Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ẢNH HƯỞNG của các KHẨU PHẦN bổ SUNG bả rượu NGÔ KHÔ lên NĂNG SUẤT và TĂNG TRƯỞNG HEO YORKSHIRE x LANDRACE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

CHÂU NGUYỄN LÊ HUỲNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHẨU PHẦN BỔ SUNG BẢ RƯỢU
NGÔ KHÔ LÊN NĂNG SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG HEO
YORKSHIRE X LANDRACE

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y

Cần Thơ, 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHẨU PHẦN BỔ SUNG BẢ RƯỢU
NGÔ KHÔ LÊN NĂNG SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG HEO
YORKSHIRE X LANDRACE

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Kim Khang

Cần Thơ, 05/2011



Sinh viên thực hiện:
Châu Nguyễn Lê Huỳnh
MSSV: lt09245
Lớp: Chăn nuôi 0912A2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHẨU PHẦN BỔ SUNG BẢ RƯỢU
NGÔ KHÔ LÊN NĂNG SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG HEO
YORKSHIRE X LANDRACE

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Kim Khang

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Tên tác giả luận văn

Châu Nguyễn Lê Huỳnh

i


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ, Thầy Cô là
người đã dành bao tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, đã trang bị những hành
trang quý báu để chúng tôi vững bước vào đời. Hôm nay ước mơ của tôi đã thành
sự thật, với sự phấn đấu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong
suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ của rất nhiều người. Trong giây phút này đây, tôi không biết nói gì hơn ngoài lời
biết ơn chân thành đến những người đã quan tâm, lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn:
Cô Nguyễn Thị Kim Khang – người đã hết lòng chỉ bảo, động viên tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Cô Trần Thị Điệp người đã tận tình chỉ bảo tôi
trong thời gian phân tích mẩu ở phòng dinh dưỡng.
Thầy Đỗ Võ Anh Khoa và Cô Nguyễn thị Hồng Nhân, thầy, cô cố vấn, duyệt kế
hoạch học tập cho tôi suốt thời gian học đại học.
Anh Trịnh Khắc Huy đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Qúy Thầy cô bộ môn Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi, bộ môn Di Truyền đã tận tình

truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt những
năm tháng qua.
Cha mẹ tôi – người đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn đặt niềm tin, hy vọng vào tôi để
tôi có được ngày hôm nay.
Hai em tôi – người đã động viên, an ủi, luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn nhất.
Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!

ii


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành trên 16 con heo Yorkshire x Landrace có khối lượng
trung bình là 55 kg nhằm mục đích tìm hiểu về năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Thí nghiệm được bố trí hoàn theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức
tương ứng với bốn khẩu phần có bổ sung bả rượu ngô khô lần lượt là: nghiệm thức
1 (KP1) là khẩu phần đối chứng không có bổ sung bả rượu ngô khô, nghiệm thức 2
(KP2) khẩu phần 2 của heo bổ sung10% bả rượu ngô khô, nghiệm thức 3 (KP3)
khẩu phần 3 của heo bổ sung 15% bả rượu ngô khô, nghiệm thức 4 (KP4) khẩu
phần 4 của heo bổ sung 20% bả rượu ngô khô. Mỗi nghiệm thức được lặp lai bốn
lần, mỗi lần lặp lại 1 heo. Như vậy có 16 động vật thí nghiệm, trong đó mỗi nghiệm
thức có 3 con đực và 1 con cái.
Kết quả được nghi nhận được:
Việc bổ sung bả rượu ngô khô vào khẩu phần của heo ở các mức độ, 0%, 10%, 15%
và 20% không ảnh hưởng đến khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển
hóa thức ăn, sự sai khác giữa các khẩu phần không ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Tuy nhiên ở khẩu phần ăn của heo có bổ sung bả ruợu ngô khô thì khối lượng và
tăng trọng cao, đồng thời tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so
với khẩu phần không có bổ sung bả ruợu ngô khô.

Không có sự khác biệt giữa heo đực và heo cái về khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn
thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn, sự sai khác giữa các khẩu phần không ý nghĩa
thống kê (P > 0,05).
Như vậy có thể bổ sung bả rượu ngô khô vào khẩu phần của heo ở mức đô 10%.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 2
2.1 Gống và lai tạo giống................................................................................................... 2
2.1.1 Các giống heo........................................................................................................... 2
2.1.1.1 Heo Yorkshire (Large White – Đại Bạch) .............................................................. 2
2.1.1.2 Heo Landrace ........................................................................................................ 3
2.1.1.3 Heo Duroc ............................................................................................................. 4
2.1.1.4 Heo Pietrain........................................................................................................... 5
2.1.1.5 Heo SP................................................................................................................... 6
2.1.2 Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm.............................................................................. 6
2.2 Đặc điểm sinh lý sinh trưởng của heo thịt .................................................................... 8
2.2.1 Sự sinh trưởng và phát triển của heo ......................................................................... 8
2.2.2 Một số đặc tính sinh lý của heo................................................................................. 8
2.2.2.1 Sinh lý về sự tạo mỡ .............................................................................................. 8

