Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ẢNH HƯỞNG bổ SUNG bột tỏi và mỡ cá TRA vào KHẨU PHẦN gà đẻ GIỐNGHISEX BROWN lúc 21 đến 29 TUẦN TUỔI NUÔI TRÊN CHUỒNG kín ở VŨNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.84 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ BÍCH ĐIỆP

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ MỠ CÁ TRA
VÀO KHẨU PHẦN GÀ ĐẺ GIỐNG HISEX BROWN
LÚC 21 ĐẾN 29 TUẦN TUỔI NUÔI TRÊN
CHUỒNG KÍN Ở VŨNG TÀU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ MỠ CÁ TRA
VÀO KHẨU PHẦN GÀ ĐẺ GIỐNG HISEX BROWN
LÚC 21 ĐẾN 29 TUẦN TUỔI NUÔI TRÊN
CHUỒNG KÍN Ở VŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

PGS.Ts. Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Nguyễn Thị Bích Điệp

Ths. Lê Thanh Phương

MSSV: 3077055
Lớp: CN – TY K33

Cần Thơ, 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ MỠ CÁ TRA
VÀO KHẨU PHẦN GÀ ĐẺ GIỐNG HISEX BROWN
LÚC 21 ĐẾN 29 TUẦN TUỔI NUÔI TRÊN
CHUỒNG KÍN Ở VŨNG TÀU

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

Nguyễn Nhựt Xuân Dung

-------------------------------------

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP

--------------------------------------


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Điệp

i


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng tri ân sâu sắc đến ba mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục, nuôi
con khôn lớn và hy sinh một đời vì con.
Em xin chân thành biết ơn:

Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn
Chăn nuôi – Thú y, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
theo học ở trường và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân, cố vấn học tập lớp Chăn nuôi – Thú y khóa 33 đã
hết lòng quan tâm giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập.
Cô Trần Thị Điệp đã chỉ dẫn em các phương pháp phân tích mẫu trong phòng
thí nghiệm dinh dưỡng gia súc, bộ môn Chăn nuôi.
Em xin chân thành cảm ơn anh Lê Thanh Phương, anh Cao Văn Út Em, anh
Trần Văn Đạt, anh Lê Thanh Quang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em tiến hành thí nghiệm tại trại gà đẻ xã Hắc Dịch,
huyện Tân Thành, thành phố Vũng Tàu.
Cảm ơn toàn thể các bạn lớp Chăn Nuôi – Thú Y K33 đã động viên, cùng tôi
chia sẻ buồn vui, khó khăn trong quá trình học tập.
Xin chúc mọi người nhiều sức khỏe và thành đạt!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2011

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ix
TÓM LƯỢC ..........................................................................................................................x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................... 2
2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ HISEX BROWN ................................................................ 2
2.2 SƠ LƯỢC VỀ MỠ CÁ TRA VÀ BỘT TỎI ................................................................... 6
2.2.1 Thành phần acid béo của mỡ cá tra .............................................................................. 6
2.2.2 Sơ lược về tỏi................................................................................................................ 7
2.3 VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN GIA CẦM...................... 8
2.3.1 Vai trò của năng lượng ................................................................................................. 8
2.3.2 Vai trò của chất bột đường............................................................................................ 9
2.3.3 Vai trò của chất béo ...................................................................................................... 9
2.3.4 Vai trò của chất xơ...................................................................................................... 11
2.4 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ MÁI ĐẺ ........................................................... 12
2.4.1 Nhu cầu năng lượng.................................................................................................... 12
2.4.1.1 Nhu cầu duy trì ........................................................................................................ 12
2.4.1.2 Nhu cầu sản xuất trứng ............................................................................................ 13
2.4.2 Nhu cầu protein........................................................................................................... 14
2.4.2.1 Nhu cầu duy trì ........................................................................................................ 14
2.4.2.2 Nhu cầu sinh trưởng................................................................................................. 15
2.4.2.3 Nhu cầu đẻ trứng...................................................................................................... 15
2.4.3 Nhu cầu vitamin và muối khoáng............................................................................... 16
2.4.4 Nhu cầu nước .............................................................................................................. 17
2.5 MỘT SỐ THÍ NGHIỆM BỔ SUNG MỠ CÁ TRA ĐÃ TỪNG
ĐƯỢC NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 19

iii


2.5.1 Ảnh hưởng bổ sung dầu mỡ lên gà Isa Brown 40 – 48 tuần tuổi ............................... 19
2.5.2 Ảnh hưởng bổ sung dầu mỡ lên gà Isa Brown 32 – 36 tuần tuổi ............................... 20
2.6 CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM ...................................................... 21
2.6.1 Chọn lọc gà đẻ ............................................................................................................ 21

