Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

ẢNH HƯỞNG của các mức độ đạm và LOẠI THỨC ăn bổ SUNG đạm TRÊN sự tận DỤNG DƯỠNG CHẤT và TĂNG TRƯỞNG của bò TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.34 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
=====š&›=====

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y
ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM VÀ LOẠI
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần
@ Tài liệu
họcTRÊN
tập và nghiên cứu
THỨC
ĂN Thơ
BỔ SUNG
ĐẠM
SỰ TẬN DỤNG DƯỠNG CHẤT VÀ
TĂNG TRƯỞNG CỦA BÒ TA

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS. TS. Nguyễn Văn Thu

Nguyễn Thị Đan Thanh
MSSV: 3022156
Lớp: Chăn nuôi thú y K28



Cần Thơ, 2 - 2007
Trang 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
=====š&›=====

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM VÀ LOẠI
THỨC ĂN BỔ SUNG ĐẠM TRÊN
SỰ TẬN DỤNG DƯỠNG CHẤT VÀ
TĂNG TRƯỞNG CỦA BÒ TA

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2007

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2007

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

Nguyễn Văn Thu

Trưởng bộ môn

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Trưởng khoa
Trang 2


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại chăn nuôi thực nghiệm và phòng thí nghiệm khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức
hình vuông la tinh với 4 giai đoạn, 4 khẩu phần trên 4 bò địa phương (bò đực) có trọng
lượng từ 120 – 150 kg ở đầu thí nghiệm. Bò được cho ăn cỏ lông tây ở mức 1% thể trọng
(tính trên vật chất khô) và rơm cho ăn tự do. Mỗi giai đoạn kéo dài 4 tuần, 2 tuần đầu tập ăn,
tuần thứ 3 lấy mẫu và phân tích nước tiểu, tuần cuối cùng phân tích các chỉ tiêu còn lại. Các
thức ăn sử dụng để bổ sung trong thí nghiệm là so đũa, urê, bánh dầu bông vải.
Mức độ bổ sung đạm là 150g và 200g CP, với các khẩu phần:
+ Nghiệm thức 1 (SU-150): so đũa + urê (150g CP/100kg thể trọng/ngày)
+ Nghiệm thức 2 (BV-200): bánh dầu bông vải (200g CP/100kg thể trọng/ngày)
+ Nghiệm thức 3 (BV-150): bánh dầu bông vải (150g CP/100kg thể trọng/ngày)
+ Nghiệm thức 4 (SU-200): so đũa + urê (200g CP/100kg thể trọng/ngày)
Trong phạm vi của thí nghiệm có thể kết luận như sau:
Có thể sử dụng so đũa, urê, bánh dầu bông vải để làm thức ăn bổ sung đạm cho bò, nhất là
trong chăn nuôi bò thịt.
độ bổ sung là 200g CP/100kg thể trọng/ngày cho tăng trọng có hiệu quả hơn so với mức
Trung Mức
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
độ 150g CP/100kg thể trọng/ngày, và bổ sung bánh dầu bông vải cho tăng trọng và tích lũy
nitơ tốt hơn so với so đũa kết hợp với urê.
Nồng độ N-NH3 cao ở nghiệm thức có mức độ đạm cao (200g CP/100kg thể trọng).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất ở các nghiệm thức.
Đề nghị nên sử dụng so đũa, urê, bánh dầu bông vải để bổ sung đạm trong chăn nuôi bò thịt.

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ đạm cao hơn và kết hợp với các loại thức ăn
khác nhau.

Trang 3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC
TLTH
DM
OM
CP
EE
CF
ADF
NDF
LIG

Tỷ lệ tiêu hóa
Vật chất khô
Vật chất hữu cơ
Đạm thô
Béo thô
Xơ thô
Xơ acid
Xơ trung tính
Lignin

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 4



DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1: Thức ăn và thành phần hóa học của thức ăn sử dụng
trong thí nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------19
Bảng 2: Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ của bò
ở các nghiệm thức -----------------------------------------------------------------------------------20
Bảng 3: Lượng nước uống, nước tiểu, phân thải ra, nitơ ăn vào,
nitơ tích lũy và tăng trọng của bò qua các nghiệm thức -------------------------------------21
Bảng 4: Nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ (mg/100ml) và tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất
trong ở các nghiệm thức thí nghiệm -------------------------------------------------------------22
Biểu đồ 1: Sự tăng trọng của bò trong thí nghiệm --------------------------------------------21
Biểu đồ 2: Nồng độ N-NH3 ở 0 giờ và 3 giờ giữa các nghiệm thức --------------------------23
Hình 1: Bò được nuôi trên chuồng sàn và đeo túi hứng nước tiểu
trong tuần lấy mẫu ----------------------------------------------------------------------------------26
Hình 2: Tổng quan chuồng trại, mỗi bò được nuôi trên chuồng sàn cá thể ---------------26
Hình 3: Lấy dịch dạ cỏ ở bò thông qua miệng -------------------------------------------------27
Hình 4: Sử dụng ống chích 50ml để hút dịch dạ cỏ -------------------------------------------27
Bò được cho ăn thức ăn bổ sung là so đũa và urê -----------------------------------28
Trung Hình
tâm5:Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 6: Bò được cho ăn thức ăn bổ sung là bánh dầu bông vải ----------------------------28

Trang 5


MỤC LỤC
Trang


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ---------------------------------------------------------------------- 7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN -------------------------------------------------------------------- 8

2.1 Sơ lượt về sinh lý tiêu hóa ở bò ------------------------------------------------------------ 8
2.1.1 Hệ vi sinh vật dạ cỏ------------------------------------------------------------------------------ 8
2.1.2 Tiêu hóa ở dạ cỏ --------------------------------------------------------------------------------10
2.1.3 Sự hấp thu ở dạ cỏ------------------------------------------------------------------------------12

2.2 Sơ lượt về tỷ lệ tiêu hóa (TLTH) trên gia súc nhai lại ------------------------------15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ----------------------16
3.1 Phương tiện thí nghiệm ------------------------------------------------------------------------16
3.2 Vật liệu thí nghiệm -----------------------------------------------------------------------------16
3.3 Phương pháp thí nghiệm ----------------------------------------------------------------------16
3.3.1 Bố trí thí nghiệm -------------------------------------------------------------------------------16

Trung 3.3.2
tâmPhương
Học pháp
liệutiến
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hànhCần
------------------------------------------------------------------------17
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thu thập số liệu ------------------------------------------------17
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu --------------------------------------------------------------------18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ & THẢO LUẬN -------------------------------------------------------19

