Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ẢNH HƯỞNG của KHẨU PHẦN bổ SUNG dầu dừa và dầu đậu NÀNH lên NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG TRỨNG của gà ISA BROWN NUÔI CHUỒNG hở ở TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.08 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ CẲM HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG DẦU
DỪA VÀ DẦU ĐẬU NÀNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA BROWN
NUÔI CHUỒNG HỞ Ở TIỀN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG DẦU
DỪA VÀ DẦU ĐẬU NÀNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA BROWN
NUÔI CHUỒNG HỞ Ở TIỀN GIANG


Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG
TRƯƠNG VĂN PHƯỚC
NGUYỄN THỊ MỘNG NHI

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Sinh viên thực hiện:
Lê Cẳm Hiền
MSSV: 3052420
Lớp: CNTY K31


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG DẦU
DỪA VÀ DẦU ĐẬU NÀNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA BROWN
NUÔI CHUỒNG HỞ Ở TIỀN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: CHĂN NUÔI THÚ Y
Cần Thơ ngày tháng

năm 2005

Cần Thơ ngày tháng


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Cần Thơ ngày

năm 2005

tháng

năm 2005

DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả đề tài

Lê Cẳm Hiền

i


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ đã hy sinh cả đời chăm sóc và dạy dỗ anh em chúng con thành người có ích
cho xã hội.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Thầy Trương Chí Sơn đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi và các bạn lớp chăn
nuôi thý y khóa 31 trong suốt 4 năm học qua.
Ban giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa
học tại trường.
Anh Trương Văn Phước và chị Nguyễn Thị Mộng Nhi đã giúp đỡ và hưỡng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Cô Trương Thị Điệp đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình phân tích
mẫu tại phòng thí nghiệm.
Quý thầy cô bộ môn chăn nuôi, quý thầy cô giảng dạy của Trường Đại Học Cần
Thơ đã đã giúp tôi trang bị cho tôi hành trang kiến thức trong suốt 4 năm học tại
trường.
Các anh, chị, em, đã động viên tôi trong học tập, các anh chị lớp chăn nuôi thý y
khóa trước và các bạn bè lớp chăn nuôi thú y khóa 31 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, cảm ơn các em lớp chăn nuôi thú y khóa 32 cũng đã nhiệt
tình giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô và anh em bạn bè đã giúp
đỡ cho tôi trong suốt thời gian sống và học tập tại Cần Thơ

ii


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
NT

Nghiệm thức

NTD1

Nghiệm thức sử dụng khẩu phần có bổ sung 1% dầu dừa.

NTD3

Nghiệm thức sử dụng khẩu phần có bổ sung 3% dầu dừa.

NTN1

Nghiệm thức sử dụng khẩu phần có bổ sung 1% dầu đậu nành.

NTN3

Nghiệm thức sử dụng khẩu phần có bổ sung 3% dầu đậu nành.

KPCS

Khẩu phần cơ sở

TTTA


Tiêu tốn thức ăn

ME

Năng lượng trao đổi

DM

Vật chất khô

ASH

Khoáng

CP

Protein thô

EE

Béo thô

NDF

Xơ trung tính

NFE

Chiết chất không đạm


CF

Xơ thô

iii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Định mức dinh dưỡng của gà đẻ Isabrown (1993).................................... 3
Bảng 2.2 Mức năng lượng trong khẩu phần theo tỷ lệ đẻ......................................... 5
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn dinh dưỡng của gà trứng màu Isabrown ................................. 5
Bảng 2.4 Khả năng tiêu hóa và năng lượng của một vài loại chất béo. .................... 7
Bảng 2.5 Nhu cầu của các chất dinh dưỡng, khoáng vi lượng và vitamin ( tính theo
Kric) ....................................................................................................................... 9
Bảng 2.6 Nhu cầu về một số vitamin và khoáng cho gà ........................................ 10
Bảng 2.7 Thành phần acid béo của dầu nành và dầu dừa, g/100g dầu.................... 12
Bảng 2.8 Đặc điểm ngoại hình và chỉ tiêu năng suất của một số giống gà lông màu
nhập nội................................................................................................................ 13
Bảng 2.9 Thành phần dinh dưỡng của trứng (%)................................................... 18
Bảng 2.10 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu ...................... 19
Bảng 2.11 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém ...................... 20
Bảng 2.12 Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo trọng lượng cơ thể và năng suất
trứng trong điều kiện nhiệt đới . ............................................................................ 21
Bảng 2.13 Lịch tiêm phòng vaccine cho gà đẻ ...................................................... 22
Bảng 2.14 Tỉ lệ năng lượng/protein trên các loại gà .............................................. 23
Bảng 3.1 Công thức khẩu phần cơ sở.................................................................... 24
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của khẩu phần........................................................ 25

Bảng 4.1 Ảnh hưởng bổ sung các mức độ dầu lên tỉ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn ở gà 29
Bảng 4.2 Ảnh hưởng bổ sung các mức độ dầu lên chất lượng trứng theo các nghiệm
thức....................................................................................................................... 31
Bảng 4.3 Ảnh hưởng bổ sung các mức độ dầu lên chất lượng trứng theo các tuần
tuổi ....................................................................................................................... 34
Bảng 4.4 Ảnh hưởng tương tác giữa nghiệm thức và đợt lấy mẫu lên chất lượng
trứng ở gà ............................................................................................................. 35
Bảng 4.5 Ảnh hưởng tương tác giữa nghiệm thức và đợt lấy mẫu lên chất lượng
trứng ở gà ............................................................................................................. 36
Bảng 4.6. Ảnh hưởng tương tác giữa nghiệm thức và đợt lấy mẫu lên chất lượng
trứng ở gà ............................................................................................................. 37

iv

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 4.6. Tổng hợp hiệu quả kinh tế..................................................................... 38

v

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. 3
2.1 DINH DƯỠNG CHO GÀ ĐẺ TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT ............... 3
2.1.1 Vai trò của năng lượng............................................................................ 3

