Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần chế biến trúc, tre xuất khẩu cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.99 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THÚY DIỆU

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN TRÚC, TRE XUẤT
KHẨU CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : TH.S Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, các
thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian em học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô, chú, các anh chị đang công
tác tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Huệ đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hịên đề tài.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp K9
KHMT đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, do kinh nghiệm
và kiến thức có hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót và khuyết
điểm. Em rất mong được các thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, bổ
sung để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Thúy Diệu


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 2.1. Hiện trạng tre trúc Việt Nam tính tới tháng 12/2011 .......... 12
Bảng 4.1: Phân phối dòng chảy Sông Bằng Giang các tháng và năm
tại khu vực Thị Xã Cao Bằng (đơn vị :m3/s)............................................ 21
Bảng 4.2. Diện tích các khu nhà của công ty ........................................... 25

Bảng 4.3 Bảng thiết bị máy móc phục vụ sản xuất ................................ 27
Bảng 4.4 : Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế ........ 30
Bảng 4.5. Nguồn gây tác động tới môi trường từ hoạt động sản xuất
............................................................................................................................. 30
của Công ty ....................................................................................................... 30
Bảng 4.6. Kết quả đo và phân tích môi trường không khí ................. 31
Bảng 4.7. Kết quả đo, phân tích mẫu nước thải ..................................... 34

Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt nhà máy
............................................................................................................................. 35

Bảng 4.10. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về tình hình môi
trường xung quanh khu vực Công ty........................................................ 45
Bảng 4.11. Kết quả điều tra ảnh hưởng do hoạt dộng sản xuất của
Công ty đến cộng dồng dân cư xung quanh ............................................ 46


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Sơ đồ mặt bằng của Công ty ........................................................... 25
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất của công ty......................... 28
Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại .................................................................. 41
Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ....................................................... 44


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-

BTNMT


: Bộ Tài nguyên và Môi trường

-

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

-

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

-

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

-

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

-

UBND


: Ủy ban nhân dân

-

INBAR

: Mạng lưới mây tre quốc tế


MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
2.1. Các cơ sở nghiên cứu của đề tài ................................................................. 4
2.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 8
2.1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Sông Bằng .................. 18
3.3.2. Hiện trạng môi trường khu vực nhà máy bị tác động tiêu cực từ hoạt
động sản xuất................................................................................................... 18

3.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại Công ty cổ
phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng .................................................... 18
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường và người
dân xung quanh ............................................................................................... 18
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp .................................. 18
3.4.2. Phương pháp tham khảo ý kiến ............................................................. 19
3.4.3. Phương pháp lập phiếu điều tra ............................................................ 19
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh ............................................................ 19


3.4.5. Phương pháp kế thừa............................................................................. 19
3.4.6. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 19
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 20
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Sông Bằng ..................... 20
4.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 22
4.2. Hiện trạng môi trường khu vực nhà máy bị tác động tiêu cực từ hoạt động
sản xuất ............................................................................................................ 30
4.2.1.Hiện trạng môi trường không khí........................................................... 31
4.2.2. Hiện trạng môi trường nước .................................................................. 32
4.2.3. Hiện trạng môi trường đất ..................................................................... 36
4.2.4. Hiện trạng chất thải rắn ......................................................................... 37
4.3. Đánh giá chung về công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại Công ty cổ
phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng .................................................... 38
4.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 38
4.3.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá
trình hoạt động của cơ sở sản xuất .................................................................. 43
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường và người dân

