Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn hóa học THPT yên định 2 thanh hóa lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.19 KB, 11 trang )

48. Đề thi thử THPTQG năm 2018 - Môn Hóa Học - THPT Yên Định 2 - Thanh Hóa - Lần 1
- File word có lời giải chi tiết
I. Nhận biết
Câu 1. Kim loại Cu không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng.

B. HNO3 đặc nguội.

C. H2SO4 đặc nóng.

D. H2SO4 loãng.

Câu 2. Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
A. tráng gương.

B. xà phòng hóa.

C. este hóa.

D. trùng ngưng.

C. glucozơ.

D. saccarozơ.

C. etyl axetat.

D. metyl axetat.

Câu 3. Chất không thủy phân trong môi trường axit là
A. tinh bột.



B. xenlulozơ.

Câu 4. Tên gọi của CH3CH2COOCH3 là:
A. metyl propionat.

B. propyl axetat.

Câu 5. Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?
A. Fructozơ.

B. Saccarozơ.

C. Mantozơ.

D. Glucozơ

Câu 6. Protein tham gia phản ứng màu biure tạo thành dung dịch có màu.
A. đỏ.

B. vàng.

C. trắng.

D. tím.

Câu 7. Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với
A. giấm.

B. cồn.


C. nước.

D. nước muối.

C. Fe3O4.

D. Fe2(SO4)3.

Câu 8. Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là
A. Fe2O3.

B. Fe(OH)3.

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của
V là:
A. 4,48 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 1,12 lít.

C. Glyxin.

D. Valin.

Câu 10. Hợp chất nào sau đây thuộc loại amin?
A. Anilin.


B. Lysin.

Câu 11. Poli (vinyl axetat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3.

B. CH2=CHCOOCH3.

C. CH3COOCH=CH2.

D. C2H5OH=CH2.

II. Thông hiểu
Câu 12. Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 18,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 24,6.

B. 20,4.

C. 16,4.

D. 30,2.

Câu 13. Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là:
A. 8.

B. 3.

C. 2.


D. 4.

Câu 14. Cho các este: CH3COOC6H5 (1); CH3COOCH=CH2(2); CH2=CHCOOCH=CHCH3 (3);
HCOOCH2CH=CH2 (4); CH3COOCH2C6H5 (5). Những este khi thủy phân trong môi trường kiềm không
tạo ra ancol là:


A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (5).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4), (5).

Câu 15. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về
nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,1M.

B. [H+] <0,1M.

C. [H+] < [CH3COO–]. D. [H+] > [CH3COO–].

Câu 16. Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và MCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít
khí (ở đktc), rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi thu được chất
rắn Z và 11,2 lít CO2 ( ở đktc). Khối lượng Z là:
A. 80,9.

B. 92,1.


C. 88,5.

D. 84,5.

Câu 17. Thuốc thử được dùng để phân biệt Ala - Ala - Gly với Gly - Ala là:
A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch HCl.

C. dung dịch NaCl.

D. Cu(OH)2.

Câu 18. Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
A. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

B. Cu + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2.

C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

Câu 19. Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ (C12H22O11), rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác
dụng với AgNO3/NH3 (dư, đun nóng) thu được m gam bạc. Giá trị của m là:
A. 21,6.

B. 43,2.

C. 32,4.


D. 10,8.

Câu 20. Khi hòa tan vào nước, chất làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh là:
A. etanol.

B. metylamin.

C. hiđroclorua.

D. glyxin.

Câu 21. Cho 8,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, thu
được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 13,7.

B. 10,2.

C. 15,3.

D. 18,9.

C. (1), (3) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 22. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch FeSO4.
(2) Cho Fe vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột FeO nóng.

Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (2), (3) và (4).

B.(1), (2) và (3).

Câu 23. Đun nóng 200 gam dung dịch glucozo 9% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 16,2.

B. 10,8.

C. 21,6.

D. 32,4.

Câu 24. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Vôi sống.