2.1.2 Vai trò của protein .................................................................................. 5
2.1.3 Vai trò của lipit ....................................................................................... 6
2.1.4 Nhu cầu chất béo..................................................................................... 8
2.1.5 Vai trò của vitamin và khoáng................................................................. 8
2.1.6 Vai trò của nước................................................................................... 10
2.2 TIÊU CHUẨN KHẨU PHẦN CHO GÀ TRONG THỜI KỲ ĐỂ TRỨNG . 11
2.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU .................................... 11
2.3.1 Dầu nành............................................................................................... 11
2.3.2 Dầu dừa ................................................................................................ 11
2.4 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ ISA BROWN................................................. 11
2.5 CHUỒNG TRẠI, THIẾT BỊ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI .............................. 13
2.5.1 Địa thế xây dựng................................................................................... 13
2.5.2 Hướng chuồng ...................................................................................... 14
2.5.3 Phương thức nuôi.................................................................................. 14
2.6 TIÊU CHUẨN VỀ ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU ....................................... 14
2.6.1 Nhiệt độ ................................................................................................ 14
2.6.2 Ẩm độ................................................................................................... 15
2.6.3 Chế độ chiếu sáng ................................................................................ 15
2.6.4 Màu sắc ánh sáng.................................................................................. 15
2.6.5 Thông thoáng........................................................................................ 16
2.6.6 Mật độ nuôi........................................................................................... 16
2.7 CHẤT LƯỢNG TRỨNG ............................................................................ 16
2.7.1 Chỉ tiêu chất lượng trứng ...................................................................... 16
2.7.2 Thành phần dinh dưỡng của trứng......................................................... 18
2.7.3 Một số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng của
gà................................................................................................................... 18
2.8 QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM ............... 19
2.8.1 Chọn lọc gà đẻ ...................................................................................... 19
2.8.2 Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản ....................................................... 20
2.8.3 Quy luật của sự đẻ trứng ....................................................................... 21

2.8.4 Quy trình phòng bệnh ........................................................................... 22
2.9 MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LƯỢNG VÀ PROTEIN............................. 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................... 24
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM.................................................................. 24
3.1.1 Địa điểm và thời gian........................................................................... 24
3.1.2 Động vật thí nghiệm.............................................................................. 24

vi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


3.1.3 Chuồng trại ........................................................................................... 24
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm............................................................................... 24
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................... 24
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................................................. 25
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 25
3.2.2 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................. 25
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu........................................................................... 26
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................ 26
3.2.5 Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 29
4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM.................................... 29
4.2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 29
4.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung các mức độ dầu lên tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức
ăn................................................................................................................... 29
4.2.2 Ảnh hưởng mức độ bổ sung dầu lên chất lượng trứng .......................... 31
4.2.3. Hiệu quả kinh tế................................................................................... 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 39
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 39

5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 40

vii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần có bổ sung các mức độ 1% và 3%
dầu nành và dầu dừa lên tiêu tốn thức ăn và chất lượng trứng của gà Isa brown ở
Tiền Giang. Thí nghiệm được tiến hành với 120 con gà, mỗi nghiệm thức lặp lại 10
lần, mô hình chuồng hở tiểu khí hậu của chuồng nuôi phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu của môi trường và bổ sung các mức độ dầu như sau
Khẩu phần cơ sở

KPCS + 1% dầu dừa (NTD1)
KPCS + 3% dầu dừa (NTD3)
KPCS + 1% dầu nành (NTN1)
KPCS + 3% dầu nành (NTN3)

Kết quả theo dõi cho thấy: tỷ lệ đẻ của NTD1 là (76,1%) và NTN1 là (76,19%)
tương đương nhau cao hơn so với NTD3 là (73,52%) và NTN3 là (73,33%). Sự
khác biệt này là có ý nghĩa (P<0,01).
Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (P<0,01). Sự khác
biệt chủ yếu ở NTD1, NTD3, NTN1 lần lượt là (109,13g), (106,83g), (109,03g )với
NTN3 thấp nhất là (103,93g).
Trọng lượng trứng trung bình của 4 NT dao động từ (63,84g – 65,59g). Tương tự
màu sắc lòng đỏ của 4 NT cũng xấp xỉ từ (7,35-7,58).
Chỉ tiêu độ dày vỏ cao nhất ở NTN3 là (0,41) và thấp nhất ở NTD3 là (0,39), tuy

nhiên sự chênh lệch này không đáng kể.
Riêng chỉ tiêu chỉ số Haugh khác biệt có ý nghĩa (P<0,05), NTN1 có chỉ số Haugh
trung bình cao nhất là 84,69 và tương đương là NTN3 và NTD3 lần lượt là (77,98)
và (79,30) còn thấp nhất là NTD1 (75,99).
Chỉ số lòng trắng thì sự khác biệt này là rất có ý nghĩa( P = 0,00). Sự khác nhau
này chủ yếu ở NTN3 (0,19) là cao nhất, NTD1, NTD3, NTN1 thì chênh lệch nhau từ
(0,07-0,12).
Chỉ số lòng đỏ là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05), các NT chệnh lệch nhau từ (0,010,03). NTN1 có giá trị cao nhất là (0,41) và thấp nhất là NTD3 là (0,38).
Hiệu quả kinh tế cao nhất là NTD1 có chi phí/trứng là (917đ), riêng NTN1 có chất
lượng trứng tốt nhưng giá thành 1 quả trứng cao (933đ).
Dựa vào chi phí sản xuất ra 1 quả trứng và các chỉ tiêu về chất lượng trứng ta chọn
NTD1 là thích hợp nhất với gà trong giai đoạn 43-49 tuần tuổi do giảm chi phí thức
ăn trên trứng.

1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, chăn nuôi gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp, chăn nuôi với
qui mô lớn, do vậy một số nghiên cứu tập trung về nghiên cứu khẩu phần ăn của gà
trong điều kiện chống stress. Trong điều kiện stress, nhu cầu axit amin (aa) tăng,
nhu cầu năng lượng tăng và chuyển hóa protein giảm, khẩu phần ăn trong điều kiện
stress có khuynh hướng giảm năng lượng của tinh bột, tăng năng lượng của chất béo
(mỡ động vật hay thực vật), không tăng hàm lượng protein thô mà tăng hàm lượng
axit amin (aa), lưu ý đến tỷ lệ Ca/P và Fe/Zn (Nguyễn Văn Bắc, 2007).
Với điều kiện khí hậu nước ta thì dinh dưỡng từ thức ăn vừa cung cấp được dưỡng
chất để sản xuất vừa có thể tránh được stress nhiệt là rất quan trọng trong ngành
chăn nuôi gia cầm.