2.6.2 Thức ăn và nuôi dưỡng gà đẻ ..................................................................................... 22
2.6.3 Quy luật của sự đẻ trứng............................................................................................ 24
2.6.4 Công tác vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm .............................................. 24
2.6.4.1 Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và khu vực chăn nuôi................................................ 24
2.6.4.2 Vệ sinh thức ăn chăn nuôi........................................................................................ 25
2.6.4.3 vệ sinh người và đồ vật ra vào trại để tránh nhiễm trùng cho gà............................. 25
2.6.4.4 Sử dụng vaccine để phòng bệnh phải đúng loại bệnh, đúng liều lượng,
đúng thời gian ...................................................................................................................... 26
2.7 CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG TRỨNG..................................... 27
2.7.1 Thành phần dinh dưỡng của trứng.............................................................................. 27
2.7.2 Sản lượng trứng .......................................................................................................... 27
2.7.3 Khối lượng trứng ........................................................................................................ 28
2.7.4 Chất lượng trứng......................................................................................................... 28
2.7.5 Thành phần trứng gia cầm .......................................................................................... 29
2.7.6 Thành phần hóa học của lòng đỏ ................................................................................ 31
2.7.7 Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng quả trứng............................ 31
2.8 CÁC YẾU TỐ TIỂU KHÍ HẬU TRONG CHUỒNG NUÔI........................................ 31
2.8.1 Nhiệt độ....................................................................................................................... 31
2.8.2 Ẩm độ ......................................................................................................................... 32
2.8.3 Chế độ chiếu sáng và màu sắc ánh sáng ..................................................................... 32
2.8.4 Độ thông thoáng.......................................................................................................... 33
2.8.5 Mật độ nuôi................................................................................................................. 33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................... 34
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM.................................................................................... 34
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................................. 34
3.1.2 Động vật thí nghiệm ................................................................................................... 34
3.1.3 Chuồng trại ................................................................................................................. 34

iv



3.1.4 Thức ăn thí nghiệm ..................................................................................................... 35
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................................... 36
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................................................................... 36
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................................... 36
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng................................................................................. 37
3.2.3 Quy trình phòng bệnh ở trại....................................................................................... 37
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu ................................................................................................. 39
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................... 39
3.2.5.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng ...................................................................................... 39
3.2.5.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng.............................................................................. 40
3.2.6 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................... 41
3.2.7 Xử lý số liệu................................................................................................................ 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 42
4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM ................ 42
4.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ............................................................................................. 42
4.2.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng.................................. 42
4.2.2 Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến số lượng protein thô (CP)
và năng lượng trao đổi (ME) ăn vào của gà mái đẻ Hisex Brown....................................... 43
4.2.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng ................................ 45
4.2.4 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm ......................................................... 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 51
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 51
5.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................. 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................52
PHỤ CHƯƠNG

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BT2

Nghiệm thức bột tỏi 2%

Ca

Calci

CP

Protein thô

CSLĐ

Chỉ số lòng đỏ

CSLTĐ

Chỉ số lòng trắng đặc

DCP

Dicalciumphosphate

DM

Vật chất khô


ĐV

Đơn vị

EE

Béo thô

IB

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

ILT

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm

KPCS

Khẩu phần cơ sở

MC2

Nghiệm thức mỡ cá tra 2%

BTMC2

Nghiệm thức mỡ cá 2% kết hợp bột tỏi 2%

ME


Năng lương trao đổi

ND

Bệnh Newcastle

NDF

Xơ trung tính

NFE

Chiết chất không đạm

NT

Nghiệm thức

P

Phosphor

TN

Thí nghiệm

TPDD

Thành phần dinh dưỡng


TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng
đối với gà Hisex Brown. ........................................................................................................3
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown ..............................................................4
Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown ...................................5
Bảng 2.4: Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown (tiếp theo) ..................6
Bảng 2.5: Hàm lượng các acid béo trong mỡ cá tra...............................................................7
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của bột tỏi.......................................................................8
Bảng 2.7: Nguyên liệu có chứa chất béo và hàm lượng các acid béo .................................11
Bảng 2.8: Mức chất xơ khuyến cáo cho gà công nghiệp .....................................................12
Bảng 2.9: Nhu cầu năng lượng (KJ ME/ngày) trong môi trường t0 = 20 – 220C ................14
Bảng 2.10: Chỉ tiêu vệ sinh nước uống của gà ....................................................................18
Bảng 2.11: Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung mỡ cá tra và dầu phộng
lên năng suất, chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm ISA Brown
giai đoạn 44 – 48 tuần tuổi trên chuồng hở. ........................................................................19
Bảng 2.12: Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung mỡ cá tra và dầu phộng
lên năng suất, chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm ISA Brown
giai đoạn 44 – 48 tuần tuổi trên chuồng kín ........................................................................20
Bảng 2.13: Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung mỡ cá và dầu phộng
lên năng suất, chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm ISA Brown
giai đoạn 32 – 36 tuần tuổi trên chuồng kín ........................................................................21
Bảng 2.14: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu..................................22
Bảng 2.15: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém..................................22