2.2.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn nuôi heo............................................................................ 9
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của heo thịt ......................................................... 9
2.3.1 Giống ....................................................................................................................... 9
2.3.2 Thức ăn và dinh dưỡng ............................................................................................. 9
2.3.3 Năng lượng............................................................................................................. 12
2.3.4 Protein và acid amin .............................................................................................. 12
2.3.5 Vitamin và khoáng.................................................................................................. 13
2.3.6 Chất béo ................................................................................................................. 15
2.3.7 Chất xơ................................................................................................................... 16

iv


2.3.8 Nước ...................................................................................................................... 16
2.4 Ảnh hưởng ngoại cảnh đến năng suất heo thịt ............................................................ 16
2.5 Một số thông tin về bả rượu ngô khô......................................................................... 18
2.6 Bả rượu ngô khô trong khẩu phần của heo thịt ........................................................... 20
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................. 22
3.1 Phương tiện thí nghiệm.............................................................................................. 22
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................ 22
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ........................................................................................... 22
3.1.3 Động vật thí nghiệm ............................................................................................... 22
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm................................................................................................. 22
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................................ 23
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................................ 23
3.2.1 Bố trí thí nghiệm..................................................................................................... 23
3.2.2 Qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng .......................................................................... 23
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 23
3.3.1 Tăng trọng của heo ................................................................................................. 23
3.3.2 Tiêu tốn thức ăn...................................................................................................... 23

3.3.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) ................................................................... 24
3.4 Các chỉ tiêu phân tích ................................................................................................ 24
3.5 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................................ 24
3.6 Xử lý số liệu .............................................................................................................. 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................ 25
4.1 Nhận xét chung về heo thí nghiệm............................................................................. 25
4.2 Ảnh hưởng của các khẩu phần ăn có bổ sung bả rượu ngô khô lên năng suất heo thịt. 25
4.2.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần có bổ sung bả rượu ngô khô đến khối lượng và tăng
trọng heo ......................................................................................................................... 25
4.2.2 Ảnh hưởng các khẩu phấn có bổ sung bả rượu ngô khô đến tiêu tốn thức ăn giữa
các giai đoạn. .................................................................................................................. 26
4.2.3 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn thí nghiệm đến hệ số chuyển hoá thức ăn .......... 26
4.2.4 Ảnh hưởng thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần có bổ sung bả rượu ngô khô
trong thức ăn của heo (CP, EE, DM) ............................................................................... 26
4.3 Ảnh hưởng của giới tính lên năng suất sinh trưởng của heo ....................................... 27
v


4.3.1 Khối lượng và tiêu tốn thức ăn giữa con đực và con cái .......................................... 27
4.3.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn có bổ sung bả rượu ngô khô đến tiêu tốn thức
ăn giữa con đực và con cái............................................................................................... 28
4.3.3 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn có bổ sung bả rượu ngô khô đến hệ số chuyển
hoá thức ăn và tăng trọng giữa con đực và con cái ........................................................... 29
4.3.4 Ảnh hưởng của nhu cầu dinh dưỡng CP, EE, DM trong khẩu phần con đực và con
cái ................................................................................................................................... 28
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 29
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 29
5.2 Đề nghị...................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 30


vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

KP1

Khẩu phần 1

KP2

Khẩu phần 2

KP3

Khẩu phần 3

KP4

Khẩu phần 4

HSCHTA

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KLĐK


Khối lượng đầu kỳ

KLCK

Khối lượng giữa kỳ

TTGK

Tăng trọng giữa kỳ

TTCK

Tăng trọng cuối kỳ

TTBQ

Tăng trọng bình quân

TTTĂGK

Tiêu tốn thức ăn giữa kỳ

TTTĂCK

Tiêu tốn thức ăn cuối kỳ

DDGS

Bả rượu ngô khô


YL

Heo Yorshire x Landrac

LY

Heo Landrac x Yorshire

D

Heo Duroc

PD

Heo Pietrain x Duroc

PL

Heo pietrain x Landrace

PY

Heo pietrain x Yorshire

DM

Vật chất khô

CP


Protein thô

EE

Béo thô

CF

Xơ thô

NFE

Chiết chất không đạm

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn hỗn hợp cho heo thịt.............................................................11
Bảng 2.2: Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần heo ăn tự do .................................12
Bảng 2.3: Nhu cầu vitamin cho heo ........................................................................14
Bảng 2.4: Nhu cầu khoáng cho heo ........................................................................15
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến tăng trọng/ ngày ......................17
Bảng 2.6: Nhiệt độ bên ngoài cao ảnh hưởng bất lợi đến các chỉ tiêu về thân thể....17
Bảng 2.7: Thành phần chất dinh dưỡng điển hình của có bổ sung bả rượu ngô
khô .........................................................................................................................19
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của các khẩu phần có bổ sung bả rượu ngô khô
cho heo thí nghiệm .................................................................................................22
Bảng 4.1: Khối lượng và tăng trọng của heo giữa các nghiệm thức.........................25
Bảng 4.2: Tiêu tốn thức ăn giữa các khẩu phần.......................................................26

Bảng 4.3: Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các khẩu phần .......................................26
Bảng 4.4: Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần có bổ sung bả rượu ngô
khô trong thức ăn của heo.......................................................................................27
Bảng 4.5: Khối lượng và tăng trọng giữa con đực và con cái ..................................28
Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn giữa con đực và con cái................................................28
Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa con đực và con cái .................................29
Bảng 4.8: Ảnh hưởng nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần có bổ sung bả rượu
ngô khô giữa con đực và con cái.............................................................................29