Để chăn nuôi gia cầm thành công thì ngoài việc tạo ra những giống gia cầm mới
cho năng suất sinh học cao chưa đủ, mà điều quan trọng là phải tạo ra nguồn thức
ăn giàu dinh dưỡng, rẻ và được cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với đặc
tính sinh học, mục đích sản xuất và giống gia cầm mới. Đặc biệt khẩu phần thức ăn
có ảnh hưởng đến các thành phần hóa học, độ dày vỏ, trọng lượng trứng, tiêu tốn
thức ăn.
Mặt khác theo Scott (1977) vào mùa hè nắng nóng gà mái yêu cầu lượng protein
cao hơn mùa mát 1,5-2% và vẫn giữ mức năng lượng, tuy nhiên thức ăn có hàm
lượng protein cao sẽ khó hấp thu và chi phí thức ăn cao.
Vì vào mùa nóng khả năng thu nhận thức ăn năng lượng từ ngũ cốc giảm mà nhu
cầu về năng lượng từ thức ăn tăng, cho nên giảm nguồn năng lượng từ nguyên liệu
ngũ cốc và thay vào dầu thực vật có thể giảm được stress và ít tiêu tố thức ăn. Mặt
khác, dầu dừa và dầu đậu nành là hai loại dầu khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu
Long và theo Nông Thế Cận (2005) dầu dừa chủ yếu là các acid béo bảo hòa chiếm
khoảng 84% có đặc tính chịu nhiệt tốt và chống oxy hóa, và dầu nành lượng acid
béo không bảo hòa chiếm đáng kể là acid linoleic độ 50% nhằm cung cấp các acid
béo thiết yếu, giúp hấp thu và cân bằng vitamin trong cơ thể.
Với mục đích khảo sát năng suất và chất lượng của trứng và bổ sung thêm thức ăn
năng lượng cho gà nhằm tăng khả năng hấp thu, bảo toàn nguồn năng lượng cần
thiết và ít tiêu tốn thức ăn. Chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của việc
bổ sung dầu dừa và dầu đậu nành lên tiêu tốn thức ăn và chất lượng trứng của giống
gà Isa Brown nuôi chuồng hở tại Tiền Giang”.
Mục tiêu đề tài
Khảo sát ảnh hưởng các mức độ dầu dừa và dầu nành lên tiêu tốn thức ăn và chất
lượng trứng của giống gà Isa Brown. Từ đó chọn ra loại dầu tốt với tỉ lệ thích hợp
và có hiệu quả kinh tế để bổ sung vào khẩu phần của gà trứng Isa Brown nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng trứng.

2


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 DINH DƯỠNG CHO GÀ ĐẺ TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia cầm và đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho
nhu cầu duy trì, tăng trưởng và sản xuất. Đây là điều kiện để đảm bảo chăn nuôi gia
cầm có sức khỏe tốt và khả năng sản xuất.
Bảng 2.1 Định mức dinh dưỡng của gà đẻ Isabrown (1993).

Các chỉ tiêu đơn vị
Thức ăn cho gà đẻ
19 – 50 tuần
Năng lượng trao đổi Kcal/Kg

Sau 50 tuần

2780-2820

2730-2760

Protein thô g/ngày

19,5

18,5

Lysin thô mg/ngày

880


840

Methyonin thô mg/ngày

430

410

Meth. + Cystin thô mg/ngày

760

Trytophan thô mg/ngày

200

190

Isoleucin thô mg/ngày

730

695

Threonin thô mg/ngày

620

590


720

Acid linoleic % tối thiểu 1,4 tối đa 1,6
(Nguồn: Võ Bá Thọ (1996))

2.1.1 Vai trò của năng lượng
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng
của thức ăn. Năng lượng toả nhiệt tuỳ thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành phần
dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể (Vũ Duy
Giảng, 1997).
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 2007 thì nguồn cung cấp năng lượng
cho cơ thể gia cầm chủ yếu là tinh bột, mỡ, protein trong thức ăn
1 gam tinh bột cho 4,1kcal năng lượng tổng số.
1 gam protein thô cho 5,65kcal năng lượng tổng số.
1 gam mỡ cho 9,3kcal năng lượng tổng số.

3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gà có phản ứng tự nhiên để chống lại là điều tiết
thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, ăn ít, uống nhiều nước,... Khi ấy việc tăng
năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên
nhưng khi tiếp tục tăng quá 27% cơ thể gà sẽ bị rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng
nữa thì cơ thể không bị mất năng lượng như trường hợp trên lúc này không nên tăng
năng lượng trong thức ăn mà còn phải giảm xuống một cách hợp lí (Peter,
Levis,1996) (Dương Thanh Liêm, 1999).
Ngoài ra hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà mái sẽ ăn ít đi. Quy luật

là sự tiêu tốn thức ăn sẽ giảm 4% cho mỗi 50kcal gia tăng. Nếu chỉ dựa trên sự gia
tăng trọng lượng của gà mái không thể biết được mức độ thức ăn. Bởi lẽ một phần
rất lớn năng lượng tiêu thụ được dùng vào việc tăng cường sản sinh nhiệt (Mack,
North,1984) ( Dương Thanh Liêm, 1999).
Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994) Nhu cầu năng lượng cho gà có thể tính theo công
thức: ME = 5∆P + P(170 - 2,2T) + 2LE
Trong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày.
T là nhiệt độ môi trường (oC). P là khối lượng gà (kg).
∆P là tăng trọng bình quân (g/ngày).
L là tỷ lệ đẻ (%).
E là khối lượng trứng sản xuất ra (g).
Nhu cầu để sản xuất một quả trứng tiêu chuẩn nặng 57g là 122kcal (Nguyễn Nhựt
Xuân Dung, 1999).
Hãng ISA (Pháp) (1997) đưa ra mức năng lượng trong khẩu phần cho gà đẻ theo
cường độ đẻ trứng.
Theo Scott (1999) yêu cầu năng lượng trong thức ăn của gà đẻ phụ thuộc vào hướng
giống (trứng hay thịt) hàm lượng protein trong thức ăn và mùa vụ. Cũng theo tác
giả này thì gà mái tiêu thụ thức ăn giảm khi hàm lượng năng lượng trong khẩu phần
tăng và nhiệt độ môi trường tăng, và như vậy khi tăng hàm lượng năng lượng thì
phải tăng hàm lượng protein trong khẩu phần, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu
protein và axit amin cho gà.
Theo hãng Hypeco (1993) mức độ năng lượng cho gà sinh sản hướng trứng
Goldline 54 ở các giai đoạn tuần tuổi 0-6; 7-20 và 21 đến lúc kết thúc đẻ là như
nhau: 2800kcal/kg thức ăn.

