắm so với dân. Người từng nói: “Công an có bao nhiêu người?
Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên
cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp măt, 5 vạn đôi bàn
tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai
mới được”.
- Hồ Chí Minh thấu hiểu, nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự là rất to lớn nên
cần sức lực của nhiều người, riêng lực lượng Công an nhân dân thì chưa đủ. Người
từng nói với Công an nhân dân: “Các cô, các chú là cán bộ cần phải nhận thức sâu
hơn nữa. Phải thấy càng vĩ đại bao nhiêu thì càng gian khổ bấy nhiêu. Ví dụ: Đào
một con kênh càng rộng, càng sâu, càng dài thì cần phải bỏ ra nhiều công sức,
càng phải vất vả khó nhọc. Đó mới chỉ là việc đào kênh, còn xây dựng chủ nghĩa
xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn
người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc.
Một cuộc thay đổi vĩ đại như vậy tất nhiên phải mất nhiều công sức”41.Nói chuyện
với bộ đội, công an và cán bộ trước khi tiếp quản thủ đô, Hồ Chí Minh căn dặn:
“v ề xuôi phải làm gương mẫu trong mọi việc, tuỳ hoàn cảnh của mình mà gần gũi,
giúp đỡ nhân dân. Gương mẫu trong lời nói, việc làm, thái độ, sao cho người ta
thây rõ mình là con người kháng chiên...Việc nước là việc chung, mà việc thì rât
nhiều, chỉ Bác cháu ta không làm hết việc đâu. Chúng ta phải dùng năng lực của
mọi người .
Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định “Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công
nhiêu, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thăng lợi hoàn toàn”.

Câu 5: Qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh về Công an nhân dân, đồng
chí cần chí hãy chỉ ra những việc cần phải Ịàm để góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác nghiên cứu, tìm hiểu, học tập, tuyên truyền, vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về công an nhân dân trong thời gian tới?
Căn cứ vào vị trí, vai trò, trách nhiệm, đơn vị công tác, điều kiện thực tiễn
của bản thân, đồng chí hãy chỉ ra những công việc cần phải làm sao cho thiết thực,
hiệu quả, phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu,
tìm hiểu, học tập, tuyên truyền, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân
dân trong thòi gian tới.

n . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN
Bộ
Câu 1: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người cán bộ,
chiến sỹ công an? Đồng chí cần phải làm để xứng đáng với vị trí, vai trò đó?

41. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.221.
42. Hồ Chí Minh: Toàn tạp, Sđd, 1 12, tr.221.
22


Ỷ 1: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người cán bộ,
chiến sỹ công an “ 4 ” ?
- Vị trí của người cán bộ, chiến sỹ công an
+ Đối với Đảng, Chính phủ:
Cán bộ, chiến sỹ công an có một vị trí rất quan trọng, bộ phận cấu thành,
nhân tố hạt nhân không.thể tách rời của bộ máy Công an nhân dân; là lực lượng
vận hành hoạt động của bộ máy Công an nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp,
toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời cán bộ, chiến sỹ công an “là
người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho
tốt”43.

+ Đối với nhân dân:
Trong mối tương quan với nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ công an
giữ vị trí vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, hướng dẫn, giúp đỡ vừa là người đày tớ
thật trung thành của nhân dân.
Trước hết, theo Hồ Chí Minh, cán bộ công an giữ vị trí là người “đày tớ”
thật trung thành của nhân dân. Hồ Chí Minh đã phân tích rõ ràng, đầy đủ: “Làm
công an không phải làm “quan cách mạng”. Làm công an là để giữ trật tự an ninh
cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân. Từ Chủ
tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì
dân không cần đến nữa”44. Vì giữ vị trí là người đày tớ của nhân dân, cho nên
Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ công an “đối với nhân dân, phải
kính trọng, lễ phép”45, hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, vì nhân dân mà
chiến đấu, hướng tới mục tiêu giữ vững an ninh cho nhân dân, mang lại cuộc
sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân. Có như vậy, cán bộ công an mới xứng
đáng là người “đày tớ” thật trung thành của nhân dân.
Cán bộ công an còn là người lãnh đạo, chỉ huy, hướng dẫn nhân dân
trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Đây là một tư tưởng hết sức độc đáo,
sáng tạo thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ công an
có vị trí là người lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ huy nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn
trật tự, an ninh, bởi lẽ giữ gìn trật tự, an ninh, trước hết là nhiệm vụ của công
an, song nền an ninh của chúng ta phải dựa vào nhân dân. Nhân dân là một chủ
thể quan trọng quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp giữ gìn trật tự,
an ninh. Tuy nhiên, nhân dân chỉ phát huy được vai trò, sức mạnh to lớn của
mình thông qua sự lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ huy của cán bộ công an. Nhờ có sự
lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức, hướng dẫn của cán bộ công an, nhân dân mới có

43. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.269.
44. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.269.
45. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,' t.5, tr.499.
4. G.S.TS. Tô Lâm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và công tác cán bộ CAND, tr 163