xung quanh ...................................................................................................... 44
4.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty... 47
4.5.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 47
4.5.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 49
4.5.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục. ......................................................... 50
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 51
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 51
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ................................................................. 51
5.2.2. Đối với cơ quan quản lý ........................................................................ 52
5.2.3. Đối với công ty ...................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tre, trúc là loại cây mọc phổ biến ở Việt Nam và đã trở thành một biểu
tượng của làng quê Việt Nam. Tre, trúc mọc từ thành thị đến nông thôn, từ
đồng bằng đến miền núi, từ nam chí bắc chỗ nào cũng có tre, trúc. Tre, trúc
cũng được gây trồng và sử dụng rộng rãi trong nhân dân từ lâu đời.
Ở nông thôn chúng ta trước đây hầu như tất cả vật dụng trong đời sống,
sản xuất đều được làm từ tre, trúc. Các cụ ta ngày xưa không chỉ dùng chiếu
cói mà còn dùng cả chiếu trúc, không chỉ bàn ghế gỗ mà còn dùng cả bàn ghế,
tủ, giường làm bằng tre, trúc... Những đồ dùng và vật trang trí bằng tre, trúc
có giá trị sử dụng cao bởi sự tiện lợi và thoải mái của loài cây thân thuộc với
quê hương. Ngày nay, tuy tốc độ đô thị hóa cao, nhiều vật dụng thay thế
nhưng cây tre, trúc cũng không thể vắng bóng.

Tỉnh Cao Bằng là vùng đất được thiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, cây cối
xanh tốt quanh năm. Đặc biệt điều kiện khí hậu, đất đai tại một số vùng của
các huyện: Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông, Hoà An phù hợp cho cây
trúc sào phát triển. Từ nhiều năm nay, cây trúc sào trở thành cây xoá đói giảm
nghèo hiệu quả của nông dân. Để khai thác hiệu quả tiềm năng về đất rừng và
giá trị kinh tế mà cây trúc mang lại tỉnh Cao Bằng đã đầu tư dây chuyền sản
xuất chế biến trúc, làm ra nhiều sản phẩm, như: bàn, ghế, chiếu, mành trúc,
gạy sào, rèm, tăm… phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Ngày 05/11/1994 Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng,
tiền thân là xí nghiệp chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng, được thành lập
với ngành nghề chính là chế biến lâm sản, sản phẩm mũi nhọn là trúc, tre xuất
khẩu. Tháng 01 năm 1995 công ty chính thức đi vào hoạt động
Hoạt động sản xuất của Công ty không những tạo ra các sản phẩm phục
vụ cho người tiêu dùng trong nước, trong tỉnh mà còn là mặt hàng xuất khẩu
nổi tiếng và có thương hiệu như chiếu trúc Cao Sơn. Công ty đã và đang đóng
góp một nguồn thu lớn cho tỉnh Cao Bằng, cho sự phát triển kinh tế, xã hội
của địa phương, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động


2

trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả mà công ty đã mang lại
thì cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
Xuất phát từ vấn đề thực tế trên và được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm
khoa Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần chế biến trúc, tre
xuất khẩu Cao Bằng”, để đánh giá thực trạng môi trường và đề ra được
những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường tại khu vực cơ sở sản xuất.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng môi trường ( đất, nước, không khí, hiện trạng chất

thải rắn) và công tác bảo vệ môi trường của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất
khẩu Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát
huy những thành tích đã đạt được nhằm ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được phải chính xác, khách quan, trung thực
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đẩm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Kết quả phân tích phải chính xác
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện của nhà máy
1.4. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Thời gian làm đề tài tốt nghiệp là dịp sinh viên tự khẳng định mình,
biến những kiến thức đã học thành kiến thức của mình. Cũng qua quá trình
làm đề tài học được cách làm việc nghiên cứu độc lập, tính kỉ luật trong công
việc, tiếp cận dần với công việc và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác nghiên cứu sau này
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học, kĩ năng, cơ hội cọ
sát với những kiến thức thực tiễn cho bản thân phục vụ cho công tác sau này.
- Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo tài liệu thứ cấp là thông
tin cơ sở trong công tác đánh giá thực trạng môi trường và các giải pháp bảo
vệ môi trường.