4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 2.2 Mức năng lượng trong khẩu phần theo tỷ lệ đẻ

Tỷ lệ đẻ (%)

ME (kcal/gà/ngày)

1-5

245

5-10

265

10-20

285

20-30

305

30-40

325

40-50

335


50-60

345

60-70

355

70-80

363

80-90

370

(ISA Pháp, 1997)

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn dinh dưỡng của gà trứng màu Isabrown

Tiêu chuẩn dinh dưỡng

Gà đẻ pha I (20-42 tuần Gà đẻ pha II ( sau 42 tuần
tuổi)
tuổi)

Năng lượng trao đổi kcal/kg

2700-2800


2700-2800

Protein thô %

17

15,5

Lyzin, %

0,74

0,68

Methionin %

0,34

0,31

Methioni + Cystein %

0,62

0,58

Canxi %

3,4


3,7

Phospho hấp thu %

0,45

0,35

Phospho tổng số %

0,65

0,55

( Nguồn: Lê Hồng Mận (2001))

2.1.2 Vai trò của protein
Protit là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện vai trò tạo hình và cấu tạo nên tế bào,
hoormone, kháng thể chúng là nguồn năng lượng duy trì trạng thái cân bằng acidbazơ điều hoà và trao đổi chất trong cơ thể (Melekhin, Grindin,1977).
Khả năng tiêu hóa và sử dụng protein hoàn toàn phụ thuộc vào giống, tuổi, tính
năng sản xuất của gia cầm. Ở gia cầm còn non điều này có ý nghĩa hơn so với gia
cầm trưởng thành và già, gà con yêu cầu 21-23% protein, trong khi đó gà trưởng

5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thành sau 7 tuần 18-19%, gà dò 15-16%, còn gà đẻ 17% (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng

Mận, 1999).
Theo Dương Thanh Liêm (2002) nhu cầu protein cho gà đẻ trứng tùy thuộc vào sản
lượng trứng, phẩm chất protein trong thức ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn và điều
kiện chăm sóc. Ngoài ra còn tùy thuộc trọng lượng trứng và trọng lượng cơ thể của
gà. Ngoài cung cấp đủ protein phải cung cấp đầy đủ lương axit amin thiết yếu.
Theo TCVN (1993) đưa ra mức protein cho gà đẻ thương phẩm pha I (21-44 tuần
tuổi) là 17% ; pha II- 16% với mức năng lượng ME – 2850 – 2900kcal/kg.
Yêu cầu về protein cho sản xuất trứng
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) Gà đẻ ở pha đầu của chu kỳ đẻ trứng
(21- 42 tuần tuổi) cơ thể còn phát triển (tăng khối lượng sống, hoàn thiện các tổ
chức bên trong cơ thể) tuy không nhiều so với gà no. Vì vậy yêu cầu protein cho tạo
trứng hằng ngày phải tính cả 3 yếu tố: protein cho duy trì, cho phát triển và protein
cho sản xuất trứng. Vậy lượng protein cung cấp từ thức ăn tăng lên cho một gà đẻ
trong một ngày ở giai đoạn này.
Sau giai đoạn của pha I thì hầu như gà không tăng khối lượng cơ thể. Nhưng yêu
cầu protein cho sản xuất trứng còn tùy thuộc vào sức tiêu thụ thức ăn, chất lượng
thức ăn và nhiệt độ chuồng nuôi.
Sự tổng hợp protein trong tế bào, ngoài ảnh hưởng của axit amin, còn bị giới hạn
bởi cung cấp năng lượng. Khẩu phần không đủ năng lượng sẽ làm giảm năng suất
tổng hợp protein và từ đó giảm giá trị sinh học của protein, vậy muốn tổng hợp
protein với năng suất cao thì cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ axit amin mà còn
năng lượng. Dư thừa một trong hai yếu tố nêu trên đều không tốt vì nếu dư axit
amin thì giảm tính thèm ăn, nếu dư năng lượng thì gia cầm tích nhiều mỡ, đối với
gà chuyên trứng thì giảm tỷ lệ đẻ, còn đối với gà thịt thì giảm chất lượng quầy thịt
(Dương Thanh Liêm,1985).
2.1.3 Vai trò của lipit
Lipit là nguồn năng lượng tuyệt vời, khi phân hủy 1g lipit sẽ có 9,3kcal được giải
phóng. Lipit là nguồn nước trong cơ thể. Sự oxy hóa hoàn toàn 100g lipit sẽ cho
107g nước. Lipit đặc biệt là lipit dưới da thường dẫn nhiệt rất kém, cho nên nó hạn
chế sự tỏa nhiệt và bảo vệ cơ thể khỏi bị lạnh. Lipit cần thiết cho sự tạo thành trứng

ở gia cầm. Chỉ số trong lòng đỏ trứng gà có chứa 31% lipit trung tính, 9%
photphatit và 1,7% cholesterin (Melekhin, Griđin, 1977).