4.1 Sơ lượt về thức ăn trong thí nghiệm -----------------------------------------------------19
4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ của bò

trong thí nghiệm -----------------------------------------------------------------------------------20
4.3 Lượng nước uống, nước tiểu, phân thải ra, nitơ ăn vào, nitơ tích lũy
và tăng trọng của bò trong thí nghiệm ------------------------------------------------------21
4.4 Hàm lượng N-NH3 dịch dạ cỏ và tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của bò
Trong thí nghiệm-----------------------------------------------------------------------------------22
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ ----------------------------------------------------------25
TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------------------29

Trang 6


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây được sự khuyến khích của nhà nước ngành chăn nuôi bò
được chú trọng phát triển mạnh. Tổng đàn bò nước ta hiện nay khoảng 3,2 triệu con,
trong khi cả nước có khoảng 3,2 ngàn ha diện tích đất dùng để trồng cỏ tự nhiên
(Thành, 2001). Tuy nhiên do nhu cầu đất đai trong sản xuất lương thực ngày càng cao
nên đã làm giới hạn lại diện tích đồng cỏ và bãi chăn thả cho trâu, bò. Hơn nữa năng
suất cỏ tự nhiên của chúng ta không cao, khoảng 7 – 8 tấn chất khô/ha/năm (Thu,
2003). Nhưng nước ta có một nguồn sinh khối lớn phụ phẩm nông nghiệp như rơm,
ngọn mía, thân bắp,… có thể sử dụng làm thức ăn thô cơ bản cho gia súc nhai lại. Phụ
phẩm tạo ra hàng năm ở nước ta khoảng 18 triệu tấn vật chất khô (Chinh và Ly. 2001).
Do vậy Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để phát triển chăn nuôi bò bền vững. Tuy nhiên
một trong những hạn chế lớn trên các thức ăn của loài nhai lại ở nước ta là có dưỡng
chất thấp. Vì thế vấn đề tất yếu là phải bổ sung thêm nguồn dưỡng chất (nhất là đạm
thô) từ các loại thức ăn khác như cây họ đậu, các loại bánh dầu, urê,… Làm thế nào để
kết hợp thức ăn bổ sung và thức ăn cơ bản vào khẩu phần hàng ngày của bò cho có
hiệu quả? Muốn trả lời câu hỏi đó cần phải có không ít các nghiên cứu, thử nghiệm
các khẩu phần khác nhau. Để đóng góp vào công cuộc nghiên cứu trên chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các mức độ đạm và thức ăn bổ sung đạm
trên sự tận dụng dưỡng chất và tăng trưởng của bò ta”.


Trung

Qua đề tài chúng ta sẽ có thể tìm ra được một khẩu phần với mức độ đạm hợp lý cho
mức tăng trọng phù hợp trong chăn nuôi bò và biết cách tận dụng một phần phụ phẩm
trồng
để làm
ăn cho
gia Thơ
súc. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm trọt
Học
liệuthức
ĐH
Cần

Trang 7


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lượt về sinh lý tiêu hóa ở bò
Bò thuộc loài nhai lại hay còn gọi là loài đa vị, trong tiêu hóa có sự khác biệt cơ bản
với các loài vật nuôi khác. Thức ăn chủ yếu của chúng là thức ăn thô như cỏ, rơm,…
Nhờ bộ máy tiêu hóa đặc biệt mà chúng có thể tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn ăn vào
để biến thành dưỡng chất cung cấp cho cơ thể. Bộ máy tiêu hóa của bò đặc biệt ở chổ
là dạ dày có bốn túi (gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, trong đó tiêu hóa ở
dạ cỏ rất quan trọng) và có hiện tượng nhai lại.
2.1.1 Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Có rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau trong dạ cỏ. Nhờ sự hoạt động tích cực của
chúng mà thức ăn được phân giải và tổng hợp thành các dưỡng chất cần thiết cho vật

chủ sử dụng. Với điều kiện thích hợp của dạ cỏ, các vi sinh vật ở đây phát triển rất
mạnh mẽ về số lượng và đa dạng về thành phần. Có thể phân thành ba nhóm chính là
vi khuẩn, protozoa và nấm.
Nấm

Trung

Số lượng chiếm ít nhất trong 3 nhóm, tuy nhiên nấm là thành phần đầu tiên xâm nhập
và tiêu hóa cấu trúc tế bào thực vật tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phân hủy.
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chính vì thế nấm có vai trò hết sức quan trọng trong việc công phá lên men các
nguyên liệu không hòa tan của màng tế bào và góp phần gia tăng quá trình tiêu hóa
chất xơ.
Protozoa
Gồm 2 loại chính là Entodincomorphs và Holotrich. Trong 1ml dịch dạ cỏ chứa 105106 protozoa, có vai trò chủ yếu trong tiêu hóa các chất bột đường. Protozoa phân hủy
tinh bột và đường rồi dự trữ trong cơ thể dưới dạng poli-dextrain, do đó protozoa có
khả năng đệm cho pH của dạ cỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây
dựng protein cho bản thân từ các acid amin được. Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ
tăng cao thì một lượng lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào. Mỗi protozoa có thể thực
bào 600-700 vi khuẩn trong một giờ ở mật độ vi khuẩn là 109/ml dạ cỏ. Do có hiện
tượng này mà protozoa đã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung (Trạch,
2003).
Vi khuẩn
Chiếm số lượng lớn nhất trong dạ cỏ, khoảng 109-1010 tế bào vi khuẩn/1ml dịch dạ cỏ.
Vi khuẩn ở dạng tự do chiếm 30% trong dạ cỏ, 70% bám vào các mẫu thức ăn, các
nếp gấp biểu mô và protozoa. Chúng có vai trò chính trong việc phân giải các protein,
Trang 8


các hợp chất của protein, thức ăn xơ và các chất bột đường. Ngoài ra vi khuẩn còn có

khả năng tổng hợp nên các acid béo bay hơi và các vitamin trong quá trình tiêu hóa
cung cấp cho cơ thể vật chủ. Có thể phân chia các loại vi khuẩn ra thành các nhóm
sau:
Ø Vi khuẩn phân giải carbohydrate: số lượng tăng lên khi trong khẩu phần có
nhiều thức ăn hạt, củ, cỏ tươi, …
Ø Vi khuẩn lên men lactic: có tác dụng lên men đường, chúng phát triển nhanh
khi trong dạ cỏ có chứa ít Streptococcus, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế khi khẩu phần
ăn giàu cỏ khô hoặc thức ăn tinh.
Ø Vi khuẩn phân giải xơ: đây là loại vi khuẩn quan trọng trong dạ cỏ, chúng phân
giải được cellulose, hemicellulose và pectin, rất có ý nghĩa đối với sự lên men xơ ở
loài nhai lại.
Ø Vi khuẩn phân giải protein: Trong số những loài vi khuẩn phân giải protein và
sinh amoniac thì Peptostreptococcus và Clostridium có khả năng cao nhất. Sự phân
giải protein và acid amin đều sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ, có ý nghĩa quan trọng
đặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ dư thừa amoniac.
Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối protein của bản
thân chúng (Trạch, 2003).
Ø Ngoài ra còn có các vi khuẩn có thể phân giải đường, sử dụng các acid hữu cơ,

