Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Trải nghiệm sáng tạo thăm quan di tích lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.26 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN C
------------------------------------

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN CẤP TỈNH NĂM 2017

TÊN SÁNG KIẾN:

"VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC
TẠI DI SẢN CHÙA BÁI ĐÍNH
MÔ HÌNH LỚP HỌC KHÔNG GIAN MỞ "
Chủ biên

: Trần Văn Hanh

Đồng tác giả

: Nguyễn Thị Thanh Hà
Đinh Thị Kim Dung
Phạm Văn Hiệu
Phạm Thị Quyên

Trường

: THPT Gia Viễn C

Gia Viễn, năm 2017

MỤC LỤC

NỘI DUNG


PHỤ LỤC I: NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Trang
9


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Phạm vi nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu
VI. Thời gian nghiên cứu
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
II II. Cơ sở thực tiễn
III. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tại di sản Chùa Bái Đính -

9
9
10
11
11
11
11
12
12
13

Mô hình lớp học không gian mở

IV. Tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải

17
25

pháp cũ
V. Những hiệu quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

28
29
30
32

III. PHỤ LỤC II : CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC III: TÓM TẮT DẠY HỌC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC TẠI DI SẢN CHÙA BÁI ĐÍNH
– MÔ HÌNH LỚP HỌC KHÔNG GIAN MỞ, TRƯỜNG THPT

33

GIA VIỄN C ĐÃ ÁP DỤNG TRONG NĂM HỌC 2016 - 2017
- Sản phẩm của giáo viên
- Sản phẩm của học sinh

PHỤ LỤC IV: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM

33

51
82

TRA ĐÁNH GIÁ
PHỤ LỤC V: MỘT SỐ HÍNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
PHỤ LỤC VI : TỔNG HỢP KẾT QUẢ LÀM VIỆC THEO

91
94

NHÓM
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

BCM

Ban chuyên môn

2

BGH

Ban giám hiệu


3

CM

Chuyên môn


4

CNTT

Công nghệ thông tin

5

DHTDA

Dạy học theo dự án

6

GDCD

Giáo dục công dân

7

GV


giáo viên

8

KH

Kế hoạch

9

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

10

HS

học sinh

11

SGK

sách giáo khoa

12

SGV


sách giáo viên

13

SHCM

Sinh hoạt chuyên môn

14

THCS

Trung học cơ sở

15

THPT

Trung học phổ thông

sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tại di sản Chùa Bái
Đính - Mô hình lớp học không gian mở”

1. Lĩnh vực áp dụng: Dạy học liên môn Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ và Giáo dục
công dân
2. Nội dung


a. Giải pháp cũ thường làm
Trong những năm học vừa qua, ở tất cả các bộ môn trong trường phổ thông việc

dạy - học liên môn đã được các nhà trường triển khai đồng bộ coi đó là việc làm
thường xuyên. Tuy nhiên, đa phần giáo viên khi dạy liên môn đều sử dụng phương
pháp dạy học truyền thống nên kết quả giảng dạy chưa cao. Đặc biệt giáo viên còn có
quan niệm về dạy học liên môn như sau:
- Về mục tiêu: Dạy và học thiên về chú trọng việc truyền thụ tri thức khoa học
mà ít gắn với thực tiễn, phương pháp dạy học chiếm ưu thế vẫn là các phương pháp
truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, pháp vấn… trong đó giáo viên là trung tâm
của quá trình dạy học. Như vậy, sẽ hạn chế việc phát triển toàn diện, phát huy tính tích
cực sáng tạo của học sinh.
- Về quan niệm: Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến
thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
- Về nội dung: Từ sách giáo khoa và giáo viên.
- Về hình thức tổ chức: Cố định, giới hạn trong bốn bức tường của lớp học,
giáo viên đối diện với cả lớp.
Với phương pháp dạy và học như trên, có thể nhận thấy những ưu, nhược
điểm như sau:
* Ưu điểm của giải pháp cũ:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm
kiến thức “cấp tốc” để phục vụ kiểm tra, thi cử.
- Giáo viên và học sinh không tốn nhiều thời gian.
* Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục của giải pháp cũ:
- Giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là
người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống,
giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo.
- Giáo án dạy theo phương pháp truyền thống được thiết kế kiểu đường thẳng
theo hướng từ trên xuống.
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức
thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng thực
hành và áp dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
- Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập; hạn chế, thậm chí triệt tiêu

sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc, học chỉ là học để chống đối với
các kì thi, các bài kiểm tra …
- Phương pháp cũ cũng không đáp ứng được yêu cầu tích hợp, liên môn theo
hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy học truyền thống dễ xảy ra thói
quen, tình trạng “tư duy khép kín”, chủ yếu dạy diễn giảng, ít dùng phương tiện kĩ
thuật tích cực, làm việc cá nhân nhiều, tương đối thụ động, kết quả thường là ghi nhớ,
tái hiện (học thuộc) các kiến thức, kĩ năng đã học trong 1 môn học.
b. Giải pháp mới cải tiến.


Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung
ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở
ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
Trên cơ sở đó việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn,
và dạy học theo chủ đề tích hợp đã được Bộ GD- ĐT triển khai nhân rộng. Bởi dạy học
tích hợp, liên môn là nguyên tắc dạy học tích cực để đổi mới dạy học tiến tới đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực có đủ trí tuệ, kĩ năng và
nhân cách đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thời đại mới- thời đại của hội nhập
và phát triển.
Bên cạnh đó Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường
phổ thông góp phần đổi mới dạy học theo hướng tích cực. Qua đó, bài học trở nên sinh
động, hấp dẫn và giúp học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn. Đặc biệt, hiện nay học
sinh đang thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, vì vậy, mỗi di sản văn hóa là
một cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ, là một sợi dây gắn kết trách nhiệm và tình cảm của
nhà trường với gia đình và xã hội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn
mạnh: “Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho
học sinh về di sản văn hoá, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học.

Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá
trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá”.
Trước thực tế ấy, chúng tôi luôn trăn trở tìm ra những phương pháp dạy học tích
cực nhằm tạo hứng thú cho cả người dạy và người học để từng bước đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong năm học 2016 - 2017, chúng tôi đã tiến hành một số giải pháp mới trong
việc dạy học liên môn, tích hợp như sau:
Giải pháp 1. Xác định chủ đề, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu gắn với yêu cầu của
nhiệm vụ môn học
- Theo định hướng của giáo viên hoặc có thể theo ý tưởng của học sinh quan
tâm có nội dung sát với nhiệm vụ môn học.
Giải pháp 2. Các nhóm hình thành đề cương, kế hoạch học tập
- Xác định mục tiêu.


- Hình dung nội dung chi tiết, các công việc cụ thể, cách thức thực hiện, các
điều kiện cần thiết như nguồn tư liệu, thiết bị, kinh phí, người tham gia…Dự kiến thời
gian, địa điểm triển khai công việc, phân công người thực hiện,, dự kiến sản phẩm cần
đạt. Tất cả các vấn đề này được trình bày trong đề cương, kế hoạch thực hiện.
- Giáo viên hướng dẫn và thông qua các đề cương, kế hoạch thực hiện
Giải pháp 3. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- Thu thập thông tin: từ các tư liệu, báo chí, sách, thực tiễn doanh nghiệp,
internet, phỏng vấn, đi trải nghiệm vv…
- Xử lý thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu
- Thảo luận thường xuyên: giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các
vấn đề, nhóm trưởng kiểm tra tiến độ, giáo viên góp ý
- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành một sản phẩm cuối cùng
Giải pháp 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp học không gian mở
- Trình bày sản phẩm trước lớp học không gian mở bằng các phương pháp: trình