6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Lipid Thô

Có glycerol

Đơn giản

Không có glycerol

Phức tạp

Dầu thực vật &
Mỡ động vật

Glucolipid

Glucolipid
Galactolipid

Phosphoglyceric

Sphingomyelin
Cerebrosid

Sáp
Steroid
Terpen
Prostaglandin

Lecithin
Cephalins

(Nguồn: Lưu Hữu Mãnh et al.,1999)

Sơ đồ phân loại chất béo

Năng lượng tỏa nhiệt khi chuyển hóa chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất
bột đường nên trong mùa hè giải quyết năng lượng bằng chất béo cho gà tốt hơn
chất bột đường và protein (Dương Thanh Liêm, 1999).
Chất béo có tác dụng bôi trơn khi gà nuốt thức ăn, cung cấp các acid béo thiết yếu,
cần thiết cho cơ thể như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic. Trước đây
người ta gọi nó là vitamin F. Linoleic acid rất cần thiết cho sự sinh trưởng và mọc
lông của gia cầm, nếu thiếu thì chúng sẽ bị còi cọc, rụng lông, lỡ da, gan bị tích mỡ,
khả năng chống đỡ bệnh đường tiêu hóa giảm. Sức đẻ trứng của gia cầm giảm, chất
lượng trứng kém. Từ acid linoleic cơ thể có thể chuyển thành acid arachidonic với
sự có mặt của vitamin B6. Từ chất béo cơ thể cũng có thể chuyển hóa thành chất
khác và cùng tham gia tạo nên sản phẩm thịt trứng của gia cầm (Dương Thanh
Liêm, 2002).
Dầu thực vật chứa năng lượng trao đổi cao, dầu nành 9300kcal/kg . Do đó dầu là
nguyên liệu bổ sung vào thức ăn cho gia cầm nhằm cân bằng mức năng lượng trong
thức ăn hỗn hợp thức ăn đó (Bùi Thanh Hà, 2005).
Bảng 2.4 Khả năng tiêu hóa và năng lượng của một vài loại chất béo.

Các loại chất béo


Khả năng tiêu hóa (%)

ME(MJ/kg)

Dầu đậu nành

95

38,36

Dầu mầm bắp

92

30,87

Tinh bột

90

17,57

(Nguồn: Kakuk và chmidt (1988 ) trích từ Dương Thanh Liêm (1999))

7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



2.1.4 Nhu cầu chất béo
Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, thành phần chất béo không nhiều nhưng không thể
thiếu. Hầu hết các lipid thực vật đều có chứa với tỷ lệ khác nhau 2 loại acid béo, là
acid béo bão hòa và avid béo chưa bão hòa. Trong đó các acid béo chưa bão hòa
như aicd linoleic, acid linolenic, acid arachinoic, đây là những acid béo thiết yếu
cho cơ thể gà. Các tổ hợp gà trứng đang nuôi tại Việt Nam thường dùng 1-1,6%
acid linoleic trong thức ăn. Trong giai đoạn sắp đẻ và đang đẻ trước đỉnh cao, tỷ lệ
acid linoleic được dùng tối đa (Võ Bá Thọ, 1996).
Vai trò của Acid linoleic
Acid lonileic dùng bổ sung năng lượng cho gà nhưng không sinh thêm nhiều nhiệt,
trong trường hợp gà bị stress do nóng, ăn không hết khẩu phần, không hấp thụ đủ
năng lượng cần thiết ta có thể bổ sung cho gà nhằm duy trì năng suất đẻ và kích cỡ
trứng (Võ Bá Thọ, 1996).
Các acid béo không thay thế có khả năng hấp thụ lipit, cần thiết để thực hiện các
quá trình sinh sản, tham gia vào việc trao đổi tê bào, tác dụng tích cực đến việc hấp
thu các vitamin thuộc nhóm B và acid ascorbic, ảnh hưởng đến việc tạo thành
cholesterin và đến sự ngưng động nó trong thành vách của mạch máu. Nguồn chính
của vitamin F là dầu thực vật (Melekhin, Griđin, 1977).
Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì acid linoleic phải có trong thức ăn của gà con nếu
không chúng sẽ sinh trưởng kém, gây tích lũy mỡ trong gan và dễ cảm nhiễm với
bệnh đường hô hấp. Những mái đẻ cho ăn thức ăn thiếu acid linoleic trầm trọng sẽ
làm cho gà đẻ trứng rất nhỏ và cho khả năng ấp nở kém.
2.1.5 Vai trò của vitamin và khoáng
Theo Neumeister (1978) đối với gia cầm, vitamin D3 đặc biệt có vai trò quan trọng.
Không có hay thiếu vitamin D sẽ phá hoại các quá trình tích lũy vôi trong xương
của các động vật non và biểu hiện ở chứng bệnh còi cọc. Do thiếu sự vững chắc của
tế bào sụn mà các quá trình hóa xương của mô sụn ở các xương ống bị phá hoại. Ở
gà mái trước hết là giảm số lượng trứng đẻ và chất lượng trứng ấp. Tỷ lệ nở cũng
giảm xuống. Quá nhiều vitamin D3 cũng gây ảnh hưởng có hại, nó gây ra sự tích lũy
không bình thường của canxi bên ngoài mô xương. Vì thế không nên cho vitamin

D3 vào cùng với các vitamin khác khi các vitamin này dùng với liều lượng cao. Sự
tích lũy của vitamin này dưới da với một khối lượng hạn chế (dự trữ được từ 4 đến
7 tháng).

8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.5 Nhu cầu của các chất dinh dưỡng, khoáng vi lượng và vitamin ( tính theo Kric)

Các chất

Gà mái đẻ

Protein thô, %

15-18

Canxi, %

2,9-3,25

Photpho, %

0,75-0,80

Muối ăn, %

0,50


Mangan, mg/kg

70

Vitamin A, IU/kg

8000

Vitamin D3, IU/kg

750-900

Vitamin B2, mg/kg

2,2

Acid pantotenpic, mg/kg

1,5

Cholin, mg/kg

1000

Ca, P giữ vai trò dinh dưỡng khoáng quan trọng, trước hết nó là thành phần cấu trúc
của xương, răng. P là thành phần của acid Nucleic, phospholipid, tham gia vào
những phản ứng phosphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng lượng. Ca,
Mg có vai trò quan trọng trong kích thích thần kinh hai nguyên tố này có tác dụng
ức chế sự hưng phấn cho nên nếu thiếu chúng sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn, nếu