Trung tạo
tâm
ĐHvitamin,…
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khíHọc
metan,liệu
tổng hợp
♦ Tác động tương hỗ của vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ, cả trong thức ăn và trong biểu mô dạ cỏ kết hợp với nhau trong quá
trình tiêu hóa thức ăn, chúng cùng nhau tiêu hóa các loại thức ăn chứ không hoạt động
riêng lẻ, một mình, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia.

Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh, đặc biệt
là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và protozoa.
Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh acid lactic, hạn chế giảm pH đột
ngột nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ.
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh sinh tồn với nhau.
Khi gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn
phân giải cellulose giảm làm cho tỷ lệ tiêu hóa xơ thấp. Mặt khác, khi protozoa ăn và
tiêu hóa vi khuẩn sẽ làm giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hóa protein trong dạ cỏ. Loại
bỏ protozoa sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ (Preston và leng,1987).

Trang 9


2.1.2 Tiêu hóa ở dạ cỏ
Sự tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của loài
nhai lại nói chung. Mặc dù bản thân dạ cỏ không tiết ra được men tiêu hóa nhưng
cường độ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa chất xơ xảy ra rất mạnh, phù hợp với đặc điểm
thức ăn phần lớn gồm cỏ và rơm. Trong dạ cỏ có một số lượng rất lớn các vi sinh vật
hữu ích, chúng giúp cơ thể vật chủ tiêu hóa các loại thức ăn nhờ các men tiêu hóa do
chúng tiết ra. Vai trò của các vi sinh vật hữu ích trong tiêu hóa thức ăn như sau:
Tiêu hóa cellulose
Khoảng 80% cellulose và hemicellulose được phá vỡ bởi protozoa. Protozoa phá vỡ
màng cellulose ngoài việc tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men cellulose còn tạo diều
kiện để lộ ra các thành phần dưỡng chất bên trong tế bào thực vật như tinh bột, đường,
protein,…
Một phần cellulose được protozoa ăn để tạo năng lượng sống cho bản thân chúng.
Protozoa cũng có thể tiêu hóa được một phần cellulose.
Chủ yếu cellulose và hemicellulose được lên men bởi vi khuẩn để tạo ra các acid béo
bay hơi cung cấp cho vật chủ.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tiêu hóa tinh bột và đường
Vi khuẩn và protozoa phân giải tinh bột thành polysaccharide, glycogen,
apilopectin,… các sản phẩm này được lên men tạo thành acid béo bay hơi.
Đường (disaccharide, monosaccharide,…) một phần sẵn có ở thức ăn, một phần được
tạo thành từ sự lên men phân giải cellulose và hemicellulose,… Các sản phẩm đường
cũng được lên men tạo thành acid béo bay hơi và một ít acid lactic.
s Nếu lượng acid lactic nhiều sẽ làm giảm pH dạ cỏ, ức chế hoạt động của vi sinh vật,
gây nhiễm độc acid lactic.
ð Sản phẩm cuối cùng do vi sinh vật lên men cellulose, hemicellulose, tinh bột và
đường là acid béo bay hơi và một ít béo có mạch carbon dài như acid valeric, acid
caproic,… và các khí thể (CO2, H2, N2, O2,…). Cường độ hình thành acid béo bay hơi
mạnh (có thể đạt 4 lít/ngày).
Các acid béo bay hơi được hấp thu, một phần đến gan oxy hóa tạo thành năng lượng
cho cơ thể, một phần đến các mô bào (nhất là mô tuyến sữa).

Trang 10


Tiêu hóa protein
Protein cũng do các vi sinh vật phân giải. Dưới tác dụng của men protease và
peptidase, protein bị phân giải thành peptid và acid amin, các sản phẩm này được hấp
thu nhanh qua thành tế bào vi khuẩn. Một số loại protein như lục lạp được protozoa
ngậm trực tiếp và phân giải từ từ.
Quá trình lên men phụ thuộc vào cấu trúc và tính chất vật lý của thức ăn.
Thức ăn loài nhai lại chủ yếu là thực vật nên ít protein và ít acid amin không thay thế.
Tuy nhiên vi sinh vật dạ cỏ có thể tiêu hóa và chuyển hóa thành protein động vật có
giá trị dinh dưỡng cao trong cơ thể của chúng, vi sinh vật còn có thể biến những chất
chứa nitơ phi protein thành protein động vật. Khi theo thức ăn xuống dạ muối khế và
ruột non, do điều kiện không thích hợp chúng chết đi và sẽ để lại lượng lớn protein

động vật cho cơ thể vật chủ (60 – 80% protein thức ăn biến thành protein vi sinh vật,
phần còn lại phân giải ở dạ múi khế và ruột non).
« Phân giải urê
urease
urê ĐH Cần Thơ
NH@
+Tài
COliệu
Trung tâm Học liệu
học tập và nghiên cứu
3
2
urease: CO(NH2)2 + H2O
Nhóm – NH2 từ urease có thể tách ra để tạo thành acid amin dưới tác dụng của vi sinh
vật.
Chu trình nitơ
vi sinh vật
phần
thừa

NH3

vi sinh vật
protein

dạ cỏ

máu

tuyến nước bọt

tổng hợp

gan

urea

máu

Lợi dụng chu trình nitơ khép kín trên, có thể bổ sung urê vào khẩu phần, nhưng cần bổ
sung từ từ để cho vi sinh vật có thời gian sử dụng được hết, nếu không sẽ dẫn đến ngộ
độc urê nếu thừa quá nhiều NH3.

