Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đổi mới phương thức hoạt động phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.34 KB, 6 trang )

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THANH PHỒ HỒ CHÍ MINH
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN BÌNH CHÁNH

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG HỘI
Nội dung ý tưởng: Tạo vốn và việc làm thêm tại nhà để gắn kết hội viên với
công tác Hội.

Người trình bày: Hoàng Thị Thanh Thúy
Chức vụ: Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã
Đơn vị công tác: Xã Tân Nhựt
Đề tài cấp: Cơ sở

Ngày 20 tháng 04 năm 2018


2

Phần mở đầu:
Trước những biến đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và quốc tế, để
phát huy vai trò, sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ mà Hội LHPN các cấp
làm nòng cốt, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp
đổi mới của đất nước, đồng thời thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo,
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, việc đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam là yêu cầu tất yếu. Đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam là việc làm cấp thiết nhằm duy
trì và phát huy những nội dung, phương thức hoạt động phù hợp, hiệu quả; thay
đổi, cải tiến, những nội dung, phương thức hoạt động chưa hiệu quả, chưa phù
hợp, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và
đòi hỏi ngày càng cao của công tác phụ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu bình
đẳng giới.


Tình hình tư tưởng, đời sống và chuyển biến về mặt tâm lý xã hội của
các tầng lớp phụ nữ Thành phố đã có nhiều thay đổi theo tình hình chính trị xã hội và cơ chế quản lý kinh tế đổi mới trên đất nước ta. Hội đã triển khai 2
cuộc vận động lớn “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình và nuôi dạy con,
hạn chế trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bỏ học”.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã có 5 chi hội, 74 tổ trưởng Tổ phụ nữ với 3019
hội viên.Cuộc vận động phát triển kinh tế gia đình ở Xã gặp rất nhiều khó khăn
trong tổ chức thực hiện. Là một xã nông nghiệp, lực lượng lao động nhiều
nhưng 80% lao động nữ làm ở công ty, nhà máy, xí nghiệp hoặc buôn bán nhỏ
lẻ. Trên địa bàn có Khu tiểu thủ công nghiệp với nhưng lượng lao động nhập
cư từ các địa phương khác hàng năm tăng nhanh. Quá trình sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, do đó các công ty thu hẹp sản xuất dẫn đến dư thừa
lao động, đặc biệt là lao động nữ. Điều mong muốn của chị em hội viên có chủ
trương biện pháp tạo việc làm và có khoản đầu tư cho kinh tế gia đình, giúp lao
động tăng thu nhập ổn định được đời sống, bớt được tệ nạn xã hội. Việc vận
động việc giúp nhau về vật chất để làm kinh tế gia đình thể hiện trách nhiệm
của tổ chức Hội nhằm thu hút hội viên tham gia và gắn kết với tổ chức Hội.
+ Mục 1: Những vấn đề cơ bản, cơ sở pháp lý dẫn đến việc đề xuất ý
tưởng
Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội thuộc hệ thống chính
trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện phương thức
tham mưu với cấp ủy Đảng các cấp vừa đảm bảo nguyên tắc Đảng “là hạt nhân
lãnh đạo” công tác phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11 vừa thực hiện yêu cầu
quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng.
Để thực hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ, Hội LHPN Việt
Nam đang triển khai một số nội dung hoạt động sau:
* Các hoạt động thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của phụ nữ, nâng cao quyền làm chủ cho phụ nữ, bao gồm:
- Tham gia xây dựng luật pháp chính sách



3

- Tư vấn pháp luật và giải quyết đơn thư
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đánh của phụ nữ
* Các hoạt động thực hiện vai trò chăm lo lợi ích thiết thực và giải
quyết những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ, hội viên được cụ thể hóa bằng
những mảng hoạt động chính sau:
- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
- Các hoạt động tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp
phụ nữ
- Hoạt động quan hệ và hợp tác quốc tế.
Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, quan điểm về đổi mới
công tác quần chúng, công tác mặt trận được thể hiện rất rõ trong Văn kiện các
kỳ Đại hội Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư.
Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và
tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã xác định yêu cầu
đổi mới nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam
là: đa dạng hóa các hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của
Hội theo lứa tuổi, ngành nghề, sở thích, vùng, miền, gắn quyền lợi với nghĩa vụ,
hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ hoạt động theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội văn minh. Ngày 29/9/1993, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TW
giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam giúp Ban Bí thư trực tiếp
chỉ đạo phong trào Phụ nữ, đổi mới nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động
của Hội LHPN.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác phụ nữ trong tình hình mới, ngày
27/4/2007 Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW “Về công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị

quyết khẳng định, các cấp Hội LHPN Việt Nam cần: 1) Khắc phục tình trạng
“hành chính hóa”; 2) Hướng mạnh hoạt động về cơ sở, khu dân cư; 3) Chăm lo
thiết thực quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên, không phô trương, hình
thức, không chạy theo thành tích; 4) Phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề
xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ; 5)
Thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; tham gia đấu tranh
phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; 6) Mỡ rộng tính liên hiệp, tập
hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện; 7) Đa
dạng hóa các hình thức tập hợp để phát triển hội viên trong các lĩnh vực. Có
hình thức phù hợp động viên phụ nữ Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết,
phát triển, hướng về Tổ quốc.
Nghị quyết Đại Hội Phụ nữ Thành Phố lần IV đã nêu 3 mục tiêu: đẩy
mạnh phong trào Người phụ nữ mới, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế
xã hội của Thành phố; chăm lo bảo vệ quyền lợi đời sống phụ nữ trẻ em và xây
dựng tổ chức Hội vững mạnh, trên cơ sở đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động Hội.
Nghị quyết cũng đề ra 4 phong trào của phụ nữ Thành phố là: lao động
sản xuất tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình; vận động xây dựng gia đình