nghiêm trọng sẽ xuất hiện co giật (Vũ Duy Giảng,1997).
Do những vai trò như vậy nên khi thiếu Ca, P sẽ có những biểu hiện xấu đến khả
năng sinh sản, tốc độ sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi. Khi không cung
cấp đủ photpho triệu chứng thấy trước tiên là giảm tính ngon miệng, kéo theo tuần
hoàn năng lượng giảm, phát triển chậm lại. Trường hợp thiếu Canxi và Vitamin D ở
gia cầm đẻ trứng lúc đỉnh cao cũng giống như thiếu photpho sẽ làm giảm năng suất
trứng. Lúc bình thường hàm lượng Canxi trong máu của gà đẻ là 15mg/100ml máu.
Khi đẻ trứng mức Canxi huyết có thể lên đến 40mg/100ml máu (Dương Thanh
Liêm, 2002).
Theo Neumeister (1978) ở gà mái đẻ phần lớn canxi của thức ăn được sử dụng để
tạo thành vỏ trứng, có tới 97% thành phần của vỏ trứng là canxi cacbonat. Để đạt
mục đích này có tới 25% canxi của cơ thể gà đã được sử dụng. Vì thế thiếu canxi
trong thức ăn có thể dẫn đến sự ngừng đẻ hoàn toàn. Thiếu canxi và photpho cũng
như thiếu vitamin D3 sẽ làm cho cơ thể con vật non bị còi và cơ thể già bị teo
xương. Gà mái thiếu các nguyên tố này sẽ đẻ ra trứng vỏ mỏng hay hoàn toàn
không vỏ.

9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.6 Nhu cầu về một số vitamin và khoáng cho gà

Tuần tuổi gà

0-8

9-18


Gà đẻ (19-52)

Vitamin A (UI)

1500

500

4000

Vitamin D (UI)

200

200

500

Calcium (%)

1,0

0,8

2,75

Phosphorus(%)

0,7


0,4

0,6

Sodium (%)

0,15

0,15

0,15

(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng (2006))

2.1.6 Vai trò của nước
Theo Neumeister (1978) nước có một ý nghĩa đặc biệt trong tất cả các chất cần thiết
cho sự sống, vì rằng tất cả các quá trình sống đều liên quan với nước.
Tất cả các quá trình tiêu hóa thức ăn phụ thuộc vào sự có mặt của nước. Sự phân
giải các chất dinh dưỡng là một quá trình hóa học của sự thủy phân và các sản phẩm
của sự phân giải chỉ được hấp thu vào thành ruột dưới dạng dung dịch. Do đó nước
trong cơ thể động vật vừa là dung môi vừa là phương tiện vận chuyển. Ngoài ra sự
bốc hơi nước của cơ thể còn tham gia vào sự điều hòa thân nhiệt. Khi làm bay hơi
một kilogam nước sự thoát nhiệt bằng 539kcal.
Do các quá trình trao đổi chất mà trong cơ thể động vật thường xuyên tạo ra nước
(sự đốt cháy của các chất dinh dưỡng). Theo Magnus và Levi (1996) khi oxi hóa
các chất dinh dưỡng, nước được tạo ra với số lượng sau đây
1 kg lipid

1,071 kg nước


1 kg tinh bột

0,555 kg nước

1 kg protein

0,413 kg nước

Nhưng một số lượng lớn nước được thường xuyên thải ra ngoài khi thở, cùng với
phân, với trứng đẻ ra. Cơ thể gà mái có tới 60% là nước, trứng có tới 66%. Cường
độ bốc hơi nước phụ thuộc vào điều kiện khí hậu; do đó nhu cầu về nước của động
vật phụ thuộc vào khí hậu và sức sản xuất.
Nước cần cho việc phân giải protein, lipid, glucid. Nuớc tạo điều kiện để thấm hút
các chất khoáng, các vitamin và các sản phẩm phân giải khác. Nước là môi trường
cần thiết cho các quá trình lên men của trao đổi chất trong cơ thể cũng như đối với
sự thẩm thấu và khuếch tán các chất. Nó vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản
phẩm của trao đổi chất trong cơ thể (Melkhin, Gridin,1977).
Yêu cầu về nước uống là phải sạch và đầy đủ. Tiêu chuẩn về nước uống cho gà có
thể áp dụng tiêu chuẩn nước uống cho người. Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống
cung cấp nước. Nước uống và thức ăn tiêu thụ sẽ nói lên tình trạng sức khỏe của
con vật.

10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Nước trong cơ thể động vật chiếm khoảng 60 – 70%, tùy vào tuổi mà tỷ lệ này giảm
dần từ 80% lúc mới sinh còn 45% khi trưởng thành. Tỷ lệ nước cũng biến động theo
tình trạng và các mô khác nhau (Vũ Duy Giảng, 1997).

2.2 TIÊU CHUẨN KHẨU PHẦN CHO GÀ TRONG THỜI KỲ ĐỂ TRỨNG
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) gà đẻ có khả năng sinh học lớn về
tổng hợp protit so với các động vật khác. Một đơn vị khối lượng sống của gà mái có
khả năng tạo ta lượng protein gấp 3 lần so với một đơn vị khối lượng sống của bò
sữa. Vì vậy nhu cầu về protein là lớn, nó phụ thuộc vào tuổi và tốc độ đẻ trứng của
gà. Chu kỳ đẻ trứng (21-44 tuần tuổi), khi mà sự phát triển chưa hoàn hảo, nhưng
sức đẻ trứng lại cao nhất, nhu cầu về protein là lớn nhất so với giai đoạn đẻ trứng
tiếp sau đó. Cứ 100g khối lượng trứng chứa 11,2-12g protein. Nhưng chỉ khoảng
40-50% protein trong thức ăn được chuyển vào trứng , để tạo ra 11,2g protein
trứng, phải cần 2-2,5 lần protein trong thức ăn (khoảng trên dưới 28g). Nhu cầu về
protein của gà mái đẻ còn bị phụ thuộc vào mức độ năng lượng trong thức ăn. Khi
giàu năng lượng trong thức ăn, sức tiêu thụ thức ăn giảm, vì vậy phải tăng hàm
lượng protein thì mới cung cấp đủ lượng prtein cho tạo trứng.
2.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU
2.3.1 Dầu nành
Dầu nành có lượng acid béo không bão hòa cao, chiếm khoảng 80% so với tổng
acid béo. Trong đó, đáng kể là acid linoleic độ 50%. Do có các acid béo đa không
bão hòa (PUFA) cao, khoảng 75% nên dầu nành được coi là dầu có giá trị cao. Mặt
yếu của dầu nành là có chứa acid linolenic với hàm lượng dao động 4 – 12%, và rất
dễ bị oxy hóa khi chuyển sang dạng acid isolinolenic, có mùi lạ, không hấp dẫn
(Nông Thế Cận, 2005).
2.3.2 Dầu dừa
Thành phần hóa học chủ yếu của dầu dừa là acid béo bão hòa chiếm trên 84%. Đây
là đặc tính làm cho dầu dừa chịu nhiệt tốt và chống oxi hóa tốt. các acid béo không
bão hòa trong dầu dừa không lớn khoảng 9% (Nông Thế Cận, 2005).
2.4 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ ISA BROWN
Isa brown là tổ hợp gà đẻ trứng nâu của viện chọn giống súc vật ISA của Pháp.
Giống gà Isa brown phù hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau như nuôi
chuồng lồng, nền có độn trấu, nuôi sàn, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu tại nước
ta. Hiện nay giống gà trứng thương phẩm Isa brown được nuôi rất phổ biến ở các