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình heo Yorkshire..................................................................................... 2
Hình 2: Hình heo Landrace...................................................................................... 3
Hình 3: Hình heo Duroc .......................................................................................... 4
Hình 4: Hình heo Pietrain ........................................................................................ 5

ix


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo giữ vai trò quan trọng trong sản xuất thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho con người.Tuy nhiên, với sự tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi trong thời
gian qua, đã làm cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn về lựa chọn nguyên liệu
thức ăn phối hợp khẩu phần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho và đem lại hiệu
quả kinh tế nhất.
Bả rượu ngô khô là sản phẩm phụ giàu protein của quá trình sản xuất ethanol, người
ta ước tính có khoảng 15% bả rượu ngô khô được sử dụng trong chăn nuôi công
nghiệp, đặc biệt là khẩu phần giai đoạn tăng trưởng và vỗ béo, (Durkey et al, 2009).

Cho đến nay ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu để đánh giá năng suất của heo giai
đoạn vỗ béo với khẩu phần có bổ sung có bổ sung bả rượu ngô khô với mức độ cao.
Được sự cho phép của bộ môn di truyền giống chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của khẩu phần có bổ sung bả rượu ngô khô lên năng suất tăng
trưởng của heo Yorkshise x Landrace”.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu về năng suất và hiệu quả
chăn nuôi, từ đó xác định khẩu phần bổ sung bả rượu ngô khô tối ưu cho heo giai
đoạn 55 kg đến suất chuồng.

1


Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giống và lai tạo giống
Theo Lê Hồng Mận (2002), trong 6 - 7 thập kỷ qua của thế kỷ 20, nhiều giống heo
nạc cao sản của các nước có ngành chăn nuôi heo tiên tiến được nhập vào nước ta
nuôi thích nghi tốt theo hướng chọn nhân thuần, lai giống ngoại x ngoại; ngoại x nội
đạt được năng suất con lai tăng rõ rệt, tạo được một số giống mới. Các giống heo
nhập ngoại có màu lông da trắng như Landrace, Yorkshire, lông da nâu như Duroc.
Nhờ sớm nhập các giống ngoại, nước ta đã có đàn heo ngoại phát triển rộng các
vùng, có đàn heo lai năng suất cao, khối lượng đàn heo giết thịt bình quân tăng xấp
xỉ gấp đôi (80 - 100 kg) so với trước đây, thành một ngành kinh doanh phát triển, có
hiệu quả.
2.1.1 Các giống heo
2.1.1.1 Heo Yorkshire (Large White – Đại Bạch)
Heo Yourkshire được thể hiện rõ qua hình dưới đây:

Hình 2.1 Heo Yorkshire
(Nguồn: www.ansi.okstate.edu)


Nguồn gốc: heo có xuất xứ từ vùng Yorshire vương quốc Anh (hình 2.1) được công
nhận giống năm 1851, da lông trắng tuyền, nước ta nhập heo Đại Bạch của liên Xô
cũ vào miền Bắc năm 1962, nhập từ Cuba 1978, nhập từ Mỹ năm 2000, nhập vào
miền Nam heo Đại Bạch của Nhật, Anh, Pháp, Bỉ, Canada (Lê Hồng Mận, 2002).
Heo Yorkshire có 2 loại hình hướng nạc và nạc mỡ. Loại hướng nạc heo có tầm vóc
to, mông cao, thân hình dài. Loại hướng nạc mỡ tầm vóc to, thân mình ngắn, ngực
sâu.

2


Đặc điểm ngoại hình: lông da màu trắng tuyền, hai tai đứng có hình chữ V, thể chất
vững chắc, trán rộng, bốn chân khỏe, khả năng chịu đựng kham khổ tốt, sinh sản
trung bình 11 con/lứa, nuôi con khéo, chất lượng thân thịt tốt (Lê Hồng Mận, 2002).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo đực và heo cái được sử dụng
làm giống vào lúc 6 – 8 tháng tuổi, lúc này heo đạt trọng lượng trên 100 kg. Heo nái
đẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi lứa có 10 – 11 heo còn sống. Heo thịt 6 tháng tuổi
đạt 90 – 100 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 3 – 4 kg, tỉ lệ nạc 51 –
54 %.
Con đực tuổi trưởng thành có thể đạt tới 330 – 380 kg, con cái đạt 220 – 280 kg
(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
2.1.1.2 Heo Landrace
Heo Landrace được thể hiện rõ qua hình sau:

Hình 2.2 Heo Landrace
(Nguồn: www.iowapork.org)