Bảng 2.16: Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo trọng lượng cơ thể
và năng suất trứng trong điều kiện nhiệt đới .......................................................................23
Bảng 2.17: Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho gà đẻ (19 – 72 tuần tuổi) ................23
Bảng 2.18: Lịch tiêm phòng vaccine cho gà đẻ. ..................................................................27
Bảng 2.19: Thành phần cấu tạo của trứng gà.......................................................................30
Bảng 2.20: Tỷ lệ các thành phần của trứng gà (%)..............................................................30
Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ sở.............................36
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm. ................................................................................................36

vii


Bảng 3.3: Chương trình thuốc và vaccine cho gà đẻ Hisex Brown. ....................................37
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng ..........................42
Bảng 4.2: Lượng protein thô (CP) và năng lượng trao đổi (ME) ăn vào
ở các nghiệm thức ................................................................................................................43
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng ........................45
Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm.....................................49

viii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Gà mái Hisex Brown .............................................................................................2
Hình 3.1: Gà mái đẻ Hisex Brown nuôi thí nghiệm ............................................................34
Hình 3.2: Chuồng nuôi gà thí nghiệm..................................................................................35
Hình 3.2: Hệ thống làm mát và quạt hút..............................................................................35
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ đẻ ...................43
Biểu đồ 4.2: So sánh lượng CP và ME ăn vào/gà/ngày giữa các nghiệm thức ...................44
Biểu đồ 4.3: So sánh lượng CP và ME ăn vào/trứng giữa các nghiệm thức .......................45

Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên trọng lượng trứng và màu lòng đỏ........46
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên chỉ số hình dáng và đơn vị Haugh .......47
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên chỉ số lòng trắng đặc
và chỉ số lòng đỏ ..................................................................................................................47
Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên tỷ lệ các thành phần của trứng..............48

ix


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi và mỡ cá tra vào khẩu phần gà
đẻ giống Hisex Brown lúc 21 đến 29 tuần tuổi nuôi trên chuồng kín ở Vũng Tàu”
được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và mười lần
lặp lại:
Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng (khẩu phần cơ sở).
Nghiệm thức 2: khẩu phần cơ sở bổ sung 2% mỡ cá tra.
Nghiệm thức 3: khẩu phần cơ sở bổ sung 2% bột tỏi.
Nghiệm thức 4: khẩu phần cơ sở bổ sung 2% mỡ cá tra và 2% bột tỏi.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: chỉ tiêu năng suất trứng (tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn),
chỉ tiêu chất lượng trứng (trọng lượng trứng, độ dày vỏ, chỉ số Haugh, màu lòng
đỏ, chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ các thành phần của
trứng) và hiệu quả kinh tế .
Sau thời gian nuôi thí nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Về tỷ lệ đẻ: Gà nuôi khẩu phần có bổ sung mỡ cá và bột tỏi đều có tỷ lệ đẻ cao hơn
đối chứng (86,86%), cao nhất là nghiệm thức BT2 (93,43%) và BTMC2 (92,78) mặc
dù không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P=0,12).
Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày: bổ sung mỡ cá và bột tỏi đã ảnh hưởng lên TTTĂ của các
nghiệm thức (P=0,01). Thấp nhất là nghiệm thức DC (109,90 g/gà/ngày) và cao
nhất ở khẩu phần BTMC2 (117,74 g/gà/ngày).
Tiêu tốn thức ăn/trứng: cũng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các

nghiệm thức (P=0,02). Nghiệm thức BT2 là thấp nhất (125,42 g/trứng) và cao nhất
là MC2 (140,36 g/trứng).
Về chất lượng trứng thì hầu hết các chỉ tiêu như: chỉ số lòng trắng đặc, chỉ số lòng
đỏ, tỷ lệ lòng đỏ, đơn vị Haugh, tỷ lệ các thành phần của trứng đều có sự khác biệt
về mặt thống kê (P<0,01). Trọng lượng trứng (P=0,21) và độ dày vỏ (P=0,42)
không có ảnh hưởng đến khẩu phần chứa các chất bổ sung.
Về hiệu quả kinh tế: cao nhất là DC (1.120.224đồng) và thấp nhất là BTMC2
(907.815 đồng).
Nhìn chung, năng suất và chất lượng trứng của nghiệm thức MC2 là cao và tốt nhất
trong các nghiệm thức. Nên bổ sung 2% mỡ cá tra vào khẩu phần gà đẻ thương
phẩm Hisex Brown giai đoạn 21 – 29 tuần tuổi là hiệu quả kinh tế nhất.