3

- Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá có cái nhìn tổng quan về hiện trạng môi
trường và sự hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường đang sử dụng trong
nhà máy.Đó là những tiền đề để có những biện pháp,đề xuất điều chỉnh cho công

tác bảo vệ môi trường của nhà máy phù hợp với điều kiện tương lai.
b. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy sản xuất trúc tre xuất khẩu tới môi trường.
- Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải của nhà máy
- Đề xuất những giải pháp quản lý, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các cơ sở nghiên cứu của đề tài
2.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau, đặc biệt từ sau hội nghị Stockholm về môi trường và con người
năm 1972. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực mà người nghiên cứu có
những định nghĩa cho phù hợp. Một số định nghĩa về môi trường:
* Định nghĩa 1:
Theo định nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và
hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một
vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Theo
Lê Văn Khoa, đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những
điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể [5].
* Định nghĩa 2:
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quannh sinh vật, tất cả các yếu
tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát
triển và sinh sản của sinh vật. Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận, môi trường có
các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:
Môi trường tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các

sinh vật.
Môi trường kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
Môi trường không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật
độ, phương hướng và sự thay đổi trong môi trường [5].
* Định nghĩa 3:
Theo Vũ Trung Tạng thì môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao
gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,… mà ở đó, cá thể, quần thể,
loài,… có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của
mình [5].


5

Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng. Theo định
nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu
hình (tập quán, niềm tin…) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác
các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình
Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”[5].
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật
Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, định nghĩa
như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”[7].
2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 : “Ô nhiễm môi

trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”[7].
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân gây ô nhiềm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu [7].
a. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).


6

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên:
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất
xa vì nó được phun lên rất cao.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển

tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
- Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện
giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
+ Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên
các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí
nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người [10].
b. Ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và


7

gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí , cho động vật nuôi và các loài hoang dã ”[11].
Ngoài ra ta còn có định nghĩa sau: “ Sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của
thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của
con ngưươì và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước

vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức nguy hiểm
và gây ra một số bệnh ở người ” [11].
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể
cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý
c. Ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh
hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
+ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
+ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô
nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt.
Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
+ Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho
hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ
axit v.v...).


8


+ Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại
ký sinh trùng (giun, sán v.v...).
+ Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào
có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con
người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến. Đầu ra rất ít vì
nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa
với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì
khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô
nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá
nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều
công sức [12].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
2.1.2.1 Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Chỉ thị 36 - CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về việc sử
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006 ngày 09 tháng 08 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2010.
- Luật Tài nguyên nước Luật số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 28/4/2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết

bảo vệ môi trường


9

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên
và môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
2.1.2.2 Các quy chuẩn quốc gia
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh trung bình 1 giờ
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh trong vòng 1 giờ
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn,
thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ ( theo mức âm tương đương)
- QCVN 08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Tình hình sản xuất các sản phẩm từ tre, trúc trên Thế giới
Từ năm 1979-1980 , Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Quốc Tế
Canada (IDRC) đã thu xếp một cuộc họp tại Singapore đặt cây mây và tre


10

vào chương trình nghị sự nghiên cứu để phát triển một mạng lưới không
chính thức của các nhà nghiên cứu và thực hành ở rải rác trên toàn cầu trao
đổi những kinh nghiệm cho nhau.
Năm 1993 INBAR được thành lập tại New Delhi Ấn Độ, đến năm 1997
tại Bắc kinh Trung Quốc INBAR trở thành tổ chức liên chính phủ. Đến 2010
đã trở thành một mạng lưới quốc tế hàng đầu.Từ 9 quốc gia đến nay INBAR
có 35 quốc gia tán thành thỏa thuận thành lập gồm Argentina, Bangladesh,
Benin, Bolivia, Burundi, Cameroon, Canada, Chile, China, Colombia, Cuba,
Ecuador, Ethiopia, Ghana, India, Indonesia, Kenya, Madagascar, Malaysia,
Mozambique, Myanmar, Nepal, Nigeria, Peru, Rwanda, The Philippines,
Sierra Leone, Sri Lanka, Surinam, Tanzania, Togo, Tonga, Uganda,
Venezuela và Việt Nam.
Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu về ngành công nghiệp chế biến
tre trên thế giới với 5,38 triệu mẫu rừng trồng và 100.000 mẫu rừng tre tăng
thêm mỗi năm, Sản phẩm tre được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây
dựng, bao bì, vận chuyển, y khoa và du lịch.
Beijing - Ngành công nghiệp tre tại Trung Quốc phát triển thịnh vượng
đang trở nên một trong những bộ phận trụ cột của ngành lâm nghiệp quốc gia
và cũng là chìa khóa trong những nỗ lực của đất nước để thiết lập một nền