Nguồn gốc: giống này có nguồn gốc từ Đan Mạch (hình 2.2) từ heo Youtland Đức
và heo Yorkshire Anh. Từ năm 1900 heo Landrace được chọn lọc theo dạng phần
mông khá phát triển. Ngày nay, mỗi nước cố tạo ra một dạng Landrace phù hợp với

người tiêu dùng: heo Landrace Bỉ mông rất phát triển, heo Landrace Nhật mình dài.
Giống heo này được nhập vào nước ta khoảng năm 1970 từ Cuba. Những năm
1985 – 1986 nhập heo Landrace từ Bỉ, Nhật. Giống heo Landrace được chọn trong
những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam, quá trình
tạo giống kéo dài gần 80 năm và được công nhận vào năm 1907 (Nguyễn Thiện et
al., 2004).
Đặc điểm ngoại hình: màu lông da trắng, có hình dáng tên lửa, mình tròn hơn giống
heo Yorkshire, ngực hơi lép, mõm dài, thẳng, hai tai rủ về phía trước che 2 mắt, bốn
chân hơi yếu.
3


Khả năng thích nghi kém hơn so với giống heo Yorkshire đặc biệt ở điều kiện nhiệt
đới nóng ẩm. (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
Chất lượng thịt tốt – tỉ lệ nạc cao//heo đực tuổi trưởng thành đạt 350 – 400 kg và
heo cái đạt 220 – 300 kg (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
Heo nuôi béo 12 tháng tuổi đạt 145 kg, tăng trọng bình quân 650 – 750 g/ngày. Tiêu
tốn 3 – 3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Độ dày mỡ lưng 3 – 3,5 cm. Tỷ lệ nạc
trên 51 % (Trương Lăng, 2000).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Heo nuôi thịt tăng trọng nhanh,
5 – 6 tháng tuổi đạt 100 kg tỉ lệ nạc chiếm 56 – 57 %, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
trọng là 2,9 – 3,5 kg và độ dày mỡ lưng trung bình 20 – 25 mm.
2.1.1.3 Heo Duroc
Heo Duroc được biểu hiện rõ qua hình sau:

Hình 2.3 Heo Duroc
(Nguồn: www.ansi.okstate.edu)

Nguồn gốc: xuất xứ từ Mỹ với cái tên Duroc – Jersey. Duroc (hình 2.3) được hình
thành vào khoảng năm 1860 có sự tham gia của các giống heo nhập nội như heo

màu đỏ Guinea và heo màu đỏ Tây Ban Nha. Giống heo này đã được nhập vào nước
ta trước khi nước nhà thống nhất, năm 1976 được nuôi tại trường Đại học Nông
nghiệp I, đã tiến hành cho lai với heo Ỉ và heo Móng Cái (Nguyễn Thiện et al.,
2004).
Đặc điểm ngoại hình: có màu lông đỏ hung hoặc nâu sẫm. Độ dài mình vừa phải, 4
chân to khỏe và vững chắc, ngực sâu, rộng, mông vai phát triển tốt và cân đối, tai to
nhưng không xụ về phía trước. Khả năng thích nghi kém hơn nhiều so với heo
Landrace và Yorkshire, số con đẻ ra chỉ đạt 7 – 9 con/lứa (Nguyễn Thanh Sơn và
Nguyễn Quế Côi, 2005).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân. (2000), đây là loại heo hướng nạc, phẩm
chất thịt tốt. Cho nên, trong việc lai tạo heo con nuôi thịt người ta thích sử dụng đực
4


Duroc phối với heo nái lai hai máu Yorkshire và Landrace, hoặc lai với các dòng
heo khác tạo ra con lai, nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều thịt nạc,
phẩm chất thịt tốt. Heo đạt 100 kg ở khoảng 6 tháng tuổi, độ dày mỡ lưng biến thiên
từ 17 – 30 mm.
Khả năng tăng trọng nhanh, sử dụng thức ăn tốt (tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng
thấp), có tỉ lệ nạc cao (56 – 58 %), chất lượng thịt tốt (thịt mềm do mô nạc xen lẫn
với mô mỡ giắt) (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
2.1.1.4 Heo Pietrain
Heo Pietrain được thể hiện rõ ngoại hình qua hình ảnh sau:

Hình 2.4 Heo Pietrain
(Nguồn: www.suisag.edu)

Nguồn gốc: giống heo Pietrain (hình 2.4) này xuất hiện ở nước Bỉ vào khoảng năm
1920 và mang tên là Pietrain, được công nhận là giống mới năm 1953 tại tỉnh
Brabant và năm 1956 trong cả nước (Nguyễn Thiện et al., 2004).

Đặc điểm ngoại hình: heo có màu lông da trắng đan xen từng đám đen loang không
đều trên cơ thể. Heo trường mình, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, 4
chân thẳng, mông nở, đùi to, lưng rộng.
Khả năng thích nghi kém hơn hai giống heo Yorkshire và Landrace ở điều kiện
nhiệt đới nóng ẩm.
Ở 150 ngày tuổi heo Pietrain đạt trọng lượng trung bình 80 kg, độ dày mỡ lưng dưới
10 mm, tỉ lệ nạc trên quày thịt chiếm hơn 65 %, nhưng sớ nạc thô, dai, ít có vân mỡ,
hương vị không thơm ngon (Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006).