B. Muối ăn.

C. Phèn chua.

D. Thạch cao.

Câu 25. Muối X có công thức phân tử CH6O3N2. Đun nóng X với NaOH vừa đủ thu được 2,24 lít khí Y
(đktc, chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Khối lượng muối thu được là:


A. 6,8 gam.


B. 8,3 gam.

C. 8,2 gam.

D. 8,5 gam.

Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 13,44 lít khí CO2, 2,24 lít khí N2 (các khí
đo ở đktc) và 12,6 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối
H2NCH2COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2NCH2COOCH3.

B. H2NCH2CH2COOH.

C. H2NCH2COOC3H7.

D. H2NCH2COOC2H5.

Câu 27. Cho các chất sau NH3 (1), anilin (2), metyl amin (3), đimetyl amin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ

A. (4), (3), (2), (1).

B. (2), (1), (3), (4).

C. (4), (3), (1), (2).

D. (3), (4), (1), (2).

Câu 28. Peptit H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH có tên gọi là
A. Gly-Ala-Gly.


B. Ala-Gly-Ala.

C. Gly-Ala-Gly.

D. Ala-Gly-Gly.

III. Vận dụng
Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06
mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
A. 7,312 gam.

B. 7,512 gam.

C. 7,412 gam.

D. 7,612 gam.

Câu 30. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat
(a) Glucozo và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một
loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozo tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 3.


C. 6.

D. 5.

Câu 31. Cho m gam hỗn hợp G gồm: Al, Zn vào 152,775 gam dung dịch HNO3 10% đến phản ứng hoàn
toàn thu được 155,25 gam dung dịch X gồm: A1(NO3)3 nồng độ 3a (M), Zn(NO3)2 nồng độ 4a (M), HNO3
và khí N2O bay ra. Hãy chứng minh Al, Zn phản ứng hết. Giá trị của m là:
A. 13,4.

B. 14,3.

C. 3,41.

D.4,31.

Câu 32. Cho m gam hỗn hợp axit acrylic, axit benzoic, axit adipic và axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung
dịch KOH thu được a gam muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X như trên tác dụng với dung dịch
Ba(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối, biểu thức liên hệ m, a, b là
A. 76m  19a  11b

B. m  22b  19a

C. 49m  115a  76b

D. 59m  135a  76b

Câu 33. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M thấy thoát
ra 2,24 lít khí (ở đktc) và còn lại 2,8 gam Fe (duy nhất) chưa tan. Mặt khác nếu cho m gam X trên vào
dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít NO2 ( ở đktc). Giá trị m và V lần lượt là:
A. 32,6 gam và 10,08 lít.


B. 24,8 gam và 4,48 lít.


C. 30,0 gam và 16,8 lít.

D. 14,8 gam và 20,16 lít.

Câu 34. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối
lượng). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%,
thu được 13,2 gam muối Giá trị của m là
A. 9,6.

B. 10,8.

C. 8,4.

D. 7,2.

Câu 35. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
t
 Cu + CO2↑
A. CuO (rắn) + CO (khí) 
0

t
 NH3↑ + NaCl + H2O
B. NaOH + NH4Cl (rắn) 

0

t
 ZnSO4 + H2↑
C. Zn + H2SO4 (loãng) 
0

t
 K2SO4 + SO2↑ + H2O
D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 
0

Câu 36. Hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CH-CH2OH, C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác
dụng với Na dư thu được 21,504 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 75,712 lít O2 ( đktc) thu
được 61,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH2=CH-CH2OH trong hỗn hợp X là:
A. 43,83%.

B. 31,37%.

C. 48,33%.

D. 30,17%.

Câu 37. Hòa tan Fe vào 200 ml dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,1M và H2SO4 0,5M tạo khí NO (sản phẩm
khử duy nhất). Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là:
A. 5,60 gam.

B. 4,48 gam.

C. 2,24 gam.


D. 3,36 gam.

Câu 38. Hòa tan hoàn toàn 3,79 gam hồn hợp X gồm Al và Zn (có tỉ lệ mol tưong ứng 2:5) vào dung dịch
chứa 0,394 mol HNO3 thu được dung dịch Y và V ml (đktc) khí N2 duy nhất. Để phản ứng hết với các
chất trong Y thu được dung dịch trong suốt cần 3,88 lít dung dịch NaOH 0,125M. Giá trị của V là
A. 352,8.