kinh tế có khí thải carbon thấp, một lãnh đạo ngành công nghiệp cho biết.
Theo bà Jiang Zehui đồng chủ tịch Ban quản trị Mạng Quốc tế Mây Tre
(INBAR) cho biết: Với 5,38 triệu mẫu rừng trồng và 100.000 mẫu rừng tre
tăng thêm mỗi năm, Trung Quốc đang là quốc gia dẫn đầu về ngành công
nghiệp tre trên thế giới về nhiều lĩnh vực khác nhau như lượng tre dự trữ,
cũng như sản lượng sản xuất.
Chính phủ Trung Quốc đang phát triển ngành công nghiệp tre của mình
để đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xanh, việc
trồng tre đạt được cả lợi nhuận và thân thiện với môi trường. Trong báo cáo
đề xuất vào năm 2009, tre đã chứng minh sự thân thiện với môi trường nhờ
việc hút lượng carbon dioxide và cung cấp khí oxy trong quá trình tăng
trưởng, cây tre đã phát triển có thể thu hút và giữ một lượng khí carbon
dioxide nhiều hơn các cây trồng tương đương khác.


11

Để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tre, chính phủ
Trung Quốc đã khuyến khích đổi mới công nghệ. "Gần 200 bằng sáng chế
đã được áp dụng để mở rộng việc sử dụng tre nhiều hơn, trong đó có rất
nhiều sự hỗ trợ phát triển của ngành công nghiệp". Kỹ thuật chế biến tre
mới đã dẫn đến hàng loạt các sản phẩm mới, chẳng hạn như nguyên liệu
tre, vật dụng hàng ngày, đồ tạo tác, đĩa và than tre, nó được sử dụng rộng
rãi trong các lĩnh vực khác nhau từ xây dựng, bao bì đóng gói, vận chuyển
và thuốc dùng cho du lịch.
Ngành công nghiệp tre tại Trung Quốc đã cung cấp hơn 35 triệu việc
làm, giúp một phần của bộ phận này trở thành một xu thế mới trong sự phát
triển kinh tế của quốc gia có nền nông nghiệp lớn nhất thế giới này. Năm vừa
qua ngành công nghiệp tre đã đạt được doanh số 70 tỉ Nhân dân tệ ( khoảng
10,3 tỉ USD).

Mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng ngành công nghiệp này vẫn
còn những vấn đề và thách thức: “Hầu hết các nhà máy sản xuất có quy mô
nhỏ với doanh số hàng năm hơn 1 triệu Nhân dân tệ, chỉ chiếm 8% trên tổng
số các nhà máy trong ngành công nghiệp. Phát triển ngành công nghiệp tre là
hết sức có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế
xanh”[3].
2.1.3.2. Tình hình sản xuất các sản phẩm từ tre, trúc ở Việt Nam
Là đất nước nằm ở trong vùng nhiệt đới gió mùa châu Á và chịu ảnh hưởng
rất lớn từ ba luồng thực vật di cư: Hệ thực vật Himalaya - Quảng Châu – Vân
Nam ở phía bắc, hệ thực vật Ấn độ - Mianma – Thái Lan ở phía tây, và từ hệ
thực vật Indonexia và Malaixia ở phía nam, Việt Nam có một hệ thực vật rất
phong phú và đa dạng, trong đó có các loài tre trúc. Việt Nam là nước đứng
thứ tư trên thế giới về diện tích tre nứa. Năm 1995, theo Biswas thì Việt Nam
có khoảng 92 loài tre trúc của 16 chi. Những nghiên cứu gần đây đã cho
thấy số lượng loài tre trúc phân bố ở Việt Nam lớn hơn rất nhiều. Theo Vũ
Văn Dũng và Lê Viết Lâm thì Việt Nam có trên 140 loài của 29 chi và có thể
còn tìm thấy các loài mới [16].
Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa đã rà soát các kết quả nghiên cứu về
phân loại tre trúc ở Việt Nam kết hợp với một số nghiên cứu, khảo sát ở thực