Trang 11


« “Kho” NH3 trong dạ cỏ
Nguồn NH3 trong dạ cỏ bao gồm protein, peptid, các acid amin và các nguyên liệu
nitơ hòa tan khác. Urê, acid uric và nitrate được chuyển hóa nhanh chóng thành NH3
trong dạ cỏ. Các acid nucleic trong dịch dạ cỏ có lẽ cũng được phân giải rất mạnh
thành NH3.
NH3 từ dạ cỏ bị mất đi theo các đường sau:
+ Kết hợp vào tế bào vi sinh vật sau đó vi sinh vật chuyển xuống khỏi dạ cỏ.
+ Hấp thu qua thành dạ cỏ.
+ Theo dịch dạ cỏ trôi xuống phần dưới.
“Kho” NH3 trong dạ cỏ tương đối nhỏ và chuyển biến rất nhanh. Lượng NH3 trong
‘kho” này biến đổi rất nhiều phụ thuộc vào khối lượng và khả năng phân giải protein
trong khẩu phần và số lượng, cách thức bổ sung urê. Người ta muốn sao cho nồng độ
NH3 trong “kho” này luôn biến đổi thậm chí cả khi con vật ăn liên tục.
Tiêu hóa lipid


Trung Từ
tâm
Học
liệubịĐH
Thơglycerin
@ Tài
họcGlycerin
tập và
nghiên
cứu
thức
ăn, lipid
thủy Cần
phân thành
và liệu
acid béo.
được
vi sinh vật
lên men thành acid propionic.
Quá trình phân giải phospholipid cũng tương tự như phân giải lipid.
Tổng hợp vitamin
Thông thường gia súc trưởng thành có thể tự tổng hợp vitamin nhờ vi sinh vật nên
không thiếu vitamin nhóm B và một số nhóm khác (vitamin K), nhưng có thể thiếu
vitamin B12 do thiếu yếu tố cấu thành nó là Co (Coban) trong khẩu phẩn. Do đó cần
chú ý bổ sung Co vào khẩu phần hay sử dụng đá liếm.
Đối với gia súc non cần bổ sung đầy đủ vitamin nhất là vitamin nhóm B.
2.1.3 Sự hấp thu ở dạ cỏ
Hấp thu các acid béo bay hơi
Các acid béo bay hơi được hấp thu bằng cách khuếch tán qua thành dạ cỏ. Khoảng
25% được hấp thu ở phần sau dạ cỏ và lượng này rời khỏi dạ cỏ cùng với thức ăn

(Hill, 1961).

Trang 12


Qua biểu mô thành vách dạ cỏ chúng được hấp thu vào máu đến gan, một phần được
giữ ở gan để oxy hóa cung cấp năng lượng cho bò hoạt động, phần khác được chuyển
đến mô bào, nhất là mô mỡ và tuyến sữa để góp phần tạo thành các dưỡng chất trong
sữa và mỡ dự trữ cho cơ thể.
Các acid béo bay hơi chủ yếu được sản xuất trong dạ cỏ là acid acetic (yếu tố tạo mỡ
sữa), acid propionic (yếu tố tạo casein trong sữa), acid butyric (yếu tố tạo đường
lactose). Ngoài ra trong dạ cỏ còn có thể tạo ra một số loại acid béo bay hơi khác ở
dạng tự do trong dạ cỏ và chúng cũng được hấp thu với cơ chế khuếch tán qua thành
vách dạ cỏ.
Hấp thu urê
Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, dạ cỏ không thấy hoặc chỉ thấy một ít urê,
nhưng khi cho con vật ăn urê thì ở 20 – 48 phút đầu trong dạ cỏ có nhiều urê chưa
phân giải, sau đó urê giảm dần, sau 75 – 80 phút thường chỉ còn thấy dấu vết hoặc một
lượng không quá vài mg trong 100ml dịch dạ cỏ (N. C. Makartsev, 1968).
Lý do mà hàm lượng urê ít trong dạ cỏ là do urê từ thức ăn hay từ máu chuyển vào
qua vách dạ cỏ bị phân giải nhanh chóng bởi urease của vi khuẩn tạo thành amoniac
và khí CO2 cho nên nồng độ urê trong dạ cỏ thường giảm rất nhanh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hấp thu acid amin
Acid amin có thể được hấp thu vào máu qua vách dạ cỏ. Đồng thời những acid amin
cũng có thể từ máu đi ngược vào dạ cỏ. Sự hấp thu acid amin phụ thuộc vào hàm
lượng của chúng trong dạ cỏ. Chủ yếu trong dạ cỏ, các vi sinh vật tổng hợp các acid
amin thành các protein cho bản thân chúng sử dụng, sau đó một phần chết đi và một
phần theo thức ăn xuống ruột, ở đây chúng mới giải phóng thành các protein động vật

và được hấp thu.
Hấp thu các ion và vitamin
Tính ổn định tương đối của các thành phần ion trong dạ cỏ được duy trì nhờ sự hấp
thu nhanh của các ion vô cơ và sự chuyển nước từ máu vào dạ cỏ khi áp suất thẩm
thấu trong dạ cỏ ở mức ổn định. Khi áp suất thẩm thấu của dịch dạ cỏ lại thấp hơn
mức ổn định thì quá trình ngược lại sẽ xảy ra (Parthassarathy và Phyllipson, 1953).
Các vitamin trong dạ cỏ chủ yếu là thành phần của cơ thể vi sinh vật, chúng không ở
dạng tự do. Vì thế các nhà khoa học cho rằng trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường
hầu như ít thấy sự hấp thu vitamin, nhất là vitamin nhóm B là vitamin do bản thân vi
sinh vật có thể tự tổng hợp.
Trang 13


Hấp thu glucose
Lên men trong dạ cỏ là lên men các đường hòa tan và tinh bột trong khẩu phần, nhưng
lượng glucose hấp thu được chỉ bằng một phần nhỏ so với lượng glucose có trong thức
ăn. Tinh bột của ngô, thóc và cao lương có khả năng đề kháng với sự lên men ở dạ cỏ
và phần tinh bột còn lại sẽ được chuyển xuống tiêu hóa ở phần dưới bộ máy tiêu hóa
và được hấp thu tại đó (Waldo, 1973).
Hấp thu amoniac
Amoniac được giải phóng từ nguồn nitơ protein và nitơ phi protein bởi các vi sinh vật
dạ cỏ, một phần được bản thân chúng sử dụng để biến thành protein vi sinh vật, một
phần sẽ được hấp thu ngay tại dạ cỏ vào máu đến gan. Từ gan, một phần ít NH3 sẽ
được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng urê, một phần lớn đi vào tuyến nước
bọt và được nuốt xuống dạ cỏ trở thành nguồn cung cấp nitơ cho vi sinh vật.
Sự hấp thu amoniac phụ thuộc vào pH của môi trường dạ cỏ. Ở môi trường kiềm sự
hấp thu diễn ra nhanh hơn môi trường acid.
thoátliệu
tiêu (by-pass
protein)

