Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập về phong cách lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.9 KB, 10 trang )

BAI TẬP VỀ PHONG CACH LÃNH ĐẠO

I. MỞ ĐẦU
Từ khi chủ đề lãnh đạo được nghiên cứu, đã có nhiều định nghĩa về lãnh
đạo được nêu ra. Tuy nhiên, thuật ngữ lãnh đạo trong công việc chung nhất được
công nhận đó là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất trí về
những việc cần làm, cách thức thực hiện hiệu quả, quá trình hỗ trợ nỗ lực tập thể,
cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung. Việc nghiên cứu về lãnh đạo đã được
thực hiện qua những phương pháp khác nhau, phương pháp tố chất là một trong
những phương pháp đầu tiên. Cơ sở của nghiên cứu đó là việc cho rằng một số
người có phẩm chất, có kỹ năng giúp họ dễ dàng tìm kiếm, đạt được vị trí lãnh
đạo và trở thành những người lãnh đạo hiệu quả.
Những nhà nghiên cứu về lãnh đạo ban đầu cho rằng các nhà lãnh đạo sinh
ra để làm lãnh đạo chứ không phải do rèn luyện thành. Ví dụ: Alexander Đại đế,
Napoleon Bonaparte hay George Washington đều được coi là sinh ra đã có khả
năng lãnh đạo đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu sau đó đã quan sát và
thấy rằng sự thực tố chất của các nhà lãnh đạo thành công không hoàn toàn do tự
nhiên mà có, mà do thu nhận được qua quá trình học hỏi và kinh nghiệm.
Trước khi đi vào phân tích tôi muốn hiểu rõ hơn về tố chất và kỹ năng là gì.
Tố chất nói đến đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá
tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc điểm về tính khí khi
thực hiện cách cư xử. Nhu cầu mang tính xã hội có thể là sự quý trọng, quyền lực,
1


sự độc lập, tư cách cá nhân hay thành tích. Nhu cầu và động cơ có ý nghĩa quan
trọng vì cả hai yếu tố này gây ảnh hưởng đến sự quan tâm đến thông tin, sự kiện
và định hướng, tiếp sinh lực và duy trì ổn định hành vi.
Tố chất là một trong những cách khác để nói đến tiềm năng tự nhiên hay có
thể nói là khả năng thiên bẩm. Tố chất là những yếu tố vốn có sẵn, không cần rèn
luyện nhưng lại cần những điều kiện phù hợp và cần thiết để bộc lộ ra và phát huy


tốt. Có thể coi tố chất như một nguồn năng lượng dự trữ bí ẩn, chưa xác định và
khó khám phá, nhưng khi đã được “Đánh thức” thì tố chất sẽ làm gia tăng khả
năng lên theo cấp số nhân. Đương nhiên, chúng ta đang bàn đến tố chất là các
nhân tố có xu hướng tích cực, làm cho con người trở nên tốt đẹp hoặc tốt đẹp hơn,
gia tăng những kết quả và giá trị thu được.
Chính vì vậy, khi nói đến tố chất lãnh đạo là muốn nói đến khả năng và
những phẩm chất tốt giúp con người trong nỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội,
thông qua việc khai thác và phát triển tiềm năng của chính bản thân mình và của
tổ chức mà họ lãnh đạo. Tố chất lãnh đạo cũng giúp mỗi cá nhân có tác động tích
cực đến các cá nhân khác thông qua các quan hệ tương tác. Tố chất lãnh đạo
giống như một “Món quà” đặc biệt mà một người nhận được từ tự nhiên, giúp
cho họ “Sẵn sàng” trở thành người đi đầu, để đảm đương vai trò lãnh đạo, dễ
dàng đạt được sự tín nhiệm và dẫn dắt người khác cùng theo đuổi mục đích chung
của tổ chức.
Tuy nhiên, có tố chất tốt chỉ là dấu hiệu dự báo hiệu quả của nhà quản lý;
để thành công, ngoài các yếu tố tình huống khác, nhà quản lý cần có năng lực hay
kỹ năng. Có ba nhóm kỹ năng quan trọng là: Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng nhận thức và kỹ năng giao tiếp.