12

địa đã đưa ra danh sách của 216 loài thuộc 25 chi tre trúc phân bố tự nhiên
ở Việt Nam [16].
Diện tích rừng tre trúc của Việt Nam cũng rất lớn. Theo Nguyễn Ngọc
Bình và Phạm Đức Tuấn, tính tới năm 2011, tổng diện tích rừng tre trúc của
Việt Nam có khoảng 1 489 000 ha, trong đó 14 15 500 ha là rừng tự nhiên
(thuần loài hoặc hỗn loài), và khoảng 73 500 ha là rừng trồng tre trúc. Tính
tới tháng 12/2011, thì tổng diện tích rừng tre trúc của Việt Nam là 1 563 253

ha gần tương đương với số liệu thống kê năm 1990. Trong đó:
• Diện tích rừng tre trúc tự nhiên thuần loài: 799 130 ha
• Diện tích rừng tự nhiên tre trúc tự nhiên pha gỗ: 682.642 ha
• Diện tích rừng tre trúc trồng (chủ yếu là rừng luồng): 81 484 ha
Bảng 2.1. Hiện trạng tre trúc Việt Nam tính tới tháng 12/2011
Diện tích
(ha)

Rừng đặc
dụng

Rừng
phòng hộ

Rừng sản
xuất

799.130

82.409

343.035

373.686

Rừng tre trúc tự
nhiên hỗn loài

682.642


113.850

319.266

249.526

Rừng tre trúc
trồng

81.484

285

10.186

71.013

Tổng cộng

1.563.256

196.544

672.487

694.225

Các loại rừng
tre trúc
Rừng tre trúc tự

nhiên thuần loài

(Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2011) [16].
Với công nghệ mới hiện đại, tre trúc được sử dụng làm ván ghép nhân
tạo để làm ván sàn, lá diễn trứng phơi khô xuất khẩu cho một số nước
làm giấy gói, trúc sào Cao Bằng làm chíếu trúc, mành trúc
Tre trúc là nguồn nguyên liệu cho người dân sản xuất đồ thủ công mỹ
nghệ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, nước ta có khoảng 320
cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ riêng cho mây tre với tổng số lao động lên
tới 32.500 người Giá trị xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt nam sang thị
trường Nhật Bản năm 2002 đạt 225 triệu đôla Mỹ và vẫn tiếp tục tăng trung
bình hàng năm từ 30-35% từ năm 1996 tới nay. Thị trường châu Âu và Bắc