23


phương pháp, cách thức phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, giúp đỡ công an giữ
gìn trật tự, an ninh thật hiệu quả, an toàn.
+ Trong mối tương quan giữa cán bộ công an với cán bộ bên ngoài lực
lượng Công an nhân dân:
Hồ Chí Minh luôn quan niệm rõ ràng, đầy đủ, công tâm, công minh trong
việc xác định vị trí của cán bộ công an trong mối tương quan với cán bộ khác bên
ngoài lực lượng công an. Người tuyệt đối không thiên vị, đặt vị trí của cán bộ của
cơ quan, đơn vị, tổ chức này hay cơ quan, đơn vị, tổ chức khác quan trọng hơn.
Bởi lẽ, cán bộ của mỗi cơ quan, đoàn thể khác đều có chuyên môn, nghiệp vụ khác
nhau. Cho nên, Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ công an với người cán bộ ở
các cơ quan, đơn vị, đoàn thể khác đều có vị trí ngang bằng nhau, là người “đồng
chí”, không phân biệt hơn, kém và đều là “người đày tớ thật trung thành của nhân
dân”, phải hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Vai trò của người cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân
Khi bàn về vai trò của người cán bộ công an, Hồ Chí Minh cho rằng:
Trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, cản bộ công an giữ vai trò “nòng
cốt ”, “tiên phong
+ Cán bộ công an có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh
được Hồ Chí Minh lý giải: Sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh tuy có sự tham gia
của nhiều lực lượng, cơ quan, đơn vị, song giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là
nhiệm vụ của công an. Công an nhân dân là lực lượng chuyên trách, chịu trách
nhiệm trước Đảng, Chính phủ, nhân dân về sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.
Công an nhân dân được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, giao phó trách
nhiệm“giữ“gùrtrậttự 5 an ninh. Cán bộ công an là người trực tiếp tổ chức,4 ãnỉrđạ 07
chỉ huy, hướng dẫn, phối họp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể khác. Cán bộ công
an là người tham mưu với Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương, đường lối, chính

sách, pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự. Cán bộ công an trực tiếp đề ra chủ
trương, biện pháp, cách thức phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các thế lực thù
địch và bọn tội phạm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Chính phủ. Như vậy, cán
bộ công an là một nhân tố quan trọng, lực lượng giữ vai trò đảm bảo cho sự thành
công của sự nghiệp giữ gìn ừật tự, an ninh. Cán bộ công an là thanh bảo kiếm bảo
vệ Đảng, bảo vệ Chính phủ, bảo vệ nhân dân. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, cán
bộ công an giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.
+ Xuất phát từ vai trò nòng cốt của mình, đòi hỏi người cán bộ công an
phải phát huy vai trò tiên phong trong mọi công việc. Chỉ khi phát huy vai trò
tiên phong thì cán bộ công an mới xứng đáng với vai trò nòng cốt, hoàn thànhiot
trong trách giữ gìn trật tự, an ninh đã được Đảng, nhân dân tin trưởng giao phó.
Cho nên, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhiều lần
nhắc nhở cán bộ công an phải phát huy vai trò tiên phong, công an phải đi trước


các cơ quan, đơn vị, đoàn thể khác. Vai trò tiên phong của cán bộ công an được
thể hiện qua việc luôn gương mẫu, không ngừng cố gắng, không ngại khó khăn,
gian khổ trước kẻ thù. Nói đến vai trò của người cán bộ công an, tuy có nhiều
cách tiếp cận khác nhau, nhưng dù ở cách thức nào cũng hết sức đầy đủ, rõ ràng,
dễ hiểu. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có người, mà
trong số người muốn lên chủ nghĩa xã hội thì cán bộ là đầu tiên và cốt cán”46.
Trong số những người cán bộ đó, người cán bộ công an là lực lượng tiên phong
nhất, cần đi trước các cơ quan, ban ngành, đoàn thể khác: “Công an đi bước
trước”47.
Ỷ 2: Đồng chí cần phải làm để xứng đáng với vị trí, vai trò đó?
- Nhận thức rõ vị trí, vai trò của người cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân.
- Có những hành động thiết thực, cụ thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
của bản thân và của đơn vị nơi công tác.
- Không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tài năng, phong cách, nền tảng
tư tưởng, chính trị, giữ gìn ý thức tổ chức kỷ luật theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí

Minh vĩ đại.
- Không ngừng cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có những phẩm chất
cần thiết cần phải có đối với người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân theo lời chỉ
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Chấp hành tốt kỷ cương, kỷ luật của Đảng, của Ngành, của đơn vị công
tác; suốt đời hy sinh, phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng, tuyệt đối trung thành với
Đảng, với chế độ và nhân dân.
- Suốt đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, vì
cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; tận tụy phục vụ nhân dân.
Câu 2: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh người cán bộ, chiến sỹ công an phải có
những phẩm chất nào? Vì sao Hồ Chí Minh lại yêu cầu cán bộ, chiến sỹ công an
phải có những phẩm chất đó?
Ỷ 1: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh người cản bộ, chiến sỹ công an phải có
những phẩm chất nào?
- Bản lĩnh chính trị vững vàng: Theo Hồ Chí Minh, bản lĩnh chính trị vững
vàng của người cán bộ công an thể hiện rõ nét ở chỗ luôn tuyệt đối trung thành
với Đảng, Chính phủ, chế độ và Tổ quốc trong mọi tình huống, mọi điều kiện,
hoàn cảnh dù đó là hoàn cảnh khó khăn nhất. Trong tác phẩm Tư cách người
công an cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ, cán bộ công an: “Đối với Chính phủ,
phải tuyệt đối trung thành”48. Trung thành, theo Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ
công an phải phục tùng sự lãnh đạo tuyệt đối, nhất.quán của Đảng từ trên xuống
46. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l 1, tr.598.
47. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, Ừ.260.
48. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.498.
25


×