II. PHÂN TÍCH
Trong Chi nhánh tôi đang công tác Lãnh đạo trực tiếp của tôi là Mr Sang là
người có chuyên môn giỏi được đề bạt từ nhân viên lên làm vị trí trưởng phòng nên
Ông ấy rất hiểu tâm lý nhân viên và có những phương pháp lãnh đạo rất hiệu quả.
1. Những tố chất mà tôi nhận thấy là thành công trong phương pháp lãnh đạo
từ xếp trực tiếp của tôi:
Tố chất ở đây được hiểu là các đặc điểm về thể chất, các đặc điểm về tính
cách và các năng khiếu của nhà lãnh đạo. Theo tôi, xếp tôi đã hội tụ được các tố chất
cơ bản sau:
Là người có tham vọng, luôn định hướng thực hiện mục tiêu: Xã hội có

nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ đòi hỏi các ông chủ hay các
nhà lãnh đạo luôn phải có những tham vọng ngày một lớn hơn, có tầm nhìn chiến
lược, vạch định rõ ràng các mục tiêu. Đồng thời, phải lường trước được những thuận
lợi và những khó khăn để đưa ra kế hoạch thực hiện các mục tiêu và đạt được tham
vọng của mình. Tham vọng đôi khi đóng vai trò như động cơ thúc đẩy hành vi lãnh
đạo.
Niềm say mê: Ông luôn truyền được niềm say mê làm việc tới các nhân viên
cấp dưới của mình, Ông là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho
xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ không
thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
Thích ứng tốt với tình hình: Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong
hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Là người có tài trong việc thích nghi và
chấp nhận thay đổi. Ông ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương
pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.


Tỉnh táo trong môi trường xã hội: Trong môi trường xã hội nói chung và môi
trường kinh doanh nói riêng luôn luôn biến động và chứa đựng rất nhiều những rủi
ro, những cạm bẫy tiềm tàng. Để không bị vướng vào những rắc rối, những bất lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì một ông chủ cần phải tỉnh táo trước
mọi tình huống xảy ra.
Quyết đoán: Là một nhà lãnh đạo thường xuyên phải đối mặt với việc đưa ra
những quyết định. Khi đứng trước một quyết định như vậy, ông luôn sự quyết đoán.
Quyết đoán thể hiện ở chỗ dám chấp nhận những thiệt hại nhỏ để đạt được những lợi
ích lớn hơn. Nếu không quyết đoán, sự cả nể và nhân nhượng trong cách đưa ra
quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm đánh tiếc trong quyết định của mình.
Đặc biệt, quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp
thời và sáng suốt qua đó nắm bắt được các thời cơ, cơ hội kinh doanh. Việc quyết
đoán cũng góp phần xây dựng uy tín hình ảnh của các nhà lãnh đạo.
Hợp tác: Là người hòa đồng vui vẻ hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng

nghiệp và hợp tác với đối tác, bạn hàng,… Chúng ta biết rằng, không ai có thể mình
làm tất cả mọi việc, do vậy việc hợp tác sẽ kéo mọi người gần lại nhau hơn, giúp cho
hiệu quả của công việc cao hơn và lợi ích thu được cũng cao hơn. Một nhà lãnh đạo
hay một ông chủ cần phải ý thức được và xây dựng cho mình phẩm chất này. Hợp tác
sẽ giúp cho hiệu quả lãnh đạo cao hơn và ngược lại. Tôi biết có một công ty ở Việt
Nam có câu nói rất hay “Hợp tác cùng phát triển, chung tay đón thành công”.
Có thể tin cậy: Ngày nay, “các tổ chức không còn được xây dựng trên quyền
lực nữa mà mà trên sự tin cậy. Sự tồn tại của lòng tin giữa con người không nhất thiết
có nghĩa rằng họ thích nhau. Nó có nghĩa rằng họ hiểu nhau” (Theo Peter F.Drucker).
Ở một khía cạnh nào đó, lãnh đạo được xem là khả năng của một cá nhân gây ảnh
hưởng, thúc đẩy và khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công


chung của tổ chức. Do vậy, người lãnh đạo cần phải là người có thể tin cậy. Có như
vậy thì cấp dưới, đồng nghiệp mới tin tưởng vào họ, hợp tác với họ và cùng phấn đấu
hoàn thành những mục tiêu chung.
Thể hiện quyền lực: Tố chất này rất quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải thể
hiện quyền lực của mình để gây ảnh hưởng đối với cấp dưới và đồng nghiệp. Tuy
nhiên, hiệu quả lãnh đạo cũng phụ thuộc vào cách thức thể hiện quyền lực của mình.
Nhà lãnh đạo có thể thể hiện quyền lực của mình theo hai định hướng đó là định
hướng quyền lực hòa nhập xã hội và định hướng quyền lực cá nhân hóa. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng định hướng quyền lực hòa nhập xã hội
thường mang lại hiệu quả lãnh đạo cao hơn định hướng quyền lực cá nhân hóa.
Năng động: Yếu tố này rất cần thiết. Ông ấy luôn năng động trong mọi việc,
mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, năng động tư trong suy nghĩ cho đến hành động.
Năng động sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo phát triển các tố chất cần thiết khác của
mình.
Kiên trì: Ông là người mạnh mẽ có lập trường vững vàng trong các quyết
định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan
cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ấy biết nghiêng về lẽ phải trong

việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
Tự tin: Ông luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này
hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian
dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự
thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh
nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người
khác. Sự tự tin cũng ảnh hưởng tới các phẩm chất khác, chẳng hạn như có tự tin thì


mới quyết đoán được, hay có tự tin thì mới tạo sự tin cậy được ở mọi người, cấp
dưới,…
Chịu đựng được áp lực, căng thẳng: Áp lực công việc không quật ngã được
Ông, tố chất này giúp Ông bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương, kéo dài trong
nhiều giờ và có thể đối mặt với các tình huống khó khăn trong công việc. Đặc biệt,
ngày nay khi môi trường xã hội và môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh
tranh gay gắt hơn, khó khăn hơn thì các nhà lãnh đạo cần phải có khả năng chịu được
áp lực và căng thẳng nhiều hơn.
Chấp nhận mạo hiểm và sẵn sàng chịu trách nhiệm: Nhiều người không
dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại, sợ phải gánh vác trách nhiệm từ
sự mạo hiểm của mình. Tuy nhiên, nếu một ông chủ, hay một người lãnh đạo có
tham vọng, thì anh ta phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá
hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, anh ta sẽ biết cách
vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Trường
hợp thử thách là quá khó khăn thì anh ta cần sự chuẩn bị và lên kế hoạch thực hiện
một cách chu đáo, như vậy mực độ mạo hiểm trong tình huống đó sẽ được giảm bớt.
Những cơ hội kinh doanh có khả năng mang lại lợi ích lớn thường chứa đựng những
rủi ro cao, nếu không dám đương đầu với thử thách, sợ thất bại và trách nhiệm thì
không thể gặt hái được những thành công lớn!
Một nền tảng đạo đức vững chắc: Là một người có nhân cách tốt nếu người
lãnh đạo có tính cách không tốt thì công ty của họ cũng bị lung lay. Tính cách này

không đến mức làm công ty phá sản, nhưng sẽ làm công ty bị mất đi những tài năng
thực sự: những người tốt họ sẽ không muốn làm việc cho công ty bởi có người lãnh
đạo tồi về nhân cách.
2. Những kỹ năng:


Người lãnh đạo luôn phải trang bị, rèn luyện và trau dồi cho mình những kỹ
năng cần thiết, nó giống như là hành trang của nhà lãnh đạo, để có thể thực hiện hành
vi lãnh đạo của mình một cách hiệu quả. Các kỹ năng có thể tự rèn luyện, có thể học
tập từ sách vở, từ kinh nghiệm làm việc của bản thân nhà lãnh đạo và từ kinh nghiệm
của những người khác. Lãnh đạo của tôi là người hội tụ được những đặc điểm tính
cách sau đây:
Tính sáng tạo: Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở
bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả
năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh
của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. Mỗi vấn đề thường có nhiều cách để
giải quyết, và tính sáng tạo giúp cho nhà lãnh đạo tìm ra được những giải pháp hữu
hiệu hơn trong cách giải quyết các vấn đề trong công việc của mình.
Hiểu biết về công việc và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều hành
tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức
cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và
luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật
những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến
thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển
doanh nghiệp.
Giỏi ngoại giao và tế nhị: Kỹ năng này giúp cho người lãnh đạo xây dựng
được mạng lưới mối quan hệ và liên minh, tranh thủ sự hợp tác với người khác. Việc
ngoại giao luôn cần phải có sự tế nhị mới đảm bảo hiệu quả. Kỹ năng ngoại giao ở
đây cũng không ngoại trừ kỹ năng về đám phán. Nhà lãnh đạo giỏi ngoại giao, đàm
phán tốt sẽ có cơ hội nhận được các hợp đồng, các cơ hội kinh doanh mang lại giá trị

lợi ích lớn cho tổ chức của mình.