5


Heo có tỉ lệ nạc cao nhất trong các giống heo ngoại (60 – 62 % nạc) nhưng chất
lượng thịt không cao. Heo đực trưởng thành đạt khối lượng 250 – 280 kg, heo cái
trưởng thành đạt khối lượng 180 – 200 kg.
Nhược điểm của giống này: Thích nghi kém, nhạy cảm bởi các yếu tố stress, có
gene yếu tim nên dễ bị chết đột tử khi heo bị tác động của yếu tố stress (Nguyễn
Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
2.1.1.5 Heo SP
Là giống heo thuộc dòng đực cuối cùng của công ty France Hybrid (Pháp). Heo SP
được hình thành từ các giống Yorkshire, Duroc, Pietrain và Hampshire. Có nhiều
dạng màu (toàn thân màu trắng, hoặc đốm đen-trắng hoặc nâu đen) tai to, dài đòn,
mông nở, chân vững chắc. Heo SP được sử dụng ở dạng đực cuối cùng cho lai tạo
với heo cái thuần hoặc lai F1 (Landrace x Yorkshire) tạo heo thịt thương phẩm.
Nhưng sản phẩm cuối cùng tốt nhất vẫn là phối với nái FH (Nguyễn Thanh Sơn và
Nguyễn Quế Côi, 2006).
2.1.2 Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm
Nhóm heo nái sinh sản lai, các nái thuộc giống heo thuần Yorkshire, Landrace có
khả năng sinh sản tốt với các nọc cùng giống hoặc khác giống, sinh sản nuôi con
tốt, các heo con đực dùng nuôi thịt hoặc nái hậu bị sinh sản tiếp.

Các heo nái thuộc giống Duroc, Pietrain thường sinh sản kém, nuôi con kém nên chỉ
được nuôi ở các trại giống thuần để tạo đực cuối cho các công thức lai tạo heo con
sinh trưởng nuôi thịt.
Nhóm heo lai Yorkshire x Landrac, Landrac x Yorkshire lá nái hai máu được các
nhà chăn nuôi xem như nhóm heo có khả năng sinh sản tốt hiện nay.
Trên thị trường heo giống trên thề giới cũng có những giống heo nái có thể sinh sản
đến 30 heo/nái/năm, trong khi Việt Nam chỉ mới đạt 18 - 20 con/nái/năm (Võ Văn
Ninh, 2006).
Nhóm heo thịt lai, heo con cai sữa để nuôi thịt là nhóm heo sinh trưởng thuộc các
công thức lai sau (YL), D(YL), (PD)(YL), (PL)(YL), (PY)(YL).
Các nọc PD, PL, PY có thể sinh sản với nái hai máu LY tạo con nuôi thịt. Heo lai
giữa đực ngoại thuần, đực hai máu sinh sản với nái nội địa hoặc nái lai tạo heo
thương phẩm nuôi thịt.
Các heo sinh trưởng này nếu để lại làm giống cái hậu bị thường khả năng sinh sản
không đều hoặc sinh sản kém (Võ Văn Ninh, 2006).
Theo Lê Thanh Hải et al. (1997), muốn sản xuất heo thịt đạt chất lượng cao cần tận
dụng ưu thế lai của các cá thể bố mẹ lai được chọn lọc. Thực tiển ở nước ta trong
6


giai đoạn hiện nay có hai nhóm lai sau, nhón lai sử dụng heo đực ngoại, nái lai có tỉ
lệ máu ngoại cao. Công thức lai nên sử dụng đực giống Landrace hay Yorkshire,
đực Landrace x Yorkshire, nái lai có 75% máu ngoại.
Theo Phạm Hữu Danh et al. (1997), heo lai Yorkshire x Landrace, con lai có lông
trắng, mình tròn, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân vả đầu thanh. Con lai nuôi
thịt lớn nhanh, 6 -7 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg, chi phí 3,8 – 4,2 đơn vị thức ăn
cho 1 kg tăng trọng. Tỷ lệ nạc 52 – 57% .
Theo Lê Thanh Hải et al. (1997), với nhóm heo có tỷ lệ máu ngoại cao nuôi phổ
biến ở một số nơi cần tiến hành lai theo phương pháp luân phiên giữa các đực giống
Yorkshire, Landrace hoặc Duroc để nâng cao tỷ lệ nạc ở heo thịt. Công thức lai như

sau:
Cái Thuộc Nhiêu x Đực Yorkshire

Cái F1 x Đực Landrace

Cái F2 x Đực Yorkshire

Cái Yorkshire x Đực Duroc

Con lai giết thịt

Cái Yorkshire x Đực Landrace

Con lai giết thịt, lai ngược lại chọn giống hậu bị

Trong công thức lai này, nhà tạo giống mong muốn sự hòa hợp các ưu điểm của
Yorkshire (như dễ nuôi, thịt nạc mỡ) với Landrace (khó nuôi, thịt nạc nhiều, tốt sữa,
sai con) nên con lai nếu là đực thì sẽ dễ nuôi thịt: nạc ngon mềm có vân mỡ, hương
vị tốt, giá thành hạ. Còn nái YL hay LY thì dùng để nuôi sinh sản có mẫu tính tốt,
đẻ sai, nuôi con giỏi, tốt sữa, con dễ nuôi, ít bệnh. Dòng nái YL hay LY nếu phối
với đực Pietrain sẽ tạo ra heo 3 máu: PYL, DYL hay PLY, DLY có năng suất thịt
cao, dễ nuôi, thịt ngon, độ đồng đều ( Rovetco, 2007).