chiếu slides, bài viết, đóng kịch, thể hiện tài năng vv…
Giải pháp 5. Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định
- Học sinh báo cáo sản phẩm trước lớp học không gian mở và giáo viên, tự rút
ra các kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, các khó khăn, các thuận lợi và những
điều cần phải nghiên cứu thêm.
- Lớp/nhóm khác góp ý sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá phương pháp làm việc,
nghiên cứu, nêu ưu khuyết từng thành viên nhóm và cho điểm
Với đặc thù của bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân và tiếng Anh,
chúng tôi vận dụng phương pháp dạy học liên môn và đã đạt được những hiệu quả
mong đợi. Có thể nói đây là một phương pháp có nhiều ưu thế, khắc phục được nhiều
hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống.
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
Sáng kiến này đã phát huy những phương pháp dạy học tại di sản là một trong
những cầu nối giúp học sinh tiếp cận tri thức và cũng là cách thể hiện năng lực của
giáo viên. Xã hội không ngừng thay đổi khiến cho các phương pháp giáo dục cũng
phải được thay đổi theo sao cho phù hợp với xu thế chung. Vậy đổi mới phương pháp
dạy học tại di sản mô hình lớp học không gian mở đã mang lại những hiệu quả sau:
- Giúp học sinh phát triển năng lực
- Thay đổi tư duy học tập truyền thống
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học
- Kích thích khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh
- Tạo được nhiều hứng thú cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh trong học tập và góp phần đa dạng hóa các phương pháp dạy học xu hướng
hội nhập quốc tế.
* Về nội dung, kiến thức


Giải pháp cũ
Học sinh thuộc, nhớ kiến thức;

biết vận dụng kiến thức để giải
bài tập.
- Do sách giáo khoa và giáo viên
quyết định.
- Ít có tính liên môn.

Giải pháp mới
Học sinh hiểu và biết vận dụng kiến
Mục tiêu
thức vào giải quyết những nhiệm vụ
thực tiễn.
- Do giáo viên hoặc học sinh đề xuất
trên cơ sở năng lực và hứng thú của
Nội dung
học sinh.
- Liên quan đến nhiều môn học và
nhiều lĩnh vực.
- Người dạy là trung tâm, tổ - Người học là trung tâm, thực hiện các
chức kiến thức thành các nhiệm nhiệm vụ dưới sự hỗ trợ của giáo viên
Phương vụ giao cho học sinh.
để xây dựng kiến thức cho mình.
pháp
- Giáo viên đưa ra phương pháp - Học sinh tự lựa chọn phương pháp
làm việc.
làm việc và có thể làm việc cả trong và
ngoài trường học.
Phương - Có sẵn do giáo viên lựa chọn.
- Được lựa chọn hoặc xây dựng bởi
tiện
học sinh trong quá trình dạy - học.

* Về tổ chức dạy học

GIẢI PHÁP CŨ

GIẢI PHÁP MỚI

* Nơi tổ chức: Trong lớp học.
* Cách thức:
- Giáo viên: Đóng vai trò
trung tâm, truyền thụ kiến
thức áp đặt một chiều.
- Học sinh:
+ Học sinh thảo luận trong
giới hạn lớp học để không ảnh
hưởng lớp bên cạnh.
+ Hoạt động chủ yếu của học
sinh là nghe, ghi chép và học
thuộc.

* Nơi tổ chức: Không gian mở
* Cách thức:
- Giáo viên: Có vai trò định hướng, giám sát hoạt
động học tập.

+ Trong giờ học chỉ tổ chức
được 1, 2 hoạt động nhóm từ
3-5 phút, chỉ có những học
sinh tích cực tham gia, không

- Học sinh:

+ Bước 1: Học sinh được cùng giáo viên đề xuất ý
tưởng, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực
hiện chuyên đề.
+ Bước 2: Tìm hiểu thực tế, trong quá trình này các
em được đóng vai trò hướng dẫn viên du lịch, nhà
lịch sử, nhà văn để khảo sát, thu thập, phỏng vấn
người dân những thông tin cần thiết.
+ Bước 3: Lựa chọn, xử lý thông tin và đánh giá
thông tin đó dựa trên sự tham khảo ý kiến của giáo
viên, các chuyên gia và kết hợp với tìm hiểu thông
tin trên mạng internet.
+ Bước 4: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có nhóm


huy động được cả nhóm.