Có khả năng năng quản lý: Kỹ năng này giúp cho nhà lãnh đạo quản lý các
mặt công việc của mình như việc quản trị chiến lược, đến quản lý các nguồn lực,
quản lý thời gian,… đảm bảo khoa học và hiệu quả. Óc tổ chức giúp người lãnh đạo
nhìn thấy những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức
việc thực hiện.
Khả năng đánh giá nhân viên: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của
người lãnh đạo là dành thời gian của mình để tìm hiểu người làm việc cùng mình.
Phán đoán xem ai sẽ là người làm việc hiệu quả nhất trong vị trí nào. Giống như rất
nhiều khía cạnh khác của loại nghề nghiệp đỉnh cao này, việc phán đoán đòi hỏi
người lãnh đạo phải huy động cả trực giác lẫn kinh nghiệm của bản thân.
Có sức thuyết phục: Là người có khả năng thuyết phục cao - điều này không
phải lúc nào cũng có nghĩa là nói sự thật. Việc khuyến khích động viên một lực
lượng lao động đông đảo cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng khiếu trình bày
một viễn cảnh sáng sủa sao cho thật thuyết phục. Một người không có khả năng làm
người khác tin tưởng sẽ khó có thể đảm nhận được công việc này.
Kỹ năng làm việc theo nhóm: Ông có khả năng hoạt động cùng những người
khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp xếp và bố trí công việc cho
nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải quyết và dàn xếp những mâu
thuẫn nội bộ.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Ông là người biết cách truyền cảm hứng cho cấp
dưới và những người khác để rồi nhận được những điều mà mình mong đợi. Cần
quan tâm nhiều đến cấp dưới, lắng nghe, chia sẻ và hiểu họ, khi có rắc rối thì nhà
lãnh đạo cũng cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để có hướng giải quyết, có
như vậy mới truyền được cảm hứng, tạo động lực cho cấp dưới toàn tâm toàn ý, sử
dụng hết khả năng của mình để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.



Như vậy, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo
vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế
nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ
quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao
những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động,
hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần
có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm chất và
kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công
của doanh nghiệp.
Thay vào đó, có thể thấy tố chất lãnh đạo bắt nguồn từ các trải nghiệm cuộc sống của
họ. Tất cả đều đã kinh qua nhiều thực tiễn và qua đó định hình và hiểu được mình là
ai, nhận ra được mục đích trở thành lãnh đạo của mình và khẳng định rằng chỉ có trở
thành một người lãnh đạo được tin cậy mới làm cho họ hoạt động hiệu quả hơn.
Tố chất và kỹ năng lãnh đạo của xếp tôi theo tôi nghĩ được hình thành từ chính
những trải nghiệm cuộc sống
Qua môn học phát triển khả năng lãnh đạo, những tố chất và kỹ năng cần có
của một nhà lãnh đạo thì Lãnh đạo trực tiếp của tôi chưa hội tụ đầy đủ được tất cả
các yếu tố các kỹ năng, nhưng Ông là người biết sử dụng nhân viên một cách hợp lý,
phát huy được khả năng của họ, Sẽ không hề có nhà Lãnh đạo hoàn hảo, một nhà
lãnh đạo sẽ không thể có đủ hết những tố chất và kỹ năng, các cụ ta vốn có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Và lãnh đạo của tôi đã áp dụng thành công lời các cụ dạy, và xây dựng được Chi
Nhánh của chúng tôi ngày một phát triển vững mạnh


Kết Luận
Trên đây chỉ là những nhận định của cá nhân tôi về xếp của mình, cũng có thể
Xếp của tôi còn nhiều những tố chất và kỹ năng mà tôi chưa khám phá ra, Tôi cảm
thấy rất ngưỡng mộ và cần học hỏi nhiều điều từ xếp của mình, Đây là những kiến

thức mà tôi học được qua môn học này và qua bài giảng trên lớp tôi áp dụng trực tiếp
vào lãnh đạo của mình, sẽ còn rất nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cô giáo./.
Tôi xin chân thành cảm ơn
BÀI VIẾT CÓ SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO SAU:
1. Cuốn sách “108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh” – Warren Blank
2. Bài viết: “Những tố chất và kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo” – Tác giả:
Thảo Lê trên website ;
3. Bài viết “Phỏng vấn với Richard Brason”, AFR Boss, tháng 02 năm 2004,
trang 21-4, Lloyd,S., ‘Brand values surge’, BRW, 18-24, tháng 11 năm 2004, trang
12-15 & Virgin website www.virgin.org
4. Giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo, các giáo trình khác về quản trị
chiến lược, các bài viết tham khảo khác được đăng tải trên mạng internet;
5. Bài viết “8 phẩm chất của nhà lãnh đạo” – Tác giả An Châu, được đăng tải
trên website ;
6. Bài viết Bài viết của Marshall Goldsmith trên Harvard Business Publishing
–Theo tuan vietnam.net. được đăng tải trên />


×