x


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển, trong đó chăn
nuôi gà chiếm giữ một vị trí hết sức quan trọng, thịt và trứng gà là nguồn thực phẩm
rất lớn và giàu dinh dưỡng. Theo Nguyễn Thị Mai (2009) thì trứng là loại sản phẩm
thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt về giá trị dinh dưỡng. Ngoài protein, lipid và các chất
khoáng khác nhau trong trứng còn có nhiều loại vitamin như: A, D, E, K và các
vitamin nhóm B. Để nâng cao năng suất và chất lượng trứng, ngoài con giống, điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại… thì khẩu phần thức ăn cũng đóng vai trò
quan trọng.
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của gà đẻ, ngoài việc cung cấp
các acid béo thiết yếu, là dung môi giúp hòa tan các vitamin, chất béo còn là nguồn
cung cấp năng lượng quan trọng những ngày nắng nóng vì năng lượng tỏa ra khi
chuyển hóa chất béo ít hơn chuyển hóa đạm và chất bột đường. Ngoài ra chất béo
trong khẩu phần còn ảnh hưởng đến năng suất sinh sản cũng như chất lượng trứng.
Một trong các chất béo đó là mỡ cá tra, nguồn phụ phẩm rất phong phú ở Đồng

Bằng sông Cửu Long. Mỡ cá tra giàu acid béo chưa no, nó là nguồn cung cấp đầy
đủ các acid béo thiết yếu cần thiết cho cơ thể như acid linoleic, acid linolenic, acid
arachidonic, đặc biệt là acid béo oleic có vai trò làm giảm mức cholesterol toàn
phần và LDL cholesterol (cholesterol xấu) trong máu giúp làm giảm nguy cơ mắc
các bệnh về tim mạch (Alphonse, 2010).
Bên cạnh đó, tỏi là loại gia vị quen thuộc, đồng thời cũng là thảo dược cổ truyền
của nhiều dân tộc trên thế giới (Amagase et al., 2001). Tỏi có tác dụng thanh nhiệt,
giải độc, sát trùng, trừ phong, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm... Những năm gần đây,
tỏi lại được các nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu, phát hiện thêm những đặc
tính kỳ diệu khác như: khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe,
làm giảm huyết áp, có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão
hóa tế bào, chống sự già nua, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, phục hồi nhanh thể
lực. Ðặc biệt nhiều công trình nghiên cứu cho biết củ tỏi có khả năng phòng chống
được ung thư, một căn bệnh nan y của thời đại (Vũ Hướng Văn, 2010). Allicin
trong tỏi có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong huyết thanh và trong trứng gà
mái đẻ (Mottaghitalab et al., 2002). Do đó, việc bổ sung bột tỏi và mỡ cá tra vào
khẩu phần cho gà đẻ là có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.
Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung
bột tỏi và mỡ cá tra vào khẩu phần gà đẻ giống Hisex Brown lúc 21 đến 29 tuần
tuổi nuôi trên chuồng kín ở Vũng Tàu” với mục tiêu: khảo sát ảnh hưởng của các
mức độ thức ăn bổ sung đến tiêu tốn thức ăn, năng suất và chất lượng trứng của gà
đẻ Hisex Brown.
1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ HISEX BROWN
Gà Hisex Brown có nguồn gốc ở Hà Lan được công ty TNHH Emivest Việt Nam
nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống năm 2007. Gà Hisex Brown bố mẹ được
công ty nuôi để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm. Gà con sản xuất ra

dùng để thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị
trường.
Theo Nguyễn Thị Mai et al. (2009), thì đây là giống gà chuyên trứng màu nâu có
nguồn gốc từ hãng Euribreed – Hà Lan (Hình 2.1).
Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần là 1400 g, tỷ lệ nuôi sống 97%.
Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18 – 20 tuần 5,5 kg/con. Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% ở 152
ngày. Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi 315 quả/mái, khối lượng trứng 63 g. Lượng
thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng
là 2,36 kg và cho 10 quả trứng là 1,49 kg. Khối lượng cơ thể vào cuối thời kỳ đẻ là
2150 g/mái.
Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng
92%. Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần. Khối lượng trứng
trong tuần đẻ đầu là 46 g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67 g. Sản lượng trứng
đến 78 tuần tuổi là 307 quả/mái. Tỷ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng là 5,8%. Khối
lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15 kg/con. Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78
tuần tuổi là 47 kg/con.