Trung Protein
tâm Học
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thức ăn không bị lên men ở dạ cỏ còn được gọi là protein thoát tiêu. Protein thoát tiêu
được định nghĩa là bất kỳ phần nào đi qua dạ cỏ mà còn nguyên vẹn đến tiêu hóa ở
ruột. Theo Waldo, 1973, động vật nhai lại cho ăn các loại hạt thì lượng tinh bột không
bị lên men trong dạ cỏ tùy thuộc loài động vật, loại hạt và hình thức chế biến.
Trong nhiều nguồn thức ăn được dùng ở các nước nhiệt đới, giá trị của thức ăn protein
thoát tiêu là ở chổ làm tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu,
tăng lượng thức ăn ăn vào một cách chủ động. Điều đó, bổ sung thêm vai trò của nó
đối với protein vi khuẩn. Protein bị phân giải chậm có thể cung cấp acid amin và
peptid cho vi khuẩn sinh trưởng và cung cấp protein thoát tiêu (Ly và ctv, 1991).
Bánh dầu bông vải
Gossypol bông vải là một tuyến sắc chất có mặt ở thực vật, là một hợp chất phenaolic,
độc tính của nó thường kết hợp với các phản ứng của hợp chất phenol với acid amin
và chất khoáng. Các sườn carbon và sự oxy hoá carbonyl để phản ứng với quinone để
bao protein (Dung,1999).

Trang 14


So đũa
So đũa là cây họ đậu thân gỗ.
Cây bộ đậu có hàm lượng protein cao, cung cấp protein lên men và protein thoát tiêu.
Ngoài ra nó còn chứa chất dinh dưỡng giới hạn khác và một số hợp chất thực vật tăng
cường hoạt động của hệ sinh thái dạ cỏ vì tăng sinh trưởng của vi khuẩn, tăng tỷ lệ
tiêu hóa xơ, tăng sản phẩm propionate và sự thoát khỏi lên men của protein trong dạ
cỏ (như lượng tanin). (Ly và ctv, 1991)
2.2 Sơ lược về tỷ lệ tiêu hóa (TLTH) trên gia súc nhai lại

Mức tiêu hóa được biểu thị ở trạng thái khô hoàn toàn của các dưỡng chất và theo một
tỷ lệ bách phân (%), gọi là tỷ lệ tiêu hóa (TLTH).

Trung

Để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất chủ con vật ta có thể sử dụng phương pháp
đơn giản (hay còn gọi là phương pháp trực tiếp) là phân tích thành phần dưỡng chất
trước khi cho con vật ăn, thu thập toàn bộ lượng phân thải ra của con vật trong thí
nghiệm và phân tích các thành phần dưỡng chất trong phân. Ta có thể tính TLTH bằng
cách lấy lượng dưỡng chất ăn vào trừ cho lượng dưỡng chất thải ra trong phân. Đây là
phương pháp đánh giá TLTH in vivo . Việc xác định TLTH theo phương pháp này đòi
tâm
Học
liệuphân
ĐHhằng
Cần
Thơ
@ lượng
Tài liệu
học
và ngày
nghiên
cứu
hỏi
phải
thu nhận
ngày,
xác định
thức ăn
tiêu tập

thụ hằng
cùng với
lượng phân thải ra, phân tích thành phần dưỡng chất của thức ăn tiêu thụ và phân thải
ra. Phương pháp này cho mức tiêu hóa biểu kiến chính khá xác, dễ dàng thực hiện và
được áp dụng rộng rãi, ít tốn chi phí.
Ngoài ra còn có thể áp dụng phương pháp trực tiếp để xác định TLTH bằng cách sử
dụng các chất chỉ thị màu như: Cr2O3, Fe2O3, Carmin,…Hay có thể áp dụng phương
pháp in vitro ở phòng thí nghiệm, phương pháp in sacco thông qua lổ dò dạ cỏ để xác
định TLTH.

Trang 15


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm
Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện tại trại chăn nuôi thực nghiệm và
phòng thí nghiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ.
Thời gian thí nghiệm: từ tháng 9/2006 đến tháng 1/2007.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
+ Đối tượng thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành trên 4 bò địa phương có trọng
lượng ban đầu từ 120 – 150 kg. Bò trước khi thí nghiệm được tiêm vaccin phòng bệnh
lở mồm long móng, ngừa sán lá gan và giun tròn bằng Bioxinil, ngừa nội-ngoại ký
sinh trùng bằng Bivermectin 0,25%..
+ Chuồng trại: bò được nuôi trên chuồng sàn để tiện thu thập mẫu phân và nước tiểu
(hình 1 và 2).
+ Thức ăn:
tự nhiên
mứcĐH
1% thể

trọngThơ
(tính trên
vật chất
khô).
Trung Cỏ
tâm
Họcvới
liệu
Cần
@ Tài
liệu
học tập và nghiên cứu
Rơm cho ăn tự do.
Thức ăn bổ sung ở 2 mức độ CP là 150g và 200g/100kg thể trọng/ngày.
3.3 Phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo hình vuông la tinh với 4 giai đoạn,
4 bò và 4 nghiệm thức là thức ăn bổ sung gồm có: .
+ Nghiệm thức 1 (SU-150): so đũa + urê (150g CP/100kg thể trọng/ngày)
+ Nghiệm thức 2 (BV-200): bánh dầu bông vải (200g CP/100kg thể trọng/ngày)
+ Nghiệm thức 3 (BV-150): bánh dầu bông vải (150g CP/100kg thể trọng/ngày)
+ Nghiệm thức 4 (SU-200): so đũa + urê (200g CP/100kg thể trọng/ngày)