7


2.2 Đặc điểm sinh lý sinh trưởng của heo thịt
2.2.1 Sự sinh trưởng và phát triển của heo
Heo là loài động vật sinh trưởng nhanh sau khi sinh, trọng lượng sau khi sinh có tốc
độ phát triển của heo rất nhanh, sau 10 ngày tuổi gấp khoảng 3 lần, 30 ngày tuổi gấp

4 lần, 60 ngày tuôi gấp 10 lần (Lê Thị Mến, 1999).
Đó là sự tăng trưởng bên trong và biểu hiện ra bên ngoài bằng việc tăng kích thước,
tăng thể trọng của heo.
Biểu đồ tăng trưởng của heo (theo tuổi) được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn tăng
vận tốc (tăng độ dốc): từ sơ sinh đến 70 kg thể trọng. Giai đoạn giảm vận tốc (giảm
độ dốc): từ 80 kg đến trưởng thành. Giai đoạn tương ứng với một điểm uốn (vận tốc
tối đa, gia tốc = 0): từ khi 70 kg đến 80 kg. Đây là lúc heo tăng trưởng nhanh nhất,
có thể được xem là tuổi tăng trọng kinh tế nhất trên cơ sở tổn phí thức ăn.
Tốc độ tăng trưởng (tăng trọng/ đơn vị thời gian) của heo từ sơ sinh đến 70 kg
nhanh hơn từ 70 kg đến trưởng thành.
Tại điểm uốn: 70 – 80 kg, heo đạt trọng lượng kinh tế nhất. Tiêu tốn thức ăn/ kg
tăng trọng: gần như không đổi. Heo > 80 kg thể trọng thì tăng trọng chậm nhưng
tiêu tốn thức ăn hơn các giai đoạn khác.
Cơ sở của hiện tượng này giải thích: nhu cầu duy trì của heo tỷ lệ với thể trọng. Có
nghĩa là heo càng lớn thì đơn vị tạo ra một kg tăng trọng càng tăng. Về mặt kinh tế
heo nuôi thịt thì hệ số chuyển hóa thức ăn không được quá 4.0 (Lê Thị Mến, 1999).
Hiện tại, số liệu về tăng trọng nhanh hơn rất nhiều và chuyển hóa thức ăn giảm thấp
rất nhiều: giống được thực hiện theo 3 máu, công thức tính khầu phần thức với sự
cân đối các acid amin, có hàm lượng vi khoáng và các chất kích thích ngon miệng
(mùi, màu), thuốc kháng sinh …mục tiêu đưa ra là đạt được trọng lượng thịt 126
ngày tuổi, tăng trọng/ ngày cả giai đoạn 600g, CHCHTĂ ở 60 kg là 2,7; ở 85 kg là
2,9; 115 kg là 3,6.
Tuổi hạ thịt của heo tùy thuộc vào giống, quy trình nuôi và cả thị hiếu của người
tiêu dùng. Xu hướng đối với heo ngoại là 90 – 100 kg (Lê Thị Mến, 1999).
2.2.2 Một số đặc tính sinh lý của heo
2.2.2.1 Sinh lý về sự tạo mỡ
Mỡ dự trữ: gồm có mỡ lưng, mỡ bụng (mỡ sa), ít nhất chất mỡ này thay đổi theo
tính chất thức ăn.
Mỡ tế bào có tính chất không thay đổi theo thức ăn nhưng có thể khác nhau tùy theo
bộ phận. Khi thức ăn đưa đến bộ máy tiêu hóa một phần mỡ được tiêu hóa, hấp thu


8


ở ruột (mật ngũ tương + lipase) phần khác không được tiêu hóa nhưng nhũ tương
hóa do mật. Mỡ được phân hóa và hấp thu nguyên trạng không thay đổi ở gan tạo
thành mỡ. Đạm dự trữ cũng biến thành mỡ, mỡ biến thể từ đường, đạm đều chuyển
thành mỡ dự trữ. (Lê Thị Mến, 1999).
2.2.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn nuôi heo
Nếu thức ăn nuôi heo không đúng nhu cầu dinh dưỡng thì sự hiện diện của các chất
trong thể xác heo không đúng như tỷ lệ trên (tỷ lệ các chất trong thể xác còn chịu
tác động của thức ăn trên từng lứa tuổi – hạng heo). Như heo tơ khi ăn nhiều thức
ăn tinh bột đường thì thể xác heo sẽ nhiều mỡ, ít nạc (ví dụ: heo nội). Heo trưởng
thành nếu dùng dư chất đạm (> nhu cầu dinh dưỡng) thì đạm sẽ tích lũy mỡ - không
kinh tế. Heo nuôi thúc sẽ mau lớn nhưng cơ thể nhiều mỡ lần (Lê Thị Mến, 1999).
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của heo
2.3.1 Giống
Khái niệm giống: là quần thể gia súc cùng loài, cùng nguồn gốc, có đặc tính sức sản
xuất, ngoại hình, thể chất giống nhau gồm một số lượng lớn cá thể được phân bố
trên địa bàn rộng.
Giống là sản phẩm lao động của con người. Nó có giá trị kinh tế, giá trị gây giống
tương đối ổn định có thể di truyền các đặc tính cho đời sau. Tùy mục đích trong
chăn nuôi heo, cũng như năng suất muốn đạt được trong quá trình nuôi thì việc
chọn giống phải đặt lên hàng đầu. Ngoài ra trong thực tiễn chăn nuôi, người nuôi
phải tùy vào khả năng đầu tư, tùy vào điều kiện phát triển mà chọn heo thuần, heo
lai, heo cao sản …
2.3.2 Thức ăn và dinh dưỡng
Khái niệm về thức ăn: thức ăn là sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh
vật, công nghệ hóa học, sinh học và một số khoáng chất …Những sản phẩm này
cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật, đồng thời nó phải phù hợp với đặc