Hình 2.1: Gà mái Hisex Brown
(Nguồn: )

2


Bảng 2.1: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex
Brown

Thời gian chiếu sáng

Tuần tuổi


Lượng thức ăn
ăn vào (g/ngày)

Trọng lượng
chuẩn (g)

Chuồng kín

Chuồng hở

18

84

1500

13

14

19

92

1560

14

14,5


20

98

1630

14,5

15

21

100

1700

15

15,5

22

104

1740

15,5

16


23

106

1780

16

16

24

108

1800

16

16

25

110

1815

16

16


26

112

1830

16

16

27

114

1840

16

16

28

115

1850

16

16


41

114

1930

16

16

51

113

1950

16

16

62

112

1970

16

16


73

111

1980

16

16

80

111

2000

16

16

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, (2010))

3


Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown

TPDD

ĐV


Protein

Giai đoạn (tuần)
0–3

3–9

9 – 17

17 – 19

19 – 45

45 – 70

70 – kết thúc

%

20

20

15,5

16,5

16,7


16,2

15,3

Kcal

2975

2975

2750

2750

2775

2750

2725

Xơ (max)

%

3,5

3,5

6


6

5

5,5

5,5

Béo (max)

%

6,5

6,5

6

6

8

8,5

8,5

Linoleic
acid

%


1,5

1,5

1,25

1,25

2,2

1,6

1,25

Năng lượng

Acid amin tiêu hóa
Methionine

%

0,54

0,54

0,34

0,38


0,41

0,39

0,36

Methionine
+ Cysteine

%

0,92

0,92

0,61

0,68

0,75

0,69

0,63

Lysine

%

1,2


1,2

0,75

0,8

0,8

0,75

0,7

Tryptophan

%

0,23

0,23

0,14

0,15

0,17

0,16

0,15


Threonine

%

0,78

0,78

0,49

0,52

0,56

0,53

0,5

Khoáng
Calcium

%

1

1

0,9


2,2

3,7

4

4,2

Phosphor
hữu dụng

%

0,5

0,5

0,45

0,42

0,42

0,4

0,38

Sodium

%


0,16

0,16

0,15

0,15

0,15

0,15

0,15

Chloride

%

0,22

0,22

0,22

0,22

0,22

0,20


0,18 – 0,20

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, (2010))

4


Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown

Tuần tuổi
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60

Tỷ lệ đẻ, %
6,0
16,0
36,0
66,0

88,0
93,0
94,5
95,0
95,0
95,0
95,0
94,7
94,5
94,3
94,1
93,9
93,6
93,3
93,0
92,7
92,5
92,2
91,9
91,6
91,3
91,0
90,7
90,4
90,0
89,6
89,2
88,8
88,3
87,8

87,3
86,8
86,3
85,8
85,3
84,8
84,3
83,8
83,3

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, (2010))

5

Trọng lượng trứng, g
42,8
45,3
47,8
50,8
53,8
56,0
58,2
59,2
59,6
59,8
60,0
60,2
60,4
60,6
60,9

61,2
61,5
61,8
62,0
62,2
62,4
62,6
62,7
62,9
63,1
63,2
63,3
63,4
63,5
63,6
63,7
63,8
63,9
64,0
64,0
64,1
64,1
64,2
64,2
64,3
64,3
64,4
64,4



Bảng 2.4: Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown (tiếp theo)

Tuần tuổi
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80

Tỷ lệ đẻ, %
82,7
82,1
81,6
81,0
80,5

79,8
79,0
78,2
77,5
76,7
75,9
75,1
74,3
73,5
72,7
71,9
71,1
70,3
69,7
68,8

Trọng lượng trứng, g
64,5
64,5
64,6
64,6
64,7
64,7
64,8
64,8
64,9
64,9
65,0
65,0
65,1

65,1
65,2
65,2
65,3
65,3
65,4
65,4

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, (2010))

2.2 SƠ LƯỢC VỀ MỠ CÁ TRA VÀ BỘT TỎI
2.2.1 Thành phần acid béo của mỡ cá tra
Cá tra được xếp vào loại cá da trơn, hiện nay mỡ cá tra sẵn có trên thị trường, là phụ
phẩm của ngành công nghiệp chế biến cá nên giá rẻ và đây cũng là nguồn cung cấp
năng lượng quan trọng trong chăn nuôi hiện nay. Mỗi năm Đồng Bằng Sông Cửu
Long thải ra 30.000 tấn mỡ cá tra, cá basa (Báo SGGP, 29/12/2009). Theo White
more (1998) thì acid palmitic (C16:0) chiếm một tỷ lệ khá lớn trong thành phần mỡ
cá tra (24,27 – 30,11%). Đây là acid béo no và chuỗi acid béo trung bình, nhìn
chung hấp thu kém, ngược lại acid oleic (C18:1) chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành
phần mỡ cá tra (36,37 – 38,27%) là acid béo chưa no chuỗi dài được hấp thu và tiêu
hóa nhanh hơn.