Trang 16


Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Giai đoạn
I
II

III
IV

A

B

C

D

1
2
3
4

2
1
4
3

3
4
1
2

4
3
2
1


3.3.2 Phương pháp tiến hành: thí nghiệm qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn kéo dài 4
tuần, 2 tuần đầu tập ăn, tuần thứ 3 lấy mẫu. Cuối mỗi giai đoạn cân trọng lượng.
So đũa được lấy phần cọng và lá sau đó chặt ngắn khoảng 3cm.
Bánh dầu bông vải được đánh rời ra sau khi mua về và cân cho ăn.
Urê trộn chung với so đũa.
Cỏ chặt ngắn khoảng 7-10cm.
Rơm để nguyên.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cách cho ăn: cho ăn thức ăn bổ sung trước sau đó cho ăn cỏ một ngày cho ăn 2 lần,
sáng 8 giờ và chiều 14 giờ, tối cho ăn rơm thêm.
Nước uống tự do, cân lượng nước cung cấp và sau khi cho uống để tính lượng nước
uống mỗi ngày.
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thu thập số liệu
Thành phần hoá học của thực liệu bao gồm: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM),
đạm thô (CP), xơ trung tính (NDF), xơ acid (ADF), lignin (LIG), khoáng tổng số
(Ash) theo phương pháp của AOAC (1990).
Lượng thức ăn, nước uống phân và nước tiểu thải ra mỗi ngày của bò trong thí
nghiệm.
Khả năng tăng trọng ở mỗi khẩu phần trong thí nghiệm: được cân bằng cân đại gia súc
trước và sau mỗi đợt thí nghiệm, cân 2 ngày liên tiếp và tính trung bình giữa 2 ngày
cân.

Trang 17


Tính tỷ lệ tiêu hoá thức ăn bằng cách thu thập toàn bộ phân thải ra trong một ngày
đêm và liên tục trong 6 ngày (Mv Donald et al, 1995), phân được sấy khô rồi nghiền
mịn đem đi phân tích DM, OM, CP, NDF, ADF, Ash.

Khả năng tích lũy đạm được tính dựa vào CP của thức ăn tiêu thụ, phân thải ra và thu
thập toàn bộ nước tiểu của một ngày đêm, lấy liên tục trong 6 ngày. Nước tiểu được
bảo quản với H2SO4 1M rồi đem đi phân tích CP ngay sau khi kết thúc 1 ngày lấy
mẫu.
Lấy dịch dạ cỏ ở 2 thời điểm 0 giờ và 3 giờ đem phân tích N-NH3 bằng phương pháp
Kjeldahl.
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General linear model) của
chương trình Minitab release 13.21. Để xác định mức độ khác biệt có ý nghĩa của
nghiệm thức và so sánh giữa hai nghiệm thức dựa vào phương pháp so sánh Tukey
của chương trình Minitab 13.21 (Minitab, 2000).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 18


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sơ lược về thức ăn trong thí nghiệm
Thành phần hoá học của thức ăn được trình bày qua bảng sau:
Bảng 1: Thức ăn và thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%/vật
chất khô)
Thức ăn
Bánh dầu bông vải
So đũa
Cỏ lông tây
Rơm

DM
85.7

21.9
19.4
81.9

OM
91.6
91.5
89.7
85.9

CP
23.7
23.3
9.2
5.4

NDF
41.4
30.0
67.2
68.1

ADF
35.8
23.4
36.2
40.9

LIG
6.7

10.1
5.8
7.8

Ash
8.4
8.5
10.3
14.1

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, NDF: xơ trung tính , ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số

Qua bảng 1 ta thấy cỏ lông tây có hàm lượng vật chất khô thấp nhất và protein thô
tương đối thấp, kết quả này tương đương với Phan Văn Hừng (2006) là 21,5% DM và
8,9% CP, do cỏ được cắt trong mùa khô (tháng 9-12) nên cỏ già và hàm lượng dưỡng
chất thấp. Rơm có hàm lượng DM cao, tương tự với kết quả của Phan Văn Hừng
(2006) là 84,1% nhưng thấp hơn so với kết quả phân tích của Nguyễn Thiết (2005) là
91,71%. Protein thô trong rơm thấp nhưng vẫn cao hơn so với kết quả của Trương
Tuấn khải (2000) là 4,8%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
So đũa và bánh dầu bông vải có protein thô cao, gần bằng với kết quả phân tích của
Phan Văn Hừng (2006) là 24,9% và 24,3%. Do đó việc sử dụng so đũa và bánh dầu
bông vải để bổ sung đạm trong khẩu phần là cần thiết. Ngoài ra urê cũng là một nguồn
cung cấp đạm phi protein cần thiết cho gia súc.
Xơ trung tính và xơ acid của bánh dầu bông vải thấp hơn so với kết quả của Trần Mỹ
Dung (2005) là 48,3% và 43,2%. So đũa có hàm lượng xơ trung tính và xơ acid phù
hợp với kết quả của Danh Mô (2003) là 30% và 26,3%.
Như vậy qua bảng 1 ta thấy rơm và cỏ lông tây có hàm lượng xơ trung tính và xơ acid
cao hơn bánh dầu bông vải và so đũa nhưng hàm lượng lignin thì tương đương nhau.

Do đó có thể kết hợp sử dụng cỏ và rơm làm nguồn cung cấp xơ, còn so đũa, bánh dầu
bông vải, urê rất thích hợp để bổ sung đạm trong khẩu phần nhằm nâng cao hàm
lượng đạm và cân đối lượng xơ cho con vật.

Trang 19


4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ của bò trong thí nghiệm
Bảng 2: Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ của bò ở các nghiệm thức
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
DM (kg/con/ngày)
CP (kg/con/ngày)
ME (MJ/con/ngày)
DM (g/kgW0,75)
CP (g/kgW0,75)
ME (MJ/kgW0,75)

SU-150

SU-200

BV-150

BV-200

P

±SE


2,77
0,218a
19,0
65,0
5,14 a
0,45

2,84
0,284 b
20,1
67,2
6,74c
0,48

2,72
0,216a
19,0
64,0
5,09 a
0,44

3,04
0,303 b
21,2
71,4
7,13b
0,50

0,06
0,001

0,11
0,06
0,001
0,13

0,095
0,006
0,838
2,228
0,079
0,022

a, b, c: các chữ số ở cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu giống nhau thì không khác biệt
DM: vật chất khô, CP: đạm thô, ME: năng lượng trao đổi
SU-150: so đũa + urê (150g CP/100kg thể trọng), SU-200: so đũa + urê (200g CP/100kg thể trọng), BV-150:
bánh dầu bông vải (150g CP/100kg thể trọng), BV-200: bánh dầu bông vải (200g CP/100kg thể trọng)