B. 268,8.

C. 358,4.

D. 112,0.

Câu 39. Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4NO3, Al(NO3)3, (NH4)2SO4. Để phân biệt các
dung dịch trên người ta dùng dung dịch
A. NaOH.
IV. Vận dụng cao

B. BaCl2.

C. NaHSO4.

D. Ba(OH)2.


Câu 40. Nung nóng hỗn hợp rắn X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được chất
rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. Y tan trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl thu được dung
dịch Z chỉ chứa m gam muối clorua và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí A gồm N2 và H2, tỉ khối của A so
với H2 là 11,4. Giá trị của m là:

A. 59,53 gam.

B. 53,59 gam.

C. 71,87 gam.

D. 87,71 gam.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án D
A, B và C là các axit có tính oxi hóa mạnh ⇒ hòa tan được Cu.
⇒ chọn D vì H+/H2 > Cu2+/Cu ⇒ Cu + H+ → không phản ứng.
Câu 2. Chọn đáp án B
Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Nó bắt nguồn từ phản ứng thủy phân chất béo – trieste, trong môi trường kiềm → Xà phòng.
⇒ Chọn B
Câu 3. Chọn đáp án C
A, B sai vì tinh bột và xenlulozơ thủy phân trong H+ tạo glucozơ.
D sai vì saccarozơ thủy phân trong H+ tạo glucozơ và fructozơ.
⇒ chọn C.
Câu 4. Chọn đáp án A
Cách đọc tên của este (RCOOR') là tên R' + tên RCOO + at.
⇒ CH3CH2COOCH3 có tên là Metyl propionat ⇒ Chọn A
Câu 5. Chọn đáp án B
Fructozơ thường có nhiều trong quả ngọt, đặc biệt là mật ong (40%).
Saccarozơ thường có trong cây mía, củ cải đường, cụm hoa thốt nốt.
Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây và nhất là trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong quả
nho chín
⇒ chọn B.

Câu 6. Chọn đáp án D
Câu 7. Chọn đáp án A
Amin có tính bazơ yếu nên muốn khử mùi tanh của cá do amin gây ra thì phải dùng chất có tính axit
yếu như giấm.
Giấm tạo muối amoni với amin và dễ bị rửa trôi bởi nước, hơn nữa do tính axit yếu nên ít ảnh hưởng
đến chất lượng của cá.
Ps: ngoài ra có thể dùng chanh thay cho giấm vì trong chanh chứa axit xitric cũng là 1 axit hữu cơ yếu.
⇒ Chọn A.
Nhận xét: Đề chuẩn hơn nên không có phương án cồn và nước muối vì:
- Cồn dễ bay hơi đồng thời là dung môi hòa tan tốt amin nên khi bay hơi sẽ kéo theo amin ⇒ khử mùi
tanh của cá.
- Hơn nữa, khi chế biến thì lượng cồn bốc hơi 1 lần nữa ⇒ amin cũng bốc hơi theo cồn 1 lần nữa!
- Đặc biệt hơn, cồn cũng tác dụng với các gốc axit tự do trong cá tạo thành những este có mùi thơm.
- Ngâm cá vào nước muối khoảng 15 phút thì cá sẽ bớt mùi tanh đáng kể!
Tuy nhiên, nếu có trong trường hợp bắt buộc phải chọn giữa các phương án thì ưu tiên giấm → cồn.


Câu 8. Chọn đáp án B
A. Sắt (III) oxit.
B. Sắt (III) hidroxit.
C. Sắt từ oxit.
D. Sắt (III) sunfat.
⇒ chọn B.
Câu 9. Chọn đáp án B
nH2 = nMg = 0,1 mol ⇒ V = 2,24 lít ⇒ chọn B.
Câu 10. Chọn đáp án A
B, C và D đều là α-amino axit ⇒ chọn A.
Câu 11. Chọn đáp án C
Câu 12. Chọn đáp án B
X là HCOOCH3 ⇒ nmuối = nX = 0,3 mol.