6


Bảng 2.5: Hàm lượng các acid béo trong mỡ cá tra

Acid béo

Tên thông dụng


Mỡ cá tra, %

C12:0

Acid lauric

0,92

C14:0

Acid myristic

5,78

C16:0

Acid palmitic

32,33

C16:1

Acid palmitoleic

0,93

C17:0

Acid heptadecanoic


C18:0

Acid stearic

8,50

C18:1

Acid oleic

39,51

C18:2

Acid linoleic

7,83

C18:3

Acid linolenic

C20:0

Acid arachidic

1,40

C22:0


Acid docosanoic

3,25

C24:0

Acid lignoceric

Acid béo no, %

44,61

Acid béo chưa bão hòa, %

55,84

- Chưa bão hòa đơn

39,51

- Chưa bão hòa đa

16,33

Tỉ số acid béo chưa bão hòa:acid béo bão hòa

1,25

(Nguồn: Nguyễn Nhựt Xuân Dung, (2011))


2.2.2 Sơ lược về tỏi
Tỏi (allium sativum) có vùng phân bố rộng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Những nghiên cứu trước đây, bao gồm những phân tích chuyên sâu đã cho
thấy sự ảnh hưởng của hypocholesterolemic có trong tỏi lên con người (Silagy and
Neil, 1994).
Những nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng tỏi có chứa các thành phần:
hypolipidemic, hypoglycemic, hypotensive and hypothrombotic. Rất nhiều những
nghiên cứu khác cũng đã phát hiện trong tỏi có chứa allicin là một hoạt chất có khả
năng kháng lại sự phát triển của các loại vi khuẩn pathogenic (Samata and Dey,
1991). Allicin là một hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh và nó được tạo ra từ tiền
chất alliin (không mùi), được xúc tác bởi alliinase và oralliin lyase đã tạo nên mùi
đặc trưng cho tỏi (Yeh and Liu, 2001).

7


Các chất chính trong củ tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle, các
vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và
II, men allynin và acid nicotinic.
Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện
trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân
hóa tố anilaza, chất aliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ
hoặc càng đập nát thì hoạt tính càng cao. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất
ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất
này. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng
sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn
có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus,
streptococcus, samonella, mycobacterium tuberculosis,…
Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hại nhanh như

allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh
ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực. Một hoạt chất khác ít
được nhắc đến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu.
Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm giảm sự
hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột qua đó làm giảm độ lipid trong máu
().
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của bột tỏi

Thành phần

Tỷ lệ (%)

Protein thô

12,97

Béo thô

2,11

Xơ thô

28,45

Tro

2,55

(Nguồn: Rahardja et al., (2010))


2.3 VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN GIA CẦM
2.3.1 Vai trò của năng lượng
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng
của thức ăn. Năng lượng tỏa nhiệt tùy thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành phần
dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể (Vũ Duy
Giảng, 1997).
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gà có phản ứng tự nhiên để chống lại là điều tiết
thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, ăn ít, uống nhiều nước... Khi ấy việc tăng
năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên
8


nhưng khi tiếp tục tăng quá 27% thì cơ thể gà sẽ bị rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục
tăng nữa thì cơ thể không bị mất năng lượng như trường hợp trên lúc này không nên
tăng năng lượng trong thức ăn mà còn phải giảm xuống một cách hợp lý (Dương
Thanh Liêm, 1999).
Ngoài ra, hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà mái sẽ ăn ít đi. Quy luật
là sự tiêu tốn thức ăn sẽ giảm 4% cho mỗi 50 kcal gia tăng. Nếu chỉ dựa trên sự gia
tăng trọng lượng của gà mái không thể biết được mức độ thức ăn. Bởi lẽ một phần
rất lớn năng lượng tiêu thụ được dùng vào việc tăng cường sản sinh nhiệt (Dương
Thanh Liêm, 1999).
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung (1999), nhu cầu để sản xuất một quả trứng tiêu
chuẩn nặng 57 g là 122 kcal .
Năng lượng trong thức ăn của gà đẻ phụ thuộc vào hướng giống (trứng hay thịt),
hàm lượng protein trong thức ăn và mùa vụ. Cũng theo tác giả này thì gà mái tiêu
thụ thức ăn giảm khi hàm lượng năng lượng trong khẩu phần tăng và nhiệt độ môi
trường tăng. Như vậy, khi tăng hàm lượng năng lượng thì phải tăng hàm lượng
protein trong khẩu phần, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu protein và axit amin cho
gà.
2.3.2 Vai trò của chất bột đường