Trung

Qua bảng 2 ta thấy lượng vật chất khô ăn vào từ 64g ở nghiệm thức BV-150 đến 71,4g ở
nghiệm thức BV-200 và không có khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05). Leng và ctv (1978) cho
rằng protein thoát tiêu làm tăng mức tiêu thụ thức ăn và tốc độ sinh trưởng, điều này giải
thích được tại sao ở nghiệm thức BV-200 lại có lượng ăn vào cao nhất. Theo Lê Viết Ly và
ctv (1991) thì urê chỉ đơn thuần cung cấp NH3 cho vi sinh vật mà không cung cấp protein
thoát
cho vật
chủĐH
nên hạn
chế Thơ
lượng thức

tiêuliệu
thụ. Do
đó sotập
với so
có phối hợp
tâmtiêu
Học
liệu
Cần
@ ăn
Tài
học
vàđũanghiên
cứu
thêm urê thì bánh dầu bông vải có lượng by-pass protein cao hơn, cho nên khi cho ăn khẩu
phần BV-200 thì con vật được cung cấp một lượng by-pass protein khá lớn làm đẩy nhanh
tốc độ tiêu hóa và tăng lượng ăn vào. Điều này cũng phù hợp với sự khác biệt có ý nghĩa ở
lượng CP ăn vào giữa các nghiệm thức. So sánh ở cùng mức độ đạm thì ở nghiệm thức BV200, lượng CP ăn vào cao hơn (7,13 g/kgW0,75) và khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) với nghiệm
thức SU-200 (6,74 g/kgW0,75).
Năng lượng tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức BV-200 (0,5 MJ/kgW0,75) và không khác biệt
giữa các nghiệm thức (P > 0,05). Với mức năng lượng ở bảng 2 có thể nói là đã cung cấp đủ
cho con vật sử dụng, tuy nhiên so với Phan Văn Hừng (2006) thì năng lượng tiêu thụ có thấp
hơn (35,2 MJ/ngày với khẩu phần so đũa kết hợp với urê).

Trang 20


4.3 Lượng nước uống, nước tiểu, phân thải ra, Nitơ ăn vào, Nitơ tích lũy và tăng
trọng của bò trong thí nghiệm
Bảng 3: Lượng nước uống, nước tiểu, phân thải ra, nitơ ăn vào, nitơ tích lũy và tăng

trọng của bò qua các nghiệm thức
Nghiệm thức SU-150 SU-200 BV-150 BV-200
P
Chỉ tiêu
Nước uống (kg/ngày)
5,6
5,4
5,7
6,0
0,90
Nước tiểu (kg/ngày)
2,48
2,75
2,43
2,41
0,26
Phân (kg/ngày)
8,6
8,4
8,0
8,6
0,58
0,75
a
c
a
b
N ăn vào (g/kgW )
0,82
1,07

0,81
1,14
0,001
0,75
a
b
a
b
N tích lũy (g/kgW )
0,20
0,33
0,24
0,41
0,004
Tăng trọng (kg/ngày)
0,107
0,241
0,246
0,286
0,28
N: nitơ, a, b, c: các chữ số ở cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu giống nhau thì không khác biệt

±SE
0,896
0,171
0,498
0,014
0,036
0,086


SU-150: so đũa + urê (150g CP/100kg thể trọng), SU-200: so đũa + urê (200g CP/100kg thể trọng), BV-150:
bánh dầu bông vải (150g CP/100kg thể trọng), BV-200: bánh dầu bông vải (200g CP/100kg thể trọng)

0.35
Tăng trọng (kg/ngày)

0.3
0.25

Trung tâm Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
0.2
Tăng trọng (kg/ngày)

0.15
0.1
0.05
0
SU-150

SU-200 BV-150
Nghiệm thức

BV-200

Biểu đồ 1: Sự tăng trọng của bò trong thí nghiệm (kg/ngày)

Lượng nước uống, nước tiểu, phân thải ra của bò trong thí nghiệm được thể hiện qua
bảng 3, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05). Ở nghiệm
thức BV-200 có lượng nước uống cao nhất, thấp nhất ở nghiệm thức SU-200. Có thể

giải thích là do trong so đũa có hàm lượng vật chất khô thấp nên lượng nước có trong
so đũa nhiều hơn so với bánh dầu bông vải. Khi cho ăn ở cùng mức độ đạm thì lượng
nước cung cấp từ thức ăn ở nghiệm thức BV-200 thấp hơn so với nghiệm thức SU-200
nên con vật sẽ uống nhiều nước hơn.

Trang 21


Qua bảng 3 ta cũng thấy được là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng
trọng của bò trong thí nghiệm ở các nghiệm thức. Tuy nhiên về số liệu cho thấy sự
tăng trọng thấp nhất ở nghiệm thức SU-150 (0,107kg/ngày) và cao nhất ở nghiệm thức
BV-200 (0,286kg/ngày), được thể hiện qua biểu đồ 1.
Lượng Nitơ ăn vào ở các nghiệm thức khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05),
ở nghiệm thức BV-200 lượng Nitơ ăn vào là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa với các
nghiệm thức khác. Có thể giải thích là do lượng thức ăn ăn vào ở nghiệm thức này
cao. Điều này cũng phù hợp với sự tích lũy nitơ ở nghiệm thức BV-200 là cao nhất.
Sự tích lũy nitơ ở các nghiệm thức khác biệt nhau có ý nghĩa (P < 0,05). Ở các nghiệm
thức có mức độ đạm bổ sung là 200g CP/100kg thể trọng/ngày thì sự tích lũy Nitơ cao
hơn so với các nghiệm thức có mức độ đạm bổ sung là 150g CP/100kg thể trọng/ngày.
Sự tích lũy Nitơ thấp nhất ở nghiệm thức SU-150. Có thể vì lý do này đã dẫn đến sự
tăng trọng ở nghiệm thức này là thấp nhất.
4.4 Hàm lượng N-NH3 dịch dạ cỏ và tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của bò trong
thí nghiệm
Bảng 4: Nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ (mg/100ml) và tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất của bò ở các
nghiệm thức trong thí nghiệm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
N-NH3 ở 0 giờ (mg/100ml)

N-NH3 ở 3 giờ (mg/100ml)
Sự khác biệt giữa 0 giờ-3 giờ
(mg/100ml)
DMD (%)
OMD (%)
NDFD (%)
ADFD (%)