13

Mỹ cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ mây tre
đan của Việt Nam. Trong 6 năm (2006-2012) tổng kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng tre trúc của Việt Nam đạt khoảng 300 triệu đôla Mỹ, chủ yếu là đũa
và chiếu tre. Do tầm quan trọng của các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ
đối với xoá đói, giảm nghèo. Chính phủ đã có chính sách chi khoảng 115 tỷ
đồng trong giai đoạn 2006-2015 để đạt mức xuất khẩu sản phẩm của các làng
nghề nông thôn tăng bình quân từ 20-22%/năm [12].
Việt Nam hàng năm khai thác một lượng lớn tre trúc để phục vụ nhiều
mục tiêu của nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân.
Theo Vụ sử dụng rừng (Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn), tre nứa, là một trong số những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có
giá trị thương mại nhất. Dự kiến mây tre là một trong những loài cây chủ lực
trong xuất khẩu lân sản ngoài gỗ, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế
nông thôn ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Tỉ trọng giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ (LSNG) (trong đó có mây, tre)
chiếm khoảng 53%. Hiện nay, ước tính giá trị sản xuất LSNG chỉ chiếm từ
20-25% giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm. Từ năm 2000 đến nay, kim
ngạnh xuất khẩu hàng hóa LSNG với tốc độ tăng trưởng khá cao từ 15% đến
25% hàng năm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lâm sản.
Trong đó một trong những sản phẩm LSNG có vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân là tre, nứa cung cấp cho công nghiệp giấy, làm nguyên
liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng
Theo Nguyễn Trọng Thừa - Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông
lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết:
Ngành tiểu thủ công nghiệp này thu hút một lực lượng lao động đông đảo, khoảng
350 ngàn người. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đã được
xuất khẩu tới trên 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất
khẩu đạt trung bình 200 triệu USD trong mấy năm gần đây.
Thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đối với các sản phẩm mây tre là
Đức (37 triệu USD), Mỹ (32,3 triệu USD USD), Nhật Bản (31,1 triệu USD),
Pháp (12,8 triệu USD), Tây Ban Nha (10,8 triệu USD), Đài Loan (10,4 triệu
USD),... [12].


14

Về doanh nghiệp sản xuất, nước ta có 88 doanh nghiệp chế biến tre, trúc;
40 công ty chế biến mây, song. Năng lực chế biến tre, trúc là 250.000 tấn tre,
nứa/năm; bốn nhà máy ván tre, luồng với công suất 4.000 m3/năm; năng lực
chế biến song mây là 100.000 tấn/năm.
Hiện nay, trên địa bàn cả nước đã có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến các
sản phẩm từ trúc, tre và có nhiếu sản phẩm nổi tiếng. Chiếu trúc Việt Nam
phát triển vượt bậc cả về thương hiệu lẫn chất lượng, các thương hiệu được
yêu thích phải kể đến, Trúc Long, Trúc Lâm, Trường Sinh của Hà Tây,

Hương Trúc của Lạng Sơn, Cao Sơn của Cao Bằng, ngoài ra còn có chiếu trúc
Phú Thọ, Thái Bình, An Sinh, Thái Long…
Theo các số liệu quan trắc chất lượng môi trường tại một số cơ sở sản
xuất, chế biến sảm phẩm từ trúc, tre của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô
thị và Khu công nghiệp vừa qua cho thấy:
Do nguyên liệu phải ngâm trong nước và quy trình gia công xử lý gây
phát sinh nước thải có chứa nhiều lignin và các chất hữu cơ dẫn đến nước mặt
ở đây đã có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform đều cao vượt tiêu chuẩn
nhiều lần. [13].
Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường
(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định) cho thấy, tình trạng ô nhiễm
môi trường Yên Tiến – một làng nghề ở Nam Định đã đến mức báo động,
hàm lượng các chất độc hại thải ra môi trường đều vượt quá quy định cho
phép, cụ thể như: hàm lượng COD trong nước vượt tiêu chuẩn Việt Nam cho
phép 1.1 – 2.3 lần; thông số BOD5 vượt 1.24 – 1.68 lần; chất rắn lơ lửng vượt
1.07 lần; thông số NH3 vượt 1.5 – 6.2 lần; Coliform vượt 1.96 – 3.3 lần… Bên
cạnh đó, các chỉ số về bụi, tiếng ồn ở Yên Tiến cũng đều vượt quá mức cho
phép. toàn bộ hệ thống ao hồ, kênh mương trên địa bàn xã và gần 7km hệ
thống kênh tưới tiêu S40, S48 chảy qua đều bị các hộ dân trong làng chiếm
dụng để ngâm tre, nứa nguyên liệu phục vụ sản xuất. Theo thống kê, bình
quân mỗi ngày người dân Yên Tiến sử dụng 150 – 200 tấn nguyên liệu sản
xuất. Mỗi năm, xã sử dụng khoảng 70.000 tấn tre, nứa. Để sản xuất ra thành
phẩm, số lượng nguyên liệu này bắt buộc phải xử lý thô bằng công đoạn ngâm