4

văn hóa mới; phụ nữ tự rèn luyện để nâng cao năng lực làm chủ và bình đẳng;
phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và chính quyền
vững mạnh.
Thực trạng hiện nay một bộ phận đáng kể phụ nữ không có hoặc không đủ
việc làm, thu nhập thấp, nhiều chị em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc,
độc hại, sức khỏe giảm sút; bị phân biệt đối xử, là nạn nhân của các tệ nạn xã
hội như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín, dị đoan... một bộ phận phụ nữ
giảm sút lòng tin, sa vào lối sống thực dụng... Chính vì thế, nhu cầu của đa số

phụ nữ là nhu cầu có việc làm với mức thu nhập ổn định, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe... Cùng với bước tiến của quá trình đổi mới, nhu cầu của phụ nữ cũng
không ngừng phát triển: nhu cầu việc làm với mức thu nhập tăng, nhu cầu học
nghề, tạo việc làm, có thu nhập, có tích lũy, thành đạt trong nghề nghiệp... nhu
cầu được nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống tinh thần,
nhu cầu được giao lưu văn hóa, nhu cầu du lịch, làm đẹp, thể dục thể thao, tín
ngưỡng tôn giáo, tham gia các hoạt động xã hội...
Để phát huy vai trò của tổ chức Hội trong vận động, tập hợp các tầng lớp
phụ nữ tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình cho hội viên là việc làm cấp
thiết. Hội cũng đã có nhiều giải pháp trong thời gian qua:
+ Phát huy những ngành nghề, việc làm sẵn có ở địa phương, tổ chức
trao đổi kinh nghiệm, tay nghề giúp nhau cùng làm. Hội vận động các Mạnh
Thường quân trao tặng 51 phương tiện sinh kế như máy may, xe nước mía, tủ
bánh mì,… giúp đỡ cho hội viên khó khăn làm kinh tế
+ Phối hợp trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa tổ chức dạy nghề,
liên hệ giới thiệu việc làm. Trong thời gian qua, đã mở 04 lớp nghề: làm tóc,
kết hạt cườm, nấu ăn, kế toán … thu hút được 200 chị em học nghề đồng thời
giải quyết công ăn việc làm ổn định và thời vụ cho hơn 300 lao động nữ. Phối
hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Đông Á, Quỹ CEP… hỗ trợ
vốn cho 318 hộ với số tiền trên 1 tỷ đồng.
- Những giải pháp trên chỉ giải quyết nhu cầu một bộ phận hội viên phụ
nữ; trên thực tế vẫn còn nhiều hội viên có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh;
một số hội viên không vào làm ở các xí nghiệp, công ty vì một số nguyên
nhân: thất nghiệp, nghỉ việc do lương thấp, công việc ở xa, chi phí đi lại tốn
kém… Trên cơ sở đó, Hội Liên hiệp phụ nữ xã đề xuất giải pháp sau
* Tạo nguồn vốn từ hội viên phụ nữ. Hiện xã có 74 tổ phụ nữ. Sau khi rà
soát, khảo sát nắm lại số lượng hội viên từng tổ, có phân loại và bình chọn hội
viên theo tiêu chí thu nhập ổn định, không ổn định; cũng như nhu cầu vốn để
làm ăn.
* Tạo một trang điện tử riêng của Hội, một phần để triển khai thông tin

tuyên truyền các chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển
khai các hoạt động thông qua các ứng dụng zalo, viber, messenger để tránh
lãng phí thời gian mời họp, hay thông tin một nội dung nào đó.
Xu hướng công việc mới là làm việc tại nhà. Ưu điểm dễ nhận ra nhất,
làm việc tại nhà mang lại sự thoải mái và tự do mà bất kỳ ai cũng ao ước. Làm
việc tại nhà không bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn của đồng nghiệp xung
quanh, không bị các phiền nhiễu tác động. Bên cạnh đó, làm việc tại nhà giúp


5

bạn tiết kiệm được một khoản tiền cho chi phí đi lại, ăn uống. Trong khi đó,
không bị ràng buộc về giờ giấc, lại có thêm nhiều thời gian cho việc chăm sóc
gia đình.
Thông qua mối quan hệ để nhận việc gia công làm thêm tại nhà cho hội
viên.
- Phải thu thập thông tin, phản ánh từ các chi hội phụ nữ trước khi tham
mưu đề xuất ý tưởng để đảm bảo tính thực tiễn, phản ánh được tâm tư nguyện
vọng của người dân, của phụ nữ và có tính thuyết phục để tạo điều kiện thuận
lợi cho các cấp Hội hoạt động.
- Phối hợp với chính quyền và các ngành nhằm mục đích xã hội hóa công
tác phụ nữ, phát huy hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giúp hội
viên tiếp cận các nguồn vốn, làm kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chính sách hỗ
trợ các nhóm phụ nữ yếu thế (phụ nữ cao tuổi, đơn thân, tàn tật, nhưng người có
hoàn cảnh thiệt thòi, tổn thương trong xã hội...)
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ cần đổi
mới trong việc đa dạng hóa nội dung tuyên truyền, xây dựng mạng lưới công tác
viên, tuyên truyền viên đến các chi tổ hội.
- Kịp thời, thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội và tâm tư nguyện vọng
của các tầng lớp phụ nữ để trong quá trình triển khai thực hiện giải pháp.

- Tiếp tục: cần tiếp tục thực hiện các hoạt động xóa đói giảm nghèo bền
vững, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ gắn với các chương trình mục tiêu
quốc gia, với đề án về dạy nghề của Hội; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; phát
triển các loại hình tín dụng cho phụ nữ...


6

* Danh mục tài liệu tham khảo
- Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ
- Nghị



×