SU-150

SU-200

BV-150

BV-200

P

7,2
12,5
5,3 ab

8,3
14,8
6,5 b

7,6
10,2
2,6a


8,4
13,5
5,1ab

0,27 0,610
0,06 1,364
0,05 1,094

49,5
51,3
54,1
35,4

50,7
52,8
54,1
44,4

49,7
51,9
54,9
45,9

49,9
51,9
54,4
53,0

0,90
0,82

0,65
0,47

±SE

1,706
1,554
1,445
11,24

DMD: vật chất khô tiêu hóa, OMD: vật chất hữu cơ tiêu hóa, NDFD: xơ trung tính tiêu hóa, ADFD: xơ acid
tiêu hóa
SU-150: so đũa + urê (150g CP/100kg thể trọng), SU-200: so đũa + urê (200g CP/100kg thể trọng), BV-150:
bánh dầu bông vải (150g CP/100kg thể trọng), BV-200: bánh dầu bông vải (200g CP/100kg thể trọng)
a, b: những chữ số cùng hàng có ít nhất một ký hiệu chung thì không sai khác

Trang 22


16

Nồng độ (mg/100ml)

14
12
10

N-NH3 ở 0 giờ
N-NH3 ở 3 giờ


8
6
4
2
0
SU-150

SU-200

BV-150

BV-200

Nghiệm thức
Biểu đồ 2: Nồng độ N-NH3 ở 0 giờ và 3 giờ giữa các nghiệm thức

Trung

Qua bảng 4 ta thấy giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05)
về nồng độ N-NH3 ở cả hai thời điểm 0 giờ và 3 giờ. Ở 0 giờ, nồng độ N-NH3 từ 7,2
đến 8,4 mg/100ml cao hơn so với khẩu phần toàn bộ cho ăn rơm trong thí nghiệm của
Nguyễn Văn Bừng (1998) là 5,71 mg/100ml. Theo Satter và Slyter (1974), mức NH3
dịch dạ cỏ có giá trị bảo đảm khả năng sinh trưởng lớn nhất của vi sinh vật là 5 – 8
tâm HọcNhư
liệu
Cần
@ 3Tài
tậpđược
và duy
nghiên

cứu
mg/100ml.
vậyĐH
ở 0 giờ
nồngThơ
độ N-NH
trongliệu
dịch học
dạ cỏ vẫn
trì ở mức
cao, thuận lợi cho tiêu hóa của vi sinh vật.
Ở thời điểm 3 giờ dù nồng độ N-NH3 không khác nhau có ý nghĩa, tuy nhiên có sự
tăng đáng kể so với thời điểm 0 giờ và giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch gần có
ý nghĩa thống kê (P = 0,06). Biểu đồ 2 thể hiện rõ sự chênh lệch nồng độ N-NH3 giữa
các nghiệm thức và bảng 4 cho thấy có khác biệt có ý nghĩa ở sự chênh lệch giữa hai
thời điểm 0 giờ và 3 giờ. Sự khác biệt rõ ràng nhất ở nghiệm thức SU-200 với BV150. Ở mức độ đạm cao hơn thì hàm lượng N-NH3 cao hơn và ở cùng một mức độ
đạm thì nghiệm thức bổ sung so đũa kết hợp với urê có nồng độ N-NH3 cao hơn so với
nghiệm thức bổ sung bánh dầu bông vải. Điều này có thể giải thích do trong bánh dầu
bông vải có một lượng by-pass protein khá lớn, chúng dễ dàng thoát khỏi sự tiêu hóa ở
dạ cỏ để đi vào phần sau của bộ máy tiêu hóa, trong khi đó với khẩu phần so đũa kết
hợp với urê thì vi sinh vật dễ dàng tiêu hóa so đũa ngay tại dạ cỏ và urê thì nhanh
chóng chuyển thành NH3 ngay tại dạ cỏ. Như vậy khi cho ăn so đũa kết hợp với urê
thì NH3 ở dạ cỏ sẽ được sinh ra nhiều hơn so với ăn bánh dầu bông vải.
Mức độ N-NH3 trong dạ cỏ ở cả hai thời điểm phù hợp với đề nghị của Preston và
Leng (1991) là nồng độ NH3 phải cao hơn mức tới hạn trong ngày, lượng NH3 tới hạn
trong một lít dạ cỏ diễn biến từ 50 đến 250 mg N-NH3, và nồng độ NH3 trong dạ cỏ

Trang 23



luôn cao là tốt, thiếu NH3 dẫn tới giảm hệ thống vi sinh vật dạ cỏ. Theo Nguyễn Văn
Thu (2003) thì hàm lượng ammonia cao trong dạ cỏ cao như là một yếu tố được mong
đợi để cho vi sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và tổng hợp protein cao, tiêu hóa thức ăn và
cung cấp protein giá trị cho vật chủ bởi vì ammonia là nguồn nitrogen chính cho vi
sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp acid amin cho bản thân chúng.
Tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dưỡng chất trong thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.
Nhìn chung không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P >
0,05). Tỷ lệ tiêu hóa DM dao động từ 49,5 đấn 50,7%. Nhìn chung sự tiêu hoá xơ
trung tính và xơ acid ở nghiệm thức SU-150 là thấp nhất, có thể chính vì lý do này mà
tăng trọng của bò ở nghiệm thức này là thấp nhất trong thí nghiệm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 24


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở các chỉ tiêu CP ăn vào, Nitơ ăn vào
và Nitơ tích lũy. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất ở
các nghiệm thức.
Nồng độ N-NH3 cao ở nghiệm thức có mức độ đạm cao (200g CP).
Mức độ bổ sung là 200g CP/100kg thể trọng/ngày cho tăng trọng có hiệu quả hơn so
với mức độ 150g CP/100kg thể trọng/ngày, và bổ sung bánh dầu bông vải cho tăng
trọng và tích lũy nitơ tốt hơn so với so đũa kết hợp với urê.
Có thể sử dụng so đũa, urê, bánh dầu bông vải để làm thức ăn bổ sung đạm cho bò,
nhất là trong chăn nuôi bò thịt.
Đề nghị
Cần phổ biến rộng rãi việc sử dụng so đũa, urê, bánh dầu bông vải cho người dân sử
dụng trong chăn nuôi trâu, bò.

nhữngliệu
nghiên
cứuCần
thêm về
các mức
độ đạm
caohọc
hơn và
tìmvà
thêm
những thức
Trung Nên
tâmcóHọc
ĐH
Thơ
@ Tài
liệu
tập
nghiên
cứu
ăn bổ sung đạm có hiệu quả khác.

Trang 25


×