tính sinh lý sinh hóa để con vật có thể ăn được mà sống, sinh trưởng, phát triển, sinh
sản và phát triển bình thường trong thời gian dài (Dương Thanh Liêm, 1996). Thức
ăn chỉ có thể sử dụng hữu hiệu khi các chất dinh dưỡng trong nó là cân đối để thỏa
mãn yêu cầu chuyên biệt của từng loại heo. Heo có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
tùy theo tuổi và thể trọng, tùy thuộc vào loại và mức độ sản xuất mà nhà chăn nuôi
đặt yêu cầu.
Thức ăn chiếm 55 – 75% giá thành chăn nuôi, do đó người chăn nuôi phải có hiểu
biết dinh dưỡng của heo mà định ra khẩu phần cho phù hợp. Cần thấu đáo việc ảnh
hưởng thức ăn đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Chỉ đáp ứng, thỏa
mãn nhu cầu dinh dưỡng heo mà cho sản phẩm nhiều và rẻ.
9


Nhu cầu dinh dưỡng ước tính còn tùy thuộc vào tiềm năng duy truyền, môi trường,
nguyên liệu sử dụng và các chỉ tiêu đáp ứng của gia súc. Ngoại trừ protein và các
acid amin, nhu cầu dinh dưỡng thường dựa trên dinh dưỡng tổng số hơn là dinh
dưỡng tiêu hóa. Sử dụng số liệu chính xác hơn về thành phần và dinh dưỡng tiêu
hóa của nguyên liệu thức ăn và xác định tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng sẽ cho phép
các nhà dinh dưỡng tổng hợp được các khẩu phần đáp ứng tốt hơn cho từng giai
đoạn sinh lý (Dương Thanh Liêm, 1999).
Tối đa hóa năng suất ở heo thịt:
Tăng trưởng thịt là mục đích cuối cùng của thú nuôi lấy thịt, chất lượng thân thịt
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền, tính biệt của heo, thể trọng, dinh dưỡng,
phương pháp cho ăn, môi trường. Về mặt di truyền, độ dày mỡ lưng và cơ bắp heo
có hệ số di truyền là 0,5 khá cao.
Điều kiện chăn nuôi ở cùng trình độ chấp nhận được về quản lý chăm sóc, chuồng
trại nuôi dưỡng thì tiềm năng lớn nhất là di truyền để độ nạc. Tuy vậy, muốn có nạc
tốt nhất phải được nuôi dưỡng tốt nhất, tăng hàm lượng protein thô của thức ăn giúp
tăng nạc, bổ sung dầu mỡ vào khẩu phần heo lứa thường cải tiến chất lượng chất
lượng thức ăn, tăng trọng có thể cải tiến hoặc không nhưng thân thịt thì xấu, ăn càng

nhiều năng lượng thì tăng trọng cao nhưng nhiều mỡ (Huỳnh Thanh Vân, 2003).

10


Bảng 2.1 Tiêu chuẩn hỗn hợp cho heo nuôi thịt
Khối lượng heo (kg)

Chỉ tiêu
20

50

90

Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

1,2

2,2

2,4

Protein thô (g/kg)

220

180

140


Lysine (g/kg)

13,6

10,4

6,6

Met. + Cys. (g/kg)

6,8

5,2

3,3

Threonine (g/kg)

8,2

6,3

4,0

Tryptophan (g/kg)

1,9

1,5


1,0

Ca (g/kg)

9,8

8,1

7,8

P (g/kg)

7,0

6,1

5,9

NaCl (g/kg)

3,2

3,1

3,0

Fe (mg/kg)

62,0


59,0

57,0

Mg (mg/kg)

308

230

220

Zn (mg/kg)

56

49

47

Cu (mg/kg)

5,6

5,4

5,2

Mn (mg/kg)


11

11

11

I (mg/kg)

0,15

0,15

0,15

Se (mg/kg)

0,15

0,15

0,15

Vitamin A (IU/kg)

8000

6000

6000


Vitamin D (IU/kg)

1000

750

750

Vitamin E (IU/kg)

15

15

15

Thiamin (mg/kg)

2,0

1,5

1,5

Riboflavin (mg/kg)

3,0

3,0


3,0

Nicotinic acid (mg/kg)

15,0

15,0

15,0

Pantothenic acid (mg/kg)

10,0

10,0

10,0

Pyridoxine (mg/kg)

2,5

2,5

2,5

1000

1000


1000

Biotin (mg/kg)

0,2

0,2

0,2

Vitamin B12 (mg/kg)

0,01

0,01

0,01

Choline (mg/kg)

(Nguồn: Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995)