tỉnh phía Nam với qui mô công nghiệp. Isa brown cho năng suất trúng cao, tỷ lệ hao
hụt thấp, trọng lượng một trứng trung bình khoảng 62g.
Ngoại hình gà bố mẹ: Con trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng.
Gà con thương phẩm tự phân biệt giới tính qua màu lông: con mái có màu nâu đỏ
giống cha, trống có màu trắng giống mẹ có lông màu trắng (Võ Bá Thọ, 1996).
Các chỉ tiêu năng suất của gà đẻ thương phẩm 20 – 78 tuần tuổi (tài liệu kĩ thuật của
ISA, 1993).

11

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.7 Thành phần acid béo của dầu nành và dầu dừa, g/100g dầu

Tên acid béo

Dầu nành

Dầu dừa

Caprylic

0

8,10

Capric

0


5,93

Lauric

0,10

49,60

Mirystic

0,19

16,30

Palmitic

9,55

8,10

Stearic

3,82

2,64

Arachiric

0,29


0,09

Behennic

0,10

0

Palmitooleic

0,19

0

Oleic

23,88

7,06

Eicosenic

0,19

0,19

Linoleic

49,66


2,07

Linolenic

7,07

0,09

Bão hòa

Không bão hòa

(Nguồn: Nông Thế Cận (2005))

Tỉ lệ nuôi sống:
Từ 1ngày đến 20 tuần tuổi: 98%
Từ 20 tuần tuổi đến 72 tuần tuổi: 94%
Sản lượng trứng:
Từ 20-72 tuần tuổi: 303 quả
Từ 20-76 tuần tuổi: 320,6 quả
Trọng lượng trứng:
24 tuần tuổi: 56g
35 tuần tuổi: 62g
72 tuần tuổi: 65g
Trọng lượng gà mái lúc bắt đầu đẻ là 1, 7kg/con.

12

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 2.8 Đặc điểm ngoại hình và chỉ tiêu năng suất của một số giống gà lông màu nhập nội

Giống gà
Chỉ tiêu

Nguồn gốc
Màu lông

Tam
Hoàng

Lương
Phượng

Trung quốc Trung Quốc
Vàng tươi

Kabir

Sasso

ISA-JA-57

Israen

Pháp

Pháp


Vàng nhạt, Nâu cánh
Vàng, lông cánh
Vàng nâu
hoặc hoa mơ dán
và đuôi phớt trắng

Các chỉ tiêu năng suất của gà bố mẹ
- Tuổi bắt đầu đẻ
(tuần)

23 - 24

22 - 23

23 - 24

23 - 24

18 - 19

- Tỷ lệ đẻ cao nhất
(%)

75 - 80

85 - 86

82 - 85


80 - 82

85 - 88

- TL gà mái lúc bắt
đầu đẻ (kg)

1,8 - 1,9

1,8 - 1,9

2,0 - 2,1 2,0 - 2,1

1,6 - 1,7

- Sản lượng trứng/mái
(quả)

165

175

2,9 - 3,0

2,7 - 2,8

2,6 - 2,7 2,7 - 2,8

1,8 - 1,9


- Tiêu tốn thức ăn/
10 quả trứng

180

180

225

Chỉ tiêu năng suất của gà thịt
- Tỷ lệ nuôi sống

95 - 96

95 - 96

96 - 97

94 - 95

95 - 96

- Khối lượng cơ thể
(kg)

1,7 -1,9

1,6 - 1,7

2,1 - 2,4 2,0 - 2,1


2,0 - 2,1

(90 NT)

(63 NT)

(63 NT) (63 NT)

(70 NT)

Hệ số chuyển hóa thức
2,8 - 3,0
ăn

2,5 - 2,6

2,3 - 2,4 2,4 - 2,5

2,4 - 2,7

(Nguồn: )

2.5 CHUỒNG TRẠI, THIẾT BỊ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
2.5.1 Địa thế xây dựng
Khu vực chăn nuôi phải thuận tiện cho việc lưu thông và phải cách xa khu dân cư.
Chuồng nuôi phải được xây dụng nơi khô ráo, nền chuồng phải cao vì gà không
chịu được ẩm ướt. Nền chuồng phải cao hơn mặt đất là 50cm (Châu Bá Lộc, 1997).
Để tránh vào mùa mưa nước đọng thì trước khi xây dựng phải đào mương, rãnh
thoát nước trong khu vực chăn nuôi (Hồ Văn Giá, 1992).