⇒ m = 0,3 × 68 = 20,4(g) ⇒ chọn B.
Câu 13. Chọn đáp án D
Bậc của amin bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.
⇒ Amin bậc 1 phải chứa –NH2 ||⇒ các đồng phân amin bậc 1 là: H2N-CH2-CH2-CH2-CH3
CH3-CH(NH2)-CH2-CH2, H2N-CH2-CH(CH3)-CH3, CH3-C(CH3)(NH2)-CH3 ⇒ chọn D.
Câu 14. Chọn đáp án C
(1) CH3 COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa.
(2) CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO.
(3) CH2=CHCOOCH=CHCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3CH2CHO.
(4) HCOOCH2CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CHCH2OH
(5) CH3COOCH2C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2OH
⇒ phản ứng (1), (2) và (3) không tạo ancol ⇒ chọn C.
Câu 15. Chọn đáp án B
CH3COOH là chất điện li yếu: CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+
⇒ [H+] = [CH3COO–] = [CH3COOH]điện li < [CH3COOH]ban đầu = 0,1M
⇒ chọn B.
Câu 16. Chọn đáp án C
RCO3  H 2SO 4  RSO 4  CO 2  H 2O

||► Thu được rắn X ⇒ muối dư, H2SO4 hết.
⇒ nH2SO4 = nH2O = nCO2 = 0,2 mol. Bảo toàn khối lượng:
mX = 115,3 + 0,2 × 98 - 0,2 × 44 - 0,2 × 18 - 12 = 110,5(g).


Bảo toàn khối lượng: mZ = 110,5 - 0,5 × 44 = 88,5(g).
Câu 17. Chọn đáp án D
Peptit chứa từ 3 mắt xích trở lên có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH– tạo phức chất màu tím.
⇒ Dùng Cu(OH)2 phân biệt được tripeptit Ala-Ala-Gly và đipeptit Gly-Ala ⇒ chọn D.
Câu 18. Chọn đáp án B
Chọn B vì HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
Câu 19. Chọn đáp án B


H
 fructozơ + glucozơ
1 saccarozơ + H2O 

1 fructozơ → 2 Ag || 1 glucozơ → 2 Ag ⇒ 1 saccarozơ → 4 Ag
nsaccarozơ = 0,1 mol ⇒ m = 0,1 × 4 × 108 = 43,2(g) ⇒ chọn B.
Câu 20. Chọn đáp án B
A. Quỳ tím không đổi màu.
B. Quỳ tím hóa xanh.
C. Quỳ tím hóa đỏ.
D. Quỳ tím không đổi màu.
⇒ chọn B.
Câu 21. Chọn đáp án C
8(g) X + 0,2 mol HCl → m(g) muối
Bảo toàn khối lượng: m = 8 + 0,2 × 36,5 = 15,3(g).
Câu 22. Chọn đáp án C
(1) Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
(2) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
(3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(4) CO + FeO → Fe + CO2
⇒ chỉ có (2) không tạo ra kim loại.
⇒ chọn C.
Câu 23. Chọn đáp án C
1 glucozơ → 2 Ag || nglucozơ = 200 × 0,09 ÷ 180 = 0,1 mol.
⇒ m = 0,1 × 2 × 108 = 21,6(g) ⇒ chọn C.
Câu 24. Chọn đáp án A

Đất bị chua tức là đất có pH < 7 ⇒ muốn khử chua phải dùng chất có tính bazơ.
⇒ dùng vôi sống để khử chua cho đất vì vừa rẻ vừa an toàn ⇒ chọn A.
Câu 26. Chọn đáp án D