Theo Dương Thanh Liêm (2003), chất bột đường chiếm trên 50% trong thức ăn gia
cầm. Đây là nguyên liệu ban đầu để chuyển hóa ra chất béo, cung cấp khung carbon
để tạo ra các acid amin không thiết yếu và nhiều chất khác trong cơ thể. Ngoài ra,
gia cầm có khả năng tiêu hóa chất bột đường rất tốt. Lúc mới nở ra gà con có thể ăn
tấm và trong đường tiêu hóa đã bắt đầu có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Mặt
khác, gia cầm có mề có thể nghiền nát thức ăn hạt để tiêu hóa tinh bột vì thế bắp
xay mảnh gia cầm tiêu hóa tốt hơn heo. Tuy nhiên ở giai đoạn nhồi béo tỷ lệ tiêu
hóa tinh bột có kém hơn vì lượng thức ăn tiêu thụ quá nhiều.
Khi sử dụng củ bột hoặc mật đường để nuôi gia cầm thì cần lưu ý cung cấp đầy đủ
vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 vì chúng tham gia hệ thống men để chuyển hóa tinh
bột. Nếu thiếu vitamin nhóm B thì sẽ làm giảm rất đáng kể khả năng lợi dụng tinh
bột của gia cầm (Dương Thanh Liêm, 1996)
2.3.3 Vai trò của chất béo
Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, thành phần chất béo không nhiều nhưng không thể
thiếu. Hầu hết các lipid thực vật đều có chứa với tỷ lệ khác nhau 2 loại acid béo, là
acid béo bão hoà và acid béo chưa bão hòa. Trong đó các acid béo chưa bão hoà
như acid linoleic, acid lenolenic và acid arachinoic, đây là những acid béo thiết yếu
cho cơ thể gà (Võ Bá Thọ, 1996).
9


Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho
gia cầm. Năng lượng đốt cháy trong cơ thể của chất béo cao gấp 2 – 2,5 lần so với
bột đường và chất protein. Xu hướng trong dinh dưỡng người trên thế giới, người ta
sử dụng dầu thực vật, nên mỡ động vật ngày càng ít được sử dụng. Số lượng mỡ dư
này được dùng để làm giàu năng lượng trong thức ăn gia cầm vốn có nhu cầu năng
lượng cao hơn các loại thú khác.
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (2002), 1 g mỡ cho 9,3 kcal năng lượng
tổng số. Vì năng lượng cao nên khi bổ sung thêm vào thức ăn gà thịt sẽ nâng cao
khả năng sinh trưởng của gia cầm đáng kể nơi giống gà có tốc độ sinh trưởng lớn.

Nếu khẩu phần có nhiều chất đạm thường khó nâng cao được giá trị năng lượng.
Nếu ta thêm chất béo vào sẽ cân đối tốt hơn.
Năng lượng tỏa nhiệt khi chuyển hóa chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất
bột đường nên trong mùa hè giải quyết năng lượng bằng chất béo cho gà tốt hơn
chất bột đường và protein. Ngoài ra, acid linoleic dùng bổ sung năng lượng cho gà
nhưng không sinh thêm nhiều nhiệt, trong trường hợp gà bị stress do nóng, ăn
không hết khẩu phần, không hấp thu đủ năng lượng cần thiết ta có thể bổ sung cho
gà nhằm duy trì năng suất đẻ và kích cỡ trứng (Võ Bá Thọ, 1996).
Chất béo cũng là chất dung môi để hòa tan các vitamin và sắc tố tan trong béo giúp
cho cơ thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu béo thì sự hấp thu carotene, vitamin A, D,
E, K sẽ giảm. Đặc biệt ở gia cầm chất béo xúc tiến hấp thu và tích lũy sắc tố vàng
để sơn màu lòng đỏ và da gà thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Chất béo
còn có tác dụng bôi trơn (lubriean) khi gia cầm nuốt thức ăn. Nếu ta thay thế bột
bắp, cám gạo bởi bột củ mì có rất ít chất béo thì gà ăn rất khó nuốt, từ đó nó ăn ít
thức ăn. Ngược lại nếu phun chất béo vào từ 4 – 5% trong thức ăn thì thức ăn êm
dịu lại, ít bay bụi, gà sẽ ăn nhiều lên (Dương Thanh Liêm, 2003).
Ngoài ra, chất béo còn chứa acid linoleic rất cần thiết cho sự sinh trưởng và mọc
lông của gia cầm, nếu thiếu chúng thì gà sẽ còi cọc, trụi lông, lở da, gan bị tích mỡ.
Khả năng chống đỡ bệnh đường tiêu hóa sẽ giảm. Sức đẻ trứng của gia cầm sẽ
giảm, chất lượng trứng kém, có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ ấp nở. Từ acid linoleic có
thể chuyển hóa thành acid arachidonic với sự có mặt của vitamin B6, từ acid
linolenic thì không (Dương Thanh Liêm, 2003).
Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì acid linoleic phải có trong thức ăn của gà con nếu
không chúng sẽ sinh trưởng kém, gây tích lũy mỡ trong gan và dễ cảm nhiễm với
bệnh đường hô hấp. Những mái đẻ cho ăn thức ăn thiếu acid linoleic trầm trọng sẽ
làm cho gà đẻ trứng rất nhỏ và cho khả năng ấp nở kém.
Trong thức ăn gia cầm chất béo có thể được cung cấp từ dầu thực vật như dầu nành,
cám, dầu phộng, dầu dừa…Và từ mỡ động vật như mỡ bò, heo, cá… Trong thức ăn
10



gia cầm thường không bổ sung vượt quá 8% chất béo (Dương Thanh Liêm, 2003).
Bảng 2.7: Nguyên liệu có chứa chất béo và hàm lượng các acid béo (%)