trưởng, có thư ký, triển khai theo kế hoạch, có sổ
theo dõi; mỗi nhóm trao đổi, thảo luận, khi gặp khó
khăn được giáo viên hỗ trợ kịp thời.
+ Bước 5: Báo cáo sản phẩm của nhóm mình trong
hoạt động ngoại khóa
* Đánh giá: - Là việc của giáo * Đánh giá: Bao gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh
viên và sự đánh giá chỉ tập giá của học sinh và đánh giá lẫn nhau giữa các học
trung đến kết quả cuối cùng.
sinh.
- Sự đánh giá được thực hiện trong suốt quá trình học
tập.
* Về hiệu quả dạy học
NỘI DUNG


KẾT QUẢ
HỌC TẬP
CỦA HỌC
SINH

GIẢI PHÁP CŨ
- Kết quả kiểm tra đánh
giá: Tỉ lệ học sinh đạt
điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ
thấp (65,5 %) và không ổn
định, học sinh đạt điểm
yếu kém cao (8,5%).
- Không khí lớp học: Đơn
điệu, trầm lắng, thầy đọc
trò ghi
- Năng lực giải quyết các
vấn đề thực tế: Năng lực
giải quyết và vận dụng
kiến thức vào thực tế còn
hạn chế

GIẢI PHÁP MỚI
- Kết quả kiểm tra đánh giá: Tỉ lệ học
sinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao
(91,7%) và có xu hướng tăng dần qua
các lần kiểm tra, điểm dưới trung
bình chiếm tỉ lệ thấp (7,12%) và có
xu hướng giảm dần.
- Không khí lớp học: Sôi nổi, thoải
mái, có sự trải nghiệm thú vị

- Năng lực giải quyết các vấn đề thực
tế: Học sinh đạt được các kỹ năng, năng
lực đã đề ra, tự tin trình bày ý kiến
trước đám đông; biết vận dụng kiến
thức khoa học vào thực tế phục vụ cho
đời sống.
Học sinh trình bày kết quả thu được qua
các bài thuyết trình (Phần thi chào hỏi)
hoặc các sản phẩm (Sưu tầm triển lãm
tranh), các vở kịch (Phần thi tài năng)

- Không có sản phẩm hoặc
SẢN PHẨM nếu có thì có sau quá trình
CỦA HỌC học và học sinh không có
SINH
dự định trước về sản
phẩm.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
3.1. Hiệu quả kinh tế
Đây là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục, do vậy hiệu quả kinh tế trước
mắt không thể tính bằng tiền đồng. Chắc chắn rằng, dạy học liên môn tại di sản Chùa
Bái Đính- mô hình lớp học không gian mở với các phương pháp dạy học tích cực được
thiết kế cụ thể trong sáng kiến đã chứng tỏ phần nào hiệu quả kinh tế.


3.2. Hiệu quả xã hội
- Trong quá trình thực hiện, mỗi nội dung khác nhau chúng tôi thực hiện nhiều
phương pháp dạy học tích cực, cách thức tổ chức khác nhau để không nhàm chán và
phù hợp với khả năng của học sinh. Kết quả học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, có
hiệu quả hơn. Các em được trao đổi thảo luận một cách thoải mái và thực hành nhiều