13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.5.2 Hướng chuồng
Thông thường thì mưa bão từ hướng Tây - Nam bay đến, gió lạnh thì từ hướng Bắc
thổi vào. Nên xây dụng hướng chuồng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và cửa
chuồng mở theo hướng Đông Nam là tốt nhất vừa tránh được mưa bão vừa sử dụng
được ánh nắng buổi sáng có nhiều tia hồng ngoại chiếu vào chuồng (Võ Văn Sơn,
2002).
2.5.3 Phương thức nuôi
Đối với gà đẻ trứng thương phẩm có hai phương thức nuôi: nuôi dưỡng đồng pha và
nuôi dưỡng lệch pha.
2.5.3.1Nuôi dưỡng đồng pha
Nuôi gà trong chuồng: từ lúc nhỏ đến lớn và trong giai đoạn đẻ đều nuôi gà trên
lồng. Gà không ăn lại phân khô nên không tự bổ sung vitamin B12, khi thiếu chất
sơ gà không tự bổ sung bằng cách ăn chất độn chuồng. Vì vậy cần bổ sung vào khẩu
phần đầy đủ chất. Mặt khác gà mái đẻ nhốt trong lồng chật nên ít vận động, do đó
dễ mập có hiện tượng ngán ăn nên ta cần giảm năng lượng thức ăn và tăng mức
protein cao hơn nuôi nền. Gà nuôi trên lồng tuy vỏ trứng sạch nhưng vỏ trứng
mỏng, dễ bể (Dương Thanh Liêm, 2002).
Nuôi nền cần ít năng lượng 2750kcal/kg thức ăn và mức đạm là 18% thì nuôi lồng
cần 2650kcal/kg thức ăn, mức protein là 19% (Phylaxia (1978).
2.5.3.2 Nuôi dưỡng lệch pha
Giai đoạn hậu bị nuôi nền, giai đoạn đẻ trứng nuôi lồng. Ưu điểm của phương pháp
này là không tốn lồng để nuôi gà hậu bị, thể chất của gà nuôi nền tốt hơn nuôi lồng,
xương cứng, sức đề kháng bệnh tốt hơn, bắp thịt rắn chắc và ít tích mỡ hơn, do đó
khi gà mái đưa lên lồng để khai thác trứng, có sức chịu đựng tốt hơn nuôi lồng từ

đầu đến cuối (Dương Thanh Liêm, 2002).
2.6 TIÊU CHUẨN VỀ ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU
2.6.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ của chuồng nuôi là điều kiện tiểu khí hậu quan trọng nhất. Ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe và năng suất của đàn gà. Nhiệt độ nóng hay lạnh đều tác động trực
tiếp đến cơ thể gà và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của chúng. Nhiệt độ lí
tưởng trong chuồng từ 20 - 250C (Võ Bá Thọ, 1996).
Gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18-20oC, không quá 25oC. Nếu nhiệt
độ nuôi dưới 150C hoặc cao hơn 300C ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng và khối
lượng trứng, tỉ lệ gà chết tăng lên (Nguyễn Đức Hưng, 2006)
Theo kết luận của Hội Nhị Gia Cầm Châu Âu (1964) tại Ý: ở nhiệt độ 10-20oC gà
mái cho năng suất cao 80-85% . Còn dưới 50C và trên 300C làm giảm năng suất
trên dưới 20%.
Theo Smith và Antoni (1970) nhiệt độ cao hơn 290C đã làm ảnh hưởng đến độ dày
vỏ trên 30%. Theo Marita (1974) nhiệt độ 29-300C làm giảm khối lượng trứng, sự
hấp thu canxi kém, khi đó mắc bệnh mổ cắn lẫn nhau.

14

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.6.2 Ẩm độ
Khả năng chứa nước của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao
không khí càng hút ẩm và trái lại.
Không khí trong chuồng nuôi thường xuyên bão hòa hơi nước do gà thải nước ra
ngoài trong khi thở, nước bốc hơi từ phân, từ bề mặt của thiết bị cung cấp nước, từ
mặt nước rơi vãi và hơi ẩm từ ngoài vào do thông khí kém. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến sự thải hơi nước đặc biệt là nhiệt độ của không khí, sức đẻ trứng, thành
phần thức ăn, phương pháp thu dọn phân, sự cách li của tường và nền chuồng,…Do

đó cần có hệ thống thông khí. Độ ẩm của không khí tốt nhất trong chuồng nuôi từ
65-70%, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh
hưởng đến khả năng sản xuất của gà. Độ ẩm thấp có hại cho gà vì bụi sinh ra nhiều
làm hỏng màng nhầy, không khí khô làm khô da, gây ra bệnh ngứa, đây là một
trong những nguyên nhân gây mổ nhau, ăn lông (Hattenhauer, 1978).
Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ thuật nuôi,
mật độ nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi. Khi
ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở dễ mắc các bênh về đường hô hấp, ảnh hưởng
đến cơ chế điều tiết than nhiệt. Ẩm độ cao gây tác hại gián tiếp là điều kiện thuận
lợi cho sự tồn tại và phát triển ciủa các loại mầm bệng như vi khuẩn, nấm mốc …
đặc biệt là cầu trùng (Võ Bá Thọ, 1996)
Ẩm độ chuồng nuôi gà sinh sản thích hợp là 60-70% ( Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Ẩm độ khô nhu cầu về nước uống của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn sẽ
giảm, gà đễ bị mất nước, da khô, chuồng bụi,…Giữa nhiệt độ và độ ẩm tương đối
có mối tương quan nghịch với nhau. Thông thường ẩm độ tốt nhất đối với gà là từ
65 – 75% (Dương Thanh Liêm, 1999).
2.6.3 Chế độ chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng ở gà đẻ không dưới 14h/ngày đêm, tuần đẻ thứ 16 trở đi tăng
dần và đạt tối đa là 17h/ngày đêm. Cường độ chiếu sáng 3-4 W/m2 nền. Ánh sáng
màu đỏ có lợi cho gà đẻ (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Đối với nuôi gà đẻ các loại không bao giờ tăng thời gian và cường độ chiếu sáng
trong giai đoạn tăng trưởng. Ngược lại cũng không bao giờ giảm thời gian và cường
độ chiếu sáng trong giai đoạn sắp đẻ và đang đẻ (Võ Bá Thọ, 1996).
2.6.4 Màu sắc ánh sáng
Màu sắc của ánh sáng đối với khả năng sản xuất của gà có ý nghĩa thứ yếu nhưng
người ta đã thấy rằng màu đỏ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Màu đỏ vàng, xanh lục,
xanh lam, da cam. Thường được dùng chiếu sáng, làm cho sinh dục chín sớm hơn
gà không được chiếu sáng và có ảnh hưởng tốt đến khả năng đẻ trứng (Hattenhauer,
1978).


15

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×