15

trong nước 2 - 3 tháng. Đây chính là lý do khiến cho môi trường nước ở đây
bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Do số lượng nguyên liệu quá lớn, nên toàn bộ những điểm có mặt nước

của xã đều được người dân tận dụng để ngâm tre, nứa. Tất cả các vùng mặt
nước của Yên Tiến dần chuyển sang màu đen kịt, đặc quánh, bốc mùi hôi thối
nồng nặc. Các số liệu quan trắc tại các kênh, ao, hồ của Yên Tiến cho thấy,
các thông số độc hại đều vượt 1.1 đến 1.68 lần tiêu chuẩn cho phép.
Kết luận phân tích cũng khẳng định nguồn nước mặt tại Yên Tiến không
thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác, kể cả tưới tiêu nông nghiệp. Tỷ lệ
người dân mắc các bệnh về phổi, ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh mắt tăng cao.
Năm 2011, tỷ lệ mắt hột hoạt tính trong học sinh là 1.28%. Đặc biệt, riêng
năm 2011, xã có tới 11 người chết do ung thư.
Tại xã Quảng Phú Cầu ( Ứng Hòa- Hà nội), trung bình mỗi ngày có
khoảng 300 tấn vầu, tre, nứa được chuyên chở về xã để sản xuất tăm hương.
Tính bình quân 100kg nguyên liệu thu được 25kg tăm hương thành phẩm, còn
lại là phế liệu... Mỗi ngày, các xưởng sản xuất tăm của xã thải ra hàng trăm tấn
mùn vầu, tre, nứa và được bán cho nơi sản xuất củi, giấy. Nhưng khi không có
đơn vị thu mua, lượng phế liệu trên địa bàn xã chất đống, ùn ứ. Lúc đó, người
dân đổ bừa bãi mùn vầu, tre, nứa ra kênh, ao hay bãi đất trống gây mất mỹ
quan và ô nhiễm nghiêm trọng môi trường khu dân cư. Thậm chí, khi lượng
mùn tồn quá nhiều, người dân đóng vào bao tải, đem ra cánh đồng đốt [13].
Thực trạng trên cho thấy hiện nay các hoạt động chế biến sản phẩm từ
tre trúc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử
lý tốt trước khi thải vào môi trường.
2.1.3.3. Tình hình sản xuất các sản phẩm từ tre, trúc ở Cao Bằng
Với điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp, từ năm 2012, tỉnh Cao Bằng đã
triển khai trồng cây trúc sào để tăng thêm thu nhập, tháo gỡ khó khăn cho
nông dân. Hiện tại, cây trúc sào được trồng tại nhiều địa phương. Riêng huyện
Nguyên Bình, cây trúc sào được trồng ở 19/20 xã, thị trấn với tổng diện tích
hơn 1.550 ha và dần trở thành cây trồng chủ lực của bà con dân tộc miền núi
khó khăn.