hơn vì chúng tôi đi theo quy trình từ dễ đến khó theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Từ đó, gây được hứng thú học tập cho học sinh và các em ngày càng yêu
thích các môn học hơn.
- Học sinh được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Thông qua các hoạt
động trải nghiệm nâng cao kiến thức kỹ năng sống,
- Học sinh cũng thay đổi nhận thức về di tích lịch sử, về di sản. Từ bài học, học
sinh có kiến thức thực tế, hành vi và nhận thức của các em có sự chuyển biến, có tác
động rõ ràng hơn. Học sinh nắm chắc hơn kiến thức lịch sử, kiến thức về di sản đồng
thời kích thích được các em ham tham quan, học hỏi, tò mò, muốn mở rộng tầm hiểu
biết lịch sử quê hương, của dân tộc mình, giáo dục các em lòng yêu mến và tự hào về
quê hương.
3.3. Kết quả cụ thể đối với học sinh sau khi áp dụng sáng kiến
Trong quá trình giảng dạy thực tế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả như sau:
* Thực nghiệm: Khối 11 và 12, chia làm 2 hai nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: Khối lớp 12

+ Nhóm đối chứng: Khối lớp 11
Lớp

Sĩ số

Khối 11
Khối 12

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

254

135

53,1

98

38,6

18


7,12

03

1,18

219

140

63,9

69

31,5

10

4,6

0

0,0

Sau khi áp dụng phương pháp đổi chứng, chúng tôi nhận thấy đổi mới phương
pháp dạy học tích cực “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tại di sản Chùa Bái
Đính - Mô hình lớp học không gian mở” cho học sinh đã được những kết quả như sau:
+ Các em tỏ ra say mê học tập, tự tin trong các hoạt động giao tiếp.
+ Học sinh không còn sợ giờ tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử và GDCD.

+ Tạo ra được nhiều tình huống kích thích sự sáng tạo của học sinh.
+ Giúp các em nâng cao hiểu biết về cần phải gìn giữ di sản.
+ Đây là một hướng đi đúng có thể mang lại hiệu quả khá khả quan trong quá
trình dạy và học trong các nhà trường phổ thông trong điều kiện hiện nay.
* Đánh giá những phản hồi của học sinh
Nhận xét
Số học trả lời
Tỷ lệ
Rất hứng thú
120
54,8%


Hứng thú
50
22,8%
Bình thường
25
11,4%
Không hứng thú
12
5,5%
Căng thẳng
12
5,5%
* Đánh giá kết quả thực nghiệm
* Những mặt đạt được
- Học sinh tham gia thảo luận nhóm sôi nổi, tích cực tìm hiểu và trả lời câu hỏi
của GV và các bạn trong lớp, cho thấy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá
trình thực hiện.

- Các nhóm hoàn thành bài được giao và báo cáo được nội dung của nhóm
thông qua đó cho mọi người biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến di sản.
- Có sự phân công hợp lý trong nhóm, biết sử dụng CNTT vào trong quá trình
thực hiện để tìm kiếm tài liệu, soạn thảo văn bản và làm bài trình diễn, điều này chứng
tỏ phát triển được kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng CNTT được nâng cao và sử dụng hợp
lý.
- Kiến thức học sinh có được chính là do các em tự tạo ra và tự tìm tòi nghiên
cứu được điều này chứng tỏ học sinh đã trở thành nhân vật trung tâm trong quá trình
dạy học.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện áp dụng
Để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả, mỗi giáo viên cần chú ý đến một số
vấn đề sau:
- Căn cứ tình hình thực tế, hoàn cảnh, trình độ học sinh trong mỗi năm học, mỗi
lớp học để có phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Linh hoạt, đa dạng trong cách thức sử dụng các chủ đề dạy học tích hợp.
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp học một cách hiệu
quả, tránh mất nhiều thời gian của học sinh.
4.2. Khả năng áp dụng
- Sáng kiến này có thể sử dụng cho tất cả các giáo viên giảng dạy ở các trường
phổ thông.
- Sáng kiến có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà giáo góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giờ học.
Trên đây là bản tóm tắt nội dung sáng kiến chúng tôi đã thực hiện trong năm
học 2016 - 2017. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Gia viễn, ngày 18 tháng 9 năm 2017
CƠ QUAN CHỦ QUẢN

T/M nhóm tác giả sáng kiến

Người làm đơn


Nguyễn Thị Thanh Hà



×