Nguyên liệu

Acid béo không no

Chất béo

Acid béo no

46,4 – 56

12,7

48,1

40

Dầu phộng

44,5

19,0

39,0

42


Dầu nành

18,4

15,0

25

60

Dầu bắp

30 – 40

16,0

30

54

Dầu cám

16 – 18

20,0

40

40


Dầu hướng dương

40 – 50

10,0

13

77

Dầu dừa

47,6

94,0

5

1

Dầu cọ

44,63

50

40

10


25

36

35,0

14,7

83,5

66

30

4

Mỡ heo

20 – 30

47

50

3

Mỡ bò

10 – 20


44

43

26

Dầu mè

Mỡ cá basa


Loại 1 nối đôi Loại nhiều nối đôi

(Nguồn: Hoàng Đức Như, (1997))

2.3.4 Vai trò của chất xơ
Theo Dương Thanh Liêm (2003), do ống tiêu hóa của gia cầm rất ngắn và hệ vi sinh
vật để phân giải chất xơ kém phát triển nên gia cầm tiêu hóa chất xơ rất khó khăn. Ở
gà con hầu như không tiêu hóa được chất xơ. Ở gà trưởng thành, manh tràng chúng
có sự hoạt động của vi sinh vật nên có thể tiêu hóa được một lượng thấp chất xơ,
khoảng từ 3 – 6%. Vì lẽ đó về mặt giá trị dinh dưỡng coi như chúng không có giá
trị. Tuy nhiên về tác dụng khác của chất xơ trong thức ăn cũng nên lưu ý. Chất xơ
có trong thức ăn với tỷ lệ vừa phải, có tác dụng kích thích nhu động diều, dạ dày cơ,
ruột già làm cho sự chuyển vận thức ăn trong ống tiêu hóa và tạo ra khuôn phân
giúp cho gia cầm đi tiêu phân bình thường.
Đối với gia cầm giống, trong giai đoạn nuôi hậu bị, chất xơ trong thức ăn có tác
dụng kích thích dạ dày cơ và dung tích ống tiêu hóa phát triển. Điều này rất có lợi
cho giai đoạn đẻ trứng sau này. Ứng dụng điều này, trong thức ăn để nuôi gà giống
ta có thể đưa chất xơ từ 3% (giai đoạn gà con), giai đoạn gà giò tăng dần lên 4% rồi
5% thậm chí có thể đến 6% trong khẩu phần tùy theo giống. Khi ta hạn chế thức ăn

để tránh sự mập mỡ của gia cầm, nếu tăng chất xơ trong khẩu phần lên sẽ tránh sự
cắn mổ lẫn nhau. Tuy nhiên, chất xơ tăng lên quá nhiều trong thức ăn sẽ làm giảm
11


thấp sự tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà quan trọng nhất là
protein và chất bột đường, cản trở tiêu hóa, làm giảm giá trị năng lượng thức ăn làm
giảm sức sản xuất của gia cầm, làm giảm tính ngon miệng của gia cầm. Tóm lại, tùy
theo giống, lứa tuổi gia cầm, mục tiêu chăn nuôi hay phương thức chăn nuôi mà
người ta khuyến cáo cụ thể mức chất xơ thích hợp trong thức ăn của gia cầm
(Dương Thanh Liêm, 2003).
Bảng 2.8: Mức chất xơ khuyến cáo cho gà công nghiệp

Các loại gà

Tỷ lệ xơ trong thức ăn, %

Gà con nuôi ăn thịt

3

Gà giò nuôi ăn thịt

4

Gà con nuôi làm giống

3–4

Gà giò hậu bị giống (8 – 13 tuần)


4–5

Gà giò hậu bị giống (14 – 21 tuần)

5–6

Gà mái đẻ trứng

4–5

(Nguồn: Dương Thanh Liêm, (2003))

2.4 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ MÁI ĐẺ
2.4.1 Nhu cầu năng lượng
2.4.1.1 Nhu cầu duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2007) nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết phải
nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không. Một lượng
đáng kể thức ăn tiêu tốn cho gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống. Nhu cầu năng
lượng đẻ duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình thường.
Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những
điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị
loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung thì độ lớn
của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm. Sự sinh
nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trong
một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nửa số năng
lượng này.
Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính
bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những
điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng lồng làm

giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30%
của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền.

12


×