11


2.3.3 Năng lượng
Bảng 2.2 Nhu cầu về năng lượng trong khẩu phần heo thịt ăn tự do (90% VCK)
Khối lượng


Khối lượng heo (kg)
3–5

5 – 10

10 - 20

20 - 50

50 – 80

80 – 120

3265

3265

3265

3265

3265

3265

Năng lượng
ME (Kcal/kg)
(Nguồn: NRC, 1998)

Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng:

Nhu cầu năng lượng để tổng hợp 1 kg protein có thể trung bình khoảng 69 MJ. Bản
thân 1kg protein chứa 24MJ, nghĩa là 45 MJ tiêu tốn cho quá trình tổng hợp. Năng
suất tổng hợp đạt khoảng 35%.
Để chuyển hóa mỡ thành mỡ heo, quá trình đơn giản hơn nhiều. Thành phần hóa
học của mỡ heo rất giống thành phần lipid trong thức ăn dùng để nuôi nó. Nhu cầu
năng lượng cần để tổng hợp 1 kg mỡ là 54 MJ, bản thân 1 kg mỡ chứa 39 MJ, nghĩa
là 15 MJ tiêu tốn cho quá trình tổng hơp mỡ. Năng suất tổng hợp đạt khoảng 75%.
Nghĩa là để tổng hợp protein con heo cần tiêu tốn năng lượng gấp 3 lần mô mỡ
(45:15). Sở dĩ như vậy vì cần có sự sắp xếp lại để đạt được mục tiêu chuyển hóa
thành phần acid amin của thức ăn thành thành phần acid amin của protein thịt heo.
Năng lượng tiêu tốn để liên kết các acid amin tạo thành phân tử protein khoảng 7,5
MJ/kg protein. Để tổng hợp một đơn vị protein trong cơ thể cần chu chuyển một
lượng protein gấp sáu lần. Do đó năng lượng tiêu hao cần để tổng hợp protein sẽ là
7,5 * 6 = 15 MJ/kg (Hoàng Văn Tiến và ctv, 1995)
2.3.4 Protein và acid amin
Protein nói chung là protein thô được xác định trong thức ăn hỗn hợp N*6,25. sự
xác định này dựa trên sự thừa nhận tỉ lệ trung bình của Nitrogen là 16g/100g. Trong
chăn nuôi heo thường dùng chỉ tiêu protein thô để đánh giá chất lượng thức ăn.
Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo cơ thể heo, protein trong khẩu phần
phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các acid amin thay thế và không thế để cơ
thể tổng hợp ra phân tử protein của chính bản thân nó. Nhưng thức ăn bổ sung
protein đòi hỏi phải phù hợp với chức năng sinh lý của heo.
Các loại thức ăn ngũ cốc trong khẩu phần thường cung cấp từ 30 - 70% tổng số
protein cho cơ thể. Nếu dùng khô dầu đậu tương làm nguồn thức ăn bổ sung protein
thì khẩu phần được đảm bảo cân bằng về các acid amin. Tuy nhiên bổ sung thêm
lysine cũng có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

12



Nhu cầu của các acid amin của heo choai và heo vỗ béo được tính bằng phần trăm
trong khẩu phần và giảm khi heo lớn lên. Các nhu cầu này cao nhất trong giai đoạn
heo tăng trưởng mạnh. Trong protein thịt nạc heo có khoảng 21 acid amin khác
nhau. Trong đó có 10 acid amin cần được cung cấp trong khẩu trong khẩu phần của
heo hay còn gọi đó là những acid amin thiết yếu : Phenylanine (Phe.), Valine (Val.),
Trytophan (Try.), Methionine (Met.), Arginine (Arg.), Threonine (Thr.), Histidine
(His.), Isoleucine (Ile.), Leucine (Leu.) và Lysine (Lys.)).
Nếu cung cấp đủ nhu cầu acid amin trong khẩu phần thì tỷ lệ nạc/thịt xẻ sẽ tăng lên.
Thiếu protein làm heo tăng trọng chậm, và tích lũy nhiều mỡ hơn (nếu khẩu phần
dư năng lượng). Ngược lại, cho heo ăn nhiều protein chỉ làm hao phí và có thể ức
chế sinh trưởng (nhất là giai đoạn sau 70 kg) (NRC, 1998).
2.3.5 Vitamin và khoáng
Vitamin rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình thường của heo. Lượng
vitamin cơ thể cần rất nhỏ, do đó vitamin được xếp vào nhóm các chất vi dinh
dưỡng. Cơ thể heo có thể tổng hợp được một số loại vitamin đủ đáp ứng nhu cầu
của bản thân nó. Một số khá lớn vitamin bị mất trong bảo quản, sấy khô, do đó cần
bổ sung vitamin vào khẩu phần của heo để có thể đạt được năng suất tối ưu. Nuôi
heo trong các nền chuồng xi măng sạch sẽ, heo ít được tiếp xúc với cỏ cây thì nhu
cầu vitamin lại càng tăng lên.
Các vitamin cần bổ sung cho heo có thể được chia thành chia làm 2 nhóm chính:
nhóm thứ nhất là nhóm vitamin hòa tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), nhóm hai là
nhóm vitamin hòa tan trong nước (vitamin B2, acid pantotonic, niacin, vitamin B12
vitamin C, cholin, acid folic, biotin) (Nguyễn Thiện và ctv, 2002).

13


×