X là CH3NH3NO3 và Y là CH3NH2.
nY = 0,1 mol ⇒ nNaNO3 = 0,1 mol.
⇒ mmuối = 0,1 × 85 = 8,5(g) ⇒ chọn D.
Câu 26. Chọn đáp án A
Cả 4 đáp án X đều chứa 1N ⇒ nX = 2nN2 = 0,2 mol.
⇒ số C/X = 3; số H/X = 7 ⇒ X là H2NCH2COOCH3 ⇒ chọn A.
Câu 27. Chọn đáp án B
Các nhóm đẩy e như ankyl làm tăng tính bazơ của amin.
Ngược lại, các nhóm hút e như phenyl làm giảm tính bazơ của amin.
Với các amin béo (amin no) thì tính bazơ: bậc 2 > bậc 1 > bậc 3.
⇒ chọn B.
Câu 28. Chọn đáp án A
tên peptit = tên gốc axyl amino axit từ đầu N → C (được giữ nguyên).
⇒ glyxylalanylglyxin hay Gly-Ala-Gly ⇒ chọn A.
Câu 29. Chọn đáp án A
m(g) Chất béo (C?H?O6) + 1,61 mol O2 → 1,14 mol CO2 + 1,06 mol H2O
Bảo toàn khối lượng: m = 17,72(g). Bảo toàn nguyên tố Oxi: nchất béo = 0,02 mol.
⇒ 7,088(g) chất béo ⇄ 0,008 mol ⇒ Tăng giảm khối lượng:
mmuối = 7,088 + 0,008 × (23 × 3 - 41) = 7,312(g) ⇒ chọn A.
Câu 30. Chọn đáp án D
(d) Sai vì thủy phân saccarozơ thu được 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ.
⇒ chỉ có (d) sai ⇒ chọn D.
Câu 31. Chọn đáp án C
Đặt nAl(NO3)3 = 3x ⇒ nZn(NO3)2 = 4x ⇒ nAl = 3x; nZn = 4x.
Bảo toàn electron: 3nAl + 2nZn = 8nN2O ⇒ nN2O = 2,125x.

Bảo toàn khối lượng: 27 × 3x + 65 × 4x + 152,775 = 155,25 + 44 × 2,125x
||⇒ x = 0,01 mol ⇒ m = 0,01 × 3 × 27 + 0,01 × 4 × 65 = 3,41(g) ⇒ chọn C.
Câu 32. Chọn đáp án D
KOH
 –COOK ⇒ tăng giảm khối lượng: nCOOH = (a - m) ÷ (39 - 1)
–COOH 

Ba  OH 

2
2–COOH 
 (–COO)2Ba ⇒ tăng giảm khối lượng: nCOOH = (b - m) ÷ (0,5 × 137 - 1)

⇒ (a - m) ÷ 38 = (b - m) ÷ 67,5 ⇒ 29,5m = 67,5a - 38b ⇒ 59m = 135a - 76b ⇒ chọn D.
Câu 33. Chọn đáp án C
Fe dư ⇒ HCl hết. nHCl = 0,8 mol; nH2 = 0,1 mol. Bảo toàn nguyên tố Hidro:
nH2O = (0,8 - 0,1 × 2) ÷ 2 = 0,3 mol || Bảo toàn nguyên tố Clo: nFeCl2 = 0,4 mol.


Quy X về Fe và O ⇒ ∑nFe = 0,4 + 2,8 ÷ 56 = 0,45 mol; nO = nH2O = 0,3 mol.
⇒ m = 0,45 × 56 + 0,3 × 16 = 30(g). Do HNO3 dư, bảo toàn electron:
3nFe = 2nO + nNO2 ⇒ nNO2 = 0,75 mol ⇒ V = 16,8 lít ⇒ chọn C.
Câu 34. Chọn đáp án A
C%NaOH = 2%; C%KOH = 2,8% ⇒ nNaOH = nKOH
⇒ quy về bazơ trung bình ROH với R = (23 + 39) ÷ 2 = 31.
mO = 0,4m ⇒ nO = 0,025m ⇒ nCOOH = 0,0125m mol
COOH  COOR ⇒ tăng giảm khối lượng:

m + 0,0125m × (31 - 1) = 13,2 ⇒ m = 9,6(g) ⇒ chọn A.
Câu 35. Chọn đáp án C

► Dung dịch X + rắn Y → khí Z.
Khí Z ít tan hoặc không tan trong H2O
⇒ loại B và D vì NH3 và SO2 tan nhiều trong H2O.
Loại A vì là khí + rắn ⇒ chọn C.
Câu 36. Chọn đáp án D
● –OH + Na → –ONa + ¹/₂ H2↑ ⇒ nOH = 2nH2 = 1,92 mol.
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nCO2 = (1,92 + 3,38 × 2 - 3,4)/2 = 2,64 mol.
● Bảo toàn khối lượng: m = 2,64 × 44 + 61,2 - 3,38 × 32 = 69,2(g).
► Nhận xét: 3 ancol no đều có số C = số O || CH2=CH-CH2OH = C3H6O.
⇒ ∑nC - ∑nO = 2nCH2=CH-CH2OH ⇒ nCH2=CH-CH2OH = 0,36 mol.
⇒ %mCH2=CH-CH2OH = 0,36 × 58 ÷ 69,2 × 100% = 30,17% ⇒ chọn D.
Câu 37. Chọn đáp án A
nCu2+ = 0,02 mol; nNO3– = 0,04 mol; nH+ = 0,2 mol.
4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O ⇒ H+ dư 0,04 mol.
2H+ + 2e → H2 || Cu2+ + 2e → Cu
⇒ ∑ne nhận = 0,04 × 3 + 0,04 + 0,02 × 2 = 0,2 mol.
► Do Fe phản ứng "tối đa" nên Fe chỉ lên Fe2+:
Fe → Fe2+ + 2e ⇒ mFe = 0,2 ÷ 2 × 56 = 5,6(g).
Cách khác: NO3– hết ⇒ dung dịch cuối chứa FeSO4.
⇒ nFe = nSO42– = 0,1 mol ⇒ mFe = 5,6(g) ⇒ chọn A.
Câu 38. Chọn đáp án B
nAl = 0,02 mol; nZn = 0,05 mol; nNaOH = 0,485 mol.
NaOH + Y → dung dịch trong suốt {NaAlO2, Na2ZnO2, NaNO3}
Bảo toàn nguyên tố Natri: nNO3–/Y = nNaNO3 = 0,365 mol.


► Hòa tan "hoàn toàn" ⇒ HNO3 dư hoặc đủ, kim loại hết.
Đặt nNH4+ = x; nN2 = y. Bảo toàn electron:
8x + 10y = 0,02 × 3 + 0,05 × 2. Bảo toàn nguyên tố Nitơ:
∑nN/spk = 0,394 - 0,365 = x + 2y || Giải hệ có:

⇒ x = 0,005 mol; y = 0,012 mol ⇒ V = 268,8 ml ⇒ chọn B.
Câu 39. Chọn đáp án D
Cho lần lượt tới dư các thuốc thử vào các mẫu thử:
A. - NH4NO3 và (NH4)2SO4: sủi bọt khí không màu, mùi khai.
- Al(NO3)3: kết tủa keo trắng rồi tan ⇒ chỉ nhận được Al(NO3)3 ⇒ loại.
B. - NH4NO3 và Al(NO3)3: không hiện tượng.
(NH4)2SO4: kết tủa trắng => chỉ nhận được (NH4)2SO4 ⇒ loại.
C. Không mẫu thử nào có hiện tượng ⇒ loại.
D. - NH4NO3: sủi bọt khí không màu, mùi khai.
- Al(NO3)3: kết tủa keo trắng rồi tan.
- (NH4)2SO4: kết tủa trắng không tan.
⇒ nhận được cả 3 dung dịch ⇒ Chọn D.
Câu 40. Chọn đáp án C
Đặt nN2 = x; nH2 = y ⇒ nA = x + y = 0,05 mol; mA = 28x + 2y = 0,05 × 11,4 × 2
Giải hệ có: x = 0,04 mol; y = 0,01 mol || nO/khí = 2.∑n(NO2, O2) . Bảo toàn nguyên tố Oxi:
nO/H2O = 0,25 × 6 - 0,45 × 2 = 0,6 mol. Bảo toàn nguyên tố Hidro: nNH4+ = 0,02 mol.
nCl–/Z = nHCl = 1,3 mol. Bảo toàn điện tích: nMg2+ = (1,3 - 0,25 × 2 - 0,02)/2 = 0,39 mol.
⇒ m = 0,39 × 24 + 0,25 × 64 + 0,02 × 18 + 1,3 × 35,5 = 71,87(g) ⇒ chọn C.



×