16

Huyện Nguyên Bình là một trong các huyện miền tây của Cao Bằng có
điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho phát tiển trồng cây trúc, do vậy trúc
được xác định là cây chủ lực giúp xóa đói, giảm nghèo, sản phẩm trúc qua
chế biến trở thành nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú về mẫu mã,
chủng loại khác nhau. Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng nhất là ở các
tỉnh, thành phố lớn có xu hướng sử dụng các sản phẩm ở cây trúc với nét độc
đáo riêng của sản phẩm về bản sắc dân tộc, về tính thẩm mĩ và chất lượng, sản
phẩm xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, từ thực tế đó, tỉnh ta
quan tâm tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp đầu tư vào dự án trồng và
chế biến trúc nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần
tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất một doanh nghiệp chế biến
trúc, nhưng quy mô sản xuất chưa đáp ứng được tiềm năng dồi dào của nguồn
nguyên liệu trúc tỉnh Cao Bằng, sản lượng trúc chủ yếu đươc trồng tại các
huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm ,Thông Nông.
Tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh có khoảng 4500 ha, nhưng do không
có nhà máy chế biến lớn, tiêu thụ nhiều nên trong thời gian vừa qua đã có một
số hộ dân chặt phá trúc để thay thế bằng những cây trồng khác hoặc khai thác,
vận chuyển về xuôi gây lãng phí nguồn nguyên liệu sản xuất.
Vùng trúc sào toàn tỉnh hiện có 3.200 ha, sản lượng khai thác mỗi năm
khoảng 5 triệu cây. Trong 5 năm (2006 - 2010) sản xuất được 880.981 tấm
chiếu trúc, trong đó xuất khẩu 361.313 tấn, thu về 993,035 nghìn USD, và từ
nhiều năm nay trúc sào đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo của người nông
dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tiếp tục khẳng định trúc là cây trồng
mũi nhọn của tỉnh để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, giai đoạn 2011
- 2015 với mục tiêu đến năm 2015 phát triển vùng trúc sào 3.000 ha với sản
lượng khai thác hằng năm đạt 10 triệu cây [4].

Công ty cổ phần xây dựng và chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng tiền
thân là Xí nghiệp Chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng, được thành lập từ
năm 1994. Ban đầu do thiếu vốn, chưa có dây chuyền công nghệ, Công ty chỉ
mới sản xuất nan chiếu bán thành phẩm, giá trị kinh tế không cao. Sau khi


17

chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa, Công ty đẩy mạnh các hoạt động sản
xuất kinh doanh, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các mặt
hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu Chiếu trúc Cao Sơn... Góp phần xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nguyên liệu trúc,
đồng thời tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 300 cán bộ, công nhân viên
của Công ty. . .
Hiện nay, sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất của Công ty là các loại chiếu
trúc, rèm, mành trúc. Mặt hàng này đã khẳng định được thương hiệu uy tín,
chất lượng trên thị trường, được đăng ký tên, nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.
Đa dạng mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng thị hiếu
người tiêu dùng, doanh thu của Công ty tăng hằng năm. Năm 2013, Công ty
đạt tổng doanh thu trên 50 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 2 tỷ đồng. 4
tháng đầu năm 2014, Công ty sản xuất được trên 42.000 tấm chiếu trúc, đạt
doanh thu trên 11 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 596 triệu đồng, thu nhập bình
quân của người lao động đạt 3,3 triệu đồng/tháng. 65% sản phẩm của Công ty
được tiêu thụ tại thị trường trong nước và 35% sản phẩm phục vụ thị trường
xuất khẩu [4].
Ngày 25/4/2012, Chi cục Bảo vệ môi trường Tỉnh Cao Bằng đã công bố
danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số
447/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong đó có xưởng chế biến Trúc
tre Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng của Công ty
cổ phần Xây dựng và chế biến Trúc Tre xuất khẩu Cao Bằng [14].



18

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng môi trường đất, nước, không khí và công tác bảo vệ môi
trường tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu tỉnh Cao Bằng - Nà Cạn,
phường Sông Bằng, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu tỉnh
Cao Bằng
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2014 đến tháng 08/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Sông Bằng
3.3.2. Hiện trạng môi trường khu vực nhà máy bị tác động tiêu cực từ hoạt
động sản xuất
3.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại Công ty
cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường và
người dân xung quanh
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp
- Thu nhập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội,
môi trường tại khu vực xây dựng công ty

- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của Phường Sông Bằng, số liệu quan trắc môi trường có liên quan, số liệu
về thực trạng sản xuất công ty cổ phần chế biến trúc, tre xuất khẩu Cao Bằng
(quy mô, diện tích, cơ cấu tổ chức, công nghệ thiết bị sử dụng…)
- Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet.
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.


×